Chương 8

PHẦN I
SỰ KHỞI ĐẦU
Chương 3
TRÊN SÂN TENNIS

    
gay trong buổi sáng Chủ nhật đầu tiên vừa đặt chân đến Sài Gòn, D. Marnin đã gọn gàng trong một bộ đồ thể thao trắng tinh mang theo bộ vợt Dunlop Maxplys tới sân tennis ở ngay sau khu chung cư của Đại sứ quán để cùng Đại sứ Corning so tài với tướng Harold Donnelly, Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Mỹ tại Nam Việt Nam (MAAG) và phụ tá của ông ta là Đại úy Tom Aylward. Theo cách nói văn hoa của Đại sứ Corning thì đây là một cuộc đấu tranh tài cao thấp rõ ràng giữa Đại sứ quán với Đoàn cố vấn quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV) - giữa phe dân sự và phe quân sự và trận so tài này có ý nghĩa không kém gì trận so tài giữa đội Detroit Lions với đội Chicago Bears. Nhưng thật không may vì đội Lions chưa bao giờ coi đây là trận thi đấu một mất một còn bởi lẽ Đại úy Aylward vốn đã nhiều lần đoạt giải quán quân trong Tập đoàn quân số 7 đóng tại Đức, còn tướng Donnelly lại là một đấu thủ lão luyện với những pha lên lưới kinh hoàng. Từ trước đến nay chưa bao giờ hai người này cảm thấy khó khăn để hạ gục ông Corning, người vẫn có những cú phát bóng lão luyện từ khi còn là sinh viên tại Đại học Virginia bởi lẽ người thường xuyên cùng phe với ngài Đại sứ là Tham tán chính trị Sam Sabo lại rất tồi trong cả tấn công và phòng thủ.
Đại sứ Corning thuộc lớp những quý ông nổi tiếng ở bang Virginia. Con trai của ông ta, Harry Augustus Harrison Corning IV là thế hệ thứ bảy trong gia đình nhà Cornings theo học tại trường Đại học Charlottesville. Thế nhưng sẽ chẳng bao giờ có việc đã là một quý ông Virginia cao quý rồi thì phải chấp nhận thường xuyên bị người khác đánh bại trên sân quần vợt. Trên thực tế, ông Đại sứ vẫn mang trong mình dòng máu ganh đua rất cao và mặc dù không để tâm đến vị thế bề trên của mình nhưng ông vẫn tin rằng lý do duy nhất để Đại úy Aylward được chọn làm phụ tá của tướng Donnelly chính là vì cậu ta có cú lật cánh trái rất hóc hiểm.
Nhờ có việc nâng cấp Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn từ cấp ba lên cấp một nên Đại sứ Corning được quyền lựa chọn cho mình một phụ tá riêng (Theo quy định của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ có Đại sứ cấp một mới được quyền tự lựa chọn các phụ tá cho mình). Đại sứ Corning đã đi đến quyết định là ông phải cần một người biết việc nhưng cũng phải biết chơi tốt môn quần vợt. Chính vì thế ông đã viết thư về cho ngài Handelman yêu cầu ông này tìm giúp trong khóa A-100 mới ra trường một người giỏi chơi tennis. Tướng Donnelly đã giỏi dùng người thì Đại sứ Coring còn muốn giỏi hơn.
Càng về sau này D. Marnin càng nghi ngờ rằng tất cả những đánh giá kết quả công tác “nổi bật” mà Đại sứ Corning dành cho anh (các phái viên ngoại giao được đánh giá trình độ từ bậc 1 cho đến 6 và bậc cao nhất là “nổi bật”) đều có liên quan đến những trận thắng của họ trên sân quân vợt nhiều hơn là những gì anh đã làm trong phòng làm việc. Tuy nhiên, hôm Chủ nhật đầu tiên đã thật sự là một thảm họa. Trận thi đấu diễn ra khá chậm chạp và tẻ nhạt, phản xạ của D. Marnin không được tốt cho lắm nên anh liên tục đánh trượt hoặc đánh hỏng. Tỷ số của cả ba xéc là 6:1, 6:2, 7:5 đã khiến cho ồng Đại sứ buồn thảm hại.
Ông Corning thất vọng chịu thua với một tâm trạng pha trộn giữa sự bình thản và những ý định nung nấu tìm ra giải pháp sửa chữa những sai sót ngay lập tức. Khi những kẻ chiến thắng đã ra về, ông ta gọi D. Marnin lại bàn uống nước citron presse' gần bể bơi.
- Tôi mong ngài thứ lỗi vì tôi đã làm ngài thất vọng thật sự - D. Marnin vội nói lắp bắp - Chắc chắn là sáng nay tôi đã rất cố gắng.
- Thôi được rồi - ông Corning nói với giọng rất lịch thiệp để động viên anh - bao giờ cũng vậy người ta sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể quen với khí hậu nóng nực như ở đây. Cậu chỉ hơi cuống lên một tý thôi. Và cậu sẽ khá lên được đấy, tôi tin là như thế, bởi vì cậu có tố chất tốt. Vấn đề chỉ còn là thời gian nữa thôi.
- Cám ơn ông rất nhiều - D. Marnin khẽ lầm bầm. Ngài Đại sứ suy nghĩ một lát rồi nói tiếp:
- Ở đây có một gã chơi rất hay. Anh ta là một tay chơi quần vợt giỏi nhất trong các nhà ngoại giao Trung Mỹ đấy. Tên anh ta là Claudio Pepe. Anh ta làm Tổng lãnh sự của Guatemala. Tôi đã chơi với anh ta vài lần ở Câu lạc bộ Cercle Sportif. Anh ta có lẽ là tay giỏi nhất thành phố này, chính vì thế anh ta có thể giúp cậu nâng cao trình độ một cách nhanh nhất. Hôm nay tôi sẽ gọi điện cho anh ta. Tôi tin rằng cậu sẽ học được và tôi cũng hy vọng là thứ bảy tuần tới chúng ta sẽ có một câu chuyện khác để kể cho nhau nghe.
- Vâng thưa ngài - D. Marnin ngoan ngoãn đồng ý.
Đại sứ Corning quả nhiên là người biết giữ lời. Ngay buổi trưa hôm sau D. Marnin đã được gặp Pepe tại sân Cercle Sportif và thi đấu cùng anh này trong bốn xéc đánh đơn. Với hai mí lúc nào cũng như muốn díp lại trong hai quầng mắt thâm đen, một thân hình lùn tịt nhưng chắc nịch và một điếu thuốc lá lúc nào cũng nằm sẵn trên môi ngay cả khi đang phát bóng, Pepe chưa bao giờ là một mẫu người mà các đạo diễn ở Hollywood chọn đóng các vai là nhà thể thao chuyên nghiệp. Giống như một kẻ dị giáo hay ít ra cũng dễ lừa gạt người khác, anh ta chưa bao giờ phải sử dụng đến những cú chạm bóng quá mạnh hay quá căng. Tất cả những đường bóng tới trước mặt anh ta đều bị hóa giải để biến thành những cú cắt xoáy hiểm hóc sau đó sẽ chạm sang sân đối phương ở những vị trí mà không ai ngờ tới với độ chính xác lên đến vài cen-ti-mét, sau đó nó sẽ bay với tốc độ ghê người thẳng vào mặt đối phương hoặc bay đến những chỗ mà đối phương chưa hề tính đến. Anh ta còn có tốc độ rất cao, khả năng giành lại thế chủ động một cách tuyệt vời và đặc biệt là người đàn ông này rất hiếm khi phạm sai lầm hay mất tập trung. Cứ khi nào D. Marnin đánh bóng mạnh tay hơn một chút thì anh ta cũng đáp trả mạnh hơn nhiều lần. Giả sử như anh ta có thể tham gia vào các trận thi đấu của Hiệp hội thể thao Ivy Leaguer ở Mỹ thì có lẽ người đàn ông xứ Guatemala này đã chiếm hết các vị trí quán quân.
Cũng giống như rất nhiều các sân thể thao khác ở vùng Viễn Đông được xây dựng phục vụ chủ yếu cho các quan chức của chính quyền thực dân, sân thể thao Cercle Sportif ở Sài Gòn được xây dựng với mục đích chủ yếu là phục vụ những người Pháp đô hộ. Kể từ sau khi chiến tranh của Pháp ở Đông Dương kết thúc, đã có thêm nhiều người bản địa thuộc tầng lóp thượng lưu, các quan chức ngoại giao, các thương gia cũng như những người Pháp còn ở lại đây tới tập luyện. Sân thể thao Cercle Sportif được xây dựng theo phong cách thực dân điển hình với dẫy nhà câu lạc bộ hai tầng có sân sau là nhà khách với hành lang quay mặt ra phố còn các sân tennis được đặt xen giữa những thảm cỏ xanh và một hồ bơi được thiết kế theo kiểu Pháp.
Đa số các ngày cuối tuần ở đây đều rất bận rộn. Khách khứa ra ra vào vào nhộn nhịp, bọn trẻ con thì nhảy nhót trên các lối đi quanh bể bơi gần những bà mẹ có nước da rám nắng và những cô bảo mẫu đang hết sức sốt sắng. Những ông già bụng phệ mặc quần đùi màu trắng, mũ rộng vành thì hứng chí với những ván bi sắt. Mấy thanh niên phục vụ thì chạy tới chạy lui để mang đồ uống từ trong câu lạc bộ ra khắp dẫy hành lang. Vào các ngày thường khu vực này lại chỉ thấy toàn phụ nữ và trẻ em còn những người đàn ông chỉ có thể đến đây vào giờ nghỉ trưa hoặc sau khi tan sở lúc xế chiều.
Bất chấp cái nóng bức và ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt, D. Marnin và Claudio vẫn tiếp tục tập tennis với nhau vào đúng 12 giờ hàng ngày. Trong tuần lễ đầu tiên, hai người còn có hai lần thi đấu cùng với Billy Mandelbrot và Dennis Chang, một thương gia người Việt gốc Hoa mà đôi khi còn được gọi là “Thị trưởng Chợ Lớn” mặc dù anh ta chẳng có tí chức sắc nào ở đấy. Chang là một người mạnh mẽ và bình tĩnh trong khi Mandelbrot lại là một người rất háo thắng nhưng phong độ lại rất thất thường. Với thân hình cao lớn đầy sức sống nhưng lóng ngóng đến mức vụng về, anh ta lúc nào cũng muốn có một cú đánh ăn điểm ngoạn mục, nhưng anh ta lại chẳng bao giờ kiểm soát được đường bóng. Mỗi khi không thực hiện được ý định của mình thì anh ta lại làm nhặng xị lên và sổ ra cả chàng dài những câu chửi thề độc địa.
Mỗi lúc như vậy, người luôn cùng cánh với anh ta là D. Marnin lại phải nhắc nhở anh ta một cách khô khan:
- Tập trung vào bóng đi Billy.
- Thế ư? Nghe này tôi chưa bao giờ nghĩ là phải làm thế bởi vì rất nhiều chị em đang nhìn ngắm nghía chúng mình đấy.
Một cặp đấu khác cũng hay có mặt tại sân là quý bà Sabo và phu nhân Đỗ Bá Xằng những người luôn chơi ở đây từ lúc 11 giờ và rất hay nấn ná lại thêm vài phút trên hành lang, nhâm nhi ly nước để xem mấy anh chàng này thi đấu. Hai người phụ nữ thi thoảng còn vỗ tay tán thưởng những đường bóng đẹp hay những cú ghi điểm đột xuất. Phu nhân Đỗ Bá Xằng là một người khá mảnh mai với đôi chân thẳng, dài rất đẹp, nhìn đặc biệt hấp dẫn khi cô mặc bộ đồ của vận động viên tennis màu trắng. Lần nào cũng vậy cả Mandelbrot lẫn D. Marnin gần như đã bị hớp mất linh hồn bởi sắc đẹp của người thiếu phụ này. Khi đi ngang tới phòng thay đồ, D. Marnin đã liếc mắt nhìn người phụ nữ và nói với Claudio:
- Anh thấy người phụ nữ kia đẹp chưa kìa.
Claudio nhún vai tỏ ý nghi ngờ:
- Quên nó đi, cô ta luôn là kẻ thờ phụng chung thành của Đức Mẹ đồng trinh chứ không phải là món súp ngô đâu.
Lúc ngồi uống citro presse’s ở phòng thay đồ, D. Marnin lại gợi hỏi Pepe:
- Ông Đỗ Bá Xằng nhất định phải tài ba lắm nhỉ.
- Ông ấy được mệnh danh là con sư tử của Quân đoàn I - Claudio tâm sự - Ông ấy từng là người bạn vĩ đại của tôi và là một vị tướng dũng cảm nhất trong Quân đội, một tay sát thủ máu lạnh đấy.
- Thế ông ấy chết trong hoàn cảnh nào?
- Máy bay trực thăng của ông ấy bị VC bắn rơi ở đâu đó gần Thành phố Huế.
- Đó là trên báo chí viết như vậy thôi - Mandelbrot chen vào - về phần tôi lại nghe người ta nói rằng ông ta bị bọn cailles thủ tiêu.
- Cailles là ai vậy?
- Đấy là nhóm xã hội đen người Tàu - Mandelbrot giải thích - Họ là những người kiểm soát toàn bộ thế giới ngầm ở đây từ tổ chức đánh bạc, bảo kê các sân quần vợt đến mãi dâm và cho vay nặng lãi. Họ tham gia vào tất cả mọi hoạt động ở đây. Người ta đồn rằng ông Xằng đã không giữ lời hứa trong một phi vụ làm ăn nào đó cho nên ông ta đã bị thủ tiêu.
- Ôi dào, cái nhóm phóng viên nhà các ông chỉ được mỗi cái dựng truyện thôi - Claudio cắt ngang vào - Thôi nào, tụi mình đi tới Continental kiếm cái gì nhâm nhi đi.
- Này không phải tôi, không phải tôi đâu. Các ông đừng có xếp tôi vào trong số cailles ấy đâu nhé - Ông Chang vội vã thêm vào và mọi người cười ồ lên vui vẻ.
Giống như sân thể thao Cercle Sportif, khách sạn Hoàng cung Continental cũng được thiết kế theo kiểu thực dân với một hành lang khá rộng. Nằm giữa trung tâm thành phố Sài Gòn, khách sạn này được những người Mỹ biết đến với cái tên Continental Shelf luôn là chỗ để người ta đến uống al fresco và nói với nhau đủ thứ chuyện. Tại nơi này từ bảy giờ tối trở đi, người ta có thể nhìn thấy cả hàng dài các ký giả, quan chức ngoại giao, các sỹ quan quân đội, các du khách đang ngồi tán gẫu với nhau tất cả những chuyện trên giời dưới biển mà họ gặp phải trong ngày hay thậm chí có người cũng chỉ đến đây để ngồi đó nhìn xuống những dòng người đang nối đuôi nhau đi về khắp các ngả đường.
- Đây là nơi lý tưởng để ngắm nhìn cuộc sống ở cái thành phố này - Mandelbrot reo lên một cách thỏa mãn.
Khi những cửa hàng và các văn phòng bắt đầu đóng cửa sẽ là cuộc phô diễn của những thiếu nữ duyên dáng đang trên đường trở về nhà. Có cô thì đi bộ, có cô thì đi xe đạp còn số khác lại e lệ ngồi sau những chiếc xe gắn máy đang lướt nhanh qua từng dãy phố. Mái tóc dài và đen nhánh của các thiếu nữ như đang bồng bềnh bay dưới những chiếc nón trắng thơ mộng, những chiếc quai nón với đủ các màu sắc như điểm thêm nét duyên dáng cho những tà áo dài thướt tha lướt đi và để lại đằng sau họ là những đám bụi mờ mờ như không muốn chết lặng phía sau những người đẹp mê hồn.
- Còn hơn cả tuyệt vời có phải vậy không? - Claudio liếc mắt nhìn D. Marnin với một nụ cười tinh quái.
- Họ giống như... một đàn bươm bướm vậy. - D. Marnin đang dán mắt vào những thiếu nữa đi trên đường vội vàng đáp lại một cách thành thực.
Claudio cười phá lên một cách khoái trá.
- Những con bướm bằng thép đấy anh bạn ạ.
- Hừm hm... kẹo que đấy - Mandelbrot phụ họa thêm - thơm ngon mát lành với đủ mọi màu sắc và hương vị.
- Những người phụ nữ ở đất nước này - Claudio nói với một vẻ trầm ngâm - có một làn da mềm mại tuyệt vời, một giọng nói mượt mà như nhung. Họ giống như bầu không khí của thành phố Sài Gòn mà người ta không thể sống thiếu nó được.
- Không chỉ có vậy đâu, họ giống như mùi vị của canh mì vậy. - Mandelbrot kêu lên - Nhắc đến là tôi thấy đói muốn chết lên rồi ấy. Tụi mình đi ăn đi.
Cả nhóm kéo nhau đến nhà hàng Diamond trên chiếc xe Mercedes do lái xe riêng của Claudio lái. Nhà hàng này nằm ở Chợ Lớn, một khu phố của người Hoa nằm sâu trong thành phố này. Họ len lỏi qua các khu phố chật cứng với những sạp hàng lớn nhỏ luôn sẵn sàng mở cửa cho đến những vị khách cuối cùng. Dưới ánh sáng của đủ loại bóng đèn, mọi người như vẫn luôn bận rộn với vô số công việc khác nhau như ăn uống, cắt tóc, sửa chữa hay mua bán đủ thứ trên đời từ những chiếc bu-lông, ốc-vít cho đến những cái cúc áo hay săm lốp xe đạp. Những người đạp xích-lô cũng cố len lỏi qua các dãy phố và luôn kéo chuông inh ỏi nhằm thu hút sự chú ý của khách bộ hành. Những người phu khuân vác thì đang cố hết sức kéo những chiếc chất đầy hàng hóa trong tiếng đài, tiếng nhạc và những bài hát bằng tiếng Trung như muốn làm nổ tung cả dẫy phố.
Cả ba người vừa ra khỏi xe đã phải cố chen lấy đường đi xuyên qua những đám đông lố nhố với những âm thanh hỗn độn đến inh tai nhức óc để có thể tới được nhà hàng Diamond. Bên trong nhà hàng như bừng sáng vì sự hòa quện giữa ánh lửa bếp bập bùng và ánh đèn rực rỡ. Đa số các thực khách đang gào lên với rất nhiều thứ tiếng Trung khác nhau từ tiếng Quảng Đông, Quảng Tây cho đến tiếng Quan Thoại và tiếng Hán. Những ai mới vào đây lần đầu cứ nghĩ là những ông ba Tàu này đang cãi nhau nhưng chỉ đến khi họ cười rộ lên thì mới biết là họ đang nói chuyện với nhau một cách bình thường. Những người bồi bàn cứ luôn phải chạy nhốn nháo trong những tiếng gọi món ăn ầm ĩ, tiếng chửi rủa tục tĩu và tiếng bát đĩa va chạm vào nhau kêu loảng xoảng.
Claudio vốn luôn là khách quý của nhà hàng này nên cả ba người đã được đích thân chủ nhà hàng đưa đến tận bàn.
- Này ông Lee, ông bạn tôi đang chết rét rồi đây này. Ông làm ơn đem tới cho ông ấy hai chai rượu trắng đi.
- Thôi đi Claudio, không cần nhiều vậy đâu - Mandelbrot vội gạt đi - Chỉ cần uống bia với cua biển là được rồi.
- Ôi ông bạn của tôi - Claudio nói tiếp - Ông không nhất thiết phải uống Montracher đâu. Vậy thì ông Lee mang cho anh ấy mấy chai bia Budweisev vậy.
Hai người bồi bàn vội dọn ra những chiếc đĩa rất to đựng cua bể đã được tẩm gia vị còn đang nóng hôi hổi và mấy bát mì xào Singapore tỏa hương nghi ngút. Người thứ ba thì mang ra mấy cái ly và bắt đầu rót rượu trong khi một người khác lại mang ra bốn chai bia Ba Mi Ba, mấy chai nước khoáng, nước ngọt Fanta và một hộp nhỏ đựng giấy ăn. Mandelbrot và Pepe quấn những tờ giấy ăn lên các ngón tay rồi bắt đầu cầm lấy những miếng cua đưa lên miệng cắn vỡ vỏ cua và hút lấy những miếng thịt béo ngậy ở bên trong một cách rất thành thạo. Trong khi đó, D. Marnin lặng lẽ quan sát cách làm của hai người bạn rồi bắt đầu bắt chước một cách vụng về. Nước sốt có ớt và hạt tiêu từ vỏ cua rất cay cho nên nó đã làm cho mấy vết sứt trên tay anh đau rát. Thế nhưng vị ngon ngọt của thịt cua cũng đã làm tan biến bao nhiêu mệt nhọc và đem lại sự tỉnh táo kỳ lạ cho cả ba người.
- Trời đất - D. Marnin thốt lên - ngon không tưởng được.
Cả ngày hôm ấy anh đã chơi tới 7 xéc đấu đôi trong đó có bốn xéc chơi ở sân Cercle Sportif và cũng chiều hôm Thứ bảy đó, anh đã cùng với ngài Đại sứ tái thách đấu và giành thắng lợi trước đội MAAG với tỷ số 2: 1. Cho tới lúc này, không chỉ có mình Mandelbrot mà bản thân anh cũng như sắp chết đói đến nơi rồi vì thế anh cảm thấy như trong cuộc đời mình chưa bao giờ anh được nhậu một bữa cua với rượu Montrachet ngon đến vậy.
Đến giữa bữa ăn thì ba người có thêm một vị khách nữa đó là Klaus Buechner, một phóng viên người Đức đang làm việc cho hãng thông tấn Associated Press. Buechner đang sống trong cùng một ngôi biệt thự với Mandelbrot và anh cũng vừa trở về sau chuyến công cán theo các đơn vị chiến đấu ra chiến trường. Đặc ân duy nhất đối với các phóng viên chiến trường khi tới đưa tin chiến sự ở Việt Nam là họ được lên những chiếc máy bay trực thăng từ sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 5 giờ sáng sau đó máy bay sẽ đưa họ đi vòng vèo khắp vùng đồng bằng. Và cuối cùng họ lại được đưa trả về Sài Gòn vào lúc 5 giờ chiều vừa đủ thời gian để họ có thể tắm rửa, thay quần áo và đi ăn tối.
Cả bốn người đều đang đói ngấu và họ không ai bảo ai cùng lăn xả vào bữa ãn, vừa mút thịt cua vừa vứt các mảnh vỏ vào trong một chiếc đĩa để trên mặt bàn. Cứ lúc nào chiếc đĩa đựng vỏ cua đầy lên thì có một người đàn ông đứng tuổi mặc áo khoác mỏng màu trắng, quần Tây màu đen bước tới đổi vào đấy một chiếc đĩa khác. Hầu hết những người Việt và người Hoa đang ăn ở đây đều vứt luôn vỏ cua và giấy ăn xuống dưới nền nhà để sau đó sẽ có những đứa trẻ bồi bàn khoảng hơn 10 tuổi tới quét và hót đi.
Cuối cùng khi không còn dấu hiệu của cơn đói nữa thì Mandelbrot quay lại hỏi Buechner:
- Thế nào rồi? Tình hình chiến sự có gì mới không?
- Vẫn vậy thôi - Buechner, một người rất nổi tiếng vì lòng dũng cảm khi ở ngoài chiến trường đã phải thở dài ngao ngán - Tất cả chỉ là thêm một ngày nữa dầm mình lội trên những cánh đồng ngập nước đầy cò. Quân lực Việt Nam Cộng hòa (ARVN) đã cố tình làm om sòm lên nhưng lẽ dĩ nhiên là chúng ta chẳng tìm được gì hết. Thứ duy nhất mà tôi có thể bắt được lại chính là những con đỉa bám đầy trên người mình. Tự nhiên tôi lại đem thân mình ra chiêu đãi chúng nó một bữa tiệc ; do quan trọng nhất là Chương trình nhập khẩu hàng hóa CIP. Các anh chuẩn bị cắt bỏ các khoản cho vay này. Không có chương trình CIP, đất nước này sẽ lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Hơn thế nữa, không có chương trình CIP, tất cả chúng tôi cũng sẽ phá sản.
Trong thực tế, Đại sứ quán không mong muốn người Việt Nam phản ứng ngay tức khắc với lệnh cắt viện trợ mà chưa từng được công bố này. Điều này vẫn được coi là “thông tin nội bộ” và được bảo mật rất cao.
- Mấy ông bạn của anh chỉ đang cường điệu lên thôi - D. Marnin nói - Không cần phải hốt hoảng đâu. Các chuyến hàng sẽ chỉ bị đình lại, chỉ bị đình lại thôi. Chưa hề có một quyết định nào về việc hủy bỏ chương trình hỗ trợ nhập khẩu hàng hóa cả. Lâu nhất là chỉ trong từ ba đến bốn tháng nữa sẽ có vài trăm triệu đô la từ các kênh cung cấp sẽ được chuyển vào cho chương trình CIP này thôi. Không có gì phải lo ngại cả đâu.
- Không còn gì phải lo ngại cả ư! Hãy nói điều đó vói mẹ tôi khi họ đã quẳng tôi xuống sông Sài Gòn cho cá nó xơi rồi ấy ông ạ. Cậu và đám người Mỹ các cậu đều không hiểu là cậu đang ngồi trên cái cứt khô gì đâu khi mà nó động đến vấn đề kinh tế. Thị trường chỉ quan tâm đến những ý định của các cậu thôi. Theo cách đánh giá từ những người của chúng tôi, các cậu chuẩn bị rút mạnh tấm thảm trải dưói chân ông Diệm và họ hoàn toàn không hiểu sao lại thế. Để làm gì mới được chứ? Có một thứ mà thị trường không bao giờ muốn đó là sự mất ổn định. Tại sao mấy người bọn tôi lại phải bỏ lại cả đống tài sản của mình ở Sài Gòn để cho chúng trở nên vô dụng một khi Việt Cộng tiến được xuống đây trong khi ấy họ có thể lấy lại số tài sản đó nếu họ có thể tái đầu tư vào bất cứ cái gì ở Hồng Kông hay ở Băng Cốc. Và dù sao thì cuộc đảo chính sẽ sớm nổ ra trong năm nay thôi.
- Không có ai đang rút tấm thảm dưới chân ai cả đâu - D. Marnin cố cãi - và nếu như anh đang kiếm cái kiểu tiền mà anh đang nói đến ấy thì tôi cũng không hiểu vì sao những người bạn của anh lại cảm thấy lo ngại chứ?
Claudio nhìn chằm chằm vào D. Marnin như không thể tha thứ được.
- Tôi hiểu rồi, tôi sẽ phải kể nó cho cậu nghe bằng những từ ngữ đơn giản nhất nhé. - anh ta nói - Mấy tay ba Tàu là những tên chơi bạc đại tài. Điều này có nghĩa là khi có một cơ hội vô tình lướt qua, giống như việc Hoa Kỳ quyết tâm theo đuổi chính sách đô hộ ở miền đất này, họ sẽ cùng chơi vào đây bằng tất cả mọi giá. Họ nghĩ là sẽ chẳng có gì bằng việc vay một triệu đô-la với lãi suất khoảng 6,4% để đầu tư vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá bởi vì nhà máy đó có thể giúp họ kiếm được nửa triệu đô-la ngay trong năm đầu tiên mới bước vào sản xuất. Số tiền đó đủ để họ trả tiền lãi và kiếm được khoảng một trăm ngàn đô la tiền lời, một vụ đầu tư gần như chẳng bằng cái gì ngoài một chút hợp tác hai bên.
- Tôi thấy có vẻ như làm ăn vậy cũng kiếm được đấy chứ - D. Marnin thật thà nhận xét.
- Đúng vậy. Đặc biệt là vì họ vay tiền để chống lại những mối hợp tác tương tự ở ba nước khác nhau - có thể là ở đây và ở Băng Cốc, hoặc là Hồng Kông. Hoặc có thể là ở Singapore hay ở Malaysia hay ở bất cứ nơi nào khác. Chừng nào người Mỹ các cậu còn ở đây, những người chủ nợ của họ còn đáng yêu lắm - vậy nên họ sẽ không quá mệt nhọc để tìm hiểu xem nguồn vốn đó đến từ đâu. Nhưng nếu khi các cậu đã rút đi rồi, hoặc chỉ có vẻ như một ngày nào đó các cậu sẽ rút đi thì toàn bộ mọi thứ sẽ thay đổi. Những người chủ nợ sẽ bắt đầu xem xét. Vì thế một cái nhà máy sản xuất thuốc lá mới tuần trước có trị giá trên hai triệu đô-la mà có thể sử dụng làm tài sản để thế chấp vay thêm mười triệu đô-la khác để sử dụng cho việc xây dựng một dây truyền sản xuất đồ thủy tinh cao cấp hay hàng chục nhà máy nữa, ngày nay đã trở thành một mạng lưới các tiêu sản. Cuối cùng cậu sẽ không thể bỏ tất cả chúng vào trong va ly rồi mang nó đi khỏi đây được.
- Nhưng mà các anh vẫn có thể kiếm được khối tiền đấy thôi.
- Cuối tuần trước, tất cả tiền vốn của chúng tôi đã đạt mức cao nhất. Chúng tôi đã có thể thanh toán mọi nợ nần và rời bỏ mảnh đất này với một món lời thấp nhất cũng là khoảng mười triệu đô-la. Chỉ một năm nữa thôi, con số này ít nhất cũng phải đạt được khoảng mười lăm triệu đô-la hoặc là gần hai mươi triệu đô-la. Đấy là khi có một thị trường. Ngày hôm nay, bởi vì không có thị trường nào hết, tất cả tài sản của chúng tôi chỉ còn là đống cứt... - còn tồi hơn cả cứt ấy chứ vì ít ra thì cứt còn có thể làm phân bón được. Các chủ nợ của chúng tôi, nhữbằng dòng máu Bavarian chính thống của mình thế mới lạ chứ. Trong suốt hơn bốn tháng ở đây tôi đã có mặt trong gần năm chục trận càn rồi vậy mà kết quả trận nào cũng giống nhau là không có gì hết. Tôi bắt đầu nghi ngờ là không hiểu Victo Charlie (VC: Việt Cộng) có tồn tại thật sự hay đó chỉ là cái màn kịch mà ông Diệm dựng lên để moi thêm tiền viện trợ từ những người Mỹ hào phóng hay không.
- Anh có biết lý do vì sao không? - Mandelbrot hỏi một cách rất bực bội rồi tự trả lời - Bởi vì mục đích chính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là tránh VC chứ không phải là đánh nhau với họ. Tại sao lại thế? Câu trả lời quá đơn giản bởi vì ông Diệm không muốn bị mất quân. Chính vì vậy những tướng lĩnh hăng hái nhất sẽ nhận cái nhiệm vụ tồi tệ này, còn bọn xu nịnh thì rót mật vào tai cái thằng ngu ấy để được thăng quan tiến chức. Tướng Donnelly quá biết điều này và cả Đại sứ Corning cũng vậy. Thế nhưng bất cứ khi nào anh hỏi mấy ông ấy về nó thì các ông ấy sẽ bảo rằng chúng ta không thể ép buộc người ta được.
Nói đến đây, anh ta đập mạnh tay xuống bàn rồi hét lên:
- Tôi nói thật chứ? Đúng là chuyện nhảm nhí.
Mọi thứ như trầm hẳn xuống và D. Marnin đưa mắt nhìn ra các bàn xung quanh một cách thận trọng. Thế nhưng gần như chẳng ai chú ý đến tất cả những gì mà Mandelbrot vừa nói ra.
- Đúng là khó khăn lắm mói được thấy Billy bày tỏ quan điểm của mình. - Claudio thốt ra trong tiếng cưòi giòn tan.
- Tôi cũng không thể hiểu được Tướng Donnelly nữa - Mandebrot tiếp tục - Ông ấy là một quân nhân. Ông ấy đã được huấn luyện và đào tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vậy nhưng khi anh được giao một nhiệm vụ bất khả thi thì anh chỉ việc sử dụng một mẹo nhỏ là tung lên trời cả chục ngàn trái bóng để cho mọi thứ rối tung lên và không ai biết cái gì đang diễn ra nữa. Khi thời hạn hai năm công cán đã qua thì anh chỉ việc hy vọng rằng mình sẽ sống yên ả với chức danh tướng lãnh cấp cao ở Fort Myer. Còn sau đó mình chỉ việc phó mặc cho mọi thứ tồi tệ nhất cứ tự do rơi xuống đầu những khán giả cuồng nhiệt đã xem mình đang thi đấu. Thế nhưng Đại sứ Corning thì lại khác. Ngô Đình Diệm rất tin tưởng vào ông ta. Ông Đại sứ cũng đã phải trả giá rất cao để có được sự tín nhiệm ấy. Vậy nhưng khi ông ta đã có được nó thì ông ta phải có trách nhiệm sử dụng nó chứ. Thử hỏi sự tín nhiệm ấy còn có giá trị nào nữa không nếu như không sẵn sàng nói với ông Diệm tất cả sự thật? Nếu như cái Chính phủ này thật sự đúng như những gì mà ông Corning vẫn viết trong các báo cáo mà ông ấy gửi về nước...
- Anh đã được đọc các bức điện đó hay sao? - bỗng nhiên D. Marnin cắt ngang vào.
- Tôi chỉ xem có một số thôi. Những người có trách nhiệm ở New York mới có quyền nhận chúng. Anh biết đấy, từ trong Nhà Trắng vẫn có một vài bức lọt ra ngoài. Và tôi không nghĩ rằng tôi đen đủi đến mức Tổng thống có thể lôi tôi ra xử bắn vì tội này.
- Thôi đừng có nói như vậy nữa đi. - D. Marnin la lên
- Anh có thể hiểu thế nào thì tùy. Thế nhưng ở New York chẳng có gì là bí mật cả khi người ta vẫn nói đến việc hồi tháng trước chính Tổng thống J. F. Kenedy đã cho gọi Cy Sulzberger tới phòng Bầu Dục để thảo luận về việc thay thế một người khác có khả năng... chín chắn hơn.
- Cũng không phải ý tưởng tồi đâu. - Caudio thì thầm.
- Lẽ dĩ nhiên là ông Cy đã khuyên Tổng thống nên đưa ra quyết định một cách hợp lý. Còn về phần tôi, tôi cho rằng ngưòi ta đã nhiệt tình một cách phi lý. Tôi hơi quá một chút chứ thật lòng mà nói chúng ta đang có vấn đề ở đây đấy. Trong khi ông Diệm cứ ngồi ì trong Phủ Tổng thống và bị cô lập hoàn toàn với người dân của ông ấy thì ông Nhu lại khoác lác rằng ông ta đã kiểm soát được toàn bộ những gì ông Diệm đã nghe và đã nhìn thấy. - Mandelbrot ngán ngẩm lắc đầu -Mấy ông ấy như đang cố dấu mình trong những hầm trú ẩn còn chúng ta lại đang ở đây để chứng kiến những ngày tàn cuối cùng của Đế chế Hitler thêm một lần nữa.
Buechner khịt khịt mũi rồi tiếp luôn:
- Nếu anh hỏi tôi là...
- Tôi thì tôi lại nghĩ là làm sao mà ta biết được nếu như ta không... - D. Marnin chen ngang vào câu chuyện.
- Chúng ta cần phải tống khứ cả cái Chính phủ thối nát này và đem nó ra mà dìm xuống sông Sài Gòn cho rồi. Đại sứ Corning đã chả nói rằng đúng là Chính phủ này đang có vấn đề, nhưng sẽ không có ai có thể lãnh đạo miền đất này tốt hơn những gì mà ông Diệm và ông Nhu đang làm cả. Nhưng tôi thì tôi lại nghĩ khác, sẽ chẳng có ai có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn những gì mà các ông ấy đang làm. Bất cứ người bù nhìn bằng rơm nào cũng có thể làm tốt hơn thế. Trên thực tế, chúng ta cần một giới lãnh đạo mới không chỉ ở phía Việt Nam mà còn cả ở phía Mỹ. Anh có thể về nói với ông Corning hộ tôi như vậy cũng được. Nếu ông ta cảm thấy có quyền khuyên Tổng thống Kenedy lôi tôi ra bắn thì, Chúa ơi, tôi cũng cảm thấy cần phải khuyên Tổng thống thay thế ông ta đi là vừa.
- Vậy thì mục đích của báo chí các anh ở đây là để làm gì vậy? - D. Marnin gạn hỏi.
Mandelbrot không thèm chú ý đến câu hỏi mà đột nhiên đập tay xuống bàn rồi nhổm dậy cãi lại:
- Còn điều này nữa đó là nếu như chúng ta cứ tiếp tục để ông Corning và ông Diệm như bây giờ thì chắc chắn mọi thứ sẽ xụp đổ mất thôi. Chúng ta sẽ bị thua trong cuộc chiến tranh này mất. Anh có hiểu ý tôi không? Chúng ta sẽ thua mất thôi.
Mọi người đột nhiên im lặng hồi lâu. Một lần nữa D. Marnin lại phải đưa mắt nhìn khắp các bàn xung quanh một cách thận trọng, thế nhưng vẫn chẳng có thực khách nào thèm quan tâm đến màn tấu hài mà Mandelbrot vừa trình diễn. Pepe và Buechner đưa mắt nhìn nhau rồi cả hai cùng ngước nhìn Mandelbrot đang đứng lặng bên bàn với một ngón tay chỉ lên trời như một nhà tiên tri.
- Tổng thống Kenedy đã đúng đấy - Claudio phá vỡ sự im lặng - Còn anh thì đang quá sốt sắng rồi.
Mandelbrot cười khùng khục một cách ngượng ngùng và nói:
- Chúng ta tới vũ trường La Cigalle đi. Hôm nay tôi chi.
- Vậy thì chẳng có lý do gì để từ chối đúng không nào? - Claudio hưởng ứng ngay.
Vũ trường La Cigalle nằm ngay trên đường Rue Catinat. Khi họ đến vũ trường thì cũng là lúc một cô ca sỹ mặc váy ngắn hở hang đang uốn éo trên sân khấu và cùng ban nhạc Filipino biểu diễn bài hát “Hãy về bên em như chúng mình đã có mùa Hè năm trước”. Đa số các thính giả đều giẫm chân và gật gù theo điệu nhạc nhưng sàn nhảy vẫn trống trơn. Trong ánh đèn mờ mờ ảo ảo, mỗi người trong số họ len qua mấy cái bàn bỏ không để tới được một chiếc bàn con trống ngay trước phòng. Tại đây, chỉ một lát sau họ lại gặp được thêm ba phóng viên nữa là Miranda Pickerel, một cô gái dong dỏng cao, tóc vàng đang làm việc cho tờ Time -Life; Larry Burrows, một phóng viên ảnh khá nổi tiếng của tờ Life và một nhà quay phim người Việt Nam tên là Hà Thúc Cẩn.
Ngồi ngay cạnh Miranda, Claudio cho rằng lệnh cấm nhảy do Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân mới ban hành không chỉ gây ức chế cho nhiều người mà nó còn hủy hoại cả một ngành kinh doanh dịch vụ giải trí. Anh nói:
- Chỗ này trước đây thường rất đông và nếu chúng ta đến muộn như thế này thì chắc chắn không thể kiếm được chỗ mà ngồi. Thế mà bây giờ nó gần như không có mấy người đến.
- Này coi chừng - Mandelbrot cảnh giác nhắc nhở -Những tay sai của bà ta đầy xung quanh đấy. Người ta vẫn bảo là cảnh sát mật của ông Nhu cũng thường xuyên ghé qua vũ trường này đấy. Bà Trần Lệ Xuân vốn không ưa sự chỉ trích mà đặc biệt là sự chỉ trích của những người nước ngoài đâu.
- Hm... Tôi thật sự không ưa mấy cái chỉ dụ của bà ấy - Claudio nói - Chỉ có nhảy mới là cách duy nhất để tôi có thể gần gũi hơn với Miranda. Bây giờ thì... Tôi ước gì tôi có thể...
- Không hẳn vậy đâu - Miranda nói tiếp - Mới rồi tôi vừa có một cuộc phỏng vấn với bà Nhu về chủ đề này. Và các anh biết bà ấy nói sao không? Bà ấy nói với một giọng pha tạp giữa tiếng Việt tiếng Pháp thế này chứ “Nha... ảy nhót ư? Tại sao người ta lại phải nổi... giận vì lệnh cấm ấy chứ? Nếu họ có quá nhiều ne... ng lượng thì họ nên đi ra ngoài mặt trận để chiến đấu vì tổ quốc. Còn cô, cô có nghĩ rằng người ta cũng nha...ảy với nhót ở Hà Nội không?”
Nghe đến đây mọi người đều cười phá lên còn Miranda cũng ngừng lại trong giây lát rồi quay sang nói với Claudio:
- Bà ta cũng nói rằng người dân cần phải học cách để giảm bớt ham muốn tình dục của mình. Và bà ta cũng có nhắc là lúc nào bà ta cũng nhớ đến anh đấy Claudio ạ.
- Tôi sao? Nhưng tôi giống như một linh mục cơ mà. - Claudio giẫy nẩy lên.
Một phụ nữ mập ú trong bộ áo dài màu vàng chật căng bước tới bên người trưởng dàn nhạc và đưa cho anh này một tờ giấy yêu cầu bài hát. Lúc biểu diễn cũng như khi quay về chỗ ngồi đôi tay cô vung vảy rất mạnh mẽ và đầy sức sống. Buechner nói như gào lên:
- Ôi Chúa ơi, cứu con với, cô ấy mới hấp dẫn làm sao. Con đến chết mất thôi. Làm ơn gọi cho tôi cái xe cấp cứu đi nào.
- Anh làm sao vậy, thích rồi à? - Mandelbrot hỏi một cách giễu cợt.
- Nh&igri ta đều có thể làm ăn được... lần đầu tiên bọn trẻ con được đi đến trường... những tòa nhà mới vẫn mọc lên ở khắp nơi. Chỉ lúc sáng nay thôi em thức dậy và hát véo von như một con chim đang đón chào một ngày mới ở phía trước. Em không phải làm gì nhiều ngoài việc đi mát-xa, đi mỹ viện và chờ đợi một đêm nữa được yêu anh trên chiếc giường này. Và cái gì đã xảy ra nữa chứ? Trước lúc em bước vào cửa hiệu làm đầu, em bỗng nhận ra là mình sẽ mất tất cả mọi thứ - điền trang, nhà cửa và cả cái giường mà em đang ngủ.
- Nhưng anh nghĩ là việc ở trang trại đang rất suôn sẻ cơ mà.
- Nó chỉ đã suôn sẻ thôi. Mới hai ngày trước đây, em vừa ký một hợp đồng cung cấp trứng, thịt gà và thịt lợn cho căn cứ quân sự ở sân bay Biên Hòa với cái giá cao hơn trước tới 40%.
- Vậy thì chuyện gì xảy ra thế?
Cô ném mình lên giường rồi bật khóc tức tưởi. Mặc dù cô đang thổn thức, anh vẫn không thể không nhìn lên đường cong hoàn hảo trên hông cô.
- Mấy tay ba Tàu đòi thanh toán món nợ - cô nói trong tiếng nấc nức nở - họ đòi tất cả tiền nợ.
- Em nợ họ tiền sao?
- Dĩ nhiên là em phải nợ rồi. Anh sẽ không thể làm ăn mà không bị dính tí nợ nần nào hết. Thế anh nghĩ là Chúa đã sáng tạo ra các ngân hàng và những chủ nợ để làm cái gì chứ?
- Anh có thể đưa cho em tất cả những gì mà anh có.
Cô gạt nước mắt rồi hỏi
- Nhưng anh thì có được bao nhiêu kia chứ?
- Ừ,... khoảng mười lăm hay mười sáu ngàn đô-la gì đó.
- Em cần khoảng mười lần như thế cơ. Ôi... h...u... em biết làm thế nào đây.
- Nhưng em có biết tại sao mấy tay ba Tàu đó lại đòi nợ vào lúc này không?
- Biết, em biết quá đi chứ! Tất cả mọi người ở Sài Gòn này đều biết cả! Họ đều sợ là ông Sedgevvick sẽ lật đổ Ngô Đình Diệm và trao đất nước này cho mấy tay tướng lĩnh bất tài đó rồi sau đấy - các anh sẽ bỏ đi luôn...
- Ôi,... Lily...Lily ơi đấy không phải là sự thực đâu...
- H..u... H..u... lại không a a...à! Đi đi, đi khỏi đây di, cả anh và tay Sedgewick của anh nữa tất cả người Mỹ các anh đi khỏi đây đi và để cho chúng tôi yên.
 

Truyện Chương 8 Lời giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 ave;n kìa, hãy nhìn hai cái mông kia kìa sao mà kích thích thế không biết. Nó làm tôi phát điên lên đây này. Complètement fou - Buechener cười khùng khục.
Một cô gái Việt Nam khác trong bộ áo dài truyền thống và mái tóc dài đến ngang hông cũng đem một bản nhạc cho người nhạc trưởng rồi lặng lẽ bước lên sân khấu và bắt đầu hát một bài dân ca bằng cái chất giọng buồn buồn. Khi cô vừa hát song, Mandelbrot đã không bỏ lỡ ngay cơ hội tiến lại gần và bắt đầu tán tỉnh. Chỉ còn lại D. Marnin ngồi lại cùng bàn với Miranda nên anh hỏi:
- Mấy cô gái này là ai thế?
- Họ là những ca sĩ phòng trà. - Cô trả lời - Hàng đêm họ đi khắp các vũ trường và mang theo những bài hát kiểu như vừa rồi.
Khi Mandelbrot quay trở lại bàn, D. Marnin lên tiếng khích lệ:
- Cô ta cũng được đấy chứ.
- Cũng được - Mandelbrot tán thành - Chỉ có điều không biết là cô ấy có phải là một sỹ quan Việt Cộng hay không thôi.
Những buổi tối như vậy quả thật đã quá nặng nề đối với một thanh niên trẻ mới bắt đầu sự nghiệp ngoại giao và rất cẩn thận như Marnin. Trong khi anh đang nung nấu trong đầu biết bao nhiêu hoài bão với một môi trường mới như vậy thì tư tưởng cá nhân công kích ngài Corning của Mandelbrot đã thật sự làm anh khó chịu. Vào buổi sáng ngày hôm sau anh nghĩ rằng mình cần phải có trách nhiệm báo cáo với ngài Đại sứ một cách ngắn gọn nhất về quan điểm tiêu cực của anh chàng phóng viên tờ “Thời báo New York”. Đáp lại những thịnh tình đó, ông Corning nhìn phụ tá của mình một cách sửng sốt nhưng cố nhẫn nhịn mà không đưa ra một lời bình luận nào. Hai ngày sau đó, ông Corning đưa cho D. Marnin xem một bản báo cáo ghi chép nguyên văn lời độc thoại của Mandelbrot do mật vụ của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ghi âm lại. Ông Đại sứ chỉ dặn D. Marnin bằng một câu vắn tắt.
- Cẩn thận với bất kỳ cái gì anh nói ra ở cái thành phố này.
--!!tach_noi_dung!!--

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN - 2011
Nguồn: Đánh máy: hoi_ls từ e-thuvien.com
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 7 tháng 12 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--