Chương 7
Bức thư tẩm độc

Nhạc Tiểu Tuấn không ngờ đến vị Tổng quản Thiên Hoa sơn trang danh chấn thiên hạ mà đối với một thiếu niên vô danh tiểu tốt như mình cũng khiêm tốn đủ lễ như vậy.
Chàng còn chưa kịp nói, thì lão gia đinh bồi thêm ngay:
- Vị này chính là tệ trang Hoắc tổng quản, Nhạc công tử có chuyện gì cứ nói với Tổng quản là được!
Nhạc Tiểu Tuấn chấp tay vái dài nói:
- Thì ra là Hoắc tổng quản, tại hạ thật vạn hạnh được diện kiến!
- Không dám!
Hoắc Vạn Thanh khiêm tốn nói một tiếng rồi chìa tay nói tiếp:
- Ở ngoài này không tiện nói chuyện, Nhạc công tử, mời!
Nói rồi quay người đi trước dẫn đường.
Nhạc Tiểu Tuấn theo chân bọn họ vào hẳn bên trong, dọc theo nót hành lang có mái chạy dài đến trái, cuối cùng thì vào một phòng khách bài trí trang nhã.
- Mời ngồi!
Hoắc Vạn Thanh chìa tay nói Nhạc Tiểu Tuấn ngồi vào chiếc bàn tròn độc cước, chủ khách phân ngôi ngồi xong thì đã thấy có người dâng trà lên.
- Nhạc công tử mời trà!
Nhạc Tiểu Tuấn nhìn trời đã thấy sụp tối, trong phòng đèn nến thắp sáng trưng, tự nhiên lòng thấy bồn chồn.
Gã trung niên hán tử áo lục kia đã nói là mật hàm cần được trao tận tay Tống đại lão gia trước khi trời sụp tối, nếu như trì hoãn thì sẽ chậm thời gian mất.
Chàng vội chắp tay nói ngay:
- Hoắc tổng quản thứ lỗi, tại hạ từ Vân Đài tìm đến đây, thực có cấp sự...
Hoắc Vạn Thanh đương nhiên không phải là nhân vật tầm thường, chỉ nhìn chàng ngồi không yên trên ghế cũng nhận ra nội tâm của chàng rồi, bèn mỉm cười nói:
- Lão hũ vừa rồi có nghe hạ nhân bẩm báo là công tử từ xa đến đây cầu kiến lão Trang chủ, đồng thời còn có một mật hàm rất quan trọng muốn giao tận tay lão Trang chủ. Chỉ có điều lão Trang chủ đã nhiều năm không trực tiếp diện kiến ngoại nhân, nên có gì công tử cứ nói với lão hũ là được!
Nhạc Tiểu Tuấn không khỏi lúng túng, ấp úng nói:
- Hoắc tổng quản có điều còn chưa hiểu, tại hạ thân mang tư sự muốn cầu kiến Tống lão trang chủ, thỉnh cầu người giải quyết mới được, vả lại phong mật hàm kia là do người phó thác đem đến, người này nhân nửa đường bị địch nhân đánh thụ thương, nghe nói đó là một mật hàm vô cùng cơ mật quan hệ đến an nguy của toàn võ lâm, mà cần phải được trao đến tay Tống lão trang chủ trước khi trời sắp tối. Cho nên tại hạ mới nóng lòng không dám nghỉ chân chạy nhanh đến đây...
Hoắc Vạn Thanh mắt hiện hàn quang lóe lên hỏi:
- Nghiêm trọng đến thế sao?
Nói rồi bỗng ngửa mặt cười thành tiếng, tiếp:
- Nhạc công tử đã đến được tệ trang, xem như lời trọng thác kia đã hoàn thành, có điều không biết người viết phong mật thư kia là ai? Người đưa thư kia lại là ai?
Nhạc Tiểu Tuấn nghe hỏi thì ngớ người:
- Điều này thì thực tình tại hạ không rõ, chỉ thấy trên thư ghi là “Tri danh câu” những tưởng có lẽ là người rất quen thuộc với Tống lão trang chủ còn người đưa thư cho tại hạ thì có họ, ông ta bảo là họ Từ, có lẽ Tống lão trang chủ cũng sẽ biết.
Hoắc Vạn Thanh ngưng mắt lắng nghe chăm chú, rồi nói:
- Nhạc công tử nói rõ lúc gặp người này trên đường như thế nào?
Nhạc Tiểu Tuấn nhấp một ngụm trà rồi kể rõ tình tiết gặp trung niên hán tử bên ngoài Lã Thành cho Hoắc tổng quản nghe.
Hoắc Vạn Thanh vừa nghe vừa vuốt râu, đoạn lẩm nhẩm trong miệng:
- Họ Từ kia bị người nào đánh lén nhỉ?
Không đợi chàng lên tiếng, lão nói tiếp ngay:
- Nhạc công tử có thể đem mật hàm kia ra cho lão phu xem qua chứ?
Nhạc Tiểu Tuấn chẳng chút do dự nói ngay:
- Hoắc tổng quản muốn xem qua cũng được, thế nhưng tại hạ nhận lời phó thác của người ta, cần phải đích thân Tống lão trang chủ bóc xem mật hàm.
Vừa nói chàng vừa thò tay vào trong áo lấy chiếc túi vải đưa ra.
Hoắc Vạn Thanh đón lấy chiếc túi vải mở ra xem, quả nhiên nhìn thấy phong thư niêm kín, bên trên một hàng chữ viết lối chân phương nhưng bút lực rất mạnh mẻ.
Lão cầm phong thư lật đi lật lại xem, hoàn toàn không có điều gì khả nghi, ấy mới cho lại vào túi vải, trao cho Nhạc Tiểu Tuấn nói tiếp:
- Họ Từ kia đã nói vẻ trịnh trọng như vậy, lão hũ không tự làm chủ chuyện này được, Nhạc công tử tạm thời ngồi đây dùng trà, lão hũ sẽ quay lại ngay.
Nhạc Tiểu Tuấn đút túi vải vào ngực áo, chắp tay thi lễ nói:
- Phiền Hoắc tổng quản một phen!
- Công tử khéo nói!
Hoắc Vạn Thanh nói rồi liền đứng lên quay bước đi vào trong.
Bên ngoài trời đã bắt đầu tối, trong nội viện đây đó đèn đuốc đã được thắp lên.
Nhạc Tiểu Tuấn một mình ngồi đợi, qua một hồi lâu vẫn chưa thấy Hoắc Vạn Thanh quay trở lại, trong lòng chàng không khỏi chút nôn nóng, bưng chén trà lên định nhắp một ngụm.
Chính vừa lúc này có tiếng bước chân người đi rất nhanh bên ngoài.
Chàng đặt chén trà xuống, khởi thân đứng lên, vừa lúc này ở cửa xuất hiện một bóng người, bốn mắt vừa chạm nhau thì cả người chàng khựng lại kêu lên một tiếng đầy kinh ngạc.
Nguyên người này không ai khác chính là Lam y thiếu niên mà hồi chiều chàng cùng hắn động thủ trong lương đình bên ngoài Đan Dương thành.
Nhạc Tiểu Tuấn nằm mộng cũng không thể ngờ được gặp hắn tại đây, hắn là gì trong Thiên Hoa sơn trang này chứ?
Chẳng riêng gì chàng mà Lam y thiếu niên chạm mặt chàng cũng thoáng biến sắc mặt, rồi bỗng cười phá lên ha hả nói:
- Nhạc huynh có phải đến tìm biểu muội ta? Hảo hảo! Hồi chiều chúng ta đấu còn chưa kết thúc, lần này tại đây chúng ta lại động thủ tỹ thí một phen phân cao hạ!
Nhạc Tiểu Tuấn chẳng ngờ hắn nghi chàng đến tìm biểu muội của hắn, lúc này chàng mới ít nhiều hiểu ra nguyên nhân hắn cố bức mình động thủ.
Càng nghĩ càng thấy nực cười, nhưng vẫn chấp tay thi lễ khiêm tốn nói:
- Huynh đài đã hiểu nhầm, tại hạ đến đây...
Lam y thiếu niên không để chàng nói hết, sắc mặt lạnh lùng, buông tiếng cắt ngang:
- Nhạc huynh hà tất nhiều lời, chúng ta vào hậu viện!
Soạt tiếp liền một tiếng ngân dài, thanh trường kiếm đã loáng lên trong tay hắn, quay ngoắc người sải bước đi ra ngoài ngay.
Chính khi hắn hững hờ quay ra hành lang, suýt nữa thì đâm sầm vào một người, chính là Hoắc tổng quản vừa quay lại.
Lão ta nhìn thấy Lam y thiếu niên nét mặt hầm hầm, trường kiếm tuốt khỏi tay, thì mặt biến sắc, vội vàng ngưng bước hỏi ngay:
- Công tử, có chuyện gì xảy ra?
Vừa nghe giọng Hoắc tổng quản xưng Lam y thiếu niên là công tử thì Nhạc Tiểu Tuấn à lên một tiếng, trong lòng thầm hiểu:
- Thì ra hắn chính là lệnh lang của Tống đại lão gia thảo nào mà thân thủ của hắn bất phàm như vậy!
Quả vậy, Lam y thiếu niên chính là nhi tử độc nhất mà Tống Trấn Sơn phải ở tuổi năm mươi mới có được mụn con nối dõi, hắn tên là Tống Văn Tuấn, thường ngày vẫn được Tống đại lão gia ưu ái nuông chiều, nên không tránh khỏi kiêu ngạo tự phụ!
Bên ngoài nghe tiếng Lam y thiếu niên vang lên:
- Hoắc tổng quản không cần xen vào, ta nhất định bằng kiếm thuật phân cao hạ với vị Nhạc huynh này!
Hoắc Vạn Thanh nghe nói hắn định động thủ với Nhạc Tiểu Tuấn thì hoảng hốt la lên:
- Công tử không nên vậy, lão Trang chủ chính đang đợi ở hoa đình, lão hũ cần mang Nhạc công tử đến tiếp kiến.
Lam y thiếu niên ngạc nhiên thốt lên:
- Sao? Cha muốn gặp hắn?
- Đúng thế!
Nói rồi lão bước vào chắp tay thi lễ Nhạc Tiểu Tuấn nói tiếp:
- Nhạc công tử, lão Trang chủ đang chỗ ở hoa đình, nhanh theo lão hũ!
Nhạc Tiểu Tuấn chắp tay đáp một tiếng, rồi lại quay người ôm quyền xá dài Lam y thiếu niên nói:
- Có chuyện hiểu nhầm, xin huynh đài cẩn thận!
Lam y thiếu niên trong ánh mắt vẫn lộ địch ý, lạnh giọng nói:
- Như cha ta đã mời, Nhạc huynh xin cứ tự nhiên!
Nói xong hừ một tiếng vẻ còn bực tức, đoạn quay phắt người bỏ đi.
Hoắc Vạn Thanh cười nói:
- Nhạc công tử mời!
Vừa nói lão vừa đi trước dẫn đường, Nhạc Tiểu Tuấn theo chân lão ta đi dọc hành lang, rồi xuyên qua một cổng nguyệt động môn, lập tức ngửi thấy hương thơm ngào ngạt.
Thì ra đã vào đến hoa viên hậu viện, ở đây kỳ hoa dị thảo có đủ, mùi dạ lý hương cứ đua nhau tỏa ra, cảnh vật huyền ảo thanh cao thoát tục.
Đi sâu vào hoa viên tầm năm trượng đã thấy một tiểu lầu bất giác khép mình dưới tàng liễu rũ, trong đình ngay chính giữa một chiếc ghế thái sư phủ nhung đỏ, có một lão nhân thân vận trường bào màu xanh nước biển đã ngồi đó tự bao giờ.
Lão nhân tuổi ngoài thất tuần, dáng người tầm thước, râu tóc bạc phơ, thần thái bình dị cần nhẫn, duy nhất chỉ đôi mắt phát quang khiến người ta không dám ngước nhìn trực tiếp.
Nhạc Tiểu Tuấn không đợi giới thiệu cũng thầm hiểu trong lòng đây chính là nhân vật đệ nhất thiên hạ - Võ Lâm Đại Lão - Tống Trấn Sơn!
Hoắc Vạn Thanh dừng lại cách ngoài tam trượng, cúi người kính cẩn thi lễ:
- Bẩm lão Trang chủ, Nhạc công tử đã đến.
Nhạc Tiểu Tuấn lập tức lên tiếng hành lễ nói:
- Vãn sinh Nhạc Tiểu Tuấn bái kiến Tống đại lão gia!
Cử chỉ ngôn từ của chàng hoàn toàn thuộc người đọc sách, quyết không có chút gì biểu hiện của kẻ hành cước giang hồ.
Tống Trấn Sơn vừa nhìn qua đã thấy nét văn nhã thanh khiết của Nhạc Tiểu Tuấn, chẳng như nhi tử của lão là Văn Tuấn, đến ngay trước mặt lão nhiều lúc cũng không khỏi biểu hiện vẻ ngạo mạn trịch thượng.
Lão ngầm nhẹ gật đầu, rồi khởi thân đứng lên, cười vui vẻ nói:
- Nhạc tướng công đường xa đến viếng, hân hạnh, mời ngồi!
Nhạc Tiểu Tuấn thầm cảm phục con người đứng đầu võ lâm đầy lễ số này, tự nhiên không dám mạo muội, chờ khi lão ta ngồi trở lại chiếc ghế thái sư, khi ấy mới thoái lùi một chiếc ghế đặt bên cánh phải nói:
- Vãn bối mạn phép!
Tống Trấn Sơn vẫn cười tự nhiên nói:
- Lão phu nghe Hoắc tổng quản nói Nhạc tướng công tử Văn Đài dến tìm lão phu có chuyện, trên đường còn gặp người phó thác mang mật hàm đến đây?
- Vâng!
Nhạc Tiểu Tuấn hơi cúi người, rồi trả lời tiếp:
- Vãn sinh khi đến bên ngoài Lã Thành đã gặp một người thân thụ trọng thương, ông ta nói là có một mật hàm quan trọng cần đưa tận tay lão Trang chủ trước khi trời tối, nhưng vì thân bị thương nên mới phó thác cho vãn sinh.
Nói rồi chàng lấy chiếc túi vải trong ngực áo ra trao cho Hoắc Vạn Thanh, nói tiếp:
- Ngươi đưa thư tự xưng họ Từ, ta bảo xéo xem ra còn khách sáo đấy! Đến như ngươi có mắt mà không chịu nhìn cho rõ, chi ít cũng có tai nghe xem là thuyền của ai chứ?
Nhạc Tiểu Tuấn nghe thì lửa giận xông lên, hỏi vặn:
- Thuyền của ai chứ?
Thiếu nữ cười thành tiếng khanh khách:
- Cho nên người ta bảo ngươi mù cũng chẳng trách!
Nhạc Tiểu Tuấn cười nhạt đốp lại một câu:
- Ta nhìn thấy cô nương tướng mạo thanh tao đài các, hẳn là người thông minh biết nhân tình thế thái, chẳng ngờ cũng là cùng một gò với chúng!
Thiếu nữ nghe câu này thì nổi giận thét lên the thé:
- Ngươi dám chửi người ta?
Nhạc Tiểu Tuấn cười vang nói:
- Hiếp người có khi bị người hiếp cũng là lẽ thường, cô nương mở miệng thóa mạ tại hạ, chẳng lẽ tại hạ không có quyền thóa mạ lại cô nương ư!
Thiếu nữ giận đến tái mặt, hừ một tiếng nói:
- Ta cứ ngỡ là nhân vật ăn lộn gan hùm mật gấu nào, chẳng ngờ chỉ là thằng nhãi mà dám tìm tới thuyền tiểu thư chúng ta. Hảo, ta cho ngươi biết mùi lợi hại!
Dứt lời lướt người tới vung tay ngọc quạt vào mặt Nhạc Tiểu Tuấn.
Nhạc Tiểu Tuấn vẫn cười nhạt:
- Các ngươi quả nhiên chỉ là hạng chó ỷ hơi chủ cắn người!
Trong khi nói, chàng cũng chỉ là thuận tay chộp lấy trúng cổ tay đối phương, chỉ nhân vì đối phương là hạng nữ nhi nên không nỡ đẩy ngã mà thôi.
Nghĩ vậy, tay chàng vừa chộp vào cổ tay đối phương là buông ra ngay...
Lại nói, thiếu nữ thấy tay đánh tới bị chộp, thì vội vàng vùng tay thoát ra, chẳng nhận thấy vừa rồi đối phương đã không muốn chộp cứng tay mình, chỉ nghĩ là dễ dàng thoát khỏi tay của Nhạc Tiểu Tuấn.
Tuy vậy, đôi má cũng đã đỏ gay lên vì thẹn, hậm hực hét lớn:
- Hay lắm, ngươi dám uy hiếp ta! Hừ, đêm nay nhất định không tha cho ngươi!
Chỉ thấy tay áo phát lên, soạt một tiếng ngân dài, trong tay cô ta đã loang loáng ánh thép, thì ra một ngọn đoản kiếm đã nằm gọn trong tay.
- Cường đồ, xem kiếm!
Miệng thét tay vung, thân hình di động chuẩn bị chém tới người Nhạc Tiểu Tuấn.
Đột nhiên ngay lúc ấy từ hướng của khoang thuyền một giọng oanh vàng vang lên hàm chút oai lực:
- Tiểu Thúy không được vô lễ!
Thiếu nữ bị gọi là Tiểu Thúy vội ngừng tay, không quay đầu lại, lớn giọng nói:
- Tiểu thư, là do hắn trái lý trước!
Nhạc Tiểu Tuấn lúc này đưa mắt nhìn cửa khoang thuyền mới thấy một người xuất hiện, đó là nữ lang trong y phục màu xanh cánh trà, dáng người cân đối thanh thoát, chỉ có điều trên mặt che kín bằng một mạng vải, cho nên không nhìn rõ dung mạo.
Trong làn dạ phong trên bến sông, tà áo thiếu nữ và mái tóc thướt tha tung bay, càng nhìn càng thấy như bóng một thiên thần thoát tục, kiều diễm vạn phần.
Thanh y nữ lang gật nhẹ đầu thấp giọng nói:
- Ta đã nghe hết, chính là do các ngươi cậy đông hiếp người, đã sai sao còn chưa chịu nhanh tạ tội với vị tướng công kia!
Tiểu Thúy liếc xéo Nhạc Tiểu Tuấn một cái vẻ hậm hực, nhưng không dám cải lời tiểu thư của mình, dạ một tiếng rồi hơi nghiêng mình hành lễ, giọng miễn cưỡng nói:
- Cho tôi xin lỗi!
Nhạc Tiểu Tuấn cười điềm nhiên, ôm quyền hướng về thanh y nữ lang nói:
- Đã mạo muội quấy nhiễu tiểu thư, tại hạ cảm thấy áy náy vô cùng. Xin cáo từ!
Nói rồi, quay người định bước, nhưng thanh y nữ lang giọng oanh cất lên:
- Vi tướng công kia xin lưu bước!
Nhạc Tiểu Tuấn quay người lại hỏi:
- Không biết tiểu thư còn gì chỉ giáo?
Thanh y nữ lang nói:
- Chẳng phải tướng công nôn nóng qua sông sao? Chiếc thuyền này của hàn gia chính là qua sông đây, nếu tướng công không chê thì mời lên thuyền!
Nhạc Tiểu Tuấn ngớ người, quả thật chàng đang nôn nóng muốn qua sông, vừa rồi bị hai gã đại hán và cả ả Tiểu Thúy kia cùng làm khó làm dễ, không ngờ giờ vị tiểu thư này lại tự miệng mời mình cùng ngồi thuyền qua sông.
Chàng vốn xưa nay chưa từng quan hệ nhiều với nữ nhi, lúc này hơi ngượng ngập lúng túng nói:
- Điều này... chỉ e không tiện...
Trong ánh mắt thiếu nữ lưu lộ nét khác thường, nhìn chàng rồi nói:
- Chúng ta chỉ cùng thuyền qua sông, có gì là bất tiện, tướng công xin cứ tự nhiên lên thuyền cho!
Nói rồi, quay nhẹ người, gót ngọc thướt tha đi vào trong khoang thuyền.
Trên mặt Tiểu Thúy ngược lại hiện vẻ ngạc nhiên, chăm nhìn Nhạc Tiểu Tuấn một lúc rồi tợ hồ như hiểu ra, hừ một tiếng lạnh lùng nói:
- Tiểu thư chúng ta đã mời lên thuyền, ngươi còn đứng lóng ngóng làm gì mà chưa chịu lên chứ?
Nói rồi đứng ra một bên, tỏ ý mời khách lên trước.
Nhạc Tiểu Tuấn còn trù trừ thêm giây lát, cuối cùng cất bước đi lên thuyền.
Đến trước khoang thuyền. Tiểu Thúy nhanh chân đến vén rèm nói:
- Mời!
Nhạc Tiểu Tuấn vốn nghĩ chỉ cần ngồi ngoài qua sông là đủ, huống gì người ta là khuê nữ, chàng thấy không tiện vào cùng khoang, bèn phát tay nói:
- Đa tạ thiện ý của tiểu thư cô nương, tại hạ chỉ ngồi bên ngoài này một lát là đã quá đủ!
Tiểu Thúy nguýt dài chàng ta một cái rồi buột miệng buông một câu:
- Ái da, nhìn tướng mạo ngươi thông minh đĩnh đạc, chẳng ngờ chỉ là mọt sách...
Chẳng ngờ bên trong thuyền liền có tiếng thanh y nữ lang vọng ra:
- Tướng công như đã lên thuyền, sao không chịu vào trong khoang dùng trà? Qua sông chí thiểu cũng mất cả canh giờ, ngồi bên ngoài sóng gió dạ phong, há có thể đãi khách như vậy sao? Tôi thấy tướng công chớ nên khách khí nữa!
Tiểu Thúy một tay vén rèm, miệng thì giục:
- Đúng ra, tiểu thư đã mời, ngươi còn khách sáo sao?
Nhạc Tiểu Tuấn đã nhận ra bọn họ một chủ một tớ, từ ngữ khí sắc thái phong cách đều khác nhau, nhưng xem ra bọn họ như rất thân thiết với nhau, người hô người ứng, cuối cùng thì chàng cũng phải bước chân vào hẳn bên trong.
Trong khoang thuyền khá rộng, ngăn nắp gọn gàng, hai bên khoang thuyền đều là cửa kính, lúc này khép kín, bên ngoài có thể nhìn rõ làn nước bàng bạc, nhưng ấm cúng và không một luồng gió lạnh nào lọt vào.
Nhìn thấy chàng bước vào, thanh y nữ lang đang ngồi bên chiếc bàn con liền đứng lên nhẹ giọng mời:
- Tướng công, xin ngồi!
Nhạc Tiểu Tuấn chắp tay nói:
- Tại hạ thật làm phiền tiểu thư!
Nhạc Tiểu Tuấn không nhận ra cái liếc mắt thâm ý của nữ lang qua chiếc mạng che mắt, giọng như tiếng ngọc:
- Chúng ta bèo nước gặp nhau, âu cũng là một chữ duyên, tướng công quá khách khí làm gì!
Tiểu Thúy lúc này chừng như nghe ra tâm tình của tiểu thư mình, lổi giọng kéo dài nói:
- Tướng công xin mời ngồi nhá! Tiểu tỳ xin pha trà...
Nói rồi liếc dài Nhạc Tiểu Tuấn thêm một cái nữa với nụ cười ẩn hiện trên môi, rồi quay người bước ra ngoài.
Thanh y nữ lang chẳng để tâm đến Tiểu Thúy, nói:
- Tướng công sao cứ mãi đứng vậy, mời ngồi!
Nhạc Tiểu Tuấn còn nói thêm lời khách sáo nữa mới ngồi lên chiếc ghế trong.
Bên ngoài, bọn thuyền phu lúc này đã chống thuyền đi, rời xa bờ từng con sóng cứ dập dìu vỗ mạn, khiến con thuyền đong đưa nhè nhẹ.
Thanh y nữ lang cũng đã ngồi trở lại ghế, nhìn Nhạc Tiểu Tuấn cười nói:
- Tiểu Thúy vừa rồi nói tướng công như mọt sách, cũng chẳng sai lắm đâu!
Mở đầu một câu, rồi cô ta thay đổi ngữ khí hỏi:
- Tôi thấy tướng công chừng như không phải là người trong giang hồ?
Nhạc Tiểu Tuấn đáp:
- Tại hạ vốn không phải là người trong võ lâm!
- A... tướng công là thế gia đệ tử, đọc sách hành văn, phải không?
- Tại hạ tuy chưa từng đăng kinh ứng thí, nhưng quả thật cũng mười năm khổ nhọc bên đèn sách!
Thanh y nữ lang nét mặt hân hoan cười nói:
- Thảo nào, chỉ có người đọc sách mới có phong thái tao nhã thoát tục...
Vừa lúc này thì Tiểu Thúy cũng bưng khay trà bước vào, chêm một câu:
- Chỉ có điều hơi ngốc nghếch hủ lậu!
Thanh y nữ lang gắt lời:
- Tiểu Thúy, không được vô lễ nhiều lời!
Tiểu Thúy dạ một tiếng, bưng khay trà đến trước mặt Nhạc Tiểu Tuấn nói:
- Tướng công xin dùng trà!
- Đa tạ cô nương!
Tiểu Tuấn vừa đón chén trà vừa nói, Tiểu Thúy cũng định chen thêm một câu, chẳng ngờ thanh y nữ lang đã cướp lời hỏi:
- Tôi còn chưa được thỉnh giáo tôn tính đại danh của tướng công?
- Tại hạ họ Nhạc, phúc tinh Tiểu Tuấn!
Tiểu Thúy nhanh miệng nhanh mồm nói ngay:
- Tiểu thư của tôi là Huy Huệ Quân...
- Tiểu Thúy...
Thanh y nữ lang quát lớn, nhưng Tiểu Thúy cười xòa nói:
- Tiểu thư hỏi tính danh người ta, thì cũng nên báo ra tính danh của mình mới phải lễ chứ! Tiểu thư tự mình không tiện nói thì tiểu tỳ nói thay, chẳng đúng hay sao?
Thanh y nữ lang ngầm thở dài với con hầu của mình, rồi nói:
- Ta chẳng có ý giấu Nhạc tướng công.
Rồi quay nhìn Nhạc Tiểu Tuấn nói tiếp:
- Nhạc tướng công lần này qua sông định đi đâu?
Tiểu Thúy lại nhanh mồm chen vào:
- Nhạc tướng công đi Trấn Giang!
Huy Huệ Quân hỏi liền:
- Tướng công đi Trấn Giang làm gì?
- Tại hạ muốn tìm một người.
Tiểu Thúy lại chen vào nói ngay:
- A, nói vậy Nhạc tướng công không ở lại Trấn Giang lâu, chúng ta một hai hôm cũng về Dương Châu, tướng công sau khi xong việc đến Dương Châu của chúng tôi chơi một chuyến nhé!
Con hầu như nói đúng ý chủ, chỉ thấy trong ánh mắt Huệ Quân lưu lộ thu ba, tiếp lời nói:
- Nếu tướng công quang lâm hàn xá, tiểu muội vô cùng hoan hỷ nghênh tiếp!
Nhạc Tiểu Tuấn nghe ngữ khí cô ta vẻ rất thành thật, bất giác ngơ ngẩn trong lòng, vội nói:
- Tại hạ nếu rảnh rỗi, nhất định sẽ đến viếng quý gia.
Huệ Quân có chút không vui nói:
- Thành ý của tiểu muội, lẽ nào chỉ nghe mấy tiếng nếu rảnh rỗi, Nhạc tướng công nên đổi lại một chút!
Nhạc Tiểu Tuấn hỏi:
- Ý tiểu thư muốn đổi lại như thế nào?
- À, đổi lại xong việc ở Trấn Giang, Nhạc tướng công thấy thế nào?
- Nếu đổi lại như vậy, chẳng phải là xong việc ở Trấn Giang, nhất định đến viếng quý gia sao?
Cô ta là người thông minh đương nhiên không tiện nói thẳng ra là mời mình đến nhà chơi, nên mới bảo là cái đổi lại mấy chữ này, coi như là ta nói ra sẽ nhất định đến thăm nhà cô ta ở Dương Châu!
Chàng chỉ trố mắt nhìn Huệ Quân mà không nói được câu nào.
Tiểu Thúy từ lúc nào cũng đã nhanh chóng rút khỏi khoang thuyền.
Huệ Quân cũng không nói thành lời, qua một hồi bỗng thở dài giọng u oán:
- Nhạc tướng công không thích?
Nhạc Tiểu Tuấn phát hoảng nói ngay:
- Tiểu thư quá lời, tại hạ...
- Tôi biết, tướng công chỉ xem chúng ta như người gặp gỡ qua đường rồi thôi, có điều tôi không hiểu do đâu... Do đâu...
Nói đến đó chừng như nghẹn lời không tiếp hết câu được, cô ta lúng túng rồi thay đổi ngữ khí nói tiếp:
- Nhạc tướng quân có tư chất phẩm hạnh, phong độ khiến tôi cảm phục, tôi hận một điều là sinh ra phận nữ nhi, nếu không có thể cùng Nhạc tướng công kết giao huynh đệ, há không phải là chuyện vui đó sao? Cổ nhân vẫn thường nói: Sống trên đời có một người tri kỷ, có thể chết mà không nuối tiếc...
Nhạc Tiểu Tuấn nghe mà không khỏi giật mình, vội vàng chấp tay nói:
- Thửa mong cô nương ưu ái, tại hạ thực hổ thẹn mà không dám thọ lĩnh!
- Nhạc tướng quân nếu không chê, tôi tiểu tử Huệ Quân, tướng công... Cứ gọi tôi bằng tên là được.
- Điều này...
Huệ Quân không để chàng nói hết, tiếp lời ngay:
- Vừa rồi tôi đã nói: Sống trên đời có được người tri kỷ, có thể chết mà không nuối tiếc, tôi tự tin mình không phải là hạng nữ nhi thế tục, mà tướng công cũng không phải là hạng phàm phu tục tử. Tiểu muội chỉ muốn tiếp đãi Nhạc huynh do thành tâm hảo ý, nên mới mời đến Dương Châu quang lâm tệ xá, lẽ nào Nhạc huynh lại không chiếu cố?
Nghe nói vậy thì Nhạc Tiểu Tuấn càng phát hoảng hồn:
- Cô nương nặng lời, tại hạ quyết không có ý đó, chỉ là...
- Nhạc huynh đã nói vậy thì...
Nói đến đó cô nương bỗng đưa tay lên từ từ gỡ tấm màn che mặt để lộ hoa diện của mình, rồi tiếp:
- Tấm mạng này là do cha tôi buộc mang, ông nói hành tẩu giang hồ không nên để lộ diện mạo với người ngoài, Nhạc huynh chính nhân quân tử, tiểu muội nguyện gỡ mạng để tận mặt tương kiến, để khỏi ngày sau gặp lại nhau không biết.
Tấm mạng gỡ đi để lộ một khuôn mặt thiếu nữ bình thường, rõ ràng là nét hoa không có gì đáng gọi là đặc sắc động lòng người, thực khác với ả hầu Tiểu Thúy sắc nước hơn nhiều.
Nhạc Tiểu Tuấn vừa rồi lòng cứ nơm nớp lo ngại, lúc này nhìn rõ mặt Huệ Quân rồi thì mới yên tâm, cười nói:
- Tiểu thư xin mang tấm mạng lại đi!
Huệ Quân duy nhất là có đôi mắt đen láy lưu lộ thu ba nhìn người dễ say đắm và một giọng nói thanh thót như oanh vàng.
- Nhạc huynh nhớ kỹ khuôn mặt tiểu muội rồi chứ?
Vừa nói vừa cười để lộ thêm hàm răng đều đặn trắng tinh, quả đây là một ưu điểm khác của Huệ Quân.
Nhạc Tiểu Tuấn gật đầu đáp:
- Tại hạ đã nhớ!
Huệ Quân đã mang chiếc mạng che mặt, nói tiếp:
- Thế nhưng Nhạc huynh vẫn còn chưa trả lời tiểu muội, là sau khi xong chuyện ở Trấn Giang có đến thăm tệ xá không?
Lần này thì Nhạc Tiểu Tuấn không tiện khước từ:
- Thửa mong tiểu thư chiếu cố, xong chuyện ở Trấn Giang, tại hạ nhất định sẽ viếng quý gia.
Huệ Quân thở nhẹ một hồi, thấp giọng lẩm bẩm:
- Quả là tôi không nhìn nhằm người, Nhạc huynh đúng là bậc chính nhân quân tử...
Vừa nói đến đó, bỗng thấy Tiểu Thúy vén rèm bước vào nói ngay:
- Tiểu thư, tiểu tỳ nhìn thấy trên bờ có nhiều ánh đèn, xem ra có thể là người của Cửu thái gia phái đến đón chúng ta!
Huệ Quân nghe báo vậy cũng lẩm nhẩm trong miệng:
- Cửu cửu tuy biết ta sẽ đến, thế nhưng cũng không thể phái người để đón xa như vậy!
Tiểu Thúy cười vẻ bí ẩn nói:
- Cũng chưa hẳn thế, Cửu lão gia không phái người đến, thì cũng có người sẽ...
Huệ Quân vội quát cắt ngang:
- Tiểu Thúy, ngươi nói bậy gì hử?
Tiểu Thúy bị quát thì rụt cổ thè lưỡi vẻ hóm hỉnh, rồi rút nhanh ra ngoài.
Thuyền từ từ cặp bến, cuối cùng thì dừng hẳn lại.
Giọng Tiểu Thúy từ bên ngoài gọi vọng vào:
- Tiểu thư ơi! Chính là thiếu gia tự thân đến đón tiểu thư, kiệu đổ ngay trên bến, tiểu thư nhanh lên bờ thôi!
Huệ Quân nghe vậy thì đứng lên, nói:
- Nhạc huynh, mời!
Bọn họ chưa kịp bước, thì Tiểu Thúy bên ngoài vén rèm bước vào thấp giọng nói với chủ nhân:
- Tiểu thư lên trước, Nhạc tướng công chờ một lát rồi lên.
Huệ Quân ngạc nhiên nói:
- Tại sao? Thuyền đã cặp bến, Nhạc tướng công là khách của ta, đương nhiên là phải mời lên trước, người lộn xộn gì hử?
Tiểu Thúy dạ một tiếng, rồi đành quay ra ngoài vén rèm cao lên.
Huệ Quân nghiêng đầu nói với Nhạc Tiểu Tuấn:
- Nhạc huynh chớ nên quên viếng Dương Châu, để tiểu muội ngóng trông...
Nhạc Tiểu Tuấn chỉ khách khí nghiêng mình đáp lễ, rồi cứ bước đi ra khoang thuyền.
Bọn thuyền phu đã bắt cầu thuyền lên bờ, Tiểu Tuấn đi trước, tiếp là Huệ Quân được Tiểu Thúy dìu một bên theo sau.
Trên bờ lúc này có bảy tám gã trung niên hán tử vận võ phục một màu xanh như nhau, tay nắm đuôi xếp hàng ngay ngắn nghênh tiếp.
Xa một chút là một xe kiệu phủ rèm thiên thanh, một lão phu xe đứng bên cạnh con tuấn mã lông trắng như tuyết, thoạt nhìn cũng biết ngay loại kiệu quý phái.
Bọn người này đều hướng mặt xuống thuyền chờ đợi, nhưng đứng gần cầu thuyền nhất là một thiếu niên anh tuấn, thân vận trường bào màu lam, lưng thắt đai ngọc, chân đi hài hồng, tóc bối cao thắt lụa cũng màu lam. Tướng mạo uy phong nho nhã, thế nhưng trong đôi mắt dài nhỏ, mà cặp môi mỏng có chút gì lộ ngạo khí tự kiêu!
Lam y thiếu niên nhìn thấy người đầu tiên bước lên bờ là một nho sinh lạ mặt, bất giác không khỏi ngớ người!
Nhạc Tiểu Tuấn lúc này cũng đã nhận rõ gã Lam y thiếu niên, mới chợt hiểu ra vừa rồi vì sao Tiểu Thúy lại chạy vào bảo Huệ Quân nên lên bờ trước?
Trong lòng hơi phập phòng, chàng biết đây chính là vị thiếu gia mà Tiểu Thúy vừa nói, bèn ôm quyền thi lễ.
Lam y thiếu niên có vẻ rất chú ý đến thiếu niên xa lạ này, thế nhưng cao ngạo không can trả lễ đối phương, đưa mắt nhìn Huệ Quân rồi bước lên một bước đón tiếp, cười hỏi:
- Biểu muội, sao mãi đến giờ mới tới? Ngu huynh từ hồi trưa đã đến bến thuyền đợi đến giờ, cứ nghĩ là biểu muội hôm nay không đến!
Huệ Quân nghiêng mình thi lễ nói:
- Phiền biểu ca đường xa đến đón, tiểu muội có việc nên chậm trễ, ai bảo các người lại đi đón xa thế này chứ!
Lam y thiếu niên nói:
- Phụ thân không yên tâm bảo mấy hôm nay đường này không được yên ổn cho nên mới bảo ngu huynh đến đón xa thế này.
- Ái... Cửu cửu thật là... Muội đâu phải là trẻ con, chẳng lẽ lại sợ đi lạc đường?
Lam y thiếu niên lúc này mới đưa ánh mắt về phía Nhạc Tiểu Tuấn hỏi:
- Biểu muội, người này là...
Huệ Quân “à” lên một tiếng, như chợt nhớ ra bèn nói:
- Muội quên giới thiệu, vị này là Nhạc tướng công...
Nhạc Tiểu Tuấn không đợi nàng nói hết, tiếp lời ngay:
- Tại hạ là Nhạc Tiểu Tuấn, vừa rồi thửa mong tiểu thư cho ngồi nhờ thuyền qua sông.
Nói rồi chàng quay lại chắp tay thi lễ Huệ Quân và nói tiếp:
- Đa tạ tiểu thư giúp đỡ, tại hạ vô cùng cảm kích, xin cáo từ!
Ánh mắt Huệ Quân long lanh qua mạng thưa, thấp giọng nói:
- Nhạc tướng công chớ nên khách khí!
Lam y thiếu niên nhìn Huệ Quân, rồi gượng cười chắp tay nói:
- Nhạc tướng quân xin tự nhiên!
Nói rồi gã chẳng để ý đến Nhạc Tiểu Tuấn thế nào, quay nhìn Huệ Quân nói tiếp:
- Biểu muội, đã tối lắm rồi, nhanh mời lên kiệu thôi!
Nhạc Tiểu Tuấn bái biệt bọn họ là lập tức sải bước khẳng khái đi ngay.
Huệ Quân còn đưa mắt tiễn hình bóng chàng thêm một lúc đến mờ nhạt trong màn đêm, mới bước lên kiệu.
Tiểu Thúy giúp nàng buông rèm xuống.
Lam y thiếu niên đương nhiên cũng nhận ra ánh mắt không bình thường của biểu muội mình, trong mắt gã lóe lên chút tà khí, rồi phất tay ra hiệu.
Lão phu xe lập tức ra roi thúc ngựa kéo kiệu chạy đi.
Lam y thiếu niên cũng liền lên ngựa chạy nước kiệu một bên, bọn thủ hạ cầm đuối cũng lục tục theo sau, phút chốc trên bến thuyền trở lại cảnh tĩnh lặng đêm trường.
Khi bọn người kia đi xong.
Không lâu sau dưới sông xuất hiện một chiếc thuyền nan rất nhỏ, bến sông tối đen không thể nhìn xa được, cho nên con thuyền nhỏ này cũng khó bị phát hiện.
Chiếc thuyền nan dài nhỏ lướt nhanh trên sông, khi gần đến bờ chỉ thấy một bóng người phóng nhanh lên bờ.
Đó là một trung niên hán tử thân hình tám thước, mặt trắng mắt tinh, trong màn đêm chỉ thấy hai luồng nhãn quang xanh nhạt. Chỉ nhìn cũng biết không phải là nhân vật nội công tầm thường!
Trung niên hán tử đưa đôi mắt lộ hàn quang chăm nhìn xuyên màn đêm theo đoàn người ngựa vừa đi, rồi chỉ cái nhún mình, cả thân hình như làn sương đêm thoảng theo gió.
Thân pháp cao cường, hành tung bí ẩn, rõ ràng là người này muốn bí mật bám theo đoàn người ngựa kia.
Thế nhưng ngươi này là ai? Bám theo đoàn người kia làm gì? Ắt chỉ có bản thân người này mới biết được!
Trấn Giang, tên xưa là Kinh Khẩu, đây là chỗ giao nhau giữa Vận Hà và Trường Giang, thương nghiệp rất phát triển, dân sinh phồn hoa, còn là nơi đô hội của khách thưởng ngoạn.
Lúc này đã khuya, nhưng trên đường vẫn thấy ánh đèn từ các lầu tửu quán toả ra sáng rực. Đây đó vang ra giọng ca tiếng cười, hẳn là những tửu lầu khá lớn vẫn còn đông khách.
Nhạc Tiểu Tuấn vào thành chọn một tiểu điếm bước vào.
Chính sau khi Nhạc Tiểu Tuấn vào quán, tiếp liền có một bóng người xuất hiện, thần thái lén lén lút lút, nhìn ngang nhìn dọc cẩn thận rồi bước tới đưa mắt nhìn tấm biển hiệu thấy đề Bình An khách điếm, mới nhẹ nhàng rút đi.
Nếu nhìn võ phục và dung diện người này, nhất định sẽ nhận ra ngay chính là tay mã phu vừa rồi dẫn ngựa cho Lam y thiếu niên!
Thế nhưng hắn ta lén lút theo chân Nhạc Tiểu Tuấn đến đây làm gì?
Một đêm nghỉ trọ bình yên.
Sáng ngày hôm sau, Nhạc Tiểu Tuấn thanh toán tiền phòng, đoàn hỏi thăm tiểu nhị đường đi Thường Châu rồi mới ra khỏi quán bước đi.
Chàng vốn có một con ngựa, thế nhưng hồi tối qua khi ngồi trong quán ở Qua Châu, vì xảy ra chuyện rồi Trúc Thu Lan nắm tay chàng mà kéo đi, nên ngựa bỏ lại ở quán rượu, hiện tại mới đành đi bộ.
Đến trưa, Nhạc Tiểu Tuấn đến được Đan Dương, chàng không vào thành ngay mà nghỉ chân ăn trưa trong một phạn điếm bên ngoài thành.
Lại nói, nơi đây chính là yếu đạo giao thông Bắc Nam, khách đường dừng chân nghỉ lại cũng không phải là ít, trong quán năm sáu chiếc bàn đều đầy ấp người.
Nhạc Tiểu Tuấn đành ngồi chung bàn với ba người khách ăn vận theo lối thương nhân. Chàng gọi một tô mì và một đỉa bánh bao, chính lúc các thứ vừa dọn lên chàng chuẩn bị ăn thì ba người khách ngồi cùng bàn đứng lên bỏ đi, tiếp liền đó một trung niên hán tử thân hình tầm thước, thân vận trường bào, bước vào quán, chừng như th là trước Trung thu ba ngày phải đến Thanh Tiêu động trên ngọn chủ phong ở Vân Đài sơn gặp người!
Tống Trấn Sơn cắt ngang hỏi:
- Ông ta ở lại trong nhà ngươi ròng rã mười bốn năm?
Nhạc Tiểu Tuấn gật đầu đáp:
- Vâng!
Tống Trấn Sơn hỏi tiếp:
- Vậy trước Trung thu ba ngày, ngươi có đến Vân Đài sơn không?
- Có!
Tống Văn Tuấn từ đầu đến giờ đứng bên cạnh im lặng, khi ấy chen vào một câu:
- Nói thế Nhạc huynh là từ Vân Đài sơn đến đây sao?
Tống Trấn Sơn chừng như sợ nhi tử mình có lời thất thố, liếc mắt nói:
- Các ngươi chớ nên chen vào, nên ngồi xuống nghe Nhạc tướng công nói!
Nhạc Tiểu Tuấn tiếp:
- Đúng như hẹn, tiểu sinh trước Trung thu ba ngày đến Thanh Tiêu động trên Vân Đài sơn gặp gia sư, lúc này gia sư đã thay y phục bằng chiếc đạo bào màu thanh thiên, tĩnh tọa trên tấm bồ đoàn...
Nói đến chàng bỗng thở dài một tiếng, rồi mới kể tiếp:
- Gia sư gặp lại tiểu sinh thì vô cùng vui mừng, thế nhưng tiểu sinh thì thấy xót xa khi nhìn người tiều tụy đi rất nhiều, khí sắc cũng không được tốt... Vãn sinh hỏi thăm sức khỏe, gia sư mới nói mười mấy năm ở tại tệ xá đã nhận ra uất khí ngưng kết mà sắp sinh bệnh, cho nên muốn viễn trình đến Vân Đài sơn bế quan tịnh dưỡng. Cũng có thể sắp hồi phục huyền công, nhưng cũng có thể sắp tẩu hỏa nhập ma, không chừng mấy mươi năm công phu phút chốc trôi theo đại hải về biển Đông. Nhân vì trong lòng gia sư còn có hai điều chưa đắc ở tâm nguyện, vốn muốn phó thác vãn sinh, nhưng hiện tại nghĩ lại không muốn nói ra nữa...
Nghe kể đến đó, Tống Trấn Sơn chẹn ngang hỏi:
- Lệnh sư không muốn nói ra, hẳn là không muốn phiền đến môn đồ của mình?
Nhạc Tiểu Tuấn nói:
- Ân thầy như biển, vãn sinh phân thây còn khó báo đáp. Cho nên gia sư không chịu nói, vãn sinh cũng một mực nhất quyết khẩn cầu người nói ra...
Tống Trấn Sơn tuy đã ở vào tuổi cổ lai hy, nhưng bây giờ nghe cũng bị câu chuyện của Nhạc Tiểu Tuấn cuốn hút, bèn hỏi:
- Lệnh sư cuối cùng có nói ra không?
Nhạc Tiểu Tuấn nói:
- Vãn sinh phải qua khổ cầu khẩn nửa ngày, gia sư mới chịu nói ra một chuyện, gia sư vốn có một người con nói dõi nhưng mười sáu năm về trước vô cớ mất tích, gia sư đã tìm khắp đại hải Nam Bắc, nhưng chung quy vẫn không một tung tích.