Dịch giả: Trần Văn Điền
Chương 14

    
NG TA TIẾP TỤC, GIỌNG KHÔNG THAY đổi:
- Tôi cũng sống nhơ nhuốc như thế. Điều khốn nạn nhất là, khi theo đuổi một nếp sống xấu xa như thế, tôi lại cứ tưởng mình là một người chồng đạo đức, gương mẫu, không có gì đáng trách vì mình có tằng tịu với người đàn bà nào khác nữa đâu. Và những cuộc cãi nhau xảy ra là do lỗi nàng, do tính nết của nàng.
Dĩ nhiên là lỗi không phải ở nàng. Cũng như đa số các phụ nữ khác nàng đã được giáo dục theo đúng cương vị một phụ nữ trong xã hội chúng ta ngày nay. Tất cả các phụ nữ thuộc giai cấp phong lưu đều được giáo dục mãi mãi như vậy, không có cách nào thay đổi. Người ta nói tới phương pháp giáo dục phụ nữ theo lối mới. Đó chỉ là những lời bàn suông, không đi tới đâu. Quan niệm thực của chúng ta về phụ nữ như thế nào, thì vấn đề giáo dục phụ nữ vẫn còn nguyên như thế. Nói một cách khác, phụ nữ bao giờ cũng được giáo dục theo quan niệm người đàn ông nghĩ về họ. Đàn ông chúng ta quan niệm người đàn bà như thế nào? Chúng ta đồng hóa đàn bà với rượu và nhạc. Các thi sĩ ca tụng phụ nữ ra sao trong các vần thơ? Hãy lấy tất cả các cuốn thơ, các công trình điêu khắc, hội họa, từ những bài thơ diễm tinh đến các bức tượng khỏa thân ra coi, chúng ta sẽ thấy rằng trước sau phụ nữ chỉ là một vật mua vui, một dụng cụ để giải trí: dù cho nàng ở xóm binh khang hay trong những buổi dạ hội sang trọng, yến tiệc linh đình. Hãy nghe cái giọng điêu ngoa của bọn quỉ quyệt lý luận:
“Chúng mình tới đây để vui chơi, vậy thì vui chơi cho thỏa chí ; đàn bà là một miếng mồi ngon mà!” Nhưng không, lúc đau các tay hào hiệp đó tuyên bố họ tôn thờ đàn bà (tôn thờ mà vẫn coi đàn bà là dụng cụ để giải trí), rồi bây giờ người ta quả quyết mình tôn trọng đàn bà. Kẻ thì nhường chỗ cho các bà, cúi xuống lượm khăn dùm mấy cô, kẻ khác công nhận phụ nữ có quyền giữ mọi chức vụ trong xã hội, tham gia vào mọi hoạt động của chính quyền vân vân... Người ta làm như thế thật, nhưng quan niệm của họ về đàn bà vẫn không có gì thay đổi. Trước sau, người đàn bà vẫn chỉ là phương tiện để giải trí ; thân xác đàn bà vẫn chỉ là dụng cụ để mua vui. Và người đàn bà cũng biết như vậy. Giống hệt như tình trạng nô lệ. Nô lệ là gì nếu chẳng phải thiểu số bóc lột sức lao động của đa số. Vì vậy muốn bãi bỏ chế độ nô lệ, cần một điều là người ta phải bỏ Ý định lợi dụng sức lao động của kẻ khác, phải coi việc đó là trọng tội, là ô nhục. Người ta mới chỉ bãi bỏ được cái hình thức nô lệ bên ngoài, không còn cảnh buôn bán nô lệ công khai ngoài chợ. Thế mà họ đã tưởng lả không còn chế độ nô lệ nữa. Bao lâu thâm tâm họ vẫn muốn bóc lột sức lao động của kẻ khác và cho đó là đúng, là hợp pháp, bao lâu còn có những kẻ mạnh thế chưa bỏ được ý định hiếp đáp kẻ yếu hèn, nô lệ vẫn còn. Vấn đề giải phóng phụ nữ cũng như vậy. Đàn bà còn bị nô lệ, bao lâu đàn ông còn coi họ lả phương tiện để giải trí, còn cho việc đó là đúng. Phải, người ta giải phóng phụ nữ, cho phụ nữ đủ mọi quyền hạn ngang hàng với đàn ông, nhưng vẫn tiếp tục coi phụ nữ là phương tiện để giải trí, giáo dục họ ngay hồi còn nhỏ theo đường hướng đó, để rồi sau này ai ai cũng phải nghĩ như vậy. Rốt cuộc, người đàn bà vẫn còn là một tên nô lệ nhục nhã và người đàn ông vẫn còn là một kẻ làm chủ những tên nô lệ nhục nhã ấy.
Người ta giải phóng phụ nữ ở các trường đại học, ở tòa án, nhưng vẫn tiếp tục coi phụ nữ là một vật để mua vui. Người ta dạy phụ nữ tự coi mình như thế, tự thấy mình bao giờ cũng là một vật thấp kém. Nhờ các ông thầy thuốc vô lương tâm đó, người đàn bà sẽ có cách ngừa thai, khỏi phải sinh con đẻ cải - nghĩa là sẽ trở thành một con điếm hoàn toàn, một đồ vật, còn dưới cả loài thủ. Hoặc là vậy, hoặc là nàng sẽ trở thành một con người bệnh hoạn, đau thần kinh, thiếu hạnh phúc không đủ khả năng phát triển về tinh thần như phần đông các phụ nữ ngày nay. Các trường trung học, đại học không thể thay đổi được tình trạng đó. Tình trạng đó chỉ thay đổi được khi có sự thay đổi trong quan niệm của người đàn ông về đàn bà, và trong cái lối người đàn bà tự nhìn mình. Tình trạng đó chỉ thay đổi được khi người đàn bà biết coi trọng sự trinh tiết, và không xem đức tính quí báu đó là một tủi nhục như hiện nay. Trái lại, lý tưởng của các cô bây giờ là làm sao quyến rũ được càng nhiều đàn ông càng hay, để tha hồ mà chọn lựa.
Dù cô này có giỏi toán, cô kia có đàn hay, cũng thế thôi. Nàng chỉ được hạnh phúc và thỏa mãn khi nào làm được cho đàn ông say mê mình. Vì vậy mục đích chính của một người đàn bà là quyến rũ đàn ông. Tình trạng này đã như vậy và sẽ còn như vậy mãi. Lúc còn là con gái, nàng sống như vậy. Khi đã về nhà chồng, nàng vẫn tiếp tục sống như vậy. Bởi vì, đối với một người con gái, cần phải như vậy mới rộng đường chọn lựa, đối với một người đàn bà đã có chồng, cũng cần phải như vậy mới mong đàn áp nổi chồng.
Chỉ có một yếu tố chấm dứt được tình trạng này hoặc ít ra cũng ngăn chặn được một thời gian. Đó là con cái. Chỉ lúc đó, nghĩa là lúc người đàn bà biết tới bổn phận làm mẹ, bấy giở nàng mới không còn là một con quái vật. Nhưng rời, lại mấy lão thầy thuốc đòi xen vô nữa.
Nhà tôi đã định nuôi, và thực sự đã nuôi bốn đứa con sau, những chẳng may bị mệt khi ở cữ đứa con đầu lòng. Mấy lão thầy thuốc vô liêm xỉ ấy đã bắt nàng cởi hết quần áo, nắn bóp đủ chỗ - thế mả tôi phải cảm ơn và trả tiền nữa đó - rồi bọn chúng nó quyết định cho nhà tôi không được nuôi con. Đó là lần đầu tiên nàng bị tước đoạt cái phương tiện duy nhất giúp nàng khỏi nghĩ đến chuyện làm đỏm. Chúng tôi mướn một chị vú cho con bú. Nói một cách khác, chúng tôi đã lợi dụng sự ngu dốt, nghèo đói, thiếu thốn của một người đàn bà, bắt bà ta phải xa con mình, đến nuôi con chúng tôi để đổi lấy một cái nón đẹp viền kim tuyến. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là trong lúc nhà tôi không còn bụng mang dạ chửa, không còn phải cho con bú, thì cái tính làm đỏm cố hữu của đàn bà, bấy lâu đã nằm ngủ trong con người nàng, lại được dịp chỗi dậy mạnh mẽ. Đồng thời những cơn ghen cũng phát hiện giằn vặt tôi dữ dội không kém. Cái tính ghen đó đã dằn vặt tôi suốt cuộc đời hôn nhân, cũng như nó đã không thôi dằn vặt tất cả các đức ông chồng đang ở với vợ minh, giống như tôi đang ở với nhà tôi, nghĩa là, một cách vô luân.