Dịch giả: PHƯỚC LỘC
Chương 4
Một khoá sinh nghe lời buộc tội trước toà
Địch công giao một nhiệm vụ nguy hiểm cho Mã Tông

    
uan án trở về phòng làm việc trước giờ khai mạc phiên toà buổi trưa. Lão Hồng cùng ba phụ tá của quan án đã có mặt ở đây để đợi ngài.
Ngài mặc quan phục, đội mũ cánh chuồn và bước ra bục công đường. Phiên toà ngắn ngủi buổi sáng có vẻ như không làm nản chí dân chúng Phổ Dương, bởi lẽ cả căn phòng vẫn chật ních người không còn một chỗ đứng.
Quan án bước tới ngồi sau bàn thảm đỏ và ra lệnh cho viên đội trưởng dẫn ông hàng thịt họ Tiểu ra.
Trong khi ông ta tiến lại gần, quan án chú ý quan sát. Đó là một tiểu thương gia bình thường và lương thiện, nhưng kém thông minh, quan án nhận xét như vậy. Sau khi ông hàng thịt quỳ xuống, quan án liền bảo:
- Ta là quan huyện ở đây, ta rất thông cảm với nỗi đau của nhà ngươi. Quan án Phụng đã khiển trách thiếu sót của nhà ngươi trong trách nhiệm làm cha rồi, ta sẽ không nhắc tới điều đó nữa. Nhưng trong vụ án này, có nhiều điểm ta muốn xác minh lại, thế cho nên ta phải báo trước cho nhà ngươi biết sẽ phải đợi một thời gian nữa mới kết thúc vụ án được. Tuy nhiên, công lý sẽ được thực hiện và cô Ngọc Trinh sẽ được trả thù, ngươi có thể tin chắc như vậy.
Ông Tiểu kính cẩn ấp úng mấy lời cảm ơn, rồi quan án ra hiệu đưa ông về chỗ ngồi.
Sau khi xem một tờ giấy, Địch công ra lệnh:
- Cho đòi quan pháp y ra!
Quan pháp y bước ra trước bục. Đó là một người đàn ông còn trẻ, có vẻ thông minh. Quan án hỏi:
- Trong khi mọi việc vẫn còn mới mẻ ta muốn hỏi ngươi một số điểm. Trước hết, ta muốn ngươi mô tả hình thức bên ngoài của nạn nhân cho ta nghe.
- Tôi xin kính cẩn thông báo, thưa đại nhân  - anh ta trả lời - cô gái là một người đã lớn so với tuổi của cô và có thân thể rất cân đối. Theo như tôi được biết thì cô làm việc nhà từ sáng đến tối và còn giúp cha cô bán hàng. Cô không hề có một khuyết tật gì; thân thể đầy đặn và khoẻ mạnh của cô là thân thể của một người không biết sợ việc nặng.
- Ngươi đã kiểm tra bàn tay cô chưa?
- Chắc chắn, thưa đại nhân. Quan án Phụng đã quan tâm đặc biệt tới điểm này. Ông hi vọng sẽ tìm thấy ở móng tay nạn nhân có vương lại dấu vết một chất nào đó, cho phép xác định được quần áo hung thủ. Nhưng nạn nhân cắt móng tay ngắn giống như những người phụ nữ lao động chân tay khác, nên chẳng để lại dấu vết gì.
Địch công đồng tình gật đầu và đặt một câu hỏi khác:
- Trong báo cáo của ngươi, ngươi đã mô tả vết bầm tím do ngón tay hung thủ gây ra trên cổ nạn nhân. ngươi cũng nói là có cả vết móng tay. Hãy tả lại cho ta nghe chi tiết việc này.
Quan pháp y suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Vết móng tay in hình vòng cung như thường lệ. Những vết móng này không sâu, nhưng da của nạn nhân cũng bị xây xát nhiều chỗ.
- Hãy ghi thêm những chi tiết bổ sung này vào hồ sơ. – Quan án ra lệnh.
Rồi, sau khi cho quan pháp y lui, ngài cho đòi chàng Vương ra trước công đường.
Khi cảnh binh dẫn chàng Vương ra, quan án nhìn xói vào bị cáo. Ngài thấy đây là một chàng trai tầm thước, mặc áo thụng xanh của tầng lớp khoá sinh. Anh ta có tư thế khá vững vàng, nhưng bộ ngực lép và đôi vai gầy, chứng tỏ anh không bao giờ tập thể dục và suốt ngày chỉ đọc sách. Anh có khuôn mặt dễ coi với vầng trán cao, tỏ ra có trí thông minh, nhưng khoé miệng thiếu kiên quyết, chứng tỏ anh là một người kém bản lĩnh. Bên má trái anh bị mấy vết xước chưa liền da.
Sau khi anh quì gối trước toà, quan án nghiêm khắc lên tiếng:
- Mi là tên nhóc con Vương, mi đã làm nhơ bẩn danh dự của những kẻ học sĩ. Sau khi đã có những đặc quyền cao cả của người học sĩ, mi đã dùng trí thông minh để lừa gạt một cô gái ngây thơ không biết chữ cho những dục vọng thấp hèn của mi. Và điều đó còn chưa đủ với mi, mi đã hãm hiếp và sau đó giết chết cô ta. Không có một tình tiết giảm tội nào cho mi cả. Luật pháp sẽ trừng phạt nghiêm minh. Ta không muốn nghe lời bào chữa của mi. Ta đã đọc nó trong hồ sơ và cảm thấy ghê tởm. Ta sẽ hỏi thêm mi mấy câu và khuyên mi hãy trả lời cho chính xác.
Quan án cúi nhìn xem một tờ văn bản rồi bắt đầu hỏi:
- Trong lời khai của mi, mi khẳng định đã thức dậy vào sáng ngày 17 tại một căn nhà đổ nát. Hãy tả cho ta chính xác những gì mi nhìn thấy xung quanh.
- Thưa đại nhân - chàng Vương run sợ đáp - kẻ khoá sinh khốn nạn này không thể đáp ứng được yêu cầu của ngài. Lúc ấy trời chưa sáng, tôi chỉ có thể nhận ra mấy đống gạch vụn như một bức tường đổ bị lấp trong đám bụi gai. Lúc ấy tôi vẫn còn đau đầu và nhìn chưa được rõ. Khi cố đứng dậy, tôi đã bị vấp ngã vào gạch. Áo tôi bị gai cào rách và làm xước cả mặt và người. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ là phải rời cho nhanh khỏi cái chỗ ảm đạm này. Tôi chỉ nhớ mang máng là đã đi qua một loạt ngõ tối nhỏ. Tôi cúi đầu vừa đi, vừa cố nghĩ lại mọi việc và rất lo khi nghĩ tới cô Ngọc Trinh đã mất công đợi tôi cả buổi tối hôm trước.
Quan án ra hiệu cho viên đội trưởng. Anh này liền cho chàng Vương một cái tát vào mồm.
- Đừng nói dối! – Quan án quát. – Và hãy cẩn thận trả lời các câu hỏi của ta. – Sau đó, ngài quay sang đám bộ đầu ra lệnh.
- Hãy cho ta xem vết xước trên người hắn ta!
Viên đội trưởng cầm cổ áo chàng Vương xốc anh đứng dậy, trong khi hai cảnh binh khác thô bạo lột áo bị cáo ra. Vương kêu lên đau đớn, bởi vì lưng chàng vẫn còn hằn những vết đòn cách đây ba hôm. Trên ngực, vai và cánh tay chàng có những vết giập và xước khá sâu. Địch công ra hiệu lại bắt Vương quì xuống, mà không cho chàng mặc lại áo.
Quan án hỏi tiếp:
- Mi đã khai rằng trừ nạn nhân, mi và ông thợ may họ Long ra, không còn ai biết về những cuộc hẹn hò bí mật của mi. Rõ ràng đây là một giả thiết vô cớ. Làm sao mi có thể dám tin chắc không có một người qua đường nào nhìn thấy thủ đoạn của mi?
- Trước khi ra khỏi tiệm may, thưa đại nhân – Vương đáp - tôi luôn luôn quan sát xem đường có vắng không. Đôi khi tôi nghe thấy tiếng đội tuần đêm sắp đi tới, khi ấy tôi phải đợi cho họ đi khỏi, thì tôi mới chạy nhanh sang đường để lẩn vào ngõ tối. Qua đến cửa hàng của ông Tiểu, tôi không còn gì phải sợ nữa, bởi vì nếu có ai bất ngờ xuất hiện trên phố Bán Nguyệt, thì tôi vẫn có thể ẩn vào bóng tối để không bị nhìn thấy. Chỉ có một giây phút nguy hiểm là khi tôi trèo tường lên gác xép của cô Ngọc Trinh, nhưng khi ấy thì nàng sẽ đứng trên cửa sổ quan sát và sẵn sàng báo cho tôi biết nếu có người đi tới.
- Một anh khoá mà lén lút trong bóng đêm như một tên trộm tầm thường! – Địch công khinh bỉ thốt lên - Thật là đẹp! Nhưng mi hãy cố nhớ lại xem có khi nào xảy ra một sự cố làm cho mi nghi ngại không?

Địch công nghe lời khai của anh khoá Vương
 
Vương suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Thưa đại nhân, tôi nhớ là cách đây hai tuần có một sự cố kì lạ làm cho tôi hoảng sợ. Khi tôi đợi thời điểm thuận lợi để chạy qua đường, thì tôi nhìn thấy đội tuần đêm đi qua trong tiếng phách gỗ của ông trương tuần. Tôi đợi cho đến khi đội tuần đêm đi hết phố Bán Nguyệt và khi họ rẽ sang phố khác tại góc phố có treo ngọn đèn của nhà bác sĩ Phong thì tôi lẩn vào ngõ cụt. Đúng lúc đó, tôi lại nghe thấy tiếng phách gỗ gõ rất gần chỗ tôi đứng. Bỗng nhiên tiếng gõ phách ngừng bặt và tôi nghĩ đội tuần đêm sắp sửa hô hoán lên vì tưởng tôi là kẻ trộm. Nhưng tất cả vẫn im lặng. Thế là, cho là mình nghe nhầm, tôi đã kéo băng vải làm hiệu cho cô Ngọc Trinh biết.
Quan án nói thầm vào tai lão Hồng đang ngồi bên cạnh: “Đây là một chi tiết mới. Hãy ghi vào hồ sơ.” Sau đó, ngài nhíu mày bảo chàng Vương với giọng gay gắt:
- Mi chỉ làm mất thời gian của toà. Làm sao đội tuần đêm có thể quay trở lại nhanh như vậy được?
Rồi quay sang viên chánh thư lại, ngài ra lệnh:
- Đọc to lời khai của khóa sinh Vương cho bị cáo nghe lại để anh ta điểm chỉ vào.
Viên thư lại đọc biên bản, chàng Vương xác nhận là đã ghi đúng lời mình.
- Cho anh ta điểm chỉ vào, - Quan án ra lệnh.
Cảnh binh thô bạo xốc nách bị cáo đứng lên, ấn ngón tay cái anh ta vào mực rồi bảo anh điểm chỉ vào tờ giấy do quan án đưa ra.
Khi Vương run rẩy điểm chỉ, quan án nhận xét thấy chàng có hai bàn tay chải chuốt và những ngón tay thon nhỏ của chàng để móngránh Phổ Dương như là sợ dịch hạch vậy!
Trong khi viên cai đội đang thổ lộ nỗi bực dọc của mình thì Địch công cởi bỏ bộ quan phục để mặc một bộ thường phục thoải mái hơn. Một người đàn ông mảnh dẻ, có khuôn mặt dài và có vẻ băn khoăn, đang giúp ngài thay áo. Bên má trái của nhân vật đặc biệt này có một nốt ruồi màu đen to bằng đồng tiền trên đó mọc ba sợi lông đen dài. Anh ta mặc chiếc áo dài xanh bình thường có thắt đai nâu và có tên là Tào Can.
Giờ đây Tào Can là một trong những thuộc hạ của Địch công, thế mà trước kia anh ta đã từng làm nghề kiếm sống dựa vào lòng cả tin của mọi người. Thảo một hợp đồng mơ hồ, làm giả con dấu và chữ kí, chơi xúc xắc gian, tất cả đối với anh chỉ là những trò trẻ con. Anh còn thạo nghề móc khoá trộm cũng như những tài nghệ khác của phường kẻ cắp thành thị. Nhưng nhờ có Địch công gỡ cho anh ta thoát khỏi một chuyện rắc rối, nên từ đó anh ta cải tà quy chính và phục vụ quan án một cách trung thành. Đầu óc nhanh nhạy và tài năng đặc biệt trong việc phát hiện ra khía cạnh mờ ám của vụ việc, đã giúp cho anh có vai trò hữu ích và cho phép anh giúp quan án giải quyết được nhiều vấn đề khó xử.
Sau khi Địch công ngồi vào bàn làm việc thì hai chàng trai có thân hình vạm vỡ bước vào kính cẩn chào ngài. Hai người này mặc áo dài màu nâu, thắt đai đen, đội mũ đen có chỏm nhọn. Đó là Mã Tông và Triệu Thái, hai phụ tá thân tín khác của quan án.
Mã Tông mình cao sáu thước và có vóc người như một con gấu. Bộ mặt có chiếc cằm rộng của anh được cạo nhẵn nhụi chỉ để lại một hàng ria mép cắt ngắn. Mặc dù có tầm vóc cao to, nhưng anh cử động rất nhanh nhẹn, tỏ ra là một võ sĩ lành nghề. Hồi trẻ, anh làm vệ sĩ cho một viên quan hư hỏng. Một hôm thấy chủ mình bóc lột tiền của một người đàn bà goá chồng bất hạnh, Mã Tông đã chống lại ông ta và đánh ông ta gần chết. Hiển nhiên là sau chiến tích như vậy, anh đã phải bỏ trốn, và thế là anh gia nhập hàng ngũ các “hiệp sĩ rừng xanh”. Mấy tháng sau, anh tấn công Địch công cùng đoàn tuỳ tùng của ngài trên con đường dẫn đến kinh đô. Nhưng nhân cách của vị quan án này đã gây cho anh một ấn tượng mạnh đến nỗi làm anh từ bỏ ngay nghề của mình và xin theo hầu ngài. Nhờ có lòng can đảm và sức khoẻ nên anh luôn luôn được giao những nhiệm vụ nguy hiểm.
Triệu Thái cũng là một “hiệp sĩ rừng xanh”. Mặc dù không giỏi võ như Mã Tông, nhưng anh lại có tài bắn cung và đánh kiếm ít ai bì kịp, hơn nữa, anh lại có một ý chí kiên cường rất cần cho một thám tử điều tra.
- Thế nào, các chàng hiệp sĩ can đảm của ta, - Địch công lên tiếng, - Chắc là các ngươi đã đi dạo một vòng quanh thành Phổ Dương rồi chứ? Các ngươi có ấn tượng như thế nào về nơi này?
- Thưa đại nhân - Mã Tông đáp - Quan án Phụng chắc hẳn là một vị quan có tài. Người dân ở đây có vẻ thịnh vượng và sung túc. Giá ăn ở các quán hàng không đến nỗi đắt, rượu ở đây ngon tuyệt vời. Tôi cho rằng chắc chúng ta sẽ được thảnh thơi tại đây.
Triệu Thái cũng đồng tình với ý kiến của bạn mình, nhưng trên khuôn mặt dài của Tào Can có thoáng chút nghi ngờ và chẳng nói chẳng rằng, anh chàng bạc bịp giải nghệ ấy bắt đầu mân mê những sợi lông dài mọc trên nốt ruồi của mình.
Địch công quay sang nhìn anh ta vẻ dò hỏi:
- Nhà ngươi không đồng tình với ý kiến đó phải không Tào Can?
- Đúng thế, thưa đại nhân. Tôi đã đánh hơi được một chuyện mà có thể chúng ta sẽ phải điều tra kĩ càng. Hôm qua, khi đi dạo qua một loạt các quán trà, theo thói quen tôi đã hỏi thăm về các nguồn của cải lớn trong huyện. Tôi nhanh chóng biết được ở đây có bốn hoặc năm điền chủ lớn và khoảng một tá thương gia giàu có, sống nhờ vào việc buôn bán trên sông. Nhưng của cải của tất cả những người này cộng lại cũng chẳng là gì so với của cải của hoà thượng Linh Đức, vị sư trụ trì chùa Phổ Độ. Ngôi chùa đồ sộ mới xây này nằm ở ngoại vi phía bắc thị trấn, trong đó có khoảng 60 nhà sư sinh sống. Nhưng đáng lý phải ăn chay niệm Phật, thì họ lại suốt ngày nhậu nhẹt rượu thịt và sống xa hoa.
- Cá nhân ta - Địch công ngắt lời, - Ta không muốn dính vào đám Phật giáo. Ta chỉ cần có những lời dạy thông thái của thầy Khổng Tử cùng các môn đệ của Người là đủ rồi. Ta không cần phải nghiên cứu tín ngưỡng của đám áo cà sa đen kéo từ Ấn Độ sang ấy. Tuy nhiên, với thái độ khôn ngoan sáng suốt, triều đình đã nhận định rằng, các học thuyết Phật giáo cũng có thể có ích trong chừng mực mà chúng góp phần cải thiện đạo đức dân chúng. Chính vì thế mà hoàng đế đã nhân từ bảo hộ tầng lớp tăng ni phật tử; nếu như đền chùa của họ phát đạt, thì điều đó có nghĩa là hợp với ý thiên tử và chúng ta phải thận trọng tránh mọi sự phê phán.
Mặc dù được một bài lên lớp, nhưng Tào Can có vẻ như không muốn từ bỏ ý kiến của mình. Do dự một lát, anh nói tiếp:
- Khi tôi nói rằng vị sư trụ trì ấy giàu có, thưa đại nhân – anh tiếp tục sau một lúc do dự - ý tôi nói rằng ông ta giàu có như thần giữ của. Họ nói rằng phòng ở của các tu sĩ sang trọng như cung điện hoàng tử, lư hương, lọ hoa trên bàn thờ được đúc bằng vàng khối và …
- Bỏ qua những chi tiết ấy đi vì nó chỉ là tin đồn – Địch công ngắt lời -  hãy nói thẳng vào việc đi!
- Có thể là tôi nhầm, thưa đại nhân – anh nói tiếp - nhưng tôi có cảm tưởng rằng sự giàu có của ngôi chùa là kết quả của những thủ đoạn đặc biệt bỉ ổi.
- Nhà ngươi bắt đầu làm cho ta quan tâm rồi đấy. Nói tiếp đi… nhưng ngắn gọn thôi.
- Mọi người đều biết nguồn thu nhập chính của chùa Phổ Độ, là nhờ vào lòng sùng kính của khách hành hương dành cho bức tượng phật bà Quan Âm đặt ở toà đại sảnh. Bức tượng được làm bằng gỗ đàn hương cách đây một thế kỉ, nhưng cho đến mấy năm gần đây, nó vẫn được đặt trong một ngôi đền dột nát, do ba nhà sư sống tại một túp lều gần đó trông coi. Chỉ có một ít tín đồ đến cầu nguyện tại ngôi đền ấy. Tiền cúng lễ của khách không đủ để đổi lấy cơm gạo hàng ngày cho ba nhà sư và họ đã phải đi khuất thực để tăng thêm nguồn sống. Thế rồi, cách đây năm năm có một tu sĩ tên là Linh Đức đến xin ở chỗ họ. Mặc dù ăn mặc rách rưới, nhưng con người cao to này có một bộ mặt rất oai vệ. Một năm sau khi ông ta đến ở tại đền này, dân chúng bắt đầu kháo nhau rằng bức tượng phật bà ở đây có một phép màu rất linh nghiệm, rằng những phụ nữ nào không có con đến xin cầu tự đều khỏi bệnh vô sinh. Vị trụ trì mới này (tu sĩ Linh Đức tự coi mình là thượng toạ trụ trì của ngôi đền) đề ra một yêu cầu là những người đàn bà nào muốn có con thì phải thành tâm ngủ một đêm trên tràng kỉ đặt dưới chân tượng.
Tào Can nhìn những khán giả của mình đang háo hức theo dõi câu chuyện hấp dẫn và tiếp tục nói:
- Để tránh những lời đồn đại không hay, trụ trì dán một tờ giấy niêm phong lên cửa căn phòng có bức tượng, sau khi người đàn bà cầu tự đã bước vào để ngủ qua đêm. Sau đó, ông yêu cầu chồng bà ta tự tay đóng con dấu riêng của mình vào giấy niêm phong. Ông chồng sẽ ngủ tại khu nhà dành cho các nhà sư, sáng hôm sau ông sẽ tự mình tới bóc niêm phong. Kết quả thành công đến nỗi tiếng tăm của ngôi đền lan đi rất xa và các vị khách cầu tự đã gửi lễ vật, tiền bạc báo đáp rất hậu hĩnh.
Thế là sư trụ trì liền cho xây lại phòng đại sảnh, xây một dãy nhà bao quanh dành cho tu sĩ, lúc này đã lên tới con số 60, và biến ngôi đền dột nát thành một ngôi chùa nguy nga, khu vườn bỏ hoang được biến thành một công viên tráng lệ, với những hòn non bộ và bể cá vàng. Họ còn xây những toà nhà chòi duyên dáng dành cho những bà nào muốn ngủ lại qua đêm tại ngôi chùa và toàn bộ cơ ngơi này được xây tường cao bao quanh có cổng tam quan tuyệt đẹp.
Tào Can ngừng lời đợi ý kiến bình phẩm của Địch công. Không thấy ngài nói gì, anh lại nói tiếp:
- Tôi không biết đại nhân nghĩ gì về những điều đó, nhưng nếu đại nhân cũng nghĩ như tôi, thì rõ ràng là phải ngăn chặn việc này lại!
Với vẻ đăm chiêu, quan án vuốt râu đáp:
- Ở dưới trần gian này, có nhiều hiện tượng tự nhiên vượt ra ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Cho nên ta sẽ không phủ nhận trước là có thể có một phép màu nào đó của bức tượng.
Tuy nhiên, vì hiện tại ta chưa có việc gì khẩn cấp giao cho ngươi, nên ngươi có thể tìm cách thu lượm thêm tin tức về ngôi chùa ấy. Ngay khi phát hiện ra điều gì mới ngươi hãy báo cho ta biết.
Quan án cúi xuống bàn cầm lên một cuộn giấy lẫn trong tập giấy tờ nằm ngổn ngang.
- Cái này- ông tuyên bố - là bản tường trình vụ án phố Bán Nguyệt. Đó là một vụ cưỡng hiếp và giết người mà ta đã nói chuyện tối qua với lão Hồng. Ta yêu cầu tất cả các ngươi hãy đọc bản tường trình, bởi vì ta muốn nghe vụ án đáng quan tâm này trong phiên toà trưa nay. Các ngươi sẽ thấy…
Ngài đang nói thì có một người đàn ông đứng tuổi bước vào. Đó là viên quản gia, sau khi cúi chào ông nói:
- Đệ nhất phu nhân của ngài sai tôi đến hỏi đại nhân xem ngài có thể bớt chút thì giờ đi thăm nhà mới được không?
Quan án mỉm cười vẻ hối tiếc, ông nói với lão Hồng:
- Từ lúc đến Phổ Dương tới giờ ta vẫn chưa bước qua ngưỡng cửa nhà mình. Chẳng có gì ngạc nhiên nếu như các bà vợ của ta tỏ ra buồn rầu!
Ngài đứng lên. Khoanh tay trong tay áo rộng của mình ông nói với các phụ tá:
- Bản cáo trạng kết tội anh khoá Vương có nhiều điểm yếu. Các ngươi sẽ thấy điều đó trong phiên toà trưa nay.
Nói rồi ngài đứng lên đi theo viên quản gia.