Chương II (C)

II/4F.- Lạc Long Quân dẫn tàn quân theo bờ bắc sông Hoàng Hà chạy ra hướng đông. Có lẽ nhà vua định lên cao nguyên Sơn Đông, kinh đô nước Xích Thần, nơi chưa bị xâm chiếm để cố thủ. Tuy nhiên quân Hoa tộc truy kích rất dữ, phải chạy ra biển Đông và mất tích°.
Kể từ đấy, nước Xích Thần mất hẳn°° vào tay du mục Hoa tộc.
°Chạy ra biển Đông và mất tích:
Theo cố học giả Bình Nguyên Lộc trong sách “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” (danh xưng Mã Lai xuất phát từ địa danh Hi-Malaya tức cao nguyên Hi Mã lạp sơn chứ không phải nước Mã Lai Á ngày nay) với những dẫn chứng rất đáng tin cậy thì đoàn quân của Lạc Long Quân đã tản mát ra khắp nơi ở Biển Đông: Đông-Bắc lục địa, kết hợp với dân địa phương lập ra nước Triều Tiên; phía Đông với giống Ai Nô lập nước Nhật, Đài Loan; Đông Nam họ lên quần đảo Célèbre ở Indonésia, đảo Hải Nam; phía Nam họ đổ bộ lên đồng bằng sông Cả và sông Mã với đồng chủng. Ông gọi sự kiện đạo binh Lạc Long Quân chạy ra biển đông là cuộc di dân đợt một của dân tộc Việt Nam, còn cuộc di dân đợt hai xẩy ra vào cuối Chu và Tần và Hán.
°° Các Bộ tộc, Bộ lạc nước Xích Thần (bắc Miêu, Thần Nông bắc) sau khi bị Hoa tộc xâm lược đã chuyển đổi thành “hàng vạn” nước chư hầu và nước phụ dung của vua chúa du mục Hoa tộc. Họ dần dần trở thành người Trung Hoa gốc Miêu.
Cánh quân của công chúa Âu Cơ vượt sông Hoàng Hà chạy về phía nam. Bị quân Hiên Viên đuổi riết, bà lại vượt sông Dương Tử lui về vùng núi Ngũ Lĩnh trên Cánh Đồng Tương° quê hương chồng. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp thì Âu Cơ và các con (các đơn vị dân quân trong Liên Minh Xích Quỷ) đã về đến Tương Dạ. Bà ở lại đấy có ý đợi tin tức Long Quân.
II/4G.- Sách Lĩnh Nam Trích Quái kể:
Chờ lâu không gặp chồng, bà lập đàn ở Tương Dạ° kêu khóc tha thiết:
“Quân ở phương nào, làm cho mẹ con ta ngày đêm thương nhớ”
Các con cũng khóc:
“Bố ở phương nào mau về với chúng con”.
Thốt nhiên Long Quân về trên đàn, ông bàn với Âu Cơ nên chia các con ra trấn giữ các nơi. Long Quân dặn Âu Cơ phong con trưởng họ Hồng Bàng Thị làm vua gọi là Hùng Vương, đóng đô Phong Châu.
Sau khi mọi việc tạm ổn, công chúa Âu Cơ nhớ nhà, nhớ nước bèn đem các con đi lên biên cảnh. Vua Hoàng Đế (Sau chiến thắng tại Trác Lộc, Hiên Viên xưng vua và đổi tên là Hoàng Đế) nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan tái khiến mẹ con không về bắc được.
° Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ: Những danh xưng Cánh Đồng Tương, đất Tương Dạ, sông Tiêu, sông Tương… ở phía Nam Động Đình Hồ có thể đã xuất hiện từ câu chuyện công chúa Âu Cơ và các con thương nhớ Lạc Long Quân và lập đàn kêu khóc? Để rồi từ đó trở thành địa danh nổi tiếng trong văn học sử Việt cũng như Trung Hoa sau này.
Về sau người Tầu có chuyện hai bà vợ vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh đi tìm xác chồng
Cánh Đồng Tương. Khi họ đến bờ sông Tiêu Tương thì nghe dân địa phương nói vua Thuấn chết ở đấy. Hai bà này bèn ngồi bên những bụi trúc trên bờ sông Tương mà khóc lóc thảm thiết. Nước mắt họ rơi trên các lóng trúc. Từ đó, mới có tên sông Tiêu Tương, Cánh Đồng Tương và trúc hai bên bờ sông Tương có những đốm xanh như ngọc rất đẹp giống những giọt nước mắt của hai bà ấy.
Cho đến giữa thời nhà Thương khoảng 1000 năm sau chiến tranh Trác Lộc, Hoa tộc chỉ mới mò tới vùng đất giữa 2 con sông Dương Tử và Hoàng Hà, thì vào thời vua Thuấn chắc chắn vùng đất nam Dương Tử vô cùng xa lạ đối với Hoa tộc. Chúng tôi nghĩ, chuyện hai bà vợ vua Thuấn mang nặng tính giả tạo, huyễn hoặc qua giai thoại vua Thuấn đi tuần thú “tới phía Nam Động Đình Hồ và chết ở đấy và chuyện nước mắt của hai bà này làm cho những lóng tre hai bên bờ Tương Giang từ đó lốm đốm nước mắt màu xanh ngọc!!!”Thời Nghiêu, Thuấn, phía Nam Trường Giang còn là đất thuộc quyền người Nam Miêu, trong phạm vi nước Văn Lang của các vua Hùng, thì chuyện vua Thuấn đi tuần thú phương Nam ở đây là phương nam của châu thổ sông Hoàng Hà cho tới phía bắc châu thổ sông Dương Tử.
Chuyện những cây trúc hai bên bờ sông Tương về sau có hình những đốm nước mắt của hai bà vợ vua Thuấn lại càng quá hoang đường… Rõ ràng người Tầu đặt ra chuyện nàt lo sợ (con số 100 có ý nói rất nhiều bộ tộc có dạng như nói: trăm họ, muôn dân…).
Quân Liên Minh Xích Quỷ theo vua Đế Lai tiến lên phía bắc họp với tàn quân Xích Thần lập thành một đạo binh rất lớn. Để chứng tỏ lòng quyết chiến, vua Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng rồi dẫn đại binh tiến lên sông Hoàng Hà (sử Tàu ngạo mạn gọi cựu vương Đế Lai là Cổ Thiên tử Xi Vu). Thấy quân binh Miêu tộc được tiếp viện từ phương Nam tiến lên “đông vô số”, những hậu du mục Hoa tộc ở phía nam sông Hoàng Hà vội vã rút lui. Họ lập phòng tuyến tại Trác Lộc, cách bờ bắc Hoàng Hà vài trăm dặm và cầu cứu các rợ du mục Hoa tộc khác.
II/4D.- Hội nghị các thủ lĩnh du mục họp ở Tân Trịnh, họ công kênh thủ lĩnh Hiên Viên họ Hữu Hùng Thị, một hậu (bộ lạc) hùng mạnh nhất, lên làm cộng chủ các hậu Hoa tộc. Cộng chủ liền lãnh đạo quân các hậu kéo về Trác Lộc tổ chức ngăn chặn Liên Minh Xích Quỷ.
II/4E.- Quân Liên minh Xích Quỷ sơn mặt đỏ, rất đông, có tài xử dụng búa. Nhân khi sương mù dày đặc, họ ào ạt tấn công vào phòng tuyến du mục Hoa tộc rất dữ. Quân du mục bị đánh bất ngờ, hốt hoảng, hàng ngũ rối loạn, thoát chạy.
Trong nhất thời quân du mục thua Liên minh Xích Quỷ, tuy nhiên nguyên lực quân sự của họ vẫn hùng mạnh. Chẳng bao lâu sau, cộng chủ Hiên Viên chế được “xa bàn” để định phương hướng, liền hội quân các hậu, tổ chức phản công. Quân du mục vốn là những đạo quân chuyên nghiệp, được trang bị xa mã và kỵ binh. Họ có tài xử dụng cung và trường thương. Bộ binh thì to lớn, mặc áo da và đánh cận chiến bằng giáo dài và mã tấu.
Quân Liên Minh Xích Quỷ là những nông dân mới tập họp, ô hợp, thiếu kinh nghiệm và vũ khí chiến đấu. Sau trận đầu toàn thắng, trở nên khinh địch, lơ là việc phòng bị. Đến khi quân du mục Hoa tộc dùng xa bàn khống chế được sương mù và tấn công thì liên minh Xích Quỷ không chống nổi, hàng ngủ rối loạn, thua lớn. Vua Đế Lai lui quân về phía Đông, lập trại tại Bản Tuyền. Tại đây, hai bên lại đánh một trận lớn, quân Xích Quỷ lại bị thiềt hại nặng. Vua Đế Lai tử trận. Liên minh Xích Quỷ hoàn toàn tan vỡ.