Rèm cửa

    
gồi rúm ró trong chiếc xe lăn Sylvie do mẹ hai đứa con tôi đẩy dọc hành lang, tôi lén quan sát chúng. Trong khi tôi thành một thứ gần giống âm binh như thế này thì Theophile và Celeste vẫn rất hiếu động, nghịch ngợm và ngang bướng. Tôi ngắm hai đứa đi lại, chỉ đơn giản là bước đi cạnh tôi với vẻ tự tin che giấu nỗi buồn đang đè nặng trên đôi vai bé nhỏ của chúng. Theophile vừa đi vừa dùng khăn giấy lau từng sợi nước bọt chảy xuống từ đôi môi khép chặt của tôi. Cử chỉ vụng trộm, nửa dịu dàng nửa lo sợ như đứng trước một con thú không biết trước nó sẽ phản ứng như thế nào. Ngay khi chúng tôi đi chậm lại, Celeste ôm siết lấy đầu tôi bằng hai cánh tay trần của con bé, phủ lên trán tôi những nụ hôn kêu và lặp đi lặp lại: “Đây là bố mình, đây là bố mình!” bằng giọng như đang niệm chú. Chúng tôi đang kỉ niệm ngày lễ các ông bố. Trước khi tôi bị tai biến, chưa bao giờ chúng tôi thấy cần ghi cái cuộc hẹn bắt buộc này vào lịch trình cảm xúc cả, nhưng giờ đây, cả nhà lại ở cùng nhau suốt ngày lễ này để chứng nhận, rõ ràng, rằng một bản phác, một cái bóng, một mẩu của ông bố vẫn là bố. Tôi bị chia làm hai, một bên là niềm vui được thấy chúng sống, cử động, cười hoặc khóc trong vài giờ với bên kia là nỗi sợ hãi rằng cảnh tượng buồn phiền này, bắt đầu bằng chuyện của tôi, không phải điều kiện lý tưởng cho một thằng bé 10 tuổi và con bé em tám tuổi của nó vui đùa, ngay cả khi cả gia đình đã đi đến một quyết định khôn ngoan là không cố gắng xoa dịu hoàn cảnh.
Chúng tôi tới Beach Club. Đó là tên tôi gọi một cồn cát nhỏ mở đón nắng và gió, nơi chính quyền đã có lòng tốt bố trí bàn ghế và ô, thậm chí cả gieo vài bông hoa khuy vàng mọc trong cát giữa đám cỏ dại nữa. Trên chiếc du thuyền đậu bên sát mép bờ, có thể mơ tới một bà tiên đến biến tất cả xe lăn thành xe trượt cát có buồm. “Bố chơi đố chữ treo cổ không?” Theophile hỏi và tôi sẽ sẵn lòng trả lời nó rằng toàn thân bất toại như thế này thôi đã đủ rồi, nếu cái hệ thống giao tiếp của tôi cho phép những câu đối đáp cay chua như thế. Nét sắc sảo tinh tế nhất cùn mòn đi và xẹp lép đi nếu cần tới vài phút để sửa sang nó. Mới đầu, người ta sẽ không hiểu tại sao lại phải khó nhọc đọc chính tả từng chữ cái một. Nguyên tắc ở đây là tránh mọi thứ dí dỏm không đúng chỗ. Nó làm mất đi tính sắc sảo linh hoạt của cuộc nói chuyện, những từ hay ho người ta ném đi ném lại như quả bóng đập vào tường rồi nảy lại. Tôi coi sự thiếu hài hước bắt buộc này là một trong số những bất tiện mà tình trạng này của tôi mang lại.
Cuối cùng, quay lại với trò đố chữ treo cổ, môn thể thao quốc gia của học sinh lớp năm. Tôi tìm được một từ, một từ nữa và dừng lại ở từ thứ ba. Thực ra tôi chẳng có đầu óc nào để chơi cả. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm trí tôi. Theophile, con trai tôi, đang ngoan ngoãn ngồi kia, mặt nó chỉ cách mặt tôi chừng 50 centimét, tôi, cha nó, thậm chí không có cái quyền đơn giản nhất là luồn tay vào mái tóc dày, nhéo chiếc cằm còn lông tơ, ôm siết lấy thân thể nhỏ bé, trơn nhẵn và ấm áp của nó. Nói thế nào đây? Có quái gở, kỳ dị, ghê tởm hay đáng sợ không? Đột nhiên, tooi không kiềm chế nổi nữa. Nước mắt chảy dồn xuống và họng thắt lại phát ra một tiếng khàn khàn khiến Theophile giật mình. Đừng sợ, con trai, bố yêu con. Thằng bé vẫn cắm cúi với trò đố chữ và hoàn thành phần của mình. Thêm hai chữ cái, nó thắng và tôi thua. Trên một góc trang giấy, nó đã vẽ xong giá treo, dây và kẻ bị tử hình.
Còn con bé Celeste lại đang nhào lộn trên đụn cát. Tôi không biết liệu có nên nhìn nhận hiện tượng bù trừ ở đây không nhưng từ khi với tôi, nhấc một mí mắt lên cũng tương tự như chơi cử tạ thì con bé lại trở thành một diễn viên nhào lộn thật sự. Nó trèo tường, trèo cây, đi qua cầu trũng, lộn vòng và nhảy liên tiếp những cú nguy hiểm với sự khéo léo của một con mèo. Con bé thậm chí đã thêm làm xiếc trên dây vào danh sách dài dằng dặc những nghề nghiệp mà nó dự định làm trong tương lai. Bằng những cú xoay minh của mình, mầm non nghệ sĩ tương lai của chúng tôi đã chinh phục toàn bộ khán giả ở Beach Club và bắt đầu đi một vòng ca hát trước nỗi thất vọng lớn lao của Theophile, người đện ngầm như thế nào. Điều đó đã không ngăn cản ông trở thành một giọng nam cao trên đài phát thanh. Từ đó, ông cụ đã sử dụng tài rao hàng vốn có của mình để miêu tả các đám cưới đế vương, các trận động đất hay các màn đấm bốc. Bên ngoài, mưa đã tạnh. Không khí dịu mát hẳn. Josephine tuyên bố: “Đi mua sắm!” Chuẩn bị cho tình huống bất trắc này, tôi đã để ý trước tuyến phố lớn nơi các cửa hàng lưu niệm san sát nhau như trong một khu chợ phương Đông và bày vô kể các đồ thờ.
Josephine sưu tập nào các lọ nước hoa xưa, tranh lấy cảm hứng từ nông thôn với một hoặc cả đàn bò, các đĩa thức ăn giả bày trong cửa kính của các nhà hàng Tokyo nhằm giới thiệu thực đơn, nói chung là tất cả những thứ vô vị nhất nàng tìm thấy được trong hàng loạt chuyến du lịch của mình. Đó, giờ thì là tình yêu sét đánh nhé. Trong cửa hàng thứ tư, vỉa hè bên trái, giữa ngổn ngang tranh ảnh cho người sùng đạo, món cutcut(7) Thuỵ Sỹ và các đĩa phomát, một bức tượng bán thân đáng yêu giả đá hoa với vòng hào quang nhấp nháy như trang trí trên cây thông Noel dường như đang đợi Josephine.
“Đây rồi, Đức Mẹ Đồng Trinh của em!” Josephine giậm chân kêu.
“Anh mua tặng em”, tôi nói ngay mà chưa tưởng tượng số tiền người bán hàng sẽ buộc tôi phải trả nếu nói đây là bức duy nhất. Tối hôm đó, chúng tôi tổ chức ăn mừng vụ tậu được bức tượng đặt trong phòng khách sạn dưới ánh sáng nhấp nháy thiêng liêng phát ra từ nó. Bức tượng hắt bóng thành hình kì quặc lên trần.
“Josephine này, anh nghĩ về Paris, chúng ta sẽ phải chia tay nhau thôi”.
“Anh nghĩ em không hiểu gì sao!”
“Nhưng Jo…”
Nàng thiếp đi. Nàng có năng khiếu, là khi rơi vào hoàn cảnh không vui, có thể ngủ yên lành tức thì. Độ dài các cuộc nghỉ phép khỏi cuộc sống này có thể là năm phút hay nhiều giờ. Trong một lúc, tôi quan sát vạt tường phía trên giường sáng rồi lại tối. Cái quỷ gì có thể khiến họ căng vải màu cam lên tường cả phòng như thế nhỉ?
Vì Josephine vẫn ngủ, tôi thận trọng mặc quần áo, thực hiện một trong những thú vui ưa thích của mình: “lang thang trong đêm”. Đó là cách tôi chống lại những điều khó chịu: cứ đi thẳng cho tới khi mệt nhoài. Trên đại lộ, bọn choai choai người Hà Lan đang ầm ĩ nốc hàng vại bia lớn. Chúng đục lỗ trên các túi đựng rác để chế áo mưa. Những hàng chấn song nặng nề chắn lối vào hang, nhưng nhìn qua vẫn thấy ánh sáng của hàng trăm ngọn nến thờ đang dần lụi tắt. Rất lâu sau đó, tôi lang thang đến con phố có các cửa hàng đồ lưu niệm. Sau lớp kính của cửa hàng thứ tư, một Mẹ Maria khác y hệt đã được đặt vào chỗ bức tượng chúng tôi mua. Tôi về lại khách sạn sau đó, từ xa tôi đã thấy cửa sổ phòng chúng tôi nhấp nháy trong bóng đêm. Tôi bước lên cầu thang, cẩn thận không làm người gác đêm thức giấc. Cuốn Dấu vết của rắn đang được đặt trên gối như thể trang sức trong hộp vậy. “Nào, tôi thì thầm, Charles Sobraj, mình quên hẳn mất cuốn sách”.
Tôi nhận ra nét chữ của Josephine. Một chữ lớn gạch ngang cả trang 168. Là lời mở đầu một bức thư kín hai chương cuốn sách và khiến những chữ trên đó không sao đọc được nữa.
“Em yêu anh, Ngốc ạỗ Đừng làm Josephine của anh đau lòng nhé“.
May mà tôi đã đọc qua hai chương này lâu rồi.
Khi tôi tắt đèn nhấp nháy trên bức tượng Mẹ Đồng Trinh thì cũng là lúc trời bắt đầu sáng.
Chú thích
______________________
(1) Nhạc sỹ kiêm ca sỹ người Pháp.
(1) Địa danh hành hương nổi tiếng của Pháp.
(2) Josephine là vợ đầu tiên của tác giả.
(3) Tên thật là Marie-Bemarde Soubirous, con một gia đình nghèo làm nghề xây bột ở Londres.
(4) Bắt nguồn từ dãy núi Pyrenees (Pháp).
(5) Còn có tên gọi là sông Hằng - một con sông lớn linh thiêng ở Ấn Độ.
(6) Ngày Quốc khánh Pháp.
(7) Cutcut: món ăn nguồn gốc châu Phi, làm từ hạt mi và ăn kèm với thịt hoặc cá, rau và nước sốt cay.