Dịch giả: ĐÀO ĐĂNG TRẠCH THIÊN
Chương 15
LÀN THEO MỘT ĐỊA CHỈ MỚI

    
hách sạn Royal Clarence thuộc loại cổ lỗ nhất vùng. Mặt tiền xây hình vòng cung kiểu dáng thời xưa, nhưng vẫn thu hút được khách du lịch gia đình ra biển nghỉ mát.
Nàng Narracott ngồi phía sau quầy tiếp tân, trạc chừng bốn mươi bảy, bộ ngực căng đầy, tóc cắt theo kiểu xưa.
Nàng thân mật chào đón Giles, ánh mắt như muốn nói “đây là khách quý”. Giles theo thói quen hay ba hoa nổ ra một tràng nghe vui tai. Rằng anh đã tranh lưu lại khách sạn Royal Clarence mười tám năm về trước. Vợ anh không thích bày chuyện bởi sổ sách lâu năm người ta hủy hết; anh thì bảo không ăn thua, một cơ sở làm ăn tầm cỡ như Royal Clarence phải lưu giữ tất cả hồ sơ. Cả trăm năm cũng còn.
“Vâng, không hẳn vậy đâu, thưa ông Reed.  Thật ra chúng tôi còn giữ sổ sách khách trọ mỗi khi cần. Có cả tên nhưng nhân vật quan trọng. Này, có cả tên nhà vua lúc ông còn là hoàng tử xứ Wales, công chúa Adlemar xứ Holstein Retz đi nghỉ mùa đông với người hầu. Nhà văn, họa sỹ như Dovery – danh họa chuyên vẽ chân dung”.
Giles nghe nói khâm phục hết mình, cả một kho tàng lâu nay mới được bày ra.
Nghe kể danh tính những nhân vật quan trọng, anh lật tìm những trang lưu lại tháng tám.
Đây rồi, đúng là danh mục ta đang tìm kiếm.
Hai vợ chồng đại úy Richard Erskine, Anstell manor, Daith, Northumberland, ngày hai mươi bảy tháng bảy đến mười bảy tháng tám.
“Tôi có thể sao ra một bản không?”.
“Được chứ. Giấy mực đâu? À, ông có cây viết kia. Xin lỗi tôi hải quay về văn phòng”.
Nàng để lại tập hồ sơ, Giles cắm cúi xuống chép.
Quay về lại Hillside, Gwenda đang loay hoay trong vườn bên luống hoa.
Nàng đứng ngay dậy nhìn Giles chưa biết sao.
“Xong xuôi cả chứ?”
“Ờ, phải xong thôi”.
Gwenda nhắc lại nhỏ nhẹ từng chữ:
“Anstell Manor, Daith,. Đúng thế em được nghe bà Edith Pagett nhắc tới Northumberland. Họ còn đó không?”
“Ta tới đó xem sao”.
“Ờ, được thôi, ta nên đi cho biết – chừng nào đây”.
“Càng sớm càng tốt. Sáng mai được không? Ta lái xe ra tới đó. Đi cho mấy khuôn mặt nước Anh”.
“Chẳng may họ chết hết rồi thì sao? Hoặc bỏ đi để người khác tới ở”.
Giles khẽ rùng mình.
“Ta về lại quay qua tìm chỗ khác. Anh có viết thư cho bác sỹ Kennedy nhắc nhở ông gửi theo mấy cái thư của Helen sau khi bà bỏ đi – nếu ông còn cất giữ - với một mẩu giấy cho chính tay bà viết”.
“May ra”, Gwenda nói, “thì gặp lại được mấy người giúp việc kia – có cả Lily – bà biết làm chiếc nơ con mèo Thomas”.
“Em còn nhớ, nghĩ cũng hay đấy, Gwenda”.
“Có chứ phải không? Em còn nhớ con Tommy nữa kia, con mèo nhị thể với ba con mèo con”.
“Cái gì? Thế còn Thomas nào?”.
“Ờ, tên con mèo mới là Thomas – gọi đầy đủ là Thomasina. Còn bà Lily – nay bà ra sao? Bà Edith Pagett trông mãi không thấy tung tích đâu. Không thấy trở lại đây – sau khi thôi việc ở nhà St. Catherine bà kiếm ra được chỗ cho Torquay, bà viết thư về một hai lần rồi thôi. Bà Edith nghe đồn bà lấy chồng nhưng không rõ là ai. Nếu gặp lại bà thì còn biết thêm nhiều cái mới lạ hơn”.
“Còn Leoniee, bà ấy người Thụy sỹ”.
“Cũng hay – bà là người nước ngoài, chắc chăng quan tâm tới mấy chuyện đó. Em không còn nhớ mặt mũi bà ấy ra sao nữa. Không. Còn bà Lily may ra còn nhớ được chút gì, bà tinh ý lắm… Em nhớ ra, ta tới tòa báo nhờ đăng quảng cáo rao vặt – cần tìm Lily Abbott”.
“Ờ”, Giles nói. “Ta phải làm ngay thôi. Sáng ngày mai ta đi miền Bắc xem thử có tìm ra được tung tích nhà Erkines không”.