Chương 15

    
uối cùng, cậu tới đích. Goldmund bước vào thành phố hằng mong mỏi của mình, cũng qua chiếc cổng bao nhiêu năm trước đây cậu đã từng qua để đi tìm thầy Niklaus. Trên đường, càng gần đến khu nhà tòa giám mục, cậu đã nghe nhiều tin tức mới, biết rằng nạn dịch hạch cũng đã xục ở đây và có lẽ vẫn còn; người ta kể cho cậu hay các cuộc rối loạn và nổi dậy, rằng một khâm sai của nhà vua đã đến lập lại trật tự, thi hành các biện pháp cứu trợ chung, bảo hộ tài sản và cuộc sống của thị dân. Bởi lẽ từ khi bắt đầu nạn dịch, giám mục đã rời bỏ thành phố, đến ở rất xa tại một lâu đài của mình giữa vùng nông thôn. Người khách đi đường không mấy quan tâm đến các tin tức ấy. Miễn là thành phố còn đó, còn xưởng điêu khắc mà cậu muốn trở về làm việc, ngoại dư đối với cậu không quan trọng. Cậu đến nơi thì dịch hạch đã chấm dứt, người ta chờ đón vị giám mục trở lại, vui mừng với việc ngài khâm sai ra đi và vãn hồi cuộc sống yên bình ngày trước.
Gặp lại thành phố, lại trông thấy cảnh vật thân quen, Goldmund  cảm thấy trong lòng ngập tràn một làn sóng xúc động mà cho đến nay cậu chưa hề trải qua; và để làm chủ bản thân, cậu ra vẻ trang nghiêm, một bộ mặt không tự nhiên đối với cậu. Ôi! Tất cả ở đây đều nguyên vẹn: Các cổng vào thành phố, bồn nước xinh đẹp, ngôi tháp to bè và thấp của nhà thờ lớn, và nhà thờ Sainte - Marie vẫn mới với kiến trúc nhẹ nhàng, hồi chuông lanh lảnh của Saint-Laurent và sân bãi lớn trước chợ đầy ánh sáng. Tất cả chờ đón cậu! Tốt lành làm sao! Trên đường đi, chẳng đã có lần cậu mơ màng nghĩ là đến nơi, mình sẽ húc phải những sự  vật chưa quen biết và đã biến đổi trong một thành phố có phần bị tàn phá và đổ nát, có phần thay hình đổi dạng với những ngôi nhà mới kỳ quặc, trang trí không đẹp mắt. Đi qua các đường phố, cậu ứa nước mắt nhận ra hết ngôi  nhà này đến ngôi nhà khác. Chung qui lại dù sao cũng chẳng đáng mong muốn những con người cứ quen ru rú này vẫn ở tại các ngôi nhà xinh xắn và yên ổn của họ, với cuộc sống thị dân khép kín, với cảm giác an bài và vững lòng dưới mái ấm gia đình, trong các phòng và các xưởng, giữa vợ con, các gia nhân và các bà con láng giềng của họ.
Đã xế chiều. Ở phía còn le lói ánh nắng trên đường phố, các ngôi nhà, biển  hiệu các quán ăn và các nghiệp đoàn, các cửa ngõ chạm trổ và các chậu hoa tỏa sáng ấm áp; Không có gì khiến người ta nghĩ rằng cũng ở thành phố này, cái chết và nỗi âu lo điên dại đã từng ngự trị. Dòng sông trôi xuôi lấp lánh các sắc màu xanh nhạt dưới các vòm cầu ầm ĩ. Goldmund ngồi tựa bên hàng lan can trong chốc lát. Dưới nước, trong ánh pha lê lục diệp phơn phớt, các đàn cá sẫm màu lượn qua lại như những cái bóng, hoặc hầu như đứng yên đưa mũi cản lại dòng chảy; cũng như trước, trong bóng tối các độ sâu, luôn ánh lên đó đây các phản quang vàng chói và sức lôi cuốn người ta mơ mộng. Có thể đã say sưa ngắm nhìn cũng những dòng sông, cây cầu, các thành phố đẹp đẽ như vậy ở những nơi khác, vậy mà lâu lắm rồi, nay cậu có cảm tưởng chưa bao giờ mình được trông thấy những gì tuyệt vời và gợi cảm đến như thế.
Hai chàng trai nhà hàng thịt dắt một con dê, không ngớt liếc mắt và buông ra các lời chọc ghẹo với một cô đầy tớ gái đứng trên gác đang phơi áo quần. Tất cả đã diễn ra nhanh quá! Cách đây không lâu, nơi đây người ta đốt lửa để phòng dịch, và bọn lao công bỉ ổi ở các bệnh viện tha hồ làm mưa làm gió. Nay thì cuộc sống đã lấy lại nhịp điệu bình thường, người ta cười, người ta đùa cợt, về phần cậu đâu có khác gì? Cậu ngồi tựa nơi đây trong niềm vui trở về, mở rộng lòng mình tràn đầy hàm ân đối với các cư dân này quen sống tĩnh tại, như thể Lene hay nàng công chúa Do Thái chẳng có một ai chết. Mỉm cười và đứng lên, cậu tiếp tục đi, - cho đến khi gần tới phố nơi thầy Niklaus ở, lại bước chân trên nẻo đường những năm trước đây hằng ngày cậu đã đi làm việc, tim cậu thắt lại, càng xúc động. Cậu đi nhanh hơn. Ngay lúc này, cậu muốn trình diện với thầy và được biết nên thế nào. Không thể chờ đợi nữa, cậu thấy không thể lùi lại ngày hôm sau. “Thầy có còn giận mình không? Chắc là thầy già lắm, nhưng chẳng sao miễn thầy vẫn trụ được và còn đây. Mọi sự vẫn tốt lành nếu nhà điêu khắc và xưởng của thầy vẫn còn”. Trong những ý nghĩ hối hả ấy, vào lúc cuối cùng, cậu lo mình có thể đến quá muộn. Đứng trước cánh cửa quá quen thuộc và nắm tay vặn, cậu sợ cửa đóng im ỉm. Có điềm không lành? Trước đây, không khi nào ban ngày cửa đóng thế này. Gõ cửa, cậu chờ, trong lòng xao xuyến.
Cũng u già trước đây đã đón cậu khi cậu đến ngôi nhà này, ra mở cửa. Bà không xấu xí đi nhưng già hơn và quăn quạu hơn. Bà không nhận ra cậu.Với giọng lo âu, cậu hỏi tin tức về thầy. Ngờ vực, bà già nhìn cậu đờ đẫn.
 - Thầy ư? Ở đây không có thầy nữa. Ông hãy đi đi. Người ta không để ông vào nhà đâu.
Bà ta muốn đẩy cậu ra. Nắm tay bà, cậu thét to:
- U Margrit, vì lòng kính yêu Chúa, u hãy nói cho tôi biết chứ! Tôi là Goldmund đây. U không nhận ra tôi sao? Tôi phải gặp thầy Niklaus!
Nhìn cậu với đôi mắt viễn thị gần tàn tạ, bà lão đáp lại, tỏ ý không mặn mà tiếp đón, thậm chí có vẻ chống đối:
- Thầy Niklaus không còn nữa. Ông ấy qua đời rồi. Anh hãy xéo đi, tôi không đứng đây lâu đâu.
Nhận thấy bao nhiêu ước mong của mình đã sụp đổ, trong khi bà già theo sau và không ngớt la lối, cậu chạy thẳng qua dãy hành lang mờ tối để đến xưởng. Cửa đóng chặt. Vẫn nghe đuổi theo ở sau lưng những lời rền rĩ và la mắng của bà già, cậu bước lên cầu thang. Trong căn tiền sảnh quen thuộc, trong bóng tối, các pho tượng vẫn đứng đó, do nhà nghệ sĩ đã tập hợp lại. cậu gọi Lisbeth với giọng vang như sấm.
Cửa phòng mở ra, Libeth bước đến. Ngay với cái nhìn đầu tiên nhận ra nàng, lòng cậu se lại. Từ lúc cậu thấy cửa đóng, thật hãi hùng, tất cả trong ngôi nhà này đối với cậu có vẻ hư ảo như trong một giấc mộng đè nặng lên tâm tư, nhưng khi  trông thấy Lisbeth thì cậu rùng mình ớn lạnh ở sống lưng. Nàng Lisbeth xinh đẹp và kiêu hãnh đã trở thành một gái già dữ tợn, lưng còng, sắc mặt vàng võ và đau yếu, trong bộ trang phục màu đen tầm thường, mắt nhìn lẩn tránh, thái độ sợ sệt.
 - Xin lỗi cô, u Margrit không muốn cho tôi vào. - Cậu nói! - Cô không nhận ra tôi sao? Tôi là Goldmund đây. Ôi! Hãy cho tôi biết, có đúng là ông thân sinh cô đã qua đời?
Qua đôi mắt nàng, cậu biết nàng nhận ra mình, đồng thời cảm nhận cậu đã không để lại nơi đây những kỷ niệm tốt lành.
- A! Ông là Goldmund. - Nàng thốt, trong giọng nói ấy cậu thấy còn hơi hướng của tính  cao ngạo trước đây ở nàng. - Ông đến đây chẳng để làm gì nữa, bố tôi chết rồi.
- Còn xưởng điêu khắc? - Cậu không kìm được câu hỏi ấy, bật ra.
- Xưởng ư? Đã đóng cửa. Nếu ông muốn tìm việc, ông nên đi nơi khác.
Cậu cố trấn tĩnh lại.
- Cô Lisbeth, - cậu nói với giọng thân tình - tôi không đi tìm việc. Tôi chỉ muốn đến chào thầy và chào cô. Điều tôi vừa nghe khiến tôi rất đau lòng. Nếu một người học trò vốn biết ơn ông thân sinh của cô có thể giúp cô việc gì đó, mong cô hãy bảo, đối với tôi đó là một niềm vui. Ôi! Cô Lisbeth, thấy cô trong cảnh huống này, đau khổ như thế này, tôi rất xót xa!
Nàng lùi vào trong cửa.
- Cảm ơn, - nàng nói. - Ông không thể giúp gì cho cha tôi đâu, cũng như cho tôi. U Margrit sẽ đưa ông ra.
Giọng nói của nàng đanh, vẻ tức giận, pha chút sợ sệt. Nếu có can đảm, hẳn Lisbeth đã đuổi cậu ra khỏi nhà không thương tiếc.
Cậu bước ra, bà già đẩy cả hai chiếc chốt khóa chặt cửa sau lưng cậu. Cậu nghe tiếng lách cách như thể người ta đóng nắp một chiếc quan tài.
Đi chầm chậm, cậu trở lại chỗ hàng lan can bên bờ sông, ngồi tựa vào chỗ cũ, nhìn xuống dòng nước. Mặt trời đã lặn, một luồng gió lạnh thổi từ dưới sông lên, kè đá nơi cậu ngồi cũng lạnh.
Hàng kè lại rơi vào yên lặng; nước chảy qua các chân cầu ì ầm, dòng sông sâu u tối không còn lóe lên nữa các ánh phản chiếu vàng chói. “Ôi! - cậu tự nhủ - giá như ta rời khỏi hàng lan can và biến mất dưới dòng sông!”
Cái chết lại lởn vởn. Một giờ đồng hồ trôi qua; hoàng hôn buông xuống. Lúc này, cậu có thể khóc. Cau ngồi đó, những giọt nước mắt nóng ấm ứa tràn, rơi xuống bàn tay và đầu gối cậu. Cậu khóc cái chết của thầy, vẻ đẹp mai một của Lisbeth cậu khóc cho Lene, Robert và cô gái Do thái, cậu khóc cho tuổi trẻ của mình đã mất, đã hoài phí.
Đã khuya, cậu ghé vào một quán ăn, nơi trước đây cậu thường chè chén với bè bạn. Bà chủ quán nhận ra cậđược rồi. Vậy tôi sẽ rời khỏi nơi trú chân này vốn chẳng lấy gì làm vinh dự cho lắm, và tôi sẽ theo chân anh. Có phải anh trở về Mariabronn? Đúng phải không? Rất tốt. Và đi thế nào đây? Đi ngựa chăng? Hay lắm! Vậy thì cũng cần tìm cho tôi một con ngựa.
- Bạn thân mến, chúng ta sẽ tìm được ngựa. Vài giờ nữa, không chậm hơn, chúng ta sẽ ra về. Ôi! Nhưng hai tay bạn làm sao thế? Chúa tôi! Trầy trụa khắp và sưng húp! Máu me đầy! Ôi! Goldmund, người ta đối xử với bạn thế ư?
- Narcisse, đừng nói chuyện ấy nữa. Chính tôi đã làm cho hai bàn tay tôi ra thế đó. Tôi bị trói. Phải tìm cách tẩu thoát. Không chút dễ dàng, tôi có thể nói với bạn như vậy. Vả chăng về phía bạn, đã đến đay với tôi mà không có người tháp tùng thì thật là dũng cảm.
- Sao lại dũng cảm? Chẳng có tí gì nguy hiểm cả.
 - Ôi chao! Chỉ thiếu điều bị tôi phang cho. Quả thực tôi định ra tay, mong giải quyết được việc. Chẳng là người ta báo với tôi: Một vị linh mục sẽ đến. Lẽ  tôi đã giết chết y và lấy áo quần để cải trang rồi trốn thoát. Kế hoạch đã dự  tính trong tồi.
- Té ra bạn không muốn chết, bạn muốn tự vệ?
- Hẳn rồi, tôi muốn thế. Mà vị linh mục ấy đúng là anh thì dù sao, tôi không thể nào giả định được.
- Đương nhiên, - Narcisse nói, hơi do dư, - đó là một kế hoạch kinh khủng. Có thực là bạn có thể giết hại một linh mục đến với bạn để nhận xưng tội sao?
- Narcisse, không phải với bạn. Với bạn thì dĩ nhiên không. Và có lẽ tôi không đập chết một trong các linh mục của bạn nếu ông ấy mặc trang phục của Mariabronn. Nhưng không phải thế thì chắc chắn, có chuyện xảy ra.
Bỗng nhiên giọng nói của cậu trở nên ủ rũ và buồn bã.
“Và đó không phải là người đầu tiên tôi đã giết hại!”
Họ lặng thinh. Cả hai đều cảm thấy tim mình thắt lại.
- Chúng ta sẽ nói chuyện ấy sau. - Narcisse bảo, không để lộ trong giọng mình sự xúc động. - Bạn có thể sẽ xưng tội với tôi khi nào bạn muốn. Hoặc bạn có thể chỉ cho tôi nghe về cuộc sống của bạn, thế thôi. Về phần mình, tôi cũng có những chuyện để kể với bạn. Tôi lấy làm vui về việc ấy. Chúng ta đi chứ?
- Narcisse, hãy hượm. Tôi sực nhớ ra có một lần, tôi đã đặt tên Jean cho anh.
- Tôi không hiểu.
- Đương nhiên. Anh chưa biết đâu. Nhiều năm trước đây, một lần tôi đã tặng anh tên của tông đồ Jean, và cái tên ấy còn mãi với anh. Sự thực, trước đây, tôi đã là người tạc tượng, và nhà điêu khắc, và tôi nghĩ sẽ lại làm công việc ấy. Bấy giờ pho tượng đẹp nhất tôi đã làm, một chàng trai bằng gỗ, to bằng thật, đó là chân dung anh, chỉ có điều nó không mang tên Narcisse mà Jean. Một tông đồ Jean dưới cây thánh giá.
Cậu đứng lên, đi ra phía cửa.
- Như vậy, bạn còn nghĩ đến tôi. - Narcisse nói nhỏ giọng.
Cũng nhỏ giọng, Goldmund đáp lại:
- Ôi! Vâng, Narcisse ạ, tôi đã nghĩ đến anh, luôn luôn, mãi mãi.
Cố mạnh tay, cậu đẩy cánh cửa nặng; ánh sáng nhạt buổi sáng tràn vào. Họ không nói gì nữa. Narcisse đón cậu đến phòng khách tạm trú. Một tu sĩ trẻ cùng đi với Narcisse lo chuẩn bị hành lý. Người ta đem cho cậu ăn, rửa và băng hai bàn tay cho cậu. Không lâu mấy, ngựa được dắt đến.
Lên ngựa, Goldmund ngõ ý:
- Tôi còn có việc này muốn nói. Chúng ta đi đường ngang qua chợ cá. Tôi có việc cần làm ở đó.
Họ lên đường; Goldmund  đưa mắt nhìn về phía các cửa sổ tòa lâu đài xem Agnès có đứng ở một trong các nơi ấy không. Các con ngựa của họ đi qua chợ. Marie rất lo cho cậu. Goldmund từ biệt Marie và bố mẹ em, cảm ơn họ nhiều và hứa sẽ có dịp đến thăm, rồi lại lên đường. Marie đứng ở cửa trông theo cho đến lúc các kỵ sĩ đi  khuất hẳn. Từ từ, em bước khập khễnh vào nhà.
Cả bốn người đều đi ngựa: Narcisse, Goldmund, tu sĩ trẻ tuổi và người giám mã có vũ trang.
- Anh còn nhớ con ngựa Bless của tôi ở trong chuồng tu viện chúng ta? - Goldmund hỏi.
- Nhất định rồi. Bạn sẽ không gặp lại nữa đâu, và chắc hẳn bạn cũng không chờ gặp lại nó. Cách đây bảy hay tám năm, chúng tôi buộc phải hạ nó.
- Thế mà anh vẫn nhớ chuyện đó!
- Ôi, vâng, tôi vẫn nhớ.
Goldmund không buồn về cái chết của chú ngựa bé bỏng Bless; cậu vui lòng về điều Narcisse biết rất rõ những gì có quan hệ đến Bless, chứ bản thân anh ít quan tâm đến các súc vật vì chắc chắn không biết tên một con ngựa nào khác ở tu viện.
- Anh sẽ cười tôi, - cậu nói tiếp, - bởi vì hỏi thăm về tu viện của bạn mà đầu tiên tôi muốn biết về chú ngựa đáng thương. Về phần tôi, thế là không phải. Lẽ ra tôi phải nêu các câu hỏi khác, trước hết đối với tu viện trưởng Daniel của chúng ta. Nhưng tôi có thể nghĩ là cụ đã qua đời: có phải bạn là người kế tục? Thực ra tôi muốn tránh bắt đầu hỏi ngay về cái chết. Lúc này tôi không muốn nghe đến chết chóc, bởi lẽ tôi vừa trải qua đêm rồi và cũng vì nạn dịch hạch với bao chuyện khủng khiếp hằng ngày. Nay thì chúng ta đã đến đây và cần phải về tới nơi. Bạn hãy cho tôi được biết tu viện trưởng Daniel chết bao giờ và thế nào. Tôi kính trọng cụ. Và cũng cho tôi hay cha Anselme và cha Martin có còn sống trên đời? Tôi cứ chờ đợi toàn những tin xấu. Nhưng bởi vì, ít ra vơi bạn, nạn dịch hạch đã chừa bạn, tôi rất vui. Không bao giờ tôi nghĩ là bạn có thể chết, tôi luôn nghĩ rằng chúng ta sẽ gặp lại; nhưng cảm giác có thể đánh lừa người ta. Thầy dạy tôi, nhà điêu khắc chân dung Niklaus, tôi không thể hình dung là ông đã chết; tôi hoàn toàn trông mong gặp lại thầy và lại làm việc tại nhà ông, vậy mà tôi về lại thì thầy đã ra đi.
- Không có gì nhiều lắm để kể. - Narcisse nói.- Tu viện trưởng Daniel đã về với Chúa cách đây tám năm, không đau ốm, không đau đớn. Tôi không phải là người kế tục ngay ông cụ, tôi mới làm tu viện trưởng một năm nay. Chính cha Martin, người từng trông nom việc học hành của chúng ta, đã thay thế ông cụ. Năm ngoái, cha Martin cũng ra đi, gần bảy mươi tuổi. Và cha Anselme cũng không còn, ông rất thương bạn, thường nhắc tới bạn. Vừa rồi, ông không  đi lại được nữa, cứ phải nằm đối với ông là một nhục hình; ông mất vì bệnh  phù thũng.
Còn nạn dịch hạch cũng đã xảy ra ở chỗ chúng tôi, chắc chắn đã mang đi nhiều người. Chúng ta đừng nói đến chuyện ấy. Bạn còn có điều chi hỏi tôi nữa không?
- Hẳn là còn nhiều chuyện. Trước hết, trước hết làm sao mà bạn đến đây, ở thành phố tòa giám mục và nhà viên khâm sai?
- Đây là câu chuyện dài, nó sẽ làm cho bạn chán: Chuyện về chính trị - Bá tước là một sủng thần của hoàng đế, toàn quyền trong nhiều vấn đề. Thế mà lúc này giữa hoàng đế và dòng của chúng ta có nhiều khó khăn cần được san bằng. Nhà dòng cử tôi tham gia một đoàn đại biểu để thương lượng với ông ấy. Sự thành công mong manh lắm.
Narcisse ngừng nói, Goldmund cũng không hỏi nữa. Cậu không muốn biết, chứ cả đêm thương lượng, Narcisse đã phải có vài điều nhân nhượng, trả giá với lão bá tước để xin ân xá cho cậu, lão găng lắm.
Trên mình ngựa, cậu chóng thấy mệt mỏi, khó ngồi kéo dài.
Hồi lâu, Narcisse hỏi:
- Vậy có đúng là bạn bị bắt vì tội lấy trộm không?
Goldmund cười:
- Tôi có vẻ thế thật. Nhưng đấy là một cuộc hẹn hò với người tình của lão bá tước. Không nghi ngờ gì, bản thân y biết chuyện ấy. Tôi rất ngạc nhiên là dù sao lão đã để cho tôi đi…
- Úi chà! Y không phải quá cố chấp đâu.
Họ không đi hết được chặng đường đã dự tính; Goldmund kiệt sức, hai bàn tay không cầm nổi dây cương. Họ dừng lại ở một ngôi làng, người ta đưa cậu vào giường, hơi  bị sốt, hôm sau, cậu còn nghỉ lại ở đó rồi mới lại lên đường. Khi hai bàn tay đã đỡ, cậu rất thích ngồi trên mình ngựa trong cuộc đi ấy. Đã lâu lắm, cậu không có dịp đi ngựa. Trở lại với cuộc sống cậu lấy lại sức trẻ và tính hoạt bát. Đôi lúc, trên một đoạn đuờng, cậu đua với chú giám mã; những lúc tâm tình ứ tràn, thiếu kiên nhẫn cậu dồn dập hỏi Narcisse hàng nghìn những chuyện này chuyện khác. Anh bạn đáp bình tĩnh, vui vẻ, trở lại hoàn toàn cuốn hút theo; anh thích các câu hỏi của bạn, thẳng thắn, tin tưởng vô hạn vào trí tuệ và khả năng minh triết của người cùng đàm đạo.
 - Narcisse, nói cho tôi rõ đi; anh nữa, có bao giờ anh thiêu đốt những người Do Thái không?
- Thiêu đốt người Do Thái? Sao chúng ta lại làm thế? Vả chăng ở đây không có người Do Thái.
- Quả thế. Nhưng cho tôi biết ý kiến, anh có thể thiêu đốt người Do Thai không? Anh có tưởng tượng được sao lại có thể như  vậy?
- Không. Mắc mớ gì tôi làm điều đó? Bạn cho tôi là một kẻ cuồng tín sao?
- Narcisse, hiểu cho đúng điều tôi muốn nói. Liệu trong một trường hợp nào đó, anh có thể tưởng tượng là anh ra lệnh giết hại những người Do Thái, hoặc chí ít anh tán thành việc đó? Có bao nhiêu là công tước, thị trưởng, giám mục và người cầm quyền khác đã ra những lệnh như vậy.
- Tôi không bao giờ ra lệnh kiểu ấy.
Trái lại, người ta có thể tưởng tượng đến trường hợp tôi buộc phải tham dự những vụu không khác gì một vị hoàng tử.
Đến lược vị khách kể lại những gì mình đã trải qua. Buồn rầu, cậu nói:
- Ôi! Đây là những chuyện người ta chẳng nói đâu. Tôi đã lê gót khắp chốn, nơi nào cũng bị nạn dịch, xác chết giăng đầy, người người hốt hoảng, suy sụp vì lo âu. Tôi may mắn còn sống sót. Có lẽ một ngày nào đó người ta sẽ quên hết. Tôi trở về thì thầy tôi đã qua đời. Xin cho tôi ở đây mấy hôm; lại sức, tôi lại lên đường.
Đâu phải vì muốn nghỉ dưỡng sức mà cậu nấn ná. Cậu còn ở vì cậu thất vọng và do dự, vì các kỷ niệm những thời được hạnh phúc làm cho thành phố đối với cậu trở nên thân thiết, và bởi vì tình yêu của em Marie đáng thương khiến cậu thấy tốt lành. Cậu không có gì đền đáp lại, chỉ có chút lòng nhân từ, chút lòng trắc ẩn; thái độ tôn thờ thầm lặng và khiêm nhường của cô gái sưởi ấm lòng cậu. Nhưng còn hơn tất cả điều giữ cậu lại chính là niềm khao khát được trở lại làm nghệ sĩ, cho dù không có xưởng, thậm chí với những phương tiện tạm bợ.
Mấy hôm liền, Goldmund chỉ vẽ không làm gì khác. Marie sắm cho cậu giấy và ngòi bút; cậu ở trong phòng nhiều giờ, trải rộng những tờ giấy khổ lớn, vẽ những khuôn mặt tinh tế, lúc thì phác họa vội, lúc thì nắn nót với bao yêu thương, thể hiện ra trên giấy các hình ảnh tuôn tràn từ tâm khảm mình. Nhiều bận cậu vẽ gương mặt Lene và nụ cười của em đầy hài lòng, tình yêu và tính hung dữ của em sau cái chết của kẻ du thủ du thực. Cậu ghi lại đúng nét mặt ấy trải qua đêm cuối cùng khi em đang lịm đi, sắp trở về nơi cát bụi. Cậu vẽ một bé trai nông dân cậu đã trông thấy nằm chết, nắm chặt hai bàn tay nhỏ nhắn trên ngưỡng cửa nhà bố mẹ nó. Cậu vẽ một chiếc xe chất đầy xác người chết do ba con ngựa gầy tha thưởng kéo, theo sau có mấy người phu tay cầm những chiếc sào dài, liếc nhìn qua các kẽ những chiếc mũ chụp đen chỉ để hở mắt. Nhiều lần, cậu lấy lại hình ảnh Rébecca, người con gái Do Thái dong dỏng cao với đôi mắt rầu rĩ, cái miệng hẹp và tự hào, gương mặt bị các nỗi đau và bất bình tàn phá vẫn lộ vẻ cao ngạo và chua chát, bóng hình trẻ trung và duyên dáng ấy lẽ ra chỉ để dâng hiến cho tình yêu. Cậu cũng tự họa hình ảnh bản thân mình, anh chàng đi lang thang, con người say đắm tình yêu, kẻ trốn chạy đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, người vũ công đã tham gia vào các cuộc chè chén trác táng của bọn đàn ông khát thèm sự sống. Nghiêng mình trên tờ giấy, cậu say sưa vẽ lại gương mặt con người sống yên ổn và kiêu kỳ của Lisbeth đúng như cậu đã biết trước đây, bộ mặt nhăn nhó của u già Margrit, diện mạo đáng nể sợ và thân yêu của thầy Niklaus. Nhiều lần, cậu cũng phác họa với những nét bút thanh mảnh và mò mẫm một hình bóng phụ nữ cao lớn, Bà Mẹ của trái Đất, ngồi với hai tay ôm bầu vú và đôi mắt u buồn trên môi thoáng hiện một nụ cười. Trải mình với các cách nhìn, cảm nhận bàn tay mình tạo cho chúng một hình dáng, làm chủ sự thể hiện ấy đối với cậu là một điều tốt lành vô hạn. Trong mấy hôm, cậu vẽ tràn hết các tờ giấy Marie đã đem đến cho cậu. Từ tờ giấy cuối cùng, cậu cắt ra một mảnh với mấy nét bút cậu khắc họa lên đó gương mặt Marie, đôi mắt xinh đẹp của em và khuôn miệng như muốn từ bỏ mọi sự đời. Cậu tặng em bức vẽ ấy.
Vẽ như vậy, cậu giải tỏa và làm vơi nhẹ tâm hồn mình đang trĩu nặng, cho tuôn tràn các tâm tư không sao ngăn lại được, đã căng đến tột độ. Trong khi vẽ, cậu không biết mình đang ở đâu, thế giới của cậu chỉ có chiếc bàn, những tờ giấy trắng, và tối lại, thêm cây đèn. Về sau thức giấc, cậu mới ý thức những gì đã diễn ra gần đây, phát hiện thấy nay một cuộc lữ hành mới lại đặt ra đối với cậu là không thể nào tránh khỏi. Rồi cậu đi lang thang trong thành phố, phân thân kỳ lạ giữa hai cảm giác, gặp lại và vĩnh biệt.
Trong các cuộc ra phố ấy, cậu gặp một người đàn bà, cái nhìn của ả đã tập hợp các tình cảm lạc hướng của cậu chung quanh một trung tâm mới. Một người đàn bà cỡi ngựa, một phụ nữ cao lớn có đôi mắt xanh hơi lạnh lùng và đầy tính hiếu kỳ, các cánh tay chắc và khỏe; trên mặt ả nở rộ tính khoái cảm, thú hưởng lạc, sức mạnh và lòng tự tin, lộ rõ ý muốn săn tìm của lạ trăng hoa. Hơi kiêu kỳ và hãnh diện, ả đi tới trên mình con ngựa nâu. Mặc dù quen thói điều khiển, ả không tỏ ra khép kín hoặc xa cách; dưới đôi mắt hơi lạnh lùng, mũi ả phập phồng, mở ra cho mọi hương vị của trần thế, và cái miệng rộng đầy nhục cảm của ả dường như đạt đến mức độ cao nhất của sự nhận và cho. Ngay lúc trông thấy ả, đôi mắt Goldmund mở to, cậu như bị ám bởi ý muốn đọ sức với người phụ nữ kiêu kỳ này. Chiếm lĩnh ả đối với cậu là một công việc cao cả và nếu có gãy cổ trong khi đến với ả thì theo sự cảm nhận của cậu, không phải là một mục đích đáng coi thường. Ngay lập tức cậu có cảm tưởng con sư tử cái tóc hoe vàng này với sự phong phú về các giác quan và tâm hồn của ả, là một đối tác xứng đáng với cậu, rằng ả sẽ khiến mình cho mọi cuộc xung phong vừa hoang dã vừa âu yếm, và sự từng trải di truyền qua máu đã làm cho ả quen với các cơn si mê.
Ả đi qua trên mình ngựa, cậu đưa mắt trông theo. Giữa những bím tóc hoe vàng sáng màu và cổ áo dạ xanh của ả, cậu nhận thấy cái gáy đầy đặn, khỏe và kiêu sa của ả, tuy nhiên căng tròn với làn da mịn màng như của một đứa trẻ. Cậu đánh giá, đây là người phụ nữ kiều diễm nhất cậu từng thấy. Cái gáy ấy, cậu muốn ôm lấy dưới bàn tay mình, và bứt ra từ đôi mắt ấy điều bí ẩn màu thanh thiên sắc lạnh của chúng. Ả là ai? Một câu hỏi đủ để cho cậu biết về ả. Cậu hiểu  ra ngay rang ả ngự ở tòa lâu đài, ả là Agnès, người tình của viên khâm sai. Cậu không ngạc nhiên về điều ấy, ả có thể là hoàng hậu cũng nên. Dừng chân bên một bồn nước, cậu đứng lại nhìn hình ảnh đích thực của mình. Hình ảnh của cậu hòa hợp như anh em với hình ảnh người phụ nữ có bộ tóc hoe vàng, chỉ có điều cậu trông giống hệt một người rừng. Cậu liền đi tìm một hiệu thợ cạo quen biết khéo nói để nhờ anh ta cắt tóc, cạo râu và chải tóc cho ra dáng đẹp đẽ.
Cuộc săn đuổi kéo dài hai ngày. Agnès vừa ra khỏi tòa lâu đài, chàng trai tóc vàng không quen biết đã đứng sẵn bên cổng, chăm chăm vào đôi mắt nàng những cái nhìn ngưỡng mộ. Agnès dong ngựa đi quanh các tường thành, chàng trai không quen biết lấp ló sau các cành liễu. Agnès đến nhà kim hoàn và ra khỏi xưởng thì lại gặp người lạ mặt. Ả nhìn lướt qua với ánh mắt kiêu sa, hai cánh mũi thở phập phồng. Ngày hôm sau, vừa cỡi ngựa đi một chặng đường, ả lại gặp anh chàng đứng đợi sẵn; nàng tỏ ý thách thức bằng một nụ cười. Cậu cũng trông thấy ngài khâm sai, một con người đẹp mã, đầy tự tin, ai nhìn mặt cũng không thể không coi trọng, nhưng ông ta đã có những sợi tóc điểm bạc, trên nét mặt đã mang dấu ấn của những nỗi lo lắng: Goldmund cảm thấy mình có ưu thế hơn.
Hai ngày ròng rã ấy đem lại cho cậu nhiều vui thú. Cậu hớn hở với một sức trẻ mới. Ra mắt với người phụ nữ này và khiêu chiến với ả quả là thú vị. Hy sinh sự tự do của mình cho một sắc nước hương trời như thế thật là tốt đẹp. Đó là một tình cảm tuyệt vời, đáng khích lệ để trao mạng sống của mình theo may rủi cho con súc sắc ấy.
Sáng ngày thứ ba, Agnès cỡi ngựa ra khỏi lâu đài, theo sau chỉ có một tên gia nhân. Đôi mắt ả liền sục tìm người theo đuổi mình, sẵn sàng nghênh chiến nhưng có hơi lo âu. Tốt, chàng trai đã có mặt ở đó. Giao cho tên gia nhân một công việc, ả còn lại một mình, rong ngựa đi qua cổng và vượt cầu. Chỉ một lần, ả quay đầu lại. Ả thấy người lạ mặt vẫn theo dõi mình. Trên đường đến nhà thờ riêng Saint-Guy cho các cuộc hành hương vào giờ này vắng người, dừng lại chờ anh chàng. Cậu để cho ả tha hồ mong ngóng đến nửa tiếng đồng hồ. Lững thững bước tới, cậu không muốn mình có dáng bơ phờ. Tươi tắn, niềm nở, cậu ngậm trong miệng một chiếc đũa con cắm vào một quả mọng cây tầm xuân. Ả xuống ngựa, cột dây cương vào một gốc cây rồi đứng tựa giàn tầm xuân bên một bức tường, nhìn người đã theo đuổi mình bước tới. Cậu dừng chân, ngả mũ chào và nhìn vào đôi mắt ả.
- Tại sao anh chạy theo sau tôi, anh muốn gì ở tôi? - ả hỏi?
- Ôi! Anh rất muốn tặng em một món quà hơn là nhận của em một vật gì đó. Bây giờ đây anh muốn dâng hiến mình cho em, hỡi phu nhân kiều diễm, em muốn làm gì anh thì làm!
- Được rồi, để ta xem thử có thể làm gì với anh. Nhưng nếu anh tưởng có thể hái ở nơi đây một bông hoa nhỏ mà không gặp nguy hiểm thì anh lầm. Ta chỉ có thể yêu những kẻ đàn ông khi cần, dám đem mạng sống của họ gánh chịu rủi ro trong chuyện ấy.
- Em có thể tùy ý sử dụng anh.
Chầm chậm, ả cởi khỏi cổ mình sợi dây chuyền mảnh bằng vàng và trao cho cậu:
- Anh tên chi?
- Goldmund.
- Vậy thì Goldmund, anh chẳng có khuôn miệng vàng, em sẽ nếm xem miệng anh có phải bằng vàng không. Nghe rõ em đây. Tối nay, anh đem chiếc dây chuyền này trình diện ở tòa lâu đài, nói rằng anh đã nhặt được. Đừng để nó rời khỏi tay anh, em muốn đích thân nhận lại. Anh đến như anh đang ở đây, cứ để cho họ coi anh là một kẻ ăn xin. Nếu một trong bọn đầy tớ của em có thô bạo với anh, hãy bình tĩnh. Anh cần phải biết là ở lâu đài chỉ có hai người trong đám gia nhân của em là đáng tin cậy. Bác giám mã Max và người hầu phòng của em, Berta. Anh cần gặp một trong hai người đo và để họ đưa anh đến chỗ em. Còn với mọi kẻ khác, kể cả ngài bá tước, anh hãy ứng xử thận trọng, họ đều đâu cũng đầy rẫy sự chết chóc và khủng khiếp nên tôi không ngớt tìm để được an ủi và để hái những bông hoa đẹp vốn mọc lên giữa địa ngục. Tôi hưởng thú vui và tôi quên đi nỗi ghê tởm trong một vài giờ đồng hồ.
- Bạn đã tìm ra được ở đó một công thức tuyệt vời. Như vậy bạn cảm thấy bị vây hãm bởi các nỗi ghê tởm trong thực tại, và bạn ẩn náu trong thú vui. Nhưng thú vui qua đi nhanh, sau đó bỏ mặc bạn trong buồn đau.
- Vâng, đúng thế.
- Đó là chuyện xảy ra với nhiều người. Tuy nhiên, không mấy người cảm nhận điều đó với sức mạnh và cường độ giống như bạn, và cũng ít người cảm thấy cần phải ý thức về chuyện ấy. Nhưng bạn hãy nói với tôi, ngoài trò chơi bập bênh ấy giữa thú vui sống và xúc cảm về sự chết chóc bạn có còn thử tìm ra con đường nào khác không?
- Có chứ, đương nhiên. Tôi đã làm một thí nghiệm với nghệ thuật. Tôi có nói với anh việc này rồi. Giữa chuyện này chuyện khác, tôi đã trở thành nghệ sĩ. Một hôm, có lẽ ba năm sau khi tôi xa anh để đi đó đây trong thiên hạ, gần ba năm tròn trên các neo đường, tại ngôi nhà thờ của một tu viện, tôi gặp một pho tượng gỗ về Đức mẹ Đồng Trinh. Pho tượng rất đẹp, cảm động bao nhiêu trước vẻ ngoài ấy, tôi đã hỏi tên nhà điêu khắc và đi tìm gặp. Tôi đã gặp, ông là một thầy giáo nổi tiếng; tôi trở thành học trò của ông, và đã làm việc mấy năm bên ông.
- Bạn sẽ kể lại chuyện này chi tiết hơn. Nhưng nghệ thuật đã đem lại gì cho bạn, có ý nghĩa gì đối với bạn?
- Sự chiến thắng đối với cuộc sống trôi mau; tôi nhận ra rằng từ trò hề cuộc khiêu vũ chết chóc của đời sống con người, có ở đó một sự vật còn tồn tại, còn sống mãi; Công trình nghệ thuật. Một ngày nào đó, công trình nghệ thuật rồi cũng sẽ tiêu vong, bị đốt cháy, hư hỏng, vỡ nát. Nhưng dù sao, nó vẫn còn sống dài lâu hơn các cuộc sống con người; và vượt xa thời điểm đang diễn ra nó tạo nên một lĩnh vực yên bình của những hình ảnh và các đồ vật thiêng liêng. - Đối với tôi, dường như nghệ thuật là tốt lành, công việc ấy đem lại nguồn an ủi, bởi vì hầu như nó đem đối chiếu các sự vật thoáng qua với sự vĩnh hằng.
- Goldmund, tôi rất sung sướng về hướng đi ấy của bạn, và hy vọng bạn còn làm thêm nhiều pho tượng đẹp. Tôi tin tưởng trọn vẹn vào tài năng của bạn và hy vọng bạn sẽ là khách lâu dài của tôi ở Mariabronn. Và bạn sẽ cho phép tôi thiết lập một nhà xưởng; đã lâu lắm tu viện chúng ta không có nhà nghệ sĩ nào. Nhưng tôi tin rằng sự xác định của bạn không làm cạn kiệt những gì kỳ diệu trong nghệ thuật. Tôi tin rằng vai trò của nghệ thuật không chỉ bứt các sinh vật thực ra khỏi cái chết bằng các chất liệu đá, gỗ hoặc các sắc màu và đem cho chúng một thời gian lâu dài hơn. Tôi đã xem nhiều tác phẩm nghệ thuật: Tượng các thánh, Đức Mẹ Đồng Trinh, đối với tôi vốn dường như không phải chỉ là những phiên bản giản đơn của một cá nhân nào đó đã có ngày từng sống, và trên các hình thù của các tác phẩm ấy, các màu sắc đã được nhà nghệ sĩ ban phép hồi sinh.
- Anh nói đúng! - Goldmund thốt, hưng phấn và sôi nổi. - Tôi không nghĩ là bạn hiểu biết nghệ thuật thông thạo đến thế. Cái nhìn đầu tiên thành hình trong một tác phẩm nghệ thuật đẹp không phải là một người thực tại, sống động, người ấy chỉ có thể làm đề tài cho  tác phẩm. Cái nhìn đầu tiên không phải là thịt và máu, nó là tinh thần, nó nằm trong tâm hồn nghệ sĩ. Narcisse, tôi cũng vậy, tôi mang trong tâm hồn tôi những cái nhìn thế, tôi hy vọng biểu hiện chúng và có ngày giới thiệu để bạn xem.
- Thực là huy hoàng! Bạn than mến, bây giờ thì đó, không hay biết bạn đã tự đặt mình vào môi trường triết học, và bạn đã biểu đạt một trong các điều bí ẩn của nó.
- Anh chế giễu tôi!
- Không đâu. Bạn đã nói về những cái nhìn đầu tiên, vậy các hình ảnh ấy chỉ tồn tại ở đâu đó trong tinh thần sáng tạo, nhưng có thể được thực hiện trong vật chất và làm cho có thể trông thấy được. Một thời gian lâu trước khi một hình ảnh nghệ thuật có thể được nhìn thấy và mang một thực tại, nó tồn tại trong tâm hồn của nghệ sĩ. Hình ảnh đầu tiên ấy gọi là một “ý tưởng”.
- Narcisse, tôi không hề nghi ngờ điều đó.
- Và bằng cach thừa nhận các ý tưởng và các cái nhìn đầu tiên, này đây bạn ở trong thế giới tinh thần, trong thế giới của chúng tôi, các nhà triết học và thần học, và bạn nhận sự có mặt của tinh thần sáng tạo giữa trường chiến đấu của cuộc sống, hằng gây bối rối và đau đớn giữa cuộc khiêu vũ chết chóc ấy vốn không có mục tiêu, không có ý nghĩa của cuộc sống thực tế. Vậy bạn hãy nhìn xem, chính tinh thần ấy đang có ở bạn, và tôi luôn kêu gọi tinh thần ấy từ khi còn là trẻ con, bạn đến với tôi. Ở bạn, tinh thần ấy không phải là của một nhà tư tưởng mà của một nghệ sĩ. Nhưng nó là tinh thần và nó chỉ ra cho bạn con đường đưa bạn ra khỏi trạng tình trạng lẫn lộn buồn tẻ của thế giới các giác quan, ra ngoài sự kế tiếp nhau không ngớt của thú vui và niềm thất vọng. Ôi! Tôi sung sướng bao nhiêu được nghe bạn noi ra lời thú nhận ấy! Tôi chờ đợi điều ấy từ những ngày xa xôi bạn rời thầy giáo Narcisse của bạn và tìm ra lòng dũng cảm để là bản thân mình. Bây giờ chúng ta có thể lại là những người bạn thân.
Lúc ấy, đối với Goldmund dường như cuộc sống của cậu mang một ý nghĩa, như thể nhìn từ trên cao, cậu phân biệt rõ ràng nó chia làm ba giai đoạn lớn: Phục tùng Narcisse và tìm sự giải phóng - thời kỳ tự do và đi lang thang - trở về chỗ trú, trở lại với bản thân mình, cho đến tận cái cõi sâu thẳm của tâm hồn, bắt đầu trạng thái chín muồi và thời kỳ gặt hái.
Cái nhìn ấy tan biến, nhưng nay cậu tìm được cung điện phù hợp với các quan hệ của mình với Narcisse, nay các quan hệ ấy được thiết lập trong tự do, có qua có lại, không còn trong sự thấp kém nữa. Từ nay, cậu có thể tiếp nhận không hạ mình sự đối đãi ân cần của con người tài trí bậc cao ấy, bởi vì anh bạn đã thừa nhận cậu là người ngang hàng của mình, một nhà sáng tạo. Trong cuộc đi ấy, cậu vui mừng và càng nóng lòng muốn bộc lộ với anh bạn muốn bày tỏ với bạn bằng các hình ảnh cái thế giới đang sống ở bạn. Nhưng đôi khi cậu có những mặc cảm, và cậu nói để anh bạn đề phòng.
- Narcisse, tôi sợ là anh chưa hiểu đúng con người mà anh đưa vào tu viện của anh. Tôi không phải là một tu sĩ và tôi không muốn trở thành tu sĩ. Tôi biết ba điều ước muốn lớn của anh: Về cái nghèo thì tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng tôi không thích sự trong trắng cũng như vâng lời. Đó là những phẩm hạnh theo tôi không có tính cách đàn ông. Ở tôi không còn dấu vết của lòng mộ đạo; đã qua nhiều năm tôi không xưng tội, tôi không cầu nguyện, cũng không chịu lễ ban thánh thể.
Lời nói ấy không gây ấn tượng gì đối với Narcisse.
- Bạn có thể trở thành một người ngoại đạo. Nhưng điều đó không làm cho chúng tôi sợ. Bạn hoàn toàn không nên tư hào với các tội lỗi của mình. Bạn đã sống trên đời như mọi người khác. Như  là đứa con thần đồng, bạn đã chăn lợn; bạn không biết  nữa qui tắc và trật tự là gì. Chắc chắn bạn sẽ làm một tu sĩ rất tồi… Nhưng tôi không hề mời bạn gia nhập dòng tu chúng tôi; tôi chỉ mời bạn làm khách của tôi và để tôi lập cho bạn một xưởng điêu khắc trong khuôn viên chúng ta. Còn điều này nữa: Bạn đừng quên là trong những năm tuổi trẻ của chúng ta, chính tôi đã đánh thức bạn và hướng bạn ra đi sống cuộc sống với thiên hạ. Chính tôi, đồng thời cả bản thân bạn nữa, chịu trách nhiệm về những gì bạn đã trưởng thành về mặt tốt cũng như mặt xấu. Tôi muốn biết những gì đã xảy ra. Ở bạn; bạn sẽ giới thiệu cho tôi hay qua các lời nói, trong cuộc sống, trong các tác phẩm của bạn. Khi bạn đã nói ra, nếu tôi thấy bạn không có chỗ đứng của bạn trong nhà chúng tôi, tôi sẽ là người đầu tiên mời bạn đi khỏi nhà.
Goldmund luôn đầy lòng mến mộ khi anh bạn nói thế, khi anh giữ vai trò tu viện trưởng với một thái độ tự tin trầm tĩnh với một thoáng xem nhẹ những người thế tục và cuộc sống thế tục, bởi lẽ bây giờ cậu biết Narcisse đã trở nên ra sao: Một nhân vật, một nhà tư tưởng và một nhà tôn giáo với hai bàn tay trìu mến, với bộ mặt nhà thông thái, một người tự tin và dũng cảm, một thủ lĩnh đầy trách nhiệm. Con người ấy không phải là anh chàng đang lớn lên trước đây, không còn nữa là vị tông đồ Jean hiền từ nhất chỉ hướng vào cuoc sống nội tâm. Anh bạn Narcisse mới ấy, vị hiệp sĩ ấy, rất đàn ông, cậu muốn nặn tượng anh, Narcisse, nặn tượng tu viện trưởng Daniel, cha Anselme, thầy Niklaus, cô Rébecca xinh đẹp, người đẹp Agnès và bao nhiêu người khác nữa, bạn bè hoặc kình địch, còn sống hoặc đã chết! Không đâu, cậu không muốn gia nhập dòng tu, cậu cũng không mong ước làm một tu sĩ mộ đạo cũng như làm một tu sĩ bác học. Cậu muốn thực hiện nhiệm vụ sáng tạo của mình và vui mừng gặp lại ngôi nhà xưa thời tuổi trẻ cũng là nơi cậu sẽ cho ra đời tác phẩm của mình.
Họ dong ngựa trong bầu không khí mát dịu tiết thu muộn; và một hôm vào sáng sớm, cây cối choàng một lớp áo tuyết trắng, họ tìm thấy lại một vùng đất rộng tít tắp đến tận chân trời, mấp mô lượn sóng xen với các khu vực đầm lầy hoang hóa màu đỏ nhạt, và những dãy chỏm đồi quen thuộc từ lâu làm gợi nhớ lại nhiều kỷ niệm.
Một cánh rừng tần bì cao vun vút, một con suối, một nhàuých như thế, phát ra những âm vang thánh thót dưới những ngón tay khỏe và thành thạo như thế.
- Goldmund! - ả thầm thì, hăng say - Ôi! Anh quả là quyến rũ! Với anh với thứ độc dược dịu dàng bằng vàng, em những muốn có một đứa con. Còn hơn nữa, em muốn chết với anh. Anh yêu, hãy uống cạn chiếc cốc là em đi, đốt thiêu em đi, giết chết em đi!
Trong họng ả ư ử nốt nhạc hạnh phúc khi cậu thấy tính chất trong các đồng tử ả tan ra để cho sự mềm yếu thay vào đó. Qua tròng mắt ả truyền lan một rung động dịu nhẹ lịm dần như thể cái rùng mình trắng bạc trên da các con cá đang giẫy chết, một màu vàng tai tái như thể ánh phản chiếu quyến rũ trên dòng sông. Cả niềm hạnh phúc một con người có thể được sống, đối với cậu dường như tập trung nơi ấy.
Ngay sau đó, run rẩy khép mi, nằm thượt, cậu kín đáo ngồi dậy chui vào áo quần lót. Thở ra, cậu thầm thì trong tai ả:
- Kho báu đáng yêu, anh rời em đây. Anh không có ý muốn chết dưới bàn tay ông bá tước ấy. Mấy hôm trước anh vẫn muốn một lần nữa chúng ta cùng được hạnh phúc với nhau. Còn một lần nữa, còn nhiều lần nữa!
 Ả vẫn nằm, lặng im cho đến khi cậu mặc xong áo quần. Bấy giờ cậu kéo nhẹ chiếc khăn đắp lên mình ả, rồi hôn lên đôi mắt ả.
- Goldmund - ả bảo - sao anh lại ra đi? Mai lại đến nhé! Nếu có gì nguy hiểm, em sẽ báo trước. Mai lại đến, đến nhé!
Ả kéo chiếc dây rung chuông. Ở cửa buồng gởi áo, người hầu phòng nhận tín hiệu, liền đưa cậu ra khỏi tòa lâu đài. Cậu những muốn cho cô ta một đồng tiền vàng, phút chốc, cậu cảm thấy xấu hổ về sự nghèo túng của mình.
Khoảng nửa đêm, cậu đi qua chợ cá, ngước mắt nhìn về phía ngôi nhà. Đã khuya; chẳng còn ai thức. Cậu buộc phải ngồi qua đêm ở ngoài. Rất ngạc nhiên, cậu thấy cửa nhà vẫn mở. Cậu bước nhẹ vào, không một tiếng động, rồi khép cửa lại sau lưng mình. Cần phải đi qua nhà bếp để lên gác và vào phòng. Đang còn ánh sáng. Marie ngồi bên bàn ở bếp, bên một cây đèn con thắp dầu. Sau hai ba giờ mong ngóng, em vừa ngả đầu ngủ thiếp. Cậu bước vào, em giật mình đứng lên.
- Ôi Marie, em vẫn còn thức! - Cậu nói.
- Em còn thức, không thì anh đã thấy cửa đóng.
- Anh lấy làm tiếc đã để em chờ. Khuya rồi. Đừng ghét anh.
- Goldmund, em không ghét anh đâu, em chỉ hơi buồn thôi.
- Đừng nên buồn. Sao mà buồn?
- Ôi Goldmund! Em ước muốn có được sức khỏe tốt, đẹp và lành mạnh bao nhiêu! Khi ấy anh chẳng phải đi đêm đến các nhà khác, yêu những phụ nữ khác. Vậy anh hãy cũng ở bên em một lần thôi, anh hãy có chút tình với em.
Trong giọng nói dịu dàng của em, không có một ánh hy vọng, không có vị đắng cay, chỉ có sự buồn bã. Cậu đứng bên Marie, lúng túng. Em khiến cậu thấy xót xa, cậu chẳng biết nói sao. Từ từ, cậu đặt một bàn tay lên đầu em, vuốt ve tóc em. Marie đứng yên, cảm nhận qua các ngón tay cậu trong mái tóc mình một rung động, em khóc thút thít và bẽn lẽn nói:
- Goldmund, bây giờ anh lên phòng đi. Em đã nói những điều vô nghĩa lý. Em buồn ngủ lắm rồi. Chúc anh ngủ ngon!