Chương 15

    
hưa bao giờ tinh thần đồng đội bị tổn thương như lúc này. Từ hàng ngũ sĩ quan đến binh sĩ. Gặp nhau cười cười nói nó vu vơ, bàn bạc đến những biến chuyển dồn dập không một lời bình phẩm. Mặc dầu tự trong lòng mỗi người mang một ý nghĩ riêng tư. Phi có cảm tưởng quân ngũ như sắp gẫy rời từng mảnh, những nứt rạn tự đáy tâm hồn đau buốt báo hiệu một cái gì sẽ tàn lụi. Mỗi lần tập hợp Trung đội lại, Phi nhìn mặt hơn ba mươi anh em, Phi thấy rõ họ không còn là một khối duy nhất son sắt nữa rồi. Mỗi người mang một khuôn mặt riêng. Người Trung sĩ ngâng ngáo lúc nào cũng tỏ ra tuyệt đối ủng hộ chế độ, người Hạ sĩ nhất có đôi mắt âm u cố tình che giấu những bất bình vừa nổi dậy. Phi đau đớn nghĩ tới những rạn rứt đó trong quân ngũ.
Từ miền biên giới về đến Saigon đã ba hôm rồi mà Phi không được ra khỏi trại. Lệnh cấm trại trăm phần trăm vô cùng nghiêm ngặt, đơn vị đặt trong tình trạng báo động tác chiến với những quy điều bảo mật khe khắt. Bộ mặt đơn vị càng nặng nề hơn bao giờ hết. Phi nằm dài trong trại, mãi đến buổi chiều ngày thứ tư Phi mới được rời đơn vị ra phố nhận một công tác liên lạc với Bộ Tư lệnh. Phi ghé về nhà, bà mẹ mừng rú, nhưng sau đó bà nhìn bộ quân phục của Phi, bà thở dài, tiếng bà xót xa:
- Con làm gì thì làm nhưng đừng đánh đập đồng bào.
Phi sững người ra, đôi mắt tròn xoe:
- Sao mẹ lại nói vậy?
Bà cụ lắc đầu:
- Mẹ thấy rồi, con đừng giấu.
- Mẹ thấy gì?
Bà cụ thở dài:
- Thấy những người lính như con đàn áp các cuộc biểu tình của Phật tử, của sinh viên.
Tóc gáy Phi dựng đứng lên, chưa bao giờ Phi nghĩ đến việc có một ngày nào đó chàng sẽ phải ngượng ngùng khi nhìn đến bộ quân phục này mang trên người. Chàng nói với mẹ:
- Con tin rằng những người mẹ nhìn thấy không phải ở trong đơn vị chúng con... Bây giờ người ta mặc quần áo như chúng con, nhưng không phải chúng con đâu.
- Lính của ông Tổng thống à?
- Con không rõ.
Trả lời câu đó rồi Phi ngượng ngập cúi đầu. Bà cụ vẫn trở lại với cái giọng đay nghiến cũ:
- Đánh đập đồng bào mình là có tội.
Lòng Phi ứ nghẹn cay đắng, chàng muốn gào lên cho đỡ tủi hận. Những ngày tháng lặn lội ở tiền tuyến, những hy sinh những gian khổ để lùng giặc miền biên giới, những chiến công hiển hách nhưng im lìm, những cái chết dũng cảm trong bóng tối của đồng đội chàng, của đơn vị chàng cho đồng bào được sống đến ngày nay hóa thành tro bụi hết cả. Ai đã phản bội quân đội của chàng? Điều đó căm căm như một mối thù không rõ địch thủ. Chàng bị đâm lén, đồng đội chàng đã bị đâm lén, kẻ địch hay chính những kẻ ở đây? Phi cúi đầu, nhìn mũi giầy bóng loáng mà Phi tưởng như đã dấy máu người dân lương thiện. Chàng vùng đứng dậy trong khi bà cụ vẫn chưa dứt những lời khuyên nào là đạo đức, nào là nhân nghĩa, nào là tình máu mủ. Phi uất quá, chàng dằn giọng:
- Con biết rồi, má đừng nói nữa.
Bà cụ rưng rưng nước mắt quay vào trong buồng, Phi ngồi thừ người một lát rồi vào làm lành với me.
- Mẹ cho con ăn cơm.
Bà cụ vừa mặc xong chiếc áo dài, bà nhìn Phi rồi mỉm cười trong nước mắt.
- Mẹ phải tới chùa, con biểu chị Ba đi mua mì con ăn đỡ vậy. Con về bất ngờ quá, mẹ không kịp sửa soạn gì hết cả.
- Trời sắp mưa, mẹ lên chùa làm gì?
- Mẹ trót hẹn với mấy bác, không đi không được. Mẹ mang lên cúng mấy thúng gạo.
Bây giờ thì Phi hiểu tất cả những gì trong tâm tưởng mẹ chàng. Hàng ngũ của những người lính tranh đấu chống chế độ đã thu hút được cả những bà cụ già nua này. Một lần nữa, Phi yên lặng. Nhưng sự yên lặng trong trường hợp này khác. Chàng không ngăn cản mà cũng không khuyến khích mẹ chàng trong việc này, bởi thật ra chính Phi cũng không rõ làm thế nào là đúng. Nhìn theo bóng bà cụ tất tả bước xuống bực thềm băng qua khu sân nhỏ, Phi biết là trong lòng mẹ chàng là một ngọn lửa đỏ vừa bùng cháy. Chưa bao giờ Phi thấy bà cụ từ chối dọn cơm cho chàng và bỏ chàng ở nhà như thế này mỗi lần về thăm. Tuy nhiên ra đến cổng rồi bà cụ còn quay lại:
- Mai con về ăn cơm nhé. Bây giờ ở đây thì về nhà ăn cơm cho khỏe.
Phi lắc đầu:
- Mai con không về được đâu, con phải ở trong trại.
- Trại gần đây không?
- Trại con ở hơi xa. Mai mốt hết cấm trại con về. Mẹ bận cứ đi đi, con ra phố ăn rồi vào trại.
- Ừ, mai mốt con về nhà ăn cơm nhé.
Rồi bà cụ lại tất tả ra đi. Phi lắc đầu mỉm cười và thương mẹ vô cùng. Bà cụ đi được một lát thì Phi cũng lên xe đi. Chàng ghé thăm Loan. Chiếc xe jeep vừa tiến vào đến cổng, chàng thấy năm bảy người ngơ ngác rồi ùa chạy xuống nhà dưới. Còn lại một mình Phượng cũng ngơ ngác như không hồn. Phi bước xuống, chàng có một cảm giác là lạ khi nhìn năm bảy người vừa trốn chạy chàng. Một vài cặp mắt hình như còn lấp ló theo rõi chàng từ sau chiếc mành tre quen thuộc dưới garage.
Phượng nhận ra Phi thì ôm ngực đứng lên mỉm cười:
- Trời ơi, anh Phi, làm bọn này hết hồn.
Phi đưa mắt nhìn một vài cái mùi xoa, một vài cây bút nguyên tử, mấy tờ giấy vò nát còn vứt rải rát quanh đấy. Chàng hất hàm hỏi Phượng:
- Có chuyện gì đó Phượng?
Phượng ngây mặt, có lẽ bây giờ nàng mới chợt nhớ ra là thái độ của nàng có thể làm tan vỡ những “bí mật” nên nàng ấp úng chối dài:
- Không... à không... không có chuyện gì cả. Có mấy con bạn học đến... thăm, đến làm bài, thấy anh đi xe đến, chúng nó mắc cỡ bỏ chạy hết...
Chỉ cần nhìn qua vẻ mặt Phượng. Phi cũng thừa biết Phượng nói dối. Chàng ngồi xuống ghế thì thấy một tờ truyền đơn kêu gọi sinh viên học sinh đứng lên đòi tự do tín ngưỡng còn nằm kẹt dưới chân bàn. Phượng vội lượm ngay lên, mặt nàng hơi tái đi và cất giọng run run với nụ cười ngượng ngập:
- Hồi này truyền đơn nhiều quá, chúng nó thả cả vào lớp Phượng.
Phi cười. Chàng bỗng thấy mất tự nhiên trước Phượng. Chàng đã bị dồn vào thế phải đứng đối diện với Phượng. Họ coi chàng như một tay chân của bạo lực như một tượng trưng của sự bắt bớ tàn bạo. Chàng muốn phá tan niềm hoài nghi đó ngay từ phút thứ nhất này, chàng cố làm ra vẻ hồn nhiên cười thành tiếng to hơn, chàng nhìn thẳng vào mắt Phượng:
- Cô nói dối anh.
Đôi mắt Phượng tròn xoe kinh ngạc. Phi vẫn bình tĩnh nói rõ từng tiếng:
- Anh là quân nhân, không phải là mật vụ. Tại sao cô lại nói dối anh? Sợ anh bắt à? Hay là sợ anh đi tố cáo?
Phượng lắp bắp:
- Em có nói dối anh đâu.
Phi cười bực lên một tiếng ngắn:
- Tờ truyền đơn cổ võ trên tay là do cô và các bạn cô làm ra, là ở đây nữa. Cô nhìn xem trong buồng kia còn chiếc máy chữ, những vết mực ronéo và những tờ giấy hư nhem nhuốc còn cả trong xó nhà kia. Ngồi đây nhìn qua cửa sổ kia là tôi thấy rõ hết. Các bạn cô lớn rồi, làm gì thấy tôi mà họ phải trốn tránh như con nít. Các cô làm việc cái kiểu này thì dễ bị bắt quả tang quá.
Mặt Phượng đã tái càng tái hơn. Phi có cảm tưởng là Phượng có thể khóc lăn ngay được. Mười đầu ngón tay thon mềm nhưng làm đen vì mực, bối rối trên tờ truyền đơn vò nhàu. Phượng không thể nói được một câu nào nữa cả. Nàng nhìn nhanh qua cửa sổ, chiếc rèm cửa bị gió thổi tung mắc lên mặt chiếc đinh, nàng nhìn rõ tất cả những tang vật làm truyền đơn như Phi vừa nói. Nàng cúi đầu chớp mau mắt. Tiếng Phi điềm đạm ôn hòa:
- Các cô các cậu làm gì thì làm, không ăn nhậu gì tới tôi cả, nhưng làm cho kín đáo, đừng làm cái kiểu này mật vụ nhiều như ong vỡ tổ, các cô các cậu nên cẩn thận thế thôi.
Phượng ân hận vì thái độ đã che giấu Phi vừa qua; nàng mỉm cười thú nhận:
- Chúng em ngốc quá bị anh bắt quả tang, chúng em sẽ làm cẩn thận hơn. Trường em đã có mấy cô bị bắt rồi, nhưng lớp em thì chưa.
- Không khó khăn gì đâu.
Phượng ngần ngừ một chút rồi nghiêm nghị:
- Bị bắt chúng em cũng không cần. Tuy nhiên ở ngoài này hoạt động vẫn thú hơn.
Phi cười, chàng biết là bây giờ Phượng còn hăng và chưa nếm mùi nhà pha bao giờ nên chưa sợ. Chàng cũng không hề muốn làm Phượng mất tinh thần nên chàng nói lảng:
- Chị Loan đâu, chưa về sao?
- Chưa, chút nữa chị ấy về bây giờ. Sáu giờ mới tan sở, hơn năm giờ rồi. Anh ngồi chơi đợi chị Loan nhé, em xuống nói chuyện với mấy con bạn.
Phi đứng lên, chàng biết là sự có mặt của chàng làm ngăn trở nhiều cho công việc cửa Phượng, nên ch!!!14433_17.htm!!! Đã xem 22969 lần.

Sưu tầm: casau
Nguồn: vantuyen.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 18 tháng 6 năm 2013

Truyện Chân trời tím Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 cúi đầu thở dài, chính Tân cũng không hiểu tại sao chàng chấp nhận được nếp sống ấy. Nếp sống bừa bãi, tạm bợ mà ngày xưa Tân đã chán chê. Nhiều buổi sáng sớm tinh mơ, khi ở phòng Li Li bước ra Tân có cảm tưởng như mình vừa xuống một vũng bùn lầy ngập ngụa. Tân hối hận, nhưng Tân biết rằng sự hối hận đó cũng bằng thừa bởi lần sau chàng sẽ lại hành động như vậy, không có cách gì khác cả.
Những ràng buộc về thể xác, những hình ảnh ngập ngụa bùn lầy mang đến cho Tân một cảm giác rờn rợn. Chàng nhắm mắt cố xua đuổi những ý tưởng đó. Chàng hình dung đến Phượng. Tân thấy rõ hơn ai hết là Phượng không thể giống Li Li. Hai người đó chỉ giống nhau một khuôn mặt. Bây giờ Tân trở nên thù ghét sự giống nhau đó mặc dù chính vì thế mà Tân cố tìm cách chiếm đoạt Li Li. Chàng thù ghét ngay cả những người nói rằng Li Li giống Phượng. Tân nghĩ đến Phượng như một vì sao, như một tòa lầu đài tráng lệ trên một đỉnh cao mà Tân biết không bao giờ chàng đi tới được. Có chăng, Tân tới đó đứng nhìn, nhón gót trên hành lang rồi lại trở về tay không với nỗi bàng hoàng nối tiếc vì mình đã thèm khát tới đó. Những cực kỳ tráng lệ đó phản chiếu xuống một giòng nước đục, dòng nước đó là Li Li mang một chút hình ảnh của Phượng nhưng không hề giống Phượng.
Càng nghĩ như vậy Tân càng thấy đau đớn. Chàng đã dầm mình dưới giòng nước đục còn hy vọng gì ngóc cổ lên để với tới vì sao xa kia được nữa.
Chính vì ý nghĩ đó mà Tân không dám tin rằng hàng điện tín đang ở trên tay chàng lại có thể do chính tay Phượng đánh đi. Nhưng Tân cũng đặt một giả thuyết khác.
- Nếu hàng điện tín do chính Phượng đánh đi thì sao?
Có thể một sự đùa giỡn của Phượng và cũng có thể là một phút “bốc đồng” nào đó Phượng nhớ Tân. Phượng muốn gặp Tân. Biết đâu lại chẳng là một vụ... thất tình? Phượng bị một kẻ khác bỏ rơi, Phượng muốn cầu cứu đến Tân? Lòng Tân nhói đau khi nghĩ đến giả thuyết này.
Nhưng ý nghĩ của Tân bị cắt ngang bởi tiếng đạn của địch réo lên hai bên hông cánh quân. Tiếng trung liên dồn dập, tiếng bích kích pháo choáng tai, tiếng súng nội hóa như tiếng pháo tết giòn giã:
- Địch tấn công! Địch tấn công!
Như từ lưng chừng trời cao rớt xuống, Tân nhét vội miếng giấy xanh vào túi quần, chàng ôm cây súng lăn xuống bờ cỏ thấp. Thân cây Tân vừa ngồi gẫy gập, chính Tân cũng không kịp hiểu vì loại khí giới nào, chiếc mũ sắt của Tân bị đè cứng dưới một cành cây tươi.
Mặc dù đã đề phòng cẩn thận, song đơn vị Tân không thể nào ngờ được rằng địch tấn công ban ngày. Hỏa lực của đơn vị hướng cả về bên kia con rạch với những bờ bụi um tùm, chỉ có một số lực lượng tối thiểu đề phòng hai bên hông và phía sau. Trung đội dưới quyền Tân chỉ huy lại nằm sát phía hông cánh quân phía trái. Địch khai thác đúng sơ hở này. Cuộc tấn công thật gắt gao, chúng muốn ăn thua đủ ngay trong những giờ khắc bất chợt đầu tiên này. Hình như súng địch mỗi lúc mỗi nhiều thêm. Cuộc tấn công khiến hỏa lực của Trung đội Tân tê liệt hẳn không hoạt động gì được.
Ba phút sau Tân mới men tới được bờ rạch, chàng gào lên ra lệnh cho khẩu súng đại liên hướng về phía địch. Tiếng súng phản công nổ giòn. Ngay lúc đó vị Tiểu đoàn trưởng đã xin được trọng pháo từ căn cứ về yểm hộ vì địa điểm dừng quân này đã được trù tính trước.
Đạn đại bác 105 réo lên, tức khắc địch tràn lên xung phong như những con vật man rợ nhất trên đời. Địch sợ bị tiêu diệt bởi trọng pháo và đã nắm được một chút thắng lợi phút ban đầu nên cách tốt nhất là cách đánh xáp lá cà. Chính Tân cũng phải bắn như mưa bão...
Đứng đón Loan ở trước cửa sở Loan làm, nhưng Phi không hề mang tâm trạng của một người đi đón tình nhân. Chàng bỗng lo sợ một điều, chàng sẽ gặp Toàn ở đây, chàng sẽ thấy rõ sự “thua thiệt” của mình, chàng ghét phải nhìn thấy bộ mặt của kẻ chiến thắng. Mặc dầu giữa chàng và Toàn chưa chắc ai đã là kẻ chiến thắng. Toàn được thả ra từ hôm qua, rất có thể chiều nay Loan và Toàn sẽ có một cái hẹn riêng, Phi ngơ ngác nhìn đi nhìn lại những con đường dẫn tới đây... Chàng chỉ sợ Toàn nhìn thấy chàng đang đón Loan, hai người gặp nhau chắc sẽ không biết nói gì. Phi nói rõ lý do chàng tới kiếm Loan, có thể là Toàn chỉ cho rằng chàng kiếm cớ để tới. Phi băn khoăn với những ý nghĩ phức tạp đó.
Sáu giờ kém năm.
Còn năm phút nữa tan sở mà Phi thấy nhột nhạt vô cùng. Chàng có cảm tưởng như mình là một anh con trai vô duyên đứng đón người mình yêu ở đó mà chưa chắc đã được đi với người yêu. Mồ hôi trán Phi vãi ra, chàng liếc mắt nhìn hoài lên những tầng lầu có cửa kính bọc kín. Năm phút chờ đợi đó có thể dài như cả một buổi làm việc năm tiếng đồng hồ. Phi loay hoay cố làm bộ thản nhiên đi lại dưới những hàng me lá vàng rụng đầu trên hè phố.
Hơn sáu giờ Loan mới xuống tới nơi. Nàng vận chiếc áo dài màu tím than. Nàng có vẻ vô tư yêu đời “Đúng là khuôn mặt của người con gái có tình yêu”. Nghĩ vậy Phi nghiêm trang tiến tới bên nàng. Nhìn thấy Phi, Loan tròn mắt ngạc nhiên. Phi mỉm cười:
- Có ai đón Loan không?
Loan cũng mỉm cười:
- Có.
- Toàn à? Sao chưa thấy?
- Không. Anh!
Mặt Phi thoáng đỏ lên, chàng nhìn xuống bàn tay Loan với chiếc ví da màu đen. Tiếng Loan dịu dàng:
- Anh chờ Loan đấy à?
- Mười lăm phút rồi.
- Anh có điều gì cần nói với Loan phải không?
Phi gật đầu rất nhẹ:
- Chúng mình qua tiệm nước bên kia.
Loan đi theo Phi tới đầu đường:
- Tiệm nước đông quá. Anh cho Loan ra bờ sông có lẽ giờ này vắng.
- Mình lấy taxi đi nhé.
- Đi bộ một chút cũng được, anh có vội gì không?
Phi lắc đầu:
- Anh có thể đi được tới chín giờ.
Hai người yên lặng đi bên nhau giữa đường phố đông người. Phi bỗng mang cái ý nghĩ là đi bên người yêu một buổi chiều cuối cùng rồi ngày mai chàng sẽ ra đi mãi mãi người yêu sẽ đi lấy chồng để rồi không bao giờ còn buổi chiều như thế này nữa. Chàng liếc nhìn Loan thật nhanh, bao giờ Loan cũng mang dáng dấp của người yêu hiền dịu nhiều suy tư. Phi nói nhỏ:
- Màu áo của Loan đẹp lắm!
Loan cúi đầu:
- Em biết anh thích màu tím.
- Màu này là... màu chân trời.
- Anh nói sao?
Phi cũng không hiểu tại sao mình lại nói với Loan như vậy. Màu tím đã ăn sâu vào tâm tư Phi, nhìn thấy màu tím này, chàng nghĩ tới đường chân trời, khuôn mặt người con gái vẽ hình trên khuôn cửa sổ. Bức tranh đó còn linh động một cách huyền hoặc trong tâm khảm Phi. Nó như một giấc mơ, một kỷ niệm. Như tiếng hát của mẹ chàng ngày xưa vào những buổi trưa mùa hè vẳng lên mơ hồ tan biến vào mạch máu, vào trái tim. Phi muốn giữ kỷ niệm đó cho riêng mình, chàng lắc đầu:
- Không!
Loan biết là Phi giấu một ý nghĩ nào đó, một kỷ niệm nào đó, nàng mỉm cười tha thứ.
- Đôi khi anh lơ đãng và mơ mộng như một nhà thơ.
- Là lính đôi khi cũng có quyền là thi sĩ một chút chứ?
- Tất nhiên.
- Loan nên nhớ là quân đội cũng đã từng “sản xuất” ra rất nhiều nghệ sĩ.
- Loan thích đọc bai những người đó.
- Cảm ơn Loan.
Rồi hai người nhìn nhau tủm tỉm cười. Loan dò xét từng thái độ của Phi. Trong một thoáng nhanh, nàng bật lên một ý nghĩ kỳ khôi là muốn Phi chiếm đoạt lại nàng: “Kể ra thì cũng không có gì là kỳ khôi”. Loan thầm nghĩ như vậy. Một người con trai như Phi tới lúc sắp mất người yêu, tới lúc thấy rằng người yêu sắp thuộc về người khác mới biết hối tiếc. Đó là lẽ tự nhiên. Loan cảm thấy rùng mình lo sợ. Nàng sẽ biết phải nói gì với Phi, khi nàng đã có thái độ rõ rệt với Toàn rồi. Nàng không thể như những người con gái khác bỏ rơi Toàn để yêu Phi. Nàng liếc nhìn Phi, vẩn vơ nói sang chuyện khác:
- Loan thích mặc áo dài, anh có cho là cổ hủ không? Làm ở một sở của người ngoại quốc, mình mặc áo dài, em thấy người ta quý mình hơn.
Phi cười:
- Điều cần thiết là mình có quý mình hay không.
- Anh nghĩ thế nào?
- Anh vừa nói rồi đó.
- Nghĩa là anh thích?
- Em mặc áo dài đẹp hơn Phượng, ngược lại Phượng mặc đồ đầm đẹp hơn em.
Loan lắc đầu:
- Anh nói khéo lắm. Đáng lẽ anh nên làm ở một cơ quan tuyên truyền hơn là đi tác chiến.
- Lính tác chiến có nhiều người nói khéo hơn anh.
- Thêm một bằng cớ nữa về sự khéo léo của anh.
Phi im lặng. Gió từ lòng sông lùa lên mát rượi. Hai người chọn một chiếc bàn sát phía ngoài lan can nhìn xuống mặt sông. Họ ngồi đối diện nhau. Phi gọi nước rồi khoanh tay để lên bàn, tiếng chàng trầm xuống:
- Lúc nãy anh có đi qua nhà.
Loan bỗng thấy hồi hộp:
- Có chuyện gì vậy anh?
- Đáng lẽ anh phải nói chuyện này với Phượng nhưng anh thấy khó nói quá.
Đôi lông mày Loan hơi cau lại chờ đợi, nàng hiểu là Phi muốn nói một điều gì quan hệ, một chuyện gì khác thường. Tiếng chàng đều đều:
- Anh không thể hiểu rõ Phượng đối với Tân như thể nào. Anh muốn biết chuyện đó trước khi anh nói chuyện này.
Loan trân trối nhìn Phi, nàng không thể nào hiểu được Phi muốn nói gì nữa. Trong một thoáng vút, Loan nghi ngờ Phi. Biết đâu Phi chẳng thích Phượng? Hay là Phi muốn nói cho Điền? Loan cúi đầu trốn tránh cái ý nghĩ đó này cầu khẩn là Phi sẽ không làm như vậy. Tiếng nàng lạc đi:
- Chính em cũng không hiểu.
- Nếu vậy thì anh nói với em. Chúng mình vừa có một cái tang.
Toàn thân Loan lạnh toát:
- Ai?
- Tân!
- Anh Tân mất rồi sao? Bao giờ?
- Trưa hôm qua, Tân chết ngoài mặt trận. Anh nghĩ đó là vinh dự. Phượng đánh điện tín cho nó rồi phải không?
Loan khẽ gật. Nàng cố để khỏi phải khóc. Nhưng hình ảnh Tân mỗi lần đến thăm Phượng, vừa rụt rè vừa lo nghĩ khiến Loan thương Tân vô cùng. Loan thừa rõ khuôn mặt Tân bướng bỉnh, ngông nghênh và ít học nhưng trước một người yêu xa quá tầm tay, Tân không còn là Tân nữa mà chỉ là đứa bé trẻ nít ngớ ngẩn nuôi một khát vọng không bao giờ đạt tới. Như thế Tân còn đáng thương hơn nhiều nữa. Nàng thở dài:
- Không biết anh ấy nhận được điện tín của Phượng chưa?
Phi cúi đầu:
- Làm sao biết được. Không hiểu nó nghĩ gì?
Rồi Phi hình dung ra Tân trong bộ đồ trắng, mồ hôi ướt đầm, khuôn mặt tươi tỉnh từ những ngày còn ở trong võ bị với nhau. Mỗi lần tâm sự về Phượng, đôi mắt Tân rực sáng. Phi thường nói với Tân rằng “Khi nào nhắc đến Phượng mặt mày sáng lên như đèn xe GMC mười bánh” Tân chỉ thú vị, nhăn nhở cười, cử chỉ ngây thơ đó thật hồn nhiên, thật dễ mến.
Phi đem chuyện đó nói với Loan và Loan không thể gắng gượng được nữa, nàng khóc. Một phút sau Loan ngước lên:
- Tội nghiệp anh ấy.
- Như thế cũng xong. Anh hy vọng là nó... đạt tới ước vọng trước khi nó ngã xuống, dù chỉ là trong ý nghĩ. Nếu nó nhận được hàng điện tín của Phượng. Phượng muốn gặp nó thật không?
- Tại sao không?
- Nó nhiều mặc cảm lắm.
Đôi mắt Loan mờ đi, nàng muốn tìm hình ảnh Tân ở khoảng chân trời xa tít màu vàng ửng kia. Tiếng nàng như một lời cầu nguyện:
- Không còn gì ân hận bằng tới lúc đó mà không dám tin rằng người mình yêu, yêu mình. Em mong Tân sẽ tin, sẽ sung sướng khi được điện tín của Phượng.
- Anh cũng mong như vậy, đó là lời cầu nguyện duy nhất của anh cho nó. Nó đã được đền bù, nó đã cố gắng vươn lên và nó đã tiến tới. Anh không muốn nghĩ gì hơn nữa cả. Anh không biết Phượng sẽ ra sao khi được tin này.
Loan lắc đầu, đôi mắt chớp mau:
- Thú thật với anh khi Phượng đánh hàng điện tín đó đi cho anh Tân, em thấy nó có vẻ ngông cuồng dại dột thế nào, nhưng em không muốn ngăn cản. Bây giờ thì em mừng rằng em đã không ngăn nó và em thấy Phượng có lý.
- Liệu Phượng có đau đớn khi được tin không?
Tiếng Loan thở dài rất nhẹ:
- Có yêu anh Tân hay không thì nó cũng vẫn buồn, vẫn khổ, tâm lý thông thường của con gái. Mất một người yêu mình không ai tránh được đau lòng.
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Em cũng không hề mong là chỉ có vậy. Với Phượng, bây giờ em không biết mong gì. Chẳng lẽ em mong cho nó đau đớn khổ sở và chẳng lẽ em mong nó thản nhiên vui đùa như mọi ngày?
Phi yên lặng nhìn Loan, tâm trạng của một người chị trong hoàn cảnh này quả là phức tạp. Phi thông cảm với những băn khoăn đó. Chàng nghĩ đến Tân và cố hình dung ra giây phút Tân ngã xuống. Hình ảnh những người đồng đội nằm im lìm trên chiến địa sau giờ nổ súng thật là buồn thảm tức tưởi. Tân cũng đã nằm im như thế, nhưng sao Phi vẫn tin rằng còn một phần tâm hồn nào đó của Tân còn sống, vẫn còn đầy suy tư.
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm: casau
Nguồn: vantuyen.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 18 tháng 6 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--