Đánh máy: Phan H Hùng
Hồi 22
Tăng đạo sinh hung

Bọn Ngộ Nhân Tử thấy Thiếu Bạch lộ vẻ hoang mang đều đắc ý mỉm cười đưa mắt nhìn nhau. Nhất Nghi đại sư trầm giọng nói:
- A di đà phật! Tiểu thí chủ hãy buông kiếm chờ chết đi! Thiếu Bạch lạnh lùng nói:
- Đại trượng phu sinh tử đều có mạng, Thiếu Bạch này đêm hôm nay không báo thù được phụ mẫu và rửa oan hơn trăm linh hồn của Bạch Hạc bảo, cũng không còn mặt mũi nào sống trên cõi thế.
Thời Thượng Hưng thốt cười nhạt xen lời:
- Ngươi có muốn chết, nhưng chúng ta chẳng thèm giết ngươi làm chi, chỉ cần ngươi bõ kiếm đầu hàng là tất cả có thể rời khỏi Hồi nhạn phong này.
- Tiên phụ mẫu bị Cửu đại môn phái và Tứ môn, Tam hội, Lưỡng đại bang truy sát, trước khi chưa biết rõ được chân tướng tại hạ cũng không muốn xuất thủ hại người.
Pháp Chính đại sư xen vào nói: - Tiểu thí chủ khẩu khí lớn lắm.
- Đấy chỉ vì tại hạ không muốn báo thù một cách mù quáng, mà giết lầm đến những người vô tội.
Ngộ Nhân Tử cười nhạt, giọng thật sắc:
- Đáng tiếc là tâm nguyện của các hạ, sợ rằng vĩnh viễn sẽ không có ngày thực hiện. - Bất luận chư vị có muốn nghe hay không, tại hạ cũng phải nói hết lời mình. Bấy giờ, tiếng quát tháo mỗi lúc một gần, đồng thời có cả những tiếng sắc thép chạm nhau.
Hiển nhiên, hai bên đã mở một trường ác chiến. Thiếu Bạch cũng chột dạ khi thấy đối phương vẫn điềm tĩnh, tựa như họ đã nắm chắc phần thắng trong tay. Nhất Nghi đại sư cất lời:
- Được, thí chủ cứ nói, chúng tôi xin lắng nghe, chẳng qua... Thiếu Bạch vội ngắt lời: - Chẳng qua làm sao?
- Chẳng qua, lão nạp xin nói cho thí chủ biết trước là bất luận thí chủ có dùng lời lẽ khôn khéo thế nào, chúng tôi cũng khó lòng để thí chủ xuống núi.
Thiếu Bạch cười nhạt, cao giọng:
- Giòng họ Tả đâu chịu van xin kẻ khác tha mạng, bốn vị cứ yên tâm, Thiếu Bạch này vị tất đã tán mạng trên ngọn Hồi nhạn phong.
- Phải, cái đó còn tùy nơi bản lãnh của tiểu thí chủ. - Trước khi tại hạ chưa nói hết, xin chư vị đừng nên xen lời. - Chư vị đại huynh, chúng ta hãy tạm nghe thử cao kiến của y chứ?
Ngộ Nhân Tử mỉm cười:
- Tiểu tử, tốt hơn ngươi nên nói nhanh một chút. Thiếu Bạch đảo mắt nhìn bốn người một lượt nói:
- Tiên phụ mẫu tại sao lại bị đồng đạo võ lâm thiên hạ truy sát thế tất bên trong còn có nguyên nhân, nhưng ai cũng cho là tại tiên phụ đã ám toán chưởng môn tứ đại môn phái, tại hạ không tin tiên phụ là hung thủ, và còn dám quyết chắc tiên phụ đã bị hàm oan...
Ngừng lại, chàng sẽ thở dài tiếp lời:
- Có điều, bốn vị là người biết rõ nội tình lại không chịu nói ra.
Nhất Nghi đại sư liếc nhanh qua Ngộ Nhân Tử, muốn nói lại thôi. Thiếu Bạch chậm rãi tiếp lời: - Nếu như đêm hôm nay tại hạ mất mạng dưới tay của chư vị, giòng họ Tả từ nay sẽ tro tàn khói lạnh, không người thừa kế, mà chư vị cũng khỏi phải lo lắng có người báo thù. Nhưng như thế, chư vị cũng không khỏi mang tội với lương tâm.
Pháp Chính đại sư cau mày chực mở lời nhưng chợt nhớ ra điều gì, lại lặng thinh. Thiếu Bạch đằng hắng: - Tiên phụ quyết không bị chết một cách vô cớ vì những môn phái trong kể cả lớn nhỏ không dưới vài chục phái, tại sao họ lại chỉ tìm đến mỗi một Bạch Hạc môn chúng tôi?
Nhất Nghi đại sư sẽ gật đầu tán thàn, nhưng không tiện nói nhiều. Thiếu Bạch chậm rãi tiếp: - Đêm hôm nay, trên ngọn Hồi nhạn phong này nếu tại hạ động thủ, đã thương bất kỳ một đệ tử trong tứ đại môn phái, câu chuyện cũng sẽ không thể nào êm xuôi được. Bốn vị đều là những bậc tôn sư một phái thành danh trong thiên hạ, nếu chúng ta gây một trường đổ máu thì tình hình sau đó thế nào, chắc chư vị cũng biết rõ.
Thời Thượng Hưng hốt cười nhạt:
- Tiểu tử, hẳn là ngươi muốn thuyết phục chúng ta?
- Tại hạ chỉ nói thật lòng mình, oan có đầu, nợ có chủ, tại hạ không muốn phải hại lây đến những người vô tội, vì chỉ cần sai một nước cờ, sẽ gây thành một mối đại hận, không thể nào cứu vãn, vì khi ấy, đệ tử cho đến trưởng lão trong tứ đại môn phái chư vị tất sẽ tìm khắp chân trời góc bể để rửa hận. Tả mỗ dù kiếm pháp thật cao minh, nhưng trước số đệ tử đông đảo của tứ đại môn phái, cũng khó khỏi một trường đại kiếp phong ba, ấy là điều Tả mỗ thật tình không muốn.
Pháp Chính đại sư gật gù:
- Như thế, đêm nay chúng tôi chắc phải giết thí chủ mới giữ được thái bình cho võ lâm thiên hạ. Và chúng ta còn gì đáng nói?
- Tại hạ muốn tra xét cho ra kẻ hung thủ đã mưu sát chưởng môn nhân đời trước của chư vị, không hiểu vì sao chư vị lại không chịu hợp tác với tại hạ.
Ngộ Nhân Tử thản nhiên đến độ lạnh lùng:
- Hung thủ là vợ chồng Tả Giám Bạch đã bị hạ sát, hơn nữa thêm mấy trăm người vô tội trong Bạch Hạc môn bị chết lây, chúng tôi đã báo được đại thù, người duy nhất thoát được là các hạ. Đêm nay các hạ dẫn xác đến đây thì hẳn là ý trời đã muốn dòng họ Tả tuyệt tự.
Nhất Nghi đại sư sẽ đằng hắng xen lời:
- Chúng tôi sắp đặt cạm bẫy trên ngọn Hồi nhạn phong này là để đối phó với Cừu hận chi kiếm, không dè tiểu thí chủ lại vô cớ tự tiện đến đây.
- Nghe giọng nói của chư vị, dường như đêm nay không có một trường đổ máu thì tại hạ khó lòng rời khỏi ngọn Hồi nhạn phong này?
- Đúng lắm, muốn tránh được trường đổ máu chỉ còn cách tiểu thí chủ chịu thua, buông kiếm để chúng tôi xử trí.
- Như nếu tại hạ không chịu? Thời Thượng Hưng cười khẩy:
- Nếu các hạ tự tin có thể ra khỏi được túp lều này, chúng tôi cũng không ngăn cản. Thiếu Bạch đưa thnah trường kiếm lớn giọng nói: - Được, chư vị cố tình bức bách, tại hạ đành xin lãnh giáo.
Thốt nhiên, một tiếng "hự" khô khan truyền tới, tựa như bên ngoài lều có người thọ trọng thương. Cùng lúc, những tiếng binh khí chạm nhau vang lên bất tuyệt khiến cho Thiếu Bạch lo ngại. Bấy giờ Ngộ Nhân Tử và Thời Thượng Hưng đã chia nhau đứng ở hai góc đông nam và tây nam trông chừng lối ra, còn Nhất Nghi và Pháp Chính đứng ở hai bên hướng đông bắc và tây bắc. Bốn người họp thành thế hợp kích, chỉ cần Thiếu Bạch thoáng động, đã có một màn áp lực cực mạnh từ bốn góc tràn tới ngay.
Thiếu Bạch đứng trước bốn vị tôn sư của bốn đại môn phái tiếng tăm võ lâm, lại thêm lòng cừu hận chất chứa trong tim bao lâu nay, cho nên chàng không khỏi hoang mang lẫn khích động. Nhưng ngay khi chàng đưa ngọn kiếm lên thi triển Đại bi kiếm pháp, những mối xúc động liền lắng đọng. Chàng liền vạch nhẹ mũi kiếm một vòng tròn, cao giọng:
- Chư vị xuất thủ đi.
Bọn Ngộ Nhân Tử thấy Thiếu Bạch vừa đảo kiếm thành một đường tròn hốt nhiên trở nên điềm tĩnh thảy đều sợ hãi, nghĩ bụng:
- Tiểu tử này chẳng lẽ thật đã được chân truyền của Càn khôn nhất kiếm Cơ Đồng rồi sao? Thiếu Bạch giục liền hai tiếng, bọn Ngộ Nhân Tử vẫn lặng yên bất động. Thiếu Bạch vì rất ít kinh nghiệm đối địch nên đứng trước bốn tay cao thủ lợi hại này không dám đường đột ra tay trước. Và bọn Nhất Nghi đại sư vì thấy Thiếu Bạch trầm tĩnh quá, cho nên vẫn chưa có ai động tịnh gì.
Hai bên im lặng đưa mắt nhìn nhau mãi hồi lâu. Thiếu Bạch không còn sức nhẫn nại nữa, trường kiếm nhoáng lên, mờ mờ vút ra hai luồng kiếm quang bay thẳng về phía Ngộ Nhân Tử. Ngộ Nhân Tử cười nhạt, lạng người sang bên đồng thời phản công lại một chưởng.
Lúc vừa vào túp lều, Thiếu Bạch đã được nếm mùi lợi hại do chưởng lực hợp kích của đối phương nên khi Ngộ Nhân Tử vừa lạng người né tránh, chàng đã nhoáng nhanh thanh kiếm đâm vèo sang Thời Thượng Hưng.
Chỉ nghe Thời Thượng Hưng khẽ hừ một tiếng, vung thẳng ra một quyền. Y thật giảo hoạt, thế quyền vừa đánh ra, người đã vút sang bên trái né tránh.
Thiếu Bạch rú dài, đổi nhanh hướng kiếm, tấn công sang Pháp Chính đạo sĩ, và cùng lúc thân hình vội lùi về sau hai bước.
Chỉ nghe đánh vút một tiếng, một luồng quyền phong đã lướt véo qua trước mặt, hướng thẳng lên nóc lều. Nhất Nghi đại sư thấy luồng quyền phong mãnh liệt quá, chỉ sợ mái lều không đủ sức chịu đựng sẽ đổ ập nên vội phất mạnh ống tăng bào phát ra một luồng kình lực ngăn chặn lấy luồng quyền phong của Thời Thượng Hưng.
Hai luồng kình lực vừa chạm nhua, gió liền nổi mạnh, mái lều rung rinh tưởng như muốn sụp. Pháp Chính đại sư mắt thấy Thiếu Bạch đảo kiếm không những tránh được luồng huyền phong của Thời Thượng Hưng một cách tài tình, lại còn kịp tấn công về phía mình, bất giác khen thầm "Kiếm pháp hay tuyệt". Cùng lúc, lão đưa tả thủ đánh ra một chiêu Lục bình thiên nam, ngăn chận thế kiếm của Thiếu Bạch, đồng thời thò tay phải nhanh như điện duỗi năm ngón tay như hình móc câu, chụp lấy cổ tay đối phương.
Thiếu Bạch vội rụt tay về, rồi vung nhanh một kiếm hướng tới Nhất Nghi đại sư. Nhất Nghi phất ống tăng bào đón đỡ. Lão nội công rất thâm hậu, đã luyện được Thiết tụ thần công, một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phải Thiếu Lâm. Cái phất ấy, nặng có đến ngàn cân, thế tất là Thiếu Bạch sẽ bị đánh lui. Sự việc xảy ra trong chớp mắt. Thiếu Bạch lạng nhanh sang một bên, rồi phản công liên tiếp mỗi người đối phương một kiếm. Bốn người Nhất Nghi cũng đều phản công lại một chiêu.
Thốt nhiên chỉ nghe đánh bịch một tiếng, một góc lều đã bị đánh sụp. Cùng lúc cả mái lều đều rung rinh giap động, tưởng chừng như muốn đổ ập. Thì ra chưởng thế của Ngô Nhân Tử đánh ra không trúng Thiếu Bạch nên chạm phải góc lều, dư lực còn làm rách một khoảng vải lớn.
Bấy giờ, Thiếu Bạch đang điểm nhanh mũi kiếm vào vài huyệt đạo của Nhất Nghi, nhưng ánh kiếm còn cách đối phương chừng một thước, Thiếu Bạch hốt cảm thấy một luồng tiềm lực như thể bài sơn hải đảo cuốn tới ào ào.
Thiếu Bạch tức thì toàn thân đều bị bao phủ trong một tiềm lực lạ lùng ấy, mà không sao tránh được. Hà huống, khắp chung quanh thế công của đối phương mỗi lúc một mãnh liệt, chưởng lực của người nào cũng có sức lấp núi sẻ non. Chỉ cần trúng phải, tất không mất mạng cũng thọ trọng thương.
Ý nghĩ ấy như một tia chớp lóe nhanh trong đầu Thiếu Bạch. Chàng vội đề chân khí hổ trợ lấy các yếu mạch tâm huyệt và đồng thời vận hết nội công vào nơi mũi kiếm, bất luận thế nào cũng quyết đả thương cho kỳ được Nhất Nghi đại sư.
Nhất Nghi đại sư cảm thấy có mấy luồng kiếm phong nhỏ như sợi chỉ đang vút tới yếu huyệt của mình bất giác sợ hãi, băng nhanh sang bên trái. Thiếu Bạch với thế kiếm cực kỳ mau lẹ ấy khiến Nhất Nghi đại sư thật khó mà tránh được, nhưng luồng nội lực từ môn công phu Thiết tụ thần công lão đánh ra nhanh hơn một bước trúng phải chàng rồi.
Thiếu Bạch nhất thời cảm thấy nội tạng động mạnh, đầu váng mắt hoa, nên thế kiếm hơi chậm lại. Ánh kiếm rít gió chỉ nghe soạt một tiếng, mũi kiếm đã đâm xuyên vạt tăng bào của Nhất Nghi đại sư. Với môn công phu Thiết tụ thần công oai lực cực kỳ mạnh mẽ, Nhất Nghi định bụng là dù cho người có nội công thâm hậu cũng không thể chịu đựng được một chỉ, nhưng đối với Thiếu Bạch, tình thế lại khác hẳn. Một là chàng đã vận khí bảo trợ lấy các yếu huyệt tâm mạch, hai là pho Đại bi kiếm pháp của Cơ Đồng , giờ đây phải dồn về một phía, biến thành hình thế năm người cự địch.
Vạn Lương đứng ngoài rất bội phục, Thiếu Bạch xử ra có mấy chiêu, lối đánh rất điềm đạm, thế mà hóa giải được Ngũ hành kiếm trận. Khi ấy, Ngũ hành kiếm trận ở phương vị chính nam đột nhiên di động phương vị vây lấy Thiếu Bạch.
Vạn Lương thấy bên đối phương thay người nên tức giận mắng:
- Thật là một lũ đạo sĩ mặt thớt, năm người đánh một mà còn dùng xa luân chiến pháp, việc này nếu truyền đi khắp nơi thì Võ Đang còn mặt mũi nào đứng trong võ lâm nữa.
Vạn Lương chỉ mắng thế nhưng đệ tử phái Võ Đang chả cải lại, cứ làm như thể chưa nghe thấy.
Cao Quang tức giận hét lớn:
- Đại ca, cho chúng nếm mùi lợi hại đi. Chúng mười lăm người dùng xa luân chiến thì dẫu đại ca võ công cao cường cũng không cầm cự được đâu.
Chỉ thấy Thiếu Bạch vụt bổ mấy kiếm, Ngũ hành kiếm trận vừa mới được những người mới lập đã tức thời phát động. Năm ngọn kiếm của đối phương tức tốc nhắm ngay người Thiếu Bạch công tới.
Thiếu Bạch từ khi bước chân vào giang hồ, trải mấy phen ác chiến, được dịp sử dụng Đại bi kiếm pháp, càng dùng càng quen, tha hồ biến đổi vận dụng cho nên mỗi lúc một tinh xảo. Giờ đây trường kiếm của chàng huy động cả một màn kiếm quang bao bọc lấy thân mình nhắm ập tới năm địch nhân.
Cùng quá, năm đạo nhân phải thu kiếm về tự cứu, Ngũ hành kiếm trận bỗng lại tan vỡ như ngói vụn.
Thiếu Bạch vung kiếm phản kích, dồn đối phương cả về mé tây. Cả mười đạo nhân khác vây đánh Thiếu Bạch cũng bị thất thế, làm mất cả hình thức kiếm trận, bị đẩy vào thế phải tận lực chống đỡ.
Kiếm pháp Thiếu Bạch ngày càng thuần thục, Ngũ hành kiếm trận càng lúc càng khó gây phiền nhi-u cho chàng.
Vạn Lương gật gù khen thầm:
- Thật đúng là chiêu kiếm kỳ ảo, thiên cổ chưa thấy. Cao Quang miệng oang oang mắng đối phương:
 - Xấu quá, mười lăm đạo sĩ lập ba tòa Ngũ hành kiếm trận, thi triển xa luân chiến, đánh không lại một người mà nhất định không chịu thua, còn định chờ thêm mười hai viện thủ nữa sao?
Vạn Lương hướng mắt nhìn, quả thấy năm đạo nhân vốn ở phương vị chính bắc đang từ từ di động sang hướng đông. Phương vị này do mười hai tăng lữ Thiếu Lâm lập La Hán trận chống giữ, bọn này cũng đang di động về hướng chính bắc. Rõ ràng mười lăm đạo nhân này với Ngũ hành kiếm trận không còn cách chống nổi Thiếu Bạch cho nên đã quyết tâm để mười hai vị hòa thượng Thiếu Lâm bày La Hán trận thử coi.
Đại khái hai mươi bẩy vị đạo, tăng đã nhận được nghiêm lệnh không để cho Thiếu Bạch chạy thoát nên tuy mấy lần bày trận thế bị phá vẫn chưa chịu buông tay.
Vạn Lương đứng coi tình thế, lòng thầm tính toán:
- Thiếu Bạch tuy võ công hơn người, chiêu kiếm tinh kỳ nhưng cũng chỉ là người bằng xương, bằng thịt, nếu trận thế kéo dài thế nào cũng kiệt lực. Lúc ấy đối phương phát động toàn bộ trận thế dốc toàn lực phản công thì tất phải nguy. Giờ đây chỉ còn cách để cho Thiếu Bạch lui lại nhờ cây đại thọ kia che chở, bốn người hợp lực cùng xuất thủ, hạ lấy ít người bên đối phương trước.
Nghĩ đoạn, lão cao giọng nói:
- Tiểu huynh đệ mau lùi lại, đối phương dùng xa luân chiến đấy!
Chỉ thấy Thiếu Bạch xả vun vút mấy kiếm, mở ngay một lối đi, đồng thời sẵng giọng quát: - Dừng lại!
Người của Thiếu Lâm, Võ Đang tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong bụng rất bội phục Thiếu Bạch vạn phần, nên nghe tiếng chàng quát liền đồng loạt dừng tay lại.
Thiếu Bạch lạnh lùng tra gươm vào vỏ, cao giọng:
- Chư vị đại sư, đạo trưởng, nếu cứ theo sát hại tại hạ mà không dời cho nữa thì đừng trách tại hạ ra tay tàn độc.
Chẳng dè, bao nhiêu thầy tu, đạo sĩ nghe chàng nói chỉ nhếch mép cười, hòa thượng cao lớn đứng ở mé ngoài cùng về bên trái đột nhiên vung thiền trượng. La Hán trận tức thời chuyển động, ập tới phía Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch cau mày, nhanh nhẹn lùi lại sau. Cùng lúc, tiếng gió rít ghê rợn, ánh kiếm lóe lạnh mình, từ ba hướng những mũi kiếm nhọn hoắc đâm vụt tới. Thiếu Bạch vội vàng dùng tả chưởng quật nhanh một chưởng đẩy lùi đạo nhân ở bên mặt, tiếp thấp mình di động thân mình nửa thước tránh mũi kiếm từ bên trái.
Nhưng tuy thế vẫn còn chậm, một kiếm lợi hại từ đằng sau đã kịp thời đâm vút tới, ánh sáng gợn lạnh, lưỡi kiếm ghê gớm xẻ một đường trên vai Thiếu Bạch. Áo rách, máu tóe tràn lan.
Thiếu Bạch nghĩ bụng:
- Ngũ hành kiếm trận mở đầu tất có năm kiếm tấn công một loạt. Mỗi người thi triển một chiêu rồi kiếm trận có thể biến hóa. Nếu như một người trong bọn không đánh thì cả trận mới bị ảnh hưởng.
 Đã chủ định, song chưởng nhanh như cắt đánh tới quần lại, thân mình lại lạng sang bên. Thực sự đã tham chiến từ đầu cuộc, bao phen mở trận thế không làm gì được Thiếu Bạch, phải nhường lại cho Thiếu Lâm giải quyết nên đệ tử phái Võ Đang không còn lòng dạ tấn công, chỉ có ý giữ không cho Thiếu Bạch thoát thân.
Giờ phút này, Thiếu Bạch thấy nếu không hạ độc thủ không xong vì cuộc chiến sẽ kéo dài vô tận.
Chàng nắm đốc đao, ngưng thần đứng.
Tăng lữ Thiếu Lâm cùng chuẩn bị hãm Thiếu Bạch vào La Hán trận, họ bình tĩnh, tin tưởng, thấy không cần phải vội vàng hấp tấp như phái Võ Đang.
Bỗng nhiên Thiếu Bạch đứng sững như trời trồng, mắt trợn trừng toát lửa đầy bầu phẩn hận có bề thế oai nghi khủng khiếp. Bất giác quần tăng đâm chột dạ.
Trong khi ây đệ tử phái Võ Đang đang đứng thủ phía sau thấy đối phương đứng nguyên, máu trên vai cứ dàn dụa chảy ra từ từ thấm ướt cả lưng áo, thốt sinh ý tham công, nghĩ bụng: - Tên tiểu tử chắc đã thọ thương không phải nhẹ, một đại công chứ đâu phải nhỏ, chẳng lẽ lại nhường cho đệ tử Thiếu Lâm?
Nghĩ rồi đưa mắt lấm lét nhìn nhau. Có hai đạo nhân mau mắn, trường kiếm phóng tới trước. Hai đạo nhân theo hai mặt tấn công.
Thì ra họ đứng sau lưng Thiếu Bạch nên không sao biết chàng đã giận dữ cực điểm! Như xé màn trời, Thiếu Bạch quát lớn, người cùng lúc bốc cao, ngọn cổ đao trong tay đột nhiên ra khỏi vỏ, trong tiếng rít của trường kiếm người và đao cùng cất lên.
Chấn động cả võ lâm, Hoàng Vũ Nhất đao, một lần nữa tái xuất giang hồ! Một lối đánh tàn bạo kết thúc, không hiểu chàng xuất thủ cách nào, đao pháp biến hóa ra sao, chỉ thấy ánh đao nhoáng lên lạnh người, tiếp theo là tiếng rú thảm liệt hồn phách. Cái đầu của đạo nhân đứng ngoài cùng mé trái đã bay vù khỏi cổ y, máu phun có vòi, chiếc đầu lâu bay đi một đổi, cuối cùng rơi độp xuống đường.
Cùng lúc đạo nhân đứng trước mắt cũng bị chặt đứt ngang người thành hai đoạn, hai khối thịt đổ ập xuống đất, máu tươi đổ lênh láng, phút chốc thành vũng.
Thì ra có hai tiếng rú thảm chứ không phải một, nhưng chỉ bởi đao pháp chém phăng quá ngọt và quá nhanh. Kết quả một nhát hai địch nhân mất mạng. Ngũ hành kiếm trận không thành hình thù, ngọn đao kinh thiên.
Ba đạo nhân còn lại, bởi trận thế đã phá vỡ, không biết làm gì, cầm kiếm đứng ngẩn người ra.
Trong khi đó, những tăng lữ La Hán trận cũng bị chấn kình bỗng nhiên dừng lại. Thiếu Bạch đưa mắt lạnh lùng quét nhìn hai xác nằm phơi trên mặt đất, lạnh lùng nói: - Ta muốn để các vị thấy một chút thủ đoạn của Tả mỗ...
Ngừng giây lát, chàng tiếp:
- Bây giờ tại hạ muốn lấy mạng vị cao tăng đứng chủ trận ở cánh trái.
Lời dứt, chàng nhấc ngọn cổ đao trong tay lên, chỉ thẳng về phía cao tăng. Không khí trầm lặng, sự thực không riêng gì đối phương, ngay cả Vạn Lương cũng rùng mình, lẩm bẩm: - Trời thủ pháp quá chừng lợi hại, chắc Hoàng Vũ Nhất đao của Hướng Ngao đây!
Bên Thiếu Lâm La Hán trận lớn rộng đột nhiên thu nhỏ lại, vì oai thế Thiếu Bạch nên các tăng lữ phải đổi thế công về thế thủ.
Nhưng nét mặt Thiếu Bạch vẫn sắt đá, lạnh lùng! Mắt chàng chòng chọc nhìn thẳng vào hòa thượng đã chọn lựa.
Quần tăng không ai bảo ai, nhất loạt đưa binh khí lên, ý hợp lực đương cự. Trong khi đệ tử phái Võ Đang đang thu dọn hai xác chết phe mình.
Ngọn cổ đao trong tay Thiếu Bạch như sắp reo vui với máu người, từng cơn lạnh toát như dọa nạt. Mắt Thiếu Bạch, chủ nhân của nó đã dần dần trở thành hai cục lửa.
Toàn trường im phăng phắc, mọi con mắt đổ dồn về Thiếu Bạch, ai cũng muốn coi cho rõ đường đao tàn độc vẫy vùng ra sao. Đột nhiên có tiếng quát xé trời:
- Coi chừng!
Tiếp liền, ánh đao lóe sáng, như giao long ngang dọc ngày mưa lớn, bổ xuống.
Chỉ nghe tiếng "ối" buồn thảm, ngắn gọn, vị cao tăng thân hình to lớn cầm thiền trượng tự nhiên ngã sập.
Trước ngực và sau lưng lão bị đâm suốt!
Thiếu Bạch liên tiếp thi triển hai đao, giết ba địch nhân, thương thế và cách chết mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Thấy nguy cơ, đối phương liền nhất tề xông đánh, ánh kiếm, thiền trượng vù vù giông gió tấn công tới tấp, trí mạng.
Nhưng Thiếu Bạch giết xong vị cao tăng, chàng lùi lại không muốn giết nữa.
Binh khí đối phương toàn đánh vào khoảng không. Lại càng hãi hùng, xưa nay trong võ lâm việc chỉ mắt giết người không phải không có, nhưng đó là trường hợp võ công hai bên cách nhau xa, hơn kém một trời một vực. Quần tăng đã mường tượng được sư việc sắp xẩy tới, phòng bị nghiêm mật thế mà vẫn để đối phương đắc thế, đường đao tàn độc ai cũng nhìn tận mắt, tuy vậy vẫn chưa nhìn rõ nó biến di-n!
Đệ tử Võ Đang và tăng lữ Thiếu Lâm quá đổi khiếp hãi trước đường đao máu của Thiếu Bạch, tự biết tiến không nổi, chỉ biết đưa mắt nhìn nhau dò hỏi cách đối phó.
Sinh tử phán Vạn Lương chậm rãi bước tới trước, lạnh lùng cất tiếng: - Các vị còn muốn chuẩn bị tái chiến?
Người hai phái á miệng, không đáp được ngay, hồi lâu mới thấy có tiếng thở dài, một người ứng đáp:
- Bọn ta đành phải chịu tội khi về nhà vậy, không còn mặt mũi nào đánh nữa.
Nói xong y vác thiền trượng lên vai, quay người bỏ đi trước. La Hán trận và Ngũ hành kiếm trận là đặc sắc của hai môn phái, lấy đó ngang dọc giang hồ. Giờ đây bị phá là điều tủi nhục. Một người đau khổ bỏ đi, cả bọn rùng mình làm theo.
Chớp mắt đã không còn lại ai trên đường.
Thiếu Bạch mở lớn mắt ra nhìn đối phương đi khuất, thỏng tay buông cổ đao ngồi phịch xuống đất, rũ ra như xác không hồn.
Vạn Lương hoảng kinh, vội vàng vực Thiếu Bạch lên, hấp tấp hỏi: - Tiểu huynh đệ, sao thế?
Thiếu Bạch thở dài:
- Không sao, nghĩ một hồi khỏe lại ngay.
Nói xong chàng nhắm nghiền hai mắt như thể đã quá mệt mỏi, gắng gượng từ lâu.
Trong khi ấy, thương thế của Cao Quang không có gì đáng ngại, đã băng bó đâu vào đấy rồi.
Vạn Lương là người lão luyện giang hồ, biết Thiếu Bạch giờ đây đã mất sức không còn đánh nhau được nữa. Nếu kẻ địch kéo dốc lại thanh toán thì mạng sống ngày hôm nay khó bảo toàn. Tính trong bụng như vậy nên sẽ bảo Hoàng Vĩnh:
- Làm sao kiếm được một cổ xe, chúng ta phải rời nơi đây thật mau.
Hoàng Vĩnh gật đầu, phóng mình đi như tên, không lâu, đánh về một cổ xe bồng xa. Vạn Lương thấp giọng hỏi: - Trên xe có ai không?
Hoàng Vĩnh lắc đầu:
- Chỉ có một người đánh xe, tại hạ đã đuổi lúc thi triển có mang theo một màn kiếm khí hộ thân, cũng là nhờ ở nội công thâm hậu, cho nên có trúng phải một chỉ lợi hại ấy, chàng vẫn chưa đến nỗi nào.
Thiếu Bạch tuy nhiên cũng cảm thấy khí huyết toàn thân đều đảo lộn, mình mẩy ê ẩm lạ thường. Pho Đại bi kiếm pháp thật là ảo diệu, lúc Cơ Đồng truyền thọ kiếm pháp cho chàng, sớm đã dự liệu trong vòng năm năm ngắn ngủi, khó có thể tạo cho chàng có đủ nội lực để phối hợp được một cách linh diệu với pho kiếm pháp tuyệt thế ấy. Hơn nữa, sau khi xuống núi hành đạo, chắc chắn không khỏi chạm trán với những tay cường địch trên giang hồ. Do đó lúc truyền nghệ, ông ta có dạy cho chàng cách tự cứu khi thọ thương, và hai chiêu kiếm ấy, dù cho có thọ trọng thương, chàng cũng vẫn đủ sức thi triển hầu thoát thân được.
Bấy giờ Ngô Nhân Tử mắt thấy Thiếu Bạch lảo đảo lùi bước lại không ngớt thở hổn hển, như thể thọ thương nặng, bèn nghĩ bụng: - Lúc này không lấy tính mạng y rồi sau chỉ sợ khó còn có dịp nào tốt hơn nữa.
Nghĩ đoạn, giơ cao hữu chưởng, vừa chực hạ thủ, nhưng y hốt thấy Thiếu Bạch xoay tròn thanh kiếm với sức nhanh nhẹn cùng cực.
Đồng thời giữa màn kiếm quang bao bọc khắp toàn thân, thân hình chàng vút bay lên. Chỉ nghe phần phật tiếng áo, Thiếu Bạch đã lướt xa ngoài mấy trượng mất hút. Sự việc xảy ra thật ngoài sức tưởng tượng của bốn người, ai cũng đều ngỡ ngàng sửng sốt. Ngộ Nhân Tử giậm chân tiếc rẻ: - Ôi thôi! Nếu như ta sớm có ý hạ sát thì y khó lòng đào tẩu được.
Thời Thượng Hưng cũng lắc đầu, giọng đầy thất vọng:
- Bốn người chúng ta hôm nay không lấy được mạng y, sau này giang hồ mênh mông làm sao có dịp gặp lại y lần nữa?
Pháp Chính đại sư trầm ngâm giây lâu hốt nói:
- Xem chừng y đã học được tâm pháp thượng thừa trong kiếm đạo. Nhất Nghi đại sư ra chiều nghĩ lung:
- Bần đạo thấy mấy kiếm y xuất thủ thật lạ lắm, ngoại trừ Thiên kiếm Cơ Đồng ra, lão nạp tin chắc là kiếm pháp trong thiên hạ đều khó qua khỏi được đôi mắt của lão nạp. Nhưng kiếm thế của người này bần đạo nghĩ mãi vẫn mù tịt.
Pháp Chính đại sư cướp lời nói:
- Đại sư phải chăng có ý nói kiếm pháp của y thật đã được Cơ Đồng truyền thọ?
Ngộ Nhân Tử lẳng lặng gật đầu:
- Phải, chẳng qua là điều bần đạo lo ngại không phải là chuyện này. Thời Thượng Hưng vội đánh tiếng: - Đạo huynh có cao luận gì xin cho chúng tôi biết với!
- Chư vị có thấy y còn đeo thanh đao? Pháp Chính đại sư thoáng nghĩ nói:
- Đạo huynh muốn bảo y đồng thời còn là người thừa kế tuyệt học của Hoàng Vũ Nhất đao Hướng Ngao?
Trên giang hồ vẫn có truyền thuyết nói là Thiên kiếm và Bá đao đã vượt qua Sinh tử kiều qui ẩn. Nếu như Thiên kiếm Cơ Đồng là thật thì Bá đao Hướng Ngao tất cũng không phải là giả đâu.
  Cơ Đồng đã ra công truyền thọ kiếm pháp cho y thì có lý đâu Hướng Ngao lại chẳng dạy y đao pháp. Kiếm pháp của Thiên kiếm Cơ Đồng tuy rất lợi hại nhưng chỉ chuyên về thế thủ, khác hẳn với bá đao...
Thời Thượng Hưng cau mày, ngắt lời:
- Nói thế, đêm nay chúng ta để y rời khỏi ngọn Hồi nhạn phong này là chẳng khác chi thả hổ về rừng?
Nhất Nghi đại sư xen vào nói:
- Đúng vậy, tối nay có lẽ là cơ hội duy nhất để chúng ta hạ sát y. Ngộ Nhân Tử như chợt nhớ ra điều gì, cất tiếng:
- Bần đạo còn thắc mắc một điểm là ngón chỉ lực trong tuyệt học Thiết tụ thần công của Nhất Nghi đại sư rõ ràng đã đánh trúng y, tại sao y vẫn còn đủ sức mang vết thương đào tẩu?
- Chính vì lẽ ấy lão nạp mới cảm thấy việc này nghiêm trọng lắm! Pháp Chính đại sư nghĩ ngợi giây lâu, xen lời:
- Vậy thì chúng ta khỏi cần phải nghĩ đến thân phận và thanh danh làm chi, mà hãy mau hợp sức đuổi theo, tất sớm muộn gì cũng hạ sát được y.
Thời Thượng Hưng sẽ lắc đầu: - Lão hủ có một ý kiến khác với chư vị. Ngộ Nhân Tử nhanh nhẩu nói: - Chúng tôi xin nghe cao kiến.
- Lúc này, bên ngoài căn lều trận đấu đang đến hồi sôi nổi, hẳn là bọn người lên đây phải đông lắm, hơn nữa kẻ nào cũng có võ công cao cường. Như nếu bốn người chúng ta cùng truy sát một tên hậu bối giang hồ, tin đồn truyền ra khắp võ lâm, chúng ta tất không còn gì là mắt mũi nữa. Vậy theo ý lão hủ, chúng ta cứ tạm thời cho y rời khỏi nơi này. Với thế lực của Tứ đại môn phái lớn lao chúng ta, hàng môn hạ đệ tử lại đông, lo gì không có được một dịp nào khác, hà tất phải nóng nẩy nhất thời.
Bọn Nhất Nghi đều cứng họng, không sao đáp lời được. Mãi hồi lâu Nhất Nghi đại sư mới lên tiếng:
- Phải đấy! Tên Thiếu Bạch ấy dù võ công có cao siêu, nhưng với sức một người cũng khó thể đối địch với tứ đại môn phái chúng ta. Hà huống vụ công án của Tả gia năm xưa đã dây dưa đến cả Tứ môn, Tam hội và Lưỡng đại bang trong võ lâm. Đừng nói là y không thể vạch trần sự thực, mà dù y có nói được lời phải, cũng không một ai tin.
Hốt nhiên, một tiếng hú thảm thiết phá tan canh trường tịch mịch vang lên. Ngộ Nhân Tử vội đưa tay vạch bức màn, thò đầu nhìn ra. Chỉ thấy bảy tám hắc y tay cầm trường kiếm đang cùng với đệ tử bổn phái giao đấu thật kịch liệt.
Lúc ấy, hai bên đều đã có người thọ thương, Thiếu Bạch vẫn mất hút tăm tích.
Thì ra, sau khi Thiếu Bạch chạy thoát khỏi căn lều, trên đỉnh ngọn phong đã diễn ra một trường hỗn chiến. Mấy chục đệ tử của tứ đại môn phái mai phục quanh núi đang vây đánh tám chín đại hán che mặt áo đen kịch liệt. Thiếu Bạch nhờ nội công thâm hậu nên dù thọ thương, thần trí vẫn còn sáng suốt. Thoạt nhìn qua, chàng đã nhận được bọn hắc y ấy chính là người trong thập nhị kiếm sĩ, thủ hạ của hắc y kiếm chủ.
Thiếu Bạch vì lo tìm một chỗ để điều dưỡngnên nghe lời khuyên của tại hạ, mau rời khỏi gian nhà này.
Vạn Lương thò tay trong người lấy hỏa tập tư, thuận tay đánh lên, làm bừng một ngọn lửa. Căn lều tranh phương viên đã có ánh lửa nhìn rất rõ mọi vật.
Bọn Thiếu Bạch đảo mắt nhìn, bất giác đều sửng sốt.
Chỉ thấy một cỗ quan tài sơn đen đặt chính giữa gian nhà. Sau quan tài, trên tấm màn trắng che linh đường có treo bức họa của một võ sĩ mặt kình trang và một trung niên mỹ phụ.
Bọn Thiếu Bạch là những người bản lãnh nên lúc đầu chỉ hơi hoảng kinh một chút, sau lấy được bình tĩnh ngay.
Vạn Lương sấn lên một bước, châm vào ngọn đuốc đặt trên quan tài, giang lều tranh bỗng sáng như ban ngày.
Đảo mắt nhìn, thấy thư sinh áo xanh đứng ở góc nhà, tay cầm một tập sách, mặt đầy vẽ giận dữ, lạnh lùng nói: - Hành động phá cửa vào nhà của chư vị chẳng khác nào bọn cường đạo chuyên cướp phá.
Hoàng Vĩnh định nổi nóng nhưng Thiếu Bạch đã nhanh nhẹn bước tới trước, vòng tay nói: - Chúng tôi quả thực là những người đi đường, quá mệt mỏi đói bụng, lại không biết huynh đài đang ở thời kỳ thủ tang nên đắc tội, mong huynh đài mở lượng hải hà bỏ qua cho.
Cao Quang nghĩ bụng:
- Nhà ở chốn hoang vừa, chung quanh không có hàng xóm láng giềng, bày hai cổ quan tài, khêu đèn đọc sách nửa đêm, thư sinh này to gan thực.
Chỉ thấy lam y thiếu niên bước tới mấy bước, đến gần án thờ, châm đèn giọng lạnh lùng: - Chư vị muốn tiểu sinh giúp đở gì nói ra mau.
Thiếu Bạch đáp:
- Chúng tôi đói bụng, huynh đài giúp cho một ít đồ ăn, nhưng chúng tôi không muốn xin ăn không, sẽ đền bù bằng tiền.
Lam y thiếu niên cười nhạt:
- Nhà chỗ vắng vẻ, làm gì có đồ ăn, tại hạ nói chư vị hãy tạm nhịn đói, đi tới nữa sẽ có khách điếm, vừa có đồ ăn lẩn chỗ nghĩ.
Cao Quang nổi nóng chen vào nói:
- Nhà chốn hoang lương, không có đồ ăn, vậy các hạ uống nước lả sao?
Thiếu niên cau mày, đưa mắt nhìn vết thương đã băng bó trên tay Cao Quang nói: - Nhà ngươi ăn nói xấc xược, đáng vả vài chục cái.
Cao Quang giận xôi máu:
- Bọn ta kính trọng ngươi là người đọc sách, nên không muốn sinh sự. Nhưng nếu mi ăn nói cuồng dại, tức là tự tìm lấy khổ đó!
Thiếu Bạch chực ngăn cản Cao Quang nhưng Vạn Lương đã kéo áo ra hiệu... Lam y thiếu niên bỗng mở sách trên bàn, nói: - Những kẻ thô lổ, tiên sinh chẳng cần chấp.
Lời dứt, hắn cao giọng đọc thi từ, không thèm chú ý tới người lạ. Cao Quang hậm hực:
- Tên đọc sách này kêu ngạo, cô độc không có cái vẻ gì người đọc sách, không dạy dỗ y một phen cũng uổng.
Thiếu Bạch cũng nghĩ:
- Không hiểu sao thư sinh này lại ít công phu tu dưỡng thế, tánh tình nóng nảy lỗ mãng quá. Trong khi ấy, tiếng ngâm thơ vẫn sang sảng, mỗi lúc một cao, không những Cao Quang không dằn được lửa giận, mà Hoàng Vĩnh, Vạn Lương cũng rất bực tức, khó chịu hết sức.
Vạn Lương sẽ giọng bảo Hoàng Vĩnh:
- Các hạ hãy giật cuốn sách y ném đi, không cho y đọc nữa, xem y làm gì? Hoàng Vĩnh gật đầu, bước nhanh tới trầm giọng nói: - Các hạ đọc sách gì thế, đưa tại hạ coi xem sao?
Miệng nói có vẻ tử tế, nhưng hữu thủ đã nhanh nhẹn thò tay chụp sách. Lam y thiếu niên đưa mắt nhìn Hoàng Vĩnh, bình tĩnh tỏ vẻ không phản kháng. Hoàng Vĩnh chụp được sách, lạnh lùng nói:
- Bằng hữu đọc sách thánh hiền, cũng phải có tấm lòng từ bi đối với kẻ khác mới đúng, tại sao lại hẹp hòi quá đỗi.
Lam y thư sinh lộ sắc giận:
- Nếu như chư vị không rời khỏi nơi này, đừng trách tiểu huynh đắc tội. Vạn Lương thốt nhiên buông tiếng cười ha hả nói:
- Các hạ có gan khêu đèn đọc sách trong căn nhà hiu quanh với hai cỗ quan tài, tất không phải là bọn thư sinh yếu đuối tầm thường...
Lam y thư sinh tức giận hét: - Các ngươi bước đi không? Vạn Lương đáp:
- Khẩu khí thật lớn lối, giả dụ bọn lão phu không đi, nhà ngươi làm gì? Thiếu Bạch can: - Thôi được, người đã không thích chúng ta ở lâu, vậy chúng ta nên sớm rút lui. Quay sang chàng ra lện cho Hoàng Vĩnh: - Trả lại sách cho người ta.
Hoàng Vĩnh vốn kính phục Thiếu Bạch nên nghe lời hai tay đưa trả sách cho thư sinh. Lam y thư sinh đở lấy, vẻ mặt bớt giận, đưa tay xua: - Bốn vị mau đi, chốn này thật không tiện ở lâu.
Thiếu Bạch vòng tay: - Đã làm phiền!
Nói xong Thiếu Bạch lui ra trước.
Vạn Lương, Cao Quang và Hoàng Vĩnh vội vàng theo sát: Chỉ nghe đánh sầm một tiếng, hai cánh cửa gỗ lại được đóng chặt. Cao Quang nói: - Bên trong tất phải có duyên cớ, chúng ta nên coi kỹ xem sao?
Bốn người trở về chỗ cũ, thâu thập xe ngựa, lần đến ẩn thân trong một đám cỏ cách lều khá xa để tiện tra xét động tĩnh.
Thiếu Bạch tuy biết việc dòm lén người khác là thiếu quang minh nhưng rất nghi ngờ hành động của lam y thiếu niên, cho nên cũng lẳng lặng làm thinh.
Bặt đi một lúc, chợt thấy ánh đèn trong căn lều thình lình tắt phụt.
Liền đó là những tiếng kêu kèn kẹt đưa ra như có người đang mở nắp quan tài.
Nếu như mấy người chưa được thấy cỗ quan tài trong nhà thì thôi, đằng này họ đã thấy, bây giờ lại nghe những âm thanh lạnh lẽo đó ai cũng cảm thấy rờn rợn.
Sau những tiếng động lạ, căn lều tranh trở về với âm u, vắng vẻ của nó. Vạn Lương hiếu kỳ sẽ giọng nói: - Ai đi với lão hủ tới cửa coi xem?
Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhất loạt đáp: - Chúng tôi đi.
Vạn Lương nhìn hai người bảo: - Hoàng đệ đi với lão hủ!
Đứng phắt dậy, vút một cái, người đã bay ra khỏi đám cỏ. Hoàng Vĩnh lật đật theo sát. Bấy giờ, Vạn Lương tuy chưa biết rõ Lam y thiếu niên là nhân vật thế nào, nhưng có điều chắc chắn y phải là người có võ công, nên càng đến gần căn nhà, bước chân càng phải rón rén. Đến gần cửa sổ dừng chân, ghé mắt nhìn vào.
Bên trong tối đen, không thấy gì hết. Thì ra cửa sổ đã có bức màn đen che lại.
Vạn Lương không chịu thua, di động thân hình tới cửa. Quả nhiên lão nghĩ đúng, sau cánh cửa không có màng đen che.
Vạn Lương nhắm một mắt cố nhìn, chỉ thấy Lam y thư sinh đứng trước một cỗ quan bên mé trái, nắp quan đã được mở ra, bên trong quan tài hình như có người ngồi đưa tay tiếp xúc với song chưởng của Lam y thư sinh.
Vạn Lương rùng mình, khí lạnh từ từ chạy khắp châu thân, bất giác lùi nhanh hai bước. Vừa lúc đó, Hoàng Vĩnh nghiêng mình, bước chắn trước mặt Vạn Lương ghé mắt nhìn, bất giác cũng rúng động tâm thần.
Lần này, Hoàng Vĩnh đã được nhìn rõ ràng, Lam y thư sinh không những đưa song chưởng cho chạm với tay người ở trong quan tài mà ở miệng hình như còn có một luồng bạch khí nối với nhau.
Cách thức giống như vẻ một bên đang dùng chân khí cho chạy vào nội phủ bên kia. Hoàng Vĩnh tuy to gan lớn mật nhưng nhìn một hồi cũng sởn gai ốc, lùi lại không dám nhìn tiếp.
Cũng không hiểu hành vi dòm lén của hai người, Lam y thư sinh đã biết chưa? Hay có thể y phát giác nhưng không có thời giờ rãnh đối phó? Tuy nhiên hai người lui trở về tới đám cỏ vẫn không thấy động tĩnh, Cao Quang hỏi nhỏ: - Thấy thế nào?
Hoàng Vĩnh đáp: - Khó coi quá. Cao Quang ngạc nhiên: - Sao khó coi?
Hoàng Vĩnh liền đem những điều mắt thấy thuật lại. Cao Quang cũng lấy làm lạ:
- Lại có chuyện ấy, chẳng lẽ y lại tính cứu sống người đã chết? Vạn Lương: - Có thể người kia chỉ mới bị thương nặng?
Hoàng Vĩnh nói:
- Nếu đúng như vậy, thư sinh hóa ra lại là một vị thần y ghê gớm. Thiếu Bạch nói:
- Việc này không dính dáng gì đến chúng ta, y không giữ chúng ta lại nghỉ chân cũng là muốn tiện bề làm việc, cũng không trách người ta được, chúng ta lên đường sớm.
Sau những giây phút hồi hộp, lạnh tóc gáy người nào cũng quên cả đói, giờ đây Thiếu Bạch giục đi, mới nhớ thấy đói cồn cào.
Cao Quang đứng phắt dậy trước, thúc:
- Đi thôi! Trước tiên phải kiếm một chỗ có nhiều đồ ăn, ăn một bữa cho đáng giá... Lời chưa dứt, chàng vội vả ngậm miệng tự động ngồi xuống.
Lúc bấy giờ, bọn Vạn Lương đã nghe rõ những bước chân rất nặng nề vang tới.
Thò đầu nhìn, hướng chính tây có một bóng đen chậm rãi đi lại, hành động rất chậm, gót chân nện xuống đất nặng nề dị thường. Vạn Lương sẽ giọng bảo:
- Xem chừng ngôi nhà tranh nhỏ kia chất chứa không biết bao nhiêu sự cổ quái. Hoàng Vĩnh nói: - Đúng thế, chúng ta ngẩu nhiên gặp được cũng nên tra cho rõ xem sao.
Thiếu Bạch vạch cỏ rậm trước mắt nhìn, thấy hai bóng đen khiêng một cái chõng, đi vội đi vàng, vừa đi vừa không ngớt đưa tay lau mồ hôi trán.
Nhờ ánh sáng mờ mờ của những vì sao trên trời, chàng thấy hai đại hán đã phải lặn lội đi một quảng đường thật xa, cử động không còn theo chủ ý.
Thiếu Bạch chợt đâm nghi, nghĩ bụng:
- Nơi này quá hoang lương, lam y thư sinh lại là người cuồng ngạo, cô độc không có vẻ là người tốt. Những người kia rõ ràng là bị thương nặng đến cầu thầy, chẳng lẽ lam y thư sinh chịu ra tay cứu mạng người lại không thể bố thí một bữa ăn sao? Thật là chuyện không thể hiểu được!
Càng nghĩ, Thiếu Bạch càng thấy không ổn, không dừng được quay lại hỏi Vạn Lương: - Lão tiền bối, lam y thư sinh ở trong căn nhà tranh đang làm gì?
Vạn Lương lắc đầu:
- Lạ lùng, lão hủ cũng thấy lạ quá đổi. Y như thể đang cứu người mà cũng tợ như đang tiến hành một công cuộc thí nghiệm gì đó.
Thiếu Bạch giật mình: - Thí nghiệm?
- Đúng vậy, có thể y đang thí nghiệm một loại y thuật hoặc có thể một loại võ công, hay dược vật gì đó, y chăm chú trên những thi thể của người chết hoặc những người bị trọng thương...
Những câu nói ấy thường tình thôi nhưng lại chất chứa những điều kinh dị đáng sợ. Cao Quang giơ tay, vỗ đầu nói: - Lão tiền bối, y muốn thí nghiệm gì đó?
Lúc bấy giờ, hai đại hán khiêng chõng đã tới gần ngôi nhà tranh. Gió đêm phần phật thổi qua đám cỏ, chỗ bọn Thiếu Bạch ẩn thân. Cho nên dẫu hai hắc y nhân có thính tau tới đâu cũng không có cách gì nghe được tiếng nói chuyện của bọn Thiếu Bạch huống chi họ lại quá mệt nhọc vì đường xa.
Vạn Lương vuốt râu, nghĩ ngợi giây lát rồi nói:
- Khó trả lời quá, có thể y đang chứng minh một vấn đề khó khăn của y học, có thể y cũng đang chứng minh một sự thần diệu của một loại võ công kỳ ảo, có thể... Ôi! Nếu như người ấy có mặt ở đây, tất sẽ nhận ra thư sinh đang giở trò gì?
Hoàng Vĩnh hỏi:
- Lão tiền bối nói đến vị nào?
- Ngươi mà hiện giờ chúng ta đang đi tìm đó. Bụng người đó đầy huyền cơ, tài trí siêu việt. Hai mươi năm về trước đã từng nhắc tới lão hủ một việc, nói rằng võ lâm đang có mầm sát cơ, hai mươi năm sau thế nào cũng có sát kiếp khinh nhân. Lão hủ tuy biết y là tay tài trí hơn người, nhưng tuyên đoán chuyện hai mươi năm về sau lão hủ chỉ cười, không tin lắm. Chẳng dè năm sáu năm sau phát sinh ra cái thảm án Bạch Hạc môn bị thảm sát.
Đang nói, chợt một tiếng rú kinh người từ trong căn nhà tranh vọng ra, xé tan sự tĩnh mịch của đêm trường hoang dã.
Bọn Thiếu Bạch rũ liệt tâm can.
Ngóc đầu nhìn lên, cánh cửa ngôi nhà tranh đã mở toang, hai hắc y nhân khiêng chõng đi vào bên trong.
Trong nhà đột nhiên đèn thắp sáng nhưng đã vút qua khối đá, chạy bay xuống núi. Nhưng đằng sau, hốt nhiên tiếng binh khí chạm nhau vang rền, hiển nhiên đã có xảy một trường ác chiến. Hộc tốc vận khinh công chạy bay một mạch xuống đến chân núi, Vạn Lương mới dừng bước và giải khai huyệt đạo cho Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch thở phào, dáng thoải mái:
- Vị thanh bào nhân ấy là bằng hữu của lão tiền bối? Vạn Lương sẽ lắc đầu: - Chỉ là một người xa lạ.
- Thế sao y lại giải cứu chúng ta?
- Bên trong tất phải có nguyên nhân, nhưng hiện tại chúng ta chưa thể biết được... Ngừng giây lâu, lão tiếp lời: - Nơi này không thể ở lâu, tiểu huynh đệ còn đủ sức đi được chứ?
Thiếu Bạch thoáng nghĩ sẽ thở dài:
Chúng ta hẳng đi tìm một chỗ yên tĩnh quanh đây để tại hạ nghỉ một chốc rồi còn phải đi tìm nhị vị hiền đệ nữa.
Vạn Lương cau mày nói:
- Đêm nay trên Hồi nhạn phong này có rất nhiều cao nhân xuất hiện, giữa trường hỗn chiến, tất khó tránh khỏi thương vong, nên chi, lão phu chỉ sợ là bọn họ đã gặp chuyện không may rồi.
Thiếu Bạch tưởng chừng mạch máu căng thẳng, như sắp vỡ tung ra, chàng cố nuốt lệ, nghiến răng: - Nhị vị hiền đệ theo tại hạ bôn tẩu giang hồ lâu ngày, tình nghĩa thắm thiết như ruột thịt, tại hạ nỡ nào nhắm mắt bỏ đi cho đành.
Vạn Lương cũng thở dài ái ngại:
- Xưa nay, thân tướng mấy ai khỏi gục ngã giữa trận tiền, lão phu lang bạt giang hồ mấy chục năm trường, đã từng thấy không biết bao nhiêu cảnh thương tâm, uất hận của kẻ anh hùng khi vạn hiểm nguy nan. Tiểu huynh đệ đừng nên sầu lụy quá, chúng ta hãy đi tìm một nơi tĩnh mịch để cho tiểu huynh đệ dưỡng thương cái đã.
Thiếu Bạch rầu rầu nét mặt:
- Nếu bọn họ thật đã không may, tại hạ cũng cứ đi tìm thi hài để chôn cất tử tế mới phải. Hốt có tiếng tà áo phần phật trong không gian. Một bóng người phóng vút tới, hóa ra lại là thanh bào nhân. Qua lớp vải xanh, chỉ thấy đôi mắt người ấy tỏa ra tia sáng lạnh lẽo luôn đảo nhanh trong màn đêm: - Nhị vị bằng hữu đã được tại hạ cứu rồi, chốn này không thể ở lâu, xin mau theo tại hạ.
Quay người, y bước vội về phía trước. Bấy giờ trên đỉnh núi tiếng hò hét lão nhân tiếng sắt thép chạm nhau vẫn còn nghe văng vẳng mơ hồ đưa trong gió. Dưới tình cảnh ấy, Thiếu Bạch không kịp suy nghĩ nhiều, chỉ đành cất bước theo sát thanh bào nhân.
Quái nhân áo xanh dẫn hai người đi xuyên vào sơn cốc, thoăn thoắt luồn qua những khe đá đầy hiểm trở, như thể quen thuộc lắm. Chạy thẳng một hơi chừng bảy tám dặm đường, thanh bào nhân hốt dừng lại, đưa tay chỉ về một góc núi cao giọng: - Đằng sau chỗ ấy có một tòa sơn động, thỉnh nhị vị hãy đến đấy nghỉ ngơi trước, tại hạ đi xem có kẻ nào theo dõi không sẽ quay trở về ngay.
Và không đợi hai người kịp đáp lời y đã vút mình xa hơn trượng. Thiếu Bạch lặng dõi theo bóng thanh bào nhân lướt đi, giọng cảm khái: - Đêm nay, thật như không được huynh đài tương trợ, chỉ sợ chúng ta khó thoát khỏi tay người của tứ đại môn phái.
Vạn Lương nghĩ lung nói:
- Người này chẳng phải tình cờ xuất thủ mà như thể là có sẵn ý đến cứu chúng ta, cho nên hẳn phải có nguyên nhân bên trong.
Tuy cảm thấy sự việc hệ trọng nhưng không thể nghĩ ra được nguyên nhân ấy, Thiếu Bạch hốt nghĩ tới sự an nguy của hai người em vội bảo: - Chúng ta hẳng mau vào tòa thạch động ấy xem sao.
Vòng qua vách núi, quả nhiên có một tòa thạch động hiện ra trước mặt, Thiếu Bạch cảm xúc gọi lớn: - Hoàng đệ, Cao đệ...
Bên trong liền có tiếng vọng ra, ngắt lời: - Đại ca đấy phải không?
Liền đó, từ trong cửa động có hai bóng người lần bước ra. Đúng là Hoàng Vĩnh và Cao Quang. Thiếu Bạch thấy hai người đi dáng khập khễnh, hẳn là đã thọ thương nặng nên lật đật chạy tới nắm chặt lấy hai người lạc giọng hỏi: - Nhị vị hiền đệ chắc đã thọ trọng thương...
Lời chưa dứt, chàng đã cảm thấy hoa mắt, lảo đảo chực ngã. Thấy vậy Vạn Lương vội đưa tay đỡ lấy người chàng. Cao Quang hốt hoảng nói:
- Đại ca chắc bị nội thương rồi.
- Không sao đâu! „y là vì sau khi thọ thương, lịnh huynh chưa kịp điều tức lại luôn nghĩ đến nhị vị nên mới cố vận sức chạy tới đây và rồi gặp được nhị vị lòng quá xúc động cho nên chỉ nhất thời hôn mê đi thôi.
Bồng Thiếu Bạch tiến vào bên trong. Tòa thạch động này chỉ rộng chừng bằng hai căn phòng. Có điều bên trong được quét dọn sạch sẽ lắm.
Vạn Lương đặt Thiếu Bạch xuống, vừa chực dùng nội lực cứu tỉnh, chàng đã vùng dậy. Cao Quang nói nhanh: - Đại ca thọ thương...
Vạn Lương lạnh lùng ngắt lời:
- Lúc này không phải là lúc nói chuyện, ba vị nên nghỉ dưỡng sức, biết đâu người trong tứ đại môn phái chẳng đuổi theo chúng ta đến đây.
Thốt nhiên, từ ngoài có tiếng người vọng vào:
- Chư vị cứu yên tâm, vì tại hạ đã lấp hết những dấu chân rồi. - Các hạ là ai?
Thanh bào nhân thong thả bước qua cửa động, cất giọng:
- Vị Vạn huynh đây nói phải lắm, ba vị nên đi nghỉ ngơi, chúng ta so chung sau cũng không muộn.
Vạn Lương giật nẩy mình, buộc miệng:
- Lão hủ đã lui khỏi giang hồ mười năm nay, làm sao các hạ lại biết được tánh danh của lão. - Năm xưa, trên giang hồ Vạn huynh có tiếng tăm lừng lẫy thế ấy thì có lý nào tại hạ lại không biết.
Vạn Lương lòng càng thêm lạ, hỏi vội: - Các hạ thật là ai?
- Chúng ta không nên làm lỡ thời giờ dưỡng thương của ba vị ấy, nhất là tại hạ còn ở lại đây lâu. Vậy cứ đợi cho các vị ấy nghỉ khỏe, chúng ta sẽ chuyện tiếp cũng chẳng muộn.
Vạn Lương còn hồ nghi lắm, nhưng không tiện hỏi thêm. Thiếu Bạch ngồi xếp bằng tròn, nhắm mắt chuyên chú vận dụng thuật thố nạp. Khoảnh khắc, chàng đã mơ màng, không còn cảm biết gì nữa.
Khi chàng mở mắt, ngoài trời đã sáng tỏ. Ánh mặt trời buổi sớm mai rọi qua cửa động làm rõ dần cảnh vật bên trong.
Thanh bào nhân thức dậy thật sớm, thấy Thiếu Bạch đã cử động, vồn vả hỏi: - Tả huynh cảm thấy có khỏe không?
- Cảm ơn, tại hạ đỡ nhiều rồi.
Đôi mắt nhìn thẳng thanh bào nhân, chàng cao giọng tiếp: - Đại giá thật là ai?
Thanh bào nhân hốt đưa tay kéo vuông vải xanh, để lộ ra cái đầu trọc nhẳn. Hòa thượng tủm tỉm: - Tiểu thí chủ không còn nhận được lão nạp sao?
Thiếu Bạch giật nẩy mình, buộc miệng: - Đại sư là môn hạ Thiếu Lâm? - Lão nạp Tứ giới.
Thiếu Bạch thoáng nghĩ như thể đã nhận ra:
- Tại hạ nhớ rồi, chúng ta đã gặp nhau một lần trên lối quanh xuyên qua hai gốc du. - Đúng thế.
Vạn Lương bỗng cười nhạt xen lời:
- Lão hủ tưởng là ai, hóa ra lại cao nhân trong tứ đại Kim cương Thiếu Lâm tự. Tăng nhân có tên là Tứ Giới vẫn điềm nhiên: - Vạn huynh còn nhớ được lão nạp, thật vạn hạnh.
Thiếu Bạch trầm ngâm giây lâu, sẽ thở dài:
- Chúng tôi được đại sư cứu nạn, lòng lấy làm cảm kích lắm, vậy đại sư khỏi phải nói quanh công, có điều gì xin cứ chỉ giáo.
Tứ Giới đại sư thoáng nghĩ, nghiêm nét mặt nói:
- Trước khi bàn đến chuyện chính, lão nạp xin thanh minh một điều là lão nạp mới từ Nam nhạc tới đây, không những hàng đệ tử của bổn môn không biết mà ngay cả chưởng môn nhân cũng chẳng hay. Thế trong cái việc tương trợ ấy, lão nạp thật không có lòng cầu báo.
Vạn Lương lạnh lùng xen lời:
Thiếu Lâm phái người đông thế mạnh, vẫn được xưng là đệ nhất đại phái trong võ lâm, thì cho là ngày sau đại sư không xuất thủ đối địch với chúng tôi, cũng chẳng hại đến thực lực của quí phái!
Tứ Giới đại sư cúi đầu, chắp tay trước ngực:
- A di đà phật! Lão nạp quyết không khi nào có ý đối nghịch với chư vị, mà chỉ muốn cầu giải một đoạn công án võ lâm.
Thiếu Bạch chột dạ vội hỏi: - Đoạn công án gì?
- Ôi! „y là cái việc Bạch Hạc bảo đang đêm bị thảm sát. - Thế sao đại sư không đi hỏi chưởng môn nhân của quí phái? Tứ Giới đại sư sẽ thở dài:
- Phải nói là Thiếu Lâm phái chúng tôi xưa nay chưa hề có hành động mù quáng, ám muội nào, cho nên cũng vì chuyện ấy mà lão nạp phải đi biệt Trung sơn bổn viện suốt tám năm nay.
- Tại sao thế?
- Cái việc Bạch Hạc môn bị tàn sát thật là một kỳ oan thiên cổ trong võ lâm. Lão nạp tuy biết rõ đây là một chuyện có âm mưu cẩn thận, nhưng tiếc là tìm mãi vẫn không ra chân tướng.
Ôi! Vì chuyện này lão nạp phải bôn ba bao năm trường mà cũng chỉ hoài công!
- Nếu như Bạch Hạc môn bị người hãm hại, thật là một âm mưu, thế chưởng môn nhân quí phái cũng là một trong những kẻ chủ mưu sao?
Tứ Giới đại sư trầm ngâm nói:
- Thiếu Lâm phái môn qui nghiêm ngặt, vị chưởng môn nhân lại có uy quyền rất lớn, nên chi lão nạp không hề dám bàn việc thị phi với người.
Vạn Lương sẽ đằng hắng xen lời:
- Năm xưa, trước khi xảy ra vụ công án ấy, lão hủ cũng đã cực lực phản đối. Nếu như đại sư chịu ra mặt tương trợ, có lẽ chưa đến nỗi gây thành màn thảm kịch ấy.
- Vạn huynh có chỗ chưa được rõ là bấy giờ người trong thiên hạ đang hoang mang cùng cực, lão nạp lại không nắm được bằng cớ xác đáng, thử hỏi dù có lộ diện phỏng có ích gì?
Thiếu Bạch sẽ đằng hắng xen lời:
- Mặc dù không hiểu lời nói của đại sư có thành thật hay không, tại hạ cũng xin cảm kích vô cùng.
Tứ Giới đại sư cúi đầu thở dài:
- Lão nạp tuyệt không có lòng cầu danh, chẳng qua vì trước là cảm thương cho cái cảnh Bạch Hạc môn bị diệt oan, sau nữa, lúc ấy thiên hạ cũng đều ngờ là có bàn tay của Thiếu Lâm phái chúng tôi nhúng vào, nên lão nạp không thể khoanh tay làm ngơ được.
Vạn Lương hốt xen vào nói:
- Trong bao năm khổ công tìm tòi ấy, chẳng lẽ đại sư chưa có được một manh mối nào sao? - Lão nạp tuy có tìm được một vài tia sáng, nhưng vì quá nhỏ nhoi nên cũng chẳng có ích gì! - Giả sử như đại sư tra xét việc ấy có dính dấp đến Thiếu Lâm phái, thử hỏi đại sư nghĩ thế nào?
Tứ Giới hòa thượng thản nhiên nói:
- Nếu tìm ra được bằng cớ xác đáng là người trong Thiếu Lâm tự thật có nhúng tay vào vụ âm mưu ấy, bổn môn trưởng lão cũng sẽ không ngần ngại đưa ra trước dư luận để mọi người cùng luận đoán.
Vạn Lương thấy hòa thượng tướng mạo oai nghiêm hẳn không phải lão nói đùa. Thiếu Bạch như nghĩ bụng, xen lời nói: - Đại sư cứu chúng tôi ngày hôm nay nếu như sau này bị người trong quí phái biết được, hẳn là đại sư đến phải mang tội bội phản sư môn.
Tứ Giới hòa thượng lặng lẽ thở dài:
- Trong bản môn, tội phản sư là nặng lắm, rủi như thật ngày sau có bị phát giác, lão nạp đành chịu tội vậy, chứ biết sao?
Thiếu Bạch yên lặng giây lâu, giọng cảm khái:
- Đại sư lòng dạ như nhật nguyệt, đáng là một bậc cao tăng, nhưng vãn bối vẫn còn thắc mắc một điều.
- Xin thí chủ cứ cho biết.