Chương 9

Dịch giả: Phạm Văn Vịnh
Chương 1
Nguyên tác : Journal d'une femme de chambre

14 tháng Chín
Hôm nay, 14 tháng Chín, lúc ba giờ chiều, trời êm ả, hơi lất phất mưa, tôi đến nhận việc ở một chỗ mói. Đây là chỗ làm thứ mười hai trong hai năm qua. Tất nhiên tôi không nói về những chỗ làm của những năm trước nữa, vì nhiều chuyện lắm, không sao kể được. Tôi có thể tự hào là mình đã thấy được nơi sâu thẳm các bộ mặt và những cái xấu xa của nhiều tâm hồn... Tôi đã lặn lội khắp nơi, từ nhà này đến nhà khác, từ khu rừng Boulogne đến nhà ngục Bastille; từ Đài quan sát đến Đồi Monmartre, từ Ternes đến Gobelin, chẳng đâu ở lâu, vì vậy mà được biết nhiều ông chủ bà chủ. Rồi lại đến chỗ này nữa. Nhiều chuyện không thể ngờ được.
Tôi đến làm ở chỗ này là do tôi xem mục nhắn tin trên báo Figaro, chứ không phải do tịếp xúc vói bà chủ nhà. Và mãi sau giữa bà và tôi mới viết thư hợp đồng với nhau. Thư bà viết rõ ràng, rành mạch nhưng biểu lộ tính keo kiệt. Giấy viết thư là loại giấy xấu, không ai dùng. Nghèo như tôi, mà tôi cũng chả dùng loại giấy ấy. Giấy tôi dùng là loại giấy tốt màu hồng hoặc xanh phơn phớt, lại xức nước hoa, ngoài ra tờ giấy nào cũng in các cành hoa thật đẹp...
Vậy là tôi đã đến Normandie, ở Mesnil-Roy. Dinh cơ của bà chủ nhà cách đấy không xa và có tên gọi là Lâu đài Prieuré... Đấy là nơi từ nay tôi đến để sinh sống.
Tôi không khỏi vừa buồn vừa tiếc sao lại thiếu suy nghĩ đem thân mình chôn vùi vào nơi hang cùng ngõ hẻm này! Chỉ thoáng qua tôi đã thấy ngao ngán và tự hỏi không biết rồi đây sẽ ra sao? Rõ ràng là chẳng có gì hay ho và rất nhiều cái phiền.
°
°
Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến làm việc ở một tỉnh lẻ. Bốn năm trước đây đã có một lần rồi, và trong hoàn cảnh rất đặc biệt.
Câu chuyện tôi kể dưới đây có nhiều chi tiết rất kinh, tuy thê tôi vẫn muốn kể. Ý định của tôi khi viết bản nhật ký này là không lấp lửng với người đọc và với cả chính mình. Khi cần, tôi sẽ nói hết sự thật, dù rằng đó là sự thật tàn nhẫn, dù rằng khi lột cái vỏ bề ngoài, một sự thật thối tha sẽ phải phơi bày.
Chuyện là như thê này:
Tôi đã đến "Phòng xếp việc làm". Tiếp tôi là một chị người to béo. Chị là người hầu phòng của ông Robour nào đấy ở Touraine. Hợp đồng xong rồi, tôi phải lên tàu vào một ngày, một giờ, đến một ga, đúng như kế hoạch.
Tàu đỗ, tôi trả vé cho người kiểm soát rồi đi ra. Một người đánh xe mặt to bự, dáng phục phịch, gọi tôi:
Có phải chị là người hầu phòng mới đến làm cho nhà ông Robour không?
Phải, chính tôi đây.
Chị có hòm xiểng gì không?
Có một cái hòm.
Chị đưa phiếu gửi cho tôi rồi đứng đây đợi.
Nói rồi anh ta vào sân ga; nhân viên nhà ga gọi tên anh ta một cách trìu mến: "Anh Louis". Louis tìm chiếc hòm của tôi trong một đống ngổn ngang những hành lý và bảo chở trên một chiếc xe bò ra xe của anh ta đang đậu gần rào chắn:
Chị lên đi! - Anh Louis bảo tôi.
Tôi trèo lên xe, ngồi cạnh anh. Xe chạy.
Anh đánh xe liếc nhìn tôi. Tôi cũng nhìn anh và nhận ra ngay rằng anh là một người quê mùa, thô kệch, chưa bao giờ làm việc ở một nhà quyền quí. Tôi thấy buồn lòng, vì tôi quen sống với những gia nhân mang đồng phục đẹp đẽ. Tôi không ghét gì bằng nhìn thấy những người mặc chiếc quần bằng da bạc phếch bó sát đùi. Cái anh Louis này lại còn cục mịch ở đôi găng tay để giữ dây cương đánh xe, với bộ quần áo rộng thùng thình, bằng vải nhuộm màu xám xịt và cái mũ cát-két bằng da quét vec-ni kẻ hai vạch vàng. Nét mặt anh ta cau có, giọng nói thì cục cằn. Không phải người hung ác. Tôi biết những hạng người như thế này lắm. Mới gặp nhau thế nào cũng dở trò quái quỉ. Nhưng rồi dần dần dấu dịu và yên ổn. Nhiều khi yên ổn đến không ngờ.
Chúng tôi ngồi yên như thế lúc lâu, chẳng ai nói với ai. Anh ta làm ra bộ mặt người đánh xe có cỡ, kéo cao dây cương, roi ngựa ngoáy tròn. Trông thật buồn cười.. Còn tôi, tôi cứ giữ vẻ đàng hoàng nhìn phong cảnh, tuy phong cảnh chẳng có gì đặc biệt, vẫn đồng ruộng, cây cối, nhà cửa, như mọi nơi khác. Anh ta cho ngựa đi bước một để xe lên dốc. Và bỗng dưng với vẻ đùa giỡn anh ta hỏi tôi:
Chị có mang nhiều giầy như thế này không?
Nhiều! - Tôi trả lời, ngạc nhiên thấy câu hỏi chẳng ăn nhập gì, và nhất là thấy cách hỏi kỳ lạ của anh ta. - Sao anh hỏi thế! Hỏi thế là bất nhã, anh già ạ.
Anh ta khẽ lấy cùi tay hích tay tôi và nhìn tôi với con mắt khác lạ vừa như có ý châm chọc lại vừa thích thú, rồi hỏi:
Đi giầy để làm trò!
Rồi anh tắc lưỡi ra hiệu cho ngựa đi nhanh. Tôi thấy bứt rứt! Anh ta nói thế nghĩa là thế nào nhỉ. Tôi cho là anh ta ngốc nghếc không biết gì, ai lại gợi chuyện với phụ nữ bằng một câu hỏi ngây ngô như thế!
Cơ ngơi của ông Robour khá đẹp và to. Một ngôi nhà xinh xắn, quét vôi ve nhạt, chung quanh có thảm cỏ và vườn hoa, có rừng thông toả hương thơm ngát. Tôi thích cảnh nông thôn nhưng, cũng thật buồn cười, chả biết thế nào, tôi lại thấy u uẩn và chỉ muốn ngủ.
Bước chân vào tiền sảnh tôi thấy nghi nghi hoặc hoặc. Người đợi tôi ở đấy lại chính là chị hầu phòng, người đã nhận tôi vào làm hôm tôi đến "phòng xếp việc làm" ở Paris. Hôm ấy chị ta lục vấn tôi chả biết bao nhiêu chuyện, nào hỏi tôi có những thói quen gì, nào tôi ưa thích những gì... Vì vậy mà hôm nay gặp chị, tôi có ngay cảm giác không thích chị và ghét chị. Người chị ta to béo phục phịch, đầy những mỡ, cái ngực thì đồ sộ, đi cứ nẩy lên chồm chồm, hai bàn tay nhũn nhẽo, ướt chượt. Mắt trông có vẻ ác, lạnh nhạt, xấu tính. Chị ta nhìn cứ như xoáy mắt vào da thịt và đầu tóc người ta, khiến người ta thấy khó chịu.
Chị hầu phòng đưa tôi vào phòng khách, bảo tôi đợi đấy để chị đi báo ông chủ. Theo chị ta nói thì ông chủ muốn gặp tôi trước khi tôi bắt tay vào công việc. Chị bảo:
Tôi nhận chị vào làm. Nhưng ông chủ còn chưa nhìn thấy chị. Ông chủ cần phải biết chị đã, để xem ông chủ có ưng ý chị không.
Trong lúc chờ đợi, tôi ngước mắt nhìn gian phòng, thấy rất sạch sẽ ngăn nắp. Đồ đồng đồ gỗ, sàn gác, các cửa lớn nhỏ đều đánh xi bóng lộn, có thể soi gương được. Ở đây không có những bức thảm, những bức rèm thếu thùa tỉ mỉ như ở nhiều nhà ngoài Paris nhưng đồ đạc đều trang nhã, tiện nghi, hợp với khung cảnh yên tĩnh, ôn hoà nơi tỉnh nhỏ.
Giữa lúc này, ông chủ bước vào. Mới nhìn tôi đã thấy ngồ ngộ. Một ông già loắt choắt, râu ria nhẵn nhụi, trông như con búp bê. Cử chỉ nhanh nhẹn, hoạt bát. Chân đi lắp tắp như cào cào nhảy ngoài đồng cỏ. Ông chào tôi rất lễ độ và nói:
Cô tên gì, cô bé?
Célestine, thưa ông.
Célistine à? Đẹp đấy. Nhưng dài quá, cô ạ. Tôi gọi tắt là Marie, được không? Cũng đẹp mà lại ngắn gọn... Tất cả hầu phòng của nhà tôi tôi đều gọi là Marie cả. Đây là một tập tục đã nhiều năm. Thà thôi không mướn, chứ không muốn gọi khác.
Các ông chủ nhà đều như thế cả. Họ không muốn gọi người hầu phòng bằng tên chính. Vì vậy tôi chẳng lấy gì làm ngạc nhiên. Các ông chủ trước đã đặt cho tôi đủ mọi thứ tên gọi các thánh ghi trên lịch.
Ông gặng lại:
Cô đồng ý cho tôi gọi cô là Marie chứ, cô bé?
Vâng, thưa ông.
Ông nói, giọng vui vẻ, rất lịch thiệp. Trong lúc nói, ông không nhìn mặt tôi, cũng không nhìn quần áo tôi như những người đàn ông khác. Nhưng từ lúc vào phòng, mắt ông không rời khỏi đôi giầy trên chân tôi. Rồi đột nhiên ông hỏi:
Cô còn những cái khác không?
Cái tên khác ấy ạ, thưa ông? - Tôi hỏi lại.
Không. Tôi muốn hỏi những đôi giầy khác kìa, ông nói và đưa lưỡi liếm môi như kiểu mèo liếm mép.
Tôi không trả lời ngay. Tôi nghĩ chắc đôi giầy tôi đang đi có chuyện gì đấy. Chả vậy mà, dọc đường, anh đánh xe cũng đã nhạo tôi. Cuối cùng, với nét mặt không được vui và giọng nói hơi gắt, tôi trả lời:
Có, thưa ông. Tôi còn những đôi khác nữa.
Cũng đánh xi à?
Cũng đánh xi, thưa ông.
Cũng đánh rất bóng à?
Vâng, thưa ông.
Tốt. Bằng da màu vàng, có không?
Giầy da vàng thì tôi không có. Nhưng sao, thưa ông?
Cần phải có. Tôi sẽ cho cô.
Cảm ơn ông.
Đủ rồi! Đủ rồi! Không có gì!
Tôi thấy sợ. Mắt ông vẩn lên những nét bấn loạn và mờ đi như có làn sương che phủ. Trán ông thánh thót mồ hôi. Sợ ông ngất, tôi đã định kêu lên và gọi cấp cứu. Nhưng thấy cơn khủng hoảng của ông qua đi, giọng nói đã trở lại bình thường, khoé môi thấy có chút nước bọt.
Ông nói: "Không sao, qua rồi. Ở vào tuổi tôi là như thế. Nhưng để một phụ nữ phải đánh xi lấy giầy mình, không được. Tôi rất kính trọng phụ nữ, cô Marie ạ, tôi không muốn để như thế. Từ nay, cô để tôi đánh xi giầy cho cô. Tôi sẽ làm việc giữ gìn, bảo quản giầy dép của cô. Tối đến, trước khi đi ngủ, cô mang giầy đến phòng tôi, để cạnh giường, trên mặt bàn con. Sáng ra, khi đến mở cửa sổ phòng tôi, cô lại lấy giầy đem về".
Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, ông nói thêm: "Tôi yêu cầu cô như thế, có gì lớn lao đâu. Một việc rất tự nhiên. Cô nghe tôi nhé...".
Rồi ông rút từ túi áo ra hai đồng tiền vàng và nói:
Nếu cô biết vâng theo lời tôi thì thỉnh thoảng tôi lại cho cô như thế này. Tiền công của cô thì hàng tháng bà quản gia sẽ trả. Còn tôi, cô Marie ạ, thỉnh thoảng tôi có quà riêng cho cô và tôi chỉ yêu cầu cô có thế thôi. Có gì là lạ đâu!
Rồi tự nhiên ông khùng lên, chân tay vung vẩy người rung lên như lá cây rung lên trong giông bão. Ồng hỏi như quát:
Sao không nói gì, cô Marie? Phải nói đi chứ! Sao cô đứng ngay ra vậy? Phải bước đi để tôi xem đôi giầy của cô vận động thế nào.
Rồi ông quì xuống, hôn đôi giầy của tôi, cầm lên tay run run, vuốt ve, phụng phịu như trẻ con, ông nói:
Chao ôi! Marie, cô đưa ngay đôi giầy cho tôi, đưa ngay, đưa ngay, đưa ngay!
Tôi vô cùng ngạc nhiên. Không còn biết đây là thật hay đang mơ... Hai mắt ông lồi trố, trắng dã, đầy những tia đỏ, mồm ông nhầy nhụa nước bọt như nước xà phòng.
Rồi ông mang đôi giầy của tôi đi. Suốt hai tiếng đồng hồ ông đóng cửa ngồi trong phòng.
- Ông chủ thích cô lắm, cứ tiếp tục như thế. Chỗ làm này tốt đấy! - Bà quản gia bảo tôi.
Bốn hôm sau, như thường lệ, buổi sáng tôi đến mở cửa sổ phòng ông chủ. Tôi sợ chết ngất được, bạn ạ. Tôi thấy ông chủ chết rồi. Ông nằm duỗi thẳng cẳng trên giường, mình trần trùng trục, cơ thể cứng đơ. Trước khi chết ông không vùng vẫy. Chăn chiếu không bị xô lệch, cũng không có dấu hiệu chống chọi vối cái chết, dấu hiệu hấp hối cũng không. Trông ông như người nằm ngủ, nhưng mặt ông tím bầm, trông rất sợ. Nhưng sợ hơn nữa là cảnh tượng này: Răng ông cắn chặt lấy một chiếc giầy của tôi. Tôi đã cô giằng ra mà không được. Sau cùng tôi phải lấy dao cắt đứt bỏ lại miếng da ông ngậm trong mồm.
Tôi cũng biết là trong đám đàn ông có những kể có hành động điên loạn, nhưng điên loạn đến như ông chủ tôi thì tôi chưa thấy bao giờ.
°
° °
Đến chỗ làm mới này chắc là sẽ không giống như thế, sẽ khác đi. Nhưng khác thế nào, tốt hơn hay xấu hơn, thì tôi cũng không biết. Qua kinh nghiệm đi làm nhiều năm thì tôi có thể khẳng định rằng cái nghề hầu phòng ít phần tốt, nhiều phần xấu.
Các bạn sẽ hỏi tôi đã biết như vậy mà sao lại cứ làm, sao không bắt chước như nhiều chị em khác đi lang bang một thời gian, rồi cố công may ra kiếm được một tấm chồng, để có cuộc sống ổn định đỡ phải sống kiếp tôi đòi.
Các bạn nghĩ như vậy cũng đúng. Tôi chẳng phải sắc nước hương giời nhưng có thể nói là hơn hẳn các chị em khác. Nhiều các bà mệnh phụ, nhiều chị ở lầu son gác tía còn phải ghen vói tôi. Tôi tuy cao lớn nhưng mềm mại, óng ả, cân đối, mái tóc của tôi mướt một màu hung, đôi mắt xanh biếc khêu gợi và nghịch ngợm; cái miệng mang vẻ táo tợn, thách thức; cử chỉ độc đáo, tác phong vừa linh lợi vừa dịu dàng, rất hợp với ý thích của đàn ông. Chẳng dám tự phụ, với hình thức như vậy, tôi có nhiều ưu thế để "thành đạt" lắm chứ! Nhưng tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội; có những cơ hội thật tuyệt vời, và chẳng bao giờ trở lại. Nhưng cái chính là tôi sợ, sợ không biết làm như thế tình hình sẽ ra sao, sự việc sẽ dẫn tôi đến đâu. Tôi từng biết rằng người ta sẽ nói đủ thứ lời đường mật để mua chuộc khi mình đã bị sập bẫy rồi thì mọi thứ khổ cực sẽ đến với mình, bệnh tật, ốm đau, chết chóc, cả tù đầy, xỉ nhục. Cứ nghĩ đến đã sợ chết được. Vì vậy mà tôi không dám, tôi sợ.
Còn một điều này nữa. Mặc dầu cuộc đời của tôi phóng túng thật, nhưng tôi có cái may mắn là tôi vẫn giữ được tấm lòng mộ đạo, rất thành tâm. Vì thế mà tôi không rơi xuống vực thẳm. Chà! Nếu không có đức tin, không có cầu khấn, không có Chúa tròi, không có Đức Mẹ đồng trinh, thì người ta sẽ vô cùng khổ cực, cuộc đời chỉ là một chuỗi dài những đêm tối u buồn.
Còn một điều nữa nghiêm trọng hơn tất cả là tôi không biết giữ mình trước sự sàm sỡ của đàn ông. Tôi không tránh khỏi là nạn nhân của tính vô tư của tôi và lòng ham mê lạc thú của họ. Tôi là một người đa tình, khao khát yêu đương. Tôi không bao giờ cầu mong tiền bạc để đổi lấy hạnh phúc, đổi lấy những giây phút ngây ngất họ đem lại cho tôi. Khi những con quái vật ấy thủ thỉ bên tai tôi, quệt bộ râu lên gáy tôi, phả hơi nóng lên da thịt tôi, những lúc ấy tôi chỉ còn là một cục xi để bàn tay họ tha hổ nhào nặn, tôi hoàn toàn thuộc về họ, muốn làm gì tuỳ ý.
Vì vậy mà tôi không thể làm theo các chị em kia và vẫn cứ bám bíu lây cái nghề hầu phòng, và vẫn đến làm việc ở lâu đài Prieuré chẳng với ước vọng gì, đến đâu thì đến, ra sao thì ra. Tôi cứ liều nhắm mắt đưa chân... Như thế có khi lại hay... Miễn là bà chủ đừng ngày một ngày hai đuổi tôi đi, để tôi khỏi rơi vào tình cảnh thất nghiệp.
Thời gian gần đây tôi cũng bệnh nọ bệnh kia. Hiện giờ đang đau thận và đau bụng, suy nhược toàn thân đau cả dạ dày, rồi trí nhớ kém... trong người lúc nào cũng bứt rứt. Lúc nãy tôi nhìn vào gương thấy nét mặt võ vàng, nước da trước trong như ngọc, vậy mà bây giờ xám xịt như chì. Trông thấy rõ ràng là già đi, mà tôi thì chưa muốn già.
Ở Paris tôi không có điều kiện chữa, không có thì giờ. Cuộc sống ở đấy hối hả quá, nhộn nhạo quá... Lúc nào cũng đối mặt với người, với chuyện nọ chuyện kia, nhiều cám dỗ, nhiều bất ngờ. Từ sáng sớm đến tối mịt đầu óc lúc nào củng quay cuồng như chong chóng.
Vì vậy mà tôi cứ phải ra đi... về đây yên tĩnh và thanh bình. Được thở không khí trong lành được tĩnh dưỡng, được nghỉ ngơi.
Bây giờ tôi nói về bà chủ. Lúc đầu tôi thấy bà dễ mến. Bà khen tôi ăn mặc lịch sự và tỏ ra hài lòng với những thông tin bà biết về tôi. Lúc đầu bao giờ chả thế, cái gì cũng thấy đẹp. Nhưng chỉ ngày hôm sau đã khác hẳn... Tôi thấy đôi mắt của bà lạnh, rất dữ, mắt của một người keo kiệt, lúc nào cũng nghi ngờ, cũng soi mói. Tôi không thích đôi môi của bà, nó mỏng dính, khô cong, như có một lớp vẩy trắng. Tiếng nói của bà cộc lốc, sắc lẹm, như sẵn sàng phun ra một câu chửi rủa. Khi hỏi tôi việc này, việc kia, đôi mắt bà soi mói như mắt một nhân viên hải quan. Tôi tự nhủ: Không còn nghi ngờ gì nữa. Đây nhất định là một người riết róng, đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành. Không khác được.
Tuy vậy, phải theo dõi, không nên vội vàng có ấn tượng. Biết đâu những nét khắc nghiệt ấy chỉ là vẻ bề ngoài. Còn bên trong lại là một người rộng rãi, nhân từ. Cứ hi vọng như thế có mất vốn mất lãi gì.
Vừa đến nơi, chưa hết bàng hoàng, sau bốn tiếng ngồi tàu hoả, bụng chưa có mẩu bánh, bà chủ đã dẫn tôi đi khắp nhà, xuống hầm, lên kho, để chỉ dẫn công việc. Nhà cửa mới rộng làm sao chứ! Ngóc ngách thật lắm chỗ. Phải ít nhất bốn người làm mới xuể. Nhà có hai tầng gác, leo lên leo xuống mỏi chân, tầng trệt lại có hai gian nối vào hai đầu. Bà chủ ngồi ở phòng khách, cạnh phòng ăn. Phòng quần áo là chỗ tôi làm việc, kề sát phòng bà. Chung quanh tường, nào tủ, nào kệ, nào giá, đủ loại, đi vào khó tìm được lối ra...
Mỗi khi đến một căn phòng, bà lại nhắc: Phải chú ý cái này, cô gái ạ. Đẹp lắm đấy... Quí hiếm lắm đấy,.. Đắt tiền lắm đấy.
Bà không gọi tôi bằng tên, trước sau chỉ mỗi câu "cô gái ạ". Đi lôi này, cô gái, rẽ lối kia, cô gái, một cách gọi trịch thượng nghe phát bực. Bà luôn luôn nói: đắt lắm đấy! Cả những cái vứt đi cũng đắt lắm đấy! Bà bảo tôi cách vặn bấc một cái đèn dầu hoả giống như mọi cái đèn khác, chẳng có gì đặc biệt, vậy mà bà cũng dặn: Đèn này đắt lắm đấy, con gái ạ. Hỏng phải đem sang nước Anh mới chữa được kia đấy. Phải giữ cẩn thận như giữ con mắt mình.
Tôi những muôn trả lời bà:
- Vâng, cả cái bô đi giải của bà cũng đắt lắm và phải đem sang Luân Đôn mới chữa được.
Căn hộ của bà bề ngoài trông rất đàng hoàng. Chung quanh có cây cối xanh tốt, có núi giả, có vườn hoa, cây cảnh, chạy thoai thoải xuống bờ sông... Nhưng bên trong thật là buồn. Không biết sao người ta lại có thể sống ở đấy. Chỉ thấy toàn ổ chuột. Cầu thang gác ọp ẹp, những bậc lên xuống rung lên mỗi khi đặt chân. Hành lang thì tối om, gạch lát lổng chổng chẳng hòn nào khớp với hòn nào, hòn đỏ, hòn xanh, hòn vàng, không ra hàng lối gì cả. Rào chung quanh là những tấm ván khô cong, bước đi đến đâu rung lên đến đây. Ở tỉnh lẻ mà, sao lịch sự được như ở Paris. Phòng nào đồ đạc củng cũ nát, thảm che tường thủng lỗ chỗ, bạc phếch, bàn ghế long mộng, lắc lư như đánh võng, ngồi chỉ muốn ngã nhào xuống đất. Tôi quen nhìn những tấm rèm màu sáng sủa, những chiếc đi-văng rộng trải mút êm, có thể duỗi thẳng chân và đặt đầu lên một chồng gối cao, chung quanh là những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, vui tươi. Tôi thấy căn hộ của ông bà chủ ở đây buồn lắm. Tôi sợ không biết có thích nghi với chỗ sinh sống thế này được không, thiếu tiện nghi, thiếu lịch sự, chỗ nào cũng đầy bụi là bụi.
Bà chủ ăn mặc không như người ở Paris. Xộc xệch, nhếch nhác, luộm thuộm, lạc hậu hàng chục năm so với thành phố. Trông bà chẳng gợi lên một tình cảm gì cả. Nhưng người bà cân đối, mái tóc có làn sóng tự nhiên, mướt một màu hung, nước da trắng hồng, nhưng có vẻ đau ốm gì đó. Tôi biết các bà phụ nữ có nước da như thế này, không mấy khi nhầm. Bên ngoài thì hồng, nhưng bên trong thì mỏng. Kiểu ấy là khó sống; muốn đứng vững phải nhiều thuốc men, mà cũng được lúc nào biết lúc ấy, đang ngồi ngã vật ra lúc nào không hay. Những bà như vậy trong thì giòn giã, đỏm dáng, nhưng phục vụ thì mệt lắm.
Bà luôn miệng hỏi: "Cô có biết làm cái này không?" - "Cô có biết làm cái kia không?" hay là: "Cô có cẩn thận không" "Cô có ngăn nắp không?" Chưa hết. Nhiều lúc bà còn hỏi: "Cô có sạch sẽ không? Tôi là một người rất sạch sẽ. Tôi có thể bỏ qua nhiều cái, nhưng bẩn thỉu thì không chịu được". Cũng thật là buồn cười. Bà sợ tôi không sạch sẽ, nhưng thử vào buồng toa-let của bà mà xem, bồn tắm, chậu giặt, giá vắt khăn mặt, quần áo, khai mù mịt, đứng năm phút có thể chết ngất.
Buổi tối, tôi đang xếp bàn ăn thì ông chủ đến. Ông vừa đi săn về. Ông người to lớn, hai vai rộng, bộ ria đen nhánh, nước da mờ đục, dáng đi chậm chạp, vụng về, nhưng có vẻ tốt bụng. Tất nhiên ông không phải là một kỳ tài như ông Jules Lemaitre ở phố Christophe Colomb mà tôi đã nhiều lần hầu hạ, cũng không là người thanh nhã như ông Janzé. Nhưng ông có vẻ đáng mến. Mái tóc ông cứng và quăn, cổ ông như cổ bò tót, hai bắp chân như bắp chân đô vật, môi ông thay lảy những thịt, đỏ chót và tươi, chứng tỏ một người khoẻ mạnh, vui tính. Tôi cam đoan rằng ông này là một người hiếu sắc. Cứ trông cái mủi phập phồng luôn luôn hếch lên như tìm kiếm, đôi mắt lúc nào cũng sáng rực, lẳng lơ... thì biết. Tôi chưa bao giờ gặp một người đàn ông có bộ lông mà dày và thô, hai tay đầy lông lá như ông. Giống như mọi người đàn ông kém thông minh, mình đầy bắp thịt, trông ông lúc nào cũng có vẻ rụt rè, thiếu tự tin.
Ông nhìn tôi một cách ngộ nghĩnh, vừa có vẻ nhân hậu, vừa tỏ ra hài lòng, lại vừa có ý ngạc nhiên. Nét nhìn của ông có vẻ tếu táo, nhưng không trơ tráo, không tàn ác. Rõ ràng là ông không quen với những người hầu phòng như tôi. Tôi đã làm ông phải sững sờ và ngay từ phút đầu gây cho ông một ấn tượng mạnh.
Giọng nói có vẻ lúng túng, ông hỏi tôi:
Cô là người hầu phòng mới à?
Tôi khẽ ngả đầu về đằng trước và hoi cúp mắt xuống trả lời một cách dịu dàng, ngắn gọn:
Vâng, thưa ông.
Nghe tôi trả lời vậy, ông lẩm nhẩm:
Vậy là cô đến rồi đấy... Tốt lắm... Tốt lắm.
Ông còn muốn nói thêm gì nữa, nhưng vốn không phải là người hoạt bát và không tháo vát nên ông chẳng tìm ra được câu nào. Trông ông lúc ấy thật buồn cười. Sau một lúc mới thấy ông hỏi:
Cô đến từ Paris à?
Thưa ông vâng.
Tốt lắm... Tốt lắm...
Rồi mạnh dạn hơn, ông hỏi:
Cô tên gì?
Célestine, thưa ông.
Ông xoa tay và nói:
Célestine!... Tốt lắm! Một cái tên hay lắm, đẹp lắm! Bà chủ phải đừng đổi tên khác kia. Bà ấy cứ hay như thế đấy.
Việc ấy xin để tuỳ bà chủ ạ, - tôi lễ phép trả lời.
Có thế! Có thế! Nhưng cái tên đẹp lắm.
Tôi suýt bật cười. Ông chủ ngồi phịch xuống ghế, sau khi đã đi đi lại lại mấy vòng trong nhà. Rồi ông duỗi thẳng hai chân, với ánh mắt như xin lỗi, với giọng nói như van lơn, ông bảo tôi:
Cô Célestine, từ nay trở đi tôi cứ gọi cô là Célestine, cô giúp tôi cởi đôi giày ra. Cô có thây điều ấy làm cô bực không?
Thưa ông, không ạ.
Đôi giầy này khó cởi lắm, cô ạ, nó c lỡ… Lợi lắm cô Célestine ạ… Nếu cách mạng nổ ra cái quán ấy là nhất đấy…
- Vậy thì anh cứ mua đi. Không tôi thì có người khác…
- Không được. Chỉ có cô thôi. Tôi khoái cô lắm. Ngoài cô, không thể ai được… Cô ngại tôi à?
- Không phải thế đâu.
- Nếu cô có ý nghĩ không tốt về tôi thì…
Không biết sao lúc ấy tôi lại dám liều hỏi anh:
- Có phải đúng anh đã hại con bé Claire ở trong rừng không?
Joseph nghe hỏi vậy mà vẫn giữ được bình tĩnh. Anh chỉ hơi nhún vai, lúc lắc cái đầu, trả lời một cách tự nhiên:
- Cô hỏi là tôi đã biết cô đang nghĩ gì rồi…
Anh ấy nói dịu dàng nhưng đôi mắt ghê sợ lắm, làm tôi không nói được gì.
- Cô hỏi không phải là muốn biết về con bé Claire mà hỏi vì cô đấy.
Rồi cũng như hôm trước, Joseph ôm chặt lấy tôi, hỏi:
- Cô đi với tôi nhé… Đến cái quán nhỏ nhé!
- Tôi sợ anh lắm, anh Joseph ạ… Sợ lắm.
Anh ấy đu đưa tôi trong tay như người đưa võng. Và như dỗ dành, anh ấy nói:
- Đi nhé, Célestine! Đi với tôi…
Trong thành phố đang lan truyền một tin đăng trên báo Rouen. Bài báo nói về một chuyện có thật, rất kỳ lạ, xảy ra ở Port-Lancon, cách đây 3 kilomét, có phong cảnh đẹp. Nhân vật trong truyện ai cũng biết rành rọt. Người thành phố lại được mấy ngày bàn tán xôn xao… Marianne đã mang tờ báo ngoài phố về. Sau bữa ăn tối, tôi đem ra đọc. Mới được mấy dòng, anh Joseph nhỏm dật quát:
- Có thôi không nào! Đọc làm gì những chuyện rởm tai ấy! Những chuyện ấy phạm đến Chúa. Làm vậy không hay đâu, cô Célestine ạ…
Nói rồi Joseph bỏ đi ngủ.
Tôi tóm tắt dưới đây nội dung bài báo để giữ lại vì thấy câu chuyện cũng có ý nghĩa.
Câu chuyện thế này.
Giáo trưởng khu Port-Lancon là một linh mục năng động có tiếng hoạt bát ở quanh vùng. Nhiều người chủ nhật đến nhà thờ chỉ cốt để nghe ông ấy thuyết giáo. Có người nói thật:
- Tôi không đồng tình với quan điểm của ông ấy nhưng nghe cũng thấy hay.
Giáo trưởng hay can thiệp vào công việc nội bộ của thành phố làm ông Thị Trưởng khó chịu nhưng giáo trưởng dùng lời lẽ bóng bẩy nên cũng muốn nghe. Một vấn đề ông hay đề cập là trường học không dạy được gì cho trẻ con. Khi hỏi chúng, chúng chả hiểu gì cả. Ông quy trách nhiệm cho Voltaire, cho cách mạng, cho chính phủ. Tất nhiên là ông chỉ nói trong những người thân cận, vì ông biết cách ứng xử. Cứ thứ ba và thứ năm hàng tuần, ông tập trung bọn trẻ trong làng lại nhà thờ truyền thụ cho những kiến thức kỳ lạ mà các trường bên ngoài không dạy.
- Các con có biết, - ông hỏi – ngày xưa Thiên đường trên mặt đất ở đâu không? Con nào biết giơ tay nào!
Không một bàn tay nào giơ lên. Thắc mắc trên mọi khuôn mặt. Ông giáo trưởng nhún vai kêu lên:
- Gay thật! Không biết thầy giáo các con dạy dỗ thế nào. Ta sẽ nói để các con biết Thiên đường trên mặt đất ở đâu.
Và ông nói:
- Thiên đường trên mặt đất không có ở làng Port-Lancon, không có ở Tổng Saine Inférieure, cũng không có ở Paris, không ở nước Pháp. Ở Châu Âu cũng không. Cả Châu Phi, Châu Mỹ cũng không. Và Châu Úc cũng không nốt. Đã có người bảo thiên đường mặt đất ở Ý, ở Tây Ban Nha, vì ở các nước này có trồng cam…, sai. Rất sai! Ở các nước ấy ngày trước chỉ có táo thôi. Vậy ở đâu, ai biết giơ tay!
Vẫn không ai giơ tay, ông nói tiếp:
- Ở Châu Á nhé! Vì ở Châu Á ngày trước không có mưa đá, không có sấm sét, ở Châu Á ngày trước chỉ có hoa. Hoa cao như cái cây to. Nhưng ngày nay ở Châu Á không có gì. Vì chúng ta phạm nhiều sai lầm ở đấy, nên ở đấy những con người giết các giáo sĩ và xuống địa ngục. Thế còn đức tin là gì? – ông lại hỏi
Một trẻ em nói:
- Đức tin là một trong ba đạo đức của nhà thờ dạy cho người ta ạ.
- Tôi không hỏi vậy. Tôi hỏi Đức tin là thế nào? Các con cũng không biết à? – Và ông giải thích:
- Đức tin là chỉ tin lời linh mục nói, không tin lời thầy giáo. Thầy giáo chỉ biết gì cả.
Nhà thờ Port-Lancon được các nhà khảo cổ và khách du lịch biết tiếng. Đấy là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở phần đất Normandie này… Ở mặt phía tây của nhà thờ dưới vòm cửa chính có đắp một bông hồng đang nở… Bông hồng mảnh mai, diêm dúa. Đầu phía bắc của giáo đường cây cối um tùm. Ở đấy có nhiều bức trạm nổi các nhân vật kỳ dị, mặt quỉ. Nhưng nhiều bức tượng bị chặt đầu hay mất tay chân. Nhiều bức đã rêu phong và sắp đổ. Công trình chia làm hai phần, phần nào cũng sáng sủa, rực rỡ dưới ánh chiều mùa thu. Phòng của giáo trưởng ăn thông với con đường rợp bóng cây đi vào cửa chính giáo đường. Cạnh đấy là phòng của bà xơ Angèle. Bà vừa là chị vừa là cố vấn của giáo trưởng. Hai người vẫn hàng ngày trao đổi những việc cơ mật của thành phố và bàn bạc những chuyện của giáo khu.
Thứ năm trước giáo trưởng truyền thụ cho bọn trẻ những kiến thức về sấm sét, mưa đá, gió.
- Các con có biết mưa là gì không? – Giáo trưởng hỏi – Mưa từ đâu ra? Ai làm ra mưa? Các nhà bác học sẽ bảo mưa là do hơi nước đọng lại… Vậy là họ nói dối… Mưa là do Chúa giận, các con ạ… Chúa bất mãn với cha mẹ các con! Cha mẹ các con không vâng theo lời dạy của Chúa. Chúa bảo: các người đã bỏ mặc linh mục, coi thường linh mục, không tôn kính, không nghe lời linh mục. Các người coi chừng, hãy xem mùa màng của các người sẽ ra sao… Chúa đã ra lệnh cho mưa… Mưa là như thế… Nếu cha mẹ các con biết nghe lời Chúa, trung thành với Chúa thì Chúa không làm mưa nữa.
Giữa lúc ấy bà xơ Angèle xuất hiện ở cửa xép giáo đường. Bà xanh lướt hơn mọi lúc và có vẻ bối rối. Mũ lệch đi một bên, quần áo xộc xệch. Thoáng thấy lũ trẻ quây chung quanh giáo trưởng, bà vội lùi xuống mấy bậc thềm và đóng vội cánh cửa. Nhưng thấy diện mạo bà khác thường, giáo trưởng đã chạy vội ra đón.
- Giáo trưởng hãy đuổi bọn trẻ đi chỗ khác. Tôi có chuyện muốn nói.
- Lạy Chúa! Có chuyện gì mà xơ hốt hoảng thế?
- Cứ đuổi bọn trẻ đi! Đuổi ngay! Có việc quan trọng, rất quan trọng!
Bọn trẻ học sinh đi rồi, bà xơ thả mình đánh phịch xuống ghế. Tay mân mê cây thánh giá bằng đồng treo trên bộ ngực lép xẹp. Ông giáo trưởng nóng ruột hỏi giọng đứt quãng:
- Nói, mau đi! Xơ! Có… chuyện gì?
Bấy giờ bà xơ mới nói gọn thon lỏn một câu:
- Lúc nãy tôi thấy trên nhà thờ một người cởi truồng.
Giáo trưởng há hốc mồm, mở to mắt, ấp úng:
- Một người cởi truồng? Xơ trông thấy thật à? Có chắc không?
- Chính mắt tôi trông thấy.
Thế nào mà trong giáo đường lại có một kẻ trơ tráo đến thế! Dám cởi truồng đi trong nhà thờ! Không thể tin được!
Giáo trưởng giận tím mặt lại. Ông lẩm bẩm:
- Cởi truồng trong nhà thờ! Thời nay sao lại thế được nhỉ? Mà nó như thế để làm gì chứ? Hay nó định… thông dâm? Nó…
- Giáo trưởng không hiểu rồi! – Bà xơ vội ngắt lời giáo trưởng – Tôi không nói cái người cởi truồng ấy là người thật. Đấy là người bằng đá…
- Thế nào? Bằng đá hả? – ông giáo trưởng thở phào – Thế mà xơ làm tôi sợ quá.
Bà xơ nói như gắt:
- Bằng đá cở truồng cũng vẫn là cởi truồng chứ sao!
- Nhưng có khác xơ ạ.
- Khác thế nào? Nó cũng để ra một cái to tưởng ngỏng thẳng lên kinh tởm. Sợ chết được! Bẩn!... bẩn! bẩn!...
Bà xơ đứng lên, lảo đảo muốn ngã. Ông giáo trưởng sợ hãi. Phát hiện của bà xơ làm ông khủng hoảng, đầu óc rồi bời. Ông lẩm bẩm:
- Một cái to tướng! Ngỏng thẳng lên! Kinh tởm quá! Sợ chết được! Nhưng có đúng là xơ đã nhìn thấy không chứ? Xơ có chắc không? Không đùa đấy chứ.
Bà xơ giậm chân bồ bồ
- Đã hàng trăm năm nay nó làm ô uế giáo đường mà giáo trưởng không biết! Giáo trưởng lại để cho tôi, một nữ tu sĩ, một người muốn tránh mọi trần tục, phải nói lên điều ấy, phải kêu lên: “Giáo trưởng ơi! Ma quỷ ở trong giáo đường của ông đấy!”.
Trước lời lẽ đanh thép của bà xơ, giáo trưởng phải vội tuyên bố:
- Chúng ta không tha thứ việc bỉ ổi ấy. Chúng ta phải chôn vùi ma quỷ… Tôi lo việc này… Nửa đêm khi mọi người ngủ rồi, xơ lại đây. Xơ dẫn đường cho tôi… Tôi báo cho người giữ sách kinh để tìm một cái thang. Có cao không xơ?
- Rất cao
- Xơ tìm được chỗ ấy chứ?
- Nhắm mắt tôi cũng tìm được… Nửa đêm giáo trưởng nhé.
- Cầu Chúa giúp đỡ xơ…
Bà xơ Angèle làm dấu, bước ra cửa đi khỏi.
Đêm tối như mực, không trăng không sao. Những tia sáng cuối cùng đã tắt từ lâu. Đèn đường lờ mờ, chao đảo. Vạn vật im lìm…
- Đấy! đấy! – bà xơ nói.
Người giữ sách dựa thang vào tường, gần một khuôn cửa, bên trong le lói một ngọn đèn trên bàn thờ. Giáo trưởng tay cầm búa, đục và trèo thang lên, theo sau là bà xơ mặc áo chùng đen. Lên đến đầu thang hai người dừng lại.
- Đấy! đấy! Bên trái giáo trưởng ấy.
Giáo trưởng soi đèn vào các ngách tường, gương mặt ma quỷ của các bức tượng lộ ra.
Bỗng ông kêu lên. Cái vật ô uế chĩa thẳng vào mặt ông.
Bà xơ gập người trên nấc thang nhắm nghiền mắt lại.
Ông giáo trưởng nguyền rủa: Đồ con lợn!
Ông vung búa trong khi bà xơ Angèle ở bên dưới đọc kinh cầu khấn Đức mẹ, còn người thủ thư ở dưới chân thang lẩm nhẩm lời cầu nguyện. Những mẫu đá vụn bắn vào mặt người thủ thư và một vật rắn từ mái nhà lăn qua ống máng rơi đánh bịch xuống đất.
Hôm sau ở nhà thờ ra, cô Robineau, một phụ nữ thánh thiện nhìn thấy ở dưới đất một vật không có hình thù rõ rệt, đường nét kỳ quái giống như xá lị. Cô nhặt lên ngắm nghía.
- Đúng là xá lị rồi, - cô lẩm bẩm – quí giá và từ một nơi linh thiêng nào đã đến đây.
Cô định đem đến tặng giáo trưởng. Nhưng cô lại nghĩ đây là bùa hộ mệnh cho cô và gia đình, nên cô giữ lại.
Về đến nhà, cô vào phòng đóng tịt cửa. Cô trải một tấm khăn gấm thuê lên bàn, rón rén đặt thánh tích lên. Sau cùng cô úp lên trên một bóng thủy tinh trạm hoa rất đẹp. Rồi cô quỳ trước bàn thờ cô vừa tự tạo, cảm ơn vị thần nào đấy đã mang đến cho cô một vật tối thiêng.
Nhưng bỗng cô thấy trong lòng bối rối. Có đúng cái vật kia là xá lị không?
Cô tự hỏi.
Cô Robineau tội nghiệp! Người ta đã nói để cô biết cái vật bằng đá ấy tượng trưng cho cái gì. Cô xấu hổ đến chết được, lẩm bẩm một mình:
- Vậy mà ta đã hôn hít mãi chứ!

°

°

Hôm nay ngày 10 tháng mười một, chúng tôi để cả một ngày để lau chùi các đồ dùng bằng bạc. Đây là một ngày trọng đại của mỗi năm gia đình ông bà chủ có những đồ bằng bạc rất quí. Những đồ dùng này là của bà chủ kế thừa từ ông thân sinh ra bà. Nếu bà hàng hương liệu không nói sai thì những đồ này có nguồn gốc không rõ ràng, nếu không phải là lấy cắp thì cũng là lừa đảo.
Tất nhiên là không bao giờ gia đình bà Lanlaire đem những đồ bằng bạc này ra dùng. Bà luôn cất kín trong một góc phòng, để ở ba cái hòm lớn, khóa trong khóa ngoài cẩn thận, xích vào tường. Mỗi năm cứ đến ngày 10 tháng mười một, bà lại cho đem những dụng cụ bằng bạc ấy ra để lau chùi và bà đích thân trông coi. Xong rồi lại đóng gói, cất vào hòm xích kỹ vào tường. Và đến ngày 10 tháng mười một năm sau mới lại đem ra để lau chùi. Nếu có thì giờ các bạn hãy quan sát đôi mắt bà chủ khi bà đứng trông coi người lau chùi dụng cụ bằng bạc của bà. Nó sáng rực, đảo đi đảo lại liên hồi, chỉ sợ người ta ăn trộm của bà.
Nghĩ cũng kỳ thật! Có những người thừa sức sống đầy đủ, nhưng lại chịu giấu giếm chô vùi đồ đạc và chịu sống so đo nhếch nhác.
Xong mọi việc, các hòm đồ đạc được khóa lại cẩn thận cất vào kho rồi, bà chủ mới đi, yên trí là không còn sót gì trong tay chúng tôi. Joseph mỉm cười bảo tôi:
- Những đồ bằng bạc này là loại quý, sản xuất từ thời Louis XVI. Đắt tiền lắm đấy. Phải đến hai mươi nhăm nghìn francs là ít, cô Célestine ạ. Có khi còn hơn là khác…
Rồi nhìn tôi, Joseph nói:
- Cô đi với tôi về quán giải khát nhé.
Không biết giữa các dụng cụ bằng bạc của bà chủ và các quán rượu ở Cherbourg có liên quan gì với nhau… Phải nói thật là những câu nói của anh Joseph làm tôi run sợ.

Đến lúc ăn tráng miệng, bà chủ từ đầu bữa, đã luôn hít hơi bàn tay, cánh tay, áo sống của tôi, đã nói một câu rành mạch sắc lẹm:
Tôi không thích người ta xức nước hoa.
Tôi không trả lời, vờ như không biết là câu ấy bà nói với tôi.
Thấy vậy, bà gặng hỏi tôi:
Cô có nghe thấy tôi nói không, Célestine?
Có, thưa bà.
Bấy giờ tôi mới nhìn trộm ông chủ, xem ông thế nào, vì ông lại ưa mùi nước hoa mà. Tôi thấy ông để hai cùi tay trên bàn, bề ngoài như có vẻ bàng quan nhưng thâm tâm ông xấu hổ và ngao ngán, ông nhìn theo một con ruồi còn vo ve trên đĩa món ăn đã hết. Phòng ăn lúc này âm u trong bóng tối của hoàng hôn, có dáng buồn khó hiểu và cái gì thật khó nói đè nặng lên hai con người đang trong đó. Tôi tự hỏi sự có mặt của họ trên trái đất này là để làm gì, có ích gi.
Thắp đèn lên, Célestine! Tiếng bà chủ chua loét phát từ trong bóng tối làm tôi giật mình.
Cô không thấy giờ tối rồi à? Thấy tối thì phải thắp đèn lên chứ! Lần sau đừng để tôi phải bảo nhé, cô nhớ chưa?
Tôi thắp đèn, cái đèn mà hỏng phải đem sang nước Anh mới chữa được, tôi muốn quát lên với ông chủ nhà:
Đợi đã ông chủ, đừng sợ gì... Ông khỏi lo. Tôi sẽ cho ông ăn và uống nước hoa đến thoải mái, không còn sợ thiếu thốn, vì tôi biết ông rất khoái nước hoa... ông sẽ được hít thở nước hoa một cách đầy đủ trên mái tóc tôi, trong miệng tôi, họng tôi, trên khắp da thịt tôi. Hai chúng ta sẽ làm cho con người ngu đần ấy biết tay. Tôi bảo đảm với ông, như thế.
Để vật chất hoá lời nói của tôi, khi tôi để cái đèn lên bàn, tôi khẽ chạm tay tôi vào cánh tay ông rồi tôi đi khỏi.
Cảnh nhà này không mấy vui vẻ. Ngoài tôi có hai người giúp việc, một chị nấu bếp, suốt ngày kêu ca, một anh làm vườn kiêm đánh xe, suốt ngày chẳng nói một lời. Chị nấu bếp tên là Marianne, anh làm vườn tên là Joseph. Cả hai là những người nhà quê đần độn, chị nấu bếp béo tròn, nhũn nhẽo, cổ thành ba thớt, quấn trong tấm khăn bẩn chắc là nhiều lúc để lau nồi; hai vú như hai cái giỏ, chảy dài trên ngực, nhảy chồm chồm mỗi lúc chị bước đi, chiếc váy ngắn quá để hở những cái mắt cá chân to xù, những bàn chân to bè đi trong bít tất đen; chiếc áo ngắn tay, chiếc tạp dề và đôi guốc, một cái sẹo chạy dài trên má, hai chân đi khoành khoèo. Đấy là hai bạn đồng sự với tôi.
Trong nhà không có phòng ăn riêng cho những người giúp việc. Chúng tôi ăn tại nhà bếp, ngay trên cái bàn chị Marianna làm cá, thái thịt, nhặt rau, với những ngón tay to như những quả chuối mắn. Ngồi ăn như vậy không ổn. Bếp lò lửa cháy đùng đùng làm cho không khí ngột ngạt. Rồi mùi mỡ sôi, hoa quả, nước mắm dở mùi. Trong lúc chúng tôi ngồi ăn, trên bếp đang nấu nồi súp cho chó, mùi thối từ trong nồi bốc lên phát lộn mửa. Tù nhân cũng không đến nỗi phải ăn thế này.
Ăn thì có thịt thiu, phó mát hôi, và uống thì nước hoa quả đã chua. Ngoài ra, không có gì nửa. Bát đĩa bằng sành đã sứt mẻ, thìa dĩa bằng sắt tây gỉ.
Vì mới đến, nên tôi không tiện kêu ca. Nhưng ăn thì chịu. Ăn làm gì cho hại dạ dày.
Cô không ăn à? - Chị bếp hỏi tôi.
Tôi không đói.
Nghe tôi nói vậy, chị bếp càu nhàu:
Để phải làm món nấm cho cô ăn.
Không tỏ ra bực mình, nhưng giữ vẻ trang nghiêm, tôi cãi lại:
Tôi cũng đã từng ăn nấm... không ai được phép nói như thế ở đây...
Thấy tôi nói vậy, chị bếp im.
Trong khi đó, anh làm vườn cứ gắp thịt ăn từng miếng to, thỉnh thoảng liếc nhìn tôi. Không hiểu thế nào, cái nhìn của anh làm tôi khó chịu, lúc anh im lặng tôi thấy bối rối. Tuy anh không còn trẻ, nhưng mềm mại, dẻo dai, mình uốn lượn như loài rắn. Anh có bộ tóc cứng đã hoa râm, vầng trán thấp, đôi mắt xếch, lưỡng quyền cao, cằm bạnh, và khoẻ, gương mặt ngồ ngộ khó xác định... Anh ta đần độn chăng? Hay ngớ ngẩn? Cũng không biết nữa. Nhưng anh ta làm tôi phải chú ý. Nhưng rồi nỗi ám ảnh qua đi và mờ dần. Tôi cũng hiểu ra rằng do trí tưởng tượng của tôi quá lớn, quá mức, trở thành hoang đường nên tôi nhìn người và vật có lúc quá đẹp, lại có lúc quá xấu, nên tôi đã vẽ ra một Joseph cao cả hơn một chân quê cục mịch.
Sau bữa ăn Joseph lôi từ túi áo ra một quyển sách tên đề "Lời nói phóng túng" và chăm chú đọc, còn chị bếp Marianne uống hai cốc rượu đầy ngà ngà say, trở nên ngoan ngoãn. Chị nằm vắt trên ghế tựa, tay áo trễ ra, mũ lệch sang một bên để lộ bộ tóc rối bù. Chị hỏi tôi trước ở đâu? Trước làm gì? Chỗ làm có tốt không? Có phải lang thang như người Do Thái không? Chúng tôi đã trò chuyện thân mật với nhau một lúc... Tôi cũng hỏi chị về nhà này, có người ra vào luôn không. Thường là những người như thế nào? Ông chủ có quan tâm đến các chị hầu phòng không? Bà chủ có nhân tình không?...
Tôi cũng muốn thăm dò xem đầu óc chị ta và anh Joseph thế nào... Nhưng xem ra họ lạc hậu lắm... Họ chả biết gì cả,... chả hiểu gì cả... Chả nghe thấy gì cả... Cả những chuyện rất bình thường họ cũng chả quan tâm gì... Dân ở tỉnh lẻ mà! Song tôi vẫn yên trí rằng cái anh có cử chỉ cục mịch và đáng kính và cái chị có tác phong luộm thuộm và đạo đức ấy, không khỏi sẽ ngủ với nhau...
Cô đúng là một người từ Paris đến. - Chị bếp đã nói tôi như thế.
- Nhất định rồi! - anh làm vườn lúc lắc cái đầu, hưởng ứng.
Nói rồi, anh lại nằm xuống tiếp tục đọc quyển "Lời nói phóng túng" còn chị bếp thì ì ạch bê nồi xúp của chó để xuống đất. Mọi người thôi trò chuyện.
°
° °
Lúc này tôi lại nhớ đến chỗ làm việc trước, nhớ đến anh Jean của tôi, người hầu phòng, rất đặc biệt với bộ ria đen nhánh, với nước da trắng mịn như da con gái. Chà! Thật là một trang thanh niên tuấn tú. Anh vui tính, xinh trai, tế nhị, khéo tay, tối đến đọc truyện "Cuối thế kỷ" cho chúng tôi nghe, kể nhiều chuyện cảm động, nói lại cho chúng tôi biết các bức thư của ông chủ... Bây giờ thì khác rồi! Sao tôi lại sa lầy vào đây nhỉ! Giữa những con người như thế! Xa tất cả những gì tôi yêu, tôi quí! Nghĩ đến những muốn khóc được.
°
° °
Tôi viết những dòng này trong phòng của tôi, một căn phòng nhỏ tí, bẩn thỉu, dưới mái nhà, bốn mùa gió lộng, mùa đông thì rét thấu xương, mùa hè thì nắng như đổ lửa. Đồ đạc chả có gì ngoài một chiếc giường sắt gỉ và một cái tủ gỗ tạp mọt, không có cánh, để trống hoác không có chỗ xếp đồ đạc quần áo. Tôi đến chỉ có một ngọn nến leo lét. Thật là chán ngán! Nếu tôi muốn viết nhật ký hoặc đọc truyện tôi phải bỏ tiền mua nến, còn nến của bà chủ thì... như cách anh Jean nói... khoá chặt.
Ngày mai tôi sẽ sắp xếp lại... Trên đầu giường tôi sẽ đóng đinh treo cây thánh giá nhỏ bằng đồng, tôi sẽ đặt trên lò sưởi bức tượng Đức mẹ bằng sứ vẽ hoa, cùng với những tấm ảnh của anh Jean để gây cho chỗ ở có một không khí vui tươi giữa đống bề bộn ngổn ngang.
Phòng của chị Mariane ở cạnh phòng tôi. Giữa chỉ có một tấm vách mỏng, nói gì, làm gì ở bên đây, bên kia cũng biết... Tôi cứ tưởng anh đánh xe Joseph sẽ mò sang đấy với chị bếp Marianne... Nhưng không... Tôi nằm bên đây cứ thấy chị bếp ho khan, khạc nhổ, rồi kéo ghế và lôi hết cái nọ đến cái kia ra sắp xếp mãi... Lúc lâu sau thấy chị ngáy... Chắc họ làm việc ấy ban ngày rồi...
Xa xa, trong làng có tiếng chó sủa... Lúc ấy đã hai giờ đêm... Ngọn nến của tôi sắp tàn... Tôi cũng phải đi ngủ... Nhưng tôi biết trước là cũng khó mà ngủ đi được.
Chà! Như thế này thì chả mấy chốc mà già!
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: huethvc , Đặng Minh Toàn, Trangct, Wild wild
Nguồn: Ct.Ly - VNthuquan - Thư viện Online
NXB Fasquelle, Paris 1967 - NXB: Lao động 2003
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 28 tháng 10 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--