III: A - Hoạch định quân sự và những vận động ngoại giao của Hoa Kỳ, tháng Giêng đến tháng 7 năm 1954
III: A Tóm Lược

    
ã có những tố cáo rằng Hoa Kỳ đã cố gắng phá hoại Hội nghị Genève, đầu tiên là Hoa Kỳ đã vận động để ngăn chặn cho hội nghị diễn ra, sau đó họ đã cố gắng để phá hoại các giải pháp, và cuối cùng là từ chối đảm bảo các thỏa thuận kết quả của hội nghị. Nhiều tài liệu về lời tố cáo này đã hoàn tất, nhưng không có nghĩa là rõ ràng. Trong khi "phá hoại" có thể là một từ mạnh mẽ, điều hiển nhiên rằng những hành động và tuyên bố của Hoa Kỳ trong thời gian này là đã tìm cách làm giảm tầm quan trọng của hội nghị, không gắn kết mình vào các kết quả [của Hội Nghị], và do đó đã sinh ra những nghi ngờ về sự ổn định của các hiệp định. Sau khi Hội nghị Tứ Cường [Mỹ, Anh, Pháp và Liên Sô để giải quyết vấn đề Triều Tiên và Đông Dương]  tại Berlin vào tháng Hai năm 1954, nỗ lực của Mỹ đã được chỉ đạo để ngăn chặn một sự sụp đổ của Pháp tại Việt Nam trước khi đi đến một giải quyết tại Genève. Nếu hội nghị [Genève] sẽ phải diễn ra, Mỹ dường như đã tin rằng, bất kỳ giải pháp nào đều sẽ trái với lợi ích của Mỹ. Mục đích của Hoa Kỳ, do đó, tránh đặt tầm quan trọng vào hội nghị mà đặt nó ở chiến trường. Việc nhấn mạnh tầm quan trọng mới vào phương án quân sự đã được đặt ra trong bối cảnh của những gì mà Washington gọi là "hành động thống nhất", cùng tính chất tương tự như sự can thiệp của Liên Hợp Quốc tại Hàn Quốc - rộng, đa quốc gia và quân sự. Ngay cả khi vị trí quân sự Pháp-Việt tiếp tục xấu đi trên chiến trường, Mỹ đã trở nên thuyết phục hơn bao giờ hết về sự cần thiết là để chiến thắng quân sự quyết định. Kinh nghiệm gần đây của Hàn Quốc đã dùng để thuyết phục Washington rằng chuyện thỏa hiệp với những người cộng sản là không thể. Tuy nhiên, Mỹ, đã phản ứng với đề xuất Pháp cho một hội nghị hòa bình bằng việc nhấn mạnh Pháp phải đứng trên một thế mạnh, tăng cường trong khi vừa đánh vừa đàm. Hơn nữa, Mỹ đe dọa "tách" ra khỏi hội nghị nếu kết quả không mấy thuận lợi cho phương Tây (Tab 1).
Khi hội nghị đã trở thành một thực tế, mục đích của Mỹ nhắm giữ cho khả năng chọn lựa hành động thống nhất sẵn sàng trong tình huống nước Pháp bị rơi vào những quá trình đàm phán khó khăn tại Genève. Washington tin rằng hội nghị sẽ thất bại bởi vì sự không khoan nhượng của cộng sản và, do đó, Pháp sẽ không còn sự lựa chọn nào khác bằng phương án hành động thống nhất. Pháp muốn Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự, nhưng lại ngần ngại không muốn trả giá cho nó. Cái giá là Độc Lập hoàn toàn cho các nước Đông Dương càng sớm càng tốt mà Mỹ đã thúc đẩy. Mỹ đã không đưa ra cam kết nào với Pháp, hơn nữa, không hỗ trợ mạnh mẽ và rộng khắp – hổ trợ quân sự là không bao giờ đến. Pháp, sẵn sàng chấp nhận các điều kiện tiên quyết cho sự can thiệp của Mỹ, và dưới áp lực trong nước, quyết định theo đuổi một giải pháp chính trị tại bàn hội nghị chứ không thông qua hành động quân sự thống nhất. Tuy nhiên, Pháp đã sử dụng những điều kiện này và giải pháp thống nhất hành động như là một đòn bẩy tại hội nghị. Khi tình hình Pháp ở Đông Dương suy sụp đến mức mà hổ trợ quân sự của Mỹ không còn ích lợi gì, và sau khi nhìn thấy sự vô vọng của tổ chức thống nhất hành động, [ngoại trưởng] Dulles đã rút lại lựa chọn này (Tab 2).
Khi các cuộc đàm phán tại hội nghị tiến hành, Washington đã thay đổi cân nhắc của họ, đi từ can thiệp thông qua hành động thống nhất và thay vào đó là tập trung vào việc thống nhất phương Tây vào một hiệp ước quân sự khu vực và tạo ra một mặt trận thống nhất ngoại giao tại hội nghị để có được những giải quyết tốt nhất có thể cho phương Tây. Các đe dọa ngụ ý sự can thiệp của Mỹ, tuy nhiên, đã được phép giữ lại. Trong suốt tháng Bảy năm 1954, sau đó, thống nhất hành động đã nghiêng về tương lai - như một Tổ chức Quốc Phòng Khu Vực Của Thế Giới Tự Do (cuối cùng để trở thành SEATO) để bảo đảm Lào, Campuchia, và "phần Việt Nam được giữ lại" - sau khi hội nghị đã [bế mạc] hoàn thành công việc của mình. Về ngoại giao, Mỹ cùng với Anh đã đưa ra sáng kiến ​​thành lập một giải pháp bảy điểm đàm phán, giải pháp mà một phần lớn cuối cùng được Pháp chấp nhận. Ngoại trừ một điều khoản thừa nhận không thể tránh đưa đến sự phân vùng Việt Nam, chương trình bảy điểm là một vị trí tối đa của phương Tây. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta [Mỹ] nhấn mạnh những mong muốn của mình với người Pháp, chúng ta đã cho [Pháp] biết rõ ràng rằng chúng ta sẽ không thể ký kết, bảo lãnh, hoặc kết hợp chúng ta với bất kỳ thỏa thuận nào.. Vai trò của Mỹ là thụ động và chính thức, và mạnh mẽ chống lại việc đồng ký tên trên bất kỳ hồ sơ nào với những người cộng sản. Thật vậy, phái đoàn Hoa Kỳ đã cố gắng để chuyển vận những ý tưởng của mình vào một giải pháp thích hợp để các đại diện "đàm phán tích cực" cho lợi ích của phương Tây. Mỹ sẽ không làm gì để làm hại cho tương lai của các nước Đông Dương. Khi mọi chuyển được giải quyết tại hội nghị, những đúc kết cuối cùng đã gần như đáp ứng bảy điều kiện của Anh-Mỹ (Tab 3).

111

BÀN LUẬN
III. A.  Tab 1 - Những vận động của Mỹ trước khi hội nghị - Tháng Giêng đến tháng Tư năm 1954
2 - Mỹ và Pháp về việc thống nhất hành động, giữa tháng Năm đếnTháng 6 năm 1954
3 – Vị trí đàm phán của Mỹ trong Hội nghị