Cinecitta(1)

    
hìn từ độ cao 100 mét, từ những chiếc máy bay siêu nhẹ bay lượn trên bầu trời vùng bờ biển Opale, Bệnh viện Hàng hải hiện ra trong một khung cảnh xúc động lòng người. Với hình dáng đồ sộ và kiểu cách cùng những bức tường cao xây bằng gạch màu hạt dẻ, nó dường như bị đẩy ra giữa khoảng cát nối thành phố Berck và mặt nước màu ghi xám của biển Manche. Trên cao của mặt tiền đẹp nhất, ta có thể nhìn thấy dòng chữ “Thành phố Paris” như vẫn thường thấy trên các hồ tắm công cộng và trường công lập ở thủ đô. Được thành lập từ Đế chế thứ Hai(2), là không gian phục hồi dành riêng cho bệnh nhân nhỏ tuổi, khu bệnh xá phụ này đã bảo tồn được tính chất biệt lập của nó.
Bệnh viện thực chất ở tỉnh Pas-de-Calais, nhưng với bên cơ quan Cứu trợ Xã hội, nó lại nằm bên bờ sông Seine(3). Nối với nhau bằng kiểu kiến trúc thông nhiều phòng bất tận, các toà nhà nơi đây tạo nên một mê cung thực sự. Không hiếm khi ta có thể bắt gặp một bệnh nhân từ khu Ménard ngơ ngác trong khu Sorrel, tên hai bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng được đặt tên cho hai khu chính của bệnh viện. Những kẻ bất hạnh lạc đường nhớn nhác như thể đứa trẻ vừa lạc mẹ, run rẩy trên chiếc nạng và thống thiết nhắc đi nhắc lại: “Tôi bị lạc đường!”. Theo lời mấy anh khiêng cáng, tôi cũng là một “Con gà lạc trong khu Sorrel”. Tôi chẳng lạc bao giờ nhưng các anh bạn hay phải di chuyển tôi thì có. Những lúc như thế, tôi đành kiên cường bám trụ trước cảnh nhân viên mới mò mẫm tìm đường. Đó có thể là cơ hội để khám phá một xó xỉnh lạ hoắc, lờ mờ thấy những khuôn mặt mới hay lâng lâng khi bắt gặp mùi gì đó từ khu bếp của bệnh viện. Cũng nhờ vậy mà một trong số vài lần đầu tiên được ngồi xe lăn và đẩy đi sau cơn hôn mê, tôi đã tình cờ thấy ngọn hải đăng. Nó xuất hiện từ sau chỗ ngoặt trên hành lang, nơi chúng tôi đang lạc: thanh mảnh, vững chãi, bình yên với những sọc đỏ trắng như thể áo vận động viên bóng bầu dục. Tôi ngay lập tức được biểu tượng gần gũi ấy che chở. Hải đăng canh gác cho thuỷ thủ và cả người bệnh - những kẻ đắm tàu trong cô đơn.
Chúng tôi không lúc nào không liên hệ với nhau và tôi thường đến thăm nó khi yêu cầu người ta dẫn tôi tới Cinecitta, một khu quan trọng trong trí tưởng tượng của tôi về bệnh viện. Cinecitta, đó là khoảng sân luôn luôn vắng người trong khu Sorre(4). Những ban công rộng rãi này được mở theo hướng Nam và từ đây, có thể thấy một vùng rộng lớn thơ mộng, quyến rũ. Dưới chân các đụn cát là một vài căn nhà gỗ gợi hình dung về ngôi làng ma vùng Far West(5), về phần biển, các ngọn sóng trắng đến nỗi dường như tạo được hiệu ứng đặc biệt từ ánh nắng.
Tôi có thể nhiều ngày liền chỉ ở Cinecitta. Ở đó, tôi là đạo diễn vĩ đại nhất của mọi thời đại. Hướng thành phổ, tôi quay lại lớp cảnh đầu tiên của Khát khao đen tối(6). Trên bãi biển, tôi làm lại các cú trượt máy quay trong Cuộc dạo chơi quái dự và rộng hơn, tôi sẽ tái tạo lại cơn bão của những kẻ buôn lậu trong Moonfleet(7). Hay tôi sẽ tan vào trong khung cảnh ấy và sê không còn gì nối tôi với thế giới này ngoài một bàn tay bạn bè vuốt ve những ngón tay lạnh cóng của tôi. Tôi là Pierro điên, mặt lem luốc mực với chuỗi thuốc nổ quấn quanh đầu. Ham muốn châm que diêm trôi nhanh như một đám mây. Và cũng đến lúc ngày tàn, chuyến tàu cuối cùng quay về Paris đưa tôi quay lại phòng bệnh của mình. Tôi chờ đợi mùa đông. Sau khi ních thật nhiều quần áo, chúng tôi sẽ có thể lang thang đến khuya, ngắm mặt trời lặn và hải đăng bật lên những tia sáng hi vọng chiếu rọi đến chân trời.
Chú thích
______________________
Chú thích:
(1) Một khu quan trọng trong trí tưởng tượng của tác giả về Bệnh viện Hàng hải, Berck.
(2) Triều đại Napoleon III (1852 - 1870).
(3) Trên giấy tờ, bệnh viện trực thuộc thành phố Paris.
(4) La Soil du mal (1958): phim hành động trinh thám với sự xuất hiện của diễn viên Marlene Dietrich.
 (5) Miễn Viễn Tây nước Mỹ.
(6) La Chevauchée fantastique (1939): phim viễn Tây Mỹ, đoạt hai giải Oscar năm 1940.
(7) Moonfleet (1955): phim phiêu lưu do Mỹ dựa trên tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà vãn Anh J. Meade Falkner.