CHƯƠNG 5

    
rong Loonie dường như có một nghị lực phi thường, một tinh thần bắt lửa kỳ lạ khiến ta phải bật cười vì bị sốc. Nó lao mình vào trong cuộc đời. Không bao giờ bạn có thể đoán trước về nó một giây, và một khi nó đã lao vào một việc nào thì không có gì giữ nó lại được. Nhưng chính điều làm bạn khâm phục ấy thực ra lại khiến cho bạn thấy căng thẳng khó chịu. Có những ngày thứ hai tôi thấy nhẹ nhõm khi ngồi trên xe buýt trở lại nhà trường.
Vào thời ấy chẳng có gì hấp dẫn tôi ở đấy nhưng tôi thực sự thấy thích được đến trường. Có một sự tẻ nhạt êm đềm trong lớp học, một sự yên vắng trong đó tôi đã lớn lên. Đó có thể là một mái nhà ngăn nắp để con người phát triển, một sự an toàn vì luôn luôn biết trước những gì sắp diễn ra. Dù sao, cuộc sống ở nhà trường của tôi không hề giống với cuộc sống của Loonie. Với tôi thì không có những chuyện hục hặc thường xuyên, không có những cảnh nhìn tai hạiề Tôi yêu thích sách - thích sự thảnh thơi và riêng tư của chúng - những cuốn sách về cây cối, về sự hình thành băng giá, và về những cuộc chiến tranh thế giới. Mỗi khi đắm chìm trong sách vở, tôi thấy mình được tự do. Nếu không có Loonie bên cạnh thì tôi muốn sống âm thầm không ai biết đến, và dù trong những năm còn nhỏ điều này khiến cho tôi trở nên cô độc, nhưng lúc này thì một chút cô độc lại là điều tôi mong muốn.
Nhiều khi sau giờ học, nếu trời còn sáng thì tôi lội bộ vào trong khu rừng và lang thang một mình. Tôi biết rằng một nơi nào đó ở đây, cạnh một giàn cưa cũ, những học trò trường Nông nghiệp có giăng một sợi cáp treo. Loonie thường khoe khoang về những chuyến đi ngang qua sông, bên trên những ngọn cây đong đưa. Nó ca ngợi tiếng rì rào của sợi dây cáp, cái cảm giác hai cánh tay như muốn giật ra khỏi khớp. Nó luôn rủ tôi đi chơi một chuyến cho biết trước khi nhân viên kiểm lâm phát hiện và cắt mất đi, nhưng tôi nghi ngại đám người của trường Nông nghiệp nên chỉ thích đi vào trong rừng một mìnhể
Mỗi khi đi vào rừng, tôi phải tìm cách giấu cha mẹ tôi. Đây là một kiểu lừa dối khác đã thành quen thuộc trong nếp sống thường ngày, vì cha mẹ tôi cũng giống như tất cả những người già cả khác trong thành phố ở chỗ là rừng cây cũng như biển cả đều khiến họ lo lắng. Những người dân địa phương có thể vào rừng từng đoàn để tìm cảm giác, nhưng có vẻ như chẳng ai muốn đi một mình, và nhất định là khi không có một lý do thực tế nào để vào đấy. Chẳng một ai nói rằng mình sợ sệt, nhưng đó là tâm trạng chung của họ, và tôi có thể hiểu được điều đó, vì ngoài ấy có những âm thanh cót két, va đập và rền rì. Một làn gió nhẹ trên các cành cây karri đủ gây ra tiếng rì rào khiến bạn phải dựng tóc gáy. Bạn đi quanh quẩn trong vùng cảnh quan đông đúc này và một phần nào của bộ não bạn không chịu chấp nhận sự kiện bạn đang cô độc. Tôi thích lần mò đi lên các gò đất cao cho đến khi Sawyer bị các chòm cây che khuất và thậm chí cũng không nhìn thấy được biển ở ngoài xa. Thế rồi tôi đi vào trong vùng cảnh trí phía sau, nơi chỉ có mặt trời ban mai rọi vào và tôi chẳng bao giờ gặp một bóng người nào. Đến chạng vạng thì tôi trở về nhà với hai tai còn nghe văng vẳng sự im vắng.
Một buổi sáng mùa xuân trời nắng chúng tôi đạp xe ra bờ biển, leo lên ngôi nhà kỳ lạ nọ để lấy mấy tấm ván của mình và thấy ông Sando đã trở về. Vào những ngày ấy, chúng tôi vẫn còn chưa biết tên của ông là gì. Ông ta nhìn lên từ nơi ông đang đánh bóng tấm ván gác ngang trên hai cái giá cưa. Lưng ông phơi trần dưới ánh nắng dịu, Ông để dụng cụ đánh bóng lủng lẳng trên sợi dây bên cạnh mình. Con chó băng qua vạt đất trống lao tới chỗ chúng tôi.
- Nào, nào, ông nói. Khách quý cả đây mà.
Bà Eva khập khiễng bước ra ngoài hàng hiên một quãng đủ để nhìn xem ai rồi quay vào trong trở lại.
- Các bạn đến vừa đúng lúc để đi nhờ xe đó, ông ta vừa nói vừa vuốt một bàn tay trên lớp keo bọc bóng loáng của tấm ván mới. Mình muốn xuống dưới ấy để thử tấm ván này. Ông ta lật tấm ván lên. Tấm ván nhỏ nhắn và có hình đĩa với cặp bánh lái đôi.!!!14215_8.htm!!! Đã xem 14676 lần.

Đánh máy: Mõ Hà Nội (Nguyễn Học) và Mọt Sách
Nguồn: Vnthuquan thư viện Oline
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 1 tháng 2 năm 2013

Truyện Lằn ranh sinh tử CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 8 CHƯƠNG 9 CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 11 ỉ một lát. Mình không nên làm đợt này. Hãy thử một lần khác xem.
Tôi không nhìn vào ông. Tôi không thể rời mắt khỏi vùng chân trời. Giờ đây chúng tôi đang ở trong một cơn tạm lắng, nhưng không dễ chịu chút nào. Tôi cảm thấy ông đang chèo về phía đông, nhưng tôi cứ mải nhìn về phía nam, có vẻ như cái cổ tôi đã bị khoá vào vị trí ấy. Ông đã đi xa, không còn ở gần vỉa đá ngầm. Tôi chỉ còn lại một mình. Một mình thôi. Cơ thể tôi nhận biết trước khi đầu óc tôi theo kịp. Tôi cố tranh thủ liếc nhìn một cái. Ông Sando ở cách tôi hơn năm chục mét. Ông đang ở ngoài kia, trong vùng an toàn cách xa vỉa đá ngầm, và ông đang vẫy tay, kêu gọi. Giọng nói của ông không gì là cấp bách. Ông có vẻ uể oải rõ rệt. Tôi nghe trong giọng nói của ông một thứ thẩm quyền làm ta yên lòng, một sự thân quen tác động đến tôi. Ông trông có vẻ vững vàng và thoải mái với hai bàn tay đặt trên đùi, hai khuỷu tay khuỳnh ra như những cánh chim hải âu, và tôi cảm thấy quãng trống ngoài kia thật lộng gió. Tôi bị lôi cuốn. Tôi nhìn trở ra ngoài biển, nhưng không chắc mình có đi được không. Ông Sando vẫn giữ vẻ đùa cợt ngoài kia, còn trong tôi thì trào dâng nỗi sợ hãi. Tôi nghe hơi thở của mình hổn hển và trở nên nhọc nhằn. Tôi bị choáng váng. Đột nhiên, tôi thấy sợ phải ở đây một mìnhề Có vẻ như tôi đã cố chống lại sự hoảng loạn của mình và bật dậy. Tôi quay tấm ván về phía ông ta, nằm úp xuống và chèo đi. Khi ra đến nơi, tôi thở hồng hộc.
- Mình lặn nhé - Ông nói bình thản - Tôi xuống dưới đáy trước đây.
Không nói thêm một lời nào nữa, ông đứng lên trên tấm ván Brewer và phóng xuống vùng nước giữa hai chúng tôi. Tôi ngồi đó trong nỗi lo sợ, lại cũng chỉ có một mình. Tôi không chịu nổi nữa, ông ta phải biết là có tôi theo sau chứ.
Ở ngoài này quá sâu, không thể nhìn thấy được đáy biển đầy cát, nhất là khi tôi không có một tấm mặt nạ, nhưng tôi có thể lờ mờ nhận ra hai lòng bàn chân của ông Sando khi ông quẫy bơi. Tôi bám theo ông, và chỉ sau vài phút, tôi đã có thể lao thẳng đứng xuống một cách điềm tĩnh. Bộ phổi tôi đã nạp đủ ôxy nhờ sự hít thở dài hơi, và tôi không chịu sức nâng của bộ áo lặn buộc phải chống chọi nên tôi có thể theo kịp ông Sando khá nhanh, và chỉ sau vài giây tôi đã vượt qua ông. Tôi nghe tiếng máu chảy lùng bùng hai bên thái dương. Ngực tôi như sắp sụp vào. Mỗi một bọt nước đều làm tôi đau đớn. Tôi cảm thấy mình như một ngôi sao chổi đang tắt lịm dần. Cuối cùng, khi đã bơi hết tốc độ và không còn tin tưởng nữa thì tôi dừng lại; khi nhìn lên phía trên, tôi thấy hình bóng lờ mờ của ông Sando còn ở cách mình một quãng. Ở dưới sâu này, biển có sự tĩnh lặng thông thường của nó, hết sức êm ả và thân thuộc. Do một cảm nhận sinh vật, tôi tự nhận thức về mình. Đây chỉ là biển, là nước. Chẳng lẽ tôi không biết phải làm gì dưới nước hay sao? Từ từ trở về cùng với cái nhu cầu nóng bỏng phải thở là sự tự tin trước đây của tôi. Tôi biết mình đang làm gì. Tôi đang có sự chủ động. Tôi mơ hồ thấy dấu hiệu tán thành của ông Sando và tôi phóng ngược trở lên mặt nước. Hai chúng tôi cùng trồi lên với màng bọt khí vây quanh và khi gặp được không khí, cách xa mấy tấm ván nổi trên mặt nước độ vài mét thì một luồng hơi nóng chạy qua người tôi và tôi biết là mình đã bình yên.
Ngày hôm ấy tôi lại băng qua vỉa đá ngầm và cưỡi hai con sóng. Những lần cưỡi sóng này cũng chẳng cho tôi thêm được bao nhiêu kinh nghiệm, và tôi chỉ nhớ được một phần của sự trải nghiệm này thôi, đó là những giây phút chập chờn, những chi tiết kỳ lạ. Chẳng hạn như tiếng vỗ ngắt quãng của nước lên tấm ván. Một ảo giác như ta đang ở cùng một độ cao với những vách đá đằng xa. Sự thanh thoát thần tiên khi lướt qua trên đầu ngọn sóng giữa một đám bụi nước và cảm giác hưng phấn. Sự sống sót là một ký ức mạnh mẽ nhất mà tôi còn lưu lại: cái cảm giác bước đi trên nước.
Ông Sando chèo đến và nắm lấy bàn tay tôi như một người anh hay một người cha, còn tôi thì nói lắp bắp. Tôi cảm thấy mình như lạc vào cõi tiên, còn ông Sando thì chỉ phì cười. Nhưng tôi còn muốn nhiều hơn thế nữa. Tôi đang khao khát một đợt cưỡi sóng thứ ba, một cách nào đó để biến nó thành sự thực.
Tôi ngồi lại vài phút trong khi ông Sando đón bắt con sóng kế tiếp. Ông làm việc ấy có vẻ dễ dàng, và tôi bỗng thấy nó dễ dàng thật. Tôi thậm chí không thể chờ cho đến khi ông chèo trở lại. Tôi chèo thẳng ra vùng biển động, và chỉ một thoáng chốc vì quá tự tin, tôi đã lọt vào trong đường đi của một thứ gì lớn cỡ toà thị chính của thành phố Angelus. Tôi không hiểu làm sao tôi đã cuống cuồng vượt qua được, cho đến khi tôi đứng được trên hai chân mình và cảm thấy toà nhà lớn kia như đang phồng to và biến dạng ở dưới chân tôi.
Trong khoảng nửa giây tôi nhìn thấy hình bóng vỉa đá ngầm ở dưới xa. Tấm ván nặng rơi tuột khỏi chân tôi như một chiếc lá và tôi nhoài người xuống dưới mặt nước mà không có nó, nhấp nhô nhảy lên nhiều lần mà không sao vượt khỏi mặt nước. Tôi như ngã xuống một loạt bậc thang - một loạt bậc thang có vẻ như không bao giờ dứt, đổ xuống người tôi và hất tôi lên trời rồi dìm tôi xuống trở lại, khiến cho tôi bị lao đầu tới trước, băng qua trên vỉa đá ngầm trong nỗi khiếp đảm. Tôi bị nẩy lên, phóng tới và va đụng, gần như không còn thấy gì trong khi băng ngang lườn đất cạn, và khi vỉa đá ngầm không còn nữa thì sự cuốn xoáy đã vùi tôi xuống quá sâu và quá nhanh đến nỗi tôi chẳng còn chút hy vọng gì giữ được thăng bằng cho khỏi ù taiẽ Tôi biết là không nên chống chỏi, nhưng tôi dường như cứ làm như thế mỗi khi không bị nước cuốn. Tôi nhô lên sặc sụa, ngột ngạt, quẫy đạp trên mặt nước như muốn vươn tới một nguồn ôxy thanh khiết hơn.
Lúc ông Sando đến bên tôi thì tôi lấy lại đôi chút bình tĩnh, nhưng ông đã nhìn thấy tất cả. Tôi đã đi xa hai trăm mét từ nơi tôi đón ngọn sóng, và chiếc quần soóc của tôi không còn nữa.
- Được đấy - Ông cười nói - Chuyến này có lợi cho cậu đấy.
Ông kéo tôi lên tấm Brewer của ông và chẳng nói gì về sự ở truồng của tôi. Tấm ván của tôi nằm sáng loáng ở đằng xa. Ông để cho tôi nằm ở đó một lát rồi ông mới bơi ra bắt lấy nó, và khi bơi trở vào, ông ta quyết định dừng lại. Tôi chèo tấm ván theo đằng sau ông và mong đừng có ai nhìn thấy.
Chúng tôi đã không đi tìm Loonie buổi chiều hôm ấy, nhưng biết chắc là cuối cùng nó cũng sẽ xuất hiện. Bà Eva cho chúng tôi ăn món cá bằm và để mặc chúng tôi huyên thuyên trò chuyện cho đến khi mỏi mệt và cùng lặng thinh. Khi mây bão phủ đen bầu trời, chúng tôi treo võng nằm ngoài hàng hiên, ngọn gió ở đây nóng ấm một cách rờn rợn. Tôi bị đau rát và lừ đừ nên thiếp ngủ ngay. Tiếng chim ác là và các loài chim biển huyên náo trên đầu, những tiếng líu lo mà tôi cảm thấy mình chỉ có thể hiểu nếu cứ lơ mơ nửa ngủ nửa thức.
Lát sau, có tiếng chó sủa rồi Loonie khó nhọc bước vào con đường sình lầy. Khi ấy trời đang mưa. Nó gạt con chó ra và lưỡng lự trước khi băng ngang cái sân để vào nơi bậc cấp hàng hiên. Cánh tay bó bột của nó lủng lẳng trước ngực trông như một thứ vũ khí.
- Vào đây đi - Ông Sando gọi - Vào đây tránh mưa.
Loonie cứ đứng trơ ra đó.
- Đừng làm cái kiểu bướng bỉnh ấy nhé - Bà Eva vừa bước ra khỏi võng vừa nói.
Bà chống tay lên hông, nhìn nó một lát, rồi khập khiễng đi vào nhà, đến lúc ấy, Loonie mới leo lên các bậc cấp để đứng dựa vào lan can của hàng hiên. Mái tóc bạc phếch vì nắng của nó dính sát vào đầu và cái băng đeo bằng vải của nó ướt dầm.
Bà Eva trở ra với một chiếc khăn lau. Nó liền cầm lấy mà không một lời cám ơn.
- Tốt nhỉ? - Nó nói.
Bà Eva khịt mũi và đi vào trong. Bà đóng hai cánh cửa bản lề hơi mạnh. Ông Sando nhìn Loonie một lát rồi nằm trở lại trên võng đu đưa. Loonie nhìn tôi. Tôi quay đi nơi khác.
- Trong thời gian này thì lướt sóng ở chỗ của tôi - Ông Sando nói - Tôi canh chừng con sóng, chờ dịp, và giữ cái bí mật nhỏ của mình. Các cậu cũng thấy là buồn cười, nhưng chia sẻ như vậy là tử tế rồi. Ngạc nhiên thật, nhưng mà hay. Điều tốt đẹp nhất khi có một bí quyết là chia sẻ cho một người nào đó. Phải không, Pikelet?
Tôi nhún vai, không khỏi bật cười.
- Sóng lớn cỡ nào? - Loonie hỏi.
Ông Sando thở dài: - Khá lớn để thành lý thú, khá lớn để xé toạc quần của một chàng trai mơ mộng.
- Hai mươi bộ - Tôi nói.
- Có lẽ là mười lăm. Cậu cưỡi con sóng mười lăm bộ đó, Pikelet.
- Hay nhỉ, nó cưỡi sóng được rồi nhỉ - Loonie nói lầm bầm.
- Phải, nó cưỡi được hai ngọn. Nó làm tốt lắm.
Loonie đứng đó, lắng nghe.
- Tôi vãi bậy ra ấy màệ Có gì hay đâu - Tôi đáp bực
tức.
- Nhưng cậu ấy đã làm nên chuyện đấy - Ông Sando nói. Tự mình làm nên một chút lịch sử đó.
- Cao đến tám bộ đấy - Loonie nói.
Ông Sando chỉ cười khì. Ông xoay người lại khoan thai đi xuống mép nước và lao mình vào trong rãnh sâu cuồn cuộn của vùng nước xoáy. Chúng tôi nhìn theo ông phóng ra tới eo biển sâu thông ra ngoài khoảng trống, ung dung bơi lội, hụp xuống bên dưới những mảng bọt nước và lắc đầu vảy nước.
- Ăn thua gì - Loonie nói - Ông ta làm mình gai mắt.
Tôi nhún vai.
- Ông ta đang coi thường chúng ta đó.
- Có thể - Tôi nói.
- Ông ấy tưởng mình chỉ có ngồi đây như hai đứa con gái thôi à.
Con gái hay không, tôi hoàn toàn sẵn sàng để làm y như thế, nghĩa là ngồi trên bờ này một cách an toàn và ấm áp để nhìn ông Sando liều mạng với con cá mập Barney. Tôi đã nghĩ tới việc phải làm gì nếu như ông ta bị ăn thịt, và xem mình có nhớ cách khởi động chiếc thuyền máy hay không. Điều khiển chiếc Kombi về nhà cũng có đôi chút khó khăn, nhưng tôi hình dung là mình sẽ giải quyết những trở ngại nhỏ lần lượt từng cái một. Nhưng tôi chưa kịp nghĩ ra điều gì rõ rệt trong đầu thì Loonie đã chộp lấy tấm ván của nó với một tiếng thét nghẹn ngào, tức tối và chạy xuống nước. Một lát sau, khốn khổ và kinh hãi, tôi đuổi theo nó.
Đó là cách chúng tôi lướt sóng lần đầu tiên ở Barney, Loonie đón lấy tất cả ngọn sóng một cách hung hăng, còn tôi thì chỉ biết men theo đằng sau, phập phồng và run rẩy, cho đến khi sự hứng thú của những đợt lướt sóng khiến cho cả hai chúng tôi không còn biết sợ là gì nữa.
Sóng biển ở Barney không lớn lắm nhưng dài và rất đẹp, sóng ở đây có màu xanh tinh khiếtẾ Trông như một hình ảnh trong tờ tạp chí, còn chúng tôi thì ở trong đó. Loonie và tôi ra sức đứa này vượt qua đứa kia, rời bờ thật muộn, rồi nhảy vào trong nước một cách ung dung theo cách học được từ ông Sando, rồi sau đó lao mình vào trong cái hầm lung linh của mỗi đợt sóng. Bên trong những con sóng này, tiếng nói của chúng tôi dội ngược trở lại phía mình, nghe sâu hơn và lớn hơn mọi âm thanh khác, giống hệt tiếng của người lớn. Chúng tôi cảm thấy mình khỏe mạnh hơn và già dặn hơn. Từ trong lòng sâu của các đợt sóng nối tiếp, chúng tôi hiện ra với tiếng reo hò và không còn nghĩ gì đến chuyện con cá mập nữa. Ngày hôm ấy là ngày đánh dấu một giai đoạn trong cuộc đời chúng tôi.
Chúng tôi lướt sóng ở Barney với ông Sando nhiều tháng rồi bí mật này mới bị lộ. Một số người dân Angelus tọc mạch đã theo dõi chúng tôi, nhìn thấy dấu bánh xe và rồi tìm ra chiếc Volkswagen và cái toa moóc đang đậu. Nhưng dù khi họ đã kéo đến thì có nhiều người chỉ ngồi trên bãi mà nhìn chứ không xuống nước. Đặc biệt là sau buổi sáng mùa xuân hôm ấy, khi con cá Barney trồi lên mặt nước giống như một chiếc tàu ngầm, lượn qua bên cạnh Loonie và nhìn nó với một con mắt đen ngòm khủng khiếp trước khi bơi đi ra xa.
- Con mắt ấy - Loonie nói giống như một cái lỗ sâu vũ trụ ghê hồn.
Tôi ao ước được là nó vào lúc ấy và trong câu chuyện xảy ra khi ấy.
Trên đường về nhà sau một ngày đầu tiên ở Barney, mỏi mệt và thích thú, chúng tôi hồi tưởng lại từng đợt sóng buổi sáng hôm ấy, và thấy càng thêm tin tưởng. Chúng tôi cùng đồng ý là Loonie đã đón ngọn sóng ngày hôm ấy. Nó to như một toa tàu. Tôi đang chèo trở ra, ngang qua eo biển thì thấy Loonie đã đứng xuống đất. Ngọn sóng dựng đứng lên, chồm tới phía trước và nuốt chửng lấy nó. Tôi nghe tiếng nó la lên không biết vì vui mừng hay kinh hãi rồi sau đó chỉ thấp thoáng nhìn thấy nó trong khi nó tìm đường đi qua bên dưới lằn gấp cong vòng của khối nước. Trông nó lờ mờ như một bóng ma. Cuối cùng khi nó nhô lên và đi ngang qua chỗ tôi, nó nhìn trở lại con mắt kỳ dị mở to của đợt sóng và chỉ một ngón tay vào đấy.
- Chà, phải chi tao có chiếc máy chụp hình - Nó nói khi chúng tôi ì ạch chạy xe trở về ngang qua khu rừng - Đẹp quáề Phải có một tấm hình.
- Ô - Ông Sando nói - cần gì chụp hình.
- Nhưng chỉ để chứng minh cho mọi người thấy một chuyện như thế.
- Cậu không cần phải chứng minh. Cậu đã ở đó mà.
- Phải, ít ra đã có hai người nhìn thấy đấy.
- Tôi công nhận - Tôi nói.
- Nhưng không phải chuyện của chúng tôi - Ông Sando nói - Mà là chuyện của cậu, cậu và biển cả, cậu và hành tinh.
- Khỉ khô gì, ông ơi - Loonie lầu bầu.
- Không đúng hay sao? - Ông Sando nói với vẻ khoan dung.
- Đúng với ông ấy. Ông đã có vô số hình chụp để chứng minh những gì ông làm, ở bãi biển Honolua ấy. Ngón độc cả.
- Toàn những thứ vặt vãnh - Ông Sando nói - Giấy dán tường thôi mà.
- Ông nói nghe dễ dàng nhỉ.
Ông Sando lặng thinh một lát: - Rồi các cậu sẽ biết, cuối cùng ông nói.
Loonie vỗ vỗ vào ngực nó trong ca bin chiếc xe.
- Biết ư, ông bạn? Tôi đã biết rồi!
Tôi bật cười nhưng ông Sando vẫn điềm nhiên.
- Con trai ơi - ông nói - Rốt cuộc rồi chỉ có cậu và con sóng ấy thôi. Cậu quá bận tâm để lo cho được sống mà chẳng cần để tâm đến ai đang nhìn mình.
- Ông bạn ơi - Loonie nói, cố tỏ ra vẻ can đảm - Tôi không biết ông đang nói thứ tiếng gì vậy.
- Rồi cậu sẽ ra ngoài kia, và suy nghĩ: Tôi sắp chết đây à? Tôi có đáng chết hay không? Tôi có biết là mình sắp làm gì hay không? Tôi có vững vàng không? Hay tôi chỉ.ề. tầm thường thôi?
Tôi nín thở nhìn qua vùng ánh sáng lác đác trong các chòm cây.
- Đó là thứ mà rốt cuộc các cậu sẽ phải đương đầu khi đã từng trải - Ông Sando nói.
- Thấy như thế nào? - Tôi nói khe khẽ.
- Thấy cái gì chứ?
- Khi nào thì chuyện ấy thành nghiêm trọng.
- Các cậu sẽ thấy.
- Tôi muôn nói là giông như là hai mươi bộ ấy - Loonie lúc này ôn tồn nói.
- Được rồi, các cậu vui mừng là đã không có những tấm hình dại dột. Khi làm như thế, khi các cậu hãy còn sống và còn đứng vững, các cậu sẽ có cảm giác rần rần như dòng điện chạy qua. Các cậu thấy mình còn sống, hoàn toàn tỉnh táo và hãy còn nguyên vẹnể Thật giống như là mình đang chạm vào bàn tay của Chúa. Còn những gì khác chỉ là thể thao và giải trí thôi, các bạn ạ. Một ngày nào đó các cậu sẽ trao bàn tay Chúa cho tôi.
Cùng ngồi kề vai trên xe, Loonie và tôi lén lút nhìn nhau. Có một cái gì đó như một lớp học nơi ông Sando, có mùi phấn bảng khi ông giận dữ, nhưng đầu óc tôi suy nghĩ lung tung. Tôi tự đặt ra cho mình những câu hỏi và cảm thấy sự lô-gic ngầm của chúng. Mình có nghiêm túc hay không? Mình có thể làm điều gì một cách dạn dày, hay chỉ là việc thường tình? Tôi dám đem sinh mạng mình ra mà cá cược rằng mặc dù tỏ vẻ khinh đời nhưng Loonie cũng đang làm như tôi. Chúng tôi chưa được biết như thế nào, nhưng chúng tôi sẵn sàng hình dung mình trong một cuộc sống khác, một xã hội khác, một trạng thái mà một đứa trẻ vụng về như chúng tôi không thể dùng lời nào để mô tả. Tâm trí chúng tôi đã sẵn sàng để đáp ứng với điều đó và chúng tôi để lại đằng sau những cái tầm thường.
Đầu năm học mới, quả thật là tôi có rên rỉ nhưng không có ý định bỏ cuộc. Mùa hè năm ấy không còn có sóng nhồi, không còn cơ hội để kiểm tra mình thêm nữa, và công việc hàng ngày càng thêm bận rộn. Trong tuần lễ bắt đầu năm học, tôi lại mò tới những gian chái và những hốc hẻm của thư viện nhà trường ở Angelus. Ở Sawyer không có một thư viện như thế này và loạt sách khác duy nhất mà tôi được đọc là sách ở nhà ông Sando. Trong năm đầu tiên ở trường trung học, tôi xem đọc sách như một kiểu ẩn dật, nhưng trong năm thứ hai này thì nó đã trở thành một niềm thích thú thật sự đối với tôi.
Tôi bắt đầu đọc Jack London bởi vì tôi nhận ra cái tên này trên kệ sách của ông Sando. Rồi sau khi nhìn thấy Gregory Peck ì ạch leo qua boong thượng tầng đuôi tàu trên ti vi, tôi cố đọc cuốn Moby Dick, tuy nhiên, không thể nói là tôi đã đọc được nhiều. Tôi tìm thấy những cuốn sách nói về Mawson, Shackleton và Scottề Tôi đọc những truyện kể về cuộc hành trình phía nam của Amundsen với những gian truân đặc biệt. Tôi cố hình dung ra việc nhà thám hiểm người Na Uy này đã phải ăn thịt chính những con chó đã kéo ông đi đến miền Cực - một điều gì đó nghiệt ngã và phấn chấn đã khiến tôi say mê. Tôi đọc về những người lính biệt kích Anh, về cuộc Kháng chiến của người Pháp, về nhóm đặc nhiệm tháo gỡ bom mìn. Tôi tìm thấy Cousteau cùng những nhà văn thuỷ thủ thời ấy kể lại những cuộc hành trình của người xưa trong các chiếc thuyền bằng da và bằng tre. Tôi đọc về Houdini và những người để cho mình được súng đại bác phóng đi hoặc vượt thác Niagara trong các thùng phuy. Tôi đọc về những cuộc đời chẳng hề bình thường chút nào, về những con người mà trong hoàn cảnh ở nhà có thể bị xem là kỳ dị, liều lĩnh, đầbị va đập mạnh trên cần tay lái khiến cho tôi thấy lạnh cả người. Bên cạnh bà ta, người đàn ông trên chiếc ghế hành khách liếm liếm môi mình một cách chậm chạp. Hai mắt ông ta bị bít kín vì máu rỉ ra từ một vết thủng trên trán.
Người tài xế xe buýt đến đằng sau chúng tôi, nói:
- Tài xế xe tải, tài xế xe tải bị mắc kẹt.
Tôi leo qua khung sườn xe moóc, mò theo những thành sắt ướt dầm và trơn tuột của ngăn chứa súc vật để đi tới phía buồng lái xe tải. Không thể vịn vào chiếc bánh xe trước thòng xuống để đu người lên, tôi chồm qua trên cánh cửa để nhìn vào ô kính bên dưới, giống như một thợ lặn nhìn vào cái hang trong vỉa đá ngầm. Cách đấy độ vài tấc, run run trong chiếc áo choàng nhà binh phế thải và rũ người trên sợi đai buộc, là một người đàn ông to lớn với một chòm râu và những chiếc răng vàng. Cánh cửa ngăn cách giữa ông ta và tôi bị phủ sương mù. Tôi gọi ông ta mở cánh cửa ra, nhưng ông ta không có vẻ như nghe tôi nói. Ông ta chỉ ngồi nguyên ở đấy, chìm khuất dần dần bên dưới tấm cửa kính mù sương, tạt mưa, trong lúc tôi cứ gào to cho đến khản tiếng. Rồi cảnh sát đến nơi với những súng ống, và một chiếc xe cứu hoả chạy đến. Một người cao to đỡ tôi xuống và đưa cho tôi một cốc Milo còn nóng mà dù có cố gắng đến mấy tôi cũng không thể nào uống được.
Cũng trong đêm ấy, cha tôi đưa tôi vào Angelus để dự cuộc họp mặt nhà trường. Mặc dù tôi đã nói với Queenie Cookson là tôi thực sự không muốn đi đâu nữa, nhưng mẹ tôi nhất định buộc tôi phải đến đó vì cô ta, để cho cô ta khỏi thấy xấu hổ vì bị thất hẹn. Thế nên tôi đi, khoác trên người một chiếc áo cộc vàng và một chiếc quần nhung sọc ống loe, còn cha tôi thì giết thời giờ mấy tiếng đồng hồ bằng cách câu cá skippy ở ngoài khơi cầu tàu thành phố.
Trên đường xe chạy, dù là ở khúc quanh với mưa tạt mạnh trên kính chắn gió và với cỏ cây tơi tả, chúng tôi cũng chẳng ai nói một lời nào. Khi đến sân vận động nhà trường ở Angelus, tôi lí nhí cám ơn chuyến đi rồi lủi vào trong.
Bên trong nhà, một nhóm người của thành phố đang hát những bài của The Sweet và Status Quo. Ánh sáng lờ mờ, âm nhạc và cái cảnh tất cả bạn học của tôi đều khoác những bộ trang phục đẹp nhất khiến cho mọi thứ có vẻ như là không thật. Tôi thấy như mình không thích hợp với nơi này. Hội trường thăm thẳm sực nức đủ loại dầu thơm. Quá nhiều lấp lánh và phấn son cho nên người nào trông cũng như người lạ, và tôi phải mất mười phút mới nhận ra Queenie đằng kia, bên cạnh các bậc cầu thang tầng dưới.
- Sao anh không kể cho em nghe về chuyện hồi sáng? Nó kê miệng vào lỗ tai tôi nói lớn.
Tôi nhún vai.
- Polly Morgan kể em mới biết đấy.
Tôi lại nhún vai.
- Cả hai người bị chết cả, thật không?
- Thì rađiô đã nói như thế đấy.
- Hôm nay anh kỳ lạ lắm nhe - Nó nói - Sao anh chẳng nói gì hết vậy? Lẽ ra anh phải nói cho em biết chứ. Em không hiểu anh nổi.
Tôi nghĩ mình không thể nói một điều gì đáp lại cho nên tôi lại nhún vai một lần nữa. Nó phát cáu. Tôi quàng tay quanh người nó và điều này có vẻ làm cho nó bớt giận phần nào. Sau đó chúng tôi khiêu vũ mấy bài và những câu chuyện của chúng tôi với người khác phần lớn chỉ là xã giao. Chúng tôi kết thúc trong bóng tối của khoảng cầu thang tầng dưới, ôm nhau và hôn nhau một cách hờ hững cho đến khi các ngọn đèn bật sáng và buổi họp mặt đã kết thúc.
Khi tôi lên xe, cha tôi có vẻ bơ phờ.
- Cha, mùi cá tanh quá - Tôi nói.
- Còn mày thì nồng sặc mùi con gái.
Chúng tôi chạy xe về nhà trong sự lặng thinh đến nỗi tôi thấy mình cứ xoay vặn om sòm và không mục đích trên các núm rađiô. Tôi làm cha tôi bực mình, nhưng sự náo động này giúp cho ông khỏi ngủ gục trên vô lăng.
Về đến nhà mẹ tôi hãy còn thức với chiếc áo choàng vải bông xù khoác trên người.
- Con trông điển trai đó cưng - Bà nói.
Tôi đứng cách xa bồn nước trong khi cha tôi uể oải rửa mấy con cá. Cái nhìn của những con mắt đã chết ấy khiến cho lòng dạ tôi nôn nao một cách kỳ lạ. Khi ông mổ những cái bụng trắng bạc của chúng ra thì tôi bỏ đi lên phòng và không sao ngủ được.
Năm ấy đã có nhiều con sóng lớn trong khi các vùng áp thấp quan trọng tung hoành ở ngoài vùng biển Roaring Forties, nhưng chúng tôi đã mất nhiều thời gian để chờ đợi chúng, bàn luận và tưởng tượng về chúng hơn là cưỡi chúng. Mùa đông có những đợt ngắt quãng, khi ấy suốt nhiều tuần liền gió thổi vào bờ, tạo ra một cơn sóng nhồi cao ngất, và có những ngày âm u, gió mạnh nhìn xuống mặt biển trông thật thê thảm.
Tôi theo dõi bản đồ thời tiết và chờ ông Sando, thường xuyên ở trong trạng thái dự đoán đau khổ. Tôi đã ít nhiều quen với một nỗi sợ ngấm ngầm nào đó. Khi không có thì tôi thấy nhớ. Sau một ngày thoả thích ở Barney hay một cơ hội hiếm có được đến Old Smoky, tôi trở về nhà trong mãn nguyện - niềm phấn khởi kéo dài suốt nhiều ngày. Nhưng khi niềm vui tan đi thì tôi lại trở nên bồn chồn, thậm chí lo âu. Tại trường học, tôi không thể tập trung đầu óc. Khi cùng đi câu cá với cha tôi nơi cửa sông, ông cứ la rầy tôi quậy phá lục đục như thằng say rượu, làm hỏng mất buổi sáng của ông.
Tôi thường lội vào trong rừngể Tôi đạp xe ra nơi cửa sông và trở về rời rã. Tôi làm mọi thứ mình có thể làm cho đến mệt đừ, nhưng ban đêm thì cứ nằm thao thức, trăn trở, thở dài và chờ đợi.
Ở trường học, Queenie Cookson nhờ mấy đứa bạn chuyển cho tôi một mảnh giấy ghi rõ nhiều tật xấu của tôi (tính khí thất thường, ích kỷ và hờ hững), và cho tôi biết rằng từ nay tôi bị tước bỏ nhiệm vụ của một người bạn trai. Tôi đã phản ứng mạnh mẽ nhưng thực ra, tôi thấy mình được giải toả.
Trong khoảng thời gian nhàn rỗi sau những ngày bận rộn, Loonie có vô số việc để làm so với tôi. Đã ghiền các chuyện hiểm nguy, nó luôn có thể tìm ra một trò thử thách nhiều hồi hộp. Một lần, nó khoan một lỗ nhòm qua tấm vách bằng tôn của phòng chứa hàng và đã tự gây ra cho mình một rắc rối mới.
Một phụ nữ có tên là Margaret Myers đến trọ vào những dịp cuối tuần trong quán. Là người nổi tiếng ở Sydney, bà ta vào khoảng bôrL mươi và khá cao ráo. Bà có mái tóc đen, người tròn trĩnh, mặc áo dài rộng, đeo chuỗi hạt và hút thuốc lá đinh hương. Bà hoàn toàn xa lạ ở Sawyer, nhưng đã nhanh chóng trở thành khách hàng thường xuyên tại đây. Loonie thấy bà là người dễ giao thiệp nhất mà nó từng gặp, dù nó nói điều này trước khi được biết bà đang sông ở tầng trên, trong phòng số 6 của quánẽ Trong những giờ bận rộn của ngày chủ nhật, lúc quán bar bên dưới đang lộn xộn ầm ĩ thì nó cứ mải mê nhìn qua cái lỗ kia trong khi bà tiếp khách. Loonie nói nó đã chứng kiến nhiều chuyện đến phải xốn mắt, những chuyện khó tin nổi. Tôi say sưa nghe những chi tiết giật gân, nhưng tôi không thực sự tin ở nó. Trong trường hợp này thì các sự thật không phải là điều quan trọng đối với tôi. Bà Margaret Myers vốn là một nhân vật quá kỳ lạ, còn Loonie lại là đứa có biệt tài tán dóc cho nên chỉ cần nghe nó kể chuyện cũng đủ thấy hấp dẫn.
Nhưng Loonie, theo cái kiểu phi thường của nó, dường như đã nhận thấy sự không tin của tôi. Nói có trời, tôi chẳng bao giờ gọi nó là đứa nói dối cả - tôi không quá khờ khạo để bị bịp đâu. Tôi thậm chí chẳng bắt nó phải nói rõ về những chi tiết tầm thường, như chuyện về cái lỗ nhòm, về cái góc nhìn, về các sắp đặt của bà ta để mỗi lần đều sử dụng một căn phòng ấy, thế nhưng nó cứ đưa tôi vào những chuyện kia. Vì vốn có biệt tài trong việc bịa đặt ra một chuyện gay cấn trong khi chẳng có gì cả, Loonie có thể tìm ra lời buộc tội cho bất cứ một thoả thuận nào, và khi người nghe chưa kịp có ý kiến thì nó đã nổi cơn phẫn nộ và bạn bỗng thấy bạn như đang thách thức nó chứng tỏ mình. Trong trường hợp câu chuyện căn phòng số 6 thì chỉ có một cách để cho Loonie cảm thấy hả giận.
Vì thế một ngày kia, tôi đã vào trong kho chứa hàng, gỡ tấm đậy Juicy Fruit màu xám trên tấm vách tôn với hơi thở nóng hổi và hôi rình của Loonie trong lỗ tai. Thực ra tôi cũng chẳng muốn đến đây. Phải đi từ kho củi đến xưởng giặt rồi sau đó chui lên cầu thang một cách nhọc nhằn có vẻ là chuyện phiêu lưu. Căn phòng sặc mùi giẻ lau và các-tông ẩm, tim tôi đập nhanh đến nỗi khiến tôi buồn nôn. Tôi thở hổn hển và đổ mồ hôi, nên khi lần đầu tiên áp đầu vào tấm vách tôn, cái trán tôi trượt lướt trên lớp sơn nâu.
Hoá ra là chẳng cần đến cái lỗ nhòm kia mới chứng minh được cho sự khẳng định của Loonie. Tiếng kin kít của chiếc giường kê bên cạnh cửa, tiếng vỗ trên da, và những tiếng thì thầm khe khẽ xuyên qua tấm vách cũng đủ làm bằng chứng. Nhưng chút keo dán kia là một sự khiêu gợi.
Tôi lột nó ra, áp mắt vào lỗ trống và ở lên một tiếng ngạc nhiên mà có lẽ bên kia vách cũng nghe. Bởi vì những gì tôi thấy trước tiên, cách đó không tới nửa thước, là một bộ mặt đàn bà lòe loẹt son phấn đang quay về phía tôi. Cặp mắt màu xanh của bà đang mở ra nhưng không nhìn tập trung. Những lỗ chân lông trên mặt khá lớn, và da của bà bóng lên vì mướt mồ hôi bên dưới mớ tóc quăn đong đưa. Tôi lùi lại thật nhanh đến nỗi đập đầu vào hàm răng trước của Loonie. Chúng tôi loạng choạng trên mấy tấm ván trần, suýt soa nhăn nhó, và có sự lặng im ở phòng bên cạnh. Chúng tôi điếng người, chờ đợi cánh cửa kia mở tung ra. Tôi cảm thấy một vết thủng ở sau đầu mình.
Sau một lúc lâu, tiếng giường kin kít lại tiếp tục, tiếng một người đàn ông lầm bầm, và những hạt chuỗi khua rổn rảng. Tôi nhìn qua khoảng trống của cái lỗ nhòm và quay lại phía sau thì thấy Loonie đang cười không thành tiếng. Tôi chỉ ngón tay cái về hướng cái cửa, nhưng nó lắc đầu. Ít nhất là một nửa trong tôi thấy mừng mừng. Tôi thu hết can đảm, nhón chân đi trở lại nơi bức vách.
Tôi áp mắt vào và nhìn thấy cái mông hồng hồng của người đàn bà và cặp đùi lông lá của một người đàn ông đè lên trên. Tôi nín thở. Tôi nhìn theo đường cong uyển chuyển nơi sống lưng của người đàn bà cho đến mớ tóc quăn trên chiếc gối chỉ cách nơi tôi đứng một khoảng cánh tay, và trong khi tôi nhìn thì bà Margaret Myers nhổm người lên trên hai khuỷu tay để đáp ứng một yêu cầu mới nào đó. Cặp vú và chuỗi hạt đong đưa, những chiếc khoen tai lấp lánh. Bà xoay mặt lên, mở mắt ra một lát và nhìn về phía tôi. Một chút bất ngờ - chỉ thoáng qua - nhưng tôi biết là bà đã nhìn thấy tôi. Bà có vẻ thích thú hơn là giận dữ. Và dần dần, với sự thích thú uể oải, trong lúc người đàn ông kia thúc nhẹ ở phía sau, bà ta nở một nụ cười.
Một luồng hơi nóng chạy qua chiếc ống quần jean của tôi, và tôi gây ra một tiếng động dại dột khi Loonie kéo tôi qua một bên để nó được xem. Đúng vào lúc ấy, người đàn ông lên tiếng gọi một ai đó không rõ, giống như một người bị rơi vật gì ngoài đường, và tôi chẳng cần nhìn cũng biết giọng nói ấy của ai. Tôi đứng xa ra, hết sức trông mong là Loonie sẽ ra khỏi căn phòng khi nghe rõ tiếng cha nó ở bên kia bức vách, nhưng nó cứ đứng lì ra đó, bĩu môi, đầu và hai bàn tay áp vào tấm tôn, như thể nó đã thấy trước hết rồi.
Tôi lấy làm lạ là phải mất một thời gian dài rồi tôi mới đâm ra thắc mắc về ông Sando và bà Eva. Bất cứ một người lớn nào cũng có thể đã không chỉ là tò mò về tình trạng của họ, về một mặt nào đó thì họ là những con người tự do. Họ sống không giông như những người khác mà tôi từng gặp. Vào những năm ấy không có gì lạ là những người trí thức hay nghệ sĩ, gọi là những người tóc dài, thường tránh nói đến chuyện việc làm hay tiền bạc, nhưng hai nhân vật này cũng chẳng bao giờ đề cập đến các đề tài này. Họ chẳng bao giờ nói về việc kiếm sống theo kiểu người dân địa phương, như thể họ chăng bao giờ có cái khái niệm này. Họ suy nghĩ, họ sống và có những bộ dạng không giống như những người khác. Ít có người dân thành phố nào sống thoải mái như họ, thế nhưng tôi đã không hỏi vì sao. Tôi chỉ là một đứa học trò. Tôi không nói là tôi bị thu hút bởi một con người nào, nhưng quả thật là tôi cảm thấy có một cái gì đặc biệt nơi ông Sando trong khi tôi chẳng quan tâm đến việc của bất cứ ai. Khi mình còn là một đứa con trai mới lớn thì các chi tiết cụ thể về cuộc sống của người trưởng thành có gì là quan trọng đối với mình đâu? Tôi đã không hỏi làm sao ông có được những cái ông có hoặc thậm chí là làm sao ông trở thành một người như thế. Tôi chỉ ra sức làm sao cho giống như ông. Tôi có thể không quan tâm đến bà vợ khó tính của ông, nhưng tôi luôn theo dõi ông Sando; tôi nghe thật kỹ từng lời ông nói. Chỉ được ở bên ông là tôi thấy hài lòng. Có những buổi chiều ra ngoài cùng với Loonie, Eva và ông Sando, chúng tôi nằm đu đưa trên võng trong khi hơi ẩm từ vòng cung rộng lớn ngoài vịnh thổi vào rừng, những con kanguru gặm cỏ trên triền dốc và tiếng gió xao động xung quanh, tôi cảm thấy như mình đã được tuyển chọn.
Thế rồi lại có những ngày hiếm hoi, những thời điểm chúng tôi quay về sau một giai đoạn quan trọng, sóng lớn khủng khiếp khiến cho chúng tôi nói năng chẳng đâu vào đâu. Trở về nhà, chúng tôi ăn, uống và nằm đong đưa bên cạnh nhau, nói cười như những tên nghiện ma tuý. Thật khó tìm lời để nói về những chuyện chúng tôi đã thấy và đã làm. Những sự kiện ấy cứ vang vọng mãi trong từng thớ thịt của mình. Bạn cảm thấy mình như trúng phải đạn và có cảm giác bị nóng bỏng suốt nhiều giờ - đôi khi nhiều ngày nữa - nhưng bạn không thể làm cho một người nào khác tin là có thực đượcề Bạn không thể và không chắc mình muốn thế. Nhưng chúng tôi cứ lảm nhảm với nhau vì thích thú thực sự, và bạn có thể hình dung ra những kiểu phóng đại trẻ con cùng những từ ngữ địa phương mà chúng tôi đã sử dụng. Eva tỏ ra bực bội với su óc có vấn đề. Khi không thể đọc được hơn mười sáu trang trong cuốn Bảy Trụ cột của Kiến thức thì tôi nghĩ rằng sự thất bại là do ở mình.
Chính từ nơi các kệ sách này mà tôi gặp được một cô gái, cô không chút hỏi han đã quyết định nhận tôi làm bạn trai. Cô là đứa con gái nông dân từ miền đông xa xôi đến và sống trong một nhà trọ đáng sợ. Cũng như tôi, cô đến thư viện là để lẩn tránh, nhưng cô là người rất mê sách. Tên cô là Queenie. Cô xinh đẹp và có mái tóc vàng rơm, với đôi vai nở nang của một tay bơi có hạng, và có rất nhiều điểm đáng yêu, nhưng tôi không chắc là mình có thực sự thích cô vì cô thích mình trước hay không. Dù tôi chẳng làm gì nhiều để khuyến khích một sự quan tâm đầy rắc rối như thế, nhưng tôi phần nào đã quá quen với chuyện này và thậm chí tôi còn mong đợi nữa. Cô chê bai những cuốn sách về các hành động anh hùng của nam giới mà tôi thường đọc, còn tôi thì trêu chọc cô ta thích đọc những câu chuyện về những cô gái tật nguyền vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo nhờ sự cứu giúp của những con vật thông minh một cách khó tin.
Vào giờ ăn trưa, chúng tôi không đi lang thang mà cứ ở riết trong thư viện, và dù chẳng có gì nhiều để nói với nhau nhưng chúng tôi chẳng bao giờ rời xa nhau. Vào học kỳ được một tháng, khi lớp học đã phân định, theo như lề lối thời ấy, rằng Queenie và tôi là một cặp chính thức, thì hai học viên lớp trước chúng tôi đã lớn tiếng thông báo chung cho toàn bộ khu vực văn học người thật việc thật của thư viện biết rằng Queenie Cookson có cặp vú lớn. Vừa nghe thế, cô bé tội nghiệp đã chạy biến vào trong toa-lét, để tôi ngồi lại đó canh chừng cho một cuốn sách nói về Helen Keller. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng - do sự nhìn nhận hơn là do xấu hổ - vì những tên nhóc kia dù khá tàn ác nhưng đã nói hoàn toàn đúng về một điều mà tôi đã để ý thấy. Đúng là Queenie Cookson có cặp vú lớn và đây là một tin tức tự nó đã gây bối rối, nhưng còn tôi phải làm gì đây khi nó được loan truyền như thế trong khắp thư viện? Tôi có nên đứng lên bảo vệ danh dự cho cô gái rồi bỏ ra về, hay vùng lên đánh trả một cách vinh quang? Chẳng có cách nào hợp với tôi cả. Tôi chỉ biết ngồi trơ ra đó, mặt đỏ bừng lên, trong khi rõ ràng là Queenie sẽ còn lâu mới trở ra. Ngay khi tôi dẹp qua một bên cuốn sách về Helen Keller và cố gắng bình thản trở lại với những chiến tích của người anh hùng cụt chân Douglas Bader, thì tôi cũng biết là mình đã thất bại trong một cuộc thi mà mình chưa hiểu các luật lệ của nó.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Mõ Hà Nội (Nguyễn Học) và Mọt Sách
Nguồn: Vnthuquan thư viện Oline
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 1 tháng 2 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--