III: D - Những ý định của Hiệp định Genève
III: D1
THÀNH QUẢ CHO PHE CỘNG SẢN

  1. Các cường quốc Cộng sản chính đạt được mục tiêu của họ
Qua đánh giá từ các bài bình luận công khai của lãnh đạo các phái đoàn cộng sản - Molotov và Chu – [đã cho thấy] Trung Quốc và Liên Xô hài lòng với kết quả tại Genève. Giải pháp chung cuộc dường như là đã đáp ứng hầu hết các mục tiêu riêng của họ, không chỉ đơn giản là về quyền lợi nhỏ của họ ở Đông Dương, mà còn rộng hơn nhìn về lợi ích toàn cầu của họ. Việt Minh, tuy nhiên, chấp nhận, một giải pháp mà nó xem ra khác rất đáng kể không những so với yêu cầu ban đầu của họ và sánh với mức kiểm soát bằng quân sự trên thực tế của họ tại Việt Nam, nhưng khác ngay cả với vị trí thỏa hiệp của họ. Tuy nhiên, ngay cả Việt Minh đã tỏ ra hài lòng với kết quả của Genève. Lý do là - niềm tin rằng thời gian sẽ đứng về phía họ.
  1. Cộng sản xem việc tiếp quản toàn bộ [VN] là không thể tránh khỏi
Trong phiên họp khoáng đại cuối cùng vào ngày 21 tháng 7, các đại biểu Liên Xô, Trung Quốc và VNDCCH đều đồng ý, Hiệp định, nếu được thực hiện, chiến sự sẽ kết thúc, và VNDCCH được chính thứa có một vùng lãnh thổ cơ sở ở miền Bắc. Phạm vi hoạt động sau đó là xếp đặt cho cuộc tổng tuyển cử tại Việt Nam và đưa đến việc tiếp quản mà cộng sản mong muốn. Tình hình chính trị ở Nam Việt Nam là bấp bênh. Ngoài ra, còn nhiều đơn vị vũ trang của các giáo phái và của các nhóm khác thù địch với chính quyền trung ương của Bảo Đại, người liên tục dựa trên Pháp. Những người cộng sản chắc chắn có lý do chính đáng đi đánh giá rằng miền Nam Việt Nam không thể trở nên đủ vững trong thời hạn hai năm, trước khi có cuộc tổng tuyển cử là điều đã được quy định trong bản Tuyên bố cuối cùng, đặt ra như là một giải pháp thay thế khả thi cho VNDCCH. Những người cộng sản đã có lý do tốt để tin rằng một chế độ ổn định trong khu vực phía Nam sẽ không bao giờ được hình thành, vì vậy việc VNDCCH sẽ nắm quyền kiểm soát trên cả nước là gần như mặc định.
  1. Trung Quốc không chống việc phân vùng vĩnh viễn
Điều thú vị, tuy nhiên, Trung Quốc chấp nhận quan điểm cho rằng Hiệp định Genève đã, ít nhất là tạm thời - và, có lẽ sẽ là vĩnh viễn, tạo ra hai thực thể chính trị riêng biệt. Vào đầu tháng Sáu, Chu nói với Jean Chauvel rằng Trung Quốc công nhận sự tồn tại cả của Việt Minh và chính phủ Việt Nam. Trong lần nói chuyện về một giải pháp chính trị cuối cùng, Chu Ân Lai lại một lần nữa tuyên bố rằng phải cần đạt được điều này qua các cuộc đàm phán trực tiếp giữa hai chính phủ của Việt Nam. 1/ Cho đến nay, như Trung Cộng đã quan tâm, việc phân vùng không phải chỉ đơn giản là một sự phân chia vùng trách nhiệm hành chính - nó dính líu đến điều khoản của hiệp ước đình chiến tại Việt Nam (Điều 14a) đưa ra việc thành lập các "chính quyền dân sự" của "các bên" được tập kết trong hai khu vực, nhưng đó là việc thành lập các cơ quan chính phủ ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Điều vẫn còn chưa rõ ràng, tất nhiên, là [phân vùng] thường trực sẽ như thế nào mà Chu đã riêng tư sắp xếp [với ai] đó.
  1. Trung Quốc dự kiến tạo ra một vùng đệm (thường trực)
Ngoài Việt Nam ra, Trung Quốc dường như tin rằng thỏa thuận cuối cùng sẽ ngăn cản được việc ba nước Đông Dương tham gia vào hệ thống an ninh của Mỹ. Khi Chu truyền đạt đến Eden mối quan tâm của mình về sự tham gia của Lào, Việt Nam và Campuchia trong tổ chức Hiệp ước khu vực Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao [Eden] nói rằng theo ông biết, không có đề nghị nào cho những quốc gia [đó] tham gia.  2/ Ngày hôm sau, Eden nói với Molotov rằng một hiệp ước an ninh trong khu vực Đông Nam Á là không thể tránh khỏi và hoàn toàn phù hợp với chính sách của Anh, nhưng ông nói thêm rằng không có đánh giá nào được đưa ra mà bao gồm cả Cam-pu-chia và Lào (một bình luận mà Smith coi như là một "sai lầm ", vì Mỹ hy vọng sẽ sử dụng ý tưởng bao gồm họ [Campuchia, Lào] như là một đe dọa hầu đạt được một giải quyết tốt hơn [hiệp định Genève]).  3/ Khi hội nghị bế mạc, Trung Quốc cảm thấy đủ yên tâm về vấn đề này; ngày 23 tháng 7, một nhà báo Trung Quốc tâm sự: "Chúng tôi đã giành được chiến dịch đầu tiên là làm cho tất cả các khu vực Đông Nam Á trung lập." 4/
  1. Kinh tế nội địa của Trung Quốc được bảo vệ
Trung Quốc, vào thời điểm này, đã lo lắng rất nhiều với các vấn đề nội bộ của mình, và lo lắng để củng cố ở nhà trước khi tiến xa hơn vào châu Á. Chiến tranh Triều Tiên đã làm trầm trọng thêm những bức xúc về vấn đề kinh tế và chính trị bên trong Trung Quốc, Bắc Kinh đã có những nỗ lực để thúc đẩy tái thiết kinh tế vượt ra ngoài khả năng giới hạn của Trung Quốc. Họ đã hài lòng rằng tình hình Đông Dương sau Genève đã cho phép, ít nhất là tạm thời, đảm bảo rằng mọi nỗ lực lớn của họ có thể được chuyển vào trong nước mà không sợ những xáo trộn dọc theo biên giới phía Tây Nam của Trung Quốc.
  1. Ngăn ngừa được mối đe dọa Mỹ sẽ can thiệp mạnh mẽ
Liên Xô và Trung Quốc đã thận trọng theo dõi các nỗ lực lẻ tẻ của Mỹ, đầu tiên, để giữ cho vấn đề Đông Dương ở Genève, và thứ hai, để ngăn chận các quốc gia phương Tây tham gia vào hành động thống nhất nhằm ngăn chặn toàn bộ Đông Dương lọt vào tay Cộng Sản. Có một yếu tố không thể tiên đoán được liên quan đến hành động của Mỹ ở Đông Nam Á, là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã cố tình nuôi dưỡng đến một mức độ lớn (với những bước đi có tính toán như các cuộc đàm phán quân sự song phương tại Washington), nhưng cũng được nhấn mạnh bởi số lượng quá mức và đa dạng của những tuyên bố công khai về Đông Dương đã được Washington đưa ra, chính thức và bán chính thức, trong tháng Sáu và tháng Bảy, trong khi Hội nghị Genève đang diễn ra. Bắc Kinh và Moscow, sau đó, đã có một số lý do để tin rằng họ đã đi bước trước bằng ngoại giao trong việc ngăn chận can thiệp quân sự của Mỹ.
  1. Triển vọng có được một sự ổn định trong ngắn hạn làm Nga hài lòng
Chính phủ Liên Xô đã không quan tâm đến việc thúc đẩy các mục tiêu của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Họ cũng không muốn thấy sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này. Vì những lý do này, lợi ích lớn mà Liên Sô quan tâm là tập trung trong việc Pháp phải rút ra khỏi Đông Dương - nhưng tính toán sao để ngăn cản bất cứ sự lớn mạnh nào của Mỹ hoặc Trung Quốc nhảy vào thay thế cho Pháp. Đo đó, việc tạo ra một nhà nước trung lập tại Việt Nam (hoặc thậm chí tạo ra hai nữa nước đối lập với nhau) là một đáp ứng ngay tức khắc những yêu cầu của Liên Xô, trong những cách tốt nhất có thể trong những tình huống như thế - và nó là giải pháp trong ngắn hạn của Liên Xô, cũng như các đoàn đại biểu khác, đang tìm kiếm tại Genève. Tương lai sẽ tự thân nó giải quyết vấn đề.
  1. Nga dự kiến sẽ ảnh hưởng được quan điểm của Pháp về EDC
Cho dù không phải là mối quan hệ nhân quả có thể được chứng minh với độ chính xác bất kỳ, thực tế là người Pháp đã không phê chuẩn các hiệp định Cộng Đồng Phùng Thủ Âu Châu (EDC: European Defense Community) đã được đưa ra biểu quyết trước Quốc Hội Pháp một tháng sau khi Hội Nghị Genève kết thúc. Phản ứng tại Liên Xô được mô tả là "tưng bừng", ca ngợi việc Pháp từ chối [EDC] là "một sự kiện quan trọng trong lịch sử chính trị của châu Âu."  5/ Sự kiện này, tiếp theo ngay sau khi Hội Nghị Genève chấm dứt, được Liên Xô nhìn, ít nhất là một phần, đã bị ảnh hưởng bởi chiến lược cộng sản đưa Pháp ra khỏi bị dính cạm bẩy ở Genève.
  1. Các cường quốc Cộng sản chính thấy một số thất bại của họ
  1. Không đạt được việc hợp nhất toàn bộ Đông Dương Cộng sản
Ít nhất là trong tương lai gần nhất, việc cộng sản củng cố ở toàn Đông Dương là không cần đặt lại vấn đề. Bất kể như thế nào, việc không thể tránh khỏi cộng sản bành trướng trong vùng, các chuyển biến đã tạm thời ngăn chặn họ ở vĩ tuyến 17. Thực vậy, phe cộng sản không được chuẩn bị để chấp nhận những rủi ro để theo đuổi ưu thế thực sự của mình, nếu không phải trên chiến trường, thì đó là vấn đề tâm lý. Khẳng định của phe cộng sản tại Genève rằng Việt Minh kiểm soát 3/4 diện tích của Việt Nam là gần với sự thật. Quyết định từ bỏ việc vùng kiểm soát địaũng là điều gần như chắc chắn đã ăn vào tâm trí của Molotov trong các cuộc đàm phán. Không có bằng chứng nào hỗ trợ các tranh cãi cho rằng trong một số bài viêt Molotov đã mồi chài Mendes-France một cách rõ ràng đưa ra một giải quyết nhân nhượng về Đông Dương để đổi lại việc Quốc Hội [Pháp] từ chối gia nhập EDC, nhưng Molotov cũng không cần phải rõ ràng minh thị như thế. Trong suốt năm 1953 và trong năm 1954, tuyên truyền Liên Xô đã bi chi phối bởi ý kiến về EDC và sự nguy hiểm của một nước Đức tái vũ trang. Chắc chắn vì lợi ích đó mà Liên Xô đã gây áp lực buộc VNDCCH nhượng bộ người Pháp, khi rút quân khỏi Đông Dương, Pháp sẽ khôi phục tầm cỡ quân đội Pháp ở lục địa [Âu Châu] và do đó phần nào sẽ bù đắp cho sự cần thiết một EDC. Lợi ích của Liên Xô, trong ngắn hạn, có thể đưa đến việc hy sinh các mục tiêu của Việt Minh, nếu cần thiết, để ngăn chặn Đức tái vũ trang.
  1. Liên Xô nắm cơ hội để tạo ra một nhà nước cộng sản mới
Những nỗ lực của Liên Xô để giành quyền kiểm soát ở Iran, Mãn Châu, Hy Lạp và Hàn Quốc cho thấy một mục tiêu có thể thứ ba của ngoại giao của họ tại Genève. Trong những trường hợp này, Liên Xô đã cố gắng giành quyền kiểm soát nhà nước bằng cách thiết lập một vùng đất cộng sản ngay trong nước được nhắm đến. Vùng đất này sẽ trở thành, sau đó, "một giai đoạn đầu tiên để cuối cùng đưa toàn bộ nước đó vào trong khối cộng sản." Trong quan điểm của Liên Xô, đó là thời điểm để tiến hành như thế ở Việt Nam là chính xác và việc kiểm soát [toàn bộ] Việt Nam sẽ đến mà không cần thiết phải chinh phục bằng quân sự. 1/
  1. Mục tiêu của Trung Cộng: Nhu cần một biên giới an toàn
Ngược lại vị trí của Liên Xô, Trung Quốc thực hiện mục tiêu của họ tại Genève khá rõ ràng: (1) nhấn mạnh cam kết hỗ trợ các "cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc" (2) bảo vệ chống lại khả năng can thiệp quân sự của Mỹ, (3) ngăn chặn các nước Đông Dương trở thành căn cứ của Mỹ hoặc tham gia các hệ thống liên minh với Hoa Kỳ; và (4) thúc đẩy " 5 nguyên tắc sống chung hòa bình" như là một phần của nỗ lực của Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng của họ khắp Trung Á với mục tiêu là cần tạo ra một vùng an ninh bao phủ Lào, Campuchia, và một nửa phía Bắc của Việt Nam, để bảo đảm sườn phía Tây Nam của Trung Quốc chống lại sự xâm nhập của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ thế lực nước ngoài lớn nào khác.
  1. Chính sách của Trung Quốc kêu gọi hỗ trợ "chiến tranh giải phóng quốc gia "
Từ lúc mà quân đội Trung Quốc đến biên giới Việt Trung, hỗ trợ của Trung Quốc cho Việt Minh là rõ ràng phù hợp với chính sách của Bắc Kinh là hỗ trợ các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Chủ đề này thường xuyên được các đại biểu Trung Quốc tại Genève ám chỉ đến. Tuy nhiên, Trung Quốc cẩn thận kiểm soát những viện trợ đó là để hỗ trợ cho chiến tranh, và chỉ sau Hội nghị Berlin họ dã tăng đáng kể viện trợ để đảm bảo sự sụp đổ của Điện Biên Phủ. Bất kể là với lý do chủ nghĩa Mác tiên tiến mà Trung Quốc đã đưa ra trong chính sách của họ đối với Việt Minh, Bất kể là với lý do chủ nghĩa Mác tiên tiến mà Trung Quốc đã đưa ra trong chính sách của họ đối với Việt Minh, trong lịch sử Trung Quốc đã hành động để biến các quốc gia chung quanh thành chư hầu của họ. Sau khi việc hàn gắn [tàn phá chiến tranh] trong nước của Trung Quốc đã được phục hồi, họ sẽ quay lại, phù hợp với chính sách đã nhiều thế kỷ đối với Việt Nam, dự kiến sẽ đưa ảnh hưởng của họ vào Đông Nam Châu Á thông qua Việt Nam.)
  1. Trung Quốc cảnh giác việc Hoa Kỳ can thiệp
Viện trợ ít hơn là họ có thể cho, Bắc Kinh rất có thể đã cảnh giác về sự can thiệp của Mỹ và một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn. Về mặt này, cảnh báo của Hoa Kỳ cho Trung Quốc trong năm 1953 từ một chính quyền Mỹ đã công khai tuyên bố sẽ đưa ra một đường lối cứng rắn đối với khối cộng sản không thể được Bắc Kinh bỏ qua. Hơn nữa vào năm 1954, Trung Quốc đã tỏ ra quan tâm nhiều hơn trước đây về tính hiệu quả quân sự của vũ khí hạt nhân. Vừa qua một cuộc chiến tranh tốn kém ở Hàn Quốc, và đã quyết định sớm nhất là vào mùa thu năm 1952 là đặt ưu tiên cho việc xây dựng " xã hội chủ nghĩa” ở nhà, Bắc Kinh không ở vị trí nào có nguy cơ khiêu khích Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc đã sẵn sàng làm việc cho một giải quyết cho chiến tranh Đông Dương có thể đã xuất phát, dưới cái nhìn này, từ những xác tín rằng: (a) VNDCCH đã thực hiện đầy đủ lợi ích quân sự cho Trung Quốc, tức là, kiểm soát lãnh thổ ở miền Bắc Việt Nam, và (b) không nên cho phép VNDCCH khiêu khích phương Tây (đặc biệt là Hoa Kỳ) vì sợ rằng phe này sẽ nhảy vào một phản ứng quân sự mà nó có thể thay đổi bản chất của chiến tranh và có lẽ, cam kết của Trung Quốc.
  1. Trung Quốc muốn ngăn Lào và Cam-pu-chia trở thành Đồng Minh của Mỹ
Bên cạnh việc đảm bảo rằng một nhà nước cộng sản sẽ chiếm phần phía bắc của Việt Nam, Trung Quốc cũng tìm cách để vô hiệu hóa hai quốc gia Đông Dương khác. Chu Ân Lai phát biểu tại Hội nghị rằng ông không phản đối việc đưa vũ khí và nhân viên quân sự vào Campuchia hoặc Lào sau khi đã có lệnh ngừng bắn, 2/ ông cũng không phản đối hình thức quân chủ của chính phủ, 3/ họ được tự do về vấn đề chính trị nội bộ của họ, 4/ hoặc [tự do] gia nhập Liên hiệp Pháp. 5/ Điều đáng ngạc nhiên, là Chu Ân Lai đã không đòi hỏi nhượng bộ của Pháp, mặc dù Pháp đã có một nửa dự kiến rằng ​​Chu sẽ nhấn mạnh về mối quan hệ thương mại tốt hơn, yểm trợ một chỗ ngồi cho Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, hoặc công nhận ngoại giao của Pháp đối với Cộng sản Trung Quốc. 6/ Thay vào đó, Chu Ân Lai đã làm rõ rằng Trung Quốc có nhiều quan tâm đến việc thành lập các căn cứ Mỹ ở Cam-pu-chia và Lào mà tiềm năng là sẽ được xử dụng để chống Trung Hoa Lục địa… Nhượng bộ cho người Pháp có thể được thấy như là một cách của Bắc Kinh “giữ lại” người Pháp và đẩy người Mỹ ra ngoài. Sự sụp đổ nhanh chóng của Pháp có thể tạo ra một khoảng trống mà Mỹ sẽ bị buộc phải di chuyển vào.
Người Trung Quốc đã bị phiền hà về triển vọng việc Cam-pu-chia, Lào, và Nhà nước Việt Nam sẽ trở thành thành viên của hệ thống  hiệp ước an ninh do Mỹ đề xuất cho khu vực Đông Nam Á.  7/  Ví dụ như, khi Chu gặp Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia (Nông Kimny) vào ngày 17 tháng 7, Thủ tướng Trung Quốc ngầm cảnh báo chống lại sự tham gia của Campuchia vào một hiệp ước khu vực Đông Nam Á hoặc chấp nhận các căn cứ nước ngoài. Các hậu quả của một trong hai động thái của Campuchia, Chu Ân Lai cho biết, là sẽ rất nghiêm trọng đối với độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Và ông đặc biệt nói rằng phát biểu của ông sẽ áp dụng như nhau đối với Lào và Việt Nam. 8/ Bắc Kinh không quan tâm đến việc chiếm thêm lãnh thổ, nhưng họ cũng không cho phép một đe dọa quân sự Mỹ gần kề bên.
  1. Trung Quốc nỗ lực để nâng cao hình ảnh của "sự cùng tồn tại trong hòa bình"
Một mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là nâng cao hình ảnh của Trung Quốc như một cường quốc châu Á chân thành cống hiến cho sự cùng tồn tại trong hòa bình. Chính sách "chung sống hoà bình" đã được đóng khung trong năm nguyên tắc: thân thiện, không can thiệp lẫn nhau trong các vấn đề nội bộ, không xâm lược, bình đẳng và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Trung Quốc đầu tư nhiều thời gian và đi khắp nơi để thuyết phục các nước láng giềng châu Á về sự chân thành của Bắc Kinh. Trong bối cảnh này, việc giải quyết Đông Dương đã được thúc đẩy mà Chu là phải được ghi nhận là người đã đóng góp phần quan trọng. Hình ảnh Bắc Kinh như là một nhân vật hoạt động cho hòa bình có lời nói được chú ý trong Hội đồng của người Châu Á. Nhưng không phải vì thế, mà giá trị của khối cộng sản Trung Quốc phải tăng.
 
  1. Liên Xô và Trung Quốc tạo ảnh hưởng ôn hòa lên đoàn Việt Minh
  1. Vị trí lúc khởi đầu là hỗ trợ lập trường cứng rắn của VNDCCH
Có nhiều lý do để Liên Xô và Trung Quốc tìm thấy là trong quyền lợi của họ khi làm việc cho một giải quyết hòa bình cho chiến tranh Đông Dương. Mặc dù ấn tượng đầu tiên là họ hoàn toàn đứng sau lưng vị trí đàm phán Việt Minh, Molotov và Chu Ân-lai đã dần dần chuyển dịch về phía chung chỗ với người Pháp. Hai trưởng đoàn đại biểu cộng sản trong thực tế là những công cụ để đạt được những nhượng bộ của Việt Minh và đã đề xuất những giải pháp thay thế mà người Pháp có thể chấp nhận được. Vào điểm khởi đầu của Hội nghị, Molotov và Chu bề ngoài tỏ ra hỗ trợ nhưng không đánh giá đề nghị của Phạm Văn Đồng về một giải pháp chính trị theo sau bởi một lệnh ngừng bắn. Khi việc đã trở nên rõ ràng rằng Pháp sẽ không chấp nhận đề nghị đó, họ đã đương nhiên đồng ý rằng phải cần bàn cải hơn nữa để đòi tách biệt vấn đề quân sự ra khỏi các cuộc thảo luận chính trị. Đề nghị của Molotov trong buổi họp hạn chế lần thứ nhất ngày 17 tháng Năm là đi theo đường hướng này, và lưu ý của Chu Ân Lai với Eden vào ngày 20 là có thể nên ưu tiên cho việc ngừng bắn, là những tiêu biểu cho bước đột phá thực sự và có thể là nguyên nhân gây ra việc Phạm Văn Đồng sẵn sàng tham gia vào cuộc thảo luận về các vấn đề quân sự riêng với Tướng Delteil của Pháp.
  1. Chuyển qua ủng hộ VNDCCH thảo luận song phương với Pháp có vẻ đã xuất hiện ​​sớm
Các đoàn đại biểu Liên Xô và Trung Quốc - nhiều hơn so với đoàn Việt Minh - đã trực tiếp lo toan cho các cuộc thảo luận Pháp-Việt Minh. Việc mà các quan chức Liên Xô vào ngày 30 tháng Ba và một lần nữa vào ngày 5 tháng Năm đã nói với các quan chức phương Tây rằng đàm phán song phương sẽ là hình thức thuận lợi cao nhất cuộc đàm phán cho vấn đề ngưng bắn 9/ cho thấy rằng sự ủng hộ ban đầu của cộng sản đối với đề xuất của Phạm Văn Đồng có thể đơn giản chỉ là trái banh thăm dò. Sau khi Pháp, Anh và Mỹ, không chịu nhúc nhích từ lời kêu gọi của họ về một ngừng bắn ngay lập tức và được kiểm tra chặt chẽ, Chu Ân Lai và Molotov sau đó được tự do bắt đầu các cuộc đàm phán theo hướng thỏa hiệp.
  1. Liên Xô và Trung Quốc đã thay đổi phương pháp tiếp cận của VNDCCH về ngưng bắn
Áp lực của Trung Quốc và Liên Xô dường như đã buộc VNDCCH chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn trước khi có một giải pháp quân sự. Phạm Văn Đồng đã tranh cải cho một kế hoạch có thể thực hiện một lệnh ngừng bắn trên toàn Đông Dương đáp ứng điều kiện của Việt Minh về cuộc tổng tuyển cử và sự hình thành của ba chính phủ thống nhất. Tuy nhiên, tại kỳ họp hạn chế đầu tiên của Hội nghị vào ngày 17 tháng 5, Molotov đã chỉ ra rằng đề xuất của Pháp đến thời điểm chỉ để xử lý vấn đề quân sự, và do đó đề nghị rằng đề xuất đó nên được xử lý trước khi đi vào các thỏa thuận chính trị. 10/ Trung Quốc đã đồng ý với cách tiếp cận này. Trong một cuộc trò chuyện với Eden, Chu Ân-Lai tán đồng việc tách biệt vấn đề quân đội ra khỏi vấn đề chính trị, ưu tiên cho một cuộc ngưng bắn. 11/ Do đó, khi được báo cáo rằng Hoàng Văn Hoan đã nói với tờ Le Monde ngày 24 tháng Năm là VNDCCH đưa ra "không phải là điều kiện chính trị tiên quyết duy nhất ", [như vậy] ông đã phản ánh quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc cũng như đang mở đường cho sáng kiến của ​​Đồng vào ngày hôm sau.
  1. VNDCCH phản ứng đối với áp lực của Trung-Xô về việc phân vùng
Có những bằng chứng để tin rằng cả Trung Quốc và Liên Xô là công cụ trong việc đưa đến một loạt các nhượng bộ của Việt Minh về vấn đề nơi để kẽ đường ranh giới ngăn giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Khả năng về việc phân vùng lúc đầu đã được đề xuất với các quan chức Mỹ sớm nhất là ngày 04 tháng Ba bởi một thành viên của Đại sứ quán Liên Xô ở London, dường như họ đã nhận thức được là Pháp-Mỹ sẽ phản đối một thỏa thuận liên minh 12/ Đường phân vùng được đề cập tại thời điểm đó là vĩ tuyến 16, có thể đặt Tourane (Đà Nẵng) vào tay Việt Minh (vĩ tuyến 16 nằm một vài dặm về phía nam của cảng). Cũng chính Liên Xô, vào ngày khai mạc của hội nghị, đã tiếp cận phái đoàn Hoa Kỳ với đề nghị phân vùng này – lần này đã quả quyết rằng việc thành lập một quốc gia đệm ở phía Nam của Trung Quốc là đủ để đáp ứng yêu cầu an ninh của Trung Quốc 13/.
Vào cuối tháng Sáu, sau nhiều vòng của cuộc đàm phán bí mật giữa Pháp-Việt Minh vấn đề quân sự đã không tiến triển, Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) vẫn khẳng định trên vĩ tuyến 13, kẻ từ bờ biển phía nam của Tuy Hòa, là đường chia cắt. 14/ Theo đề nghị của Lacouture và Devillers, Việt Minh có thể đã được tìm cách tận dụng danh tiếng của Mendes-France là một người của hòa bình, và về việc rút quân đang xảy ra của lực lượng Liên Hiệp Pháp về phía Nam đồng bằng sông Hồng. 15/  Vị trí này của Việt Minh đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ vào giữa tháng Bảy và sự thay đổi có thể được truy nguồn từ một cuộc gặp giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh tại Nam Ninh bên kia biên giới Trung Quốc-Việt Nam. Theo báo cáo của CIA, Chu đã áp lực cho Hồ chấp nhận một đường cắt phân vùng có lẽ là vĩ tuyến 17 hoặc 18, rất xa miền Bắc. 16/ Vị trí tiếp theo mà Phạm Văn Đồng thỏa hiệp cho thấy sự sẵn sàng của Việt Minh để thảo luận về phân vùng ở vĩ tuyến 16 dường như cũng có nguồn gốc trong các cuộc đàm phán giết, tuy nhiên, một khi lệnh ngưng bắn đã được ký kết, một trong những điều đó không ngăn cản Campuchia hợp tác với các quốc gia không cộng sản trong các vấn đề quốc phòng ", ông tự tin rằng Hoa Kỳ và các nước khác quan tâm đến việc thảo luận với Chính phủ Campuchia" về vấn đề an ninh. (Điện thoại ưu tiên SECTO Johnson  627. từ Genève, July 16, 1954, bí mật.)  Một vài ngày sau đó, khi Sam Sary cùng Nông Kimny (Đại sứ tại Mỹ) cùng đi gặp Smith, ông Thứ trưởng đề nghị Phnom Penh nên nêu rõ, tại Hội nghị, ý định không cho phép có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình và không tham gia vào liên minh quân sự nào. Đồng thời, mặc dù, Campuchia sẽ được tự do nhập khẩu vũ khí và sử dụng giảng viên và kỹ thuật quân sự Pháp. Trong khi Cam-pu-chia có lẽ sẽ không được tự do tham gia SEATO đang dự tính, họ vẫn có thể hưởng lợi từ nó. Smith "đảm bảo với Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, theo quan điểm của chúng tôi, bất kỳ sự xâm lăng nào công khai hoặc bí mật chống lại lãnh thổ Campuchia sẽ đưa hiệp hội [SEATO] vào hoạt động mặc dù Campuchia không phải là thành viên. Tôi ủng hộ việc các thành viên Liên Hiệp Pháp sẽ cung cấp đầy đủ các phương tiện cho Campuchia để đảm bảo họ nhận được vũ khí của Pháp, một số đó sẽ là của Mỹ, cũng như các huấn luyện viên và chuyên viên kỹ thuật cần thiết, một số trong đó cũng có thể là người Mỹ được đào tạo.” Nông Kimny “tự hạn chế mình” để tuyên bố rằng Campuchea sẽ dựa rất nhiều vào Mỹ để bảo vệ mình chống lại sự xâm lược và Campuchia mong muốn xuất hiện từ hội nghị hiện nay được tự do tối đa để hành động nghĩa là các biện pháp mà Cam-pu-chia có thể làm để bảo đảm quốc phòng của mình. " Điện thoại. Giây TO 650 từ Genève, 18 tháng 7 1954 (MẬT).
  • See Chauvel's report in Johnson's priority tel. SECTO 553 from Genève, July 2, 1954 (TOP SECRET). Also: Lacouture and, Devillers, p. 238.
  • Dillon from Paris tel. No. 32, July 2, 1954 (TOP SECRET).