III: D - Những ý định của Hiệp định Genève
III: D Tóm Lược

    
ột trong những tranh cãi chủ yếu xung quanh Hội nghị Genève là có liên quan đến ý định đình chiến và Tuyên bố cuối cùng. Trong khi đã rõ ràng rằng trên thực tế vấn đề đình chiến đã được Pháp và Việt Minh thiết kế để chấm dứt thù địch, thì mục tiêu chính trị của các bên tham chiến, và những người tham gia Hội nghị phát biểu trong bản Tuyên bố cuối cùng, là đáng nghi ngờ. Vấn đề chính trong tranh chấp là có hay không có sự chú tâm vào việc thống nhất Việt Nam, và nếu có, các hành động về sau này của Mỹ và Chính phủ Việt Nam đã cản trở ý định đó [thống nhất Việt Nam] làm họ như có lỗi trong chiến tranh hiện nay [chiến tranh giữa hai miền Quốc Gia Nam-VNDCCH].
Trung Quốc và Nga, nói chung, hài lòng với kết quả của Hội nghị Genève, thậm chí mặc dù họ đã bị buộc phải chấp nhận một giải quyết khác một cách đáng kể từ những yêu cầu ban đầu của họ. Từ khi mà những nước lớn đó chỉ quan tâm trong việc đạt được mục tiêu chính trị của họ mà không gây ra một phản ứng mạnh từ phương Tây thống nhất, là chấm dứt chiến tranh trên các điều khoản thậm chí tối thiểu thuận lợi sẽ cho phép họ có thời gian để củng cố lợi ích của mình và mở rộng vùng kiểm soát của họ sâu hơn vào khu vực Đông Nam Á với những rủi ro ít hơn. Họ nhận ra rằng VNDCCH đã không nhận được các nhượng bộ tương xứng với sức mạnh quân sự và kiểm soát chính trị, nhưng những người Cộng sản, có thể đã tính toán sai về cam kết của Mỹ trong tương lai với Nam Việt Nam, có lẽ họ đã tin rằng họ có thể chuyển chiến đấu từ chiến trường một cách an toàn vào lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc giải quyết cuối cùng đã làm tổn hại nghiêm trọng những mong đợi và các mục tiêu của VNDCCH: đường phân vùng là ở vĩ tuyến 17, chứ không phải là 13, cuộc bầu cử được dự kiến sau hai năm, mà không phải ngay lập tức, và phải được giám sát bởi một một cơ quan quốc tế chứ không phải bởi các bên tham chiến; và các phong trào Cộng sản tại Lào và Campuchia đã bị từ chối công nhận và hỗ trợ, không được quyết định bởi Hội nghị.Tuy nhiên, bất chấp những thất bại và thất vọng, VNDCCH dường như đã tính toán là sẽ thu hồi toàn bộ Việt Nam trong một diễn trình tương đối ngắn, hoặc thông qua một trưng cầu dân ý về việc thống nhất đất nước, hoặc đương nhiên khi Chính phủ Việt Nam sụp đổ vì rối loạn nội bộ. (Tab 1)
Đối với Vương quốc Anh cũng như Pháp, kết quả cuối cùng tại Genève là đạt yêu cầu chính của họ. Vụ đổ máu đã chấm dứt, sự nguy hiểm của cuộc xung đột mở rộng đã được ngăn chặn. Mỹ nghĩ thế nào về Hiệp định là điều khó khăn để hiểu được. Ngay sau khi kết thúc hội nghị, đại diện Mỹ, Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] Walter Bedell Smith, phát biểu rằng đó là kết quả tốt nhất có thể trong các trường hợp. Cả ông và Tổng thống Eisenhower tuyên bố rằng “Hoa Kỳ sẽ nghiêm túc xem xét bất kỳ xâm lược mới nào vi phạm thỏa thuận [Genève] là những đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình và an ninh của Thế Giới."  Tổng thống Kennedy trong tháng 12 năm 1961 sử dụng trích dẫn của nội dung bài viết này như là biện minh cho việc hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam. Nhưng mục đích của những tuyên bố của Mỹ vẫn còn mơ hồ. Có thể lập luận rằng mục đích của Mỹ không phải là cam kết lâu dài của họ, nhưng nỗ lực để ngăn chặn VNDCCH khỏi tấn công Chính phủ Việt Nam trong thời gian hai năm trước khi đến cuộc bầu cử. Theo lập luận này, chính quyền Eisenhower đã chấp nhận bất kỳ kết quả nào nếu đảm bảo rằng cuộc bỏ phiếu được tự do. Một phản biện khác cho rằng Smith đã ném xuống chiếc găng tay để thách đấu với Cộng Sản. Một hành động của NSC ngay sau Hội nghị đã coi Hiệp định một "thảm họa lớn cho lợi ích của Mỹ" và kêu gọi hành động chính trị để cứu vãn khỏi bị thiệt hại hơn nữa. Nói cách khác, trong khi các chi tiết cụ thể của Hiệp định là phù hợp vị trí đàm phán với Mỹ, Mỹ đánh giá tổng thể của Hội nghị về việc sắp xếp lại lãnh thổ đã mang lại cho những người Cộng sản. Dưới cái nhìn này, tuyên bố của Smith đã đánh dấu điểm xuất phát cho những nỗ lực phối hợp để đưa ra một hệ thống an ninh tập thể cho Việt Nam và tất cả các nước Đông Nam Á. Những nỗ lực đó đã lên đến đỉnh điểm trong Hiệp ước Manila tháng Chín, năm 1954 (SEATO), và chương trình viện trợ cho Ngô Đình Diệm. (Tab 2)
Có nhiều giải thích khác nhau về tinh thần của Hiệp định tùy theo lợi ích của các thành phần tham dự ở Genève. Tuy nhiên, rất khó để tin rằng bất kỳ ai trong những người tham gia đã kỳ vọng rằng ​​Hiệp định Genève sẽ đưa đến một nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Các quốc gia Cộng sản Liên Xô, Cộng sản Trung Quốc, và VNDCCH dường như đã giả định rằng sự phát triển của một chế độ ổn định ở miền Nam là rất khó xảy ra, và rằng VNDCCH cuối cùng cũng sẽ giành quyền kiểm soát của cả nước. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ đều gióng lên những bằng chứng là Chính phủ Việt Nam không thể kéo dài được hai năm trước khi có cuộc bầu cử. Cũng có thể rõ ràng, kế tiếp, là thái độ hòa giải của các quốc gia Cộng sản tại hội nghị có thể giải thích được rằng họ đã tự cho rằng các điều khoản cụ thể mà họ chịu thỏa thuận là ít quan trọng hơn là hòa hoãn [Tự Do, Cộng Sản] – họ sẽ thành công thừa kế trong tương lai, tuy chậm, nhưng không thể tránh khỏi. Mặt khác phản ứng và kỳ vọng của phương Tây, không có nghi ngờ gì, là khá khác nhau. Trong khi Pháp chỉ quan tâm đến việc giải thoát mình ra khỏi một thất bại quân sự, họ cũng không ít quan tâm trong việc duy trì vị trí văn hóa và kinh tế của họ tại Việt Nam. Ngay cả Vương quốc Anh đã đưa ra tất cả các dấu hiệu cho thấy họ muốn ngăn chặn Cộng sản chiếm đóng toàn bộ [VN]. Do đó, những cường quốc này, như Mỹ, đều muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng không phải với sự hy sinh toàn bộ Việt Nam vào tay Cộng Sản. Như vậy, tinh thần của Hiệp định có thể ít đáng kể hơn so với lời lẽ ghi trong Hiệp định. Nói cách khác, bằng cách chia đất nước tại vĩ tuyến 17, với mỗi khu vực theo một "chính quyền dân sự” riêng biệt, bằng cách tập kết các lực lượng và phong trào của miền Bắc và miền Nam, và bằng cách trì hoãn cuộc bầu cử trong hai năm, các bên tham dự đã gây nguy hiểm cho Hiệp Định Geneve, nếu không nói là loại bỏ, công cuộc thống nhất đất nước Việt Nam. Dù các bên có ý đồ gì, hiệu quả thực tế của các điều kiện cụ thể ghi trong Hiệp định là một quốc gia bị vĩnh viễn chia đôi. (Tab 3)
 
 

THẢO LUẬN
Tab l – Thành quả cho phe Cộng sản
Tab 2 - Thành quả cho phương Tây
Tab 3 – Tinh thần và hậu quả trên thực tế của Genève