Chương Kết

- Kìa, anh Bằng, phải anh Bằng không?
- Chính hắn. Còn em, phải đúng là em không?
- Nghe như xạo! Em là ai, nói tên xem!
- Dạo này anh bị bịnh, nhưng không phải bịnh mất trí nhớ.
- Anh bị bịnh gì vậy?
- Bịnh này bác sĩ không trị được nhưng với sinh viên y khoa thì chỉ cần… xoa bóp là hết.
- Bịnh gì ngộ vậy?
- Bịnh tương tư!
- Bây giờ mới thật là xạo! Mà anh tương tư cô nào vậy?
- Cái cô anh đi tìm hai lần. Lần đầu “bà chủ” truy hỏi là anh đã… làm gì cô Anh mà cô Anh không đến nữa! Lần sau, mới gần đây thôi. Nhưng tìm em như thể tìm chim, chim ăn biển bắc đi tìm biển đông.
- Chị ấy truy anh cũng đúng! Em không còn đến nơi đó ngay sau đêm đi chơi với anh. Khi về nhà thì đã thấy ba em được thả và hôm sau vẫn được đi làm sở cũ. Em cứ nghĩ, nhờ gặp anh mà em gặp hên nên muốn gặp lại anh để… cám ơn! Mấy lần em xuống bến tàu tìm anh và hễ gặp áo trắng là em hỏi thăm nhưng không ai biết tin anh. Một lần khác, em trở lại nơi đó nhờ chị chủ trao anh bức thư. Trong thư, em có ghi địa chỉ nhà em và mong anh đến chơi. Chờ cả năm nào thấy bóng dáng!
- Bà chằn đó có đưa bức thư nào đâu! Mà thôi, cần quái gì cái thư đó nữa! Mình lại gặp nhau đây rồi! Còn cái vụ “cám ơn” vì nhờ anh mà gặp hên, cho anh từ chối. Anh không tin dị đoan, mà nhận thì giống như mình ban ơn thật! Anh thích em nhưng không thích lợi dụng.
- Chớ không phải tại vì anh có hẹn với cô nào ở đây?
- Hẹn hò gì! Anh dẹp hết mấy cô rồi! Anh đến đây ghi tên đi học.
- Đi học? Anh nói anh đi tàu mà, thì giờ đâu đến trường.
- Thì vẫn đi tàu nhưng tàu đang vào ụ sửa chữa đại kỳ.
- Vào ụ là vào cái quái quỷ gì?
- Người bị bịnh thì vào nhà thương, tàu bị hư thì vào ụ. Người bị bịnh nặng thì điều trị trường kỳ, tàu bị hư nặng thì sửa chữa đại kỳ.
- Sửa chữa đại kỳ? Bộ tàu anh bị hư nặng sao? Có phải vì vụ Vũng Rô? Cả tuần vừa qua em có theo dõi vụ tàu xâm nhập bị đánh chìm và thắc mắc không biết tàu anh có dự trận đổ bộ không và anh có mệnh hệ gì không!
- Được em thắc mắc là anh đủ bình an rồi! Nhưng anh nghi em xạo quá. Mắc mớ gì khiến một cô y khoa lại đi chú ý đến Vũng Rô, rồi còn thắc mắc thắc mớ!
- Nói chuyện với anh tức chết! Nếu không thương thì mắc mớ chi phải thắc mắc!
- Thương cái kiểu gì mà học bên y khoa lại lang thang sang văn khoa! Chàng nào tốt số vậy?
- Vừa tan lớp em qua kiếm con bạn rủ đi ăn bún tôm nướng chợ Bến Thành. Ngon hết sẩy. Thôi, bây giờ gặp anh thì không cần con bạn nữa. Anh đi ăn với em nghe.
- Đừng đánh trống lãng. Nói thật đi. Con bạn hay thằng bạn?
- Con bạn thì sao và thằng bạn thì sao?
- Nếu là con bạn thì anh sẽ đi ăn với em cùng với “con bạn” của em. Còn nếu là “thằng bạn” thì cho anh dọt! Anh đã quá đủ rắc rối với mấy “thằng bạn” và “thằng chồng” rồi!
- Tội nghiệp dữ hôn! Nghe càng thêm thương! Cũng như anh, em dẹp hết mấy “thằng bạn” rồi, từ ngày gặp anh!
- Nghe như thiệt!
- Thiệt! Trong đầu em từ sau ngày gặp anh, chỉ còn có hai thứ. Một là học. Hai là lỡ nhớ đến anh thì nhớ năm phút rồi lại học! À, mà anh nói anh ghi tên học là học cái quái quỷ gì vậy? Các môn ở Văn khoa thì có môn nào dính dáng đến Hải quân đâu! Họa chăng là “môn” nữ sinh viên! Nói thật đi, anh đến đón người đẹp phải không? Nếu anh đã có hẹn thì em xin kiếu.
- Em suy luận thật tài tình. Nhưng chỉ đúng một phần. Nói chung thì nữ sinh của bất cứ trường nào cũng đều là thần tượng của thủy thủ. Chẳng qua có một giáo sư Triết khuyên anh nên chọn môn học này vì theo kinh nghiệm của ông, môn Triết sẽ mang may mắn cho người học.
- Ô! Con bạn em cũng học triết!
- Đúng là Triết mang đến may mắn! Giới thiệu “con bạn” em cho anh đi.
- Anh vô duyên! Phải hiểu theo ý này: Triết đã mang anh đến trường này và đã cho “đôi ta” cơ may gặp lại nhau. Thế nên em chưa ngu mà đi giới thiệu anh cho bạn em!
- Đang buồn mà còn bị chê vô duyên thì còn gì mà không thắti trôi qua. Còn như kể từ cái đêm “vĩnh biệt” thì cũng gần mười bốn tháng. Nhưng lần trở lại này tôi ngồi một mình. Điều vô lý là Tuyết thiết tha mời đến mà không tiếp đón.
Mới đây vài tháng, tôi có dịp gặp lại Tâm nhân hai tàu cặp cạnh nhau. Tôi hỏi thăm về “tình hình” của hai người. Tâm bảo thỉnh thoảng vẫn đến chơi tối thứ ba nhưng gần đây Tuyết bảo đừng đến nữa vì sắp dời đi nơi khác. Tâm có hỏi đi đâu nhưng Tuyết không nói và từ đó Tâm không đến nữa. Tâm cho là Tuyết không còn muốn gặp…
Hút hết điếu thuốc, tôi bắt đầu sốt ruột. Chừng nào Tuyết mới về? Tôi phải chờ đến bao giờ? Tôi tìm một tờ báo, một quyển sách. Các mặt bàn đều trống trơn. Tôi bước tới mở máy truyền hình. Băng tần 9 đài Sài Gòn đang phát tin chiến sự. Nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ khắp bốn vùng. Sau phần tin tức là một vở kịch. Tôi tắt máy và cảm thấy bực mình, chán nản. Tôi đứng lên, muốn ra về nhưng lại ngại gõ cửa bà hàng xóm trả lại chìa khóa.
Tôi bước tới bước lui từ bếp ra cửa, hít thuốc liên hồi. Tuyết bảo đến mà không nói đến ngày nào, lúc nào, dù vậy tôi đã cẩn thận đến ngay hôm nay là chiều thứ ba, là ngày Tuyết dành hẹn với Tâm, tưởng chắc là có mặt ở nhà. Tuyết đi đâu mà suốt hai tiếng vẫn chưa về. Bụng tôi bắt đầu cồn cào đòi ăn và uống. Trước khi đến, tôi đã dành bụng trống để mời Tuyết đi nhà hàng Catina. Thật ra thì hẳn ai cũng đều làm như tôi. Chính Tuyết đã chọn nhà hàng đó rồi đưa tôi vào mê hồn trận. Mười tám tháng qua, tôi vẫn còn vương vấn mê hồn hương từ Tuyết. Tôi hy vọng ngửi lại được mùi ngây ngất đó tối nay…
Tôi mở tủ lạnh tìm chai bia. Khi trở lui, ngang qua bàn ăn, tôi chợt để ý một bao thơ đặt tựa vào chiếc lọ cắm hai nhánh hoa lay ơn đỏ rực. Tôi không biết lay ơn biểu lộ ý nghĩa gì nhưng màu đỏ rực chắc chắn là gửi gắm niềm say đắm. Lá thư say đắm, Tuyết gửi ai đây? Tò mò, tôi cúi nhìn hàng chữ viết tay nhỏ nhắn: “Gửi anh Võ Bằng”. Tôi ngạc nhiên nhìn lại lần nữa. Đúng là tên tôi. Hẳn Tuyết có chuyện bất thường phải rời nhà nên để lại vài lời cáo lỗi? Tôi xé toạt bao thơ, mở toang mảnh giấy, đọc vội:
Anh Bằng,
Nói thật lòng, sau “cái đêm hôm ấy đêm gì” em đã cố hết sức để dừng gặp lại anh. Gặp lại anh thì không tài nào có thể rứt áo ra đi. Mà đeo dính anh, thì…tội nghiệp cho Hồng. Em dân Huế nên hiểu lòng gái Huế. Yêu đắm say mà đau khổ cũng tận cùng. Hồng chưa từng đau khổ, còn em thì đã … quá quen. Thêm một lần khổ nữa không chừng lại thấy vui.  Cuối cùng, em vui thật.
Sáng mai, anh ấy về xứ và mang theo người vợ anh hết lòng thương yêu. Anh ấy là ai, em đã có lần kể với anh. Là bạn thân ông chồng quá cố của em đấy mà. Em vui vì quyết định của em chắc chắn mang niềm vui đến mọi người.
Nhưng ra đi mà bỏ anh côi cút năm năm nữa thì cũng không đành. Mà có tha thiết ước mong anh cưới Hồng thật sớm thì cũng không rút ngắn được thời gian. Em từng chờ đợi nên rất hiểu cái khổ đợi chờ. Vì vậy hãy để em lo cho anh một lần, cho em yên tâm hưởng hạnh phúc và cho anh cũng sớm hưởng hạnh phúc như em. Chẳng hạnh phúc sao khi em sống êm ấm bên chồng và thấy người mình thương cũng mặn nồngbên vợ….
Đây là phương tiện giúp cho ước mong của em sớm thành hiện thực. Căn nhà của em, bây giờ đã là của anh. Em cũng để lại cho anh hai chục ngàn đô la, thừa để anh chi tiêu tiệc cưới và đủ để phòng bị khi gặp khó khăn.
Tiền và giấy tờ địa ốc được dấu dưới nệm ở cuối giường.Tuy bằng khoán nhà còn mang tên em nhưng em cũng đã lập sẵn một giấy ủy quyền cho anh toàn quyền sử dụng. Thực lòng, em muốn sang tên cho anh nhưng thủ tục sang tên cần anh hiện diện. Mà em biết tính anh, nên chỉ còn cách phải đặt anh vào… sự đã rồi!
Một ngày nào đó, sau khi biết chắc anh và Hồng hạnh phúc trong căn nhà này, em sẽ cho anh địa chỉ của em phòng khi có ngày anh đi Mỹ du học hoặc lãnh tàu. Anh còn độc thân thì khó mà tin rằng anh cũng dứt khoát như em là biến“người thương yêu” thành “người bạn tốt”…
Chúc anh và Hồng trọn đời hạnh phúc.
Rất thương,
Tuyết
Khi tôi tỉnh giấc, chiếc đồng hồ trên tường chỉ đúng một giờ mười phút. Bụng tôi cồn cào. Lòng tôi nôn nao. Tôi phải gặp ngay Hồng để hân hoan thông báo, rằng nàng muốn làm vợ tôi ngày nào là… tùy nàng. Còn với tôi, càng sớm càng hay. Tôi rửa mặt, thay bộ đồ bảnh nhất. Tôi duyệt lại mấy món quà. Trên đường đến nhà Hồng, tôi dừng lại tiệm phở nổi danh gần rạp Tân Tiến. Tôi khoan khoái thưởng thức tô phở còn nguyên hương vị hai năm trước. Rồi tôi nhâm nhi ly cà phê phin đậm đặc ưa thích ngày nào. Tôi ôn lại những lời ba tôi căn dặn và nhờ chuyển đến ba mạ Hồng. Tôi sắp xếp ý tưởng trình bày việc cưới xin. Tôi thử đoán Hồng sẽ đặt ra những câu hỏi gì và lựa câu trả lời thật vui thật đẹp. Chắc chắn là nàng không thể không nêu thắc mắc là do đâu mà tôi có khả năng cưới nàng mau mắn đến thế! Tôi không có chọn lựa nào khác là sẽ phải nói láo đôi chút. Tôi sẽ khoe là có người bạn khá giàu đi du học nhiều năm và có thể ở luôn bên Mỹ, nhờ tôi trông coi nhà dùm, nên chuyện nhà cửa không còn thành vấn đề. Riêng chi tiêu cho lễ hỏi, lễ cưới là phần lo liệu của ba tôi…
Càng gần đến nhà Hồng, tôi càng chậm bước và càng hồi hộp. Nếu Hồng vẫn còn ở Huế, không về nhà dịp Giáng Sinh thì sao? Nếu nàng về, liệu nàng sẽ thực sự vui hay chỉ ngạc nhiên rồi bảo chờ tốt nghiệp đại học? Hoặc giả chính ba mẹ nàng từ chối? Tôi bi quan quá chăng?
Tôi dừng trước chiếc cổng quen thuộc và nhấn chuông. Người mở cửa là mẹ Hồng. Bà quay lui như để thông tin người bấm chuông là ai rồi hối hả ra mở cổng. Bà dịu dàng trách:
- Đi mô mà biệt xứ rứa? Vô nhà đi cháu.
Tôi bước qua cổng vừa lúc ba Hồng vui vẻ đi tới. Ông đưa tay cho tôi bắt và nồng nhiệt đón mừng:
- Bác nhớ cháu và rất mong gặp cháu. Hai bác có nhận quà lần trước. Cám ơn cháu lắm. Trà thật ngon.
Tôi nói bằng giọng xúc động:
- Cháu có mang thêm. Cả bác gái nữa…
Mạ Hồng xua tay:
- Lần ni thì bác nhận nhưng nhất định không lần sau.
Khi ngồi ở ghế sa lông, tôi trao quà cho ông bà. Mạ Hồng mang quà vào trong, nói để pha trà. Ba Hồng thân mật hỏi:
- Cháu chưa ghét Hải quân chớ?
Tôi xăng xái lắc đầu:
- Dạ, cháu thích lắm.
- Rất tốt! Phải thích mới trở thành Hạm trưởng giỏi. Cho bác biết đôi điều về ông tân Tư lệnh Hải quân?
- Cháu chỉ nghe nói tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân Pháp, chắc giỏi.
-  Tình hình Sài Gòn ra răng?
Tôi e ngại, lắc đầu:
-  Cháu thường đi công tác nên không theo dõi thường xuyên. Có vẻ như ông Quốc trưởng và ông thủ tướng không thuận nhau. Có vẻ như trong hậu trường các tướng còn tranh chấp…
Nhưng dường như ông hỏi chỉ cốt để làm đà cho ông thao thao bất tuyệt. Hoặc giả lâu nay ông ghiền nói mà không có người nghe. Ông luận về sự rối ren của tình hình nước nhà và tình hình thế giới. Ông phân tích về sự sai lầm của Mỹ khi ủng hộ việc lật đổ và giết Tổng thống Diệm. Ông bàn về luật nhân quả của nhà Phật với cái chết liền sau đó của Tổng thống Kennedy. Tôi tỏ vẻ lắng nghe nhưng mắt dáo dát nhìn quanh.  Hồng ở đâu mà không xuất hiện? Hay đúng là nàng còn ở Huế? Tôi nghe thất vọng đến nghèn nghẹn. Cuối cùng, tôi buộc phải lên tiếng giữa lúc ông tạm dừng để nhận bình trà từ tay vợ:
- Thưa hai bác, trước đây khi cháu còn là sinh viên sĩ quan, hai bác thường cho cháu đi ăn nhà hàng cuối tuần. Nay nhân gặp lại hai bác, cháu xin được hân hạnh mời hai bác và Hồng một bữa ăn tối, ngày nào thuận tiện cho hai bác.
Ông cười sảng khoái:
- Hai bác nhận lời. Tối mai hỉ?
- Dạ, tối mai. Bảy giờ cháu sẽ đến đây để cùng hai bác đến La Frégate. Thưa hai bác, Hồng chắc đi vắng?
Ông nhìn sang bà. Mạ Hồng mỉm cười:
- Nó không còn ở đây nữa cháu ạ. Nó về nhà riêng mấy tháng rồi! Nhưng nó có dặn hai bác là khi nào cháu về đây thì chỉ nhà cho cháu đến chơi.
Tôi ngạc nhiên kêu lên:
- Hồng có nhà riêng? Ở một mình?
Mạ Hồng lắc đầu, tỏ vẻ lúng túng:
- Nó cũng dặn hai bác là đừng nói chi hết. Nó muốn đích thân nói chuyện với cháu…
Tôi nôn nóng đứng bật dậy:
- Cháu xin phép đi gặp Hồng ngay.
Ba Hồng chặc lưỡi:
- Ở chơi thêm tỵ nữa, bác đã kịp hỏi han chi mô! Về Nha Trang lần ni, tàu cháu có mở dạ tiệc không, cho hai bác dự với? Lần rồi, nghe Hồng kể lại, hai bác rất thích. Không hiểu sao bác ưa Hải quân chi lạ!
Tôi cho đó là một gợi ý nên không còn e dè:
- Thưa hai bác, tàu cháu còn đậu bến ở Sài Gòn. Cháu xin nghỉ phép bảy ngày để xúc tiến việc… của tụi cháu.
Mạ Hồng mở to mắt nhìn tôi. Ba Hồng tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Việc của tụi cháu? Việc của tụi cháu là việc chi?
- Thưa hai bác, năm ngoái cháu có ghé thăm hai bác nhưng nhằm lúc hai bác đi Huế. Cháu có bàn với Hồng về dự định đám cưới…
Ba Hồng gật đầu, mỉm cười ngắt lời:
- À, việc nớ! Việc nớ Hồng có nói lại. Dự tính là năm năm, phải không? Kể đến bữa ni thì còn bốn năm nữa. Phải nói là hai bác đã rất hài lòng khi nghe cháu bàn chuyện nghiêm túc. Bác gái thường khen bác có tài thoáng nhìn là biết người tốt xấu.
Tôi nóng nảy tiếp lời:
- Thưa hai bác, cháu biết năm năm là quá lâu nên hai hôm trước, cháu đã gặp ba cháu để trình sự việc là cháu muốn cưới Hồng trong vài tháng tới. Ba cháu tán thành và mong sớm được hai bác cho phép gặp gỡ để chính thức bàn về lễ hỏi và lễ cưới…
Mạ Hồng kêu lên:
- Ô! Việc nớ thì…
Ba Hồng nhìn bà, chận lời:
- Việc nớ thì… Hồng sẽ nói chuyện với cháu. Chừ thì cháu có thể đi gặp Hồng. Nhớ là tối mai hai bác chờ đi ăn tối. Dĩ nhiên nếu có Hồng cùng đi, thì không còn chi vui bằng…
Theo địa chỉ ba Hồng vẻ cho, tôi hối hả gọi xích lô. Đó là khu nhà mới cất cuối đường Trần Nguyên Hãn. Tôi nhìn lại số nhà và gõ cửa. Hồng mở cửa, reo vui:
- Ồ! Anh Bằng! Linh tính em hay thật. Mấy bữa ni em có ý chờ anh. Anh vào đi.
Nhìn căn nhà mới tinh, tươm tất, tôi lột đôi giày. Hồng la lên:
- Anh cứ mang vào nhà.
Nhưng tôi vẫn để đôi giày ở cạnh cửa. Sàn nhà lót gạch bông màu hồng phơn phớt trông mát mắt. Tất cả mọi thứ đều có sắc dịu nhẹ, thanh nhã. Hồng mời tôi ngồi lên chiếc ghế tựa đôi bọc da trắng tinh. Một ghế tựa đơn tạo thành góc vuông với một chiếc nôi đặt cạnh. Tôi đặt hộp quà tặng lên bàn trước khi an vị. Hồng vẫn đứng, hướng mặt lên thang lầu, gọi lớn:
- Anh Luận ơi! Có anh Bằng đến.
Tôi nghe tiếng vọng:
- Ai? Anh xuống ngay!
Giọng Hồng sôi nổi:
- Xuống ngay làm quen anh Bằng!
Tiếng khóc ré từ chiếc nôi. Hồng bước tới vỗ về:
- Mạ xin lỗi to tiếng. Ngủ đi con. Ngủ đi con trai cưng của mạ.
Tôi ngẩn người đứng lên bước đến chiếc nôi. Một đứa trẻ sơ sinh da mặt còn đỏ hỏn, mắt nhắm nghiền được bọc kín trong khăn vải. Đứa trẻ trở về giấc ngủ dễ dàng. Tôi nghe tiếng bước chân và ngoảnh nhìn. Một thanh niên tuổi khoảng ba mươi, ăn mặc tề chỉnh, vừa bước xuống bậc thang vừa nhìn tôi đăm đăm. Hồng giới thiệu vui vẻ, nồng nhiệt:
- Anh Luận, chồng em.
Quay sang tôi, giọng cợt đùa:
- Còn đây là anh Bằng. Là ai, ông chồng tôi quá biết!
Luận đưa tay bắt, ngắm nghía tôi và cười cợt một cách thân tình:
- Anh đẹp trai hơn nhưng tôi là người may mắn.
Ruột gan tôi rối bời nhưng cũng cố buông lời bông đùa:
- Quả đúng vậy! Anh quá may mắn!
Cả ba chúng tôi cười vang. Tôi đã lấy lại sự bình tâm. Chiến trường còn chưa run thì tình trường có gì phải lúng túng. Luận cùng ngồi chung ghế với tôi:
- Tàu anh cặp Cầu Đá?
- Không! Tôi đi xe lửa ra đây.
- Để thăm Hồng?
Tôi nhìn thẳng vào mắt Luận, trả lời cũng thẳng thừng như câu hỏi:
- Dĩ nhiên là để thăm Hồng. Nhưng cũng để bất ngờ… quen anh!
Luận cười:
- Ban đầu thì quen, sau tiến tới biết. Bởi rứa, tôi xin tự giới thiệu: Tôi là giáo sư triết của Võ Tánh, và là thầy của Hồng, một năm về trước.
Hồng vừa ngồi xuống chiếc ghế đơn vừa tiếp lời:
- Một năm về trước là thầy, sau đó là… chồng. Chuyện cũng giản dị. Năm ngoái, vài tuần sau khi em chia tay anh, thầy Luận nhờ người mai mối đến xin ba mạ cho thầy cưới em. Ba mạ để tùy em quyết định.  Em gặp thầy và nói thẳng với thầy rằng em rất tiếc đã có người yêu. Thầy bảo thầy không tin. Em đưa thư anh cho thầy đọc.  Thầy bảo “yêu hải quân” thì cần xét lại: Liệu em có đủ can đảm đợi chờ, có tràn đầy hạnh phúc với ông chồng nhiều ngày ở biển, nhiều ngày ở bến lạ hơn là ở bến … trông chồng! Nếu làm vợ thầy, lúc nào em cũng có thầy bên cạnh. Em bảo chắc chắn em sẽ không bao giờ quên anh và một người như vậy thầy không nên cưới. Thầy bảo cứ làm vợ thầy và cứ… yêu anh, không thành vấn đề! Nếu anh Bằng là em, anh có từ chối không?
Những lời thẳng thắn, tự nhiên của Hồng tác động vào phần tâm não nào đó làm méo mó nụ cười tôi cố giữ vui tươi. Tôi nghĩ Luận dạy về tâm lý học sẽ thành công hơn là triết. Tôi trả lời:
- Anh không phải là em nên khó trả lời. Nhưng anh xin đưa một gợi ý, rằng Hải quân thường lênh đênh xa bến nhưng chưa từng có ai ế vợ. Hơn nữa, bất cứ bà vợ Hải quân nào, bất kỳ lúc nào, cũng đều vui vẻ… làm vợ! Nên viện lý do khác chí lý hơn.
Hồng liếc xéo tôi trong lúc Luận gục gặc đầu:
- Ngay từ đầu, tôi đã nhận tôi là người may mắn. Cho nên tôi chỉ biết cầu chúc anh Bằng sớm gặp may mắn…như tôi.
- Thật ra, may mắn chỉ là một cách nói. Có lẽ tôi phải oán trách quân trưởng Hải quân không dạy môn tâm lý học để ngày nay không có lời thuyết phục Hồng hiệu quả bằng anh!
Luận cười khoái trá. Hồng lại liếc xéo tôi. Tôi thấy “đối đáp” thế là đủ. Có còn gì để cay đắng, xót xa! Tốt hơn là giúp Hồng vui trọn vẹn. Tôi cất tiếng cười dòn hòa điệu:
- Chắc thầy Luận cũng không hẹp hòi gì mà không giới thiệu cho tôi một cô học trò thay thế!
- Rất sẵn lòng, nhưng anh ở xa quá và ít ghé nơi ni. Có giới thiệu rồi anh cũng lại thiếu may mắn mà thôi! Tôi đề nghị anh làm quen một cô sinh viên văn khoa Sài Gòn bằng cách ghi tên học lớp triết. Khoa triết thường mang đến nhiều may mắn!
Tôi gật đầu:
- Tôi đã có ý định đó từ lâu mà bị kẹt… một người. Giờ thì hết kẹt rồi, nhất định theo lời anh khuyên.
Luận cười hể hả. Tôi cũng hỉ hả cười theo. Hồng lại liếc xéo tôi, điểm chút mím môi kiêu kỳ. Sực nhớ ra, tôi đổi giọng nghiêm trang:
- Tôi vừa mời hai bác dùng cơm tối và hai bác đã nhận lời. Tôi đến đây, trước để thăm, sau để mời Hồng và anh Luận một bữa ăn hội ngộ.
Luận sửa:
- Tái ngộ chứ?
Tôi gật:
- Tái ngộ và cả hội ngộ.
Hồng vùng vằng:
- Các anh cứ chơi chữ! Mệt dễ sợ! Chúng em nhận lời. Anh Luận coi chừng con, em đi thay quần áo!
Luận nhìn vợ, âu yếm:
- Coi bộ em rối lên, quên cả đêm nay là Giáng sinh La Frégate đóng cửa. Tối mai đi. Còn tối nay, với tư cách gia chủ, mình nên mời khách quý từ xa tới thăm. Anh sẽ ghé mời ba mạ rồi chạy kiếm vài món ăn ở các tiệm còn mở cửa.  Anh Bằng ở chơi, không lâu đâu.
Luận đứng lên. Tôi nói vội:
- Tôi đinh ninh mọi sự bình thường nên trót mua quà tặng Hồng. Món quà không khác lần trước nhưng giờ đây xem ra không còn thích hợp. Tuy nhiên, không lẽ mang về. Mong Hồng nhận cho và nếu anh cho phép!
Luận cười, nói một câu mà tôi biết Hồng có khoe món quà lần trước:
- Nhận đi em, ngày mai em mặc đi ăn tối cho anh Bằng vui.
Nói xong Luận tỉnh bơ ra cửa. Hồng dặn vói:
- Anh Luận, xin ba một chai rượu chát. Ba biết anh Bằng thích loại nào.
Luận bắt chước giọng nhà binh, nói qua khe cửa trước khi đóng kín:
- Nhận năm trên năm!
Chúng tôi ngồi nhìn nhau bằng ánh mắt thân tình. Hồng cúi đầu nói nhỏ:
-  Một người chồng như vậy, đáng yêu quá phải không anh? Thú thật là em rất yêu anh Luận. Nhưng cũng thú thật là em vẫn chưa quên anh. Hai tuần trước, em mơ thấy anh về và thất tha thất thểu đi tìm em. Em nằm mơ có thể là từ ước muốn thiết tha được gặp anh. Em muốn gặp anh để nói một sự việc rất quan trọng mà em tin  là khi anh biết, anh sẽ không còn giận em sớm lấy chồng, lại cũng không thông báo… Làm sao em có can đảm báo tin cho anh?
Tôi lắc đầu:
- Có gì mà giận, chẳng qua không nợ không duyên. Thì nay, tuy biết tin muộn, anh cũng xin chúc mừng em. Chúc mừng em lấy được người chồng vui tính. Chúc mừng em có đứa con đầu lòng đẹp trai. Nó được mấy tháng?
Hồng nheo mắt:
- Chi mà mấy tháng? Mới hơn ba tuần! Nếu anh đến hai tuần trước, anh sẽ gặp em còn nằm bèo nhèo trong nhà bảo sanh. Em sanh khó lắm anh ạ. Thập tử nhất sinh. Đến độ rằng bác sĩ dứt khoát không cho em sinh đẻ nữa.
Hồng nhìn chiếc nôi:
- Anh lại nhìn thằng bé xem. Nó giống anh … dễ sợ.
Tôi không nhìn đứa bé mà trợn mắt nhìn Hồng. Nàng cười tươi:
- Dĩ nhiên nó chẳng dính dáng chi với anh. Nhưng với em, nó là con của anh.  Đây là điều em mong gặp anh để kể cho anh biết. Mọi chuyện giữa anh và em, em đều kể hết cho anh Luận, chỉ riêng chuyện này là em dấu kín. Như em nói, em gặp ca sinh khó. Trong những giây phút cận kề cái chết, em chỉ nghĩ đến anh, chỉ thầm kêu tên anh, chỉ sợ anh… buồn khi nghe tin em chết! Và vì vậy em cố vùng vẫy, cố hít thở, cố bám víu vào khuôn mặt dễ thương Tôi không biết ông dựa vào đâu mà nói chắc như đinh đóng cột. Mùa nước nổi thì đang ở cuối mùa. Trăng rằm thì cũng chỉ là một yếu tố của thủy triều. Đúng ra ông phải lật sách Almanac. Hay là ông thừa kinh nghiệm về thủy triều vùng đồng bằng Cửu Long? Hạm phó yên lặng nhìn ánh trăng đã lên chênh chếch. Tôi đoán là anh đang bất mãn với lời khiển trách. Anh đâu phải là sĩ quan đương phiên. Xét theo hải quy về quyền thâm niên hiện diện, hạm trưởng là người lãnh đủ. Ông đang hiện diện trên đài chỉ huy cùng hạm phó, cùng không ghi nhận triệu chứng sắp mắc cạn, vậy mà lại quy lỗi cho hạm phó. Một người thì cầu toàn, trọng nguyên tắc. Một người thì lèn èn, đổ vấy đổ vá, thì e tương lai khó thuận buồm!
Lại giọng lè nhè của hạm trưởng:
- Thôi đừng buồn ông hạm phó ơi! Tôi báo cho anh tin vui. Không có sĩ quan hải quân nào trước khi thành hạm trưởng mà không “cho” tàu mắc cạn vài lần. Chấp nhận giang hành là chấp nhận mắc cạn. Chính tôi cũng một lần mắc cạn ngay ngã ba quái quỷ này. Ai lái ca 12 đến 4?
Tôi lên tiếng:
- Tôi, thưa hạm trưởng.
Giọng ông trở nên thân mật mà tôi nghĩ là quá muộn:
- Anh và hạm phó nên xuống nghỉ ngơi. Tôi sẽ lái qua khỏi sông Vàm Nao rồi giao cho hạm phó lái đến Trà Nóc. Sông Vàm Nao khó chơi lắm. Một là nước chảy xiết và xoáy, rất khó lái. Hai là đáy cá chăng chằng chịt, dễ bá vào.
Tôi bật đèn tìm vị trí chiến hạm trên giang đồ. Cục gôm tượng trưng cho con tàu đang nằm trên bãi bồi ở ngã ba sông Vàm Nao. Tôi tắt đèn, nhìn về hướng làng Hòa Hảo. Đất thánh địa đang im lìm bên dưới vùng ánh sáng tỏa rộng. Thời còn tiểu học, tôi được được ba tôi đưa đến viếng một lần. Tôi chỉ còn nhớ lối đi nhỏ trồng đủ loại cây kiểng dẫn đến Tổ Đình là một ngôi nhà gỗ khá rộng khang trang. Phía đối diện bên kia Vàm Nao là quận lỵ Chợ Mới cũng đang im lìm bên dưới vòm trời ửng vàng.
Tôi nhìn đồng hồ. Hai cây kim chỉ số 22:54. Gần mười một giờ khuya. Còn một tiếng nửa mới nhận ca. Có lẽ cũng nên xuống kiếm cái gì dằn bụng và làm một ly cà phê cho tỉnh ngủ. Hạm trưởng đã ngửa người trên chiếc ghế tựa êm ái của ông. Sĩ quan đương phiên và các nhân viên vẫn đặt ống dòm quan sát. Tôi và hạm phó lặng lẽ rời đài chỉ huy. Qua phòng ăn sĩ quan, tôi bước vào và anh đi thẳng về phòng riêng.
Tôi mở tủ tìm gói mì trước khi bắt ấm nước và pha bình cà phê mới. Tôi ngồi bụm mặt định thần cho đến khi còi ấm nước báo sôi. Tôi vừa ăn mì vừa liếc qua xấp công điện. Không có tin tức gì đặc biệt cho chiến hạm, nhất là cho tôi. Vẫn mịt mờ tin thuyên chuyển. Tôi hút chưa hết điếu thuốc, nhâm nhi vừa được nửa tách cà phê thì nghe tiếng máy khởi động. Tôi thấy hạm phó lướt qua cửa chắc là đang lên đài chỉ huy. Đúng ra anh không cần phải làm thế. Hạm trưởng đã cho phép anh nghỉ ngơi. Nhưng tôi cũng sẽ làm như anh. Có ai “để” tàu mắc cạn rồi tỉnh bơ ngủ khi tàu đang cố gắng ra khỏi chỗ cạn. Vả lại, trong mọi trường hợp, hạm phó phải luôn luôn sát cánh với hạm trưởng để học hỏi và để thay ông khi cần. Một lý do khác, quan trọng hơn là có đến 80% cơ hội được lên hạm trưởng là do lời phê tốt của đương kim hạm trưởng! Tương tự, tôi có lên hạm phó hay không cũng tùy lời đề nghị của… hạm phó. Tôi uống ngụm cà phê chót,  rít vài hơi thuốc cuối cùng. Vừa chạy trên các bậc thang, tôi vừa thầm phục kinh nghiệm của hạm trưởng. Ông tính toán đúng. Nước chảy xuôi ra biển nhưng nước vẫn dâng cao nhờ trăng rằm.
Tôi lên đến đài chỉ huy vào lúc con tàu bắt đầu quay mũi để xuôi dòng Vàm Nao. Mùa nước nổi, nước sông Tiền đổ dồn vào Vàm Nao tuôn ra sông Hậu. Chiến hạm đi xuôi dòng, tay lái mất đi nhiều hiệu tác, càng khó lái. Hạm trưởng đứng cánh mặt, hạm phó cánh trái của đài chỉ huy. Tôi đứng giữa, cạnh thiếu úy Tiến. Hai mươi phút nữa tôi thay Tiến.
Con tàu đã nằm xuôi theo dòng. Hạm trưởng giữ máy tiến hai. Chẳng bao lâu nó như lạc vào một rừng đèn, rừng cọc chừng như không có lối ra. Các hàng đáy được chăng ngang theo thế cài răng lượt. Vì vậy chiến hạm phải tốn thêm thì giờ chạy theo đường zigzag.
Sông Vàm Nao ngắn, chưa đầy tám cây số nhưng rộng và sâu. Rộng có đến gần cây số và sâu trung bình 17 thước. Tám cây số thì mất chừng nửa tiếng nhưng với cái trận đồ rắc rối này, không chừng phải cần cả giờ. Tiếng hạm trưởng vang lên trong không gian căng thẳng, lặng lờ:
- Hạm trưởng giao quyền chỉ huy cho hạm phó.
Tiếng Được khô khan:
- Đáp nhận.
Hạm trưởng trở về ghế ngồi nhưng thỉnh thoảng đặt ống dòm và nhắc nhở.  Tôi hồi hộp theo dõi lệnh hạm phó đưa ra và phản ứng của con tàu.
- Quê thiếu úy Bằng ở đâu?
Câu hỏi bất ngờ của hạm trưởng làm tôi giật mình:
- Dạ, Châu Đốc.
- À, vậy là láng giềng gần! Có câu ca dao này rất tình: “Ngó lên Châu Đốc. Ngó xuống Vàm Nao. Sóng bổ lao xao. Anh thương em ruột thắt, gan bào. Biết em có thương lại chút nào hay không?”. Và câu này còn tình hơn nữa: “Ở trên Châu Đốc, ngó xuống Vàm Nao.Thấy con cá đao nó nhảy nhào vô lưới. Anh ngồi chắc lưỡi. Không biết chừng nào mới cưới đặng em.” Thiếu úy Bằng có thương ai ở Vàm Nao chăng?
- Dạ không!
Tôi muốn thêm “ Thương toàn là dân miền Trung” nhưng thấy không thích hợp. Hạm trưởng lại tiếp:
- Với tôi, câu ca dao phải đổi Châu Đốc thành Chợ Mới. “Ngó qua Chợ Mới. Ngó lại Vàm Nao…” Bà xã tôi là dân Vàm Nao. Cũng nhờ vậy tôi biết một ít chuyện Vàm Nao. Tôi kể, nhưng không được phân tâm lái tàu.
Chúng tôi nhìn về phía trước, tai lắng nghe nhưng ông chưa kể. Dường như ông đang sắp xếp chuyện trước chuyện sau. Một lúc, lối nói ề à vang lên:
- Đầu tiên, tôi cần báo động rằng, những gì tôi sắp nói, tôi nghe từ thời còn học trò, thời còn qua lại Vàm Nao chơi cò cò với… bà xã! Tam sao thất bổn, kể lại không có gì bảo đảm như đã nghe. Các anh nghe qua rồi coi lại sách vở!
Ông lại ngưng, chậm rãi châm điếu thuốc, rít vài hơi. Cái lối rề rà của ông làm tôi nổi cơn thèm thuốc lá. Tôi cũng châm một điếu,vừa lúc tiếng còi đổi phiên vang lên. Tôi nhận phiên nhưng thiếu úy Tiến vẫn đứng chỗ cũ. Có lẽ anh cũng muốn nghe ông hạm kể chuyện Vàm Nao.
- Rất xa xưa, con sông này chỉ là con lạch nhưng do nhiều đàn voi di chuyển dẫm lên làm con lạch lớn dần. Rồi nước sông Tiền mùa lũ đổ tuôn qua sông Hậu làm bờ sạt lở rộng thêm. Ở đầu Vàm, phía sông Tiền, tức là gần nơi mình mắc cạn, nước xoáy mạnh nên nhiều cá lớn dữ dằn tập trung về đấy. Nhưng vì là thủy trình ngắn nhất nối sông Tiền sông Hậu nên ghe thuyền tấp nập đi qua. Nhiều ghe không may  bị nước cuốn chìm và khi ghe chìm thì ít ai được sống sót. Khi nghe  kể lại, không ai không nao lòng. Thuận tình, người ta đặt luôn là Vàm Nao.
Ông lại ngưng khi hạm phó ban lệnh vận chuyển tránh một đợt nhiều ghe chài đi ngược chiều. Trên mui ghe, đèn hải hành tỏ rõ, một bên là ngọn đỏ, một bên là ngọn xanh trông như một đoàn tàu. Không như trên sông Bồ Đề – Cửa Lớn, đa phần là ghe đánh cá, sông Vàm Nao dầy đặc đủ loại ghe tàu. Đôi khi có thêm những chiếc thương thuyền bề thế.
- Về nước xoáy, từng có ca dao cảnh giác: “Thuyền xuôi Châu Đốc, thả xuống Vàm Nao. Thẳng tới Ba Sao, coi chừng con nước đẩy”. Đến ông Bùi Hữu Nghĩa cũng phải ghi thành thơ: “Núi Sập sấm rền vang tiếng muỗi. Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà”. Còn về cá, cũng đã có câu: “Chiều chiều quạ nói với diều. Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Đầu cù lao Ông Chưởng chính là Sông Vàm Nao. Huyền thoại về cá thì có nhiều. Như ngày xưa người ta nói Vàm Nao có lắm cá mập, cá sấu mà bây giờ không còn thấy. Lại còn có cá Nược biết nghe tiếng người, thường nổi lên lội đua với lũ trẻ tắm sông, khi đám trẻ ngổ ngáo lên tiếng thách đố. Ngày nay vẫn còn một số cá khổng lồ. Như cá Vồ, cá Tra dầu, có con nặng tới ba trăm ký. Một loại khác nhỏ hơn, có con nặng hai trăm ký, được mệnh danh là vua của những loại cá và được dân nhà nghề và gan dạ ưa thích lùng bắt. Chỉ cần bắt được một con trên trăm ký là vài tháng sống phây phả. Nó được đặt tên cá Hô có lẽ do cái miệng hô quá cỡ. Thịt nó rất ngon, chuyên trị lẫu “tả pín lù” và món cá xào với khóm. Đặc biệt nhất là cái bong bóng của nó, dân nhậu khó bỏ qua. Nổi danh không thua cá Hô là loại cá không có đối thủ dành cho món canh chua, ngon đến đổi người ta đua nhau đánh bắt đến gần tuyệt chủng. Loại cá này lớn nhất chừng mười lăm ký, có đặc điểm là khi còn sống chẳng những không tanh mà lại tỏa mùi thơm. Vảy có màu trắng bạc long lanh giống màu cỏ bông lau nên được đặt tên là cá Bông Lau. Một điểm khác khá lạ lùng là người ta chưa bao giờ đánh bắt được một con cá bông lau nào có chửa, hoặc tìm thấy trứng của chúng…
Ít nhiều cảm tình bắt đầu hình thành trong tôi. Cái vẻ bề ngoài lè phè xem ra chẳng đại diện chút nào cho cái bộ óc tưởng chừng chứa cả một kho tàng kiến thức miệt vườn. Tôi cũng sinh trưởng gần Vàm Nao như ông mà giỏi nhất cũng chỉ biết tên con sông và vài loại cá. Thậm chí còn không biết các giống cá này là sản phẩm của Vàm Nao. Lại càng không biết xuất xứ tên của chúng. Nói chi chuyện ca dao với huyền thoại. Tôi thấy mừng là rồi đây sẽ được ông cho biết thêm những chuyện dân gian của vùng sông nước Cửu Long.
Hạm trưởng ngưng kể, nhìn chăm chăm về phía trước. Vành trăng vằng vặc giữa vài đám mây đen chiếu xuống mặt sông tạo thành một đoạn rực vàng như xuyên qua lớp nước phù sa, như khuếch tán đủ soi hai bức tường đen chạy dọc hai bên bờ. Các hàng đáy đã thưa thớt. Hạm phó cho lệnh tăng máy. Anh bảo tôi:
- Đoạn nguy hiểm nhất đã qua, từ đây Thiếu úy Bằng lái được rồi.
- Đáp nhận.
Tôi lên tiếng mà lòng cảm thấy bất an. Các hàng đáy có thưa bớt nhưng nhất định là không có nghĩa nguy hiểm đã qua. Tôi ít có kinh nghiệm giang hành trên những dòng sông chộn rộn. Các hàng đáy thưa bớt cũng có nghĩa ghe tàu tăng tốc nhanh hơn và khó tránh hơn. Tôi nhìn hạm trưởng hạm phó mỗi người một cánh đài chỉ huy và mỉm cười trấn an. Hai bên tôi đang được cả hai xếp tả phù hữu bậc, thì lo chi cho mệt!
Mũi tàu đang hướng vào phần cuối của hàng đáy chạy dài sát bờ bên mặt nhô quá nửa sông. Tôi cho lệnh hướng qua trái, dùng độ nghiêng bánh lái nhiều hơn bù trừ xuôi dòng. Con tàu từ từ vượt sát cột ngoài cùng, bỏ trọn hàng đáy về bên tay mặt. Giữ thẳng con tàu giữa dòng được một lúc thì một hàng đáy khác hiện ra, đa phần nằm hướng bờ bên trái. Tôi lại ra lệnh cho tay lái nhiều về bên mặt để vượt qua. Trong cái lấp lánh bàng bạc của mặt nước, cây cột ngoài cùng của hàng đáy vươn lên khá rõ khiến tôi dần dần tự tin hơn và bắt đầu thấy thích thú. Giang hành ban đêm có khổ cực nhưng đó lại là một trắc nghiệm sinh động về khả năng hải nghiệp.
- Mình đang ở đâu, thiếu úy Bằng?
Tôi giật mình trước câu hỏi bất ngờ. Trong sông và ban đêm, làm sao biết chắc mình đang ở đâu! Chỗ nào cũng hình thù quái dị, chỗ nào cũng lem nhem như chỗ nào! Không có núi đồi, không có hải đăng thì lấy gì đo hướng. Vậy thì chỉ còn cách phỏng định. Căn cứ theo thời gian từ lúc ra chỗ cạn đến giờ là gần một tiếng, thì chắc cũng sắp đến cuối sông. Tôi nhìn phía mũi. Mặt sông còn mênh mang, tít mờ. Tôi chợt để ý vùng trời ửng sáng ở phía xa chếch sau tả hạm. Chắc chắn là đèn của quận lỵ Chợ Mới. Tôi bước vội đến chiếc la bàn, quay do hướng vùng sáng rồi kẻ lên giang đồ. Tôi nói:
- Thưa hạm trưởng, một hải lý nửa sẽ gặp sông Hậu giang.
- Cám ơn anh.
Thật hú vía, suýt nữa là bị chê trách. Hơn thế nữa, trường hợp này, câu “cám ơn anh” còn ngầm ý là lời khen. Thì cứ cho là thế, cho sướng!
Tôi cho lệnh quẹo trái để vào sông Hậu. Chiều rộng của khúc sông này cũng cỡ Vàm Nao, cũng nhiều hàng đáy cá nhưng không “loạn”. Tất cả gần như nằm một bên, y như trên sông Bồ Đề và Cửa Lớn. Một thủy trình được dành sẵn khá thênh thang. Những sợi thần kinh căng thẳng chợt chùng hẳn đi. Tôi bật đèn, lấy compa đo khoảng cách, phỏng định tốc độ. Con tàu sẽ đúng hẹn, không tệ! Máy cũng chỉ mới tiến ba, nếu cần thì tiến bốn. Nhưng chắc khó tiến bốn. Sông đổi khúc thì tiết trời cũng đổi thay. Mây đen bắt đâu kéo về nhiều hơn, rủ nhau từng lúc che mờ ánh trăng. Giọng rề rà của hạm trưởng:
- Đừng có mưa nghe ông. Ông mà mưa là hại nhau đấy!
Tôi ráng hiểu ngụ ý của câu nói. Radar không có mà gặp mưa to thì chỉ còn nước neo nghỉ! Neo nghỉ thì sẽ trễ nãi. Tôi dọ dẫm:
- Thưa hạm trưởng, gặp mưa, chắc là đến không kịp giờ.
Ông gật đầu, hờ hững đáp:
- Thì chắc cũng phải “lết” đến đâu hay đến đó. Neo tàu tránh mưa, mấy tay thiết giáp cười cho thúi đầu… Mà tàu mình đang đến đâu rồi thiếu úy Bằng?
- Thưa vừa vào sông Hậu.
- Tốt, mình sẽ đúng hẹn và phải đúng hẹn! À này, như ở đoạn sông này, anh làm sao định vị trí chiến hạm?
Tôi nhìn hai bên bờ. Trăng đã biến vào đám mây tạo mỗi bên bờ một dãy tường đen kịch. Tôi lại dọ ý:
- Thưa hạm trưởng, căn cứ vào thời điểm tàu vào sông Hậu rồi phỏng định theo tốc độ xuôi dòng…
- Đó là cách ẩu nhất! Trên giang đồ có ghi các điểm mốc đặc biệt để định vị trí. Chuyến về tôi sẽ chỉ cho, nếu anh muốn học.
Cái lối nói nghe thật sóc hông nhưng tôi cũng đành lả dả:
- Muốn quá. Cám ơn hạm trưởng.
Cảm giác hân hoan sắp học được điều mới lạ gây tôi thèm nhớ mùi thuốc lá. Tôi mò túi tìm kiếm.
- Anh cho tôi một điếu. Tôi hết thuốc mà làm biếng xuống phòng.
Tôi kéo nhô ra một điếu, đưa gói thuốc qua mời. Ông rút một điếu đưa lên môi. Tôi quẹt que diêm. Que diêm chưa cháy thì nghe tiếng ông la:
- Thuốc hiệu gì mà hôi dữ! Trả lại anh.
- Dạ, Bastos xanh quân tiếp vụ, thưa hạm trưởng.
- Hèn gì. Xem ra anh ghiền nặng.
- Thưa không. Chẳng qua muốn tiết kiệm.
- Anh còn trẻ mà biết tiết kiệm là tốt. Anh tính chừng nào lập gia đình?
Tôi ngần ngừ. Nếu câu hỏi là của ông hạm tiền nhiệm, tôi sẽ tâm sự ngay về kế hoạch năm năm nhưng tôi không muốn nói với ông này. Thật khó mà có hứng thú kể lể tâm tình với người ngay phút đầu gặp gỡ tôi không mấy thiện cảm. Tôi đáp qua loa:
- Thưa chưa có ý gì về việc đó.
- Tại anh chưa gặp người vừa ý. Nếu gặp, nhất định là muốn cưới ngay, như tôi. Nhưng cưới vợ sớm nhiều khi cũng kẹt. Ở đời mà, sau khi mình gặp một người vừa ý, thì mình thường thấy có người khác vừa ý hơn! Năm ngoái, tàu công tác Châu Đốc, tôi gặp một cô thật vừa ý. Cô cũng dành cho nhiều cảm tình. Thế rồi, sau khi rời Châu Đốc, tôi không dám trở lại. Biết chắc rằng, nếu trở lại là sẽ bỏ vợ hoặc vợ bỏ. “Thương em Bảy Núi cũng trèo.Ghét em núi Két vượt đèo cũng không!”
Ông cười sảng khoái. Tiếng cười dòn tan, đôn hậu. Tôi mím môi chúm chím cảm thông. Ông chỉ mới gặp hai “vừa ý”, còn tôi, có đến ba và xem ra cô nào tôi cũng vừa ý… hơn hai cô còn lại. Và cũng không muốn bỏ cô nào!
Suốt gần một năm qua, mỗi tuần, tôi vẫn viết đều đều cho Hồng một lá thư cho dù hơn nửa năm qua Hồng không trả lời lá thư nào. Trong lá thư cuối cùng Hồng có gợi ý rằng chắc không duyên nợ nên Hồng xin ngưng mọi liên lạc. Ban đầu tôi cứ ngỡ Hồng nói đùa, chắc Hồng muốn trừng phạt tôi về cái tội ngày xưa sáu tháng không viết thư. Nhưng sau ba tháng không thư, tôi bắt đầu sốt ruột. Tôi mong tàu có dịp ghé Nha Trang nhưng tàu còn mãi mê đi các vùng khác.
Trong cùng thời gian đó, qua những giây phút yếu lòng, tôi đã hai lần viện cớ đến chơi với Dũng để xem dung nhan đó bây giờ ra sao! Hiền đã dành cho tôi ánh mắt nồng nàn và cả hai lần tôi đều thấy vắng bóng Thanh. Thế là tôi vô cùng hạnh phúc và cố đè nén khát khao muốn trở lại…
Tôi cũng đã hai lần đi tìm Tuyết,  ở Hollywood Snackbar và cả ở nhà nàng nhưng cả hai nơi đều không gặp. Nhưng tôi chưa tin là Tuyết muốn vĩnh biệt thật. Tôi vẫn tin là sẽ gặp lại nàng. Cái khổ nhất của tôi là mối lần cầm đọc quyển “Ý thức mới…”, tôi vẫn không sao tránh khỏi nhớ đến cái đêm cuối cùng gặp Tuyết. Dĩ nhiên cũng khó mà tránh không mường tượng cái vóc dáng tuyệt mỹ trần trưồng và những động tác hiến dâng cuồng dại…
- Báo cáo có một ghe ngay trước mũi tàu.
Tôi giật nẩy người nghe tiếng hét của quan sát viên. Hạm trưởng phóng khỏi ghế. Hạm phó chồm người quan sát rồi la to:
- Tay lái hết bên phải. Hai máy tiến hai. Hai máy tiến một.
Chiến hạm quay nhanh mũi vừa kịp bỏ chiếc ghe bên tả hạm. Chiếc ghe chồng chành dữ dội, lùi dọc theo hông tàu. Tiếng hạm trưởng hối hả:
- Bên trái hết! Hai máy ngưng!
Tôi đặt ống dòm, tim đập thình thịch.  Chiếc ghe quá nhỏ, ánh trăng quá  mờ. Dường như có hai hoặc ba người trên ghe. Họ thoát chết hai lần trong đường tơ kẻ tóc. Tàu tránh kịp thời nên không cắt ngang chiếc ghe. Chân vịt ngừng đúng lúc nên chiếc ghe thoát khỏi sóng quậy chìm. Hạm trưởng đích thân nắm cần đèn pha, chớp chớp kêu ghe cặp vào tàu. Ông bảo tôi thủ khẩu đại liên. Khi chiếc ghe kè sát bên dưới đài chỉ huy, hạm trưởng nói như quát:
- Bộ không muốn sống sao mà sấn ngay mũi tàu?
Ánh đèn pha cho thấy trước mũi là một cụ già gầy gò, sau lái là một gã trung niên. Một người đấp mền nằm giữa ghe. Cụ già đứng khoanh tay trong dáng diệu khúm núm, ngước nhìn lên, miệng lắp bắp:
- Quan lớn thương tình, quan lớn thương tình, chúng tôi không thấy…
Hạm trưởng bực bội hỏi tới:
- Giờ này mà ghe đi đâu? Làm giao liên hả?
Cụ già còng lưng, chấp tay xá:
- Quan lớn thương tình, con gái tôi nó đạp trúng lựu đạn, tôi mãi lo chạy hết ga đi nhà thương nên không nghe tiếng tàu…
Ông cụ nói xong bảo gã trung niên giở phần mền ở chân người đang nằm. Chiếc quần dài đen rách lỗ chỗ dính đầy máu. Ông hạm trưởng bảo một nhân viên chạy xuống kêu sĩ quan cơ khí cho mở cửa đổ bộ và bảo quan sát viên còn lại kêu y tá sẵn sàng băng bó thuốc men. Ông bảo gã trung niên chờ, khi có lệnh cho ghe chạy đến mũi tàu. Ông nhờ hạm phó xuống trông coi việc cứu giúp và báo cáo tình trạng thương tích. Hạm phó rời đài chỉ huy. Hạm trưởng quay qua tôi:
- Cố gắng giữ tàu tại chỗ…
Ông dõi mắt xuống cửa đổ bộ. Tôi nhìn quanh, xác định vị trí. Con tàu đang xuôi giữa dòng và sớm muộn sẽ trôi vào hàng đáy xa xa trước mũi. Tôi nhẩm một đặc tính của con tàu: “Khi lùi, lái tàu lên hướng gió”. Gió hiện tại thật nhẹ đến không đủ mát. Tôi nhìn lên lá cờ đang cuốn tròn.  Vậy cho hai máy lùi, tay lái số không là coi như lùi thẳng, tàu vẫn giữa dòng. Đợi một lúc, thấy hàng đáy đã khá gần, tôi ban lệnh. Có tiếng máy khởi động. Thân tàu hơi run rẩy. Chiến hạm vừa bắt đầu lùi, tôi cho ngưng máy. Vậy mà cái trớn cũng đủ qua khỏi chiếc ghe một đoạn ngắn. Hạm trưởng khen:
- Được lắm, được lắm! Cứ tiếp tục như vậy.
- Nhận rõ!
Cửa đổ bộ vừa hạ, hạm trưởng chớp đèn vào ghe và vào mũi chiến hạm. Chiếc ghe nhanh chóng, êm xuôi cặp vào. Anh y tá tiếp tay gã trung niên nâng người đàn bà bị thương lên cáng rồi khiêng vào phòng cấp cứu. Các binh sĩ thiết vận xa tò mò nhốn nháo, cố nhìn vào.  Một lúc sau, hạm phó trở lại trình hạm trưởng sự việc. Một bàn chân bị nát, hai ống chân bị nhiều vết thương. Y tá đã tạm băng bó không còn ra máu. Người bị thương còn tỉnh. Y tá cũng chích mũi thuốc giảm đau.
Hạm trưởng trầm ngâm rồi ra lệnh đưa gã trung niên lên đài chỉ huy. Gã là chồng của nạn nhân. Ông đề nghị chiến hạm giúp đưa đi nhà thương nhanh hơn. Người chồng cùng đi theo tàu. Khi đến Long Xuyên một giang đỉnh và xe hậu cứ sẽ chờ đưa nạn nhân lên bệnh viện. Người chồng vui mừng chấp tay xá. Hạm trưởng khoát tay, bảo gã đi xuống báo sự việc cho cụ già.
Vài phút sau ông cho lệnh đóng cửa đổ bộ và cho tiến máy. Trước khi rời xa chiếc ghe, hạm trưởng nói vói một lời, nửa cà rỡn nửa nghiêm túc với cụ già đang ngẩn nhìn theo tàu:
- Cụ ơi! Cụ ở lại mạnh khỏe và làm ơn từ nay bỏ dùm cái kiểu “bẩm cụ lớn, bẩm quan lớn”. Xưa quá rồi! Tây nó về nước hết rồi!
Dứt lời ông vẩy tay từ giả, cất tiếng cười dòn. Tôi không chắc cụ già có nghe có thấy được gì không! Nhưng riêng tôi, tôi nghe nhiều cảm kích dâng tràn dù rằng tôi chẳng nhận gì từ tấm lòng nhân ái của ông…