Chương II (B)
II/1B .-Du mục Hoa tộc

    
u mục Hoa tộc sống thành từng bộ lạc gọi là hậu. Mỗi hậu có hậu chủ là những ông chủ tham lam, hung bạo với những đội quân kỵ và bộ chuyên lo việc xâm chiếm đất đai, trấn áp kẻ địch, bắt nô lệ và bảo vệ tài sản của hậu chủ. Các nhóm du mục Hoa tộc thời kỳ này còn rất man rợ mà về sau các giống Rợ Trung Á và Châu Âu cũng y hệt.
Trong một thời gian dài, chia ra thành nhiều giai đoạn, các giống du mục man rợ ở Tiểu Á, Trung Á, Tây Bắc Á, Âu châu… cũng gặp phải thiên tai hạn hán hoặc sa mạc hóa… Họ di dân đi khắp nơi tìm đất sống. Họ đã xâm lược thành công và tạo ra nhiều nước “mới” thời cổ như Hi Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Ba Tư (I-Ran), Babilon (I-Raq), Hébreux (Do Thái)… Những nước này học được nền văn hóa đặc thù của những nước mà họ xâm lược để trở nên văn minh, cường thịnh.
Khoảng năm 2750 tr. CN, những vùng đất ở tây bắc lục địa Đông Á như Tân Cương, Thanh Hải… dần dần bị sa mạc hóa khiến những bộ lạc du mục Hoa tộc (các sử gia Tây phương gọi các giống du mục là Savage hay Barbarian, Rợ… tức là dân tộc dã man, mọi rợ, chưa khai hóa) chuyên chăn nuôi dê, cừu, heo, bò, ngựa… đang sống rải rác tại đây phải đi tìm những đồng cỏ mới cho những đoàn gia súc của họ. Họ đưa thân tộc cùng với những đoàn gia súc, đầy tớ và đội quân bảo vệ đi dọc theo nguồn bờ bắc sông Hoàng Hà mà vào phía bắc Trung Hoa ngày nay. Họ đã gặp vùng đất cực bắc của nước Xích Thần và người nông nghiệp Bắc Miêu ở đó.
Rợ Hoa tộc cũng không nằm ngoài bản tính hung hăng, cường bạo, dã man của xã hội du mục. Trước vùng đất bạt ngàn, đồng lúa mênh mông… niềm mơ ước của họ y hệt như dân Do Thái khi rời khỏi Ai Cập tiến vào đất Palestine. Điều đáng nói là trong khi lịch sử các nước kia đã ghi lại sự vay mượn văn hóa của các dân tộc mà họ xâm lược, còn Trung Hoa thì thật là mĩa mai, họ cho rằng nền văn hóa mang biệt sắc nông nghiệp vùng Đông Á là do họ mang tới từ… hai sa mạc Tân Cương, Thanh Hải!!!..
II/2.-NHỮNG TIÊN LIỆU CỦA VUA ĐẾ MINH
Vua Đế Minh đã thấy được sự uy hiếp đó đối với khu vực địa đầu của đất nước. Ông muốn truyền ngôi thiên tử cho Lộc Tục là con thứ, vốn là rể của vua Động Đình Quân ở phía nam Trường Giang (sông Dương Tử) nhằm dựa vào sức mạnh Động Đình để bảo vệ vùng đất phía Bắc. Nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh, không nhận.
Cuối cùng, vua Đế Minh chia lãnh thổ làm hai vùng. Từ sông Trường Giang trở lên bắc gọi là nước Xích Thần, phong cho Đế Nghi làm tự quân. Từ hồ Động Đình trở về nam gọi là nước Xích Quỷ, phong cho Lộc Tục làm vua gọi là Kinh Dương Vương với lời dặn: “Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì đất nước mới bền vững được”
II/3.-TRIẾT LÝ NÔNG NGHIỆP LỘ RÕ NÉT TRONG HÀNH ĐỘNG CỦA VUA ĐẾ MINH
II/3A.- Nước Xích Thần và nước Xích Quỷ.
Năm 1944-45 tôi học trường Pellerin, Huế, vị sư huynh Việt Nam dạy lớp tôi tên là frère (sư huynh) Paul,một tu sĩ rất già, râu tóc bạc phơ. Bài học về huyền sử Tiên Rồng, tôi được frère Paul dạy: vua Đế Minh chia nước ra làm hai, phong cho Đế Nghi làm vua nước phía bắc, gọi là nước Xích Thằng; Lộc Tục làm vua nước phía nam gọi là nước Xích Quỷ… Về sau, khi học những lớp cao hơn ở Sài Gòn, tôi không thấy nhắc đến tên nước Xích Thằng nữa. Tôi vẫn thắc mắc không hiểu tại sao tên nước Xích Thằng của Đế Nghi bị gạt ra khỏi sách giáo khoa?
Năm 1986, tôi tham gia sinh hoạt An Việt, một tổ chức nghiên cứu triết lý An Vi của triết gia Lương Kim Định. Có lần tôi hỏi cha Kim Định về việc loại bỏ tên nước Xích Thằng trong huyền thoại Tiên Rồng. Cha đáp, có lẽ Bộ Quốc gia Giáo dục thời đó cho rằng tên Xích Thằng° vô nghĩa nên không để vào. Tôi trình bày, thưa, cha có nghĩ là Xích Thần mà đọc trại ra Xích Thằng không? Bởi vì phải có Xích Thần mới có Xích Quỷ°° chứ! Cha nhìn tôi gật gù: Đúng lắm! Người là hội tụ bởi thần và quỷ kia mà! Cha dặn tôi: Phải đấy, anh viết một bài nói về việc nầy đi nhé! Thời gian đó tôi đang bận rộn chuẩn bị in cuốn “Thần Long Bách Việt” nên quên bẵng.
° Xích Thằng: Tôi nghĩ, người Hoa vốn tiểu tâm, ngạo mạn… họ tự xưng là Hoa tộc (đẹp như đóa hoa), Trung Hoa (cái hoa ở trung tâm) còn thiên hạ thì họ miệt thị là bọn tứ di, nam man, man di, man (mọi rợ)… Người Mông Cổ, họ gọi là hung nô (mọi, đầy tớ). Các dân tộc ở phía tây họ gọi là rợ Khuyển, rợ Hồ… Tên vua Đế Lai chúng đổi là Xi Vu (xấu xí, láo khoét). Tên bà Triệu Thị Trinh, người Việt cổ gọi bà là oa Triệu (oa=o=cô Triệu, tiếng Tầu đọc là Triệu oa) họ đổi ra là Triệu Ẩu (Triệu ẩu tả); Tên nước Xích Thần họ đổi là Xích Thằng và gọi chung cả hai nước là “thằng quỷ”, vừa xóa nhòa cái di tích văn hóa Việt cổ vừa tỏ ra cha chú, trịch trượng. Đau thật!… Suốt mấy ngàn năm người Việt vô tình cứ theo đó mà gọi…
Anh Hoa tộc ơi, anh học lóm văn hóa tổ tiên tôi và anh từng viết vào thượng cổ sử Trung Hoa rằng nước Văn Lang của tổ tiên tôi có 10 điều luật (có luật tức là xã hội đã có tổ chức, có luật pháp, truyền thống, đạo đức, luân lý). Anh khen giấy Mật hương của người Văn Lang bền dai, mực không lem, có mùi hương thoang thoảng, xuống nước không rã… (có giấy tức là đã có chữ viết, có ghi chép… cho dù còn sơ khai). Anh đến đất Văn Lang cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ, đày đọa dân Việt… Nhưng anh lại ghi vào sử của anh: vua sai quan qua Giao Chỉ giáo hóa man di! Anh ăn gian, nói dối kéo dài nhiều ngàn năm… May sao, đã có đức Khổng Phu Tử làm chứng: đạo mà ngài ghi chép để dạy cho các anh là “đạo cổ của người quân tử ở phương Nam”. Có nghĩa là… chẳng những các anh đã không xóa được gì cả mà còn để lại trong lịch sử nước anh những vết bẩn muôn đời không bao giờ rửa sạch được nữa”!
°° Xích Quỷ.- Bác sĩ Trần Đại Sĩ, trưởng ban Nghiên cứu Phối hợp Đông Tây y tại Pháp, sau chuyến công tác y học ở nam Trung Hoa 1980, đã viết trên “Việt Nam đệ ngũ thiên niên kỷ” xuất bản tại Mỹ năm 1994 như sau: Hiện nay ở tả ngạn sông Tương Giang, trong dãy núi Quế Dương có một ngọn núi cao 179m mang tên là Thiên Đài Sơn, đỉnh tròn, sườn núi thoai thoải, có đường đi lên. Trên đỉnh có một ngôi miếu hoang phế, rêu phong, không người ở. Có một tấm bia cổ khắc chuyện vua Đế Minh phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ tại đấy.
Ông cho biết, tại thư viện tỉnh Hồ Nam, ông được đọc một cuốn phổ viết từ thời nhà Đường do Chu Minh Văn biên soạn nói rõ chuyện vua Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ trên Thiên Đài Sơn và chuyện các quan nhà Đường khi được sai sang cai trị Lĩnh Nam đã chung tiền xây ngôi miếu hoặc xuất tiền tu bổ ngôi miếu này. Mỗi lần như thế, họ tổ chức cúng tế linh đình để cầu xin Miêu vương Đế Minh phù hộ cho họ được bình an cai trị dân Miêu ở chín quận đô hộ.
II/3B.- Nhất nguyên Lưỡng cực
Danh xưng hai nước Xích Thần và Xích Quỷ mang dấu vết minh triết Đông Á: Nhất nguyên Lưỡng cực hoặc Nhất thể Lưỡng tính. Trong đại thể Miêu tộc (Người) luôn luôn có sự kết hợp bởi Thần và Quỷ. Hai cụm từ trên có nghĩa: Trong một Nguyên (Thể) luôn luôn có hai Cực (Tính): âm và dương, tình và lý, tinh thần và vật chất… Tỷ dụ: Người là kết hợp bởi Trời và Đất, âm và dương, thần và quỷ, tình và lý, nhu và cương, nóng và lạnh, đực và cái…
Lời dặn dò của vua Đế Minh khi đặt tên hai nước và phong vương cho hai con:
Hai nước phải đoàn kết như keo sơn thì dòng giống mới bền vững được…”
Thật là thú vị khi hiểu được những tư tưởng ẩn dấu trong lời nói đó. Bởi vì đấy không phải là một lời khuyên đoàn kết bình thường như ta thường nghe mà đấy là lời minh xác một triết lý quan trọng: Người là kết hợp bởi Thần và Quỷ… sự kết hợp đó không thể chia cắt được, chia cắt là không thể tồn tại… đó là triết lý Nông nghiệp Miêu tộc cổ: Con Người phải duy trì Nhất nguyên Lưỡng cực thì mới có thái hòa trong cuộc sống của mình và xã hội..
Vua Đế Minh khi đặt tên nước Xích Thần, Xích Quỷ và lời dặn dò đoàn kết là sống, chia rẽ là chết cho hai con, ngài đã an bài triết lý Nhất nguyên Lưỡng cực trong đời sống của hai xã hội mới. Và, lời căn dặn là một huấn lệnhtriệt để: âm dương phải hòa hợp như keo sơn mới có thái hòa. Nói theo triết gia Lương Kim Định thì: nhu cầu thiết thực của con người phải đặt trên nền tảng Nhất thể Lưỡng tính tức là nhân bản toàn diện gồm hai lãnh vực tinh thần và vật chất luôn luôn kết hợp làm một.
Khác với Tây phương ngày nay chỉ chọn một trong hai, có cái này thì không có cái kia hoặc ngược lại. Chẳng những thế, họ chú trọng quá nặng vào vật chất (Nhân bản suy lý) còn tinh thần thì lơ là, thả nổi có khi chối bỏ chà đạp. Triết gia Lương Kim Định gọi triết lý Tây phương là Nhị nguyên, hai Nguyên tách biệt, có cái này thì không thể có cái kia.
II/4.-GIẢ THUYẾT LỊCH SỬ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH HOA-VIỆT TẠI TRÁC LỘC, 2704 tr.CN
Để quý!!!14035_8.htm!!! Đã xem 10240 lần.

Sưu tầm: hai1957
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 12 tháng 11 năm 2012