Bản dịch: Lan Vi - Hồng Hà - Dương Hùng
Phần I - THE NEW YORK TIMES
Chương 1
Hồ Sơ Của Ngũ Giác Đài (Top Secret)

A. NƯỚC MỸ VÀ VỤ LẬT ĐỔ ÔNG DIỆM TỪNG BƯỚC MỘT

    
ản nghiên cứu mật của Ngũ giác đài về chiến tranh Việt Nam tiết lộ rằng Tổng thống Kennedy đã biết và chấp thuận các kế hoạch về cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963. Bản nghiên cứu viết: “Sự đồng loã của chúng ta trong cuộc lật đổ ông làm cho các trách nhiệm và sự cam kết của chúng ta lên cao độ” ở Việt Nam.
Hồi tháng Tám và Mười năm 1963, bản văn kể lại, nước Mỹ đã yểm trợ cho một nhóm tướng lĩnh trong quân đội lật đổ vị lãnh tụ gây nhiều tai tiếng, mà việc lên cầm quvền đã được ông Kennedy ủng hộ trong các bài diễn văn đọc vào giữa những năm một chín năm mươi và trong chín năm trời là cái neo cho chính sách Mỹ ở Việt Nam.
Cuộc đảo chánh, một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử cuộc can thiệp của Mỹ ỏ Việt Nam, là một khúc rẽ quan trọng.
Như bản nghiên cứu của Ngũ giác đài nhận xét, đó là một thời kỳ khi mà Hoa Thịnh Đốn, với chế độ của ông Diệm đổ rồi, đáng lẽ đã có thể xét lại toàn thể sự cam kết tại miền Nam Việt Nam và quyết định rút ra.
Ít nhất cũng có hai viên chức trong chính phủ Mỹ chủ trương rút ra. Nhưng, theo cuộc nghiên cứu của Ngũ giác đài “chưa bao giờ” có sự cứu xét đứng đắn việc thay đối chính sách bởi vì cái dự đoán theo đó một miền Nam Việt Nam độc lập, không Cộng sản là một mối quan tâm về chiến lược quá quan trọng không thể bỏ qua”.
Kết quả theo bản nghiên cứu này, là nước Mỹ, sau cuộc đào chánh, đã khám phá rõ ràng cuộc chiến tranh chống Việt Cộng đang tiến hành tòi tệ hơn là các viên chức đã nghĩ trước đấy và cảm thấy buộc lòng phải làm thêm nữa - hơn là ít đi - cho Sài gòn. Khi yểm trợ cho cuộc đảo chánh chống ông Diệm, bản phân tích nhấn mạnh, “nước Mỹ đã đi sâu vào sự can thiệp mà không ngờ: sự không ngờ này là yếu tố then chốt”.
Theo tài liệu của Ngũ giác đài về các biến cố năm 1963 ở Sài gòn. Hoa Thịnh Đốn không phải là chủ mưu trong cuộc đảo chánh ông Diệm, cũng không có chuyện lực lượng Mỹ can thiệp bằng bất cứ cách nào ngay cả để cố gắng ngăn ngừa cuộc sát hại ông Diệm và người em của ông là ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn chính trị chủ chốt của ông Diệm, nắm trong tay những quyền lực rộng lớn.
Sự bất bình của dân cluing đối với chế độ của ông Diệm tập trung vào ông Nhu và người vợ của ông.
Nhưng trong nhiều tuần lế, và Bạch cung được trình báo mọi bước tiến, phái bộ Mỹ ở Sài gòn duy trì những tiếp xúc mật với các tướng lãnh đang âm mưu đảo chánh qua một trong những tay hoạt động lanh lợi và kinh nghiệm nhất của Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) là Trung tá Lucieu Conein, một tay kỳ cựu ở Đông Dương.
Viên Trung tá này nhảy dù xuống Việt Nam hồi 1944 trong tổ chức OSS (Office of strategic Service. Sở chiến lược vụ) tổ chức tiền phương trong thời chiến của cơ quan CIA.
Trung tá Conein được sự tin cậy của các tướng Việt Nam đến nỗi ông có mặt bên cạnh các tướng lãnh Việt Nam ở Bộ tổng tham mưu, khi họ khởi sự cuộc đảo chánh.
Thật vậy, ngày 25 tháng 10, một tuần lễ trước đây, trong điện văn gởi về cho Mc. George Bundy, phụ tá đặc biệt của Tổng thống đặc trách an ninh Quốc gia, Đại sứ Lodge đã có dịp diễn tả Trung tá Conein của CIA là một nhân vật thiết yếu. Cơ quan này được ngụy trang bằng cái tên C.A.S.(1).
C.A.S. đã thi hành “thật đúng những chí thị của tôi. Tôi đã đích thân chấp thuận mỗi cuộc họp giữa Tướng Đôn (một trong ba nhân vật chính yếu mưu toan đảo chánh) và Conein, trong mỗi trường hợp, đã thi hành các mệnh lệnh của tỏi một cách đặc sắc…”
“Conein, như ông biết, là một người bạn từ khoảng mười tám năm nay của Tướng Đôn, và Tướng Đôn đã tỏ ý cực kỳ ghét giao thiệp với một nhân vật nào khác. Tôi không tin là sự can dự của một người Mỹ nào khác vào việc tiếp xúc mật thiết với các tướng lãnh lại có thể có kết quả”. (Điện văn của ông Lodge gởi cho ông Bundy ngày 25 tháng 10).
Theo sự tiết lộ của các tài liệu chính thức thì CIA đã cộng tác mật thiết với các tướng lãnh đến nỗi cơ quan này đã cung cấp cho họ tin tức tình báo thiết yếu về các thứ vũ khí và nơi đóng quân của các lực lượng ủng hộ ông Diệm sau khi ông Lodge cho phép CIA tham dự vào công việc đặt kế hoạch có tính cách chiến thuật của cuộc đảo chánh.
Ông đại sứ đã trở nên ràng buộc mật thiết với âm mưu đảo chánh đến nỗi ông đã đề nghị dành nơi trú ản cho gia đình các tướng lãnh nếu âm mưu thất bại và ông đã được Hoa Thịnh Đốn chấp nhận việc này. Vào gần giai đoạn chót ông Lodge còn gởi một điệp văn về Hoa Thịnh Đốn xin phép dùng tiền hối lộ đề mua chuộc các sĩ quan còn trung thành với Tổng thống Diệm. (Phúc điệp của ông Lodge gửi ông Buudy, ngày 30 tháng 10).
“CHÚNG TA PHẢI ĐI ĐẾN THẮNG LỢI…”
Mối lo ngại về sự thất bại, nảy sinh từ các lời khuyến cáo rất là trái ngược nhau của ông Lodge và Tướng Paul D. Harkins, cầm đầu Bộ Tư lệnh Viện Trợ Quân sự Mỹ ở Sài gòn, đã ảm ảnh Tổng thống Kennedy đến giờ phút chót.
Hồi cuối tháng Tám, với cuộc đảo cliánh của tướng lãnh có thể xảy ra bất cứ vào giờ nào, Tổng thống Kenndy đã gởi mật thư riêng cho Đại sứr Lodge. Có lẽ nghĩ đến thất bại trong vụ đổ bộ Vịnh Heo ở Cuba, ông đã nói: “Qua kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng thất bại còn nguy hại hơn là một tình trạng dùng dẳng thiếu quyết định… Một khi tiến hành là chúng ta phải đi đến thắng lợi, nhưng thà là thay đổi ý định còn hơn là thất bại”.
Trong điện văn của ông ngày 30 tháng 8, mà báo The New York Times nhận được đồng thời với bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, Tổng thống Kennedy cũng đoan xác rằng “chúng ta ta sẽ làm hết sức mình đề giúp ông kết thúc thành công vụ này…”
Ngày 30 tháng 10, sau khi cuộc mưu toan bị đình hoãn rồi sau đó lại được tiến hành, Bạch cung lại đảnh điện ra các chỉ thị cho ông Lodge đình hoãn thêm nữa bất cử mưu toan đảo chánh nào không có “triển vọng cao độ về sự thành công”. Tuy nhiên điện văn cũng dành sự phản đoán tối hậu cho ông Đại sứ và xác định rằng một khi cuộc đảo chánh dưởi sự lãnh đạo có trách nhiệm “đã khởi sự”, vì quyền lợi của chánh phủ Mỹ, nó phải thành công.
(Điện văn của ông Bundy gửi ông Lodge hôm 30 tháng 10).
Những kết luận trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài trái hẳn với lời cải chính Hoa Kỳ không có can dự vào, do ông Lodge đưa ra trong một cuộc phỏng vấn của háo chí ngày 29 tháng 6 năm 1964, và cái cảm tưởng người ta thấy nơi những lời thối thác trách nhiệm của Mỹ lời lẽ thận Irọng in trong những tập hồi ký đã được xuất bản của một vài viên chức trong chính phủ Kennedy.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài xác định rẳng “Về cuộc đảo chánh quân sự chống lại ông ngô đình diệm, nước Mỹ phải nhận lấy tất cả phần trách nhiệm của minh”.
“Bắt đầu từ tháng 8-1963, chúng ta đã nhiều lần cho phép, chấp thuận và khuyến khích những cố gắng đảo chánh của các tướng lãnh Việt Nam và dành sự yểm trợ hoàn toàn cho một chánh phủ kế tiếp. Hồi tháng 10 chúng ta đã cắt viện trợ cho ông Diệm trong một sự từ chổi trực tiếp bật đèn xanh cho các tướng lãnh. Chúng ta duy trì sự tiếp xúc kín đáo với họ qua sự chuẳn l)i kế hoạch cũng như thi hành cuộc đảo chánh và tìm cách duyệt lại các kế hoạch hành quàn của họ và đề nghị chánh phủ mới”.
SỰ THÔNG ĐỒNG CỦA MỸ
Những âm mưu của các tướng lãnh Việt Nam đã được nói đến nhiều trước đây. Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài cho thấy thêm hai yếu tổ: việc thông đồng từng hước một của Mỹ với cuộc âm mưu, mà trước đây chỉ được nói tới một cách lờ mờ, và sự thù nghịch bên trong chánh phủ Mỹ khiến chánh phủ này gần đi đến chỗ tê liệt trong những giờ phút quyết định.
Bỏi vì nếu mà chế độ Diệm là một nhà chia rẽ tự chống lại mình, thì chính quvền Kennedy cũng như vậy.
Ở Sài gòn, hai kẻ đối nghịch chính là Đại sứ Lodge, được những người hâm mộ coi như một chính khách quí phái lỗi lạc và thông minh ở Massachusetts và tướng Harkins, một sĩ quan kỵ binh ôn hòa, tráng kiện, từng là người được sự bao bọc của vị Tư lệnh thiết giáp hồi thế chiến II - Thiếu tướng George S. Patton đệ tam.
Theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, ông Đại sứ đã mau chỏng trở nên một thành phần tham dự vào âm mưu chống ông Diệm trong khi tướng Harkins bất bình vì điều mà ông cảm thấy là một sự đối xử tồi tệ với Tổng thống Diệm. Trong một điện văn gởi về cho tướng Maxwell Taylor, Chủ tịch Bộ tham mưu Liên quân, hôm 30 tháng 10, chưa đầy 48 giờ trước khi xảy ra cuộc đảo chánh, ông tướng này đã nói: “Tôi muốn đề nghị là chúng ta cố gắng đừng thay đổi ngựa quá sớm”. (Xem văn thư Harkins gởi Taylor).
“Nói cho cùng, dù đúng hay sai, chúng ta đã ủng hộ ống Diệm trong tám năm khỏ khăn. Đối với tôi nay để ông bị đổ là điều có vẻ không được ổn. Nước Mỹ từng làm mẹ bề trên và cha rửa tội của ông từ ngày ông lên cầm quyền và ông đã nương tựa vào chúng ta rất nhiều”.
Ổng Đại sứ và ông tướng đựng nhau trong mọi dịp về hầu như tất cả mọi vấn đề quan trọng và sự mâu thuẫn của hai ông lan truyền lên đến các cấp cao nhất trong chánh phủ ở Hoa Thịnh Đốn.
Có lúc, theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, hai vị đã chuyển những thông điệp trái nghịch, tới những người đang âm mưu làm đảo chánh. Và sau ông Lodge đã kiểm soát chặt chẽ mưu toan đảo chánh cho đến nỗi tướng Harkins đã điện về Hoa Thịnh Đốn để phản kháng là ông đang bị chìm vào bỏng tối.
Cuối cùng, theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, chính ông Lodge một vị đại sứ cực kỳ tự tin, một cựu phó Tổng thống chỉ định của đảng Cộng Hòa với thế lực chánh trị độc lập, cương quyết trong các quan điểm của mình, tức tối vì những đặc quyền đại sứ của mình, quyết nhấn mạnh vào sự toàn quyền của mình, đã có ảnh hưởng quyết định đối với chánh phủ Kennedy.

B. NHỮNG NHÂN VẬT NỔI BẬT LÚC ĐẢO CHÁNH

HENRY CABOT LODGE
Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam các thời kỳ 1963-64 và 1965-67… hiện nay, từ tháng Sáu 1970, đặc sứ của Tổng thống Nixon tại Vatican… sinh ngày 5 tháng bảy 1902, tại Nahant Massachusetts, tốt nghiệp Đại học Harvard, 1924 cộng tác với các báo The Boston Tanscript và The New York Herald Tribune, đắc cử hai nhiệm kỳ tại cơ quan lập pháp Massachusetts, 1933-36… đánh bại James M. Curley vào Thượng nghị viện Mỹ năm 1936… phục vụ trong Lục quân trong thời thế chiến II… tái đắc cử rồi lại từ chức khỏi Thượng viện đề trở lại Lục quân… được thưởng huy chương Bronze Star (Sao đồng), Croix de Guerre (Pháp) và các huy chương khác… tái đắc cử vào Thượng viện, 1946… đã có ảnh hưởng lớn trong việc thuyết phục tướng Eisenhower ra ứng cử Tổng thống và đứng ra làm Giám đốc Chương trình tranh cử của ông này… mất ghế tại Thượng viện năm 1952 vào tay John F. Kennedy… được cử làm Đại biểu Mỹ tại Liên Hiệp Quốc 1953… ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa 1960… Đại sứ Mỹ tại Sài gòn tháng Tám 1963 đến tháng Bảy 1964 và tháng Tám 1965 đến 1967… Đại sứ lưu động 1967-1968, Đại sứ tại Cộng hòa Liên bang Đức 1968-1969, Trưởng Phái đoàn Thương thuyết Mỹ tại cuộc Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, tháng Giêng đến tháng Chạp 1969.
PAUL DONALD HARKINS
Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Việt Nam hồi 1962-64; nay là cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, thuộc nhóm  “Nghiên cứu tư nhân” ở Boston. Sinh tại Boston ngày 15 tháng 5 năm 1904, tốt nghiệp trường Quân sự Mỹ, 1929. Tham mưu phó Chiến đoàn phía Tây cuộc đổ bộ Bắc Phi 1942. Tham mưu phó Lộ quân số 3 rồi 15, được tướng George S. Patton Jr. ưu ái, chỉ huy trưởng sinh viên sĩ quan trường West Point, 1948-51. Tham mưu trưởng Lộ quân số 8 Hàn quốc 1951-53. Tư lệnh các sư đoàn 45 và 25 Bộ binh Hàn quốc 1953-54. Về phục vụ tại Ngũ giác đài 1954-57. Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng các Lực lượng Lục quân Mỹ Thái bình Dương 1960-62. Tư lệnh đầu tiên Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Mỹ Sài gòn 1962-64, luôn luôn lạc quan trong nhận định về chiến tranh, ủng hộ mạnh mẽ ông Ngô Đình Diệm, từng nói rằng lầm lẫn “lớn nhất” của Mỹ ở Việt Nam “là khi chúng ta ngưng ủng hộ ông Diệm”… trong thời gian tại chức đã bất đồng ý kiến trầm trọng với Đại sứ Lodge, hồi hưu năm 1964, về Dallas 1965.
ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Thủ tướng miền Nam Việt Nam 1954-55 ; Tổng thống 1955-63, cho đến khi chết trong cuộc đảo chánh 1 tháng mười một 1963. Sinh tại Quảng Bình, gần Huế, ngày 3 tháng Giêng 1901, tốt nghiệp trường Hậu bổ, Huế, vào đời công chức lên đến chức Tri phủ - Thượng thư Bộ Lại (nội vụ) trong nội các của vua Bảo Đại 1933, từ chức khi thấy chính phủ bị Pháp kiểm soát, bị Pháp coi là phá hoại hồi 1942, trốn vào Sài gòn 1944, từ chối đề nghị của Nhật Bản đứng đầu chánh phủ bù nhìn tháng Ba 1945, từ chối họp tác chế độ Hà Nội 1945, bắt đầu vận động quyền tự trị của Việt Nam, trốn khỏi nước 1950, trong thời gian lưu vong 1951-52, sống tại tu viện Maryknoll Lokewood, tiểu bang New Jersey Mỹ 1951-52. Trở về Sài gòn làm Thủ tướng trong chánh phủ Bảo Đại 1954 được bầu làm Tổng thống trong cuộc trưng cầu dân ý biến Nam Việt Nam thành một nước Cộng hòa 1955 thắng cử nhiệm kỳ hai năm 1961, thoát khỏi nhiều âm mưu đảo chánh, bị bắn chết sau khi chiu chấp nhận đề nghị bảo vệ an ninh.
ÔNG NGÔ ĐÌNH NHU
Lãnh đạo cơ cấu bí mật trong chánh phủ Ngô Đình Diệm 1954-63 cho đến khi chết trong cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm, anh của ông, hôm 1 tháng 11. Sinh khoảng 1911, ở gần Huế trong một gia đình Thiên Chúa giáo danh vọng… một trong năm anh em trong gia đình họ Ngô… từng làm Thủ thư trưởng tại Thư viện Đông Dương, những năm đầu thập niên 1940, thành hôn năm 1943, xa gia đình trong thời gian chiến tranh, ông và bà vợ tổ chức yếm trợ cho ông Diệm từ ngoại quốc trở về… Ông Nhu xuất bản hẳn một tờ báo triển khai cái triết lý “Nhân vị” phối hợp tôn giáo và độc tài, được coi là có ảnh hưởng sâu rộng vào chính quyền của ông Diệm, khi ông Diệm cầm quyền ông Nhu nổi tiếng là một “Richelieu Đông phương”… kiểm soát Cảnh sát mật vụ, ông và bà vợ ông theo người ta giỏi gây ảnh hưởng chống Phật giáo mạnh mẽ nơi ông Diệm. Ông Nhu bị bắn chết cùng với người anh khi đang rời nước theo lời cam kết an toàn.
C. NHỮNG BIẾN CHUYỂN NỔI BẬT
Sự “đồng lõa” của chánh quyền Kennedy trong vụ lật đổ ông Diệm hồi 1963 được tài liệu chứng dẫn trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, bản này nói rẳng thời kỳ ấy đã “vô tình nhấn sâu” sự can thiệp của nước Mỹ vào cuộc tranh chấp Việt Nam.
Sau đây, theo thứ tự thời gian, các biển chuyền đáng ghi trong thời kỳ ấy:
THÁNG NĂM - SÁU 1963
Các cuộc phản đối Phật giáo chống chánh phủ Diệm bừng lên thành bạo động sau khi Quân đội chánh phủ tấn công các người biều tình ở Huế. Cuộc khủng hoảng tòi. tệ thêm khi mà các cuộc đương đầu trở nên chủ trọng cả vào sự bất mãn về chỉnh trị lan rộng đối vói chế độ của ông Diệm và người em của ông là ông Ngô Đình Nhu.
THÁNG TÁM 1963
Chế độ Sài gòn, vi phạm lời cam kết với Mỹ rằng sẽ tìm cách nhân nhượng đối vởi Phật giáo, mở các cuộc tấn công giữa đêm vào các chùa chiền. Nhiều vụ bắt bớ đánh đập.
Lời yêu cầu đầu tiên về sự yểm trợ của Mỹ cho âm mưu đảo chánh được đưa ra với nhân viên của CIA.
George Ball, quyền Ngoại trưởng Mỹ, nói vói ông Cabot-Lodge, tân đại sứ Mỹ, rằng ông Diệm phải “đổi” ông bà Nhu nến không “chúng ta không có thể ủng hộ ông Diệm được”. Nói rằng “những vị tư lệnh quân sự” thích ứng “có thể được cam kết” trực tiếp ủng hộ trong bất cứ một thời kỳ gián đoạn guồng mảy chánh phủ trung ương nào.
Cho phép Đại sứ đe dọa cắt viện trự trừ phi các người Phật giáo bị giam giữ được trả tự do.
Ông Lodge phúc đáp các cơ hội “ông Diệm đáp ứng các đòi hỏi của chúng ta rõ ràng là con số không”. Nói rằng “đưa ra các đòi hỏi ấy là chúng ta dành cho ông Nhu cơ hội biết trước cuộc đảo chánh. Đề nghị chúng ta đi thẳng với các tướng lãnh với các yêu cầu cùa chúng ta”.
Các nhân viên C1A tiếp xúc với hai người mưu toan đảo chánh.
Trung tá Lucien Coneiu, nhân viên cao cấp của CIA gặp Trung tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo mưu toan đảo chánh. Ông Minh yêu cầu Mỹ ngưng viện trợ cho chế độ ông Diệm như là dấu hiệu ủng hộ. Có dấu hiệu cho thấy CIA cung cấp cho những người mưu toan đảo chánh tin tức sốt dẻo về các lực lượng trung thành với ông Diệm.
Ông Lodge đáp lại câu hỏi của Tổng thống Kennedy, nói rằng “Uy tín của nước Mỹ” đã công khai đặt vào cuộc, “không còn lui bước được nữa”.
Hội đồng An ninh Quốc gia họp “xác định lại đường lối căn bản”. Mỹ “sẽ ủng hộ một cuộc đảo chánh có nhiều cơ hội thành công”. Tướng Paul D. Harkins, Tư lệnh Quân sự Mỹ ở Sài gòn trình về nước rằng “ông sẵn sàng thiết lập sự liên lạc” với các người mưu toan đảo chánh, ông Loclge được phép tùy ý “loan báo ngưng viện trợ”.
Điện văn riêng của ông Kennedy gởi cho ông Lodge cam đoan dành “mọi thứ có thể được đế giúp ông kết thúc vụ này trong sự thành công”, nhưng yêu cầu tiếp tục các báo cáo đề xem có thể có dấu hiệu “lật ngược”. Nói “chúng ta đi đến thắng lợi, nhưng thà là thay đổi thái độ của chúng ta còn hơn là thất bại”.
Đại sứ phúc trình cuộc mưu toan tan vỡ.
Hội đồng An ninh Quốc gia họp. Paul M. Kattenburg đứng đầu nhóm công tác Lièn bộ về Việt Nam khuyến cáo Mỹ rút chân ra. Ngoại trưởng Dean Rusk nói Mỹ sẽ không rút ra “cho đến khi cuộc chiến đạt thắng lợi”, và “sẽ không điều khiền một cuộc đảo chánh”.
THÁNG MƯỜI 1963
Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara, của tướng Maxwell D. Taylor, Chủ tịch Bộ tham mưu Lièn quân, sau cuộc hội kiến với ông Diệm về đã đề nghị rằng Mỹ “cộng tác vói chế độ ông Diệm nhưng không ủng hộ chế độ ấy”. Thúc giục làm áp lực kinh tế.
Conein và một nhân vièn CIA khác nói lại cuộc tiếp xúc với tướng Minh và những người mưu toan đảo chánh khác. Ông Lodge yêu cầu có bảo đảm rằng Mỹ sẽ không “cản trở” cuộc đảo chánh.
Tổng thống Mỹ chấp nhận các đề nghị của McNamara-Taylor, hàng loạt các cuộc cắt đứt viện trợ kinh tế. Bản nghiên cứu nói rằng điều này đặt ra vấn đề “thắc mắc khó hiểu” là phải chăng cắt đứt viện trợ có nghĩa là “bật đèn xanh cho cuộc đảo chánh”.
Viện trợ bắt đầu bị cắt đứt.
Các điện văn của Bạch cung gởi cho Đại sứ nhấn mạnh đến “Sự canh chừng và sẵn sàng”, không “tích cực thúc đẩy” cuộc đảo chánh. Các điện văn này nhấn mạnh tới ý muốn đề cho lời cải chính của chánh phủ Mỹ sau này có thể tin được.
Cuộc đảo chánh bị hủy bỏ. Người cầm đầu nêu thái độ của tướng Harkins làm nguyên nhân. Tướng Harkins cải chính luận cứ nói ông “cố tình cản trở” cuộc đảo chánh nhưng lại nói “sẽ không bàn thảo về các cuộc đảo chánh, vốn không phải là công việc của ông”.
Bản nghiên cứu cho biết Hoa Thịnh Đốn lại có những nghi ngờ về cuộc đảo chánh. Bạch cung muốn “được quyền chọn lựa về việc phán đoán và cảnh giác về bất cứ kế hoạch nào ít có hy vọng thành công”.
Ông Lodge chống lại bất cử một hành động nào có tính cách “đổ nước lạnh vào” mưu toan đảo chánh.
Ông Lodge và ông Diệm đã có cuộc gặp gỡ “không đi đến kết quả nào, thất bại”. Đại sứ nói ông Diệm đã “nhìn ông kinh ngạc và nói sang chuyện khác” khi được yêu cầu làm một điều gì để “có tác dụng thuận lợi” trong dư luận Mỹ.
Bạch cung bảo ông Lodge “khuyên nên bỏ” cuộc đảo chánh nếu không có vẻ mang lại được thắng lợi mau chóng. Ông Lodge phúc đáp là Mỹ không thể “làm chậm trễ hay khuyên bỏ cuộc đảo chánh được nữa”.
THÁNG MƯỜI MỘT 1963
Cuộc đảo chánh tiến hành đúng theo dự liệu. Ông Diệm, liên lạc điện thoại với ông Lodge, yêu cầu cho biết “thái độ nước Mỹ”. Lodge đáp ông “không được thông báo đầy đủ tin tức” để nói chuyện, bảo ông: “Nếu tôi có thể làm bất cử một cái gì cho sự au toàn thân thể của Ngài; xin gọi cho tôi”.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài nói rằng ông Diệm cuối cùng đã chấp nhận đề nghị của các tướng lãnh bảo đảm an toàn cho ông ra khỏi nước, ông và người em của ông đã bị các đơn vị cơ giới bắn chết.
Chú thích:
(1) Tài liệu của Ngũ giác đài cho biết điều này nhưng không giải thích C.A.S. là gì.