Chương I (tt)
/4 . – NHỮNG NỀN VĂN MINH VIỆT CỔ

    
hững biểu tượng của nhiều giai đoạn văn minh Viêm Việt cổ kéo dài trong khoảng mười ngàn năm, được coi là biệt sắc đặc thù của chủng Bách Việt, vốn có một nền văn minh cổ xưa chẳng những không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới mà còn vượt trội hơn là khác. Chúng tôi xin đơn cử một số biệt sắc đó:
1. – Tiên Rồng
2. – Tả nhậm
3. – Vầng nhật
4. – Tập quán làng xã
5. – Ca, vũ, hò, vè, hát ru em …
6.- Thương em từ thủa Tiên Rồng
7. – Kiến trúc Việt cổ
8. – Bí mật phòng trung
9. – Chuyện ông Bàn Cổ
Các biểu tượng này chứa đầy quan niệm nhân sinh và vũ trụ cũng như mang tính ẩn dụ vô cùng sâu sắc vốn là minh triết chỉ đạo đời sống con người của nền văn hóa nông nghiệp Miêu Viêm và về sau gọi là Bách Việt. Người Việt xưa nay dù hiểu rất “lờ mờ”, vẫn ra sức bảo tồn. Chẳng những thế những di vật cổ hay truyền thống mang biệt sắc Việt tộc này có niên đại cách đây từ 9.000 năm đến 3.000 năm tức là niên đại văn hóa Bắc Sơn là một sự thật không còn nghi ngờ. Nền văn hóa này hiện diện trong xã hội Miêu tộc trước khi Rợ Hoa xâm lược vùng châu thổ sông Hoàng Hà.
Những biểu tượng này, từ phía Động Đình càng tiến về phương Nam càng đa dạng, phong phú; khi xuống đến đồng bằng Bắc Việt Nam thì dày đặc.
Có thể nói, Động Đình là nơi phát sinh nền văn minh nông nghiệp Viêm Việt còn miền Bắc và Trung Việt Nam là nơi bảo tồn và phát triển nền văn minh này do những biến cố lịch sử giữa hai dân tộc Việt–Hoa.
Khi Hoa tộc xâm lăng trung tâm văn hóa Bách Việt Động Đình và pha trộn với truyền thống du mục của họ thì văn hóa nông nghiệp vùng rìa ở các châu thổ Hồng Hà, sông Cả, sông Mã… (Bắc và Bắc-Trung Việt ngày nay) chẳng những vẫn giữ được trinh nguyên mà còn được thường xuyên bổ sung do những cư dân đồng chủng chạy loạn từ phương bắc về tiếp sức.
Cao điểm của nền văn hóa đặc thù Việt tộc xuất hiện vào thời đại nhà Thục với phát minh ngành sơn gỗ, sơn da, sơn cột, nhà có mái cong, mỹ thuật ván ngũ cong hai đầu ngành chôn cất có hòm hình thuyền, thủ tục cưới hỏi, nghệ thuật ca vũ… Phát triển tối đa mỹ thuật đồ đồng, kỹ nghệ trống đồng, mũi tên đồng, xây dựng thành quách và phát minh kỹ nghệ đồ sắt…
Tuy nhiên, sau 1.000 năm bị du mục Hoa tộc đô hộ, với chính sách cướp đoạt văn hóa và đồng hóa, Hoa tộc đã làm dân ta quên đi rất nhiều truyền thống và tư tưởng Việt cổ đến độ sau khi đã dành được độc lập (năm 939), vua quan, triều đình Đại Việt được tổ chức rập theo khuôn mẫu Tầu. Giới sĩ phu Việt coi sử Tầu là chính, sử Việt là phụ. Họ học và phổ biến trong đại chúng luân lý, đạo đức Khổng, Mạnh và tư tưởng Lão, Trang… mà không ngờ rằng hai dòng tư tưởng này bắt nguồn từ tổ tiên hiền triết Việt tộc đã bị Tầu làm biến dạng theo truyền thống du mục của họ.
Hai nền học thuật Khổng, Lão dù không đi cùng một hướng nhưng đắp đổi cho nhau tạo thành một xã hội mà kẻ cường lực, hung bạo thì làm vua, có toàn quyền trên thiên hạ, giới sĩ phu thì luồn cúi bợ đỡ để được vinh thân phì gia… Nếu vì lẽ gì mà thất bại trong cái xã hội đó thì đành vào rừng mà ở, làm bạn với cỏ cây. Lấy hai chữ ẩn sĩ, vô vi mà tự an trí, tự phát vãn!… Còn đâu nhân chủ, nhân trị, còn đâu vương hóa, còn đâu người vị người, còn đâu đầu đội trời, chân đạp đất?
Trong hoàn cảnh như thế, làng xã Việt Nam với nếp sống bình dị của người dân sau lũy tre làng, đã là nơi giữ lại phần nào truyền thống tư tưởng và những biệt sắc văn hóa của tiền nhân. Mỗi làng xã Việt Nam có giá trị như một viện bảo tàng văn hóa trong suốt nhiều ngàn năm, chăm chút, gìn giữ trước bao nhiêu nghịch cảnh!
Tài liệu văn hóa tiền và sơ sử Việt Nam của bs. Nguyễn Thị Thanh có ghi lại những nền văn hóa Việt cổ, tôi xin tóm lược dưới đây:
- Văn hóa Sơn Vi hay Tiền Hòa Bình: Cách đây 30.000 đến 12.000 năm. Thời đại cựu thạch và trung thạch (giai đoạn vật dụng bằng đá có đầu nhọn tự nhiên cho đến đá ghè đẽo thành lưỡi hoặc đầu nhọn).
- Văn hóa Hòa Bình: Cách đây15.000 đến 7.000 năm. Thời đại trung thạch đến sơ kỳ tân thạch (giai đoạn vật dụng đá đẻo ở phần lưỡi đến đá đẽo được mài bén ở phần lưỡi). Đây là thời kỳ phát minh văn hóa nông nghiệp.
- Văn hóa Bắc Sơn: Cách đây 9.000 đến 3.000 năm. Thời đại tân thạch (dao hoặc búa đá được mài toàn phần). Phát triển nghi lễ mai táng, phát triển văn hóa nông nghiệp và nuôi gia súc; thuần hóa trâu, bò để làm ruộng… Phát triển kỹ thuật đan tre, mây, lát. Phát minh đồ gốm văn hoa chải, tiền đá Hòa bình và nghề dệt. Xã hội thành hình những cộng đồng và tổ chức làng xã, chợ búa, văn nghệ hát nói và ca múa. Thời kỳ Thần Nông Đế Viêm. Thời kỳ vua Kinh Dương vương (Lộc Tục, con thứ của vua Đế Minh) lập nước Xích Quỷ năm 2.879 tr.CN ở phía Nam sông Dương Tử.
- Văn hóa Quỳnh Văn hay Hậu Sơn Vi: Cách đây 10.000-4.000 năm song song với Vh. Bắc Sơn. Đồng thời là khởi đầu văn hóa Bàu Tró, văn hóa tiền Phùng Nguyên. Đây là thời kỳ văn hóa Lạc Việt sơ khởi của những chi phía Nam trong nền văn hóa Bách Việt toàn vùng mà chúng tôi trình bày ở trên. Thời kỳ các vua Hùng dựng nước Văn Lang, thời gian này đất nước đã có 10 điều luật hoàn toàn khác với Hoa tộc (Hạ, Thương); phát triển đồ gốm có bàn xoay, hoa văn gốm hình dây thừng, hình kỷ hà, nghề đánh cá, nghề dệt; phát minh nghề làm rượu; sơ kỳ đồng thau; truyền thống nhà sàn có mái cong, truyền thống cưới hỏi theo mẫu hệ; tục uống nước bằng mũi.
- Văn hóa Phùng Nguyên hay Hậu Bắc Sơn và Quỳnh Văn: Cách đây 6.000 đến 2.400 năm. Thời kỳ các vua Hùng và nước Văn Lang.
- Văn hóa Gò Mun: Cách đây 4.800 đến 2.300 năm. Phát triển kỹ nghệ đồng thau, binh khí bằng đồng, mũi tên đồng, đồ gốm hoa văn chải.
- Văn hóa Đồng Dậu: Cách đây 3.700 đến 2.200 năm. Phát triển cực ky rực rỡ kỹ nghệ đồng thau, mỹ thuật tinh xảo trong nghề gốm, nghề chài lưới, câu cá… Phát minh ngành họa và âm nhạc, đàn bầu (?). Phát minh chữ lăng quăng, chữ chân chim và chữ tượng hình (chữ Nho cổ?), chế tạo một loại giấy làm bằng cây Mật Hương rất nổi danh, phát giác trà, thuốc lá… Chiến tranh giữa vua Hùng cuối cùng của họ thứ 18 với Thục Phán. Nước Văn Lang chấm dứt năm 208 tr.CN.
- Văn hóa Đông Sơn: Năm 800 đến năm 111 tr.CN. Phát minh ngành sơn gỗ, sơn da, sơn nhà có mái cong, mỹ thuật ván ngủ cong hai đầu, ngành chôn cất có hòm hình thuyền, thủ tục cưới hỏi… Phát triển tối đa mỹ thuật đồ đồng, kỹ nghệ trống đồng. Phát minh kỹ nghệ đồ sắt. Đây là thời Xuân thu và Chiến quốc và cuối cùng, chư hầu Tần thống nhất toàn cõi Trung Hoa, xưng là Tần Thủy Hoàng. Ở Lĩnh Nam, Thục phán lập nước Âu Lạc 257-207 tr.CN. Kế đó là các triều đại nhà Triệu nước Nam Việt và cuối cùng năm 111 tr.CN bị Hoa tộc thôn tính và đô hộ.
Kể từ giai đoạn này, bằng chủ trương đàn áp văn hóa cực kỳ khốc liệt của Hoa tộc, các truyền thống văn hóa và tư tưởng nông nghiệp Bách Việt cổ bị khựng lại và đi dần vào quên lãng!! Trong khi đó, Hoa tộc, với hành trang văn hóa mới, được đắp bồi liên tục bởi văn hóa Bách Việt và được Khổng, Mạnh cùng Lão, Trang chấn chỉnh đã thực sự vươn lên giai đoạn “tột đỉnh văn minh Trung Hoa” của các thời đại Hán, Đường, Tống, Minh sau này.
Những nền Văn hóa Sơn Vi, Tiền Hòa Bình, Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hậu Sơn Vi vừa nêu là văn hóa Bách Việt cổ được tìm thấy ở “vùng rìa” Bắc Việt Nam. Trung tâm của nó là vùng Động Đình đã được người Trung Hoa khảo cứu khá tường tận, tuy nhiên, họ công bố rất nhỏ giọt vì “tự ái dân tộc” và không muốn đánh mất những gì họ tự hào về văn minh Trung Hoa.
Kể từ văn hóa Phùng Nguyên, Hậu Bắc Sơn, Hậu Quỳnh Văn, Gò Mun, Đồng Dậu, Đông Sơnthì miền Bắc Việt Nam dần dần thay thế vùng Hồ Nam, Giang Nam và Lưỡng Quảng và phát triển mạnh để trở thành trung tâm mới của Việt tộc.
I/5.- KẾT LUẬN I
Trong suốt hai thời kỳ đô hộ Việt tộc, càng về sau người Trung Hoa càng tỏ ra quyết liệt trong việc xóa bỏ văn hóa Việt như tịch thu mọi trống đồng Lạc Việt (người Việt gọi là thần cổ), vật dụng tế lễ bằng đồng, nấu chảy rồi đúc trụ đồng, sao chép các chuyện cổ, thơ nói, vè, ca dao… và nhận làm của riêng. Hàng đoàn xe chở đầy tài liệu công thư khố, văn, thơ, sổ sách, biểu, tấu của các triều đại Đại Việt như Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ (xâm lược Minh đầu TK.15). Thay vào đó, họ bắt dân ta học theo cái văn hóa mà họ đã phóng tác, chế biến từ những điều học được của tổ tiên ta và gọi là giáo hóa Nam man, man di… Trường hợp hai ông Thái thú Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp là những thí dụ điển hình. Quả thực Hoa tộc thiếu cái thật thà của người La Mã khi các sử gia La Mã luôn luôn xác nhận rằng họ học được văn minh từ người Hi Lạp khi họ xâm lăng nước này!!
Ảnh hưởng của đồng hóa may sao chỉ tràn vào các cơ chế chính trị, học thuật, cung đình và những hoạt động nhân gian có liên hệ đến vua quan và triều đình… Còn làng, xã Lạc Việt thì vẫn giữ được cái “dáng” an nhiên tự tại nhờ một loại luật bất thành văn: “Luật vua thua lệ làng” bảo vệ.
Để những ai còn ngờ vực những vấn đề chúng tôi vừa nêu trên, xin cống hiến quý vị vài mẫu tài liệu lý thú sau đây:
Triết gia Lương Kim Định viết trong sách Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam:
Trước hết là việc Khổng Tử tuyên bố: Thuật nhi bất tác, tức là chỉ thuật lại đạo cổ xưa chứ ông không sáng tác. Và, nếu cần xác định là đạo cổ ấy ở đâu, thì ông bảo là ở phương Nam trong câu: Khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo Nam phương chi cường dã quân tử cư chi (sách Trung Dung/10). Vì những lý do trên, chúng ta nên từ bỏ thói quen coi Khổng Tử như một người sáng lập Nho giáo. Công lao của Khổng Tử, chúng ta không bao giờ quên, như người học trò luôn luôn kính trọng và biết ơn vị thầy của vạn thế!”
Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh, cựu Gs. Đại học Moncton Canada, trong bài “Phát hiện thơ cổ thời kỳ văn hóa Bắc Sơn” viết năm 1994, có kể môt câu chuyện… cười ra nước mắt của cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch như sau:
Năm 1958, khi Tổng thống Đài Loan, Tưởng Giới Thạch, chủ tọa lễ khai mạc đại hội văn hóa Trung Hoa gồm các nhà làm văn hóa Trung Hoa như sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, giáo sư các bộ môn khoa học xã hội….”
Sau khi nghe các học giả thuyết trình về văn minh Trung Hoa, ông hỏi: “Vậy nền học thuật và tư tưởng Khổng, Lão xuất phát từ đâu?” Họ trả lời: “Từ phương Nam” Nghe thế Tổng thống liền đứng lên ra về… bỏ cả bữa cơm truyền thống mà theo chương trình thì Tổng thống sẽ chủ tọa
Tại sao vị Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc nổi giận đến độ phải bỏ về? Chắc chắn ông biết rõ, nói tới phương Nam là nói tới địa bàn cư trú của các dân tộc Bách Việt mà Hoa tộc đã cưỡng chiếm mấy ngàn năm về trước, mà… đụng tới Bách Việt thì Trung Hoa không còn gì để nói cả!
Chẳng riêng gì Sử ký Tư Mã Thiên thời Hán, hầu như mọi sử gia Trung Hoa các triều đại Trung Hoa về sau như Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cũng chép về các dân tộc Bách Việt và những vùng đất cư trú cổ xưa của họ và gọi họ một cách trịch thượng, đầy miệt thị là man di Bách Việt, Nam man.
1.- Văn hóa Sơn Vi cũng gọi là Tiền Hòa Bình cách đây khoảng 30.000 năm đến 12.000 năm.
2.- Văn hóa Hòa Bình cách đây khoảng 15.000 năm đến 7.000 năm.
3.- Văn hóa Bắc Sơn cách đây khoảng 9.000 năm đến 3.000 năm
Những tài liệu nghiên cứu về thời kỳ hoang dã của người Đông Á lục địa này, đã mặc nhiên xác nhận rằng, chủ nhân của đất nước này từ 5.000 năm trở về trước không phải Hoa tộc mà chính là người Miêu tức Viêm.
°°Tây phương ngày nay chỉ mới đạt tới lãnh vực vật chất (suy lý), còn tinh thần thì thả lỏng. Triết gia gọi triết lý Nhân bản Tây phương là triết lý Nhị nguyên.
Theo chúng tôi thì du mục Hoa tộc cổ là một giống Rợ (người man dã) đã tràn vào Đông Á rất sớm, cùng thời gian với vua Ménès tấn công chiếm vùng châu thổ sông Nil, Ai Cập của những “Tiểu bang” Nông dân đang sống thảnh thơi ở đó. Cũng y hệt như thế, các giống du mục khác ở Trung Bắc Á, Bắc Á và Đông Âu mà sử sách Tây phương gọi là Rợ cũng tràn vào vùng Trung Đông, Ấn Độ và châu Âu nhưng trể hơn du mục Hoa tộc và Ménès rất nhiều. Đó là các giống Rợ Vandale, Ostrogoth, Franc, Germain, Wisigoth Slave, Scythes… ở châu Âu; Rợ Turkes, Hébreux (Do Thái), Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Tạng, Mông Cổ, Hung Nô ở châu Á…
Sử gia Nguyễn Hiến Lê trong Lịch sử Thế Giới viết “Bên cạnh các dân tộc văn minh còn có nhiều giống người dã man chiếm trọn Trung Âu, Đông Âu, Bắc Á, Cao nguyên Tây Tạng và gần hết đại lục châu Phi… Các giống người man rộ này sống bằng nghề chăn nuôi và giặc cướp”.
Vậy Rợ Hoa sống ở Thanh Hải và Tân Cương vùng Tây Bắc lục địa Đông Á cũng không khác gì các giống Rợ chúng tôi vừa dẫn trên. Cho đến khoảng năm 2720 tr.CN thì Rợ Hoa thiên di theo thượng nguồn sông Hoàng Hà mà vào Đông Á. Tại đây họ đụng đầu với đông đảo cư dân nông nghiệp Bắc Miêu. Họ liền họp nhau lại đánh cướp, chiếm đoạt (phần chi tiết chúng tôi sẽ trình bày ở Chương II).
Lâu đời trước đó, tại vùng Đông Á này, cháu ba đời của vua Đế Viêm thường được tôn xưng là Thần Nông là Đế Minh đã làm vua Miêu tộc năm 3118 Tr.CN. Nếu tính 3 đời là 100 năm thì vua Đế Viêm làm vua khoảng năm 3218 tr.CN. Cuộc chiến tranh giữa Liên minh Xích Quỷ và Rợ Hoa tại Trác Lộc vào năm 2704 tr.CN. Như vậy, vua Đế Viêm Thần Nông làm vua trước khi Rợ Hoa xâm nhập đất Bắc Miêu khoảng 514 năm. Nếu nói rằng, vua Đế Viêm Thần Nông là vua của Hoa tộc cổ thì ông ấy làm vua Hoa tộc vào lúc nào?
Thần Nông có nghĩa là “thần nghề nông” của xứ nông nghiệp, xứ nông nghiệp khí hậu nóng nên Thần Nông còn gọi là Đế Viêm. Vua Thần Nông sáng tạo ra cày, bừa để trồng lúa, trồng khoai ; nếm vỏ cây, rể cũ, lá, hạt… để làm thuốc ; lâp chợ cho dân trao đổi thực phẩm, vật dụng… sao lại làm vua một giống Rợ du mục ở xứ lạnh vốn chỉ có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc? Chẳng những thế, du mục không bao giờ định cư một chỗ mà di chuyển thường xuyên thì làm sao mà định canh? Do đó, bảo rằng Thần Nông Đế Viêm là vua của du mục Hoa tộc quả thực là một chuyện gán ghép đến buồn cười.
Một chi tiết quan trọng khác là theo truyền thông ngôn ngữ Hoa tộc thì phải gọi là Nông Thần, Viêm Đế chứ không thể gọi Thần Nông Đế Viêm là ngôn ngữ Việt tộc.