CHƯƠNG 24
GIẾT NGUỜI TRỞ THÀNH THÓI QUEN

    
ối hôm đó, chúng tôi đều về phòng sớm. Lúc ăn tối, cô Johnson có thái độ bình thường. Tuy nhiên đôi mắt cô nhớn nhác, và một, hai lần người khác hỏi gì cô cũng ngơ ngơ ngác ngác như không nghe hiểu.
Bữa ăn diễn ra buồn tẻ. Các bạn sẽ bảo điều ấy là lẽ dĩ nhiên, vì là, ngày đưa tang vợ thủ trưởng. Dù sao, tôi vẫn thấy có gì khang khác.
Trước đây, các bữa ăn tương đối yên lặng và không hoàn toàn thoải mái, song dù sao cũng có bầu không khí thân ái. Ai nấy đều vui vẻ với ông Leidner và cảm thấy có tình đoàn kết gắn bó mọi người với nhau, vì họ đều cùng chung công việc.
Còn tối đó làm tôi nhớ đến bữa ăn đầu tiên tôi mới tới: bà Mercado nhìn tôi chòng chọc, và không khí nặng nề đe dọa trùm lên tất cả. Hôm nay, y như vậy: tất cả đều nóng nảy, dễ cáu bẳn. Giả thử có ai đánh rơi cái thìa xuống đất, tôi chắc thế nào cũng có người kêu thét.
Như đã nói, chúng tôi chia tay nhau, về phòng sớm. Tôi lên giường ngay. Những lời cuối cùng tôi nghe là tiếng bà Mercado chúc cô Johnson ngủ ngon, ngay trước cửa phòng tôi.
Quá mệt mới vì những xúc động trong ngày và nhất là cái thí nghiệm vớ vẩn "nhập hồn" trong phòng bà Leidner, tôi ngủ một mạch mấy tiếng đồng hồ liền.
Lúc giật mình tỉnh dậy, tôi có cảm giác lại sắp có tai họa. Có tiếng động gì đã làm tôi thức giấc, và ngồi nhổm dậy lắng tai, lại nghe tiếng nữa.
Một tiếng rên dài đau đớn.
Lập tức, tôi châm nến, nhảy khỏi giường. Tôi cầm theo một đèn pin bỏ túi, phòng nến tắt. Tôi đi ra cửa phòng nghe ngóng. Tiếng rên không xa. Nó phát từ phòng giáp phòng tôi... phòng cô Johnson.
Tôi chạy vội sang. Cô Johnson nằm trên giường, co quắp vì đau đớn. Tôi đặt cây nến và cúi xuống. Môi cô mấp máy muốn nói, nhưng chỉ thốt ra tiếng khàn khàn. Bây giờ tôi mới nhìn thấy hai bên mép và da cằm cô xám xịt, bị cháy xém.
Dưới sàn, một cái cốc nằm lăn lốc, chắc từ tay cô rớt xuống làm tấm thảm vấy một màu đỏ tươi. Tôi nhặt cốc, đưa ngón tay sờ tới đáy, và phải kêu lên và rụt ngay tay lại. Sau đó tôi khám bên trong miệng nạn nhân.
Rõ ràng là, không biết bằng cách nào, cô đã uống một liều axít mạnh.
Tôi chạy đi gọi giáo sư Leidner. Ông đánh thức mọi người, và chúng tôi hết sức lo lắng cứu chữa người bị nạn. Nhưng ngay từ đầu tôi đã hiểu là mọi phương sách đều vô ích. Chúng tôi cho cô uống thuốc tẩy, rồi để giảm cho cô sự đau đớn, tôi tiêm một ống moóc-phin.
David Emmott chạy đi Hassanich tìm bác sĩ Reilly, nhưng bác sĩ chưa kịp tới, thì tử thần đã làm xong trách nhiệm.
Tôi khỏi phải mô tả chi tiết cái cảnh đau đớn này. Đầu độc bằng một liều mạnh axit clorydric (mổ tử thi chứng minh đúng là chất độc này) gây ra một trong những cách chết khủng khiếp nhất.
Khi tôi cúi xuống để tiêm moóc-phin, cô Johnson cố mở miệng một cách tuyệt vọng để nói. Tiếng thều thào thốt ra từ đôi môi xám xịt:
- Cửa sổ, cô ý tá… cửa sổ…
Cô không nói hơn nữa, và lăn ra bất tỉnh.
Đêm hôm đó sẽ ghi mãi vào trong trí nhớ tôi: bác sĩ Reilly, rồi đại úy Maitland tới; cuối cùng, rạng sáng, Hercule Poirot xuất hiện.
Poirot ân cần cầm tay tôi đưa về phòng ăn, bắt tôi ngồi xuống và uống một chén trà đặc.
- Thế... Tốt hơn rồi. Cô đã mệt lả - ông nói và tôi òa khóc.
- Thật kinh hoàng - tôi nức nở - Một cơn ác mộng... Đôi mắt cô... Ôi! Ông Poirot... đôi mắt...
Poirot dịu dàng vỗ vai tôi:
- Thôi, thôi nào... đừng nghĩ gì nữa. Cô đã làm tròn trách nhiệm.
- Axit clorydric nồng độ cao. Hẳn là ở đây dùng chất ấy để cạo sạch đồ gấm.
- Phải. Cô Johnson đã uống trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Trừ khi cô cố tình.
- Ôi, ông Poirot! Không thể có chuyện ấy!
- Mọi việc đều có thể xảy ra. Cô nghĩ thế nào?
Tôi scute;ng và món trứng rán cũng làm mọi người hồi phục phần nào. Giáo sư Leidner nhấp chút cà phê và ít bánh. Mặt ông xám màu tro, thể hiện sự khổ đau cùng cực.
Sau bữa ăn sớm, đại úy Maitland lần lượt hỏi mọi người.
Tôi nói là nghe tiếng động nên thức dậy và chạy sang phòng cô Johnson.
- Và cô nói thấy một cái cốc lăn dưới đất?
- Vâng, chắc uống xong thì cô buông rơi.
- Cốc có vỡ không?
- Không, nó lăn theo chiếc vải trải giường. Tôi nhặt lên, đặt trên bàn.
- Cám ơn cô đã cung cấp chi tiết. Chúng tôi chỉ tìm thấy hai loại vân tay, một rõ ràng của cô Johnson, và một của cô.
Ông yêu cầu tôi khai tiếp.
Tôi tả tỉ mỉ những việc đã làm với cô Johnson, đưa mắt nhìn bác sĩ Reilly. Bác sĩ gật đầu:
- Trường hợp ấy, cô làm những việc đó là đúng.
Lời bác sĩ Reilly làm tôi thanh thản, mặc dù trước đó tôi nghĩ đã không bỏ sót việc gì có thể làm để cứu cô Johnson.
- Lúc bấy giờ cô có biết cô ấy uống gì? - đại úy hỏi tôi.
- Không... nhưng tôi biết ngay đó là một chất axit mạnh.
Đại úy nghiêm trang hói:
- Cô có cho là cô Johnson đã chủ động uống?
- Ồ! Không! Không đời nào tôi thoáng có ý nghĩ ấy.
Không hiểu tại sao tôi dám khẳng định vậy. Có thể tôi đã bị câu nói của ông Poirot ảnh hưởng: "Giết người trở thành thói quen". Hơn nữa, không ai lại chọn kết liễu cuộc đời bằng cái chết đau đớn thế.
Tôi nói ý nghĩ đó với đại úy, và đại úy tỏ vẻ tán thành:
- Thật vậy, thường không ai chọn cách chết ấy, trừ khi trong lúc tuyệt vọng, trong tay không có cách nào khác.
- Cô ấy tuyệt vọng đến mức ấy sao? - tôi hỏi.
Bà Mercado cho là như thế. Bà ấy nói tối qua, cô Johnson rất bối rối đến mức không buồn trả lời ai gợi chuyện. Bà Mercado khẳng định cô ấy đã bị những ý nghĩ đen tối ám ảnh, và đã nghĩ đến chuyện tự vẫn từ lúc đó.
- Không, tôi không tin chút nào! - tôi kiên quyết bác bỏ.
- A! Cái bà Mercado! Thật độc mồm độc miệng.
- Vậy, quan điểm của cô thế nào.
- Cô ấy bị người ta đầu độc!
Đại úy hỏi câu tiếp theo bằng giọng nghiêm nghị như hỏi người dưới quyền.
- Vì sao cô tin như vậy?
- Tôi không thấy lý do nào khác.
- Đó chỉ là ý kiến cá nhân của cô. Tại sao phải thủ tiêu cô ấy? Tôi không thấy động cơ nào...
- Xin lỗi. Có động cơ. Cô Johnson đã vén một góc màn bí mật.
- Cô ấy đã phát hiện điều gì?
Tôi nhắc lại, từng lời một, câu chuyện trên sân thượng.
- Cô ấy không chịu nói rõ hơn?
- Có, nhưng cô nói để còn suy nghĩ.
- Cô ấy có vẻ xao xuyến?
- Có.
- “Có một cách đột nhập từ ngoài vào” - đại úy cau mày nhắc lại - Cô ấy định nói gì nhỉ?
- Không biết. Tôi cũng đã nghĩ nát óc.
- Còn ông, ông Poirot, ông nghĩ sao? - đại úy hỏi.
Poirot đáp:
- Ông thấy đấy, đó là một động cơ rất thuyết phục.
- Đủ để giết một người?
- Đủ để giết một người.
Đại úy Maitland càng chau mày dữ:
- Trước khi chết cô ấy nói được gì?
- Có. Cô lắp bắp được ba từ.
- Những từ gì?
- “Cái cửa sổ”.
- “Cái cửa sổ”? - đại úy Maitland nhắc lại - Và cô có hiểu cô ấy muốn nói gì?
Tôi lắc đầu.
- Trong phòng ngủ cô ấy có bao nhiêu cửa sổ?
- Chỉ có một.
- Nhìn ra sân?
- Phải.
- Cửa mở hay đóng? Nếu tôi nhớ không nhầm, thì cửa mở. Nhưng có thể một người nào đó đã mở ra?
- Không, nó luôn luôn mở. Tôi tự hỏi...
Tôi ngừng bặt.
- Cô nói tiếp đi!
- Tôi đã xem xét của sổ, không có gì bất thường. Tôi tự hỏi có sự đánh tráo cốc qua cái cửa này chăng.
- Đánh tráo cốc?
- Vâng. Cô Johnson có thói quen để sẵn cốc nước để dùng ban đêm. Có người đã lấy cốc đi, thay bằng cốc axit clorydric.
- Ông nghĩ sao, bác sĩ Reilly?
- Nếu là giết người, hung thủ chắc sẽ làm cách ấy. Nếu tỉnh, không ai ống thuốc độc thay nước. Nhưng nếu có thói quen uống nước lúc nửa đêm, người ta đưa tay ra như máy, vớ cái cốc ở chỗ đã để sẵn, rồi trong lúc ngái ngủ, có thể uống kha khá mới kịp nhận ra sự nhầm lẫn tai hại.
Đại úy Maitland suy nghĩ một lát.
- Tôi sẽ quay lại để xem cái cửa sổ. Nó cách đầu giường bao xa?
- Với tay ra thì tới chiếc bàn nhỏ kê đầu giường.
- Và cốc nước đặt trên bàn ấy?
- Phải.
- Cửa ra vào có khóa không?
- Không.
- Nếu vậy, muốn đánh tráo, có thể đi thẳng vào phòng.
- Tất nhiên.
- Nhưng như thế sẽ nguy hiểm hơn - bác sĩ Reilly nói - Người dù ngủ say vẫn có thể bất thần thức dậy. Thò tay qua cửa sổ để đánh tráo, vẫn an toàn hơn.
- Tôi không chỉ nghĩ riêng cái cốc... - đại úy Maitland nói lơ mơ.
Rồi ông như bừng tỉnh, lại hỏi:
- Theo cô, cô Johnson biết mình sắp chết, đã cố nói để cô biết là có người đã đánh tráo cốc axít thay cốc nước qua của sổ mở? Nhưng theo tôi, cô ấy phải nói ra tên thủ phạm thì mới đúng...
- Có thể cô không nhận ra người đánh tráo là ai - tôi nói.
- Hoặc cô ấy phải nói hôm trước đã phát hiện cái gì.
Bác sĩ Reilly chen vào:
- Lúc thập tử nhất sinh rồi, con người đâu có nhớ ra thứ tự các vấn đề cần nói. Một bàn tay thò qua cửa sổ, đó có thể là hình ảnh in hằn vào trí óc vào giờ phút cuối cùng của người đó. Cô Johnson cho điều đó là quan trọng nhất, cần thông báo. Theo tôi, như thế là đúng: vấn đề đó có tầm quan trọng đặc biệt, cô ấy không muốn để bị hiểu nhầm là mình tự tử. Nếu nói được bình thường, hẳn cô ấy sẽ nói như sau: "Tôi không tự tử. Có kẻ đã đặt chất độc gần giường qua cửa sổ”.
Đại úy Maitland không đáp, gõ tay lên bàn, rồi nói:
- Có hai cách giải thích cái chết này: tự tử, hay bị giết. Cách nào là khả năng hơn cả, thưa giáo sư.
Sau vài giây suy nghĩ, ông Leidner đáp, giọng bình tĩnh, dứt khoát:
- Bị giết. Anne Johnson không phải người tự hủy hoại đời mình.
- Không phải... Nhưng đó là trong hoàn cảnh bình thường. Trong những trường hợp nào đó, tự tử lại là một lối thoát thuận tiện - đại úy vặn vẹo.
- Ông nói rõ xem nào.
Đại úy cúi xuống nhặt một cái gói mà tôi thấy ông đặt dưới chân ghế từ nãy, ông bê nó đặt lên bàn, có vẻ khá nặng.
- Mọi người chưa biết gói này là cái gì, chắc thế. Tôi tìm thấy nó trong gầm giường cô Johnson.
Ông mở gói, để lộ ra một cái thớt cối xay.
Vật này với chúng tôi chẳng có gì lạ. Đoàn khai quật đã đào được hơn chục cái như thế.
Nhưng trên cái thớt này có một vết sẫm và mấy sợi tóc dính vào. Đại úy nói:
- Vết này là vết gì, bác sĩ Reilly sẽ cho ta rõ sau. Nhưng với tôi, không nghi ngờ gì nữa: Cái thớt bằng đá này là hung khí đã giết bà Leidner.