Bản dịch: Lan Vi - Hồng Hà - Dương Hùng
Phần II - Chương 6
THE WASHINGTON POST


MURREY MARDER viết

    
TỪ CHỦ TRƯƠNG TRUNG LẬP CỦA DE GAULLE ĐẾN ĐẢO CHÁNH 1-11-1963 VÀ CHỈNH LÝ 30-1-1964
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài cho thấy là:
Các chính quyền Kennedy và Johnson hồi 1963 và 1964 đã e ngại là nước Mỹ có thể bị buộc phải rút ra khỏi Việt Nam không có “chiến thắng” vì các phe phái “thân Pháp” ở Sài gòn đang tìm kiếm một nền hoà bình “trung lập”.
Các nhà chiến lược Mỹ có một mối lo ngại hai mặt; rằng các đối thủ chính trị người Việt Nam, chống lại chiến lược của Mỹ theo đuổi cuộc chiến mạnh mẽ hơn, có thể thương thuyết với Bắc Việt đằng sau lưng nước Mỹ, hoặc rằng các tướng lãnh thân Pháp của miền Nam Việt Nam có thể thoả thuận một kết cuộc “trung lập” cho cuộc chiến này. Các giới chức tối cao của Mỹ coi điều đó cũng không khác gì một cúộc “chiếm quyền của Cộng sản”.
Căn cứ theo tài liệu mật thì trong những năm nghiêm trọng ấy trước khi vai trò của người Mỹ trong cuộc chiến leo thang mạnh mẽ, nước Mỹ đã tranh đấu nhiều để được ở lại với cuộc chiến này hơn là rút ra.
Vào năm 1964, điều mà các chính quyền Kennedy và Johnson cùng coi là một “thử thách” toàn cầu chống lại sự bành trướng của Cộng sản cũng đã trở thành một cuộc thử thách bất ngờ về loại khác, bên trong liên minh Tây phương. Chính quyền Johnson coi những cố gắng của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle để đưa ảnh hưởng của Pháp trở lại Đông Dương và toàn thể Á châu, đặc biệt là lời kêu gọi của ông đòi “trung lập hoả miền Nam Việt Nam”, như phần độc hại nhất trong kế hoạch của De Gaulle, nhằm phá vỡ “quyền tối thượng” của người Mỹ và tiến tới một vai trò quốc tế to lớn hơn cho nước Pháp.
Phản ứng của Mỹ là đi sâu hơn vào miền Nam Việt Nam, tránh cái mà các nhà chiến lưực Mỹ coi như là một đe doạ mới, hai mặt về “sự nhục nhã” của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. Mc. Namara, trong khuyến nghị ngày 16 tháng 3, 1964 gửi cho Tổng thống Johnson đã tóm tắt lập trường của Mỹ về “thương thnvct” trên căn bản “trung lập hoá”. Ông Mc. Namara tường trình rằng:
“Trong khi De Gaulle chưa tỏ rõ cái mà ông muốn nói khi đưa ra điều ấy - và có thể là ông ta cố tình giữ lờ mờ như trong khi ông tiến tới một giải pháp Algerie - ông hiển nhiên có ý nói không những đến một miền Nam Việt Nam sẽ không phải là một căn cứ của Tây phương hay một phằn trong một cơ cấu liên minh (cả hai điều chúng ta cùng có thể chấp nhận) mà cả đến việc triệt thoái tất cả sự viện trợ quân sự từ nước ngoài và đặc biệt là sự triết thoái hoàn toàn của Mỹ.
“Thương thuyết trên căn bản ấy - dĩ nhiên không đặc biệt bác bỏ căn bản ấy - sẽ chỉ có nghĩa là một sự chiếm quyền của Cộng sản tại miền Nam Việt Nam.
“Chỉ có sự hiện diện của Mỹ sau năm 1954 giữ cho miền Nam trong những hoàn cảnh thuận lợi hơn nhiều, và làm cho ông Diệm có thể bỏ qua điều khoản qui định năm 1954 về việc mở cuộc Tổng tuyền cử toàn quốc vào năm 1956. Ngay chỉ nói đến một cuộc triệt thoái của Mỹ không thôi cũng có thể làm hại cho bất cứ một cơ hội nào để duy trì một chánh phủ không Cộng sản ở miền Nam Việt Nam, và tấm thảm có lẽ sẽ được rút ra trước khi các cuộc thương thuyết tiến được xa”.
Ông Mc. Namara cho rằng bước tiến sắp tới trong số các “biện pháp thay thế” cho chánh sách Mỹ đương thời ở miền Nam Việt Nam, đang thất bại không đương đầu được với sự tiến tới của Cộng sản, là “hành động quân sự trực tiếp chống lại Bắc Việt”, và các cách lựa chọn khác là những mức độ mở rộng can thiệp của Mỹ với tầm mức nhỏ bé hơn vào cuộc chiến.
Các nhà hoạch định chánh sách của Mỹ thấy các sự lựa chọn hành động của Mỹ thu hẹp vào hai phương cách: can thiệp rộng lớn hơn hoặc là rút ra trong nhục nhã. Trong những năm về sau này, những người viết bản nhận định của Ngũ giác đài nhìn lại quá khứ đã nghĩ trái ngược hẳn lại rằng nước Mỹ đã để lỡ một trong những cơ hội tốt đẹp nhất để từ bỏ cuộc chiến, khi mà uy tín của Mỹ đặt vào đẫy còn tương đối thấp.
Chánh quyền Kennedy đã vượt qua nấc thang quan trọng đầu tiên. Sự đồng loã của Mỹ trong việc lật đổ ông Diệm ngày 1 tháng 11, 1963 đánh đổ không những ông Diệm và người em khôn ngoan của ông mà còn cả toàn thể cái cơ cấu chính trị kiểu quan lại của miền Nam Việt Nam.
Lý do chính khiến người Mỹ khuyến khích việc loại trừ ông Diệm và ông Nhu là sự tin tưởng cho rằng cuộc chiến không thể thắng được với hai ông ấy cầm quyền. Mỹ cũng e ngại rằng ông Nhu sẽ tìm cách bản đứng các quyền lợi của Mỹ.
Tướng Maxwell Taylor, Chủ tịch Bộ tham mưu Liên quân Mỹ đã phúc trình lên Tổng thống Kennedy ngày 2 tháng 10, 1963 rằng một “yếu tố gây lo ngại nơi ông Nhu là sự cái ý tưởng vẫn lớn vởn trong đầu ông về việc thương thuyết với Bắc Việt”.
Một điện văn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng trong năm ấy nói rằng “Chánh phủ Mỹ không thể dung dưõng tình trạng quyền hành nằm trong tay ông Nhu”.
Sự báo động của người Mỹ về những ý định của chế độ ông Diệm gia tăng kể từ tháng 9 năm 1963. Trong tháng ấy, các bản tường trình được công bố tiết lộ rằng ông Diệm đã bí mật hội kiến với một nhà Ngoại giao người Pháp được cử sang Hà Nội, sau khi Chủ tịch Bắc Việt Hồ Chí Minh công khai đề cập đến một “cuộc ngưng bẳn” có thể có trong cuộc chiến, và Tổng thống De Gaulle, ở Ba Lê, bất thần kên gọi một sự loại bỏ hết “ảnh hưởng ngoại quốc” khỏi toàn thể Việt Nam. Nhưng việc loại bỏ chế độ ông Diệm chỉ làm cho các áp lực thêm gia tăng đối với Mỹ.
Nước Mỹ tin tưởng rằng ông Diệm sẽ được thay thế bằng một lãnh tụ mà Mỹ thấy là hữu hiệu, được lòng dân, có thể tồn tại lâu dài và hoàn toàn có thể dẫn dắt theo các quyền lợi của chính nước Mỹ - những quyền lợi mà các tài liệu mật nói rằng đã gia tăng lớn lao hơn hẳn vận mạng của miền Nam Việt Nam.
Người thay thế ông Diệm, tướng Dương Văn Minh - tức Big Minh - đã trở thành một anh hùng dân tộc vì việc lật đổ ông Diệm.
Nhưng ông Minh chỉ tồn tại đuợc có ba tháng. Ông mất quyền hành trong một cuộc đảo chánh không đổ máu ngày 30 tháng 1, 1964; do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu. Lý luận của ông Khánh là một điều trái thường đối với Mỹ: ông Khánh, một tướng do Mỹ huấn luyện, nói rằng ông hành động chống lại ông Minh để ngăn ngừa một âm mưu của các tướng lãnh “thân Pháp” đối nghịch chiếm quyều và thương thuyết để “trưng lập hoá” miền Nam Việt Nam.
Điện văn giải thích gửi về Hoa Thịnh Đốn của Đại sứ Cabot Lodge, lúc đó đang nghi ngờ câu chuyện của ông Khánh, tuy nhiên chú trọng cả vào điều mà ông Lodge biết là một vấn đề rất gây xúc động đối với Tổng thống Johnson, khi đó đang lâm vào những cái thế lưỡng nan trong những tháng đầu tiên cầm quyền: mối lo ngại về một sự cưỡng chế “trung lập hoá” miền Nam Việt Nam.
Ông Lodge cũng kết luận troug bản phúc trình gửi Tổng thống rằng thực tế rõ ràng là ông Khánh nắm quyền kiểm soát, là ông Minh được tiếng trong dân chúng, nhưng theo sự xét đoán của người Mỹ, không cương quyết; và rằng để thực hiện được chiến thắng “cần có một vị chỉ huy cứng rắn và bất nhẫn. Có lẽ Khánh là con người ấy”.
Tuy nhiên, ông Khánh cũng đưa vào chánh quyền với ông các hậu quả của những hoàn cảnh mà ông Đại sứ nói là đã đưa Khánh tới chỗ nắm quyền kiểm soát. Một viên tướng “thân Mỹ” đã lấn lướt một phe “thân Pháp” để tránh một kế cuộc “trung lập” cho cuộc chiến.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài cho thấy rằng trong những tháng, năm sau đó của những cuộc tranh chấp quyền hành, chiến lược của Mỹ càng ngày càng trở nên lệ thuộc vào các đòi hỏi có tính cách trả giá mà ông Khánh đã căn cử vào mối quan tâm của Mỹ để yểm trợ cho lập trường “thân Mỹ” của ông.
Điều đáng kể hơn là các đòi hỏi của ông Khánh còn có cả một chiến dịch mở rộng chiến tranh sang việc oanh tạc Bắc Việt. Điều này trùng hợp với những đòi hỏi tương tự của các tướng lãnh Mỹ.
Trong bao năm, các nhà chuvên môn về Việt Nam của Mỹ đã lý luận một cách say mê về cái cơ hội đáng lẽ đã có thể chấm dứt được cuộc chiến Việt Nam trong thời kỳ 1963-64. Một số các biến chuyển được diễn tả trong những phần của bản nghiên cứu của Ngũ giác đài về chiến tranh Việt Nam hiện chưa đến tay nhà bảo: tin tức khác thì được khoá kín tại Bạch Cung và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Nhưng phần lớn câu chuyện đã nằm trong hồ sơ công khai.
Trước cuộc hạ sát ông Diệm và người em của ông là ông “cố vấn” Nhu, vợ chồng ông Nhu đã “tiết lậu” ra câu chuyện của họ về âm mưu ngoại giao của chính họ. Ông Nhu đã làm chuyện ấy trong giữa khoảng thời gian từ cuộc đảo chánh bất thành tháng 8, 1963 không lật đổ được chế độ và cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11, 1963 lật đổ chế độ. Những điều tiết lậu này cũng là một phần trong mưu toan không thành để cản ngăn cuộc âm mưu thứ hai.
Ngày 2 tháng 9, 1963, một tờ báo do ông Diệm kiểm soát, tờ Times of Việt Nam, tố cáo rằng các nhân viên Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) đã đặt kế hoạch cho một cuộc đảo chánh vào ngày 28 tháng 8 để lật đổ Tổng thống Diệm. Thời gian được nêu ra ở đây chính xác một cách đáng chú ý. Ngày 23 tháng 8, theo thuyết của Mỹ các tướng lãnh Việt Nam đã thận trọng thăm dò các viên chức Mỹ về thái độ của Mỹ đối với một cuộc đảo chánh ở Nam Việt Nam. Kế hoạch đảo chánh ấy bị lui vào ngày 31 tháng 8.
Trước và trong khoảng thời gian ấy, đã có một số bất thường các cuộc vận động ngoại giao - phần lớn với những mực đích trái ngược - tại nhiều thủ đô trên thế giới, để mở các cuộc thương thuyết nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam. Nam Việt Nam đã đến bờ suy sụp: các nhà kế hoạch Mỹ trong vòng kín đáo cũng nghĩ như thế - trừ phi một chế độ mạnh mẽ hơn, được lòng dân hơn, được thiết lập tại Sài gòn, không thì phe Cộng có thể mặc cả trong lập trường mạnh và chánh phủ Sài gòn, trong lập trường yếu.
Chủ tịch Bắc Việt Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 8 đã dành một cuộc phỏng vấn cho ký giả Úc Đại Lợi Wilfred Burchett một người quen biết từ lâu. Có tin ông Hồ nói rằng “sự can thiệp của ngoại quốc phải chấm dứt”, nghĩa là sự can thiệp của Mỹ, nhưng “một cuộc ngưng bắn đoán chừng có thể được dàn xếp” bởi các bên thù nghịch. Trong dịp này họ Hồ cho thấy rằng các mối liên lạc giữa Bắc và Nam Việt Nam có thể được đặt trên một căn bản mới. Đó là một điều ám chỉ chứ không phải là một đề nghị rõ rệt, nhưng nó dược móc nối với những hành dộng khác nữa.
Tổng thống Pháp De Gaulle hôm 29 tháng 8, đưa ra một lời tayẻn bố công khai cổ tình lờ mờ về Việt Nam. Ông nhắc tới lịch sử của cái mà cho đến nám 1954 gọi là Đông Dương thuộc Pháp, và nói rằng điều mà nước Pháp nay mong mỏi cho “toàn thể Việt Nam,” là làm sao để cho dân tộc ấy, và chỉ một mình dân tộc ấy mà thôi, lựa chọn lấy các phương thế “quyết định lấy vận mạng của mình” không thuộc vào ảnh hưởng của ngoại bang… De Gaulle nói nước Pháp “sẵn sàng” để “tổ chức một cuộc hợp tác chặt chẽ với nước này” (Việt Nam).
Đại sứ Pháp ở Hoa Thịnh Đốn, Herve Alphand, sau cuộc gặp gỡ ngày hôm sau đó với Ngoại trưởng Dean Rusk đã nói rằng De Gaulle đã biện giải về một giải pháp dài hạn để thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam trong sự “Độc lập và Trung lập” không hề có ý định đánh thẳng vào nước Mỹ.
Sáng kiến của Pháp gây ra những hoạt động ngoại giao kế tục tại các thủ đô trên thế giới, tại trụ sở Liên hiệp quốc và gây ra sự chú ý rất nhiều trong những người không thể gán cho nhãn hiệu “nlnmg con bồ câu sớm” tại quốc hội Mỹ và bất cứ nơi nào, nhất là Thượng nghị sĩ Mike Mansfield (thuộc đảng Dân chủ Tiểu bang Montana) và bình luận gia Walter Lippmann. Các tài liệu mật vừa tiết lộ cho thấy mối quan tâm của họ đối với lối thoát của De Gaulle trở thành một vấn đề quan tâm đặc biệt cho Tổng thống Johnson.
Tại Sài gòn vào khoảng trung tuần tháng 9, ông Diệm và em ông, khi đó đang tranh đấu một cách tuyệt vọng để sống còn đã cố chứng tỏ họ có những cơ hội để thương thuyết đẳng sau lưng nước Mỹ và đã mặc cả những là bài riêng của họ. Hai ông Diệm-Nhu đã nói với bình luận gia Joseph Alsop và ông này loan đi hôm 18 tháng 9 rằng “lởi tuyên bõ của De Gaulle trên thực tế là phần nhìn thấy rõ của một tảng băng nổi(1) quái dị nhất”.
Câu chuyện của hai ông Diệm-Nhu, mà Joseph Alsop, một người chủ chiến, diễn tả như một “âm mưu của Pháp khôn khéo gài để đánh bại chính sách Mỹ” là sau khi cuộc phỏng vấn của Burchett được công bố, Tổng Đại diện Pháp lại Hà Nội là ông Jacques de Buzon đã mở cuộc viếng thăm hiếm có tại Sài gòn.
Bi kèm với Jacques de Buzon có Đại sứ ở Sài gòn là ông Roger l’Alouette… ông này có tin nói rằng đã nhiều lần ám chỉ với ông Nhu trong các cuộc viếng thăm trước đấy rằng Mỹ đang đặt kế hoạch huỷ diệt ông và ông Diệm. Nội dung lá thư của ông Hồ mà De Buzon mang từ Hà Nội vào, theo thuyết này, là ông Hồ đã “hoàn toàn thay đổi tư tưởng” về “ông Diệm người phong kiến… bù nhìn của Mỹ” và bây giờ nói về “ông Diệm người Việt Nam tốt… một người yêu nước” (các thuyết khác đã được in ra khác ở chỗ người nào nói gì, nhưng xác nhận có các cuộc gặp gỡ).
Đại diện Ba Lan trong Uỷ hội Quốc tế kiểm soát đình chiến tại Việt Nam là ông Mieczyslaw Manelli, tiếp đó có gặp ông Nhu, và có tin đã mang theo một thư của Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng. Ông Nhu tuyên bố rằng trong thư ấy ông Thủ tướng “đã xin tôi mở các cuộc thương thuyết trên căn bản đề nghị ngưng bắn của Hồ Chí Minh và đã nêu ra “nhiều chi tiết” có thể coi “hầu như là một đề nghị hấp dẫn”. Ông Nhu nói với ký giả Alsop rằng ông đã trả lời với đại diện Ba Lan là “tôi không thể mở các cuộc thương thuyết sau lưng người Mỹ khi các ông (người Mỹ) đang giúp đỡ chúng tôi một cách quan trọng như vậy. Chuyện đó không thành vấn đề”.
Sự phối hợp của những biến chuyển công khai và những bản tin này giúp người ta rộng hiểu về nhiều lời tuyên bố trong các tài liệu chính thức trong bản nghiên cứu mật của Ngũ giác đài.
Một bản phúc trình đài gửi lên Tổng thống Kennedy đề ngày 2 tháng 10,1963 của ông Bộ trưởng Mc. Namara và tướng Maxwell Taylor sau chuyến đi điều tra ở Việt Nam trở về, đã diễn tả ông Nhu là “con người mưu mô”. Bản phúc trình nói các mưu toan của ông Nhu nhằm “thiết lập với bà Nhu một cơ cấu cá nhân rộng lớn, đã càng ngày càng mang màu sắc độc tài thực sự. Một yếu tố gây lo ngại hơn nữa về ông Nhu là cái ý tưỏng lởn vởn trong đầu ông về chuyện thương thuyết với Bắc Việt”.
Bản phúc trình Mc. Namara Taylor nói rằng “sự bất bình với chế độ Diệm-Nhu… nay đã trở thành một vấn đề sôi động”. Nhưng bản phúc trình cũng nhận định về “các viễn tưởng của một vụ thay thế tức thời chế độ ông Diệm” là “không cao”. Bản phúc trình đề nghị “một cố gắng kin đáo ráo riết” mở các cuộc tiếp xúc “để liên tục đánh giá các triển vọng đảo chánh”.
Hai ông Mc. Namara và Taylor tiên đoán rằng “các triển vọng theo dó một cuộc thay đổi chế độ có thể tỏ ra ở vào khoảng năm ăn năm thua. Trước hết, chỉ có một chế độ chuyên chế mới có khả năng tập trung chính quyền lại và duy trì trật tự… Một chế độ chuyên chế như thế, có lẽ sau một giai đoan khoan khoái ban đầu sau khi hai ông Nhu-Diệm ra đi, có thể đưa đến việc nối lại sự áp chế ít nhất cũng bằng với ông Diệm, và tham nhũng trong chính quyền Việt Nam trước ông Diệm, và một sự quan tâm hơn vào các vấn đề quân sự qui ước hơn là phương diện xã hội, kinh tế và chính trị, với ít nhất một mức độ tương đương về tinh thần quốc gia bài ngoại.
Đại sứ Lodge trong một bản phúc trình hồi tháng 10, 1963 gửi lên Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ là ông Mc. George Bundy, đã lạc quan về các triển vọng sau khi lật đổ ông Diệm. Trong một phần của bản phúc trình ông Lodge nói: “Chúng ta không nên ngăn cản một cuộc đảo chánh vì hai lẽ: trước hết, có vẻ rằng ít nhãt đây cũng là một cuộc đánh cá năm ăn năm thua là chánh phủ kế tiếp sẽ không đến nỗi vụng về và sơ xuất như chánh phủ hiện tại. Thứ đến thật là cực kỳ thiếu khôn ngoan về lâu về dài cho chúng ta khi đổ nước lạnh vào các mưu toan về một cuộc đảo chánh… Chúng ta nên nhớ rằng đây là phương pháp duy nhất mà nhân dân Việt Nam có thể có được một cuộc thay đổi chánh phủ”.
Khi cuộc đảo chánh chống ông Diệm mà Mỹ tán thành được nối tiếp bằng cuộc đảo chánh kế tiếp lật đổ Big Minh, theo sự tiết lộ của các tài liệu mật, ông Lodge có một thái độ hết sức bình tĩnh.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài cho biết rằng ám chỉ đầu tiên của Toà Đại sứ Mỹ về cuộc đảo chánh của ông Khánh lật đổ ông Minh do Đại sứ Ý Đại Lợi d'Orlandi cho thấy hôm 20 tháng 1, 1964. Tin của ông, theo bản phân tích diễn tả lại trong phần tóm tắt, là các tướng Trần Văn Đôn và Tôn Thất Đính là “các lãnh tụ mạnh của một nhóm có thể chấp nhận một công thức trung lập hoá của Pháp, nhất là nếu lập trường của Mỹ về vấn đề này không được làm sáng tỏ tức thì”.
Ông Lodge, một vài ngày sau đó, đưa ra một lời tuyên bố công khai rằng nước Mỹ, “trong tình đoàn kết với chánh phủ Việt Nam Cộng hoà, cương quyết bác bỏ cái ý tưỏng giả tạo về “trung lập hoá” miền Nam Việt Nam bỏi vì “trung lập hoá” sẽ chỉ có nghĩa là một phương cách khác của việc Cộng sản chiếm quyền”.
Ngày 27 tháng 1, 1964 - năm ngày sau khi Bộ tham mưu Liên quân Mỹ diễn tả miền Nam Việt Nam trong một bản phúc trình mật, như là “trụ cột… trong cuộc đương đầu trên toàn thế giới với Cộng sản” - Pháp đã loan báo việc thừa nhận Trung Cộng về mặt ngoại giao. Trung-Hoa, đối với các nhà chiến lược của các chính quyền Kennedy-Johnson là kẻ thù xảo quyệt đằng sau toàn thể “cuộc thử thách” ở Á châu về sự bành trướng của Cộng sản.
Chinh phủ Johnson đã giận dữ. De Gaulle, theo cái nhìn về thế giới của các nhà chiến lưực Mỹ, đầu tiên đã phá tan “đại kế hoạch” của Mỹ về Liên minh Tây phương ở Âu châu, và bây giờ lại đang phóng ra một sự thách đố tương tự ở Thái Bình Dương.
Tại Sài gòn, khi tướng Khánh đích thân thảo luận với ông Lodge về cuộc đảo chánh dự định của ông hai ngày trước. “Điều nổi bật, theo các nhà phân tích của Ngũ giác đài bình luận, là mặc dầu ông Khánh đã nói rõ các ý định của ông, ý nghĩ đầu tiên của ông Đại sứ là phản đối với De Gaulle hơn là cảnh giác chính phủ Sài gòn”. Ông Lodge, theo lời các nhà phân tích, đã khuyến cáo Hoa Thịnh Đốn phản kháng “với De Gaulle chống lại âm mưu ngấm ngầm của Pháp gây xáo trộn cho chánh phủ Sài gòn, để đưa chánh phủ này vào một con đường trung lập”.
Theo bản nghiên cứu của Ngũ giác đài có nhiều tin tức gửi tới Toà Đại sứ Mỹ ở Sài gòn nói rằng: “Các tướng thân Pháp, thân trung lập của Nam Việt Nam dự định lật tướng Minh đã được “Pháp cho phép tiêu đến hai tỷ bạc để thực hiện việc trung lập hoá miền Nam Việt Nam”.
Theo sự tường trình ở đây, thì tướng Khánh đã báo cho ông Lodge biết rằng ông Minh “đồng ý những thay đổi chắc chắn” trong Hội Đồng Quân Nhân của tướng Minh để cứu hội đồng khỏi mối đe doạ. Nhưng tướng Khánh đã nắm quyền kiểm soát, để ông Minh tạm thời gửi chức Quốc trưởng trên danh nghĩa.
Lời giải thích của ông Lodge gửi Tổng thống Johnson, được dẫn qua trên đây, chứng tỏ nhân vật tại chỗ thường làm nhẹ bớt những tin tức có hại cho Bạch Cung.
Ông Lodge có tường trình ngay sau cuộc đảo chánh của tướng Khánh như sau: “Cuộc đảo chánh của tướng Khánh mới nhìn qua rõ ràng cực kỳ lộn xộn. Chúng tôi cảm thấy chúng tôi đã bắt đầu đạt được tiến bộ thực sự ở đây với chánh phủ của ông Minh, trong khi theo đuổi cái cố gắng chống lại Việt Cộng, và trong việc biến ông Minh thành một nhân vật được lòng dân. Lật đổ một chánh phủ đang tiến triển khá thoả đáng có vẻ giống như một biện pháp bạo động và vô trật tự.
“Tuy nhiên nghĩ lại, lời ông Lodge nói, các tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim, những người bị tướng Khánh tố giác là những người cầm đầu một vụ gọi là đảo chánh thân trung lập chưa bao giờ nói trước về khả năng một giải pháp trung lập vào lúc mà theo họ có vẻ là lúc thích hợp. Rõ ràng là họ đang làm việc và làm một cách đắc lực, để tăng cường cố gắng chống lại Việt Cộng.
“Nhưng không một người nào trong chúng tôi có lúc nào thảo luận về bước tiến sau này sau khi mà chánh phủ Việt Nam đã đi tới cái tư thế mạnh. Có lẽ là họ sẽ tản thành giải pháp trung lập của Pháp vào lúc đó. Chúng tôi tất cả tập trung hết vào việc chiến thắng… Cuối cùng, Đại sứ D’Orlandi của Ý Đại Lợi, ông là một trong những người sáng suốt nhất ở đây, đã nghĩ ngay từ hồi tháng 11 rằng chánh phủ Minh lúc đó ủng hộ các ý tưởng của tướng De Gaulle và có thể trở thành công khai trung lập vào thời cơ thuận tiện…
“Ông (D’Orlandi) đã nói điều ấy với tôi nhiều lần và đã dẫn nhiều sự kiện là cả ông Đôn và ông Kim vẫn còn giữ Pháp tịch, từng là phụ tá của Thống chế De Lattre khi ông này còn ở đây, và từng hoạt động đắc lực cho cơ quan Mật vụ của Pháp (Service Secret) trong quá khứ. Vì thế dư luận về các ý định của Pháp về cuộc đảo chánh trung lập hoá có thể là đúng…
“Sau hết, tại nước này ít khi có chuyện một cuộc bầu cử là một phương cách hữu hiệu nay thích hợp để hoàn tất được một vấn đề quan trọng nào. Phương pháp theo truyền thống để làm những chuyện quan trọng ở đây là qua việc sử dụng sức mạnh có kế hoạch hay và có suy nghĩ kỹ càng. Điều mà Tướng Khánh đã làm tỏ ra không làm người Việt Nam ngạc nhiên… Tuy vậy nhiều người Việt Nam đã bầy tỏ ý kiến với các nhân viên trong bộ tham mưu của tôi rằng việc ông Minh bị thay thế là chuyện đáng tội nghiệp vì ông là một người tốt”.
“Vấn đề đích thực đặt ra do đó là ông Khánh có khả năng không, liệu ông ta thực sự cung ứng được một vài hành động liên hệ vào cố gắng chống Việt Cộng hay không? Chứng cớ cho đến ngày nay là ông ta có khả năng, là ông ta không chấp nhận một sự chậm trễ nào…
“Nếu ông Khánh có khả năng việc ông lên cầm quyền có thể mang lại cho nước này một một Bộ Tư lệnh có một người, duy nhất thay vì một Hội đồng Quân nhân. Chúng ta có được mọi điều chúng ta (Mỹ) cần ở Việt Nam.
Mỹ đã cung cấp cố vấn, huấn luyện và trang bị về quân sự; sự giúp đỡ về kinh tế và xã hội, và cố vấn về chính trị. Chính phủ Việt Nam đã đưa một số tương đối lớn những người tốt vào các vị trí quan trọng và đã đổi thay những thủ tục về dân sự và quân sự tỏ ra có thể tiến hành được. Vì thế, sự viện trợ của chúng ta biết đường mà làm, chúng ta có các phương tiện để mà làm, chúng ta chỉ cần làm có thế. Việc này đòi hỏi một vị Tư lệnh cứng rắn và bất nhẫn, có lẽ Khánh là con người ấy”.
Các nhà kiểm điểm tình hình của Ngũ giác đài, tuy nhiên khi nhìn lại đã viết ngay thẳng hơn nhiều. “Chúng ta (Mỹ) coi là một đòn nặng vào sự ổn định của chánh phủ mà chúng ta tin là rất cần thiết cho miền Nam Việt Nam, và chúng ta nghi ngờ những lời tố giác mà Khánh đã dùng để biện minh cho các hành động của ông ta”.
Nhưng Tổng thống Johnson dĩ nhiên có một hệ thống các ưu tiên khác: hiển nhiên ông coi “trung lập hoá” Việt Nam, mà ông nhiều lần đã định nghĩa như “một sự chiếm quyền của Cộng sản”, như mối nguy hiểm to lớn nhất cho các mục tiêu quốc nội quốc ngoại của ông. Ông đã cứng rắn chỉ thị cho Đại sứ Lodge trong một điện văn hồi cuối tháng 3, 1964, có ghi trong bản tài liệu mật của Ngũ giác đài, rằng: “Phái bộ của ông cố nhiên có cái mục đích là đánh đổ cái ý tưởng trung lập hoá tại bất cứ nơi nào nó thò cái đầu dơ dáy của nó ra.
… Tôi đã đích thân nói rõ điểm này với Mansfield (Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ) và Lippmann (bình luận lão luyện của Mỹ).
…Ông có thể chuyển mối quan tâm của chúng ta về điểm này cho tướng Khánh và hỏi ý kiến ông ta về một chương trình chung hay nhất có thể được để chấm dứt câu chuyện ấy ở Sài gòn, ở Hoa Thịnh Đốn và ở Ba-Lê”.
Nhưng tình hình toàn diện ở miền Nam Việt Nam đã thay đổi trong khi các chính quyền Kennedy và Jonhson đã quyết định chứng tỏ với thế giới rằng nước Mỹ trong khi xúc động trước cái chết của vị Tổng thống trẻ tuổi, sẽ bội tăng nếu cần công cuộc theo đuổi những cuộc “thử thách” trên thế giới khởi từ những năm thời Kennedy. Đề duy trì liên tục, ông đã giữ nguyên tất cả những vị cố vấn then chốt của ông Kennedy.
Lúc đó vào một tháng sau cái chết của Tổng thống Kennedy, trước khi một số các cố vấn này khởi sự ngỡ ngàng đến các hậu quả của việc phá đổ hồi tháng 11, cái cơ cấu chính trị ở miền Nam Việt Nam do ông Diệm thiết lập với sự yểm trợ quan trọng của Mỹ từ 1954.
Cải “hình ảnh đen tối” bất thần do ông Mc. Namara khám phá ra trong bản phúc trình ngày 21 tháng 12, đã được đề cập đến trước đây, cảnh giác rằng miền Nam Việt Nam sắp đỗ vỡ thành, hoặc là một nước trung lập hay một nước do Cộng sản kiểm soát, chỉ mói là cú đầu. Các giới chức Mỹ qua các giai đoạn được thấy rằng trong những ngày thời ông Diệm họ sử dụng những tin tức căn bản quá lạc quan và không chính xác từ các viên chức Nam Việt Nam. Sau ông Diệm, các tin tức đã cải tiến chỉ để cho thấy rằng miền Nam Việt Nam nay đang tan nát hơn bao giờ hết dưới quyền các tướng thù nghịch nhau, các ông tướng này không có một chút kinh nghiệm vào về chính trị dù là tốt hay xấu.
Nhưng nước Mỹ đã sẵn sàng để cố gắng sửa đổi sự thâm thủng ấy.
Ông Mc. Namara tường trình vào hôm 16 tháng 3, 1964 rằng chế độ ông Khánh “đang mong manh” và “luôn luôn có mối đe doạ về ám sát hay một cuộc đảo chánh khác… Không nhiều thì ít các kiều dân Pháp đang tích cực khuyến khích một cuộc đảo chánh như thế, lập trường của De Gaulle và sự bị quan thướng trực và thái độ chống Mỳ của cộng đồng Pháp kiều ở miền Nam Việt Nam cung ứng nhiên liệu thường xuyên cho cái cảm tình trung lập”.
Ông Mc. Namara tường trình rằng: “Trên phương diện tích cực chánh phủ Khánh tuỳ thuộc rất nhiều vào lời cố vấn của Mỹ…” Nước Mỹ, theo ông Mc. Namara, phải “làm sáng tỏ rằng chúng ta hoàn toàn ủng hộ chánh phủ ông Khánh”.
Tuy nhiên ông Khánh, như việc luôn luôn phản kháng ông Lodge khi Đại sứ thúc giục những cải tổ chính trị để đoàn kết quốc gia ngõ hầu có thể chiến đấu tốt đẹp hơn, là một quân nhân, chứ không phải một chính trị gia.
Bộ tham mưu Liên qân Mỹ ngày 18 tháng 2 đã đệ trình lên ông Bộ trưởng Mc. Namara một chương trình đầy đủ cho việc sửa đồi để tiến tới chiến thắng.
Chương trình này bao gồm việc “đưa dắt tướng Khánh đến chỗ chấp nhận các cố vấn Mỹ tại mọi cấp bậc được coi là cần thiết”, củng cố chánh phủ Việt Nam và “hình ảnh”. Ông Khánh “cộng với một tầm mức các hoạt hoạt động leo thang quân sự hạn chế”.
NGƯỜI MỸ LẦM THẾ NÀO
Nhưng các vị Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng nhắc lại nhừng đề nghị của họ đã nhiều lằn bị trì hoãn, về phương cách tiến hành cuộc chiến, còn nói rằng những hành động quân sự mới, hạn chế không thể “có một tác dụng quyết định đối với chiến dịch chống Việt Cộng”. Trong số các vấn đề này đòi hỏi nghiên cứu “cấp tốc” theo họ nói với ông Mc. Namara, trước hết là gia tăng các, cuộc hành quân chống Bắc Việt bao gồm cả các cuộc oanh tạc những mục tiêu chọn lựa”.
Các cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, và cố nhiên cả ông Khánh nữa, không bao lâu gia tăng các đòi hỏi của họ vế một giải pháp tương tự.
Điều mâu thuẫn cho nước Mỹ là ông Khánh càng suy yếu trong việc phối hợp hoạt động chính trị và quân sự ở Nam Việt Nam để đối phó với các cuộc tấn công gia tăng của Cộng sản, thì ông càng có thế mạnh hơn trong việc đòi hỏi Mỹ đáp ứng các yêu cầu của ông - hay đối phó với các giải pháp thay thế bị bác bỏ như “trung lập hoá”, “Cộng sản chiếm quyền trọn vẹn”, và quan trọng hơn hết là “sự nhục nhă” trên trường quốc tế của nước Mỹ.
Trong những ngày lạc quan hồi tháng 7, 1962, khi mà Mỹ đang vận động để ông Diệm, là người thường bướng bỉnh, chấp nhận thêm một vài ngàn cố vấn nữa, Hoa Thịnh Đốn đã đồng thời bắt đầu dự trù việc giảm bớt lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam sau khi đã tới được cái tuyệt đỉnh dự trù là 12.000 người và năm 1964. Kế hoạch dự trù bớt lực lượng xuống còn 1.500 người vào năm 1968.
Bản duyệt xét tình hình của Ngũ giác đài cho thấy rằng điều này đã trở thành chỉ là kế hoạch trên giấy tờ mà thôi; kế hoạch triệt thoái đầu tiên đã bị huỷ bô trong những ngày đen tới hồi tháng 3 năm 1964 sau “một vụ giảm bớt giả tạo 1.000 người vào tháng 12 năm 1963…” Đấy chỉ là một ảo tưởng về kế toản: chứ mức quân số Mỹ khi bấy giờ đã trên 4.000 hơn cái mức tối đa dự liệu 12.000 trước năm 1968.
Vào tháng 3, 1964, chiến lược của ông Johnson đã trở nên ràng buộc chặt chẽ với không một cách chọn lựa nào khác mà ông và các cố vấn cao cấp của ông coi là có thể chịu đựng được, hơn là leo thang.
Bản nghiên cứu của Ngũ giác đài với cái nhìn ngưực lại thời gian hồi 1967-1968 đã bình luận rằng: “… càng ngày càng rõ ràng là chúng ta cũng dấn thân vào cuộc chiến như thân chủ của chúng ta (tức Việt Nam) vậy - có khi còn dấn thân hơn nữa”.
Chú thích:
(1) Iceberg, nguyên văn dùng trong câu này có nghĩa là một tảng băng trôi trong nước biển là một mối nguy cho các tàu bè.

HẾT
NGƯỜI MỸ LÀM THẾ NÀO ĐỀ GIÉT TỒNG THỐNG VIỆT NAM
 BẢN DỊCH CỦA LAN VI - HỒNG HÀ - DƯƠNG HÙNG
GIẤY PHÉP SỖ 4219 / BTT / PHNT NGÀY 06-9-1971 IN XONG NGẦY 10-9-1971,

Xem Tiếp: ----