Chương 8

PHẦN IV
CỤC DIỆN THAY ĐỔI
Chương 40
LỜI BIỆN HỘ

    
iện số 563
Từ: Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Gửi tới: Ngoại trưởng
Tuyệt mật Điện khẩn; Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép.
Sài Gòn Ngày 18 tháng 9 năm 1963 - 05 giờ chiều
Kính gửi: Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; (Không gửi cho bất cứ ai khác)
1. Nếu ngài Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân tới Việt Nam, họ sẽ tới thăm xã giao Tổng thống Diệm và tôi sẽ phải tháp tùng họ. Ở đây, một hành động như vậy sẽ được xem như một dấu hiệu cho thấy chúng ta đã từ bỏ chính sách “không quan hệ” được đưa ra nhằm thể hiện sự không đồng ý của chúng ta đối với các biện pháp đàn áp tôn giáo mà họ đã làm từ hồi tháng năm. Điều này cũng sẽ được xem như một gáo nước lạnh dội lên đầu đám tướng lĩnh đang cố gắng tạo ra sự thay đổi trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa hiện nay. Gia đình Ngô Đình Diệm cũng sẽ hào hứng ủng hộ ý tưởng cho rằng mọi khúc mắc sẽ được giải quyết và giờ đây chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này.
2. Chính vì lẽ đó, cả ngài Bộ trưởng và Tướng Taylor cần mở rộng tầm mắt và hiểu rằng tất cả những điều đó là những phản ứng rất tự nhiên. Trong địa vị của họ, rất khó có thể tìm ra sự khác biệt rõ ràng giữ những gì thuộc lĩnh vực chính trị và những gì thuộc lĩnh vực quân sự. Người Việt Nam sẽ không thể phát hiện ra điều đó và cánh báo chí của chúng ta cũng vậy.
3. Tôi đã giám sát chặt chẽ việc thực thi chính sách “Không quan hệ” mà chúng ta luôn có đủ lý do để tin rằng nó đang khiến cho gia đình này phải đi vào khuôn khổ và phải chấp nhận một số nhượng bộ. Hiệu quả của chính sách này nhất định sẽ mất hết tác dụng nếu như chúng ta bị xa vào việc bộc lộ những cử chỉ quá thân thiện trong chuyến thăm này của ngài Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
Ký tên
Đại sứ: Sedgewick
Điện trả lời: Điện số 431
Từ: Ngoại trưởng Mỹ Gửi tới: Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn
Tuyệt mật. Điện khẩn; Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép.
Ngày 18 tháng 9 năm 1963 - 04.52 chiều
Từ: Tổng thống Mỹ Gửi tới: Đại sứ Sedgewick; (Không gửi cho bất cứ ai khác)
Tôi rất hiểu vấn đề rắc rối mà ông sẽ gặp phải trong chuyến thăm của ngài McNamara và Tướng Taylor. Cùng lúc đó tôi cũng đang kỳ vọng rất nhiều vào chuyến thăm này và tôi cũng hy vọng là chúng ta có thể sử dụng nó để tạo ra một số thuận lợi cho ông trong việc xử lý các vấn đề cần quan tâm nhất. Như trong bức điện trước đã nói, mối quan tâm chủ yếu của tôi trong chỉ đạo hoạt động của Phái bộ Mỹ ở đó là bảo đảm rằng tất cả các cố vấn quân sự cao cấp của Mỹ đều được trang bị những hiểu biết đầy đủ về tình hình thực tế bỏi vì cả hai nhiệm vụ của họ cho dù là tham gia vào các công việc ở đây hay chịu trách nhiệm chính quyền trước Quốc hội Mỹ đều có chung mục đích cuối cùng là giành chiến thắng trước Cộng Sản. Đã từng trưởng thành trong ngôi nhà của Đại sứ quán cũng như đã được đào tạo bài bản về tầm quan trọng của việc bảo vệ hiệu quả công việc của người “đang ở hiện trường”, tôi muốn bố trí để chuyến đi này có thể hỗ trợ và không làm lệch hướng trách nhiệm của riêng ngài. Tuy nhiên trong mấy tuần tói đây, tôi không muốn có sự thay đổi nào trong lực lượng Quân đội ở đó; còn về phần mình, tôi sẽ tiếp thu đánh giá có thẩm quyền về công tác chỉ huy lực lượng Quân đội tại đó.
Ký tên
Ngoại trưởng: Rusk
Không giống như Đại sứ Sedgewick, tướng Donnelly chào đón chuyến thăm của ông McNamana và tướng Taylor rất nồng nhiệt. Từ những mối quan hệ với cấp cao nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như những gì mà vô số các sỹ quan người Việt vẫn kể cho các đối tác ngưòi Mỹ của mình, ông ta biết rằng kế hoạch tổ chức đảo chính vẫn đang được tiến hành. Với tất cả những gì mà ông ta hiểu thì chỉ thị từ Washington là rất rõ ràng - không cho phép sự can dự trực tiếp của Mỹ vào bất cứ cuộc đảo chính nào lật đổ ông Diệm. Thế nhưng liệu ngài Đại sứ có nghiêm chỉnh chấp hành những chỉ thị đó hay không lại là chuyện hoàn toàn khác. Thêm vào đó, tướng Donnelly không tin tưởng Đại tá Gascon. Chính vì vậy, ông ta hy vọng vai trò đúng đắn của Mỹ sẽ được định đoạt trong chuyến thăm này của Bộ trưởng Quốc phòng và tướng Taylor. Ông ta đã cảm thấy như mọi thứ đang tiến triển rất tốt đẹp và chẳng có lý do gì để gây nguy hiểm cho tiến trình tổ chức chiến tranh bằng cách thúc đẩy các nỗ lực chính trị không cần thiết mà nó có thể đẩy nước Mỹ vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Điện số 7356
Từ: Tư lệnh Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ (MACV)
Gửi tới: Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (CJCS)
Tuyệt mật. Điện khẩn; Yêu cầu: Chỉ đọc không sao chép.
Ngày 20 tháng 9 năm 1963 - 7.47 sáng
Đồng kính gửi: Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.
(Đặc cách gửi tới ngài Đại sứ Sedgewick. Trên danh nghĩa cá nhân gửi tới tướng Taylor)
1. Giống như tất cả những người khác đang nói, đang viết và đang,lúng túng vì vấn đề mà chúng ta đang vấp phải tại Việt Nam, tôi cũng nhận thấy mình phải có trách nhiệm để làm một điều gì đó. Trong phần lớn những báo cáo, những bài viết mà tôi đã được đọc, người ta đều dễ dàng nói rằng tất cả các chương trình mà chúng ta đã tiến hành ở đây đều đã bị phá sản. Chúng tôi đã đón tiếp hết vị khách này đến vị khách khác tới từ Bộ Ngoại giao - tất cả bọn họ đều được gọi là chuyên gia về Việt Nam (những chuyên gia chỉ có thể nói thạo được tiếng Pháp nhưng chẳng biết nói lấy một từ bằng ngôn ngữ của người bản địa) - Những người này chỉ đưa ra được những kết luận dựa trên các cuộc trao đổi với các trí thức ở thành phố hay những định kiến mà họ có từ trước khi đật chân đến đất nước này. Trong thực tế, tôi hoàn toàn không đồng ý với những “chuyên gia này”, những người rút ra những nhận định chuyên môn chỉ bằng tán gẫu với một vài người bạn cũ thuộc tầng lớp thượng lưu bị Pháp hóa ở Sài Gòn và ở Huế. Cho tới giờ phút này, những chương trình của chúng ta ở đây chưa hoàn toàn phá sản như những gì họ vẫn nói.
2. Miền Nam Việt Nam được chia thành hai khu vực khác nhau - thành phố lớn nhất là Sài Gòn cùng thành phố vệ tinh của nó là Huế và khu vực hai gồm tất cả những vùng còn lại. Ở Sài Gòn và Huế, cánh báo chí của chúng ta thu lượm được toàn sự bất bình và lời những đồn đại. Nhưng cũng phải cám ơn Chúa vì tôi chỉ được đọc những bài báo đó sau khi nó đã phát hành được ít nhất ba ngày. Nếu như tôi cũng đọc tờ New York Times và Washington Post sớm như các ngài, có lẽ tôi sẽ rất sợ phải đi làm và cũng chẳng biết phải làm gì khi đến nơi làm việc. Chính vì thế thay vì chỉ đến ngồi chơi ở phòng làm việc tôi đã làm việc cật lực và phát hiện ra rằng mọi thứ không tăm tối như thế. Ở đây mọi thứ đều khác xa vói tất cả những gì mà người ta vẫn đồn đại.
3. Như các ngài đều biết, mọi chương trình của chúng ta đều tập trung vào lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hoà và những người dân đang sống ở các vùng nông thôn. Không có chương trình nào phục vụ riêng cho những người ở Sài Gòn hay ở Huế. Các chương trình của lực lượng vũ trang gần như đã hoàn tất hoặc ít nhất cũng đang tiến triển tốt. Các chương trình ở vùng nông thôn vẫn tiếp tục đúng như những gì mà chúng ta đã dự liệu. Cả hai dạng chương trình này đều đang thu được kết quả.
4. Nói như vậy là tôi rất lạc quan mà đặc biệt lạc quan trên lĩnh vực quân sự và tôi cũng thật sự tin là còn có nhiều lý do nữa để lạc quan hơn trong một số lĩnh vực khác. Chẳng hạn như:
a. Lệnh thiết quân luật đã được chấp nhận.
b. Quyền tự do báo chí đã được nới lỏng nhiều hơn.
c. Những phản ứng nhanh nhẹn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (RVNAF) đã kịp đáp trả nhiều hơn những cuộc tấn công của VC.
d. Cho đến nay, những phong trào đấu tranh tự phát của các tù trưởng người dân tộc thiểu số ở khu vực Pleiku cũng đã giảm.
e. Mục đích cuối cùng là việc giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại vc đã được phổ biến trong tất cả các cấp thuộc lực lượng RVNAF. Điều này đặc biệt có tác dụng khi lệnh thiết quân luật được gỡ bỏ.
f. Hầu hết các quân nhân trong Quân lực VNCH đều muốn thắt chặt mối quan hệ và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau với các cố vấn quân sự Mỹ.
g. Trong con mắt của mỗi người đều dễ dàng nhận thấy rằng Sài Gòn đang phát triển rất nhanh và đã trở thành một trong các thành phố lớn nhất ở Đông Nam Á. Ngoại trừ một số khu vực ở vùng sâu vùng xa, đa số các vùng đông dân cư đều đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Người ta có thể sống ở Sài Gòn và cảm thấy an toàn hơn nhiều so với ở các thành phố khác trên thế giới chẳng hạn như ở New York.
5. Tất cả điều đó và còn rất nhiều thứ khác cho thấy rằng các chương trình của chúng ta đang tiến triển rất tốt. Chúng ta không thể dừng chúng lại và phó mặc mọi chuyện cho các đồng minh của mình ở đây. Họ biết là họ đang bị thua và đang rất tuyệt vọng. Ngay bây giờ chúng ta không thể bỏ cuộc được.
Chân thành gửi tới ngài những lời chúc tốt đẹp nhất.
Bức điện này là bức điện đầu tiên mà tướng Donnelly đã đi lạc sang những lĩnh vực khác vốn không thuộc phạm vi quân sự đặc quyền của ông ấy. Và nó cũng đã đánh dấu cho sự đấu đá giữ ông ta và Đại sứ Sedgewick để rồi sau này đã có lúc hết sức căng thẳng mà tướng Donnelly đã phải thốt lên rằng Đại sứ Sedgewick đã được phép viết lại toàn bộ lịch sử của Việt Nam Cộng hòa cũng như lực lượng vũ trang của nó. Trong khi đó, những nỗ lực của tướng Donnelly lại bị phóng viên Mandelbrot công kích không thương tiếc mà đôi khi còn mang đậm màu sắc tiêu cực. Hôm đó D. Marnin đưa bức điện cho ngài Đại sứ ngay sau bữa ăn sáng, phản ứng của ông Sedgewick thật khác hẳn so với thường ngày. Ông ta đọc nó cẩn thận một lượt, rồi hai ba lượt sau đó suy nghĩ rất lâu.
- Cậu có thể làm cho một con điếm cười sung sưóng bằng cách vỗ vào mông nó càng đau càng tốt. - cuối cùng ông ta mỉm cười nói - Thế nhưng ngay sau đó con điếm ấy sẽ cho cậu thấy là nó muốn nhiều hơn là một cái phát. Thằng cha Donnelly này sẽ không còn được phục vụ mãi mãi đâu. Trước khi ngài McNamara và tướng Taylor đến đây, tôi muốn cậu đọc hết tất cả các báo cáo của các cố vấn của chúng ta viết về những vùng sâu, vùng xa. Mà cậu đã làm thế rồi có phải không?
- Vâng, thưa ngài. Tôi đã xem qua tất cả.
- Thế trong đấy có bản báo cáo nào ủng hộ những gì mà Donnelly nói không?
- Không thưa ngài. Đó là một bức tranh hỗn độn. Ở chỗ này thì mọi thứ rất ổn nhưng ở chỗ khác thì mọi việc lại rất tồi tệ. Trong khu vực Đồng Tháp Mười là tệ hại hơn cả.
- Vậy thì tại sao những báo cáo đó chưa được trình lên cho tôi thế?
- Thưa ngài, ngày nào tôi cũng đã trình lên cho ngài cả một tập rồi đấy ạ.
- Khỉ thật! Đợi cho chúng ta đón tiếp ngài McNamara và tướng Taylor xong rồi cậu phải tóm tắt chúng cho thật ngắn hơn nữa cho tôi nhé! Tôi muốn có thêm các con số cụ thể và dẫn chứng chi tiết từ USOM và các cố vấn ở cấp tỉnh nữa. Chỉ có những thứ đó mới có thể cắt vụn sự lạc quan đến trơ trẽn này được.
- Vâng thưa ngài.
Nhìn bên ngoài, đời sống ngoại giao ở Sài Gòn đã tiến theo nhịp sống thường ngày của nó - toàn những tiệc tùng, lễ tân, dạ tiệc... với hầu hết các quan khách và đồng nghiệp. Đại sứ Sedgewick cũng bị cuốn vào vòng xoáy của các mối quan hệ ở cấp Đại sứ nên cũng phải đi dự dạ tiệc tói ba lần liền trong một tuần. Bởi vì đã có mấy nghìn người phải làm việc và cung cấp thông tin cho mình nên ông ta chẳng cần dựa nhiều lắm vào những mối quan hệ xã hội như thế này để lấy tin tức. Cũng chính vì thế, ông Đại sứ vẫn luôn cho rằng những cuộc tiếp xúc xã hội như vậy là buồn tẻ nhưng vẫn thừa nhận rằng người ta đã phải trả một cái giá rất cao để chiếm được một vị trí của ông ta ở trong các buổi tiếp đón như vậy. Một trường hợp được cho là ngoại lệ khi lần thứ hai ông ta được tiếp xúc với Ngô Đình Nhu.
Điện số 541
Từ Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn
Gửi tới: Ngoại trưởng
Mật NODIS. Ngày 21 tháng 9 năm 1963 - trưa.
Trong bữa tiệc tối hôm qua do ông, bà Đại sứ Goburdhun của Ấn Độ đồng thời là Chủ tịch luân phiên của Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến tại Việt Nam (ICC) đứng ra tổ chức, tôi đã gặp cố vấn Nhu và vợ, ông Cửu, Bộ trưởng Ngoại giao.
Ông Nhu đã nói rất nhiều. Ông ta đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng chính ông ta đã là người sáng tạo ra chương trình lập ấp chiến lược và rằng không một ai kể cả người Mỹ có thể làm được điều đó. Ông ta cũng lặp đi lặp lại rằng những Phật tử là đám đạo đức giả và chính họ đã ép buộc những người đồng môn của mình phải tự tử. Ông ta cho rằng họ đã bị giết chết bởi những người đồng môn chứ không thể nói là họ tự sát. Ông ta khẳng định rằng ông ta rất hiểu vì sao người Mỹ lại kinh hoàng đến vậy khi nghĩ là chính họ là những người đang ủng hộ cho những thể chế tồi tệ đến vậy, nơi mà những nhà sư chỉ còn cách tự thiêu.
Tôi trả lời rằng tôi rất mừng vì ông ta đã hiểu được điều đó, và tôi cũng lo ngại về khả năng phối hợp chung giữa người Mỹ và người Việt Nam như những đối tác thực thụ để triển khai các chương trình đang được tiến hành. Bởi lẽ một trong những điều tồi tệ nhất có thể ảnh hưởng đến những chương trình này là các tín hiệu xấu từ phía công luận nước Mỹ đối với những sự kiện đã xảy ra hồi tháng 5 và điều này có thể sẽ tạo ra sự nghi ngờ là liệu các chương trình đó có thu được những kết quả cần thiết đúng như những giá trị của nó hay không. Tôi nói rằng cần phải làm một điều gì đó để chỉ cho người dân Mỹ thấy là đã có sự tiến bộ rõ rệt ở đây và cũng vì lý do đó tôi gợi ý rằng ông ta nên đi khỏi đây một thời gian. (Ngô Đình Nhu không phải ứng gì). Tôi cũng nói thêm là tôi hiểu rằng ông Diệm đã có xu hướng ủng hộ việc hòa giải với các Phật tử nhưng bởi vì ông ấy cũng đã phải làm một vài vấn đề gì đó mang tính chất tượng trưng như ban hành lệnh thiết quân luật với cánh báo chí hơn là việc các nhà sư phản đối bằng cách tự thiêu. Ngô Đình Nhu là một tay khá ấn tượng. Ông ta khá đẹp trai với một khuôn mặt độc ác và cũng rất thông minh nữa. Trong buổi dạ tiệc ấy, ông ta đã nói liên tục như một chiếc đài ghi âm và bất chấp sự nhẫn tâm và độc ác của ông ta, mọi người đều cảm thấy tiếc cho ông ta mà thôi. Ông ta như một con thú dữ bị thương nặng nhưng vẫn rất hung hăng. Dường như ông ta không còn chút nhân tính nào hết, một kẻ bị săn đuổi và bị vướng vào chính vòng tròn tội lỗi do hắn tạo ra. Nỗi sợ hãi và sự trả thù đang bám riết lấy ông ta từng phút trôi qua.
Ký tên
Đại sứ: Sedgewick