Chương 8

PHẦN I
SỰ KHỞI ĐẦU
Chương 1
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

    
ùa hè năm 1962, không người Mỹ nào nhận nhiệm vụ tới Sài Gòn mà trong lòng anh ta không cảm thấy cắn rứt bởi sự đan xen giữa những nỗi ám ảnh bị tấn công với những viễn cảnh cho sự nghiệp của mình, cho dù đối phương của họ lúc bấy giờ đã rất cương quyết, nhưng vẫn chưa thật sự bắt đầu tấn công trực tiếp vào những người Mỹ như anh ta. Phần lớn những vụ tàn sát, giết tróc, đâm chém hay mổ bụng... ở miền Nam Việt Nam đều được thực hiện bởi sự chỉ đạo trực tiếp từ các quan chức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thế nhưng trong những chuyến bay thị sát hay qua các báo cáo về tình hình an ninh, báo cáo về tình hình hoạt động vẫn được đưa đến thì anh ta cũng đã nhận ra rằng mạng sống của những người Mỹ như anh ta đang bị đe dọa với mức độ ngày càng trầm trọng. Có thể anh ta chưa cảm thấy sợ hãi thật sự nhưng dù ít hay nhiều nó cũng đã khiến cho anh ta quan tâm nhiều hơn đến việc tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi là khi nào thì đến lượt anh ta sẽ phải trực tiếp đối đầu với cuộc chiến đó.
D. Marnin rời Washington trưa hôm thứ năm trên chuyến bay thẳng tới San Fransisco qua Tokyo rồi đến Sài Gòn. Trong những thời khắc thanh bình ấy, đa số các quan chức ngành ngoại giao Mỹ kể cả những người có mức lương thấp nhất khi tới Việt Nam làm việc theo cơ chế luân phiên (PCS) cũng đều được đi những chuyến bay hạng nhất. Giá vé không hẳn là giá chính thức dành cho người phải đóng thuế mà khoản chi để bù lỗ cho các hãng hàng không lại đươc trích ra từ nguồn ngân sách phục vụ cho các mục đích bảo đảm an ninh nội địa bởi vì khi đó Chính phủ Hoa Kỳ muốn thiết lập các chuyến bay thường nhật trên các tuyến bay qua hai bờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cái nguyên tắc này cuối cùng cũng đã được xóa bỏ dưới thời Tổng thống Kennedy vào những năm tiếp theo. D. Marnin có thể được coi là một trong số những nhân viên ngoại giao cuối cùng được hưởng cái quy chế hỗ trợ ấy.
Chiếc máy bay DC-8 mà D. Marnin đã đi là một trong những chiếc máy bay quan trọng nhất mà Hãng hàng không Northwest Orient đưa ra cạnh tranh với những chiếc Boeing 707 của Hãng hàng không Pan American. Cũng chính vì sự cạnh tranh giữa hai hãng hàng không này mà trên khoang hạng nhất, D. Marnin đã có thời gian quý báu cho một giấc ngủ thoải mái trước khi đặt chân đến Sài Gòn hoa lệ. Với tâm trạng phấn chấn, hồi hộp D. Marnin gần như đã sẵn sàng cho những chuỗi ngày làm việc tại đây. Ông Augustus Corning, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đồng thời cũng là xếp của D. Marnin đã cho anh hai ngày để ổn định nơi ăn, chốn ở cũng như làm quen với công việc mới. Người của lãnh sự quán tới đón D. Marnin ở sân bay là Phillip Combs, một thanh niên cao lều nghều, luôn đeo kính đen và cũng là người mà Marnin tới thay thế. Phillip Combs đã kết thúc nhiệm kỳ tại Nam Việt Nam và sẽ trở về Washington để nhận một chức vụ khác quan trọng hơn tại Ủy ban kinh tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Theo gợi ý của người quản lý nhân sự, D. Marnin còn đồng ý tiếp quản luôn căn hộ khép kín với một buồng ngủ nho nhỏ và nhiều vật dụng bằng song mây của Combs ở trong một tòa nhà ba tầng trên phố Nguyễn Huệ rất gần với khu chung cư của Đại sứ quán Mỹ. Trước đó, trong thư gởi cho người sắp tới thay thế vị trí của mình, P.Combs cũng đã hết lời ca ngợi căn hộ mà anh đang ở cùng với lời hứa sẽ khuyến mại cho chủ nhân mới chiếc giường mà anh đang dùng. Song anh cũng không quên gợi ý cho D. Marnin nên dùng lại chiếc xe hơi Citroen đời cũ cũng như một nhân viên phục vụ người bản xứ vui tính và rất được việc có tên là Ba Lốp.
Sài Gòn với những đại lộ rộng thênh thang, những hàng cây đang mùa ra hoa rực rỡ, những nhà hàng lộng lẫy và cả những thiếu nữ đẹp mê hồn trong những tà áo dài thướt tha đã thật sự mê hoặc lòng người và thật xứng đáng với tên gọi là một trong những hòn ngọc của phương Đông. Trên thực tế, Sài Gòn không chỉ cuốn hút người ta bởi những tòa nhà lộng lẫy, phong cách phục vụ tận tình chu đáo mà du khách còn bị hấp dẫn bởi giá vừa phải, còn người dân thì rất mến khách và dễ gần hơn bất cứ điểm dừng chân nào ở Châu Á. Do chiến tranh đang xảy ra trên miền đất này nên chỉ tính trong năm 1962 những cuộc đàn áp, tàn sát đẫm máu cũng đã cướp đi sinh mạng của khoảng hơn một ngàn người. Tuy nhiên, những người Mỹ đang ở Sài Gòn hay theo cách nói của các chính trị gia là đang ở ngoài “mặt trận” vẫn có cuộc sống khá sung túc và đầy đủ. Cuộc sống của họ đã được nâng lên đáng kể bởi lẽ Chính phủ Mỹ đã trợ cấp thêm cho họ 25% thu nhập vì lý do họ đang phục vụ tại một quốc gia được đánh giá là nguy hiểm. Thế nhưng, những người Mỹ sống ở đây không chỉ đơn thuần sống theo một lối sống vương giả mà ở một chừng mực nào đó họ còn cảm thấy rằng họ là những đại diện xuất chúng cho “thế giới tự do” đang phụng sự cho nhiệm vụ đặc biệt có ý nghĩa của nước Mỹ. Họ ngồi tại Sài Gòn viết một bức điện “quan trọng” rồi ở bờ bên kia của Thái Bình Dương bức điện đó sẽ nằm trên bàn của Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Từ khắp các châu lục trên toàn thế giới chỉ có một số ít các văn phòng như ở Moscow và Tokyo mới có được cái trọng trách lớn lao đến vậy. Tất cả điều đó đã tạo nên sự tập trung cao độ, tinh thần làm việc không mệt mỏi và sự thống nhất với nhau trong cộng đồng quan chức người Mỹ ở đây cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Công việc chính của D. Marnin là sắp xếp một cách có trình tự toàn bộ mọi văn bản, báo cáo cho ngài Đại sứ đọc và duyệt. Vào sáu giờ sáng hàng ngày, sau khi đã ghi chép tỉ mỉ mọi sự kiện diễn ra trong ngày hôm trước vào trong tập văn bản lưu giữ theo thói quen đã hình thành từ ngày anh mới bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình, D. Marnin lựa chọn lấy một tập từ cả đống điện tín mà Đại sứ quán mới nhận được cũng như những bức điện mà Đại sứ quán gửi đi trong đêm nhưng chưa có chữ ký chính thức của ngài Đại sứ. Trên thực tế, cũng giống như nhiều Đại sứ quán khác hầu hết các bức điện tín được gửi đi từ Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đều được đánh máy là “Corning” nhưng bản thân ngài Đại sứ thì có rất ít thời gian đọc được lấy 10% trong số ấy trước khi chúng được chuyển tới Washington.
Đúng bảy giờ sáng, D. Marnin có trách nhiệm phải mang tập điện tín mà anh đã lọc ra cùng với tờ nhật báo “Bưu điện Sài Gòn”, báo cáo tóm tắt nội dung chính về tin tực liên quan đến Châu Á của các báo chí Mỹ cùng với bản tin tham khảo hàng ngày của Văn phòng báo chí vùng Viễn Đông thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ngoài ra, D. Marnin còn mang tới cho ngài Đại sứ báo cáo tổng hợp in trên các tờ giấy màu vàng và được đóng dấu bảo mật của Trung tâm tình báo của CIA tại Sài Gòn (CAS); các thông tin chặn thu được từ các Đại sứ quán của các nước cũng như các bức điện mang tính nhạy cảm cao do Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) thu nhận, giải mã rồi chuyển tới. Tất cả những tài liệu này đều để trong những chiếc phong bì được niêm phong bằng tem và kẹp bảo mật với dòng chữ “Top Secret umbra”.
Để tránh bị vấy bẩn bởi nước chè hay nước hoa quả, công việc đầu tiên mà D. Marnin phải làm trước bữa sáng là đánh dấu tên anh xuống góc bên phải của trang đầu tiên và trang cuối cùng của gần 10 công điện được cho là quan trọng nhất. Các bức điện gửi đi được đánh máy bằng giấy than màu đỏ với số bản tương ứng với số lượng các văn phòng đại diện của Mỹ tại Sài Gòn. Khi việc sử dụng máy chữ còn rất phổ biến thì bản điện trên cùng được đánh bằng giấy than màu xanh và sẽ được gửi thẳng đến Bộ Ngoại giao Mỹ. Vào thời kỳ đó, sau khi tất cả các bản điện đã được trình duyệt, thư ký sẽ nhận được lệnh “chuyển chúng thành màu xanh” hay còn có nghĩa là gửi bản điện văn đó về thẳng Bộ Ngoại giao.
Đại sứ Corning là một quý ông người bang Virginia khá điển trai. Trong khu chung cư của Đại sứ quán, ông ta hay mặc quần soóc màu đen, áo choàng bằng sợi bông có in hình những chữ ghép lồng vào nhau. Theo thói quen của mình, ông ta hay dùng mực màu tím và luôn viết bằng chiếc bút mực hiệu Waterman sản xuất từ năm 1925 mà ông ta đã mua từ hồi còn là một nghiên cứu sinh ở Học viện Riviera. Bàn làm việc nẹp bằng kim loại có mặt kính của ông được đặt sau cửa sổ gần hành lang hướng ra bể tắm và rất gần với những cây đại đang mở hoa thơm phức. Vào mỗi buổi sáng, sau khi tập hít đất trên mười đầu ngón tay vài lần, ông Corning thường dùng bữa sáng bằng những món ăn ưa thích là bánh mì nướng hay những hoa quả mà ông tự trồng như đu đủ, xoài cát cùng với một tách trà hoa cúc.
Khi ngài Đại sứ đi thay đồ thì D. Marnin có phận sự phải mang tất cả số điện văn mà ngài Đại sứ vừa duyệt về phòng làm việc của mình để làm nốt công đoạn cuối cùng là chỉnh sửa theo đúng ý của ông ta sau đó chuyển những bức điện này đến những nơi chúng sẽ phải đến. Giờ Washington được tính chậm hơn giờ Sài Gòn đúng 12 tiếng đồng hồ chính vì vậy tất cả những công vãn, điện văn được đánh dấu “Ngay lập tức” mà ngài Đại sứ trực tiếp đọc, duyệt theo đúng chức trách sẽ được gửi đi trước 9 giờ sáng mỗi ngày. Các bức điện này sẽ được những người có trách nhiệm ở Nhà Trắng, Cục Tình báo trung ương (CIA) và Bộ Ngoại giao Mỹ đọc vào đúng buổi sáng ngày hôm đó. Tuy nhiên, với những bức điện khẩn và có tầm quan trọng đặc biệt thì phải được gửi sớm hơn để trước khi đi ngủ Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ có thể đọc được chúng cùng với những bản tin ngày hôm sau của các hãng thông tấn như “Bưu điện Washington” hay “Thời báo New York”... Do áp lực lớn như vậy nên D. Marnin phải luôn tận dụng thời gian và chỉnh sửa thật nhanh để tất cả các bức điện quan trọng đó được đem đến bộ phận mã hóa trước 8 giờ sáng.
Sau đó, D. Marnin quay trở lại khu chung cư để có thể cùng ngài Đại sứ lên chiếc xe hơi đặc chủng hiệu Checker đi đến Đại Sứ quán và bắt đầu một ngày làm việc theo kế hoạch. Khi nào cũng vậy, D. Marnin luôn là người lên xe trước và ngồi xuống bên trái còn ông Corning sẽ là người vào sau và là người đầu tiên ra khỏi xe khi xe vừa dừng bánh. Chiếc xe Checker mà họ đi là một loại xe mang biển số ngoại giao đặc biệt. Đấy là một trong những chiếc xe đầu tiên dành riêng cho cấp Đại sứ mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt mua với những tính năng chống đạn. Chiếc xe này nặng tới 5 tấn, có khoang trong khá rộng và nó thường ngốn hết ít nhất 01 ga-lông xăng cho 7 km mà nó đi qua. Thế nhưng, hệ thống điều hòa trong chiếc xe này cũng giống như các thang máy trong Đại sứ quán chỉ hoạt động theo kiểu hôm thì được hôm thì không. Do yêu cầu an toàn được đặt lên trên hết nên toàn bộ chiếc xe đã được bọc một lớp thép dày và không có cửa sổ. Chính vì thế dù mới chỉ là buổi bình minh ở thành phố Sài Gòn mà trong “chiếc hòm” ấy không khí hết sức oi bức và ngột ngạt. Để hạn chế bớt những nguyên tắc thiết kế kiểu Mỹ không thể phù hợp ở Việt Nam cho chiếc xe này, ông Bắc, trưởng ban quản lý các nhân viên người bản xứ đang làm việc trong Đại sứ quán Hoa Kỳ đã cho lắp thêm hai chiếc quạt điện ở hai bên sườn xe gần với hai bóng đèn đọc sách ở trên mui. Nhiệt độ cao và bầu không khí ngột ngạt trong chiếc xe không chỉ làm khổ một người chưa quen được với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á như D. Marnin mà nó còn làm cho ngài Đại sứ đã từng sống ở đây khá lâu cũng phải đổ mồ hôi đầm đìa như vừa mới chơi xong một trận quần vợt nẩy lửa.
Vậy nhưng, D. Marnin vẫn cảm thấy yêu thích cái cảm giác được ngồi trên xe và đi đi về về giữa khu chung cư và tòa nhà của Đại sứ quán. Trên cái đoạn đường ngắn ngủi ấy, anh như được tận mắt chứng kiến từng hơi thở của nhịp sống Sài Gòn, được ngắm nhìn những đường phố với những hàng cây dầu, cây xà cừ và đâu đó là một vài cây lan vùng nhiệt đới. Anh được ngắm nhìn những ngôi biệt thự kiểu Pháp với những bức tường màu tùng lam nhẹ và những giàn hoa giấy được cắt tỉa rất cầu kỳ. Vào những lúc như thế, ở trong những cửa hàng người bán hàng cũng bắt đầu mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên. Dọc theo vỉa hè, vẫn còn lác đác những người đi tập thể dục về muộn hay một vài cô cậu học sinh đang ngồi trước các quán ăn hè phố với những tô hủ tiếu, mì canh nóng hổi. Trên ban công của những ngồi nhà cao tầng, đây đó có một vài cụ già đang thong thả luyện nốt những động tác cuối cùng của một bài tập Thái cực quyền đầy mê hoặc.
Hôm nào cũng vậy, chiếc xe chở ông Corning và D. Marnin cũng đến trước cửa Đại sứ quán vào lúc 9 giờ sáng. Việc đi làm đúng giờ giấc như vậy vẫn được coi là quá mạo hiểm bởi lẽ những nhân vật như ngài Corning rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các du kích quân Cộng sản. Kể từ khi Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phát động những chiến dịch truy quét nhũng người Cộng sản thì nhũng vụ tấn công vào các quan chức Chính quyền ở Sài Gòn cũng xảy ra hàng ngày. Tất cả các nhân viên làm việc trong Đại sứ quán đều được nhắc nhở phải thường xuyên thay đổi thói quen đi lại đặc biệt là trên đoạn đường từ nơi ở đến nơi làm việc. Một hành trình di chuyển với các mốc thời gian cố định tại nơi đi và nơi đến cho chiếc xe riêng của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn có thể được coi là giúp đỡ các tay súng Cộng sản nã đạn vào chính mình. Trên thực tế, Trưởng ban An ninh của Đại sứ quán vẫn liên tục chuyển tới ngài Đại sứ bản ghi nhớ để nhắc nhở ngài phải tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an ninh mà cơ quan tình báo đã lập ra. Thế nhưng, mỗi lần như vậy, ông Corning chỉ viết nguệch ngoạc lên đấy mấy chữ “Tôi sẽ không bao giờ thay đổi thói quen của mình vì VC (Việt Cộng) hay bất kỳ một ai”.
Khu nhà chính trong Đại sứ quán là một tòa nhà 6 tầng được thiết kế và xây dựng theo tiêu chí phải làm sao thích ứng một cách nhanh nhất với những yêu cầu về bảo đảm an ninh ngày một gắt gao. Nếu nhìn nhận trên quan điểm ngoại giao thì ngôi nhà này chẳng có một chút gì đáng được gọi là nơi đặt trụ sở ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác. Thế nhưng, từ Bộ Ngoại giao Mỹ người ta đã trả lời với Đại sứ Corning rằng cho đến khi nào tìm được nguồn kinh phí khác thì ông và các nhân viên trong Đại sứ quán vẫn phải làm việc tại đây. Văn phòng của Đại sứ Corning được đặt trên tầng 5 của tòa nhà này, mặc dù khuôn viên bên trong còn khá rộng nhưng từ đây cũng chỉ có một lối đi duy nhất sang tòa nhà kế bên trong khi cửa phòng làm việc lại nhìn thẳng vào mấy gian bếp của hai tầng đối diện, cho nên Đại sứ Corning luôn phải cho đóng cửa và kéo rèm suốt cả ngày. Thế nhưng, vốn là một ngưòi có cá tính vui nhộn nên mỗi khi cầm tẩu thuốc hút trong phòng này, Đại sứ Corning luôn sử dụng một vài câu pha trò hóm hỉnh để mọi người có cảm giác rằng làm việc ở trong một căn phòng kín như bưng đôi lúc cũng cảm thấy khôi hài.
D. Marnin hòa nhập rất nhanh vói những người cùng làm việc trong văn phòng. Tại đây, anh đã dành được cảm tình nhất định từ những người có nhiều kinh nghiệm hơn ngoại trừ ông Carl Bilder, Phó phòng điệp vụ DCM - một người có quyền lực đứng thứ hai sau Đại sứ Corning. Ngay lần đầu tiên anh vừa bước chân vào phòng làm việc của ông ta, ông C. Bilder đang ngồi trên ghế đọc các bức điện chuẩn bị gửi đi với một vẻ mặt cau có rất khó gần. Sau vài phút bỏ mặc D. Marnin đứng như trời trồng ở giữa phòng, ông Bilder kết luận:
- Viết lại hết.
Rồi sau đó ông ta mới ngẩng mặt lên nheo mắt nhìn D Marnin một cách lạnh lùng và nói tiếp:
- Cả anh cũng vậy đấy Marnin.
D. Marnin vội vã trả lời:
- Vâng, thưa ngài.
- Rồi anh sẽ biết cách để thích nghi công việc ở đây nếu như tồi không còn phải đọc những thứ như tờ giấy lộn này đấy.
- Thưa ngài, tôi e là tôi vẫn chưa hiểu.
- Rồi anh sẽ hiểu rằng ngài Đại sứ phải xử lý rất nhiều vấn đề khác nhau, vì vậy tôi luôn phải là người kiểm soát tất cả các loại công văn giấy tờ ở đây. Nếu như có chuyện gì đó thì tôi sẽ là người phải biết tường tận mọi thứ. Thực ra mà nói, điều tôi quan ngại nhất vào lúc này chính là việc anh phải luôn luôn thông báo cho tôi đầy đủ mọi tin tức liên quan đến tất cả các vấn đề. Anh cũng luôn phải nhớ một điều rằng tất cả những đánh giá về khả năng, năng lực của anh khi làm việc ở đây cũng chính là những gì mà tôi sẽ viết cho anh.
D. Marnin sửng sốt nhìn thẳng vào khuôn mặt gầy quắt của ông ta với hy vọng rằng ông ta đang nói đùa.
- Vâng thưa ngài, tôi sẽ làm hết bổn phận của mình - D. Marnin nhìn thẳng vào mắt ông ta rồi trả lời một cách dứt khoát và nghiêm túc.
- Tốt. Tôi tin rằng anh sẽ làm như vậy. Còn bây giờ nếu như không ngại anh có thể đi sửa lại bức điện này trước khi chúng được chuyển xuống Ban Cơ yếu để chuyển đi trong vòng 30 phút nữa.
Nói xong, ông ta bấm vào máy điện đàm nội bộ và ra lệnh:
- Effie đâu rồi. Nối máy cho tôi gặp Curly Bird ngay đi.
Màn chào hỏi kết thúc, D. Marnin rời phòng làm việc của ngài Bilder với ý nghĩ: “Cay thật, đúng là mất hứng”.
Hai người khác nữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hướng dẫn D. Marnin làm quen với công việc ở đây là Chich Rizzo và một thiếu phụ người bản xứ tên là Kỳ. Chick Rizzo là một thanh niên còn khá trẻ. Anh làm việc cho Chuyên mục Chính trị thời sự của Cơ quan báo chí thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Cô Kỳ là trợ lý lễ tân và các vấn đề xã hội của Đại sứ quán. Nhiệm vụ chính của cô ta là đảm bảo rằng mọi thủ tục lễ tân và các vấn đề có liên quan đều được sắp xếp đúng theo quy tắc ngoại giao, đặc biệt là trong các bữa tiệc hay dạ tiệc được Đại sứ Corning tổ chức tuần đôi ba lần trong Đại sứ quán. Cô Kỳ là một phụ nữ khá đẹp và cô đặc biệt hấp dẫn trong bộ áo dài màu lam nhẹ. Lúc mới đầu, D. Marnin chỉ đoán rằng cô ta cũng chỉ trạc tuổi anh là cùng - khoảng 28 hay 29 gì đó. Thế nhưng, mấy ngày sau anh đã phát hiện ra rằng cô ta là vợ của một viên Đại tá trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa và họ đã có con gái lớn 17 tuổi.
Cô Kỳ lúc nào cũng giữ một quyển sổ trong đó ghi đầy đủ tất cả những ai đã tới thăm Đại sứ quán. Trong cuốn sổ này, cô đã phân loại, đánh giá và sắp xếp có trật tự các nghi thức cần thiết để tổ chức đón tiếp từng người theo đúng chức vụ và vai trò của họ. Cuốn sổ này đặc biệt có giá trị trong các buổi chiêu đãi có nhiều quan chức cao cấp trong Chính phủ hay trong ngành ngoại giao, quân đội... bởi lẽ ở các buổi lễ trọng thị như vậy, tất cả các quan khách đều hiểu rõ rằng vị trí ghế ngồi phải luôn tương xứng với phẩm cấp mà họ đang giữ. Thêm vào đó, cuốn sổ này còn giúp cho gia chủ có thể kịp thời thay đổi lại vị trí ghế ngồi của các quan khách ngay cả vào những phút cuối cùng khi một hay vài vị khách quan trọng nào đó không thể đến dự tiệc vì tình hình chiến sự. Trong những tình huống như vậy, việc xử lý của ban lễ tân cũng không đơn giải chút nào. Ngoài những nghi thức ngoại giao cơ bản, cô Kỳ cũng còn phải tính đến cả những gợi ý hay sở thích riêng của Đại sứ phu nhân, bà Patty Lou.
Cũng trong chính cuốn sổ này, bên cạnh tên tuổi, chức danh của các vị khách, cô Kỳ còn cẩn thận ghi thêm vào đấy bằng bút chì những nhận xét, lời ghi nhớ hay cá tính của từng người một, chẳng hạn như: “Hay uống rượu Scotch”; “Thường xuyên đến muộn”; “Đừng bao giờ xếp cạnh các cô gái trẻ”... Chính vì được đọc qua những dòng chữ cô Kỳ viết ra như vậy để bên cạnh những tên tuổi đáng kính vào bậc nhất trong xã hội thượng lưu ở Sài Gòn mà D. Marnin phần nào đã hình dung ra những gì không mấy tốt đẹp mà người ta chưa bao giờ gửi về Washington. Thêm vào đó, anh cũng khám phá ra rằng cái vẻ ngoài từ tốn, hấp dẫn của mình cô Kỳ đã che đậy rất thành công phần cá tính rất lạnh lùng và cứng nhắc mà không người nào có thể sánh kịp. Chỉ thời gian rất ngắn sau đó, từ những kinh nghiệm mà anh thu được đã dạy cho anh rằng những người đàn ông Việt Nam nói năng mạnh mẽ bao nhiêu thì những người phụ nữ ở đây thực sự có cá tính mạnh mẽ bấy nhiêu.
D. Marnin còn làm quen và biết tới Chick Rizzo, một người rất đa tài và cuồng nhiệt. Rizzo đã từng qua lớp đào tạo tiếng Việt một năm do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức tại Học viện Quan hệ quốc tế (FSI) ở Arlington. Trong khóa học này, Rizzo đã được học rất nhiều dạng viết tắt mà hay được sử dụng trong các điện văn, báo cáo. Nhiệm vụ của Rizzo tại Đại sứ quán là thẩm định lại các báo cáo cho ngài Đại sứ, đánh giá mức độ tham gia khác nhau của các bộ phận trong từng nhiệm vụ, cũng như xác định từng vấn đề mà ngài Đại sứ cần quan tâm ở cấp độ từ cao đến thấp. Ngoài ra, Rizzo còn có tài thu thập tất cả những chủ đề mà những người Mỹ đang ở sứ sở này hay đem ra đàm tiếu. Đối với Marnin, Rizzo không chỉ là một đồng nghiệp, mà còn là người dẫn dắt anh làm quen với những luật lệ bất thành văn trong các mối quan hệ nhưng người ta lại rất hay sử dụng trong đời sống hàng ngày. Rizzo đã học được những điều đó ở Sai Gòn sau nhiều lần lang thang khắp các vũ trường với lý do “đi luyện tập kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt”. Mặc dù có sự giúp đỡ của cô Kỳ và Rizzo, nhưng D. Marnin cũng phải mất vài tuần mới làm quen được với toàn bộ các hoạt động bên trong Đại sứ quán cũng như phân biệt được các quan chức chủ chốt trong Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, hiểu được cách sử dụng những ngôn ngữ ngoại giao hay được sử dụng tại đây và đặc biệt là anh đã bắt đầu nắm được quyền hạn và chức trách cũng như mối quan hệ khá phức tạp giữa các cơ quan ngoại giao Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Có lúc anh đã phải hỏi Rizzo:
- Tại sao có bức điện tín thì có chữ ký của người gởi mà có bức lại không?
- Bất cứ cái gì thể hiện quan hệ giữa hai Chính phủ thì được các quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao hoặc của Đại sứ quán, Lãnh sự quán ký tên. Còn những gì thuộc Bộ Quốc phòng và Cục Tình báo trung ương thì không cần ký. - Rizzo thủng thẳng trả lời.
Khi đã quen với tất cả những gì đang diễn ra tại đây, D. Marnin cũng rút ra được một điều đó là tất cả những gì thuộc về nguyên tắc có sẵn thì cứ để cho nó diễn ra đúng như nó phải thế, còn trách nhiệm của anh là không được để nó tốn quá nhiều thì giờ và cũng đừng để nó trở thành gánh nặng cho những người dân Mỹ phải đóng thuế. Trong bất cứ tình huống nào cũng vậy, không chỉ riêng một mình D. Marnin mà hầu hết các đồng nghiệp của anh tại đây, những người đã từng qua khóa đào tạo A-100 do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức đều cảm thấy thấm thía với câu châm ngôn của Rochefoucauld là: “Surtout, pas trop de zélé!”. Theo cách lý giải của người đứng đầu khóa học này - ông Handelman, thì: “Trên tất cả mọi thứ, đừng bao giờ tỏ ra quá nhiệt tình. Hãy làm những gì mà anh phải làm nhưng phải làm nó trên tinh thần càng hăng hái một cách chậm chạp bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu”.
Mặc dù đã rất thấu hiểu ý nghĩa sâu xa của cái nguyên lý ấy cũng như đã cố gắng hết sức để xóa đi tất cả những dấu hiệu cho thấy mình đang quá nhiệt tình, nhưng D. Marnin cũng không dấu được niềm hãnh diện vì đã được đến một nơi đầy hứa hẹn và được làm những công việc đầy trọng trách như anh đang được làm. Bản năng như mách bảo cho anh thấy rằng anh sẽ không thể tìm đâu ra một vị trí tốt hơn như anh đang có ở Sài Gòn. Anh sẽ không thể tìm được một mẫu người nào lý tưởng hơn để bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình bằng cách làm trợ lý riêng cho ngài Đại sứ Gus Corning.