Bản dịch: Lan Vi - Hồng Hà - Dương Hùng
Chương 5
ĐẢO CHÁNH 1-11-1963

    
heo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài thì điều mà cả Đại sứ Lodge lẫn Bạch Cũng cũng không biết là những người chủ trương cuộc đảo chánh ngay từ lúc đó đã điều động cản cân lực lượng quân sự chung quanh Sài gòn có lợi cho họ, song soug với ông Nhu và lừa gạt được ông này.
Vai trò trụ xoay là Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn quân sự của Sài gòn và là Tư lệnh Quân đoàn III - nắm giữ tất cả quân đội chính quy trong khu vực thủ đô. Tài liệu của Ngũ giác đài diễn tả tướng Đôn đã khéo lợi dụng sự kiêu căng của tướng Đính như thế nào để đưa ông đến chỗ xung đột với ông Nhu, do đó lôi cuốn ông hợp tác với mưu toan đảo chánh.
MỘT CÁI BẪY CHO CÁC ÔNG TƯỚNG KHÁC
Tuy nhiên qua một hệ thống khác ông Nhu biết được mưu toan đảo chánh và cho tướng Đính biết các tin tức ấy, bảo ông giúp giương một cái bẫy cho các ông tướng khác. Kế hoạch này dự liệu khỏi sự một cuộc đảo chánh giả để lừa cho những người chống ông Diệm ra công khai rồi dùng các cực lượng của tướng Đính để đập tan cuộc đảo chánh thật(1).
Viên tướng trẻ này thông báo với những người mưu toan đảo chánh kế hoạch phản đảo chánh của ông Nhu. Để ăn chắc, trong trường hợp tướng Đính thực sự trung thành với ông Nhu, các ngườì mưu toan đảo chánh đã thu phục các vị Tư lệnh quân đội dưới quyền tướng Đính.
Tại Sài gòn, bầu không khí đã trở nên đe doạ bạo động. Theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài, cuộc vận động gia tăng mạnh mẽ đến độ “hiển nhiên không theo dấu hết được những mưu toan chống chế độ”. Toà Đại sứ Mỹ trong một điện văn gửi về Hoa Thịnh Đốn đã chỉ danh mười tổ chức chống đối, ngoài mưu toan đảo chánh của các tướng.
Vậy mà Tổng thống Diệm trong cuộc gặp mặt ngày 27 tháng 10 với ông Lodge có vẻ không sẵn sàng nhân nhượng một phần nào; tài liệu của Ngũ giác đài gọi đây là “một cuộc trao đổi không kết quả, vô bổ”.
Trích lại từng đoạn trong phúc trình của ông Đại sứ, bản nghiên cứu kể lại rằng “Tổng thống Diệm đã cật vấn về vụ ngưng viện trợ và đối lại ông Lodge hỏi về việc phóng thích hàng trăm nhà sư và sinh viên biểu tình và về việc mở lại các trường học bị chế độ đóng cửa vì sợ có thêm xáo trộn. Tổng thống Diệm đưa ra những lý do để bào chữa và những lời than phiền”.
Cuối cùng, Đại sứ Lodge nói:
“Thưa tổng thống” mọi đề nghị đặc biệt duy nhứt mà tôi đưa ra, Ngài đã bác bỏ. Liệu có một điều nào đó mà Ngài nghĩ là trong phạm vi khả năng của Ngài có thể làm được và sẽ có ảnh hưởng thuận lợi vào dư luận Mỹ chăng?”
Đại sứ phúc trình rằng Tổng thống Diệm đã “nhìn tôi kinh ngạc và nói sang chuyện khác”.
Tại phi trường Sài gòn sáng hôm sau khi Tổng thống và ông Lodge sắp đi tới một buổi khánh thành một nhà máy điện của Việt Nam, tướng Đôn dám tới bên ông Đại sứ.
Bản văn của Ngũ giác đài kể rằng tướng Đôn “đã hỏi (ông Lodge) phải chăng Conein được phép nói chuyện thay ông”.
Ông Lodge đoan xác với tướng Đôn là Conein được phép. Tướng Đôn nói rằng cuộc đảo chánh phải hoàn toàn cho người Việt Nam và rằng Mỹ không nên can thiệp vào.
Ông Lodge đồng ý, còn nói thêm rằng nước Mỹ không muốn có các chư hầu nhưng sẽ can thiệp cản trở một cuộc đảo chánh. Khi ông Lodge hỏi về ngày giờ đảo chánh, tướng Đôn đáp “các tướng vẫn chưa sẵn sàng”.
Chiều hôm ấy, tướng Đôn gặp Trung tá Conein và thúc giục ông Lodge đừng thay đổi gì trong dự định đã được loan báo là sẽ trở về Hoa Thịnh Đốn vào ngày 31 tháng 10, vì e rằng đình hoãn có thể khiến dinh Tổng thống canh chừng. Tướng Đôn cũng tiết lộ rằng vụ tướng Đính, Tư lệnh Quân đoàn III, đã được giải quyết làm cản cân quân sự thay đổi có lợi cho đảo chánh.
Nhà phân tích của Ngũ giác đài bình luận rằng vào ngày 29 tháng 10, Đại sứ Lodge rõ ràng cảm thấy rằng nước Mỹ đã “đứng về phía” đảo chánh và rằng đã quá muộn để nghĩ khác, và ông thông báo các quan điểm này một cách mạnh bạo với Hoa Thịnh Đốn.
Sau khi phúc trình sự ủng hộ của các lãnh tụ nổi bật, trong số có Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, đối với cuộc đảo chánh, ông Đại sứ nói ông “cảm thấy một cuộc đảo chánh xảy ra đến nơi”.
Ông Lodge nói rằng. “Dù cuộc đảo chánh thất bại hay thành công chánh phủ Mỹ cũng phải sẵn sàng chấp nhận sự kiện là chúng ta sẽ bị phiền trách, dù là không thể biện giải được”. Rằng cuối cùng không một hành động tích cực nào của chánh phủ Mỹ có thể ngăn cản được mưu toan đảo chánh, ngoài việc thông báo với ông Diệm và Nhu tất cả sự nhục nhã khi một hành động như vậy có thể xảy ra với các cuộc di chuyển đầu tiên của quân đội Việt Nam chuẩn bị cho các cuộc đảo chánh đang diễn ra. Ngũ giác đài đã xuống lệnh cho đặt một Lực lượng đặc nhiệm Hải quân ở ngoài khơi Việt Nam, “nếu tình thế đòi hỏi”. Khi ông Lodge được thông báo việc này ông đã khuyến cáo phải giữ bí mật e rằng chế độ ông Diệm được báo động các diễn biến này đã có cái đà không thể nào cưỡng lại được nữa.
Nhưng ở Hoa Thịnh Đốn, theo bản nghiên cứu cho biết, ông Bộ trưởng Mc. Namara và Bộ tham mưu Liên quân vẫn còn chưa dứt khoái về sự bất đồng ý kiến tiếp tục giữa Đại sứ Lodge và tướng Harkins.
THÔNG BÁO CHO TƯỚNG HARKINS
Hai bên đã đưa sự lo lắng của mình ra trước phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 29-10 và Bạch Cung khi đó chỉ thị cho Đại sứ Lodge đưa cho tướng Harkins coi các điện văn dẫn trên đây để cầm chắc được là ông biết đầy đủ các sự dàn xếp về cuộc đảo chánh. Tướng Harkins lúc đó sang thăm Vọng Các (Bangkok) một thời gian ngắn.
Nếu ông Lodge phải trở về nước đúng như đã dự liệu, thì Hoa Thịnh Đốn cảm thấy là tướng Harkins - hơn là viên phụ tá Đại sứ như thường lệ sẽ đảm nhiệm việc điều khiển phái bộ Mỹ.
Được thông bảo trễ về các cuộc tiếp xúc tiếp tục giữa tướng Đôn và Trung tá Conein và các đề nghị mới nhất của ông Đại sứ gửi về Hoa Thịnh Đốn, tướng Harkins gửi ba điện văn lời lẽ giận dữ về cho tướng Taylor hôm 30 tháng 10.
Theo nhà phân tích nhận xét thì tướng Harkins giận dữ không phải chỉ vì bị ông Lodge không cho biết tin tức về cuộc đảo chánh mà còn vì đọc thấy những nhận định bi quan của ông Đại sứ về diễn biển của cuộc chiến trái hẳn với các quan điểm của ông. Ông phản kháng với Hoa Thịnh Đốn rằng ông Đại sứ đã không cho ông biết tin tức. Quan trọng hơn nữa, ông còn tuyên bố trong một điện văn mà bản nghiên cứu đã trích dẫn, là có một sự bất đồng “căn bản” giữa hai người trong việc giải thích các chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn.
Kê từ khi nhận được huấn thị ngày 5 tháng 10 của Bạch Cung, tướng Harkins nói, ông đã hành động trong sự tin tưởng rằng đường lối chính sách căn bản của Mỹ là “không chủ động trong việc khuyến khích cuộc đảo chánh”. Nhưng ông nói rằng ông Lodge đã giữ lập trường là điện văn ngày 6-10 “không cản trở” cuộc đảo chánh đã thay đổi đường lối chính sách, và cho thấy là “một cuộc thay đổi chánh phủ là điều mong muốn và… phương cách duy nhất để mang lại một sự thay đổi như vậy là bằng một cuộc đảo chánh”.
Hơn nữa, tướng Harkins tìm cách phá sự tín nhiệm nơi cuộc âm mưu đảo chánh bằng cách tố cáo tướng Đôn là nằm vùng hoặc đóng vai trò hai mang (double agent).
Bất kể việc trước đây ông đã từ chối không chịu nói đến cuộc đảo chánh, tướng Harkins nói vớiHoa Thịnh Đốn:
“Điểm mà ông (Đôn) nói với tôi hoàn toàn trái ngược với điều ông ta nói với Trung tá Conein. Ông (Đôn) nói với Conein rằng cuộc đảo chánh sẽ xảy ra trước ngày 2 tháng 11, ông nói với tôi là ông không dự trù một cuộc đảo chánh khi tôi ngồi với ông và Big Minh trong hai giờ liền trong cuộc duyệt binh thứ Bảy trước. Không một ông nào nói đến các cuộc đảo chánh” (xem điện văn của Harkins gửi cho Taylor ngày 30 tháng 10).
SỢ GIAO TRANH KÉO DÀI
Các điện văn của tướng Harkins làm cho sự tin tưởng của Hoa Thịnh Đốn bị dao động mạnh và Bạch Cung đã phản ảnh các mối lo ngại với Đại sứ Lodge ngày 30 tháng 10. Bạch Cung coi cán cân lực lượng quần sự như “gần quân bình” nêu ra mối nguy về giao tranh kéo dài hay cả sự thất bại nữa.
Bạch Cung nói, “chúng ta có lẽ nên khuyên họ không nên tiến hành vì một sự tính toán sai lầm có thể làm hại cho tư thế của Mỹ ở Đông Nam Á” (xem điện văn của ông Bundy gửi cho ông Lodge).
Trái với lập trường của ông Lodge, Bạch Cung cũng cảm thấy rằng một lời của người Mỹ có thể khiến đình hoãn cuộc đảo chánh, nhưng Bạch Cung đã không ra lệnh cho ông ngăn âm mưu đảo chánh.
Tài liệu của Ngũ giác đài tiết lộ rằng, ngay đêm hôm ấy ông Lodge đã phúc đáp, đề nghị một sự can dự còn sâu xa hơn nữa. Đề trả lời cho những sự lo lắng của Hoa Thịnh Đốn, ông giữ quan điểm cho rằng người Mỹ không có quyền năng đình hoãn hay làm nản lòng một cuộc đảo chánh (xem phúc đáp của ông Lodge gửi ông Bundy ngày 30 tháng 10).
Vào giờ phút chót ấy, Đại sứ Lodge khuyến cáo nước Mỹ “đừng nhúng tay vào” không phải chỉ vì ông tin tưởng là “các vị tướng lãnh hạng nhất của Việt Nam đã tham dự vào” mà còn vì ông chia xẻ mối hy vọng của các tướng này là một số đơn vị còn lưng chừng sẽ tham gia đảo chánh. Ông đoan xác rằng “nếu chúng tôi tin là cuộc đảo chánh thất bại, lẽ dĩ nhiên chúng tôi đã làm hết cách để chặn đứng”. Nhưng đấy không phải là điều mà ông trông đợi.
Ông Lodge bác bỏ đề nghị mở một đường dây liên lạc thứ hai với các tướng lãnh. Thay vào đó ông cho rằng các tướng lãnh đảo chánh có thể cần đến “các ngân khoản vào phút chót để mua chuộc những người đối lập mạnh. Đề cho các ngân khoản này có thể được chuyển giao một cách kín đáo, tôi tin rằng chúng ta nên cung cấp cho họ”.
Ông Đại sứ có một quan điểm rõ ràng ít tin là sẽ thất bại hơn là Hoa Thịnh Đốn. Ông nói: Chúng ta sẽ phải chọn lựa những hành động nào hay nhất có thể được trong lúc này. Chúng ta đã có một sự cam kết với các tướng lãnh từ hồi tháng Tám sẽ cố giúp cho việc di tản các thân nhân của họ. Chúng ta sẽ cố giữ đúng điều này nếu các điều kiện cho phép.
Ông tiên đoán rằng “một khi cuộc đảo chánh xảy ra rồi, chế độ ông Diệm sẽ yêu cầu tôi hoặc tướng Harkins dùng ảnh hưởng của chúng tôi để dẹp đảo chánh”. Câu trả lời của ông, theo ông nói, sẽ là “ảnh hưởng của chúng tôi không thể lớn hơn (của Tổng thống Diệm) và nếu ông không thể dẹp được, thì chúng tôi chắc là không thể làm được như vậy”.
Trong trường hợp có một sự bế tắc hay có những cuộc thương thuyết nào đó đòi hỏi việc “thay thế những nhân vật then chốt” ông cho rằng Saipan(2) là một nơi tiếp nhận tốt bởi vì “không có báo chí và các phương tiện giao thông, vân vân…, sẽ cho chúng ta một vài sự rộng rãi để quyết định sau về cái tư thế cuối cùng của họ”.
Và ông nói rằng nếu có lời yêu cầu dành quyền tỵ nạn chính trị cho những viên chức cao cấp giả tỷ như không những là Tổng thống Diệm mà cả những đối thủ như Phó tổng thống Thơ, “chúng ta có thể cũng sẽ chấp nhận”.
Hơn nữa Đại sứ trả lời những điều chỉ trích của tướng Harkins về các phương pháp hành động của ông bằng cách cực lực phản đối dự định của chánh phủ Mỹ để ông tướng đảm nhiệm phái bộ Mỹ nếu Đại sứ rời Sài gòn. Ông nói, ông nghĩ thật là nhầm lẫn khi để một quân nhân nắm quyền kiểm soát trong một thời kỳ nặng tính cách chính trị như vậy.
“MỘT BẠN CŨ CỦA TÔI”
Ông Đại sứ bình luận thêm “điều này là tôi nói theo công tâm, bởi vì tướng Harkins là một vị tướng sáng chói và là một bạn cũ của tôi mà đối với ông, tôi sẽ lấy làm hân hạnh được phỏ thác bất cứ một cái gì tôi có”.
Điện văn của ông kết thúc bằng cách nói rằng: “Tướng Harkins đã đọc bản văn này vả không có điều gì dị nghị”.
Điện văn cuối cùng của Bạch Cung gửi cho Đại sứ Lodge vào khuya đêm ấy, lời lẽ nghiêm cẩn và bác bỏ ý kiến của ông cho rằng nước Mỹ không có đủ quyền năng chấm dứt cuộc đảo chánh mà không bội ước với chế độ ông Diệm.
Bạch Cung nói với ông Lodge rằng: “Nếu ông cho là không có nhiều triển vọng rõ ràng về sự thành công thì ông nên thông báo sự nghi ngại ấy cho các tướng bằng một phương cách có tính toán để thuyết phục họ đình hoãn ít nhất là cho tới khi có cơ hội tốt đẹp hơn” (xem chỉ thị thêm của ông Bundy, ngày 30 tháng 10).
Nhưng một lần nữa Hoa Thịnh Đốn lại đặt vấn đề trong tay ông Lodge khi cho phép ông được có phán đoán chót về sự thành công của cuộc đảo chánh. Hơn thế nữa, Bạch Cung xác định rằng một khi cuộc đảo chánh xảy ra rồi, “vì quyền lợi của chánh phủ Mỹ nó phải thành công”.
Điện văn cũng đặt ra những huấn thị cho phái hộ Mỹ trong trường họp xảy ra đảo chánh - bác bỏ những lời yêu cầu can thiệp trực tiếp từ bất cứ bên nào; nếu cần, sẵn sàng đóng một vai trò trung gian nào đó, nhưng giữ sự trung lập hoàn toàn không tỏ ra gây áp lực với bất cứ bên nào, và nếu cuộc đảo chánh thất bại, dành “quyền tỵ nạn… cho những người mà đối với họ không có một nghĩa vụ rõ rệt hay ngấm ngẫm nào” với hy vọng là họ cũng có thể dùng toà Đại sứ các nước khác nữa.
Bạch Cung khuyến cáo ông Đại sứ không nên cảm thấy bị ràng buộc với vụ về nước dự định vào ngày 31 tháng 10. Nhưng Bạch Cung lại nhấn mạnh rằng nếu ông về nước và cuộc đảo chánh xảy ra, thì tướng Harkins nên được đặt vào trách nhiệm thay ông. Ông Lodge dĩ nhiên buộc lòng phải bãi bỏ chuyến đi Hoa Thịnh Đốn, và cuộc đảo chánh mở màn vào ngày 1 tháng 11.
CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐÔ ĐỐC FELT
Buổi sáng hôm ấy ông Đại sứ tới thăm Tổng thống Diệm cùng với Đô đốc Harry D. Felt, Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương. Buổi trưa, Đô đốc Felt ra phi trường, không biết rằng các lực lượng quân sự đã tập trung để mở cuộc tấn công cuối cùng vào chế độ ông Diệm.
Cuộc đảo chánh diễn đúng như dự liệu. Lúc 1 giờ 30 chiều, lực lượng đảo chánh chiếm Tổng Nha Cảnh sát, các Đài phát thanh, phi trường và các cơ sở khác và bắt đầu các cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống và các trại của Lực lượng Đặc biệt.
Khi các sĩ quan trung thành báo động với ông Nhu về các hành động nghiêm trọng đầu tiên, ông tưởng rằng tất cả đều nằm trong kế hoạch phản đảo chánh đã sắp đặt với tướng Đính và ông nói với các viên Tư lệnh trung thành là đừng can thiệp. Nhưng về sau khi cuộc tấn công vào Dinh khởi sự, ông cố gọi cho tướng Đính ra lệnh phản công, để chỉ được nghe nói rằng không thể tiếp xúc được với ông tướng này.
Trong vòng ba giờ đồng hồ mọi sự kháng cự đều bị đập tan ngoại trừ tại Dinh Tổng thống, và các tướng phát thanh lời yêu cầu anh em ông Diệm từ chức, Tổng thống Diệm đáp lại bằng cách yêu cầu các tướng vào Dinh để tham khảo - một chiến thuật đã sử dụng hồi 1960 để trì hoãn cuộc đảo chánh được đủ lâu để cho quân đội trung thành về tới Thủ đô. Nhưng các tướng lãnh đã chối từ.
Không bao lâu sau đó, Tổng thống Diệm điện thoại cho Đại sứ Lodge hỏi lập trường của Mỹ ra sao. Cuộc điện đàm được Toà Đại sứ thu băng.
DIỆM: Một vài đơn vị đã làm loạn, tôi muốn biết thái độ của nước Mỹ ra sao.
LODGE: Tôi cảm thấy không được thông báo đủ tin tức để có thể nói với Ngài. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không được biết hết các sự kiện. Hơn nữa lúc này là vào 4 giờ sáng ở Hoa Thịnh Đốn và chánh phủ Mỹ không thể nào có một quan điểm.
DIỆM: Nhưng hẳn là Ngài đã có những ý tưởng khái quát. Dầu gì tôi là một Quốc trưởng. Tôi đã cố gắng làm nhiệm vụ của tôi. Tôi muốn làm lúc này điều mà trách nhiệm và lương tri đòi hỏi. Tôi tin tưởng vào trách nhiệm trên hết.
LODGE: Ngài chắc chắn đã làm bổn phận của Ngài. Như tôi đã thưa với Ngài mới hồi sáng nay, tôi thán phục sự can đảm của Ngài và những đóng góp to lớn của Ngài cho xứ sở Ngài. Không một ai có thể lấy được của Ngài sự tín nhiệm về tất cả những điều Ngài đã làm. Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn của Ngài. Tôi có tin là những người có trách nhiệm trong hoạt động hiện nay đề nghị để Ngài và bào đệ của Ngài xuất ngoại nếu Ngài từ chức. Ngài có nghe thấy điều ấy chưa.
DIỆM: Chưa (và sau một lát). Ngài có số điện thoại của tôi đây chứ.
LODGE: Vâng, nếu tôi có thể làm được gì cho sự an toàn của Ngài xin gọi cho tôi.
DIỆM: Tôi đang cố gắng tái lập trật tự.
TRỎN RA BẰNG ĐƯƠNG HẦM BÍ MẬT
Trong lúc cuộc giao tranh tiếp diễn tại Dinh, Tổng thống Diệm và người em đã thoát ra qua một đường hầm bí mật(3), và đi vào Chợ Lớn, khu vực Hoa kiều ở Thủ đô. Không lâu sau lúc rạng đông, ổ kháng cự cuối cùng của Dinh đã ra hàng.
Theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài thì suốt đêm ấy Tổng thống đã liên lạc bằng điện thoại với các tướng đảo chánh. Các tướng này thúc giục ông ra hàng, đề nghị bảo đảm an toàn cho ông ra phi trường rời Nam Việt Nam. Lúc 6 giờ 20 sáng Tổng thống cuối cùng đã đồng ý nhưng không cho tướng Minh biết là ông đang ở đầu.
Theo thuyết của Ngũ giác đài, anh em ông Ngô đã do một số đơn vị cơ giới tìm ra, các đơn vị này đặt dưới quyền chỉ huy của một kẻ thù lâu ngày của Tổng thống và sau khi bắt được anh em ông họ dã bắn các ông chết trong một xe cơ giới đang chở hai ông tới Bộ Tổng tham mưu(4).
Hoa Thịnh Đốn hoãn việc thừa nhận tức thì chế độ mới vì, theo bản nghiên cứu, Ngoại trưởng Dean Rusk cảm thấy là một sự đình hoãn sẽ lảm giảm bớt vẻ đồng loã của Mỹ trong cuộc đảo chánh và sẽ khiến cho các tướng ít có vẻ là những tay sai của người Mỹ. Ông Rusk còn cho rằng không nên để bất cứ một phái đoàn tướng lãnh quả đông nào đến thăm Đại sứ Lodge như thể “đến để tường trình”.
Chánh phủ Kennedy được diễn tả là đã bị xúc động và kinh hoàng trước vụ sát hại hai nhà lãnh đạo(5), nhưng nói rằng: “Không muốn can thiệp cho ông Diệm và ông Nhu vì sợ tỏ ra ủng hộ hai ông hoặc thất tín trong các lời cam kết không can thiệp với các tướng”.
Có tin nói rằng người Mỹ tin vào đề nghị của Uỷ ban đảo chánh bảo đảm an toàn cho anh em ông Ngô mà cho đến cả giờ phút chót - khi mà các đơn vị cơ giới sắp bắt được hai ông - Tổng thống Diệm đã nhiều lằn bác bỏ.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG NGUY HIỂM MỚI
Trong điều mà nhà phân tich của Ngũ giác đài gọi là niềm tự mãn mới, Đại sứ Lodge đánh điện về Hoa Thịnh Đốn vào ngày 4 tháng 11 tiên đoán rằng việc thay đổi chế độ sẽ rút ngắn cuộc chiến tranh chống lại Việt Cộng vì sự cải tiến trong tinh thần quân đội miền Nam Việt Nam.
Nhưng bản nghiên cứu của Ngũ giác đài kể lại một số những triệu chứng tức thì làm người ta lo ngại. Hoạt động Việt Cộng gia tăng mạnh mẽ ngay sau cuộc đảo chánh. Cuộc sụp đổ của chế độ ông Diệm, như ông Lodge tường trình, cũng vạch trần những bảo cáo được thổi phồng về những thành công của chương trình ấp chiến lược.
Một điều nữa cũng đáng kể là khi ông Lodge lần đầu tiên hội kiến với tướng Minh, vị Tân Quốc trưởng, ông đã phúc trình về Hoa Thịnh Đốn rằng ông tướng có vẻ “mệt mỏi và có phần sờn chí” mặc dầu “hiển nhiên là một con người tốt và giàu thiện chí”.
Đại sứ Lodge băn khoăn tự hỏi “liệu ông có đủ mạnh để điều khiển mọi chuyện chăng?”
Đó là một lời tiên tri, bởi vì trong vòng ba tháng một trong những người tổ chức đảo chánh, Thiếu tướng Nguyễn Khánh, đã chiếm quyền hành cho mình, mở đầu một loạt các cuộc tranh chấp quyền hành nội bộ làm Hoa Thịnh Đốn buồn phiền trong hai năm sau đó, lôi cuốn nước Mỹ đi sâu hơn bao giờ hết vào cuộc chiến tranh Việt Nam trong một cố gắng để nâng đỡ các chế độ nối tiếp nhau tại miền Nam Việt Nam.
Ngay trước khi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Kennedy, các phụ tá cao cấp của ông đã mở một hội nghị về chiến lược Việt Nam tại Honolulu. Trong vòng bốn ngày sau cuộc họp này, Tổng thống Johnson đã công bố một tài liệu mới về chính sách Việt Nam chứng minh rằng không có gì sai biệt với các chính sách của ông Kennedy.
Đặc biệt là trong lãnh vực các hoạt động bí mật chống lại Bắc Việt, rnà trở thành một mở đầu cho các vụ xung đột ở Vịnh Bắc Việt năm 1964, bản nghiên cứu của Ngũ giác đài diễn tả một sự chuyển tiếp dễ dàng trong tiến trình quyết định chính sách. Hội nghị Honolulu triệu tập đười thời Tổng thống Kennedy, ra lệnh dự trù một chương trình được đấy mạnh của cái mà bản nghiên cứu gọi là các cuộc tấn công “đánh rồi chạy không quỉ trách về đâu” vào Bắc Việt. Trong tài liệu đầu tiên về chính sách Việt Nam, hôm 26 tháng 11, Tổng thống Jonhson đã đích thân chấp nhận kế hoạch về các cuộc hành quân như vậy.
Bằng ngôn ngữ tin tưởng, Tổng thống Johnson đặt một mục tiêu ở miền Nam Việt Nam được giữ nguyên không thay đổi trong chính quyền Mỹ suốt ba năm rưỡi: đó là giúp đỡợ “nhân dân và chánh phủ nước này trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu của Cộng sản do bên ngoài điều khiển và hỗ trợ”. Ông xác định mục tiên chấm dứt cuộc chiến vào cuối năm 1965.
Nhưng một điềm báo trước về những biến chuyển là bản phúc trình gửi Tổng thống Johnson một tháng sau đó của Bộ trưởng Mc. Namara - “đầy vẻ ảm đạm” như một nhà phân tích đã nhận xét.
Sau một chuyến viếng thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng hôm 21 tháng 12, 1963 đã phúc trình rằng chế độ mới đã “thiếu quyết tâm và lừng chừng”.
Trong một thay đổi quan trọng trong tư tưỏng của chính mình, ông Mc. Namara đã nói rằng: Việt Cộng đã tiến triển mạnh trong thời gian kể từ ngày đảo chánh, theo sự suy đoán đúng nhất của tôi thì tình hình trong thực tế đang suy yếu đi tại vùng quê kể từ hồi tháng Bảy, tới một tầm mức rộng lớn hơn là chúng ta nghĩ, bởi vì chúng ta đã tin cậy không chính đáng nơi sự phúc trình bóp méo của người Việt Nam”.
Kết luận ông cảm thấy buộc lòng phải nói rằng: “Tình hình rất rối rắm. Các khuynh hướng hiện nay, ngoại trừ được lật ngược lại trong vòng hai ba tháng sắp tới, có thể đưa đến tốt nhất là một sự trung lập hoá và có vẻ đúng hơn là một quốc gia bị Cộng sản kiểm soát”.
Nhận định của ông Mc. Namara đã đặt cơ sở cho những quyết định hồi đầu năm 1964 đẩy mạnh cuộc chiến tranh bí mật chống lại Bắc Việt và gia tăng sự viện trợ của Mỹ cho miền Nam.
NGUYÊN BẢN CÁC TÀI LIỆU CHÍNH YẾU
ĐIỆN VĂN CỦA TƯỚNG HARKINS GỬI ÔNG TAYLOR TỎ Ý HỒ NGHI VỀ VỤ ÂM MƯU
Điện văn của tướng Harkins tại Sài gòn (gửi tướng Taylor ngày 30 tháng 10, 1963).
Tôi nhận đivợc điện văn số JCS 4.188-63 của ông vào lúc tôi đang soạn thảo một bức điện văn gửi ông theo một đường hướng tương tự, tôi chia xẻ mọi quan tâm của ông. Tôỏi chưa được đọc bức điện văn Sài gòn 768. Tôi gửi cho Toà Đại sứ một bản sao hồi 8 giờ 30 sáng nay - bây giờ là 11 giờ. Toà Đại sứ vẫn chưa trao bản sao ấy. Cũng thế, tôi thật ngạc nhiên khi nhận được bức điện văn số CINCPAC(6) 0-3000107, mà một bản sao được gửi Bộ tham mưu Liên quân để tường, bởi vì tôi không biết một sự thay đổi nào trong tình hình địa phương, cho thấy cần có hành động chỉ thị, có lẽ tôi sẽ tìm thấy giải đáp trong bức điện SAIGON 768. Hoặc có lẽ các hành động chỉ thị trong điện văn CINCPAC 300040Z chỉ là các biện pháp phòng hờ dựa theo lời nói của tướng Đôn được báo cáo lại trong điện văn CAS 1925 là một cuộc đảo chánh sẽ xảy ra, trong mọi trường hợp, không sau ngày 2-11. Cũng cần ghi nhận là ông Đôn có nói, theo như điện văn CAS SAIGON 1956, là mặc dầu Uỷ ban đảo chánh khỏng cho biết chi tiết, nhưng ông Đại sứ sẽ nhận được đầy đủ kế hoạch hai ngày trước khi xảy ra cuộc đảo chánh.
Tôi không được ông Đại sứ thông báo là ông có nhận được một kế hoạch nào như thế. Tôi nói chuyện vởỉ ông ngày qua khi tôi vừa ở Vọng-Các về và ông không cho biết thêm tin tức nào. Ông đồng ý là sẽ thông báo cho tôi đầy đủ về bất cứ điều gì mới xảy ra.
Ngẫu nhiên ông lên đường trở về Hoa Thịnh ©ốn vào trưa mai (31-10). Nếu cuộc đảo chánh (một chữ không đọc rõ) xảy ra trước ngày mồng 2, thì ông không thể nào được báo trước hai ngày.
Có một điều tôi nhận thấy là ông Đôn hoặc nói dối hoặc đi nước đôi. Những gì ông ta nói với tôi hoàn toàn trái ngược với những gì ông ta nói với Đại tá Conein. Ông (một chữ không đọc rõ) Conein là cuộc đảo chánh sẽ xảy ra trước ngày 2-11. Còn với tôi, ông ta nói ông không chuằn bị một cuộc đảo chánh nào cả. Tôi ngồi với ông Đôn và Big Minh trong hai tiếng đồng hò, trong cuộc diễu binh thứ Bảy tuần trước, không ông nào nói đến đảo chánh. Để tiếp tục:
Cả hai bức điện CAS SAIGON 1896 và 1925 được gửi đi trước và trao cho tôi sau khi gửi đi. Bức điện số 1991 của tôi, được thảo luận với ông Đại sứ trước khi gửi đi. Bức điện số 1993 của tôi không được thảo luận, chính bởi lỷ do tôi không được đọc bức điện GAS SAIGON 1925 trước khi bức điện ấy được gửi đi và tôi muốn những gì có liên hệ đến tên tôi điều trực tiếp do phía tôi đưa ra.
Dĩ nhiên là ông Đại sứ và tôi tiếp xúc với nhau, nhưng sự liên lạc giữa chúng tôi có hữu hiệu hay không lại là một chuyện khác. Tôi có thể nói phương pháp làm việc của Cabot hoàn toàn khác với lối làm của Đại sứ Nolting (đọc không rõ)…
Fritz(7) luôn luôn thảo luận các bức điện văn có liên quan đến vấn đề quân sự với tôi hay Bộ tham mưu của tôi trước khi gửi đi. John Richardson cũng làm như vậy nếu có liên quan đến MACV. Hôm nay thì không (một chữ đọc không rõ)… Chẳng hạn như trường hợp các bức điện CAS 1896 và 1925. Ông cũng nhớ rằng tôi không phải là người nhận được nhiều bức điện văn mà ông có khi ông ở đây.
CINCPAC cũng lại nêu vấn đề này lên khi tôi gặp ông ta tại Vọng-Các, (đọc không rõ)… ông ta sẽ kiểm điểm lại khi trở về để xem liệu ông ta có giữ những bức điện mà tôi (đọc không rõ) không nhận được. Tôi vừa nhận được bức điện SAIGON 768. Tôi sẽ phải nói rằng ông đã đúng khi tin rằng ông Đại sứ đã gửi những bản ước tính và bảo cáo quân sự đi (chữ đọc không rõ) tham khảo với tôi. Về bản báo cáo hàng tuần của ông ta gửi Tổng thống, theo lời yêu cầu của ông ấy, tôi cung cấp (chữ đọc không rõ) một bản bảo cáo quân sự ngắn, về việc soạn thảo bức điện số 763 tôi không nói gì tới (chữ đọc không rõ). Tôi sẽ trả lời bức điện 768 riêng rẽ ngày hôm nay.
Có một sự khác biệl căn bản giữa ông Đại sứ và tôi về cách suy diễn sự hướng dẫn ghi trong điện văn GAP 63560 đề ngày 6-10 và những ý kiến khác, tôi nhắc lại, những ý kiến ghi trong điện văn CAS Hoa Thịnh Đốn 74228 để ngày 9-10. Tôi hiểu bức điện văn CAP 63560 như là sự hướng dẫn căn bản của chúng ta và bức điện CAS 74228 chỉ là những ý kiến phụ thêm không làm thay đổi sự hướng dẫn căn bản là trong lúc này không nên có một sáng kiến nào để ngấm ngầm khuyến khích một cuộc đảo chánh. Ông Đại sứ thì nhận thấy rằng bức điện 74228 có làm thay đổi bức điện 63560 và sự thay đổi chánh phủ là một điều mong muốn và ông ta cảm thấy, như đã nói trong bức điện CAS SAIGON 1964 là đường lối duy nhất đằ đem lại một sự thay đổi như thế là do một cuộc đảo chánh.
Tôi không chống lại một sự thay đổi chánh phủ, hiển nhiên là không, nhưng tôi có cảm tưởng là, trong lúc này, nên có sự thay đổi trong phương pháp cai trị hơn là thay đổi hoàn toàn về nhân sự. Tôi không thấy có một nhóm đảo chánh nào đề nghị một kế hoạch nào. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần cứu xét kỹ lưỡng bất cứ một danh sách được đề nghị nào trước khi chúng ta có quyết định. Trong các cuộc tiếp xúc của tôi ở đây, tôi không thấy một ai có cá tính mạnh như ông Diệm, ít ra là trong cuộc chiến đấu chống Cộng sản. Chắc chắn là không có tướng lãnh nào đáng để thay ông ta, theo quan điểm của tôi.
Tôi không phải là người của ông Diệm. Chắc chắn tôi vẫn thấy có những khuyết điểm trong cá tính của ông ta. Tôi ở đây để ủng hộ mười bốn triệu dân Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng sản và sự ngẫu nhiên là ông Diệm là nhà lãnh đạo của họ trong lúc này. Đa số các tướng lãnh mà tôi có dịp chuyện trò, đều đồng ý là họ có thể làm việc với ông Diệm, tất cả đều nói họ chỉ chống gia đình ông Nhu mà thôi.
Có lẽ những áp lực mà chúng ta khởi sự áp dụng sẽ làm cho ông Diệm và ông Nhu thay đổi đường lối của họ. Điều này chưa thấy một cách rõ ràng lắm. Nhưng tôi tin rằng các áp lực mà chúng ta đã khởi sự áp dụng nếu được tiếp tục sẽ có ảnh hưởng tới nỗ lực chiến tranh. Cho tới nay thì chưa có ảnh hưởng. Tôi đang theo sát việc này, và tôi sẽ báo cáo khi tôi nghĩ là đã có ảnh hưởng.
Tôi không đồng ý với sự thẩm định của ông Đại sứ trong điện văn số 768 là chúng ta chỉ tạm vững mà thôi. Chánh phủ Việt Nam đã tiến xa tại Quân Đoàn I, II và một phần của Quân Đoàn III và đang thực hiện những tiến bộ tại vùng đồng bằng. Không có gì xảy ra trong tháng 10 khiến làm thay đổi sự thẩm định mà ông và Bộ trưởng Mc. Namara đã có sau cuộc viếng thăm tại đây.
Tôi có ý kiến là chúng ta không nên tìm cách thay đổi ngựa một cách qua mau chóng. Và chúng ta tiếp tục làm công việc tlmyết phục để cho những con ngựa thay đổi đường lối và phương pháp hành động. Là chúng ta thắng trong nỗ lực chiến tranh một cách mau chóng nhất có thể được, sau đó để mặc cho họ thực hiện bất cứ và tất cả những thay đổi nào mà họ muốn.
Dầu sao, dù đúng hay sai, chúng ta cũng đã ủng hộ ông Diệm trong tám năm dài và khó khăn. Đối với tôi, thì trong lúc này không thích hợp để hạ ông Diệm xuống và loại bỏ ông ta. Hoa Kỳ đã từng là Mẹ Bề Trên của ông ta và là Cha Giải Tội của ông ta kể từ khi ông lên nắm chánh quyền và ông đã dựa rất nhiều vào chúng ta.
Các lãnh tụ của các quốc gia chậm tiến khác sẽ có một cái nhìn đen tối về sự trợ giúp của chúng ta, nếu họ cũng đi tới chỗ phải tin rằng một số phận tương tự đang chờ đợi họ.
THÊM NHỮNG NHẬN XÉT CỦA TƯỚNG HARKINS GỬI TƯỚNG TAYLOR
Điện văn của tướng Harkins gửi tướng Taylor ngày 30-10-1963.
1 - Đô đốc Felt không nhận được điện văn này, nhưng ông sẽ được trao một bản sao khi tới Sài gòn vào ngày mai.
2 - Hiện nay tôi có bản sao điện văn SA1GON 768 và bản này làm rõ thêm điện văn của tôi số MAC 2028 mà lúc đầu để trả lời cho điện văn của ông số JCS(8) 4189-63.
3 - Điện văn SAIGON 768 là bàn tường trình riêng của Đại sứ Lodge gửi Tổng thống để đáp lại điện văn của Bộ Ngoại giao số DEPTEL(9) 570, điện văn này có thể là một sự giải thích tại sao tôi không được biết tới điện văn SAIGON 768 khiến tôi có thể trả lời một cách rõ ràng cho điện văn số JCS 4188-63 của ông trong đó có nhắc tới điện văn 768.
4 - Khi nhận điện văn DEPTEL 576, Đại sứ Lodge yêu cầu tôi trao cho ông một bản gồm những dữ kiện đề nghị vắn tắt để làm chất liệu trả lời cho các câu hỏi 1 và 2 (a). Một câu điện văn DEPTEL 576 trong đó phần nhiều có tính chất quân sự. Tôi đã làm bản này trên căn bản hàng tuần nhưng tôi không biết là có được ông Lodge sử dụng trong bản tường trình riêng của ông hay không…
5 - Bản đề nghị tóm tắt của tôi cho câu hỏi 1 được trao cho ông Đại sứ để ông tuỳ nghi sử dụng trong việc soạn thảo bản ước định riêng của ông về ba tuần lễ vừa qua như sau:
16 tháng 10: Sự cân nhắc cho thấy chúng ta đang thắng trong cuộc tranh đua với Việt Cộng. Sẽ có những sự trồi sụt nhỏ nhưng chiều hướng chung, đã và đang đi lên.
23 tháng 10: Trong khi những sự thay đổi đảng kể, hiện và sẽ khó có thể nhận biết hàng ngày hoặc hàng tuần trong việc thử thách với Việt Cộng, chiều hướng chung tiếp tục thuận lợi. Mức độ các hoạt động do Việt Nam Cộng hoà chủ động đang gia tăng và hồi gần đây mức độ các hoạt động do phía Việt Cộng chủ động đã giảm xuống.
30 tháng 10: Không có gì thay đổi so với điều đã trình bày trước đây. Các hoạt động về ngày Quốc Khánh trong tuần qua có khuynh hướng làm giảm đôi chút mức độ các hoạt động của Việt Nam Cộng hoà, tuy nhiên hoạt động của Việt Cộng cũng giảm bớt và đem so sánh thi chiều hướng vẫn thuận lợi.
6 - Bản đề nghị tóm tắt của tôi cho đoạn 2 (a) được trao cho ông Đại sứ để ông tuỳ nghi sử dụng trong việc soạn thảo bản ước định riêng của ông về ba tuần lễ vừa qua như sau:
16 tháng 10: Chánh phủ đã đáp ứng nhiều điểm khi chúng ta nêu ra sự cần thiết phải cải thiện trong chiến dịch chống Việt Cộng (thay đổi các đường ranh giới; đặt các hoạt động của Quân lực Việt Nam Cộng hoà ở các Quân khu dưới sự kiểm soát hành quân của vị Tư lệnh Quân đoàn; sắp xếp lại các lực lượng). Thêm vào đó, tướng Đôn và tướng Stilwell, cùng với Phòng 3 của tôi đã dành tuần lễ vừa qua để thực hiện một sự thẩm định lại tình hình hiện thời theo từng Quân đoàn với mục đích thực hiện thêm những sự sắp xếp lại các lực lượng dựa trên những khuyến nghị của họ, tôi sẽ đưa thêm những lời khuyến nghị với Tổng thống Diệm (để ghi vào câu trả lời cho đoạn 2 (a) ông Đại sứ được khuyến nghị là các mối liên lạc về phương diện quân sự giữa Hoa Kỳ và chánh phủ Việt Nam vẫn tốt đẹp).
23 tháng 10: Đáp ứng từ phía chánh phủ tại những vùng quân sự mà chúng ta đã nêu lên những sự cải thiện cần thiết đã tỏ ra thuận lợi tại một vài vùng, trong khi tại những vùng khác, cho tới nay chưa nhận được sự đáp ứng nào. Nhưng không có một trường hợp nào cho thấy họ thẳng tay chống lại những sự cải thiện được đề nghị. Có những dấu hiệu thuận lợi là: việc đưa gần một nửa số lực lượng tổng trừ bị vào các cuộc hành quân, các kế hoạch để phân phối lại các lực lượng, và sự nhìn nhận cần phải củng cố chương trình chiến lược.
30 tháng 10; Không một đáp ứng nào nhận được từ phía chánh phủ trong tuần qua liên quan đến sự cải thiện ở các vùng quân sự mà chúng ta đã nói là cần phải cải tiến. Điều này có lẽ một phần lớn là do họ bận rộn với ngày Quốc Khánh.
7 - Sự so sánh bản tóm tắt ý kiến đề nghị của tôi trong đoạn 23 tháng 10 trích dẫn ở trên với bản điện văn SAIGON 678 cho thấy Đại sứ Lodge đã không sử dụng nhiều các ý kiến đề nghị của tôi. Nhưng sau khi suy nghĩ thêm, Đại sứ quyết định là cần phải có câu trả lời đầy đủ chi tiết hơn là lúc đầu ông đã nghĩ, khi ông yêu cầu tôi trao cho một bản tóm tắt ý kiến đặc biệt về các vấn đề quân sự.
8 - Tôi tin là một vài đoạn trong điện văn SAIGON 768 cần phải có lời bình luận đặc biệt. Các đoạn đó như sau:
Đoạn F của câu trả lời cho câu hỏi 1 - Quan điểm của phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cho rằng chỉ có 15 đến 20 ấp ở trong vùng phía Nam Sài gòn là thực sự tốt, là một quan điểm đáng nực cười và cho thấy ông ta cần đi ra khỏi Sài gòn và viếng thăm vùng quê để thực sự biết về các tiến bộ đang thực hiện được. Trong hai tuần qua, tôi đã viếng thăm chín tỉnh ở vùng đồng bằng (Tây Ninh, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An, Kiến Phong, Kiến Hoà, An Giang, Phong Đinh, Chương Thiện) tám trong chỉn tỉnh ấy là ở phía Nam Sài gòn, và tôi kbông thấy các tỉnh trưởng hoặc cố vấn ở địa phương có quan điểm giống như quan điểm của Phó tổng thống Thơ.
Đoạn H của câu trả lời cho câu hỏi 1 - Tôi không thể đồng quan điểm trong câu nói rằng “người ta không thể lái xe hơi đi quanh trong mrớc như là có thể làm cách đây hai năm” (trích dẫn), Tôi tin rằng việc này xảy ra ít lúc trước khi chúng ta thấy có những cuộc hồi chánh tập thể của Việt Cộng. Tôi không thể đồng quan điểm với câu nói rằng Việt Cộng “được coi như có một giá trị cao hơn là cách đây hai năm” (trích dẫn). Tôi không nhận thấy có dấu hiệu là những người ghét chánh phủ lại có ý làm giảm bớt sự mạnh mẽ, lòng hăng hái và công việc làm của quân đội. Tôi thấy khó có thể tin được một vài tin đồn liên quan đến việc các tướng lãnh được thưởng công bằng tiền và các xe hơi sang trọng. Phần lớn các xe hơi tôi thấy các tướng lãnh sử dụng cũng giống như những xe họ đã dùng cách đây hai năm, và theo ý tôi, ít có cái nào có thể coi là lộng lẫy. Tôi không đồng ý với sự thẩm định trong bản tường trình ngày 11 tháng 10 của Tiểu ban phụ trách vùng Châu thổ thuộc Uỷ ban tái thiết tỉnh (COPROR)(10) nói rằng Việt Cộng đang thắng. Hơn nữa, gạt bỏ ra ngoài trường họp cho rằng bản tường trình tiêu biểu cho quan điểm của Uỷ ban các viên chức Mỹ ở Việt Nam và do đó có thẩm quyền trong các quan điểm trình bày. Các đại diện của Uỷ ban tại tiểu ban bày làm việc với tư cách cả nhân trong việc báo cáo lại Uỷ ban COPROR chẳng may lại có nhiều sự bất đồng quan điểm giữa các nhân viên trong tiểu ban: Uỷ ban COPROR chỉ nhận chứ không biều lộ sự chấp thuận hay đồng ý với bản tường trình của tiểu ban. Uỷ ban COPROR trả bản tường trình lại cho tiểu ban để viết lại. Do đó bản tường trình này chưa được chuyển lên Uỷ ban các viên chức Mỹ ở Việt Nam và cũng chưa gửi tới các cơ quan riêng rẽ của Uỷ ban các viên chức Mỹ để duyệt lại và phê bình.
Do đó bất cứ một quan điểm nào trích dẫn từ bản tường trình của tiểu ban ấy, không có một giá trị nào như là sự tiêu biểu cho quan điểm của Uỷ ban các viên chức Hoa Kỳ hoặc quan điểm của một cơ quan riêng rẽ.
Đoạn J của câu trả lời cho câu hỏi 1 - về câu trích dẫn nói là “sự kiểm soát chính trị hiện thời đối với sự điều động binh sĩ khiến cản trở sự sử dlụng tối đa quân đội”. Tôi không phủ nhận là các ảnh hưởng chính trị có can thiệp vào qnân đội, nhưng tôi nhận thấy rằng chúng ta đã thực hiện và đang thực hiện được những tiến bộ đáng kể trong lãnh vực này và không đồng ý rằng thời gian sẽ không ích lợi gì cho chúng ta - chừng nào những sự kiểm soát chính trị vẫn còn như hiện thời.
Đoạn J của cầu trả lời cho câu hỏi 1 - Như đã nêu trong đoạn 5 và 6 kể trên và trong các bản tường trình khác mà tôi đã đưa ra, sự thẩm định của tôi, đứng trên quan điểm quân sự là chiều hưởng rõ ràng có lợi cho Việt Nam Cộng hoà. Do đó tôi không thể đồng ý là “chúng ta hiện thời không làm gì hơn là giữ mức độ lằng nhằng”.
Câu trả lời (a) cho câu hỏi 2 - Lời tôi nói đã được trích thuật đúng ở đây nhưng đoạn 6 đã cho thấy đầy đủ ý nghĩa các ý kiến đề nghị của tỏi.
Câu trả lời (c) cho câu hỏi 2 - Như đã nêu trong đoạn 6 kể trên, ông Đại sứ đã được khuyến nghị rằng mối liên lạc trên phương diện quân sự giữa Việt Nam Cộng hoà và Hoa Kỳ vẫn tốt đẹp.
ĐIỆN VĂN CỦA ÔNG BUNDY GỬI ÔNG LODGE BIỂU LỘ MỐI QUAN TÂM CỦA TOÀ BẠCH ỐC
Điện văn của ông Mc. George Bundy gửi Đại sứ Lodge ngày 30 tháng 10, 1963.
1 - Các bức điện của ông mang số 2023, 2040, 2041 và 2043 đã được cứu xét cẩn thận tại các cấp cao nhất ở đây. Ông cần thảo lnận ngay bức điện phúc đáp này và các điện văn liên hệ với tướng Harkins mà trách nhiệm đối với bất cứ cuộc đảo chánh nào sẽ rất nặng, nhất là sau khi ông ra đi (xem đoạn 7 dưới đây). Các bức điện này cho thấy hình ảnh rõ ràng hơn của các kế hoạch gọi là của nhóm đảo chánh và cũng cho thấy các cơ hội hành động hoặc có hay không có sự chấp thuận của chúng ta, đã trở nên có ý nghĩa khiển chúng ta cần cấp tốc cứu xét thái độ của chúng ta cũng như các kế hoạch cấp thời. Chúng tôi ghi nhận đặc biệt sự tò mò của tướng Đôn về ngày ra đi của ông và sự đòi hỏi của ông ta là được tiếp xúc với Conein bất cứ lúc nào kể từ đêm thử tư trở đi, điều này cho thấy là ngày khỏi sự có thể là vào thứ Năm.
2 - Tin rằng thái độ của chúng ta đối với nhóm đảo chánh vẫn có thể có ảnh hưởng quyết định đối với các quyết định của nhóm này. Chúng tôi tin rằng những gì chúng ta nói với nhóm đảơ chánh có thể làm hoãn cuộc đảo chánh và sự tiết lộ kế hoạch đảo chánh cho ông Diệm không phải là đường lối duy nhất của chúng ta để ngăn cuộc đảo chánh. Do đó chúng tôi khẩn khiết cần sự thẩm định của ông phối hợp với tướng Harkins và CAS (những người này có thể có những lời phè bình riêng rẽ nếu họ muốn).
Chúng tôi quan tâm tới việc sắp đặt các lực lượng ở Sài gòn (đang được đánh đi ở bức điện sau) cho thấy một cán cân lực lượng gần như ngang nhau, với trường họp có thể xảy ra cuộc xung đột trầm trọng và kéo dài hoặc ngay cả sự thất bại. Dù cho ở trường hợp nào thì cũng rất nghiêm trọng hoặc tai hại đối với quyền lợi của Hoa Kỳ, vì vậy chúng tôi cần phải có sự đảm bảo là cán cân lực lượng phải rõ ràng thuận lợi.
3 - Căn cứ vào sự thẩm định của ông, chúng ta có thể cảm thấy là chúng ta nên chuyển thông điệp tới ông Đôn, dù cho ông ta có báo trước 24 hoặc 48 tiếng đồng hồ, để cho biết hoặc (a) tiếp tục chính sách không nhúng tay một cách công khai, (b) tích cực khuyến khích đảo chánh, hoặc (c) không tán thành.
4 - Trong mọi trường hợp, tin rằng Conein càn phải tìm cơ hội sớm sủa nhất để nói cho ông Đôn biết, chúng ta không nhận thấy các kế hoạch hiện đã tiết lộ với chúng ta, có triển vọng rõ ràng là sẽ đem lại kết quả mau chóng. Cuộc nói chuyện này có thể khiêu gọi sự chú ý của các đơn vị quan trọng ở Sài gòn hiện có vẻ vẫn còn trung thành với ông Diệm và nêu lên vấn đề quan trọng là bằng cách nào nhóm đảo chánh cần phải thương lượng với họ.
5 - Trên quan điểm hành động, chúng tôi cũng rất quan tâm tới việc ông Đôn là phảt-ngôn-nhân duy nhất của nhóm và rất có thể là ông ta không có thiện ý. Chúng tôi hết sức cần có thêm một vài bằng chứng là ông Minh hoặc các người khác hoàn toàn và trực tiếp can dự vào vụ này. Nếu ông Đôn nói ông ta không nắm giữ kế hoạch quân sự thì liệu Conein có thể nói với ông Đôn là chúng ta cần có một hình ảnh quân sự rõ hơn và Big Minh có thể thông báo điều này một cách tự nhiên và dễ dàng với ông Stillwell làm cách này tốt hơn là dùng Conein cả trong hai việc.
6 - Tính cách phức tạp của các hành động nêu trên, đặt ra vấn đề là ông có nên giữ đúng chương trình ngày thứ năm như hiện thời hay không. Đồng ý là ông và các người Mỹ khác không nên có một hành động nào có thể cho thấy là Hoa Kỳ biết được cuộc đảo chánh có thể xảy ra. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng đang gửi một phi cơ quân sự sẽ tới Sài gòn vào ngày thử Năm và có thể đưa ông đi sau đó, chậm nhất vào trưa thứ Bảy vừa đúng lúc để ông có thể đến Hoa Thịnh Đốn vào ngày Chủ nhật như dự liệu hiện nay. Ông có thể giải thích sự việc này như là một sự thuận tiện và việc ông về Hoa Thịnh Đốn cũng thế. Một lợi ích khác về việc dùng phi cơ này là khiến ông có thể mau chóng quay trở lại bốt cứ từ điểm nào ở dọc đường, trong trường hợp cần thiết.
Đề rút ngắn thời gian ghé bến, ông cần sử dụng phi cơ này, nhưng chúng tôi công nhận rằng việc hoãn ngày ra đi của ông có thể bị ghi là có liên hệ nếu có một hành động nào xảy ra. Tuy nhiên, lợi ích về việc ông ở lại Sài gòn thêm hai ngày có thể vượt qua sự bất lợi trên, nên chúng tôi để ông tuỳ nghi ấn định giờ cất cánh.
7 - Dù ông có lên đường vào ngày thứ Năm hay chậm hơn, chúng tôi tin rằng điều thiết yếu là trước khi đi, ông nên có cuộc tham khảo đầy đủ với tướng Harkins và CAS, và cần phải có sự thu xếp rõ ràng về việc đảm nhiệm, (a) hoạt động bình thường, (b) tiếp tục tiếp xúc với nhóm đảo chánh, (c) hành động trong trường hợp cuộc đảo chánh khởi sự.
Chúng tôi nghĩ rằng ông muốn để ông Truehart cầm đầu uỷ ban các viên chức Mỹ trong tình thế bình thường, nhưng cấp tối cao muốn có sự hiểu biết rõ ràng là sau khi ông lên đường, tướng Harkins sẽ tham dự vào việc điều khiển mọi cuộc tiếp xúc với nhóm đảo chánh và trong trường hợp cuộc đảo chánh khởi sự, ông ta trở thành người cầm đầu uỷ ban các viên chức Mỹ và đại diện trực tiếp của Tổng thống cùng với ông Truehart hành động với tư cách Cố vấn chính trị.
Về các cuộc tiếp xúc với nhóm đảo chánh, chúng tôi sẽ vẫn hướng dẫn liên tục và cũng chờ đợi sự bảo cáo liên tực với sự thông báo ngay lập tức mọi sự khác biệt quan trọng trong các sự thẩm định của các ông Harkins và Smith.
8- Nếu cuộc đảo chánh xảy ra, vấn đề bảo vệ kiều dân Mỹ được đặt ra tức thì. Chúng ta có thể dùng đường hàng không đưa Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến từ Okinawa tới Sài gòn trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu - (sic) có sẵn. Chúng tôi đang gửi chỉ thị cho Tổng Tư lệnh Lực lượng ở Thái Bình Dương dàn xếp sự điều động Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến theo đường biển tới vùng biển kế cận Nam Việt Nam, ở trong vị trí vây kín Sài gòn trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
9- Chúng tôi hiện đang nghiên cứu các trường hợp sau đảo chánh và yêu cầu ông cho những lời khuyến nghị ngay tức thì về lập trường cần phải có sau khi cuộc đảo chánh bắt đầu, nhất là trong trường hợp có lời yêu cầu giủp đỡ của phe kia. Chúng tôi cũng yêu cầu ông đưa ra các khuyến nghị để hành động cấp thời nếu cuộc đảo chánh (a), thành công, (b) thất bại, (c) không rõ rệt.
10 - Chúng tôi nhắc lại nhóm đảo chánh cần phải đưa ra bằng cớ để chúng tôi có thể mau chóng thành công, nếu không chúng ta cần ngăn họ không nên tiến hành thêm nữa, bởi vì một sự tính toán sai lầm có thể làm hại cho địa vị của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.
ÔNG LODGE PHÚC ĐÁP CHO ÔNG BUNDY VỀ VIỆC ĐỂ MẶC CHO KẾ HOẠCH ĐẢO CHÁNH TIẾN HÀNH
Điện văn của Đại sứ Lodge gửi ông Mc. George Bundy ngày 30 tháng 10, 1963. Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài nói bức điện văn này là để trả lời cho một bức điện văn của ông Bundy.
1 - Tất nhiên, chúng ta cần phải có sự ước lượng tốt nhất có thể được về cơ may thành công của cuộc đảo chánh và ước lượng này cần phải tô điểm cho các sự suy nghĩ của chúng ta, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có quyền hạn làm hoãn lại hay phản đối cuộc đảo chánh. Tướng Đôn đã nói rõ nhiều lần đây là một vấn đề của người Việt Nam. Trên lý thuyết, chúng ta có thể kín đáo trao cho ông Diệm những tin tức do nhóm đảo chánh trao cho chúng ta và điều này chắc chắn sẽ ngăn chặn cuộc đảo chánh và sẽ khiến chúng ta trở thành những người phản phúc. Do đó vì những mục đích thực tế, tôi có thể nói chúng ta rất ít ảnh hưởng đối với những gì là một vấn đề Việt Nam thuần tuý. Hơn nữa, việc này sẽ khiến tính mạng của các tướng lãnh, những người dân sự ủng hộ họ, và các sĩ quan ở cấp thấp hơn bị lâm nguy, và vì thế hy sinh mất một phần quan trọng trong thành phần lãnh đạo quân sự và dân sự cần thiết để theo đuổi cuộc chiến tranh chống Cộng cho tới thành công. Sau các cố gắng của chúng ta không phản đối cuộc đảo chánh, và sự thay lòng đổi dạ này, chúng ta sẽ ngăn cản mọi khả năng về việc thay đổi chánh phủ Việt Nam cho khả hơn. Diệm-Nhu cho tới nay đã không bày tỏ một ý định nào là muốn thay đổi cái lề lối kiểm soát bằng hành động cảnh sát hoặc không chịu có hành động nào có thể làm giảm mất quyền hành hoặc sự đoàn tụ của gia đình họ Ngô. Sự thể là như vậy, mặc dầu có áp lực nặng nề của chúng ta như đã chỉ thị trong điện văn DEPTEL 534. Nếu mưu định của chúng ta phá hoại cuộc đảo chánh thành công, mà tôi không chắc, thì tôi có thể ước lượng chắc chắn rằng, các sĩ quan trẻ, các nhóm quân sự nhỏ, sẽ phát động một hành động bất thành tạo nên cảnh hỗn độn rất thích hợp cho các mục tiêu của Việt Cộng.
2 - Trong khi chúng tôi cố gắng có một sự thầm định phối hợp trong một điện văn sau, thời gian chưa cho phép cứu xét kỹ lưỡng vấn đề này với tướng Harkins. Quan điểm tổng quát của tôi là Hoa Kỳ đang cố gắng đưa quốc gia lạc hậu này vào thế kỷ 20 và chúng ta đã thực hiện được những tiến bộ đáng kể trong lãnh vực quân sự và kinh tế nhưng để đạt được chiến thắng chúng ta cũng cần đưa họ vào thế kỷ 20 trên phương diện chánh trị và điều này chỉ có thể thực hiện được hoặc bằng cách thay đổi toàn diện tác phong của chính phủ hiện hữu hoặc bằng một chánh phủ khác. Vấn đề Việt Cộng là một phần quân sự nhưng cũng có một phần tâm lý và chính trị.
3 - Về đoạn 3 dẫn chiếu, tôi tin rằng chúng ta cần tiếp tục giữ lập trường hiện tại là không nhúng tay, nhưng tiếp tục nghe ngỏng và thúc đẩy để được biết thêm tin tức chi tiết. Từ ít lâu nay cơ quan CAS đã phân tích tiềm lực của cuộc đảo chánh và theo sự ước lượng của họ thì các tướng lãnh đã phác hoạ cơ may của họ khá sát và cũng trông đợi là một khi họ khởi sự hành động, thì không phải chỉ các đơn vị được dự trù, mà cả các đơn vị khác cũng sẽ theo họ. Chúng tôi tin rằng các tướng lãnh tốt nhứt của Việt Nam đều tham dự vào nỗ lực này. Nếu họ không thể thành công thì khó có một nhóm lãnh đạo quân sự nào khác có thể thành công được. Chúng ta có thể hiểu được, là các tướng lãnh rất ngần ngại tiết lộ đầy đủ chi tiết trong kế hoạch của họ vì sợ tiết lộ cho chánh phủ Việt Nam.
4 - Về đoạn 4 dẫn chiếu, chúng tôi chờ đợi Conein gặp tướng Đôn vào đêm 30-10 hoặc sáng sớm 31-10. Chúng tôi đồng ý với đoạn 4 đã dẫn là chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy để có thêm chi tiết và hỏi ông Đôn sự ước lượng của ông ta về sức mạnh của lực lượng đối kháng. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng ta không nên biểu lộ một dấu hiệu nào cho thấy chúng ta tìm cách điều khiển việc này hoặc cho cảm tưỏng là chúng ta đưa thêm ý kiến vào dự tính này của người Việt Nam. Đồng thời chúng tôi sẽ đặc biệt trả lời cho điện văn GAS Hoa Thịnh Đốn 79126. Xin lưu ý rằng điện văn CAS Sài gòn 2059 sửa chữa lại điện văn CAS Sài gòn 2023 và hai Trung đoàn của Sư đoàn 7 nằm ở trong lực lượng đảo chánh.
5 - Rõ ràng đoạn 5 dẫn chiếu, bỏ qua bức điện tín CAS 1445, ngày 5 tháng 10, 1963 trong đó có nới tới một cuộc gặp gỡ đối diện giữa tướng Big Minh và Conein theo ý kiến của ông Minh và do sự dàn xếp đặc biệt của tướng Đôn. Tướng Minh đặc biệt nêu rõ tướng Đôn có tham dự vào một kế hoạch nhằm thay đổi chánh phủ. Xin lưu ý rằng những nhận xét của tướng Minh đi đôi với những lời nói mới đây của tướng Đôn. Chúng tôi tin rằng việc giới hạn tiếp xúc giữa tướng Đôn và Conein là một biện pháp an ninh thích hợp, đúng với yêu cầu của chúng ta là chỉ có một số rất ít người được biết đến các chi tiết này.
6 - Chúng tôi không tin rằng việc yêu cầu tướng Minh chuyển kế hoạch của ông ta cho tướng Stilwell là việc làm khôn ngoan. Các tướng lãnh Việt Nam tin rằng trong quân đội Mỹ có những người tiết lộ tin tức cho chánh phủ Việt Nam. Tôi không nghi ngờ rằng đây là một sự ngờ vực không đúng nhưng sự thực là vẫn có sự ngờ vực này và không có ích gì khi chủ trương rằng không có việc đó.
7 - Tôi rất cảm ơn ông về việc gửi một phi cơ quân sự có trang bị giường ngủ mà tôi tin là một phản lực cơ. Tôi có ý định nói cho hãng Pan American biết là một phản lực cơ đã được đành riêng cho tôi và tôi không cần tới máy bay của họ nữa. Điều này chắc chắn sẽ được tiết lộ cho báo chí biết và chánh phủ Việt Nam sẽ để ý tôi với một vài sự ngờ vực. Tôi sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này là tôi hết sức hài lòng vì được săn sóc đặc biệt và việc dành cho tôi một phi cơ riêng là một biện pháp để cho tôi được thoải mái hơn và đỡ mất thi giờ. Để đánh tan mọi sự ngờ vực tôi sẽ để dành chỗ trên phi cơ cho cơ quan MACV để cho những người nào cần đi gấp, v.v… và tôi sẽ làm ra vẻ càng thường lệ càng tốt. Còn về giờ khởi hành thì tôi muốn hoãn bàn cho đến khi nào tôi có thêm tin tức, hy vọng là vào ngày mai.
8 - Đoạn 7 trong bức điện của ông khiến tôi bối rối. Tưởng không nên để cho phía quân nhân đảm trách một vấn đề có tính cách chính trí sâu xa như vấn đề thay đổi chính phủ. Thật ra, tôi có thể nói nếu làm như vậy tức là chấm dứt mọi hy vọng thay đổi chánh phủ sau này. Tôi nói điều này một cách khách quan như một đề nghị tổng quát, bởi vị tướng Harkins là một vị tướng xuất sắc và là một người bạn lâu ngày của tôi mà tôi có thể tin cẩn giao phó mọi sự. Tôi cho rằng Toà Đại sứ và MACV có thể điều khiển công việc bình thường trong trtrờng hợp A, cơ quan CAS có thể tiếp tục tiếp xúc với nhóm đảo chánh trong trường hợp B, và trường hợp C, chúng tôi phải làm hết sức có thể được tuỳ theo các biến cố sau khi cuộc đảo chánh xảy ra.
9 - Chúng tôi dự liệu rằng ngay khi khởi đầu cuộc đảo chánh trừ phi nó xảy ra chớp nhoáng, chánh phủ Việt Nam sẽ yêu cầu tôi hoặc tướng Harkins dùng ảnh hưởng để dẹp vụ đảo chánh đi. Tôi tin rằng trách nhiệm của chúng ta cần được hiểu là ảnh hưởng của chúng ta chắc chắn không thể lớn hơn của Tổng thống là vị Tổng Tư lệnh quân đội và nếu ông ta không dẹp được cuộc đảo chánh chắc chắn chúng ta cũng sẽ không thể làm được và sẽ chỉ làm nguy hại đến sinh mạng người Mỹ nếu chúng ta định can dự vào vấn đề Việt Nam này. Chánh phủ Việt Nam có thể yêu cầu chúng ta giúp phi cơ, các phi cơ trực thăng để di tản các nhân vật chinh yếu, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không để cho phi cơ và phi công của chúng ta đi lại giữa các trận tuyến của các lực lượng đối kháng. Chúng ta sẽ nói là chúng ta sẵn sàng làm như vậy trong thời gian hưu chiến mà đòi bên thoả thuận về việc di chuyển các nhân vật clúnh yếu. Tôi tin rằng sẽ có các vấn đề chính trị tức thời khi chúng ta định đưa các nhân vật then chốt này tới một quốc gia láng giềng và điều tốt hơn hết có lẽ là ta đưa họ đến Saipan, là nơi không có báo chí, các đường liên lạc v.v… khiến chúng ta có thể tạm đánh lạc hướng để quyết định về nơi cuối cùng đưa họ tới. Nếu các nhân vật cao cấp Việt Nam và gia định họ tỵ nạn tại Toà Đại sứ hay các cơ sở Hoa Kỳ khác, chúng ta sẽ cho họ tỵ nạn như đã làm trước đây đối với Trí Quang, việc này có thế đặt thêm ra vấn đề sau này nhưng hy vọng là chánh phủ mới sẽ sẵn sàng giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Tất nhiên quyền ty nạn cũng được chấp nhận giống như đối với những người Phật giáo, nghĩa là sự hiện diện tại Toà Đại sứ hoặc một cơ sở khác của Hoa Kỳ.
10 - Theo lời yêu cầu của các tướng lãnh, họ có thể cần tới ngân khoản vào phút chót mà họ có thể cần để mua chuộc nhóm chống đối. Để các ngân khoản này có thể trao một cách kín đáo, tôi tin chúng ta có thể cung cấp ngân khoản ấy, miễn là chúng ta phải được thuyết phục là cuộc đảo chánh được tổ chức khả đầy đủ để có cơ hội thành công. Nếu họ thành công chắc họ sẽ yêu cầu thừa nhận ngay và yêu cầu đoan chắc là sự viện trợ kinh tế và quân sự sẽ tiếp tục theo mức độ thông thường. Chúng ta cần sẵn sàng đưa ra các lời tuyên bố ấy nếu vấn đề là xác định rõ ràng lập trường của chúng ta về ý muốn của Tổng thống đã từng bày tỏ là tiếp tục cuộc chiến tranh chống Việt Cộng cho đến chiến thắng cuối cùng. Đài VOA có thể là một phương tiện quan trọng để phổ biến thông điệp này. Nếu cuộc đảo chánh thất bại, chúng ta cần phải vớt vát những gì có thể được vào lúc đó. Chúng ta có sự cam kết với các tướng lãnh từ hồi tháng 8 là cố gắng giúp tản cư những thân nhân của họ. Chúng ta cần giữ lời cam kết này nếu các điều kiện cho phép. Sự đồng loã của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ bị tố cáo và có thể sẽ có một vài hành động nào đó được thi hành chống lại một vài nhân vật đặc biệt nào đó mà chúng ta cần dự liệu trước và cần để phòng trước nếu có thể được. Nếu cuộc đảo chánh không ngã ngũ ra sao, và nếu một cuộc giao tranh kéo dài diễn ra, chúng ta cần đề nghị đứng làm trung gian hoà giải để giúp giải quyết vấn đề trong sự ích lợi của cuộc chiến tranh chống Việt Cộng. Việc này có thể có một vài lợi ích về sự nhượng bộ của chánh phủ. Chúng ta sẽ phải gánh chịu sự xí nhục từ cả hai phía trong vai trò trung gian của chúng ta. Tuy nhiên sự xỉ nhục còn ít khó chịu hơn là sự bế tắc khiến bỏ ngỏ cửa cho bọn Việt Cộng. Chúng tôi coi sự bế tắc này là trường hợp ít có thể xảy ra nhất trong cả ba trường hợp.
12 - Về đoạn 10, trong điện văn của ông, tôi không biết có bằng chứng nào hơn nữa phải đưa ra ngoài sự kiện là các tướng lãnh nay đang sẵn sàng liều tính mạng của họ và họ không muốn gì cho chính bản thân họ. Nếu tôi có thể nhận xét về bản chất của con người, tôi có thể nói về mặt của tướng Đôn biểu lộ sự thành thực cương quyết vào buổi sáng mà tôi nói chuyện với ông ta. Rất đồng ý là một sự tính toán sai lầm có thể làm hại tới địa vị của chúng ta ỏ Đông Nam Á. Chúng ta cũng sẽ gặp nhiều bất trắc lớn lao nếu không làm gì cả.
Nếu chúng ta tin là cuộc đảo chánh sẽ thất bại, tất nhiên, chúng ta sẽ làm mọi sự có thể được để ngăn cuộc đảo chánh ấy.
11 - Tướng Harkins có đọc điện văn này và không đồng ý.
THÊM CÁC CHỈ THỊ CỦA ÔNG BUNDY GỬI ÔNG LODGE VỀ CÁC KẾ HOẠCH CẤP THỜI
Điện văn của ông Bundy gửi Đại sứ Lodge ngày 30 tháng 10, 1963.
- Đọc bức điện văn thận trọng của ông số 2063 chúng tôi tin rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về một vấn đề chính (đọc đoạn kế tiếp) và về một hay hai vấn đề thứ yếu có thể dễ dàng làm sáng tỏ.
2 - Chúng tôi không chấp nhận như là một căn bản của chính sách Hoa Kỳ là chúng ta không có quyền làm trì hoãn hay phản đối một cuộc đảo chánh. Trong đoạn 11 ông nói rằng nếu ông tin là cuộc đảo chánh sẽ thất bại, tất nhiên ông sẽ làm mọi cách có thể được để ngăn chặn. Chúng tôi tin rằng cũng trên các căn bản đó, ông cần có hành động để thuyết phục các lãnh tụ đảo chánh ngưng hoặc hoãn lại hoạt động, mà theo sự nhận định của ông, không có triển vọng thành công một cách chắc chắn. Chúng tôi không cứu xét một sự phản bội nào đối với các tướng lãnh bằng cách thông báo cho ông Diệm, và điện văn của chúng tôi số 79109 đã rõ ràng bác bỏ hành động này. Chúng tôi nhìn nhận nguy cơ là có vẻ chống đối với các tướng lãnh, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng lập trường của chúng ta cần dựa trên một căn bản vững chắc, do đó không thể tự giới hạn trong đề nghị nêu trong bức điện văn của ông là chỉ khi nào chúng ta tin rằng cuộc đảo chánh sẽ thất bại thì chúng ta mới can thiệp. Chúng tôi tin tiêu chuẩn để can thiệp là tiêu chuẩn đã nêu ở trên.
3 - Do đó, nếu trong trường hợp ông kết luận lã không có nhiều triển vọng thành công, ông cần thông báo mọi nghi ngại này cho các tướng lãnh biết bằng một đường lối có tính toán đế thuyết phục họ hoãn lại, ít ra là cho tới khi nào có cơ hội tốt đẹp hơn. Trong một sự thông báo như vậy, ông cần sử dụng tới sức mạnh của lời cố vấn tốt nhứt của Hoa Kỳ và minh thị bác bỏ mối ám chỉ là chúng ta chống lại mọi nỗ lực của các tướng lãnh chỉ vì chúng ta ưa thích chánh phủ hiện thời. Chúng tôi nhìn nhận là cần phải luôn luôn ghi nhớ sự suy diễn của các tướng lãnh về vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc đảo chánh 1960, và nhân viên tiếp xúc của ông cần phải phân biệt rõ một bên là lời khuyên ngay thẳng và mạnh mẽ đưa ra với các tướng lãnh với tư cách là một người bạn và một bên là sự chống đối với các mục tiêu của họ.
Chúng tôi tiếp tục quan tâm sâu xa tới sự thẩm định từng phút các triển vọng và chúng tôi gửi bức điện này trước khi trả lời cho bức điện CAS 79126 của ông. Chúng tôi muốn trao đổi liên tục các sự thẩm định cuối cùng về vấn đề này.
5(11)- Để làm sảng tỏ ý định của chúng tôi, đoạn 7 của bức điện 79109 của chúng tôi được huỷ bỏ và chúng tỏi nhắc lại ý muốn của chúng tôi như sau:
a) Trong khi ông còn ở Sài gòn, ông sẽ là Trưởng Uỷ ban các viên chức Mỹ trong mọi trường hợp và chỉ thị duy nhất của chúng tôi là chúng tôi tin chắc rằng nên để tướng Harkins được biết đầy đủ về mọi giai đoạn và nên sử dụng lời khuyên của ông ta cũng như của ông Smith trong việc ẩn định sự hướng dẫn các cuộc tiếp xúc với nhóm đảo chánh và trong sự thẩm định. Chúng tôi tiếp tục bận tàm tới việc cả Conein cũng như bất cứ nguồn tin nào khác không có được tin tức rõ ràng mà chúng tôi muốn có về các lực lượng và về mức độ quyết tâm của các tướng lãnh.
b) Khi ông rời Sài gòn và trước khi có cuộc đảo chánh, ông Truehart sẽ là Trưởng Uỷ ban các viên chức Mỹ. Sự sủa đổi duy nhất của chúng tôi về các thủ tục hiện hữu là trong trường hợp này, chúng ta muốn mọi chỉ thị đưa ra với Conein cần được thi hành với sự tham khảo ý kiến ngay lập tức với tướng Harkins và Smith để cả ba người có thể biết rõ điều gì Conein sẽ đưa ra. Mọi sự bất đồng ý kiến giữa ba người về chỉ thị đưa ra với Conein cần phải báo cáo về Hoa Thịnh Đốn và để chúng tôi quyết định, nếu thì giờ cho phép.
c) Nếu ông đã lên đường và cuộc đảo chánh xảy ra, chúng tôi tin rằng trong khi chờ đợi ông trở về, tình thế khẩn cấp đòi hỏi sự điều khiển Uỷ ban các viên chức Mỹ phải được trao cho một viên chức cao cấp nhất có kinh nghiệm về các quyết định quân sự, và viên chức đó, theo quan điểm chúng tôi là tướng Harkins. Chúng tôi không muốn là sự thay đổi trong trách nhiệm cuối cùng này sẽ được quảng bá, và tướng Harkins sẽ được hướng dẫn bởi các chỉ thị của chúng tôi, được nêu trong đoạn 6 dưới đây. Chúng tôi tin rằng sự thay đổi này sẽ có hiệu quả như đã nêu trong đoạn 8 bức điện của ông.
6 - Đoạn này ghi những chỉ thị hiện thời của chúng tôi về thái độ của Hoa Kỳ trong trường hợp có đảo chánh.
a) Nhà cầm quyền Mỹ sẽ bác bỏ các lời kêu gọi can thiệp trực tiếp của cả hai phía, và các phi cơ do Mỹ kiểm soát và các phương tiện khác sẽ không được sử dụng giữa trận tuyến hoặc để yểm trợ cho một phe nào, mà không có phép của Hoa Thịnh Đốn.
b) Trong trường hợp cuộc giao tranh không ngã ngũ rõ rệt, nhà cầm quyền Mỹ có thể kín đáo thoả thuận thi hành bất cứ hành động nào được cả hai bên đồng ý, chẳng hạn như đưa các nhân vật then chốt đi hoặc chuyển lại tin tức. Tuy nhiên trong các hành động như vậy, nhà cầm quyền Mỹ nên tránh có vẻ như gây áp lực dối với một bên nào. Sẽ khỏng lợi cho chánh phủ Mỹ nếu chúng ta có vẻ hoặc là công cụ của chánh phủ hiện hữu hoặc là công cụ của nhóm đảo chánh.
c) Trong trường hợp cuộc đảo chánh thất bại hoặc sắp thất bại nhà cầm quyền Mỹ có thể kín đáo dành quyền tỵ nạn cho những người nào mà nhà cầm quyền Mỹ đã minh thị hoặc mặc thị có nghĩa vụ như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng trong trường hợp như vậy, thì sẽ có lợi cho chúng ta và chắc là sẽ có lợi cho cả những người xin tỵ nạn nếu họ tìm kiếm sự bảo vệ của các Toà Đại sứ khác nữa ngoài Toà Đại sứ chúng ta. Điểm này cần nêu ra mạnh mẽ nến thấy cần thiết.
d) Nhưng một khi cuộc đảo chánh dưới một sự lãnh đạo có trách nhiệm đã khởi sự, và trong giới hạn này, thì vì quyền lợi của chánh phủ Mỹ, cuộc đảo chánh phải thành công.
7 - Chúng tôi nhận được bức điện của ông về việc trở vềẾ Hoa Thịnh Đốn và chứng tôi đề nghị dẹp bớt được những lời bình luận công khai chừng nào hay chừng ấy, và chúng tôi cũng khuyên là, nếu có thể, ông nên bỏ ngỏ giờ chính xác của cuộc khởi hành. Chúng tôi rất quan ngại lởi sự bất lợi lớn khi ông vắng mặt ở Sài gòn, nếu việc này lại trúng vào tuần lễ quyết định, và nếu có thể tránh được, chúng tôi muốn thấy ông không giữ đúng giờ khởi hành đã định trong lúc này.
ĐỐI THOẠI LẦN CHÓT GIỮA ÔNG LODGE VÀ TỔNG THỐNG DIỆM
Trích điện văn của Đại sứ Lodge gửi Bộ Ngoại giao ngày 1-11-1963, như đã cung cấp trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài. Theo tài liệu này, bức điện văn nói rằng vào hồi 4 giờ 30 chiều ngày 1-11, Tổng thống Diệm điện thoại cho Đại sứ Lodge và câu chuyện giữa hai người như sau:
DIỆM: Một vài đơn vị đã nổi loạn và tôi muốn biết thái độ của Hoa Kỳ ra sao?
LODGE: Tôi không cảm thấy được thông báo khả đủ đế có thể nói với ngài. Tôi có nghe thấy tiếng súng, nhưng tôi không được biết rõ sự kiện. Hơn nữa bây giờ là 4 giờ 30 sáng ở Hoa Thịnh Đốn và chánh phủ Mỹ khó có thể có quan điểm.
DIỆM: Nhưng tất ngài phải có một vài ý kiến tổng quát. Dù sao tôi cũng là Quốc Trưởng. Tôi đã cố làm bổn phận của tôi. Tôi muốn làm ngay bây giờ những gì mà bổn phận và lương tri đòi hỏi. Tôi tin vào bổn phận trên hết.
LODGE: Tất nhiên ngài đã làm bổn phận. Như tôi đã nói với ngài sáng nay tôi ngưỡng mộ lòng can đảm và những sự đóng góp lớn lao của ngài đối với đất nước ngài. Không một ai có thể phủ nhận công trạng của ngài về tất cả những điều ngài đã làm. Bây giờ thì tôi lo ngại cho sự an toàn của ngài. Tôi được tin nói rằng những người có trách nhiệm trong hoạt động hiện thời đề nghị để ngài và em ngài được yên ổn đi ra khỏi xứ nếu ngài chịu từ chức. Ngài có được biết chuyện này không?
DIỆM: Không. (và một lát sau) ngài có số điện thoại của tôi đấy chứ!
LODGE: Có. Nếu ngài nghĩ tôi có thể làm được điều gì cho sự an toàn của ngài, xin gọi điện thoại cho tôi.
DIỆM: Tôi đang cố gắng vãn hồi trật tự.
CHỈ THỊ CỦA JOHNSON XÁC NHẬN LẠI CHÁNH SÁCH CỦA KENNEDY VỀ VIỆT NAM
Trích bản khuyến nghị số 273, ngày 26 tháng 11, 1963 của Hội đồng An ninh Quốc gia về đường lối hành động, đưa ra bốn ngày sau khi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Kennedy, như đã cung cấp trong bản nghiên cứu của Ngũ giác đài. Những oạn in nghiêng là chú thích của bản nghiên cứu.
“Một bản khuyến nghị về đường lối hành động đã được Hội đồng An ninh Quốc gia soạn thảo để hướng dẫn nỗ lực của chúng ta nhằm cải thiện việc điều khiển chiến tranh dưới sự lãnh đạo mới ở Việt Nam. Nó mô tả sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam như là có mục đích trợ giúp nhân dân và chánh phủ nước này thắng trong cuộc tranh dấu chống lại âm mưu của Cộng sản được sự điều khiển và hỗ trợ từ bên ngoài”. Bản khuyến nghị định nghĩa sự đóng góp cho mục tiêu này như là sự trắc nghiệm cho tất cả mọi hành động của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Bản khuyến nghị nhắc lại các mục tiêu của việc rút 1.000 binh sĩ Mỹ vào cuối năm 1963 và chấm dứt cuộc bạo loạn tại Quân khu I, II và III vào khoảng cuối năm 1964, và tại vùng Châu thổ vào khoảng cuối năm 1965. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với tân chế độ dược xác nhận và tất cà mọi nỗ lực của Hoa Kỳ đều nhằm giúp đở chánh phủ này sự củng cố uy quyền vở mở rộng sự ủng hộ của nhân dân…
Các mục tiêu của Hoa Kỳ về việc rút nhâản viên quân sự Mỹ vẫn giồng như là đã nói trong bản tuyên bố của Toà Bạch ốc ngày 2 tháng 10, 1963…
Tổng thống trông đợi tất cả mọi viên chức cao cấp của chánh phủ sẽ hoạt động hăng hái để bảo đảm sự thống nhứt hoàn toàn trong việc ủng hộ chánh sách đã được vạch ra của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cả ở Hoa Thịnh Đốn cũng như ở mặt trận, điều thiết yếu là chánh phủ phải hợp nhất. Điều quan trọng đặc biệt là cần phải tránh những lời chỉ trích công khai hay ám chỉ đối với các viên chức ngành khác, trong mọi cuộc tiếp xúc với chánh phủ Việt Nam hay với báo chí…
Chúng ta cần tập trung nỗ lực và nếu có thể, chúng ta cần thuyết phục chánh phủ Nam Việt Nam, tập trung nỗ lực vào tình hình nguy ngập ở vùng đồng bằng sông Cứu Long. Sự tập trung nỗ lực này không phải chỉ ở trong phạm vi quân sự mà còn phải có những nỗ lực về chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục và thồng tin nữa. Chúng ta cần thay đổi chiều hướng không phải chỉ ở mặt trận và như cả sự tin tưởng, và chúng ta cần tìm cách gia tăng không phải chỉ các xã được kiểm soát mà cả sự sản xuất trong vùng này, nhất là tại nơi nào phương pháp này có lợi cho lực lượng chống Cộng.
Điều quan trọng đối với quyền lợi Hoa Kỳ là chánh phủ lâm thời hiện nay ở Nam Việt Nam cần được giúp đỡ để tự củng cố và càng được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng.
Vả để kết luận, các kế hoạch đang được yêu cầu để thực hiện các cuộc hành quân mật của chánh phủ Việt Nam Cộng hoà chống lại miên Bắc và cả các cuộc hành quân vào sâu trong nội địa Ai Lao năm mươi cây số; và để biện minh cho các biện pháp này, Bộ Ngoại giao đã chỉ thị đưa ra một trường hợp có tải liệu đầy đủ và mạnh mẽ để chứng tỏ cho thế giới thấy mức độ Việt Cộng bị kiểm soát và được năng đỡ và tiếp tế từ Hà Nội qua ngả Ai Lao và các ngả khác.
______________________
Chú thích:
(1) Theo kế hoạch của ông Nhu, một vài ngày sau ngày Quốc khánh 26-10, tường Đính cùng với Đại tá Tung và Lực lượng Đặc biệt cùng các phần tử trung thành thuộc Liên binh phòng vệ sẽ thực hiện giai đoạn đầu của cuộc đảo chánh giả mà ông Nhu đặt cho cái tên là Bravo 1. Để đánh lừa người Mỹ và các tướng đang mưu toan đảo chánh, Đại tá Tung sẽ gửi một vài đơn vị của ông ra khỏi Sài gòn, nói là để đi hành quân.
Trong khi đó các lực lượng trung thành khác cùng với các đơn vị thiết xa sẽ bí mật bố trí quanh thành phố. Rồi bất thần các đơn vị Cảnh sát vâ những toán phá rối làm ra về chống Diệm sẽ làm một cuộc nổi dậy giả ở Sài gòn. Hai ông Diệm-Nhu ngay trong giờ đầu hành động sẽ ra Vũng Tàu, nơi đây đã đặt sẵn một bộ chi huy có đầy đù phương tiện liên lạc. Hai ông làm như thể đã thoát được một cuộc nổi dậy.
Một chánh phủ Cách mạng giả hiệu ở Sài gòn sẽ tuyên cáo một chương trình đại khái mới và một vài tù nhân chính trị có tiếng sẽ dược thả khỏi nhà tù. Những toán đu đãng khác được chiêu mộ khi ấy sẽ bắt tay vào hành động và sẽ có một cuộc tắm máu, trong đó theo kế hoạch dự liệu một số người Mỹ cũng như người Việt sẽ bị giẽt chết.
Trong vòng hai mươi bốn giờ, “để tái lập trật tự”, các tướng Đính, Cao sử dụng quân đội của họ quanh Sài gòn, sẽ tấn công chiếm thành phổ. Giai đoạn hai này của cuộc đảo chánh giả gọi là Bravo 2, và cuối cùng hai ông Diệm-Nhu sẽ trở về từ Vũng Tàu như những vị anh hùng. (Theo Robert Shaplen trong cuốn The Lost Revolution trang 204, 205).
(2) Saipan: tên một hòn đảo ờ Tây Thái - Binh - Dương, nguyên lả thuộc địa của Tây-Ban-Nha, Đức, và đất giám hộ của Nhật, thuộc Mỹ từ 1944, có căn cứ không quân Mỹ.
(3) Điều này sai sự thực và chỉ là một thuyết của báo chí Việt Nam sau cuộc đảo chánh 1963, các tài liệu xác thực sau này cho thấy Tổng thống Diệm và ông Nhu đã đi ra trên một chiéc xe Fourgonette hiệu Citroen 2 CV từ tối 1-11, lúc mà quân đội chưa bao vây Dinh Gia Long.
(4) Trong cuốn sách nhan đề Our Vietnam Nightmare (Cơn ác mộng Việt Nam của chúng ta) xuất bản hồi 1965, nữ ký giả Higgins đã viết như sau:
"Trong một cuộc nói chuyện với một người Mỹ nhiều tháng sau cuộc đảo chánh, tướng Big Minh, từng đứng đầu Hội đồng Quân nhân, nhưng chính ông lại phải lưu vong, đã tuyên bố trắng ra rằng “Chúng tôi không có cách nào khác. Họ phải bị giết”. (Chữ họ ở đây chỉ hai anh em ông Diệm).
(5) Giáo sư Arthur Schlesinger Jr. nhân viên trong Bộ tham mưu Bạch Cung, đã gặp Tổng thống Kennedy ngay sau khi Tổng thống nhận được tin anh em ông Diệm chết.
Về sau ông Schlesinger đã diễn tả thái độ của Tổng thống Kennedy như sau: “Ông buồn bã và tức giận. Tôi không bao giờ thấy ông buồn phiền như thẽ kể từ hồi vụ vịnh Con Heo. Hiển nhiên ông ý thức rằng Việt Nam là một thất bại to lớn của ông trong chính sách ngoại giao, và rằng thực ra ông chằng bao giờ dành tất cả sự chú ý vào đây cà. Nhưng sự kiện người Việt Nam có vẻ sẵn sàng chiến đấu đã khiến ông cảm thấy rằng rất có thể có cơ hội tiến tới; và rồi sự lạc quan hồi 1962 đã lôi cuốn ông đi. Tuy vậy nhớ đến nước Pháp ở Đông Dương hồi 1951, ông luôn luôn tin rằng có một lúc mà cuộc can thiệp của chúng ta (Mỹ) có thể đưa chủ nghĩa Quốc gia của người Việt quay sang chõng lại chúng ta và biến một cuộc chiến ở Á châu thành một cuộc chiến tranh của người da trắng.
“Khi ông lên cầm quyền 2.000 người Mỹ đã có mặt tại Việt Nam. Bây giờ có 16.000. Còn bao nhiêu người nữa có thể sang đây trước khi chúng ta bước sang cái lúc nói trên đây? Hồi 1961 các sự lựa chọn đã hạn hẹp một cách nguy hiểm; nhưng còn nữa, nếu Việt Nam đã được giải quyết như là một vấn đề chính trị hơn là quân sự; nếu Hoa Thịnh Đốn đã không nghe theo tướng Harkins như từ trước tới nay, nếu ông Diệm đã được đổi xử bằng áp lực khéo léo hơn là tôn quí một cách dễ dãi, nếu một ông Lodge đã sang Sài gòn từ 1961 thay vì một ông Nolting, nếu, nếu, nếu và nay thì tất cả đã qua rồi, và ông Diệm chết một cách thảm thương.
Các tướng Sài gòn nói rằng ông đã tự sát; nhưng Tổng thống đã lắc đầu, không tin; là một người Công giáo đáng lẽ ông đã phải tránh con đường này. Ông nói rằng ông Diệm đi tranh đấu cho xử sở ông trong 20 năm và đáng lẽ chẳng nên kết thúc như thế (A Thousand days - Arthur - Schiesinger).
Hai mươi ngày sau đó, ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy đã bị ám sát ở Dallas, Tiểu bang Texas.
(6) CINCPAC: Commander in Chief, Pacific - Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương.
(7) Fritz tức Frederick E. Nolting, Đại sứ Mỹ tại VN. 1961-63.
(8) JCS: Joint Chief of Staff - Tham mưu trưởng Liên quân.
(9) DÉPTEL: State Department Telegram - Điện văn của Bộ Ngoại giao.
(10) COPROR: Committee of Province Rehabilitation - Uỷ ban tái thiết tỉnh.
(11) Không thấy có số 4 trong nguyên bản.