Chương 16

    
rên các ngọn đồi, Goldmund trải qua một ngày nôn nóng tốt lành. Giá như có được con ngựa, hôm nay cậu đến tu viện để chiêm ngưỡng pho tượng tuyệt đẹp của thầy mình về Đức Mẹ Đồng Trinh cậu thấy có nhu cầu xem lại pho tượng một lần nữa. Dường như cậu tưởng ban đêm mình nằm mộng thấy thầy Niklaus. Chao ôi! Sau đây cậu sẽ lấy lại thì giờ đã mất trong chuyện ấy. Cho dù niềm hạnh phúc yêu đương của cậu với Agnès có ngắn ngủi, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa, ngày hôm nay cậu đã cảm nhận tất cả vẻ huy hoàng của nó. Hôm nay, cậu không muốn gặp một ai, không để có điều gì làm cho cậu xao lãng; cậu trải qua một ngày thu dịu dàng ở ngoài trời làm bạn với hoa lá, mây trời. Cậu nói với Marie cậu có ý định đi chơi ở nông thôn và chắc hẳn về muộn, yêu cầu em chuẩn bị cho một khúc bánh mì to để mang theo và dặn em đừng đợi mình. Marie không nói gì, nhét đầy bánh mì và táo vào các túi cho cậu, chải sạch bo áo quần đã cũ của cậu mà ngay hôm đầu em đã vá lại, và để cậu ra đi.
Cậu đi về phía con sông, qua các vùng trồng nho đã thu hoạch và các nẻo đường có bậc cấp lên đồi, mất hút vào rừng và không ngừng lên cao chừng nào cậu chưa tới đỉnh cuối cùng. Mặt trời ấm áp soi sáng xuyên qua các cành cậy trụi lá! Lũ sáo sậu bay chuyền trong các bụi cây đến gần cậu, sợ sệt núp trong đó, nhìn ra với những con mắt đen láy ửng sáng. Xa xa ở bên dưới, dòng sông vẽ một đường vòng rộng, và thành phố mở ra, bé nhỏ như một thứ đồ chơi. Không một tiếng động nào tới đây, nếu không phải vào những giờ cầu nguyện, chuông nhà thờ đánh từng hồi. Trên cao có những đường mương và mô đất cỏ mọc đầy từ thời người ta theo đạo thờ nhiều thần, có thể là những trận địa cũng có thể là những ngôi mộ. Cậu ngồi trên một trong những cái ụ ấy, giữa vùng đồng cỏ mùa thu hanh khô nổ tí tách, cậu đưa mắt nhìn khắp thung lũng rộng mênh mông vượt quá con sông. Đồi và núi nối tiếp nhau đến tận chân mây, nơi ấy các đỉnh núi và trời hòa lẫn thành một dải xanh nhạt mờ mờ. Cả xứ sở bao la ấy, bước chân cậu đã đi qua, và còn xa hơn, vượt quá tầm mắt; nay các vùng ấy xa xôi, nay chỉ là những kỷ niệm, đã lại gần và hiện hữu. Đã hàng trăm lần cậu ngủ lại trong các khu rừng ấy, ăn các quả mọng, chịu đói và chịu rét, cậu vượt qua các đỉnh chóp và các vùng đồng đất, vui và buồn, hăng hái và mệt mỏi. Đâu đó xa xa, tận chân trời, còn nằm rải rác các đốt xương thiêu cháy của Lene đáng thương, ở nơi nào kia anh bạn Robert của cậu hẳn còn thất thểu trên đường nếu như bệnh dịch hạch không mang anh ta đi; ở nơi nào đó nằm lại những gì còn của Victor, và cũng ở những nơi còn rất xa là tu viện thân yêu qua những năm tuổi trẻ của cậu, tòa lâu đài của vị hiệp sĩ có hai cô con gái xinh đẹp, nơi cô gái Do Thái đáng thương Rébecca, nghèo khổ và bị săn đuổi, đi lang thang nếu ít ra chưa chết. Hàng nghìn điểm phân tán trên thế gian, các vùng đồng đất và khu rừng ấy, các thành phố và làng mạc ấy, các lâu đài và tu viện ấy, tất cả những người ấy đã chết và còn sống, cậu biết là họ đã có mặt trong cậu, kết đoàn những người này với những người kia trong ký ức cậu, trong tình yêu, trong nỗi ân hận hoặc ý thích của cậu. Và nếu ngày mai cái chết mang cậu đi, tất cả các điều đó sẽ tan rã, cả quyển sách hình ảnh ấy với đầy những phụ nữ và tình yêu, các buổi sáng mùa hè và đêm mùa đông sẽ xóa sạch. Thời gian đến làm công việc ấy còn dài, tạo ra cái gì đó tồn tại sau cậu và sống mãi sau khi cậu chết đi.
Cuộc sống ấy, các chuyến đi lang thang ấy, tất cả những tháng năm ấy từ khi cậu đi đó đây trên thế gian cho đến nay ít đạt kết quả. Chỉ còn lại một số pho tượng cậu đã làm trong xưởng thầy Niklaus, đặc biệt là pho tượng thánh Jean, rồi còn nữa cuốn sách các hình ảnh ấy, những con người phi thực tại trong đầu cậu, mọi khơi gợi đẹp và đau xót từ các kỷ niệm của cậu. Liệu cậu có cứu vãn được cái gì đó trong cả kho tàng nội tâm ấy và đưa ra ngoài không? Hay là vẫn luôn luôn như thế: Luôn luôn là các thành phố khác, các quang cảnh khác, các phụ nữ khác, các kinh nghiệm khác, các cảm giác khác chồng chất lên nhau, và cậu chỉ rút ra điều cảm nhận âu lo ấy, xót xa và đẹp đẽ từ một trái tim ngập tràn.
Bị cuộc sống đánh lừa như vậy thật đáng xấu hổ, đáng cười chê và cũng đáng khóc! Hoặc người ta sống buông thả mình cho các giác quan vui chơi thỏa thích, nốc từ bầu vú Mẹ Eva một nguồn dinh dưỡng phong phú, bấy giờ người ta trải qua bao niềm vui cao cả nhưng sống còn, không được bảo vệ để chống lại tính bấp bênh của sự đời, bấy giờ người ta như thể một cây nấm trong rừng, tat cả chói lên các sắc màu phong phu nhưng ngày mai sẽ thối rữa. Hoặc nữa người ta quay ra tự vệ, nhốt mình trong xưởng, tìm cách dựng lên một tượng đài sống chẳng bao năm: bấy giờ cần phải từ bỏ cuộc sống, người ta chỉ còn là một công cụ, quay ra phụng sự cho trường cửu nhưng ở đó hóa ra khô khan, mất đi sự tự do, niềm vui sống; đó là trường hợp thầy Niklaus.
Tuy vậy cả đời của chúng ta chỉ có một ý nghĩa khi đạt đến tiến hành đồng thời hai cuộc sống nếu như không bị phá vỡ bởi thế lưỡng nan: Sáng tạo mà không trả giá cho sư sáng tạo ấy bằng mạng sống của mình! Sống mà không vì thế từ bỏ số mệnh cao cả của người sáng tạo! Vậy có phải điều đó là không thể được?
Có lẽ có những con người có khả năng làm như thế. Có lẽ có những cặp vợ chồng và người cha trong gia đình có được diễm phúc không đánh mất cảm quan của sự thú vị. Có lẽ trong đó có những con người sống quanh  quẩn ở nhà mà trái tim không trở nên khô khan vì thiếu tự do và thiếu dấn thân vào nguy hiểm. Cậu có thể như thế. Cậu chưa thấy một ai như thế.
Người nào dường như cũng dựa vào một tính hai mặt, dựa vào các đối kháng. Người ta là đàn ông hoặc đàn bà sống nay đây mai đó, hoặc là thị dân có trí lực hoặc đa cảm; không đâu người ta tìm thấy cái nhịp điệu ấy hít vào và thở ra, người ta không thể đồng thời là đàn ông và đàn bà, hưởng thụ tự do và trật tự và sống đồng thời cuộc sống bản năng và trí tuệ. Luôn luôn phải trả giá cho cái này bằng sự mất mát cái kia, và luôn luôn cái này cũng quí báu và được mong muốn như cái kia. Phụ nữ trong lĩnh vực này có lẽ được ưu ái hơn: ở họ, bản chất đã làm nên các sự vật như vậy để cho thú vui từ nó kết trái và đứa trẻ ra đời từ tình yêu. Ở người đàn ông, đó là khát vọng vĩnh cửu về vai trò và khả năng sinh sản. Chúa trời đã sáng tạo ra tất cả. Phải chăng là độc ác và thù nghịch khi ông ta phỉ báng sự sáng tạo của bản thân, vui thú với cảnh khốn khó của chúng ta? Không đâu, trời không thể độc ác bởi vì trời đã tạo ra các con hoẵng và con nai, các con cá và con chim, rừng, hoa và các mùa. Nhưng có một vết nứt trong sự sáng tạo của Trời, cho dù sự sáng tạo ấy hỏng hoặc không hoàn chỉnh, hoặc có những cách nhìn đặc biệt lấy làm phương tiện bằng sự trống rỗng ấy, bằng khát vọng ấy trong đời sống con người, hoặc đó là mầm mống của Sự Thù Địch, tội loi nguyên lai. Nhưng tại sao niềm ham muốn hăng say ấy và khuyết tật ấy lại là tội lỗi? Chẳng phải từ những điều ấy đã sản sinh ra tất cả những gì mà con người làm nên có tính đẹp đẽ và thần thánh để dâng trả lại Chúa trời, biểu lộ lòng biết ơn của con người?
Trong các ý nghĩ u tối ấy, cậu quay mắt nhìn về thành phố, quan sát khu chợ cá, chiếc cầu, nhà thờ, tòa thị chính. Và cả tòa lâu đài, tòa giam mục đầy vẻ tự hào nay bá tước Heinrich đang ngự trị ở đó; duới các tháp, cac mái nhà ấy chạy dọc dài nơi kia là Agnès, người tình kiều diễm và vương giả của cậu, vốn dường như rất kiêu xa, nhưng lại biết quên mình và buông thả trong yêu đương. Cậu nghĩ đến ả với niềm vui tưởng nhớ lại đêm vừa qua. Để hiện thực hóa niềm hạnh phúc trong đêm ấy, để có thể phỉ nguyện người đàn bà tuyệt vời ấy, cần phải tiêu vào đó toàn bộ cuộc sống của cậu, cả sự giáo dục tạo nên bởi các phụ nữ, bởi cả hành trình nay đây mai đó và nỗi khốn cùng của cậu bởi bao đêm vượt đường trong băng tuyết, cả tình bạn bè và thân mật của cậu với các súc vật, hoa lá, cỏ cây, các dòng sông, cá, bướm. Cần phải huy động vào đó các giác quan của cậu đã mài sắc trong thú vui và hiểm nguy, trong sự thiếu thốn các niềm vui dưới mái ấm gia đình, cả thế giới các hình ảnh ấy tích tụ bao nhiêu năm ở đáy sâu tâm hồn cậu. Chừng nào đời cậu là một vườn hoa, nơi ấy nở rộ các đóa hoa thần diệu như ả Agnès, hẳn cậu không phàn nàn.
Cả ngày trên các đỉnh núi nhuốm các sắc màu mùa thu, Goldmund đi, nghỉ chân, ăn bánh mì, nghĩ đến Agnès và buổi đêm sắp đến. Trời sẩm tối, cậu về lại thành phố và đi về phía tòa lâu đài. Không khí mát dịu; các nhà lên đèn, như thể có những con mắt đỏ lặng lẽ nhìn cậu qua các cửa sổ. Cậu gặp một đám trẻ tinh nghịch vừa đi vừa hát, vác theo những cây gậy trên đầu nhọn có cắm những củ cải đã moi hết ruột được chúng khắc thành mặt người, bên trong cắm đèn bạch lạp đã thắp sáng. Đoàn vũ hội nho nhỏ ấy gây cảm giác đã sang mùa đông; Goldmund  mỉm cười, đưa mắt nhìn theo. Hồi lâu, cậu lảng vảng trước tòa lâu đài. Đoàn đại biểu nhà thờ vẫn còn ở  đó; qua cửa sổ, thấy một linh mục nhìn ra sân. Cuối cùng, cậu vào được bên trong và tìm ra chị hầu phòng Berta. Người ta  lại đưa giấu cậu trong phòng treo áo cho đến khi Agnès  xuất hiện để ân cần đưa cậu vào phòng mình. Với nét mặt xinh tươi, ả âu yếm tiếp đón cậu, trìu mến nhưng không vui. Ả rầu rĩ, ả có những mối lo, ả không yên. Cậu cố làm cho ả vui lên. Dưới các nụ hôn và các lời tình tự, dần dần ả có phần vững tâm hơn.
- Anh biết nói những lời trìu mến. - Ả tỏ ý biết ơn - Con chim của em, khi anh tỉ tê, chuyện trò âu yếm, trong cổ anh các âm thanh sâu lắng làm sao! Goldmund, em yêu anh. Ôi! Giá mà chúng ta ở xa nơi này! Em không thích ở đây nữa. Vả chăng, bước kết thúc đến gần rồi. Ngài bá tước đã được triệu về. Không lâu nữa, ông giám mục ngu ngốc sẽ trở lại đây. Hôm nay ngài bá tước bực mình. Các linh mục làm cho ông ta cáu giận. Nhất là đừng để ông ấy trông thấy anh! Anh chỉ còn một giờ để sống thôi. Em sợ cho anh lắm!
Trong ký ức của cậu, các kỷ niệm hầu như đã bị quên lãng trỗi dậy - trước đây, chẳng phải có một lần cậu nghe khúc hát ấy? Lydia trước đây đã nói với cậu như vậy, cũng với niềm âu yếm ấy, nỗi lo ấy, cũng với tình yêu ủ dột ấy. Cũng thế, đang đêm Lydia đến phòng cậu, đầy trìu mến, lo âu, e ngại và các ảo ảnh hoảng hốt dễ sợ. Tình yêu sẽ ra sao nếu không có điều bí ẩn? Tình yêu sẽ ra sao nếu không có hiểm nguy?
Nhè nhẹ cậu kéo Agnès ép sát vào với mình, vuốt ve, nắm bàn tay nàng, thầm thì rót vào tai nàng những gì mình đang thích thú, hạ xuống các làn mi của nàng. Nhận thấy nàng quá lo âu, không yên và lo lắng cho  mình, cậu cảm động và rất vui thích. Nàng tiếp nhận các cử chỉ vuốt ve của cậu với thái độ hàm ơn, thậm chí hầu như hạ mình. Nàng tình tứ ôm ghì cậu nhưng vẫn không lấy lại được niềm vui trong lòng.
Bỗng nhiên nàng giật nảy mình: ở phòng bên, có tiếng khép cửa lại và những bước chân đi nhanh về phía buồng nàng.
 - Lạy chúa! Ông ta! - ả thốt lên thất vọng. Đúng là ngài bá tước! Anh có thể lẩn đi nhanh lên qua phòng treo áo. Nhanh lên, đừng phản bội em!
Nàng liền đẩy cậu vào phòng gởi áo. Cậu đứng đó một mình, sờ soạng trong bóng tối. Ở bên kia, cậu nghe Agnès nói chuyện với lão bá tước. Cậu tìm đường thoát, đưa một bàn chân lên phía trước, cố đừng gây tiếng động. Đã gần đến cửa mơ ra hành lang, cậu tính mở sao cho thật nhẹ tay, nhưng biết là cửa ấy đã khóa ở phía ngoài, cậu càng hoảng sợ, tim đập thình thịch. Có thể là một rủi ro tai hại, ai đó đã đóng cửa ấy lại từ khi cậu đến. Nhưng cậu không tin như vậy. Cậu đã mắc bẫy, thất bại; có ai đó trông thấy cậu lẻn vào phòng. Cậu sẽ mất đầu vì chuyện này. Run sợ, đứng trong bóng tối, cậu nhớ lại lời vĩnh biệt của Agnès: “Đừng phản bội em!” Không, cậu không phản bội nàng. Tim đập như búa bổ trong lồng ngực, nhưng đã có cách xử lý, cậu yên tâm hơn. Siết chặt răng, cậu đón nhận sự thách thức.
Tất cả diễn ra trong chốc lát. Thế là từ phía bên kia, cửa mở và ngài bá tước ở phòng Agnès bước ra, tay trái cầm cây đuốc, tay phải nắm chắc chuôi một chiếc gươm tuốt trần. Cũng lúc đó, Goldmund vội vã, quơ mấy thứ trang phục và chiếc măng tô treo ở quanh cậu vắt lên cánh tay. Phải để cho người ta coi cậu là một kẻ trộm, có lẽ đó là một lối ra.
Ngài bá tước phát hiện ra cậu ngay; ông ta bước đến chầm chậm.
- Mày là ai? Làm gì ở đây? Nói ngay, không thì ta đâm!
- Tôi xin lỗi - Goldmund đáp, nhỏ giọng - tôi là một kẻ đáng thương, còn ngài thì giàu có bao nhiêu! Tôi xin trả lại tất cả những gì tôi đã lấy. Ngài thấy đó.
Cậu đặt mấy chiếc măng tô xuống nền đất.
- A! Người ăn trộm! Hy sinh đời mày cho một chiếc măng tô cũ thì chẳng khôn ngoan gì. Mày có phải là thị dân ở đây không?
- Thưa ngài, không, tôi là kẻ không nhà, một con người đáng thương. Xin ngài mở lượng khoan hồng!
- Đủ rồi! Ta muốn biết có phải mày trơ tráo đến mức muốn quấy nhiễu phu nhân? Nhưng bởi là đằng nào mày cũng bị treo cổ, ta chẳng cần tra vấn làm gì. Tội ăn trộm cũng đủ rồi.
Ngài bá tước đập cửa ầm ầm và gọi:
- Có ai đó không? mở cửa ra.
Người ta mở cửa ở phía ngoài, ba người cầm vũ khí đứng đó, gươm tuốt trần - Trói hắn lại. - Ngài bá tước thét, nghiến răng đầy khinh bỉ và kiêu căng. - Đây là một tên du thủ du thực đến đây để ăn trộm. Sáng mai, cho tên vô lại này lên giá treo cổ.
Người ta trói chặt hai tay, cậu không phản kháng. Cứ thế người ta kéo cậu đi quanh hành lang và xuống bậc cấp ra sân, một gia nhân đi trước cầm cây đuốc. Họ dừng lại trước cửa một căn hầm hình tròn vây bọc bởi những cọc thép. Không tìm ra chìa khóa, họ cãi nhau, gây nhau… Một người cầm vũ khí nắm lấy cây đuốc, kẻ gia nhân kia đi lấy chìa khóa. Họ đứng đó, ba người có vũ trang, tù nhân bị trói, cùng chờ trước cửa. Tò mò, tên cầm đuốc đưa ánh lửa soi vào mặt kẻ bị bắt. Lúc ấy hai trong số các linh mục đi qua đây. Trong lâu đài, nhiều tu sĩ đang có mặt, mới từ nhà thờ riêng trở về, đứng thành từng nhóm. Cả hai vị linh mục quan tâm theo dõi quang cảnh đêm ấy; ba người có vũ trang một kẻ bị trói cùng đứng chờ.
Goldmund không để ý đến các linh mục cũng không nhìn mấy người bảo vệ. Cậu chỉ trông thấy ánh lửa nhảy nhót gần sát mặt mình và làm cho cậu tối mắt. Và phía sau ánh lửa, trong đêm hãi hùng, cậu phát hiện thấy có cái gì đó không hình dạng, bao la, khủng khiếp: bờ vực sâu, sự kết thúc, cái chết. Mắt nhìn đăm đăm, cậu đứng lặng, không thấy, không nghe gì. Một trong các vị linh mục nói gì đó với mấy người bảo vệ, nhỏ giọng nhưng sôi nổi. Khi người ta báo đó là một kẻ trộm rồi sẽ chết, vị linh mục hỏi:
- Vậy  anh ta đã gặp ai nhận nghe xưng tội chưa?
- Thưa chưa, hắn vừa mới bị bắt quả tang - người cầm đuốc đáp.
- Vậy thì trước lễ nhà thờ lần đầu, sáng sớm mai cha sẽ đến làm lễ thánh cho y và nghe y xưng tội. Các con cha sẽ đến bảo đảm với cha là y sẽ không đem xử trước. Chiều nay cha sẽ nói chuyện này với ngài bá tước. Người này đã cố sức vô ích làm một kẻ trộm. Như mọi con chiên, không vì thế mà y mất quyền được một linh mục nghe xưng tội và làm lễ thánh.
Mấy người bảo vệ không dám nói chi. Họ biết vị chức sắc nhà thờ trong đoàn đại biểu và họ đã gặp cha nhiều bận ở các bữa chiêu đãi của ngài bá tước. Vậy thì không có lý gì không để cho kẻ lang thang hèn mọn ấy không được xưng tội?
Các vị linh mục rời khỏi nơi ấy. Goldmund  vẫn đang bị chói mắt, không trông thấy gì. Cuối cùng, người đầy tớ đưa chìa khóa đến và mở cửa. Người từ được đưa vào một căn hầm có mái vòm. Cậu bước xuống khôngvững chân lảo đảo trên mấy bậc cấp. Ở đây có mấy chiếc ghế đẩu và một cái bàn, là đường vào hầm rượu vang. Người ta mang đến một chiếc ghế tựa cho cậu ngồi xuống.
- Ngày mai, sáng sớm, một vị linh mục sẽ đến đây và mày có thể xưng tội. - một tay bảo vệ dặn. Sau đó họ khóa chu đáo cánh cửa sắt và bỏ đi.
- Anh bạn, để cho tôi chút ánh sáng. Goldmund  yêu cầu.
- Không được đâu chú em, mày có thể làm bậy với lửa củi. Không có ánh sáng vẫn được. Nên biết điều và chịu kiên nhẫn. Vả lại, cây đuốc chẳng còn cháy được bao lâu. Chúc ngủ ngon.
Cậu ngồi trên chiếc ghế trong bóng tối, kê đầu lên bàn. Dây trói hai cổ tay và tư thế ngồi làm cho cậu đau đớn, tuy vậy mãi lâu sau cậu mới nhận thấy. Ban đầu, cậu tựa đầu lên bàn như thể kê một chiếc thớt, trên thực tế sẵn sàng làm những gì lúc này buộc phải tự áp đặt: Xử lý tình huống không sao tránh khỏi được và cam chịu chấp nhận cái chết.
Cậu tựa như vậy, còng lưng đến khốn khổ chưa biết đến tận bao giờ, chiều theo số mệnh, ý thức rõ việc cậu phải chịu đựng. Mới tối; đêm nay rồi sẽ qua, và cũng sẽ đem đến cho cậu sự kết thúc, kết cuộc đời mình. Cậu cần phải cố hiểu điều đó. Qua sáng mai, cậu không còn sống nữa, cậu sẽ bị treo cổ, để cho chim chóc đến đậu, cắm mỏ mổ vào da thịt. Cậu sẽ chuyển sang trạng thái như thầy Niklaus đã trải qua với cái chết kiệt sức, Lene bị thiêu cháy trong lều, và tất cả những người khác như cậu đã thấy họ nằm trong các ngôi nhà vắng người và trên các xe nhặt xác chết hỗn độn. Không dễ gì với ý nghĩ ấy và để cho nó thấm vào gan ruột. Quả thật không thể khác. Có bao nhiêu việc, bao nhiêu người mà nay cậu bị tách biệt, và không thể chia tay. Những giờ còn lại đêm nay, cậu được trao cho chừng ấy để thanh toán nốt.
Cậu cần phải từ biệt người đẹp Agnès: Không còn trông thấy nữa bóng dáng cao ráo, mái tóc lấp lánh ánh mặt trời, đôi mắt xanh lạnh lùng của nàng, cung cách nàng lẩn tránh, run run và kiêu sa; không bao giờ còn được gần gũi, âu yếm nữa, làn da đầy hương sắc ấy. Vĩnh biệt cặp mắt xanh! Vĩnh biệt cái miệng ướt và phập phồng! Vậy mà cậu còn mong hôn nàng nhiều bận nữa! Mới chiều nay trên các ngọn đồi, trong ánh nắng muộn cuối mùa, cậu đã nghĩ đến nàng rất nhiều, cậu đã là của nàng và yêu thích nàng bao nhiêu! Nhưng còn phải từ biệt các ngọn đồi, mặt trời, bầu trời xanh và các áng mây trắng, cây cỏ và các khu rừng, cuộc sống nay đây mai đó, sự nối tiếp ngày lại ngày, mùa này sang mùa khác. Thổn thức, cậu buông xuôi theo làn sóng tuyệt vọng ấy; nước mắt giàn giụa, cậu để cho nỗi đau mênh mông của mình hành hạ. “Các thung lũng, các ngọn núi rợp bóng, các dòng suối bên bìa rừng cây tống quán sủi, các cô gái, các đêm đứng trên cầu dưới ánh trăng, những cảnh quan tươi đẹp và hớn hở ở đó đây trên trần thế, làm sao, làm sao ta có thể rời bỏ được!” Trong các ý nghĩ ấy, rã rời, cậu khóc như một đức trẻ không sao có thể dỗ dành được. Và từ cõi lòng khốn quẫn cùng cực, một hơi thở, một lời than vãn bật ra: “Ôi mẹ, mẹ ơi!”.
Bởi câu nói lên lời thần diệu ấy, một ảo ảnh đáp lại với cậu từ nơi sâu thẳm của ký ức cậu, gương mặt của Mẹ. Không phải là bóng dáng từ các tư duy và mộng mơ nghệ sĩ của cậu, mà chính là diện mạo của thân mẫu cậu, sống động và thanh tú như cậu chưa thấy lại nữa từ hôm ở tu viện. Với mẹ, cậu gởi gắm lời than vãn; trước mặt mẹ, cậu để nước mắt chảy tràn từ nỗi đau không sao chịu được bởi đang đối diện với cái chết không thể tránh khỏi; cậu phó thác mình cho mẹ; và cậu dâng hiến mẹ rừng cây, mặt trời, đôi mắt, hai tay, cả hình hài và mạng sống của cậu. Tất cả, cậu đặt vào lòng hai bàn tay mẹ.
Trong suối lệ ấy, cậu ngủ thiếp đi. Giấc ngủ và trạng thái kiệt sức tiếp nhận cậu trong những cánh tay âu yếm. Một giờ, hai giờ trôi qua, cậu ngủ, bứt ra khỏi nỗi lòng cùng quẫn.
Thức giấc cậu đau khủng khiếp hai cổ tay bị trói chặt đau rát; cảm giác đau buốt truyền lan nhức nhối ở sống lưng, ở gáy. Rất khó khăn, cậu trở mình, đỡ tựa lưng lên cao hơn; hồi tĩnh lại, ý thức rõ về tình thế cậu đang mắc phải. Chung quanh, hoàn toàn là bóng tối. Cậu không biết mình đã ngủ được bao lâu; không biết mình còn sống được bao nhiêu giờ nữa! Có lẽ người ta sắp đến đây và đưa cậu đi chết. Bấy giờ cậu nhớ lại người ta có hứa một linh mục sẽ đến. Cậu không nghĩ là thủ tục làm lễ thánh ấy có thể đem lại cho cậu sự cứu vãn thực sự. Cậu không biết là sự xá tội có thể đưa cậu lên thiên đàng không. Cau không biết có trời, có chúa, có cha không, cũng như có chăng sự phán xét, có chăng cõi vĩnh hằng? Lâu rồi, cau đã đánh mất các tín điều  ấy.
Nhưng có hay không một cõi vĩnh hằng, cậu cũng chẳng quan tâm; cậu chỉ ước vọng ở cuộc sống mong manh và phù du này, mong được thở, được tồn tại trong lớp da bọc người mình, cậu chỉ muốn sống. Điên loạn vì cùng quẫn, cậu đứng lên, bước đi chập choạng đến bờ tường, tựa lưng vào đó và thử suy nghĩ. Dù sao cũng có được một cơ may! Có cơ may này là ở vị linh mục mà chắc hẳn cậu có thể thuyết phục về sự vô tội của mình, và cha sẽ can thiệp hoặc giúp đỡ cậu nhận án treo hoặc trốn thoát? Cậu không ngớt trở đi trở lại mải miết trong các ý nghĩ ấy. Cho dù không được gì, cậu cũng không muốn thất vọng, chưa hẳn cậu đã thua cuộc. Vậy cậu sẽ bắt đầu thử tranh thủ vị linh mục ủng hộ mình, bằng mọi cách cố tình lôi kéo cha, khơi dậy nhiệt tình, thuyết phục, làm cho cha cảm động. Vị linh mục là con bài tốt cho cuộc chơi của cậu, những gì còn lại chỉ là mơ mộng. Tuy vậy có những điều ngẫu nhiên, tiền định, kẻ hành hình có thể đau bụng, giá treo cổ có thể gãy đổ, một khả năng trốn thoát trở nên hiện hữu mà không biết trước được. Dù sao, Goldmund  cũng không muốn chết, cậu đã thử đặt mình vào số phận ấy nhưng vô ích, thử chấp nhận nhưng không  kết quả. Vậy là cậu quyết tự vệ, đấu tranh đến cùng. Cậu sẽ quèo chân người bảo vệ, nhảy xổ vào kẻ hành hình, quật ngã hằn xuống đất, bảo vệ mạng sống của mình cho đến giây phút cuối cùng, giọt máu cuối cùng. “Ôi! Giá như có thể lôi kéo vị linh mục mở trói cho, tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi!”.
Đồng thời, bất chấp đau đớn, cậu thử tháo lỏng dây trói bằng hai hàm răng. Với một cố gắng ghê gớm, trong một quãng thời gian tưởng như dài vô tận cậu cũng tạo được cho mình cái cảm giác dây trói có phần nới lỏng. Trong đêm tối tù ngục, cậu thở hổn hển, hai cánh tay và bàn tay sưng húp làm cho cậu đau đớn đến cùng cực. Lấy lại hơi thở, cậu quờ quạng dọc bức tường, dò dẫm từng bước trong ngách hầm ẩm ướt với hy vọng tìm ra một nơi có cảnh sắc. Bấy giờ cậu nhớ lại các bậc cấp dưới chân mình trong các bước đi loạng choạng vào nhà ngục. Cậu tìm và tìm được. Quì gối, cậu thử mài sơi dây vào gờ bậc đá, mải đưa hai cổ tay mình cà lên cạnh phiến đá, thật khó khăn, cả người cậu đau điếng tê dại.
Cậu cảm thấy máu ra, nhưng sợi dây vẫn không suy suyển. Bấy giờ qua kẽ hở dưới ngưỡng cửa, một tia sáng ban mai mỏmg manh lọt vào. Thế là hết! Sợi dây đã sờn; cậu có thể cởi ra, hai bàn tay đã được tự do! Nhưng sau đó, vất vả lắm cậu mới động đậy được mấy ngón tay, hai bàn tay sưng phù và mất cảm giác, cả hai cánh tay co quắp, tê cứng đến tận bả vai. Phải tập cử động cho máu lưu thông. Bởi vì bây giờ cậu có một kế hoạch khả dĩ tốt.
Nếu không đạt kết quả nhờ vào sự giúp đỡ của vị linh mục, trong trường hợp người ta để chỉ có cậu với ông ấy, dù chỉ trong khoảnh khắc, cậu sẽ phải giết chết ông ta. Với chiếc ghế trong tay, cậu sẽ làm được theo ý muốn. Bóp cổ ông ta ư? Cậu không thể làm được; hai bàn tay, hai cánh tay không còn đủ sức lực nữa. Vậy thì đập chết ông ta, rồi nhanh chóng mặc bộ trang phục linh mục và cứ thế, lặng lẽ đi ra. Cậu phải chạy, chạy ra khỏi tòa lâu đài trước khi những người khác phát hiện thấy xac vị linh mục bị đập chết. Em Marie sẽ để cậu vào nhà và che dấu cậu. Nghĩ thử xem, cậu thấy có thể làm được.
Chưa bao giờ trong đời mình, Goldmund quan sát, chờ đợi, mong muốn tha thiết nhưng cũng lo sợ buổi bình minh như vào giờ này. Run vì mất kiên nhẫn trước quyết định của mình, cậu theo dõi với đôi mắt của người thợ săn tia sáng mỏng qua khe hở cứ từ từ, từ từ lộ rõ hơn. Bước lại gần bàn, cậu tập ngồi lên chiếc ghế đẩu, đặt hai tay giữa đầu gối để cho người ta khỏi thấy ngay cậu đã tự cởi trói. Từ lúc hai bàn tay được tự do, cậu không còn lo về cái chết gần kề nữa. Cậu quyết thoát thân cho dù cả thế giới này có tan ra từng mảnh. Cậu quyết giữ mạng sống của mình với mọi giá. Mũi cậu thở phập phồng vì khao khát tự do và sự sống. Và có lẽ biết đâu, từ bên ngoài có người giúp đỡ cậu. Agnès là một phụ nữ, sức mạnh của nàng chẳng bao nhiêu; chắc hẳn lòng can đảm của nàng cũng vậy, có thể nàng bỏ mặc cậu. Nhưng nàng yêu cậu; dù sao có lẽ nàng cũng có thể làm gì đó. Có lẽ chị hầu phòng Berta đang lởn vởn ở bên ngoài; biết đâu chẳng có cả bác giám mã, người nàng có thể tin cậy? Và nếu không có ai đến, không ai làm ám hiệu với cậu, cậu sẽ thi hành kế hoạch của mình. Nếu thất bại, cậu vác ghế phang vào bọn bảo vệ, hai chiếc, ba chiếc, chừng nào còn làm nổi. Cậu biết, bản thân mình có được một ưu thế ở đôi mắt cậu đã quen với bóng đêm trong căn hầm tối tăm; bây giờ dưới ánh sáng mờ mờ ban mai, cậu đoán nhận được các hình dạng và các cỡ to nhỏ, trong khi những người khác mới bước vào đây đều như mù.
Ngồi thu mình trước chiếc bàn, bồn chồn, cậu suy nghĩ trước những gì sẽ nói với vị linh mục để tranh thủ cha đứng về phía mình, bởi lẽ trước tiên cần phải bắt đầu từ đó. Đồng thời với cả niềm ước mong của mình cậu quan sát sự tỏ dần của tia sáng le lói qua khe cửa. Vài giờ trước đây  còn lo sợ là thế mà lúc này cậu thấy sao rạo rực với các ước muốn của mình; chờ đợi sốt ruột, cậu thấy khó có thể chịu đựng lâu hơn. Vả lại sức lực, khả năng chú ý, quả quyết và tỉnh táo của cậu chỉ có suy giảm dần. Mong sao họ đến sớm, người bảo vệ và vị linh mục, trong khi mọi chuyện đã sẵn sàng và cả ý chí  căng thẳng này hướng tới sự cứu thoát còn đang nguyên vẹn.
Cuối cùng thì bên ngoài người ta cũng đã thức dậy, kẻ thù đang đến gần. Các bước chân vang dội trên nền sàn cát đá; chìa tra vào ổ khóa quay vòng nghe rổn rảng. Sau cái im phăng phắc của sự chết chóc, các tiếng động ấy vang như sấm.
Rồi cánh cửa sắt nặng nề mở hé, rít lên ở  các bản lề. Không một ai tháp tùng, không có các bảo vệ theo sau, vị linh mục một mình bước vào. Chỉ một mình, cha lại gần, cầm cây đèn trên tay có hai ngọn nến tỏa sáng. Mọi sự vật vậy là diễn ra khác hẳn với người tử tù đã có thể tưởng tượng.
Ôi, lạ lùng và xúc động làm sao! Vị linh mục đứng đó, phía sau có những bàn tay vô hình khép cánh cửa lại; ông mặc chiếc áo tu sĩ dòng ở Mariabronn, bộ trang phục trông dễ nhận và quá quen thân, như trước đây tu viện trưởng Daniel, cha Anselme, cha Martin từng mặc.
Nhác thấy, tưởng như có một lưỡi dao bỗng đâm vào tim mình, cậu phải quay mặt. Bộ trang phục ấy xuất hiện có the là điều lành, có thể là dấu hiệu tốt. Nhưng dù sao ngoài cái chết, có lẽ không có lối thoát nào khác. Cậu nghiến răng. Giết nhưng anh em này quả là tàn nhẫn!