Dịch giả: ĐÀO ĐĂNG TRẠCH THIÊN
Chương 5
MỘT VỤ ÁN HỒI TỐ

    
hoảng mười bữa sau, Marple đến một khách sạn nhỏ ở phố Mayfair, được vợ chồng trẻ nhà Reed tiếp đón niềm nở.
“Thư cô Marple, đây là chồng em. Giles em không biết nói sao… cô Marple rất tử tế”.
“Rất hân hạnh được gặp cô. Tôi vừa nghe suýt chút nữa là Gwenda vào nhà thương điên.”
Marple đưa cặp mắt xanh liếc nhìn Giles vẻ thiện cảm. Đó là chàng trai trẻ trung, dễ nhìn, cao ráo trắng trẻo, chốc chốc lại chớp mắt có vẻ e dè. Bà để ý chiếc cằm vuông đầy nghị lực hai xương hàm rắn rỏi.
“Xin mời vào bên trong thư phòng ngồi uống trà, chỗ đèn mờ”, Gwenda vừa lên tiếng. “Chỗ này thì không còn ai lui tới. sẵn đây là thư của dì Alison cho cô Marple xem”.
Marple ngẩng đầu ngước nhìn. “Đây rồi vừa đúng lúc ta đang chờ”.
Hết tuần trà bức thư đều đã được mọi người đọc.
Gwenda thân ái,(do dì Danby viết tay)
Nghe nói cháu muốn nhắc lại chuyện cũ, dì thấy rất là áy náy. Thật tình dì không muốn nhớ lại chuyện thời nhỏ cháu đã ở lại nước Anh.
Mẹ cháu, dì gọi là chị Megan, gặp được ngài thiếu tá Halliday lúc bà đi thăm mấy người bạn còn đóng quân bên xứ Ấn Độ.Sau đó hai người lấy nhau rồi cháu được sinh ra tại đó. Hai năm sau mẹ cháu qua đời. Thật là một tin dữ. Ông bà và dì cháu quá đau lòng nên viết thư cho cha cháu, (lúc đó còn liên lạc được, dù chưa hề thấy mặt mũi ông ta), xin được nhận nuôi dưỡng cháu nên người, bởi hoàn cảnh người lính không thể vướng bận chuyện con cái. Nhưng cha cháu không chịu, ông xin được ra khỏi quân ngũ để được mang cháu về lại nước Anh, và nhắn lại lúc nào có dịp sẽ ghé thăm.
Rồi sau đó dì mới hay trên đường trở về nước, ông gặp gỡ một người phụ nữ trẻ, và họ cưới nhau khi về tới nước Anh. Cuộc hôn nhân theo chỗ ta được biết không mấy hạnh phúc, một năm sau họ chia tay. Chính ngay thời điểm đó cha cháu mới viết thư thăm hỏi liệu ta có còn giữ ý định nuôi dưỡng cháu nữa không. Ta không thể nào kể xiết ta mừng biết mấy. Cháu được đưa về nhà, ta giao cho một bà vú em người Ăng-lê chăm sóc. Chừng một năm sau cha cháu mất tại nhà an dưỡng. Theo dì, cha cháu gửi cháu về cho ta là bởi ông đã biết trước sức khỏe của ông.
Ta sợ không thể nói cho cháu biết chỗ ở của cháu lúc ông ta về lại nước Anh. Cái thư đó cò ghi lại địa chỉ nay đã qua mười tám năm, khó có thể nhớ ra mấy chi tiết vụn vặt đó. Đó là một nơi ở Miền Nam nước Anh, theo chỗ ta biết - ta bịa ra miền Dillmouth mà đúng thật, trong đầu ta còn nhớ mang máng là Dartmouth, hai địa danh nghe không khác mấy. Ta còn biết bà mẹ kế của cháu đi tiếp bước nữa. Ta không nhớ cái tên hồi còn con gái ngay cả trong cái thư đầu tiên nhắc tới chuyện bà tái giá. Ta lấy làm tiếc khi chỉ một thời gian ngắn mà ông đã lấy vợ khác. Tuy nhiên có thể ông ấy nghĩ sẽ có lợi cho cháu sau này.
Mà nghĩ thật lố bịch, nếu bỏ qua đi chuyện cháu đã từng sống ở nước Anh dù có khi cháu quên bẵng đi. Mà vậy cũng có lý, mọi chuyện giờ đã phai mờ trong trí nhớ. Còn cái chuyện mẹ cháu mất lúc còn ở bên Ấn Độ rồi khi cháu về ở chung với ta thì không thể nào quên.
Tới đây cháu đã hiểu ra mọi chuyện thì phải?
Ta tin tưởng sau này Giles sẽ về lại với cháu. Thời gian mới lấy nhau chớ có nên sông mỗi người một nơi.
Thư sau ta sẽ viết dài hơn, bức điện này ta mới nhắc qua các chuyện.
Thân ái, Dì Alison Danby
T.B. Cháu không nói rõ hiện còn thắc mắc điều gì nữa?
“Đấy!”, Gwenda vừa nói, “có khác gì đâu ý kiến của cô vừa nói ra”
“Đúng, đúng thế. Một lối giải thích bình thường. Ta nghiệm ta như mọi khi đều thế cả”.
“Ồ, cám ơn cô Marple ”. Giles nói. “Tội nghiệp cho Gwenda luống cuống mãi. Tôi còn bối rối hơn nữa nếu hóa ra Gwenda có tài nhìn thấu hết mọi chuyện hoặc nàng bị tâm thần”.
“Đàn bà tính hay bồn chồn vậy đó”, Gwenda nói. “trừ khi cuộc sống bình thường ta không có gì đáng phàn nàn”.
“Có anh đây để làm gì?” Giles nói:
“Nhà cửa thế nào rồi? Các bạn thấy được không?” Marple hỏi lại.
“À, chuyện đó xong rồi. Sáng mai bọn tôi sẽ ra tới đó”. Giles nôn nóng muốn tới nơi.
“Cô cho là thật không đấy, Marple ”, Giles hỏi thêm “có thể nói ta đang nắm trong tay manh mối của một tên thủ phạm đáng gờm. Nhìn khắp mọi nơi từ chỗ thềm cửa – còn một nơi dễ nhận hơn nữa phía ngoài nhà trước?.
“Ta đã đoán trước chuyện đó”, Marple thong thả nói.
“Còn Giles thì thích những chuyện ly kỳ như trong truyện trinh thám”, Gwenda nói.
“Ồ, đúng thế, đúng là câu chuyện trinh thám. Xác chết của một người đẹp bị xiết cổ nằm chết ngoài nhà trước mà lai lịch thì không rõ, chỉ nghe tên nàng mà chuyện đã hai mươi năm trước. về sau không ai tìm thấy được manh mối, họa chăng chỉ có thể ước đoán lần theo dấu vết để lại. Ôi, rốt cuộc tôi quả quyết không ai giải đáp được cái ẩn số còn treo trước mắt”.
“Dù sao hễ còn nước còn tát, phải cố lên chứ”
Giles ngừng lại, rồi chợt reo mừng, mắt sáng rỡ.
Marple trông uể oải, nét mặt đanh lại – như thể là có điều gì chưa thể nói ra.
“Coi vậy không đơn giản đâu”, bà nói. “Ta muốn nhắc nhở hai em, này, ta muốn nhắc nhở một điểm, chuyện đâu để yên đó”.
“Để yên sao? Câu chuyện là một vụ án bí ẩn, phải chăng thực sự là một vụ án?”.
“Chứ còn gì nữa, cho nên ta muốn để yên đó. Một vụ án đâu có phải một chuyện để người yếu bóng vía xen vào”.
Giles nói ngay:
“Này cô Marple, nếu như mọi người nghĩ như cô” - Marple cắt ngang:
“À, ta biết chứ. Có khi vì thi hành công vụ một người dân lương thiện lại bị kết tội bị nghi oan thay cho nhiều kẻ khác – một tên tội phạm nguy hiểm đang có thể tiếp tục gây án. Gặp trường hợp này, ta phải lấy lời khai người làm vườn lúc đó hoặc là người đan hàng xóm. Một vụ án dù chưa phanh phui vẫn còn đó những tình tiết nóng hổi. Cái xác nạn nhân cũng đã được phi tang, không còn tìm ra manh mối nghi vẫn. các bạn có chắc là nên tiến hành giở lại vụ án ngay từ đầu?”.
“Cô Marple”, Gwenda kêu lên một tiếng, “Cô cũng nặng tình với vụ này ư?”
“Có chứ. Cả hai bạn là những người biết điều và dễ mến (cho phép tôi gọi như vậy đi). Hai bạn mới lập gia đình, thật là diễm phúc. Tôi xin hai bạn chớ nên phanh phui vụ này ra - ờ, biết đâu – biết đâu – biết phải nói thế nào đây cho đúng nghĩa – có thể khiến cho hai bạn lại thêm âu lo”.
Gwenda trố mắt nhìn “có phải cô nghĩ ra một việc khác thường hơn – một việc - cô định ám chỉ việc gì đây?”.
“Chả có việc gì đâu. Ta muốn nhắc nhở (ta từng trải và ta biết thế nào lòng dạ một con người) các bạn để yên đó. Đây là lời khuyên của ta, để yên đó”.
“Nhưng mà sự đời có chịu yên đâu”. Giles bỗng nhiên giở giọng, mạnh miệng nói: “Hillside là nhà của chúng tôi, cả Gwenda và tôi; tại ngôi nhà này một nạn nhân đã bị giết chết. Tôi không chấp nhận một vụ án sờ sờ ra đó mà chịu quay mặt làm ngơ, cho là nó đã trôi qua mười tám năm!”.
Marple thở dài. “Tôi thiệt là có lỗi”, bà nói. “Thiết nghĩ mấy cậu thanh niên trí thức phải nghĩ ra trước điều đó. Tôi khâm phục và đồng ý với anh. Tôi chỉ muốn à, tôi mong sao – các bạn chớ nên nhúng tay vào vụ này.”
Qua bữa sau khắp cả khu vực St.Mary Mead đã nghe tin Marple trở về. Người ta nhìn thấy bà ở phố High Street lúc mười một giờ trưa. Sau đó bà ghé thăm nhà cha xứ lúc mười hai giờ kém mười. Tới giờ chiều, mấy bà lắm chuyện trong xóm đến thăm bà, kể chuyện hội hè sắp tới, chuyện sắp có cuộc tranh tài giữa một bên quầy hàng thời trang với căn lều ngồi uống trà.
Đến chập tối bà ra vườn, thấy bà lo cho mấy đám cỏ mọc đầy vườn hơn là lo việc cho hàng xóm. Bà lơ là bữa cơm tối đạm bạc để ngồi nghe người hầu Evelyn kể chuyện lạ đời của nhà bào chế thuốc trong xóm.
Qua bữa sau, còn thấy Marple “chê cơm”, lần này chính mắt vợ chồng mục sư nhìn thấy. Marple cảm thấy mệt muốn đi ngủ sớm. Qua bữa sau bà cho mời ông bác sỹ Haydock.
Haydock là bác sỹ riêng của Marple, bạn cố tri từ bao lâu nay. Ông lắng nghe bà kể lể tình trạng sức khỏe. Khám xong ông dựa lưng ra sau ghế đong đưa cái ống nghe.
“Ở cái tuổi của bà”, ông ta nói, “thấy bề ngoài có vẻ mảnh khảnh vậy chứ coi bà còn khỏe mạnh”.
“Tôi biết tôi còn sức”, Marple nói, “nhưng vẫn thường hay mệt – nó muốn tàn tạ”.
“ Bà có thói quen hay la cà chỗ này, chỗ nọ. Thức khuya lòng vòng ở London”
“Vâng, đúng thế. Lúc này tôi thấy chán London. Không khí ô nhiễm, làm sao bằng ngoài biển”.
“Ở St. Mary Mead khí hậu tốt chứ?”.
“Nhưng mà ẩm oi bức quanh năm. Không như ông tưởng, không có lợi cho sức khỏe chút nào”.
Bác sỹ Haydock nhìn bà, giờ ông mới thấu hiểu.
“Để tôi kê đơn thuốc bổ”, ông ghi ngay vào.
“Cám ơn bác sỹ. Món xirô Easton giúp mau lại sức đấy”
“Bà khỏi lo chuyện kê đơn”.
“Tôi không hiểu hay là do trở trời nó vậy?”
Marple nhìn ông bác sỹ, trong bụng nghĩ có thật vậy không.
“Bà vừa mới đi xa có ba tuần”.
“Tôi hiểu. Vậy mà ông lại bảo là ở London tiết trời dễ khiến người ta thấy uể oải. Còn trên phía Bắc lại là vùng công nghiệp. kém xa khí hậu ngoài biển chứ”.
Bác sỹ Haydock lo thu xếp đồ nghề vào túi, ông quay nhìn lại khẽ cười.
“Bà chờ xem thử ít bữa”, ông nói, “Bà nhớ cho tôi hay, tôi sẽ nói cho bà nghe sau. Bà nóng lòng chờ nghe ý kiến nhà chuyên môn nói về cái lợi của gió biển”.
“Ông thì hiểu quá đi rồi, Marple rồi rít nói lời cảm ơn.
“Gió biển, một liều thuốc bổ. Bà nên tới ở lại Eastboune một thời gian, kẻo không thì sức khỏe yếu kém”.
“Về Eastboune thì được nhưng ở ngoài đó lạnh hơn đây. Quê hương của miền gió núi mà?”.
“Hay là Bournemouth, hay ra đảo?”
Marple liếc nhìn ông.
“Tôi thích một chỗ vừa đủ ở thôi”
Bác sỹ Haydock ngồi nán lại.
“Nói chuyện tôi cũng muốn thử một chuyến. Chỗ đi là đâu vậy?”
“Thì đây, tôi đã nghĩ tới Dillmouth”.
“Nơi đó chật hẹp mà lộng lẫy. Mà sao vắng vẻ. Vì sao bà chọn ở Dillmouth?”
Marple lặng thinh một lúc, ánh mắt lọ rõ vẻ lo âu hơn. Chợt bà lên tiếng:
“Giả sử một ngày nào đó ông xới xáo lại sự kiện giúp cho ông thấy nhiều năm trước – mười chín hay hai mươi năm gì đó – đã xảy ra một vụ án tại nơi ấy. Chỉ mỗi mình ông biết thôi, từ trước tới giờ đâu có ai biết tới hay nghe kể lại. Lúc đó ông sẽ tính sao?”.
“Có phải đấy là một vụ án hồi tố”.
“Đúng thế!”
Haydock ngẫm nghĩ.
“Chắc là không ai bị xử oan? Không ai bị thiệt thòi bởi bản luận tội?”
“Nào có ai đâu!”
“Hừm. Một vụ hồi tố. Tưởng đâu dễ chừng đã bị xếp xó. Ấy đấy, rồi tôi sẽ kể bà nghe. Cứ để cho nó chìm xuống, cứ vậy đi. Rớ vào mấy cái vụ án đó mệt lắm”.
“Tôi chỉ sợ bọn đó”.
“Người ta nghĩ bọn tội phạm bén mùi trót lọt được một vụ sẽ làm tới vụ khác. Không phải đâu. Bọn tội phạm cũng đủ hạng, thoát được rồi, từ đó là không dám xuất đầu lộ diện. Bọn chúng làm sao sống yên thân – làm gì có chuyện đó – bởi chúng sợ báo thù cách này, cách nọ. Nhìn bề ngoài thì khó đoán ra. Có thế lấy ví dụ điển hình vụ án Lizie Borden, vụ Madelein Sith. Trong vụ Madelein Sith vì không đủ chứng cứ, và trong vụ Lizie tòa xử trắng án – nhưng mọi người làm chứng thì quả quyết hai bị cáo đều có tội. Bà còn nghe tôi dẫn ra nhiều vụ khác nữa. bọn chúng không lập lại trường hợp phạm tội – bởi vụ án được xếp đặt theo đúng logic của bọn chúng. Giả sử bọn chúng nơm nớp lo sợ bị truy nã thì sao? Lấy ví dụ thủ phạm đòi giết bà nhé, thủ phạm có thể là nam hoặc nữ thuộc típ tôi vừa kể. Một khi hắn phạm tội rồi bỏ trốn không ai hay biết. Giả sử có người đang theo dõi, lục lọi tìm cho ra manh mối, nhận ra đúng thủ phạm thì sao? Thủ phạm lúc đó đối phó ra sao? Hay là hắn nhếch mép cười chờ cho lưới trời bủa vây dồn vô một chỗ? Không phải vậy đâu, nếu không tuân thủ theo đúng nguyên tắc truy cứu thù để yên đó” Ông ta nhắc lại một câu nói cũ rích “Cứ để vụ án chìm xuồng”.
Giọng ông quả quyết.
“Tôi không có liên can gì vào vụ án nay. Chuyện đó là của cặp vợ chồng trẻ. Cho nên tôi phải nói cho ông biết!”.
Marple kể ra ngay, ông Haydock ngồi lắng nghe.
“Lạ thay”, vừa nghe kể xong ông buột miệng khen.
“Một chuyện trùng hợp ngẫu nhiên, lạ thay. Một việc khác thường. Tôi đoán là bà đã biết hết nội vụ thì phải?”.
“Chứ còn gì nữa. Nhưng mà bọn chúng chưa hay biết gì đâu. Thật là vô phúc cho bọn chúng tưởng đâu là vô can. Cái bí mật còn cất giấu trong tủ buýp phê, mà sao ngay lúc này tôi còn chưa hiểu anh chàng Giles đang nghĩ gì trong đầu. Mặc nó, tôi không để yên vụ này đâu. Nhưng trong người tôi sao cứ lóng ngóng…”
Ông bác sỹ cắt ngang đưa mắt nhìn gay gắt về phía cô Marple.
“Có phải vậy nên bà lấy cớ dọn về Dillmouth? Bà toan tính những chuyện đâu đâu?”.
“Làm gì có chuyện đó, thưa ngài Haydock, nói thật chính xác tôi lo cho hai bạn trẻ tính tình nông nổi nhẹ dạ thế nên tôi thấy cần có mặt để chăm sóc”.
“Cho nên bà muốn đi ngay, để li chăm sóc cho đôi vợ chồng trẻ? Mà này bà có chịu để vụ án đó chìm xuồng luôn đi không? Cho dẫu vụ án cố được hồi tố?”
Marple gượng cười làm bộ.
“Vậy là ông thấy tôi chỉ cần nghỉ lại Dillmouth chừng vài tuần là được phục hồi sức khỏe hay sao?”.
“Và biết đâu sẽ không có ngày trở lại”, bác sỹ Haydock nói. “Nhưng mà bà có thèm nghe tôi đâu”.
III
Trên đường tới thăm nhà hai ông bà đại tá Bantry, Marple lại gặp ngay ông đại tá, trên tay giữ khẩu súng, con chó xù lẽo đẽo theo sau. Ngài thân mật chào hỏi:
“Ta mừng thấy bà về lại đây, London có gì lạ không?”
Marple kheo London đẹp, kể chuyện đứa cháu gái đưa đi xem nhiều chỗ diễn kịch.
“Thành phố của giới thượng lưu. Tôi thì thích nhạc kịch hơn”.
Marple nói đã được xem kịch nước Nga, hay thì có hay nhưng dài dòng quá.
“Của người Nga mà!”. Ngài đại tá Banry vừa thốt lên. Ông chợt nhớ lúc còn điều trị tại dưỡng đường được đọc truyện văn hào Dostoieski.
Ông nhắm Marple có thể ra tìm Dolly đang ở ngoài vườn.
Bà Bantry thích quanh quẩn trong vườn, bà có cái thú chăm sóc vườn cây. Bà thích sưu tầm giống củ, quả, thích kể chuyện cây anh thảo, mấy loài cây có củ, cây ra bông và nhiều loài thực vật miền núi. Marple nhận ra bà trong bộ đồ bằng vải chéo bạc màu.
Thoáng nghe bước chân tới gần, bà Bantry đứng thẳng người lên, mình mẩy như muốn rệu rã do chứng phong thấp, vội đưa bàn tay lấm lem lau mồ hôi trán và cất tiếng chào người bạn tới thăm.
“Tôi hay tin cậu mới về hở Jane?” Bà nói. “Mấy cây hoa tai thỏ dạo trước ta trồng còn tươi tốt đấy chứ? Này thế cậu đã nhìn thấy mấy cây khổ sâm mới lớn lên đây chưa? Vất vả lắm đấy, nay đã bén gốc cứng cáp, cầu trời cho mưa sớm, dạo này khô hạn”. Bà nói tiếp “Nghe Esther nói cậu ốm liệt giường”. Easther người nấu ăn cho bà Bantry, là “giao liên” trong xóm. “Thì ra đâu có chuyện đó”.
“Tôi bị kiệt sức”, Marple nói “Ông bác sỹ Haydock khuyên nên đi biển nghỉ ngơi, tôi thấy như muốn sụm cả người”.
“Ôi, lúc này bỏ đi đâu được ”. Bà Bantry nói. “Mùa này là mùa làm vườn. Bên phần đất của cậu đã tới mùa ra bông”.
“Bác sỹ Haydock khuyên đi nghỉ mát’.
“À ừ, ông Haydock đâu có phải như mấy ông lang băm vớ vẩn kia đâu”. Bà Bantry miễn cưỡng nói.
“Này Dony, tôi thấy thật thán phục cái bà nấu ăn của cậu nó đấy.”
“Ai kia? Cậu cần một người nấu ăn đâu có phải cái ngữ hay rượu đó?”.
“Không, không phải đâu, tôi nhớ lại người khéo tay làm bánh, chồng bà ta là quản gia”.
“Ờ, hai vợ chồng nhà Mock Turtle?” Bà Bantry chợt nhớ ra. “Cái bà nói giọng như muốn khóc. Bà ta là một tay nấu ăn khéo. Chồng béo phệ, tính hay lười. Lão Arthur thường hay uống loại rượu nhạt, tôi chả biết. Vợ chồng mỗi người mỗi tính. Được một khoản thừa kế nho nhỏ hai vợ chồng dọn qua chỗ khác mở nhà trọ ở miền duyên hải phía nam”.
“Tôi đang nhớ tới chuyện đó đây. Có phải ở ngoài Dillmouth”.
“Đúng thế, số 14 phố biển, Dillmouth”.
“Tôi vừa nhắc chuyện đốc tờ Haydock đề nghị đi nghỉ mát tận ngoài đó, tôi nên ra chỗ…phải chỗ của nhà Saunders không nhỉ?”.
“Phải rồi. Một sáng kiến tuyệt vời đó, Jane, cậu không thể nghĩ ra đâu. Bà Saunders sẽ lo mọi thứ giúp cậu, mùa này chưa phải là cao điểm nên cậu sẽ được tính giá ưu đãi. Món ăn ngon, hương gió biển, cậu sẽ mau chóng lấy lại sức”.
“Cám ơn Dolly”, Marple nói “Tôi mong được vậv