Dịch giả: Phước Lộc
Chương III
Quan án chứng kiến một cuộc tranh cãi ngoài chợ
Một thanh niên đến báo cha mình bị chết

    
áng hôm sau, Địch công đã lấy lại tinh thần và thấy mình đã bị muộn, ông vội vã ăn sáng sau đó lập tức đến văn phòng của mình.
Ông thấy văn phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ. Ghế bành của ông đã được sửa chữa và bàn được đánh bóng. Trên bàn bày ra văn phòng tứ bửu yêu thích của ông và ông nhận ra sự sắp xếp đó là của lão Hồng.
Địch công tìm thấy lão Hồng trong phòng lưu trữ. Cùng với Tào Can ông đã quét và thông gió căn phòng ẩm thấp, giờ đây nó đã có mùi dễ chịu. Họ đang dùng sáp đánh bóng các hộp tài liệu bằng da thuộc màu đỏ.
Địch công gật đầu hài lòng. Sau khi ngồi xuống bàn làm việc ông ra lệnh cho Tào Can đi gọi Mã Tông và Triệu Thái.
Khi tất cả 4 người đã có mặt ông hỏi về những công việc mà lão Hồng và Tào Can đã làm. Cả hai nói rằng cuộc chiến đêm qua không ảnh hưởng nhiều đến họ. Lão Hồng đã được thay băng đầu mới và Mã Tông có thể di chuyển cánh tay trái của mình mặc dù còn hơi gượng gạo.
Mã Tông báo cáo rằng sáng sớm hôm nay anh đã cùng Triệu Thái kiểm tra kho vũ khí của huyện đường. Họ tìm thấy rất nhiều vũ khí như giáo, câu liêm, kiếm, mũ sắt, áo da còn tốt nhưng đã cũ và bẩn cần phải đánh bóng kỹ lưỡng lại.
Địch công nói chậm rãi:
- Câu chuyện của Phương thợ rèn là một lời giải thích thoả đáng cho các tình huống kỳ lạ đang xảy ra ở đây. Nếu những gì hắn nói là sự thật thì chúng ta cần phải hành động nhanh chóng trước khi tên Chiến hiểu rằng chúng ta đang chống lại hắn và hắn ra tay trước chúng ta. Chúng ta phải tấn công hắn trước khi hắn kịp hiểu ra điều đó. Như câu tục ngữ cổ của chúng ta có nói “ Chó cắn là chó không sủa “
- Nhưng chúng ta sẽ xử lý như thế nào với tên cai ngục  - lão Hồng hỏi.
- Có một lúc chúng ta đã bỏ quên hắn nơi hắn bị giam giữ - Địch công đáp - may mắn là ta đã nhốt hắn lại. Tên đó là tay chân của tên Chiến và hắn có thể ngay lập tức chạy đến chủ của mình và báo cáo tất cả mọi việc của chúng ta cho chủ của hắn.
Mã Tông mở miệng định hỏi một điều gì đó nhưng Địch công giơ tay ngăn lại, ông nói tiếp:
- Tào Can, ngay bây giờ ngươi ra ngoài và thu thập các thông tin về tên Chiến và bè lũ của hắn. Cùng lúc ngươi tìm hiểu về một người giàu có tại đây tên là Vũ Kỳ. Hắn là con trai của thống đốc nổi tiếng Vũ Nam Thiên đã mất tại Lan Phương cách đây 8 năm.
Bản thân ta sẽ đi cùng với Mã Tông ra ngoài để có một đánh giá chung về thị trấn này. Bác Hồng giám sát công việc ở huyện đường cùng với Triệu Thái. Các cổng ra vào phải khoá lại và không ai được ra vào trong lúc ta vắng mặt trừ người quản gia của ta được phép ra ngoài mộ mình để mua thức ăn.
Chúng ta sẽ gặp nhau tại đây vào buổi trưa.
Ông đứng dậy và đội một cái nón nhỏ màu đen lên đầu. Trong chiếc áo dài màu xanh đơn giản của mình ông trông như một thầy đồ nhàn nhã.
Ông rời huyện đường với Mã Tông đi bên cạnh.
Đầu tiên họ tản bộ về phía nam và quan sát ngôi chùa nổi tiếng của Lan Phương. Nó nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa hồ sen. Các cây liễu dọc theo bờ hồ đung đưa trong làn gió buổi sáng. Sau đó họ đi về phía bắc và hòa lẫn vào đám đông.
Đó là một buổi sáng bình thường và các cửa hiệu dọc theo phố chính đã mở cửa để buôn bán. Nhưng rất ít tiếng cười nói và mọi người trao đổi với nhau rất nhỏ tiếng, họ thường nhìn ngó trước sau trước khi mở miệng.
Khi họ đi đến tháp canh phía bắc Địch công và Mã Tông rẽ trái, tản bộ đến khu chợ trước Tháp Trống. Khu chợ là một cảnh quan thú vị, các nhà buôn nước ngoài trong những trang phục cầu kỳ rao hàng với giọng nói khàn khàn và gần đó một nhà sư Ấn độ cầm bình bát đi khuất thực.
Một nhóm những kẻ vô công rỗi nghề tụ tập quanh một hàng cá nơi đang xảy ra cuộc trve; họ trao đổi với nhau những câu chào hỏi lịch sự thông thường.
Hắc Lan nghĩ rằng mặc dù hơi khập khiễng nhưng bà Lý là một phụ nữ đẹp khi còn trẻ. Gương mặt bà cân đối tuy hơi có vẻ u ám và cặp lông mày hơi dày so với tiêu chuẩn được đánh giá là đẹp của người phụ nữ. Bà rõ ràng rất thích nói chuyện với các cô gái. Hắc Lan cảm thấy khá hãnh diện.
Điều làm cô tò mò là hình như không có người hầu trong nhà. Khi cô hỏi điều này bà Lý trả lời một cách nhanh chóng:
- Ngôi nhà của tôi khá nhỏ, tôi chỉ có một người phụ nữ già giúp đỡ các công việc lặt vặt. Tôi có đôi chút lập dị trong lĩnh vực này, tôi không thể nào chịu nổi một đám người hầu suốt ngày vây quanh tôi. Một vài ngày trước đây, bà ta bị ốm và tôi cho bà ấy về nhà với chồng bà ta. Ông ta là người buôn bán dạo đã già sống gần đây. Trong thời gian rảnh rỗi, ông thường tới đây chăm sóc cho khu vườn của tôi.
Hắc Lan vội vàng tạ lỗi vì sự đường đột của mình gây phiền lòng cho chủ nhà khi đề cập đến sự vắng mặt của người giúp việc. Cô đứng lên và xin phép ra về.
Bà Lý lập tức phản đối. Bà nói rằng bà rất thích khi có người đến thăm và nhanh chóng rót thêm một tách trà.
Ngay lập tức bà Lý đưa Hắc Lan sang căn phòng bên cạnh. Gần như tất cả không gian trên sàn nhà bị chiếm hữu bởi một cái bàn lớn bằng sơn mài màu đỏ. Trên kệ gắn vào tường có khoảng một tá bút lông với nhiều kiểu và kích thước khác nhau, và có rất nhiều lọ nhỏ chứa màu vẽ. Những cuộn giấy và lụa để vẽ tranh xếp chồng lên nhau trong một cái bình bằng sứ lớn trên sàn nhà. Cửa sổ của căn phòng mở ra một khu vườn nhỏ trồng đầy hoa.
Bà Lý mời Hắc Lan ngồi xuống một chiếc ghế bên cạnh chiếc bàn và cho xem bức tranh của bà đang vẽ. Bà Lý mở bức tranh ra, Hắc Lan là một người thậm chí không biết nhiều về hội họa cũng có thể nhận ra bà Lý là một nghệ sĩ. Bà đã vẽ những gì, những bông hoa, trái cây và các loài chim, tất cả mọi thứ đều được vẽ với độ chính xác đáng kinh ngạc và màu sắc rực rỡ.
Hắc Lan cảm thấy xấu hổ vì sự tử tế của bà Lý. Cô tự hỏi cô có nên cho bà ta biết là cô đến đây bởi vì tòa án buộc cô làm điều này. Sau đó cô tự hỏi là cô không biết liệu quan án có muốn giữ bí mật về việc này hay không. Vì vậy, cô nghĩ tốt hơn là cứ tiếp tục đóng vai trò của mình và chờ đợi xem có việc gì xảy ra hay không.
Khi bà Lý cuộn lại bức tranh, Hắc Lan đứng lên và nhìn ra ngoài cửa sổ. Cô nhận xét là hình như có một vài cây hoa bị chà đạp xuống.
- Điều này xảy ra khi những thằng nhà quê từ tòa án đến tìm kiếm tại nhà này! Bà Lý trả lời chua cay.
Có rất nhiều hận thù trong lời nói của bà ta, Hắc Lan quay lại và ngạc nhiên nhìn bà Lý. Nhưng khuôn mặt của bà đã quay lại vẻ điềm tĩnh hơn bao giờ hết.
Hắc Lan cúi chào và nói những lời cảm ơn lịch sự.
Bà Lý nghiêng người ra ngoài cửa sổ và nhìn mặt trời.
- Chà, chà – bà kêu lên – ai mà nghĩ bây giờ đã quá trưa và bây giờ tôi phải chuẩn bị bữa ăn trưa cho mình. Sao mà tôi ghét công việc bếp núc thế! Tại đây, có một cô gái trẻ rất có khả năng. Tôi tự hỏi có phiền không nếu muốn nhờ cô giúp một tay.
Đây là một yêu cầu mà Hắc Lan không thể từ chối nếu không muốn tỏ ra mình là con người thô lỗ. Sau hết, cô nghĩ rằng đây là việc tối thiểu cô có thể làm để bù đắp cho những tiếp đãi của bà chủ nhà bằng cách chuẩn bị một bữa ăn ngon cho bà ta. Cô nhanh chóng trả lời:
- Tôi rất vụng về trong mọi việc. Nhưng cũng xin được phép giúp đỡ bà trong việc bếp núc.
Bà Lý mỉm cười hài lòng. Bà dẫn Hắc Lan qua sân sau vào nhà bếp.
Cô cởi áo ngoài của mình và xắn tay áo lên. Sau đó cô nhóm một bếp lửa than. Bà Lý ngồi trên chiếc ghế dài trong nhà bếp và bắt đầu kể một câu chuyện dài về người chồng của bà đột ngột qua đời ngay sau đám cưới của họ.
Hắc Lan tìm thấy một hộp tre đựng mì ống.Cô cắt nhỏ hành và tỏi và lấy độ chục nấm khô từ sợi dây gần cửa sổ.
Trong khi bà Lý kể chuyện, Hắc Lan cho mỡ vào chảo, phi nó với hành và tỏi sau đó thêm vào các loại rau xắt nhỏ cùng với đậu nành, cô đảo đều với cái muỗng bằng sắt. Sau đó cô đổ mì vào, mùi thơm dậy khắp gian bếp nhỏ.
Bà Lý lấy bát, đũa và một đĩa rau cải chua. Họ ngồi trêanh cãi dữ dội của chủ hàng với một thanh niên ăn mặc gọn gàng. Cuộc cãi vả đã đi đến giới hạn. Cuối cùng người thanh niên ném vài đồng tiền vào hàng cá và hét lên giận dữ:
- Nếu đây là một thị trấn được quản lý tử tế, ngươi sẽ không thể lừa đảo mọi người giữa ban ngày ban mặt.
Đột nhiên một người đàn ông vai rộng bước đến nắm cổ chàng thanh niên và tát vào miệng anh ta:
- Cho mày chừa cái tội vu khống Chiến đại nhân - Hắn gầm gừ.
Mã Tông Đinh xông ra can thiệp nhưng quan án chặn anh lại.
Đám đông nhanh chóng tản đi, anh thanh niên không nói một lời. Anh ta lau máu từ miệng của mình và bỏ đi.
Địch công ra dấu cho Mã Tông và họ bám theo người thanh niên.
Khi đi vào một con hẻm nhỏ, quan án vượt qua người thanh niên và nói:
- Xin lỗi vì đã xen vào chuyện của anh, ta thấy tên côn đồ đã đánh anh. Tại sao anh không báo quan?
Chàng trai đứng yên và ném một cái nhìn nghi ngờ vào Địch công và Mã Tông.
- Nếu ông là tay chân của Chiến – Anh lạnh lùng nói – đừng mong tôi nói lời nào bất lợi cho bản thân.
Địch công quan sát con hẻm, chỉ có họ đứng đó.
- Ngươi đã sai lầm, chàng trai trẻ - ông lặng lẽ nói – Ta là Địch Nhân Kiệt, là quan án sát mới của thị trấn này.
Khuôn mặt chàng trai trẻ tái mét như vừa nhìn thấy ma. Sau đó anh đặt tay lên trán và kìm chế được cảm xúc của mình. Anh thở dài và khuôn mặt sáng bừng với một nụ cười rộng mở. Anh cúi đầu và nói trịnh trọng:
- Trước mặt ngài là Đinh Cần, con trai của tướng quân Đinh Hồ từ kinh đô. Tên tuổi của đại nhân rất quen thuộc với gia đình tôi.. Đã từ lâu thị trấn này không có một huyện lệnh thực sự.
Quan án nghiêng đầu để nhận lời khen.
Ông nhớ lại từ nhiều năm trước, có một điều không mong muốn đã xảy ra với Đinh tướng quân. Ông ta đã chiến thắng bọn rợ Hung nô ở biên giới phía bắc. Nhưng khi ông quay trở lại kinh thành bất ngờ bị bắt buộc từ chức. Địch công tự hỏi làm thế nào con trai ông ta lại lưu lạc đến nơi xa xôi này. Ông nói với chàng trai:
- Có điều gì đó không bình thường tại thị trấn này, ta muốn ngươi cho ta biết về tình hình ở đây.
Đinh Cần không trả lời ngay, anh ta suy nghĩ giây lát rồi mới nói:
- Những điều này không nên nói ra công khai. Chúng ta có thể đến một quán trà.
Địch công đồng ý, họ đi đến một quán trà nằm trong con hẻm và chọn một bàn trong góc.
Sau khi tiểu nhị đem trà ra Đinh Cần thì thầm:
- Một người đàn ông tàn ác tên là Chiến Môn nắm giữ tất cả quyền lực trong tay mình ở thị trấn này. Hắn có khoảng 100 tên thuộc hạ trong dinh thự của mình. Tuy chúng không làm gì nhưng băng đảng của chúng khống chế toàn bộ thị trấn này.
Mã Tông hỏi.
- Trên đường phố bọn chúng chỉ cầm gậy và kiếm nhưng tôi không ngạc nhiên nếu trong dinh thự của tên Chiến có cả một kho vũ khí.
Địch công hỏi:
- Ngươi có bao giờ thấy bọn hung nô trong thị trấn này?
Đinh Cần lắc đầu dứt khoát:
- Một tên cũng chẳng thấy - anh trả lời
- Những cuộc tấn công tên Chiến báo cáo cho chính quyền – Địch công nhìn Mã Tông – rõ ràng là âm mưu của hắn nhằm thuyết phục các nhà chức trách là hắn và đồng bọn là cần thiết ở thị trấn này.
Mã Tông hỏi:
- Ngươi có bao giờ vào được bên trong dinh thự của tên Chiến?
-Đó là nơi cấm địa – người thanh niên thốt lên – Tên Chiến đã xây dựng thành luỹ xung quanh dinh thự của mình với các bức tường đôi và tháp canh đặt ở 4 góc.
- Hắn ta nắm quyền cai trị tại đây như thế nào? - Địch công hỏi.
- Hắn ta thừa hưởng gia tài lớn từ cha mình – Đinh Cần trả lời – tuy không có những phẩm chất ưu việt nhưng cha hắn đã làm giàu tại thị trấn này bằng nghề buôn chè. Cho đến vài năm trước đây con đường chính để đi đến Ấn độ và các nước chư hầu khác ở phía tây chạy ngang qua Lan Phương và thị trấn này trở thành một trung tâm thương mại quan trọng. Sau đó 3 ốc đảo dọc theo tuyến đường sa mạc bị khô cạn và tuyến đường di chuyển cách 100 dặm về phía bắc. Tên Chiến tập hợp một đám lâu la quanh hắn và tự xưng là ông trùm của thị trấn này.
Hắn ta là một người thông minh và có năng khiếu về quân sự. Tuy nhiên hắn không thích tuân lệnh ai và thích là người cai trị trong thị trấn này.
Các đường phố đã đầy những người bán hàng rong. Họ bàn tán với nhau về việc hành quyết hai kẻ tội phạm và không quan tâm đến kỵ sĩ đơn độc này.
Quan án cưỡi ngựa về cổng thành phía Nam, ông thúc ngựa vượt qua. Trên pháp trường các bộ đầu vẫn còn bận rộn dọn dẹp, các vết máu trên mặt đất đã được làm sạch.
Sau khi ra đến cánh đồng Địch công đi chậm lại. Ông hít không khí buổi sáng trong lành và nhìn khung cảnh yên bình. Nhưng ngay cả giữa môi trường xung quanh dễ chịu ông vẫn không tìm thấy sự yên tĩnh trong lòng mình.
Những cảnh tượng trên pháp trường luôn gây sốc với quan án. Ông đã không ngừng điều tra trong các vụ án, nhưng ngay sau khi tội phạm đã được tìm thấy và đã thú nhận, Địch công luôn ao ước là mình có thể bỏ qua vụ án từ trong suy nghĩ của mình. Ông ghét nhiệm vụ phải giám sát việc hành quyết với tất cả những chi tiết đẫm máu của nó.
Kế hoạch từ quan đã hình thành trong suy nghĩ của ông kể từ sau cuộc nói chuyện với Bạch Hạc cư sĩ bây giờ đã phát triển thành một mong muốn hấp dẫn. Quan án cũng nghĩ rằng ông đã qua tuổi bốn mươi, đó không phải là quá muộn để bắt đầu một cuộc sống mới trên trang trại nhỏ mà ông sở hữu tại quê nhà.
Điều gì là tốt hơn, một cuộc sống yên tĩnh và thanh thản khi về hưu, dành thời gian để đọc, viết và chú ý đến việc giáo dục con cái của mình. Hay là dùng tất cả thời gian có được của mình để khám phá sự gian ác, những mưu đồ bẩn thỉu của bọn tội phạm. Trong khi cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp và niềm vui mà nó mang lại?
Có vô số các quan chức khác có thể thay thế vào vị trí của ông. Và sao ông lại không thể phục vụ cho quốc gia bằng cách sáng tác, ông thường lên kế hoạch để làm điều này, viết một luận án trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu các học thuyết cổ điển sao cho mọi người đều hiểu được?
Tuy nhiên, Địch công cảm thấy nghi ngờ. Điều gì sẽ xảy ra cho quốc gia nếu tất cả các quan chức đều có cùng một quan điểm bỏ mặc mọi việc? Nó không phải là bổn phận của ông để mang lại cho những đứa con của ông một cơ hội để có một sự nghiệp sau này? Cuộc sống được che chở trong một trang trại nhỏ yên bình có thể giúp cho những đứa trẻ đối đầu với tương lai?
Khi thúc chân vào con ngựa, Địch công lắc đầu. Câu trả lời cho những vấn đề của ông nằm trong hai câu khó hiểu mà ông đã nhìn thấy trên bức tường trong căn nhà của Bạch Hạc cư sĩ.
“Có hai con đường dẫn đến vinh quang
Hoặc là vùi đầu vào bùn như một con sâu.
Hoặc là như một con rồng bay cao trên bầu trời.”
Kể từ sau chuyến viếng thăm kỳ lạ, những dòng chữ này ấp ủ trong suy nghĩ của ông. Địch công thở dài. Ông sẽ để cho vị ẩn sĩ già quyết định giúp ông. Ông sẽ giải thích về hai con đường mà quan án đặt ra.
Khi đi đến dưới chân dãy núi, ông xuống ngựa. Ông gọi một nông dân đang làm việc gần đó và nhờ anh ta chăm sóc giúp con ngựa.
Khi quan án bắt đầu đi lên, hai tiều phu đi xuống theo con đường núi. Họ là một đôi vợ chồng già, khuôn mặt nhăn nheo và bàn tay xương xẩu như những thanh củi khô họ đang mang trên lưng.
Người đàn ông đứng lại. Ông đặt bó củi xuống đất. Lau mồ hôi trên trán, ông nhìn lên quan án và lịch sự hỏi:
- Ngài định đi đâu?
- Ta đang trên đường đến thăm Bạch Hạc cư sĩ – quan án trả lời cộc lốc.
Người đàn ông già từ từ lắc đầu.
- Ông sẽ không tìm thấy ông ta, đại nhân – ông nói – bốn ngày trước đây chúng tôi thấy nhà ông ta trống rỗng. Cánh cửa bị gió đóng lại và mưa đã làm hư hỏng những luống hoa. Bây giờ tôi và người vợ già của tôi dùng ngôi nhà đó để chứa củi.
Một cảm giác cô đơn tràn ngập trong lòng quan án.
- Ông không cần phải đi lên đó, thưa đại nhân! – người nông dân nói và trao dây cương ngựa lại cho Địch công.
Quan án lơ đãng nắm lấy, ông hỏi những tiều phu:
- Đã xảy ra chuyện gì với vị ẩn sĩ già đó? Ngươi có tìm thấy thi thể ông ta?
Một nụ cười ranh mãnh xuất hiện trên gương mặt nhăn nheo của ông tiều phu già, ông từ từ lắc đầu:
- Những người như ông ấy – ông nói – không chết như ngài hay tôi, thưa đại nhân. Họ không bao giờ thuộc về thế giới này mà nơi đây chỉ là khởi đầu. Khi kết thúc họ bay vào bầu trời xanh đến thiên đường như một con rồng. Họ không để lại gì phía sau.
Ông già vác gánh nặng của mình lên vai và đi theo con đường của ông.
Đột nhiên, như một tia chớp thoáng qua tâm trí, Địch công hiểu ra vấn đề. Điều này chính là câu trả lời!
Ông mỉm cười nói với người nông dân:
- Phải, tôi thuộc về thế giới này. Tôi sẽ tiếp tục vùi đầu mình xuống bùn!
Ông leo lên yên ngựa và quay trở về thị trấn.
 

HẾT

Xem Tiếp: ----