Chương 19

    
Ó LÀ NĂM 1963. Kỷ Nguyên Vũ Trụ, như người ta vẫn gọi. Một người đã bay vòng quanh trái đất trên một con tàu. Người ta đã sáng chế ra một loại thuổc, nhờ vậy những phụ nữ đã kết hôn có thể tránh phải mang thai. Một lon bia có thể được mớ ra chỉ bằng một ngón tay thay vì dùng dụng cụ mở hộp. Vậy mà ngôi nhà của bố mẹ vẫn nóng cháy mỡ như hồi năm 1899, năm cụ tổ xây nó lên.
“Mẹ, đi mà,” tôi van vỉ, “bao giờ nhà mình mới có máy điều hòa?”
“Bao lâu nay nhà ta vẫn sống đấy thôi, có cần đến máy điều hòa đâu, mà mẹ cũng chng có ý định gắn cái đống bùng nhùng chướng mắt đấy lên cửa sổ làm gì.”
Và cứ thế, tháng Bảy trôi đi, tôi buộc phải di cư từ phòng ngủ tầng áp mái xuống chiếc giường nhỏ đặt dưới gian hiên bao cửa lưới ở mặt sau nhà. Hồi chúng tôi còn bé, vào ma hè, Constantinetừng ngủ ngoài này với anh Carlton và tôi khi bố mẹ đi dự các đám cưới ở tỉnh xa. Constantine mặc bộ áo ngủ kiểu cổ lỗ sĩ che kín mít từ cằm xuống từng ngón chân, dù rằng ăn vận kiểu đó chỉ có nước chết ngốt. Bác thường hát ru hai anh em ngủ. Giọng hát của bác ấy đẹp quá, tôi thật không hiểu, vì bác ấy chưa từng trải qua một trường lớp nào cả. Mẹ luôn bảo tôi rằng người ta chẳng thể học nổi cái gì ra hồn nếu không được dạy d tử tế. Cứ như một giấc mơ không có thực vậy, mới đó bác ấy còn ở đây, ngay trên hiên nhà này, mà giờ đã biến mất. Và chẳng ai chịu nói cho tôi biết tí thông tin gì. Tôi chẳng biết mình còn được gặp lại bác ấy không.
Bên cạnh giường, chiếc máy đánh chữ của tôi ngự trên cái bàn giặt tráng men trắng. Dưới gầm là cái túi đỏ. Tôi cầm chiếc khăn mùi soa của bố lau trán, xoa nước muối đá lên cổ tay. Ngay cả ở hiên sau, chiếc nhiệt kế của Công ty gỗ Avery vẫn leo từ 31,5 qua 35,5 rồi chễm chệ ở con số 37,8. Cũng may Stuart không ghé qua trong ngày, khi cái nóng đang hồi khủng khiếp nhất.
Tôi nhìn cái máy chữ chòng chọc, tôi chẳng có gì để làm, cũng không còn gì để viết. Chuyện của Minny đã kết thúc và được đánh máy xong xuôi. Cảm giác này thật khổ sở. Hai tuần trước, Aibileen cho tôi biết có thể Yule May, người giúp việc của Hilly, sẽ giúp chúng tôi, rằng qua mỗi lần Aibileen nói chuyện, cô ấy lại tỏ ra hào hứng hơn. Nhưng sau vụ ám sát Medgar Evers và rất nhiều người da màu bị cảnh sát bắt giữ, đánh đập, tôi nghĩ chắc bây giờ cô ấy đang sợ hãi lắm.
Hay tôi nên qua nhà Hilly và chủ động hỏi Yule May. Nhưng không, Aibileen nói đúng, có thể tôi sẽ càng khiến cô ấy e sợ hơn và đánh mất mọi cơ hội chúng tôi có.
Bên dưới nhà, lũ chó ngáp ngắn ngáp dài rồi rên ư ử trong tiết trời oi bức. Một con chợt ngỏng cổ lên sủa vài tiếng lấy lệ khi thấy năm người da màu làm công cho bố ngồi trên thùng xe tải bon bon chạy vào. Họ lũ lượt nhảy xuống từ đằng cửa sau, khiến từng đám bụi tung lên mù mịt. Họ đứng đó một lúc, mặt ngẩn ra, đờ đẫn. Người đốc công cầm miếng vải đỏ chùi khắp trán, môi, cổ. Trời nóng như thiêu như đốt, tôi không hiểu sao họ có thể phơi mình dưới cái nắng khốc liệt như thế.
Một cơn gió hiếm hoi thổi tới, tờ tạp chí Life của tôi khẽ bay lật phật. Audrey Hepburn mỉm cười trên trang bìa, trên môi không vương một giọt mồ hồi nào. Tôi nhặt nó lên và lướt ngón tay trên những trang báo nhăn nheo, giở sang câu chuyện về một nữ phi hành gia Xô Viết. Tôi đã biết trước có gì ở trang tiếp theo. Đằng sau khuôn mặt cô là một tấm hình chụp Carl Roberts, một giáo viên da màu ở Pelahatchie, cách đây khoảng bốn chục dặm. “Tháng Tư vừa qua, Carl Roberts đã cho các phóng viên Washington biết làm một người da đen ở Mississippi là thế nào, anh ta gọi ngài thống đốc là ‘một gã thảm hại với lương tâm của một con điếm đứng đường.’ Người ta tìm thấy Roberts bị đóng dấu gia súc và treo cổ trên một cây hồ đào.”
Họ đã giết Carl Roberts vì dám lên tiếng, vì dám nói. Tôi bỗng nhớ lại ba tháng trước, chính tôi đã nghĩ tìm được mười hai người giúp việc chịu nói chuyện với mình là chuyện chẳng khó khăn gì. Cứ như suốt thời gian qua họ chỉ mong chờ đến ngày được bộc tuệch hết chuyện đời mình cho một phụ nữ da trắng. Sao tôi lại ngu dại đến thế nhỉ?
Khi không thể chịu đựng được cái nóng thêm một giây phút nào nữa, tôi bèn mò đến nơi mát mẻ duy nhất ở Longleaf. Tôi mở máy xe và quay kính cửa sổ lên, kéo váy lên đến tận quần lót và để quạt gió chĩa thắng vào người ở tốc độ cao nhất. Tôi ngả đầu ra phía sau, thế giới xung quanh như bồng bềnh trôi, người lâng lâng bởi mùi Freon và mùi da Cadillac. Dù nghe có tiếng xe tải đi vào cửa trước nhưng tôi vẫn không mở mắt. Một giây sau, cửa sau xe bật nở.
“Ái chà, trong này mát nhỉ.”
Tôi kéo váy xuống. “Sao anh lại ở đây?”
Stuart đóng cửa lại, hôn lên môi tôi rất nhanh. “Anh chỉ có một phút thôi. Anh ra bờ biển đây, có cuộc họp ngoài đó.”
“Anh đi bao lâu?”
“Ba ngày. Anh phải gặp mấy người ở ủy ban dầu và khí đốt Mississippi. Giá mà anh biết vụ này sớm hơn.”
Anh vươn người sang, cầm lấy tay tôi và tôi mỉm cười. Chúng tôi gặp nhau hai lần một tuần đã được hai tháng nay, nếu không tính cuộc hẹn khủng khiếp đầu tiên. Đối với những cô gái khác, có lẽ đó chỉ là một quãng thời gian ngắn ngủi. Song nó là khoảng thời gian hẹn hò dài nhất tôi từng có, và ở thời điểm này, cảm giác có lẽ là tuyệt vời nhất.
“Em muốn đi cùng không?” Anh hỏi.
“Đến Biloxi? Ngay bây giờ ư?”
“Ngay bây giờ,” anh nói và đặt bàn tay mát lạnh lên đùi tôi. Như mọi khi, tôi hơi rúm lại. Tôi nhìn xuống tay anh, rồi nhìn lên để xem mẹ có đang nhòm ngó chúng tôi không.
“Đi với anh đi, ở đây nóng kinh lên được. Anh nghỉ ở Edgewater, ngay trên bờ biển đấy.”
Tôi cười vang, cảm giác thật thoải mái sau bao nhiêu âu lo đã trải qua trong mấy tuần vừa rồi. “Ý anh là, ở Edgewater... cùng nhau? Trong một phòng thôi ư?”
Anh gật đầu. “Em trốn đi được không?”
Elizabeth chắc sẽ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm bởi ý nghĩ sẽ ở chung phòng với một người đàn ông trước khi kết hô sẽ gọi tôi là đồ ngu vì dám tơ tưởng đến chuyện đó. Cả hai cô bạn tôi đều giữ riệt lấy trinh tiết của mình, quyết liệt chẳng kém gì những đứa trẻ không đời nào chịu chia đồ chơi cho ai khác. Ấy vậy mà chính tôi lại đang tơ tưởng đến chuyện đó đây.
Stuart xích lại gần tôi. Người anh tỏa ra mùi gổ thông và thuốc lá cháy, mùi xà phòng đắt tiền, những loại gia đình tôi chưa bao giờ biết tới. “Anh Stuart, mẹ sẽ nổi trận lôi đình mất, vả lại em còn có việc phải làm nữa...” Nhưng lạy Chúa, mùi hương của anh ấy quyến rũ quá. Anh nhìn tôi như thể muốn ăn tươi nuốt sống tôi ngay lập tức còn tôi run lên dưới từng đợt gió lạnh phả ra từ chiếc quạt xe Cadillac.
“Em có chắc không?” Anh thì thầm rồi hôn tôi, lên môi, không dè dặt như trước nữa. Bàn tay anh vẫn đặt trên đùi tôi và tôi chợt tự hỏi không biết với vị hôn thê cũ Patricia, anh ấy có như vậy không. Tôi còn không biết liệu họ đã lên giường với nhau chưa. Ý nghĩ hai người bọn họ âu yếm nhau khiến tôi nôn nao khó chịu, tôi vội lùi lại.
“Em... em không đi được,” tôi nói. “Anh thừa hiểu em không thể nói thật cho mẹ biết...”
Anh buông ra một tiếng thở dài hụt hẫng, tôi yêu vẻ mặt anh lúc đó biết bao, cái điệu bộ thất vọng ấy. Tôi bỗng hiểu ra tại sao các cô gái lại chống cự, có lẽ chỉ để nhìn thấy vẻ mặt nuối tiếc dễ thương đó. “Đừng nói dối mẹ,” anh nói. “Em biết anh ghét nói dối mà.”
“Đến khách sạn anh nhớ gọi về cho em nhé?” Tôi đề nghị.
“Anh sẽ gọi,” anh đáp. “Xin lỗi, anh phải đi vội quá. À, suýt nữa thì anh quên khuấy mất, ba tuần nữa, tối thứ Bảy. Bố mẹ muốn cả nhà em qua ăn tối.”
Tôi ngồi thẳng dậy. Tôi chưa bao giờ gặp bố mẹ anh. “Anh nói... cả nhà là sao?”
“Em với bố mẹ. Vào trong thị trấn, gặp gia đình anh.”
“Nhưng... sao lại là cả nhà em?”
Anh nhún vai. “Bố mẹ anh muốn gặp hai bác. Còn anh muốn bố mẹ gặp em.”
“Nhưng...”
“Xin lỗi cưng,” anh nói và gài tóc tôi ra sau tai, “anh phải đi đây. Tối mai anh gọi cho em nhé?”
Tôi gật đầu. Anh bỏ ra ngoài trời nắng chang chang và lái xe đi, không quên vẫy tay chào bố tôi đang thất thểu đi bộ trên con đường nhỏ mờ bụi.
Chỉ còn lại một mình tôi ngồi trong chiếc Cadillac lo lắng. Bữa tối tại nhà ngài nghị sĩ bang. Với mẹ đặt ra hàng ngàn câu hỏi. Thay mặt tôi bày tỏ nỗi tuyệt vọng. Và lôi tài khoản tiết kiệm tiền bông vải ra kể lể.
BA BUỔI TỐI nóng bức và dài dặc đến khổ sở sau đó, vẫn chưa có tin tức gì từ Yule May và những người khác, Stuart đến thẳng nhà tôi ngay khi vừa kết thúc cuộc họp ngoài bờ biển. Tôi đã phát ốm vì phải ngồi trước máy chữ làm báo Hội và trả lời thư của cô Myrna. Tôi chạy xuống bậc thềm và anh ôm chầm lấy tôi như thể đã hàng tuần chưa gặp.
Da Stuart sạm nắng bên dưới chiếc áo sơ mi trắng, lưng áo nhăn nhúm sau cuốc xe dài, hai ống tay đều xắn cao. Trên môi anh ấy luôn sẵn sàng một nụ cười thường trực, gần như tinh quái. Chúng tôi ngồi nghiêm chỉnh ở hai góc đối diện trong phòng nghỉ, nhìn nhau đăm đăm. Chúng tôi đang chờ mẹ đi ngủ. Bố đã ngủ từ khi mặt trời lặn.
Mắt Stuart không rời mắt tôi trong khi mẹ luôn mồm than vẫn về thời tiết oi bức, rồi Carlton cuối cùng cũng đã tìm được “ý trung nhân.”
“Stuart, cả nhà cô rất hồi hộp mong đến hôm được ăn tối với bố mẹ con. Nhớ nhắn với mẹ con là cô nói vậy nhé.”
“Vâng, thưa cô. Cháu sẽ chuyển lời.”
Anh lại mỉm cười với tôi. Ở anh ấy có rất nhiều điểm khiến tôi yêu vô cùng. Anh nhìn thẳng vào mắt tôi khi chúng tôi nói chuyện. Lòng bàn tay anh đầy vết chai nhưng móng tay lại rất sạch và gọn. Tôi yêu cảm giác ram ráp cọ trên cổ mình. Và sẽ là nói dối nếu tôi không thừa nhận rằng có một người để cùng đi đám cưới và tiệc tùng thật tuyệt vời. Không phải chịu đựng cái nhìn hằn học của Raleigh Leefolt khi anh ta thấy tôi bám theo hai vợ chồng. Rồi khuôn mặt sưng sỉa khi phải cầm áo khoác của cả tôi và Elizabeth, phải đi lấy đồ uống cho tôi.
Và giờ đã có Stuart trong ngôi nhà này. Kể từ giây phút anh bước vào, tôi được bảo vệ, được miễn trừ. Mẹ không dám chê bai tôi ngay trước mặt anh, vì sợ rằng anh sẽ nhìn ra khuyết điểm của tôi. Mẹ cũng không rầy la tôi trước mặt anh vì mẹ biết tôi sẽ giở bài bây hoặc rên rỉ. Như thế cơ hội dành cho tôi lại càng teo tóp đi. Với mẹ, tất cả là một cuộc chơi lớn, mục tiêu là để phô diễn một mặt duy nhất của tôi, còn toàn bộ con người thực chỉ nên lộ ra sau khi “sự đã
Cuối cùng, lúc chín rưỡi, mẹ vuốt phẳng váy, gấp tấm chăn thật chậm rãi và hoàn hảo, như một lá thư quý giá. “Chà, đến giờ đi ngủ rồi đây. Mẹ sẽ để hai bạn trẻ ngồi riêng với nhau. Eugenia?” Mẹ liếc mắt sang tôi. “Đừng muộn quá đấy?”
Tôi nở nụ cười ngoan ngoãn hết mức. Trời ạ, tôi đã hai mươi ba tuổi đầu rồi. “Tất nhiên rồi, thưa mẹ.”
Mẹ đứng dậy và chúng tôi ngồi, nhìn nhau, mỉm cười.
Chờ đợi.
Mẹ đi vào bếp, đóng cửa sổ, xả ít nước. Vài giây trôi qua rồi chúng tôi nghe thấy tiếng cạch, của phòng mẹ đã đóng. Stuart đứng dậy và nói, “Ra đây em,” và chỉ với một sải chân, anh ấy đã ở bên tôi, anh kéo tay tôi đặt lên hông mình và hôn lên môi tôi nồng nàn như thể tôi là ly rượu mà anh đã thèm khát suốt cả ngày dài và tôi từng nghe mấy cô bạn gái kể lại rằng cảm giác ấy hệt như toàn thân đang tan chảy ra. Nhưng tôi nghĩ nó giống như trồi lên, vươn cao hơn và nhìn thấy hết những quang cảnh bên ngoài bờ rào, những màu sắc mà tôi chưa thấy bao giờ.
Tôi phải cố ép mình dứt ra. Tôi có vài điều cần nói. “Anh ra đây. Ngồi xuống đi anh.”
Chúng tôi ngồi xuống bên cạnh nhau trên chiếc ghế sofa. Anh lại cố hôn tôi, nhưng tôi nghiêng đầu ra. Tôi cố gắng không để ý rằng làn da rám nắng khiến mắt anh càng xanh biêng biếc. Hay lớp lông trên cánh tay anh ánh lên một màu vàng hoe óng ả.
“Stuart...” Tôi nuốt nước bọt, thu hết can đảm cho câu hỏi kinh khủng của mình. “Khi bọn anh đính hôn, bố mẹ anh có buồn không? Khi chuyện xảy ra với Patricia... xảy ra ấy.”
Miệng anh lập tức cứng đơ lại. Anh nhìn tôi đăm đăm. “Mẹ rất buồn. Hai người bọn họ thân nhau lắm.”
Tôi thấy hối hận vì đã khơi lại chuyện này, nhưng tôi vẫn muốn biết. “Thân đến mức nào?”
Anh ngó quanh căn phòng. “Nhà em có gì không? Rượu ấy?”
Tôi vào bếp và rót cho anh một cốc rượu nấu ăn của Pascagoula, đổ thêm thật nhiều nước. Ngay từ lần đầu xuất hiện trên hiên nhà tôi, Stuart đã nói rõ rằng vị hôn thê cũ của anh ấy là một đề tài rất không nên nhắc tới. Nhưng tôi cần biết chuyện đã xảy ra đó là cái gì. Không phải chỉ vì tò mò. Tôi chưa bao giờ có một mối quan hệ yêu đương nào c. Tôi cần biết điều gì dẫn đến đổ vỡ mãi mãi. Tôi cần biết mình có thể phá vỡ bao nhiêu quy tắc trước khi bị ruồng bỏ, và những quy tắc đó là gì.
“Vậy hai người bọn thân thiết lắm à?” Tôi hỏi. Tôi sẽ gặp mẹ anh trong hai tuần nữa. Mẹ đã lên kế hoạch ghé Kennington mua sắm cho cả hai mẹ con vào ngày mai.
Anh tu một hơi thật dài, đoạn cau mày. “Họ đã từng ngồi cùng nhau trong một phòng, nhỏ to về cách cắm hoa, rồi kháo chuyện ai cưới ai.” Mọi dấu vết của nụ cười tinh quái đã biến mất trên khuôn mặt anh ấy. “Mẹ sốc lắm. Sau khi mọi chuyện... vỡ lở.”
“Rồi... mẹ có so sánh em với Patricia không?”
Stuart chớp mắt nhìn tôi. “Có thể.”
“Tuyệt. Em không thể đợi được tới lúc ấy.”
“Mẹ chỉ... cảnh giác thôi. Mẹ lo anh sẽ lại bị tổn thương.” Anh đưa mắt nhìn đi chỗ khác.
“Giờ Patricia ở đâu? Cô ấy vẫn sống ở đây hay...”
“Không. Cô ấy đi rồi. Chuyển lên California. Mình nói chuyện khác được không?”
Tôi thở dài, buông mình xuống ghế sofa.
“Nhưng, chí ít bố mẹ anh có biết chuyện gì đã xảy ra không? Ý em là, em có được phép biết không?” Vì tôi cảm thấy một cơn giận trào lên khi anh không chịu tiết lộ cho tôi một chuyện quan trọng đến thế.
“Skeeter, anh đã bảo em rồi, anh ghét phải nói...” Nhưng rồi anh nghiến răng, hạ giọng xuống. “Bố chỉ biết một phần. Mẹ biết tất cả mọi chuyện, bố mẹ Patricia cũng thế. Và dĩ nhiên cả cô ta.” Anh ngửa cổ tu cạn cốc. “Cô ta biết rõ việc mình làm, chắc chắn là như vậy.”
“Stuart, em chỉ muốn biết để sau này em không mắc phải sai lầm như thế.”
Anh nhìn tôi và cố cười phá lên nhưng những tiếng bật ra nghe giống một tiếng gầm hơn. “Có chết em cũng không bao giờ làm nổi việc cô ta đã từng làm.”
“Sao? Cô ấy đã làm gì?”
“Skeeter.” Anh thở dài và đặt chiếc ly xuống. “Anh mệt quá. Có lẽ anh về đây
SÁNG HÔM SAU, tôi bước vào căn bếp nghi ngút hơi nước, hãi hùng khi nghĩ đến ngày mai. Mẹ đang ở trong phòng chuẩn bị để đi mua quần sắm áo trưng diện cho cả hai mẹ con trong bữa tối sắp tới với gia đình Whitworth. Tôi mặc chiếc quần jeans xanh và chiếc áo sơ mi không cắm thùng.
“Chào Pascagoula.”
“Chào cô Skeeter. Cô ăn sáng như mọi khi nhé?”
“Vâng,” tôi đáp.
Pascagoula nhỏ người và nhanh chân lắm. Mới tháng Sáu vừa rồi tôi có bảo cô một lần, rằng tôi thích cà phê đen và bánh mỳ nướng phết bơ, chỉ có vậy thôi mà cô không bao giờ phải hỏi lại tôi lần nữa. Cô rất giống bác Constantine ở điểm đó, không bao giờ quên những thứ liên quan đến chúng tôi. Tôi bỗng tự hỏi không biết trong não cô đã khắc ghi bữa sáng của bao nhiêu phụ nữ da trắng. Tôi tự hỏi không biết cảm giác phải dành cả cuộc đời cố gắng ghi nhớ sở thích của những người khác về bơ bánh mỳ, lượng hồ bột và cách thay ga trải giường là như thế nào.
Cô đặt tách cà phê trước mặt tôi chứ không đưa cho tôi. Aibileen nói không được làm như vậy, vì tay hai người có thể chạm vào nhau. Tôi không nhớ Constantine đã làm như thế nào.
“Cảm ơn chị,” tôi nói, “rất nhiều.”
Cô chớp mắt nhìn tôi, rồi mỉm cười yếu ớt. “Không... có gì.” Tôi nhận ra đây là lần đầu tiên tôi cảm ơn cô thật lòng. Nom cô có vẻ không thoải mái lắm.
“Skeeter, con xong chưa?” Tôi nghe tiếng mẹ gọi đằng sau nhà. Tôi hét to rằng mình đã sẵn sàng. Tôi ăn bánh mỳ và mong sao hai mẹ con kết thúc vụ mua sắm này thật nhanh. Tôi đã quá cái tuổi cần có mẹ chọn quần lựa áo cho phải đến mười năm rồi. Tôi liếc sang và nhận thấy Pascagoula đang đứng ở bồn rửa quan sát tôi. Cô quay đi khi tôi nhìn cô.
Tôi lướt qua tờ Jackson Journal đặt trên bàn. Bài viết tiếp theo của tôi cho mục cô Myrna sẽ không được lên trang cho tới thứ Hai tuần sau, hé lộ bí ẩn về cặn nước cứng. Dưới phần tin tức trong nước, có bài viết về một loại thuốc mới, gọi là “Valium,” “giúp phụ nữ đương đầu với những thách thức thường nhật.” Lạy Chúa, tôi có thể dùng luôn một chục viên thuốc đó ngay bây giờ ấy chứ.
Tôi ngước lên và vô cùng ngạc nhiên khi thấy ngay bên cạnh mình.
“Chị... chị cần gì phải không, Pascagoula?” Tôi hỏi.
“Cô Skeeter, tôi cần phải nói với cô một chuyện. Chuyện về...”
“Con ăn mặc thế thì đến tiệm Kennington làm sao được,” mẹ đứng trên ngưỡng của mắng. Pascagoula đang đứng bên cạnh tôi lập tức biến đi, nhanh như bốc bơi. Cô ấy đã quay về chỗ bồn rửa, đang kéo chiếc ống cao su đen từ vòi nước cắm vào máy rủa bát.
“Lên gác thay bộ khác tử tế hơn đi.”
“Mẹ, con đã lỡ mặc bộ này rồi. Trưng diện để đi mua quần áo mới phỏng có ích gì kia chứ?”
“Eugenia, đừng làm mọi việc khó khăn thêm nữa.”
Mẹ quay về phòng ngủ, nhưng tôi biết như thế vẫn chưa phải là hết. Tiếng kêu rù rù của chiếc máy rửa bát tràn ngập căn phòng. Sàn nhà rung lên dưới hai bàn chân trần của tôi, tiếng ồn đều đều, đủ lớn để che giấu một cuộc nói chuyện. Tôi nhìn Pascagoula đứng trước bồn rủa.
“Pascagoula, chị cần nói với tôi chuyện gì đó phải không?” Tôi hỏi.
Pascagoula len lén liếc ra cửa. Cô ấy bé tí như một cái chét tay, có lẽ chỉ bằng nửa tôi. Điệu bộ của cô cũng rụt rè, khi nói với cô, tôi cúi đầu xuống thật thấp. Cô bèn tiến lại gần hơn một chút.
“Yule May là chị họ của tôi,” Pascagoula nói trong tiếng máy vo vo. Cô đang thì thầm, nhưng tông giọng thì không còn chút rụt rè nào hết.
“Tôi... không biết chuyện đó.”
“Chúng tôi là họ hàng gần, ngày nghỉ nào chị ấy cũng qua thăm tôi. Chị ấy có kể với tôi về việc cô đang làm.” Cô nheo mắt lại và tôi nghĩ cô sắp bảo tôi để yên cho chị cô.
“Tôi... chúng tôi sẽ thay đổi họ tên mọi người. Cô ấy có nói với cô, đúng không? Tôi không muốn bất cứ ai gặp rắc rối.”
“Thứ Bảy vừa rồi chị ấy nói với tôi rằng chị ấy sẽ giúp cô. Chị ấy cố gọi cho Aibileen nhưng không được. Lẽ ra tôi định nói cho cô biết sớm hơn nhưng...” Cô lại liếc cửa.
Tôi sững sờ. “Thật ư? Cô ấy sẽ giúp tôi ư?” Tôi đứng bật dậy. Mặc kệ lý trí sáng suốt can ngăn, tôi không thể nhịn nổi câu hỏi. “Pascagoula, chị... chị có muốn giúp tôi không?”
Cô nhìn tôi rất lâu và chăm chú. “Ý cô là kể cho cô biết sự thực khi giúp việc cho... mẹ cô ấy à?”
Chúng tôi nhìn nhau, có lẽ cả hai đang cùng có chung một suy nghĩ. Cô ấy không thoải mái khi nói ra đã đành, tôi nghe cũng chẳng dễ chịu gì.
“Không phải mẹ,” tôi vội nói chữa. “Mà là những công việc khác, trước khi cô làm việc ở đây cơ.”
“Đây là lần đầu tiên tôi giúp việc cho một gia đình. Tôi từng phục vụ bữa trưa ở Trại dưỡng lão. Trước khi người ta chuyển nó đến Flowood.”
“Ý chị là mẹ tôi không lăn tăn gì khi đây là công việc đầu tiên của chị ư?”
Pascagoula nhìn xuống mặt sàn trải vải sơn đỏ, đột nhiên lại e dè như trước. “Cũng chẳng còn ai khác chịu giúp việc cho bà ấy,” cô nói. “Sau những gì xảy ra với Constantine.’’ Tôi thận trọng để tay lên bàn. “Thế chị nghĩ gì về... chuyện đó?”
Khuôn mặt Pascagoula bỗng lạnh tanh. Cô chớp mắt vài lần, rõ ràng cô khôn hơn tôi nhiều. “Tôi có biết gì đâu. Tôi chỉ muốn chuyển lại cho cô những gì Yule May nói.” Cô bước ra chỗ tủ lạnh, mở cửa và nghiêng đầu nhìn vào. Tôi thở hắt ra một hơi dài, sâu. Mỗi lần một việc thôi.
ĐI MUA SẮM VỚI MẸ xem ra không khổ sở như thường lệ, có lẽ vì tôi đang cao hứng sau khi nghe được tin từ phía Yule May. Mẹ ngồi trên một chiếc ghế trong phòng thử đồ còn tôi chọn luôn bộ âu phục Lady Day đầu tiên mình mặc thử, may bằng vải poplin màu xanh lơ cùng một chiếc jacket cổ tròn. Chúng tôi để bộ quần áo lại cửa hàng để họ gỡ đường diềm ra. Tôi rất ngạc nhiên vì mẹ không hề thử một món đồ nào. Chỉ sau có nửa tiếng, mẹ nói mẹ mệt, thế là tới lái xe chở hai mẹ con về Longleaf. Mẹ lên thẳng phòng để nghỉ.
Khi về đến nơi, tôi gọi ngay sang nhà Elizabeth, tim tôi đập thình thịch, nhưng người nghe máy lại là Elizabeth. Tôi không dám hỏi gặp Aibileen. Sau vụ chiếc túi, tôi đã tự hứa với bản thân sẽ cẩn thận hơn.
Thế là tôi chờ đến tối hôm ấy, thầm mong Aibileen có ở nhà. Tôi ngồi trên thùng bột mỳ, lùa ngón tay vào bao gạo khô. Bác ấy nhấc máy ngay sau tiếng chuông
“Cô ấy sẽ giúp chúng ta, Aibileen ạ. Yule May đồng ý rồi!”
’’Sao cơ? Cô biết từ khi nào?”
“Mới chiều nay. Pascagoula nói cho tôi biết. Yule May không gọi được cho chị.”
“Trời thần ơi, điện thoại nhà tôi bị cắt vì tôi chưa đóng tiền tháng này đấy mà. Cô nói chuyện với Yule May chưa?”
“Chưa, tôi nghĩ nếu chị nói với cô ấy trước thì tốt hơn.”
“Có điều lạ là trưa nay tôi gọi sang nhà cô Hilly từ nhà cô Leefolt, nhưng cô ta nói Yule May không làm việc ở đấy nữa và dập máy. Tôi cũng hỏi quanh nhưng chẳng ai biết gì cả.”
“Hilly đuổi cô ấy rồi ư?”
“Tôi không biết. Tôi hy vọng là cô ấy tự xin nghỉ.”
“Tôi sẽ gọi cho Hilly để xem có chuyện gì. Lạy Chúa, mong rằng cô ấy không sao.”
“Giờ điện thoại nhà tôi lại gọi được rồi, tôi sẽ cố liên lạc với Yule May.”
Tôi gọi đến nhà Hilly bốn lần nhưng không có ai nghe máy. Cuối cùng tôi gọi sang nhà Elizabeth và cô nói tối nay Hilly sang Port Gibson, ông cụ nhà William bị ốm.
“Có chuyện gì xảy ra... với người giúp việc nhà cậu ấy à?” Tôi hỏi bằng giọng tự nhiên hết mức có thể.
“Cậu biết không, cậu ấy có nói gì đó liên quan đến Yule May, rồi nói đang vội và phải chất đồ lên xe.”
Tôi dành cả buổi tối còn lại ngồi ở hiên sau nhà, nhẩm lại một lượt các câu hỏi, và lo lắng không biết Yule May sẽ kể những chuyện gì về Hilly. Dù giữa hai bên có nhiều bất đồng quan điểm, song Hilly vẫn là một trong những cô bạn thân nhất của tôi. Song cuốn sách, giờ lại được tiếp tục, mới là quan trọng hơn hết thảy.
Tôi nằm dài trên chiếc giường con lúc nửa đêm. Lũ dế kêu rộn rã bên ngoài lớp cửa lưới. Tôi để cơ thể chìm sâu trong lớp đệm mỏng, tì lên những chiếc lò xo. Chân tôi đu đưa phía cuối giường, khua khoang không ngừng, sung sướng tận hưởng cảm giác nhẹ nhõm lần đầu tiên sau nhiều tháng trời. Đó chưa phải mười hai người giúp việc, nhưng cũng là thêm một người n
HÔM SAU, tôi ngồi trước tivi xem bản tin mười hai giờ. Charles Warring đưa tin sáu mươi lính Mỹ đã bỏ mạng ở Việt Nam. Cái tin khiến tôi buồn lắm. Sáu mươi người, ở một nơi cách xa những người họ yêu thương, đã phải chết. Tôi nghĩ có lẽ do Stuart nên chuyện đó mới làm tôi xáo động đến vậy, nhưng trông Charles Warring lại có vẻ gì đó phấn khích đến bệnh hoạn trước thông tin này.
Tôi nhặt một điếu thuốc lá lên rồi lại đặt xuống. Tôi đang cố không động đến thuốc lá, nhưng nghĩ đến buổi tối hôm nay, tôi lại hồi hộp quá. Mẹ suốt ngày ca cẩm về việc tôi hút thuốc và tôi biết mình nên thôi, nhưng xem ra nó không có vẻ gì là một món có thể giết chết tôi được. Tôi ước sao mình có thể hỏi Pascagoula rõ hơn về những gì Yule May nói, nhưng sáng nay Pascagoula vừa gọi đến, nói có việc gấp và sẽ đến vào buổi chiều.
Tôi nghe thấy tiếng mẹ ở hiên sau nhà, mẹ đang giúp Jameso làm kem. Dù đang ngồi ở trước nhà, tôi vẫn nghe thấy tiếng lạo xạo của đá vỡ vụn, của muối bị nghiền nát. Vừa nghe tiếng thôi đã thấy thèm, tôi chỉ muốn nếm ngay ít kem, nhưng có lẽ phải vài giờ nữa mới có để ăn. Dĩ nhiên, trần đời chẳng ai đi làm kem lúc mười hai giờ trưa giữa một ngày nóng như đổ lửa, nhưng vì mẹ bỗng nảy ra ý định làm kem đào, thế là nóng đến đâu mẹ cũng bất chấp.
Tôi đi ra hiên sau xem. Chiếc máy làm kem màu bạc to tướng lạnh toát và đổ mồ hôi như mưa. Nền nhà rung lên từng chặp. Jameso đang ngồi trên một chiếc xô lật úp, hai đầu gối áp vào hai bên thành máy, bàn tay đeo găng nắm gióng tay quay bằng gỗ ra sức quay. Từ thùng chứa đá khô, hơi nước bốc lên nghi ngút.
“Pascagoula đến chưa?” Mẹ hỏi, đoạn xúc thêm kem đổ vào máy.
“Chưa ạ,” tôi đáp. Người mẹ đổ mồ hôi đầm đìa. Mẹ đưa tay gài một lọn tóc rơi ra sau tai. “Mẹ, để con đổ kem cho. Trông mẹ nóng quá.”
“Con không biết làm đâu. Phải mẹ làm mới được,” mẹ nói rồi xua tôi vào trong nhà.
Trên chương trình tin tức, Roger Sticker đang đưa tin trước bưu điện Jackson với nụ cười nhăn nhở ngu ngốc y hệt gã phát thanh viên vừa đưa tin chiến sự trước dó. “…hệ thống mã hóa địa chỉ bưu điện mới được gọi là Z-Z-ZIP code, đúng vậy, tôi xin nhắc lại, Z-Z-ZIP code(8), đó là năm chữ số được viết ở góc dưới bì thư
Anh ta giơ một lá thư lên, chỉ cho khán giả thấy phải viết dãy số ở đâu. Một ông già răng đã móm sạch mặc chiếc quần yếm bèn phát biểu, “Chẳng ai thèm dùng ba cái số đó đâu. Dân ta vẫn còn chưa quen gọi điện thoại cơ mà.”
Tôi nghe thấy tiếng cửa trước đóng lại. Một phút sau Pascagoula đã có mặt trong phòng nghỉ.
“Mẹ tôi ở ngoài hiên sau nhà ấy,” tôi nói với cô, nhưng Pascagoula không cười, thậm chí còn không ngước len nhìn tôi. Cô chỉ đưa cho tôi một chiếc phong bì nhỏ.
“Chị ấy định gửi đi nhưng tôi bảo sẽ đưa thẳng cho cô luôn.”
Mặt trước phòng bì ghi người nhận là tôi, không có địa chỉ người gửi. Dĩ nhiên không dòng ZIP code nào cả. Pascagoula đã bỏ ra hiên sau.
Tôi mở thư. Lá thư được viết tay bằng bút mực đen, trên nền giấy vở học sinh kẻ dòng xanh.
Cô Skeeter,
Rất mong cô thứ lỗi cho tôi vì không thể giúp cô thực hiện tập truyện được nữa. Tôi muốn đích thân cho cô biết nguyên do tại sao. Như cô đã biết, tôi từng giúp việc cho một người bạn của cô. Tôi không thích làm việc cho cô ta và đã rất nhiều lẩn tôi muốn thôi việc nhưng không có gan. Tôi sợ mình sẽ không bao giờ kiếm được công việc nào khác nữa, một khi cô ta đã có lời.
Có lẽ cô không biết rằng sau khi học xong trung học tôi đã vào đại học. Tôi đã có thể tốt nghiệp song lại bỏ ngang để đi lấy chồng. Đó là một trong những điều hối tiếc ít ỏi trong đời tôi, không lấy bằng đại học. Tuy vậy, tôi lại có hai đứa con trai sinh đôi, chúng khiến sự hy sinh của tôi không còn vô nghĩa nữa. Suốt mười năm qua, hai vợ chồng tôi đã dành dụm tiền của để cho hai anh em vào Đại học Tougaloo, nhưng dù làm việc cật lực, chúng tôi vẫn không kiếm đủ số tiền cho cả hai đứa. Hai đứa con trai tôi đều thông minh, đều khao khát được học hành. Song chúng tôi chỉ lo nổi cho một đứa; tôi xin hỏi cô, cô sẽ chọn để đứa nào vào đại học và đứa nào đi trát vữa? Làm sao cô nói với một đứa rằng cô yêu nó cũng nhiều như đứa kia, nhưng cô đã quyết định nó sẽ là đứa không được nhận cơ hội đổi đời? Cô không thể. Cô phải tìm ra một cách nào đó để biến giấc mơ thành sự thật. Bất cứ cách nào.
Tôi nghĩ cô có thể xem bức thư này thư một lời thú tội. Tôi đã ăn trộm của người đàn bà đó. Một chiếc nhẫn ruby xấu xí, hy vọng nó có thể trang trải được phần học phí còn thiếu. Đó là món nữ trang cô ta không bao giờ đeo và tôi cảm thấy cô ta mắc nợ tôi, vì tất cả những gì tôi đã phải chịu đựng khi làm việc cho cô ta. Tất nhiên giờ đây, không còn đứa con trai nào của tôi có cơ hội vào đại học nữa. Tiền phạt đã ngốn gần hết số tiền chúng tôi dành dụm được từ trước đến nay.
Kính thư,
Yule May Crookle
Ô tù nữ số 9
Trại cải tạo bang Mississippi.
Trại cải tạo. Tôi rùng mình. Tôi nhìn quanh để tìm Pascagoula nhưng cô đã rời khỏi phòng. Tôi muốn hỏi cô chuyện này xảy ra khi nào, tại sao nó lại xảy ra nhanh đến vậy? Phải làm gì đây? Nhưng Pascagoula đã ra ngoài giúp mẹ. Chúng tôi không thể nói chuyện ngoài đó. Tôi thấy choáng váng, buồn nôn. Tôi bèn tắt phụt tivi.
Tôi nghĩ đến Yule May, ngồi trong phòng giam viết lá thư này. Tôi cá mình biết cả chiếc nhẫn Yule May nhắc tới - mẹ Hilly đã tặng cô ấy trong dịp sinh nhật tuổi mười tám. Vài năm trước, Hilly đã đem nó đi định giá và biết viên đá gắn trên nhẫn thậm chí còn không phải ruby, chỉ là đá màu bình thường, chẳng đáng giá gì. Kể từ đó Hilly không bao giờ đeo nó nữa. Tay tôi bỗng siết lại thành hai nắm đấm.
Tiếng kem lạnh được đánh tung lên ngoài hiên nghe lạo xạo như tiếng xương gãy. Tôi vào bếp ngồi chờ Pascagoula, để tìm ra câu trả lời. Tôi sẽ nói chuyện với bố. Xem bố có thể làm gì được không. Xem bố có biết luật sư nào sẵn sàng giúp đỡ không.
TÔI BƯỚC LÊN BẬC THỀM nhà Aibileen lúc tám giờ tối hôm đó. Lẽ ra đây sẽ là buổi phỏng vấn đầu tiên với Yule May và mặc dù tôi biết nó sẽ không xảy ra, tôi vẫn quyết định phải đến. Trời đang đổ mưa rào, gió giật liên hồi, tôi giữ chặt chiếc áo mưa quanh mình và chiếc túi. Tôi cứ nghĩ mình sẽ gọi cho Aibileen để bàn bạc, song tôi lại không tài nào làm như vậy được. Thay vào đó, tôi kéo xềnh xệch Pascagoula lên gác để mẹ không nhìn thấy và hỏi cô mọi chuyện. “Yule May có một luật sư bào chữa rất giỏi,” Pascagoula nói. “Nhưng mọi người nói vợ ông thẩm phán là bạn thân của cô Holbrook và bình thường án phạt cho tội trộm cắp vặt là sáu nhưng cô Holbrook đã xúi giục để tòa tuyên lên bốn năm. Phiên tòa đó thực ra đã kết thúc trước cả khi nó bắt đầu.”
“Tôi có thể nhờ bố. Bố có thể tìm cho cô ấy một... luật sư da trắng.”
Pascagoula lắc đầu, đáp, “Ông ta là luật sư da trắng đấy chứ.”
Tôi gõ lên cửa nhà Aibileen, lòng tràn ngập lỗi hổ thẹn. Giờ đây, khi Yule May đang ngồi trong tù, lẽ ra tôi không nên nghĩ đến những rắc rối của riêng mình, song tôi biết chuyện này ảnh hưởng tới cuốn sách kinh khủng đến nhường nào. Nếu hôm qua những người giúp việc mới chỉ e ngại không dám giúp tôi, tôi chắc chắn hôm nay họ sẽ khiếp đảm vô cùng.
Cửa mở ra và một người đàn ông da màu đứng đó nhìn tôi trân trân, cổ áo sơ mi trắng sáng lóa. Tôi nghe tiếng Aibileen nói, “Không sao đâu, thưa Cha.” Ông ta hơi lưỡng lự, nhưng rồi cũng nhường lối cho tôi vào.
Tôi bước vào nhà và thấy ít nhất phải có đến hai chục con người đứng chen vai thích cánh trong căn phòng khách bé tí và cả hành lang. Tôi còn không nhìn thấy sàn nhà. Aibileen đã mang hết ghế trong bếp ra, nhưng đa phần mọi người đều đứng. Tôi nhác thấy Minny trong góc, vẫn mặc nguyên bộ đồng phục. Tôi nhận ra người giúp việc của Lou Anne Templeton, Louvenia, đứng cạnh cô, còn lại tất cả đều là người lạ.
“Chào cô Skeeter,” Aibileen thì thầm. Bác ấy vẫn mặc bộ đồng phục trắng và đi đôi giày mềm màu trắng.
“Tôi...” Tôi chỉ tay ra sau lưng, lí nhí. “Tôi sẽ quay lại vào lúc khác.”
Aibileen lắc đầu. “Yule May vừa gặp một chuyện kinh khủng lắm.”
“Tôi biết,” tôi nói. Cả căn phòng im phăng phắc, chỉ có vài tiếng ho hắng. Một chiếc ghế khẽ cọt kẹt. Những cuốn sách của Hymn xếp thành chồng trên một cái bàn gỗ nhỏ.
“Tôi mới biết hôm nay,” Aibileen nói. “Cô ấy bị bắt hôm thứ Hai, thứ Ba đã vào trại rồi. Họ nói phiên tòa chỉ diễn ra trong vòng mười lăm phút.”
“Cô ấy có gửi cho tôi một lá thư,” tôi nói. “Cô ấy đã kể cho tôi biết về hai cậu con trai. Pascagoula chuyển thư cho tôi.”
“Yule May có nói với cô là cô ấy chỉ còn thiếu bảy mươi nhăm đô-la tiền đóng học phí không? Cô ấy đã thử hỏi vay cô Hilly. Bảo khoảng vài tuần nữa cô ấy sẽ hoàn đủ, nhưng cô Hilly nói không. Rằng một tín đồ thiên chúa giáo chân chính không bố thí cho những kẻ đã quá sung túc và dư dả. Rồi để họ tự học cách xoay xở mới là nhân đạo.”
Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng nổi Hilly lại mở mồm nói những câu cạn tàu ráo máng đến thế. Tôi không dám nhìn thẳng vào mặt Aibileen.
“Nhưng cả nhà thờ đã họp lại. Họ quyết định sẽ lo đủ tiền cho cả hai thằng bé vào đại học.”
Gian phòng lặng như tờ, chỉ có tiếng Aibileen và tôi rì rầm. “Chị xem tôi có thể làm được gì chăng? Tôi giúp gì được? Tiền hay...”
“Không. Nhà thờ đã lên kế hoạch trả thù lao cho luật sư rồi. Để ông ta thuyết phục tòa cho cô ấy được hưởng quyền tạm tha.” Mặt Aibileen cúi gằm. Tôi chắn chắn đó là vì bác ấy cảm thương cho Yule May, song tôi ngờ rằng bác cũng hiểu cuốn sách thế là hết. “Đến lúc cô ấy ra tù, hai đứa đã là sinh viên năm cuối rồi. Tòa tuyên phạt cô ấy bốn năm tù và năm trăm đô-la tiền phạt.”
“Aibileen, tôi rất tiếc,” tôi nói. Tôi nhìn quanh khắp lượt mọi người đang có mặt trong căn phòng, đầu họ cúi gằm như thể chỉ cần nhìn tôi cũng sẽ khiến họ bốc cháy. Tôi bèn cụp mắt xuống.
“Con đàn bà đấy đúng là đồ quỷ sứ!” Minny gầm lên từ đầu kia ghế sofa, tôi run bắn người, thầm mong cô không ám chỉ mình.
“Chắc chắn con Hilly Holbrook được lũ quỷ phái đến để làm hại mọi người!” Minny đưa tay áo lên quệt mũi.
“Minny, thôi nào,” vị linh mục nói. “Ta sẽ bàn xem có thể giúp gì được cho cô ấy.” Tôi nhìn những khuôn mặt hốc hác, tự hỏi liệu họ giúp gì được đây.
Căn phòng lại chìm trong im lặng, sự im lặng cơ hồ không thể chịu nổi. Không khí nóng sực và xông lên mùi cà phê cháy. Tôi bỗng cảm thấy mình đơn độc xiết bao, ở chính nơi tôi gần như đã quen thân. Tôi cảm thấy cả sức nóng của nỗi thù ghét và mặc cảm tội lỗi.
Vị mục sư hói đầu cầm chiếc khăn mùi soa chùi mắt. “Aibileen, cảm ơn con đã mời chúng ta tới đây để cầu nguyện.” Mọi người bắt đầu lục tục ra về, chúc nhau ngủ ngon với những cái gật đầu nghiêm nghị. Túi xách được nhặt lên, mũ mão được đội trên đầu. Vị mục sư mở cửa, một luồng không khí ẩm ướt từ bên ngoài tràn vào nhà. Một người phụ nữ có mái tóc hoa râm xoăn tít mặc chiếc áo khoac đen đi sát gót ông ta, nhưng đột nhiên bà ta dừng lại ngay trước mặt tôi, đúng nơi tôi đang đứng vớ chiếc túi trong tay.
Hai vạt áo mưa hơi hé ra để lộ bộ đồng phục trắng bên trong.
“Cô Skeeter,” bà ta nói, miệng không mỉm cười, “tôi sẽ giúp cô viết truyện.”
Tôi quay sang nhìn Aibileen. Lông mày bác ấy nhướng lên, miệng há hốc. Tôi quay lại nhìn người phụ nữ nhưng bà ta đã ra khỏi của.
“Tôi sẽ giúp cô, cô Skeeter.” Lần này là một phụ nữ khác, dáng người cao và gọn, cũng với cái nhìn lặng lẽ như người đầu tiên.
“Vâng, cảm ơn... chị,” tôi nói.
“Cô Skeeter, tôi nữa. Tôi sẽ giúp cô.” Một người mặc chiếc áo khoác đỏ bước qua rất nhanh, thậm chí còn không nhìn vào mắt tôi.
Sau người đầu tiên, tôi bắt đầu nhẩm tính. Năm. Sáu. Bảy. Tôi gật đầu với họ, không biết nói gì khác hơn là cảm ơn. Cảm ơn. Vâng, cảm ơn chị, với từng người. Cảm giác thanh thản của tôi nhuốm đầy vị cay đắng, bởi chính án tù của Yule May đã đưa chúng tôi đến ngày hôm nay.
Tám. Chín. Mười. Mười một. Không ai cười khi nói họ muốn giúp tôi. Căn phòng dần sạch bóng người, chỉ còn lại Minny. Cô đứng ở một góc xa, tay khoanh lại trước ngực. Khi tất cả mọi người đã ra về hết, cô ngước mắt lên và bắt lấy ánh nhìn trân trối của tôi chỉ trong một tích tắc rồi lại dán lên đợt rèm nâu che ô cửa sổ phía bên kia căn phòng. Nhưng tôi đã thấy hết, nụ cười mỉm rất nhẹ thoáng qua môi cô, một tia dịu dàng ẩn dưới cơn thịnh nộ của cô. Minny đã biến điều đó thành hiện thực.
DO TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN đều vắng mặt, nhóm chúng tôi không tụ tập chơi bài suốt một tháng ròng. Hôm thứ Tư, chúng tôi họp nhau lại tại nhà Lou Anne Templeton, chào nhau bằng những cái vỗ tay và “gặp lại cậu, tớ vui quá.”
“Lou Anne, tội chưa kìa, trời nóng thế này mà phải mặc áo dài tay ư. Bệnh eczema của chị lại tái phát à?” Elizabeth xuýt xoa, vì Lou Anne đang mặc một chiếc váy len xám giữa cái nóng đổ lửa của mùa hè.
Lou Annes cụp mắt nhìn xuống, xem ra cô ta ngượng lắm. “Ừ, dạo này tôi còn bị nặng hơn nữa.”
Nhưng tôi không tài nào chịu nổi cảm giác phải chạm vào Hilly khi cô bước tới ôm lấy tôi. Thấy tôi lùi lại tránh, cô vờ như không để ý. Nhưng suốt buổi, cô không ngùng săm soi tôi với đôi mắt nheo nheo.
“Cậu định làm gì?” Elizabeth hỏi Hilly. “Cậu cứ đưa bọn nhóc qua chơi lúc nào cũng được, nhưng... ừm...” Trước buổi họp hội chơi bài, Hilly đã thả Heather và Wiiliam ở nhà Elizabeth cho Aibileen trông trong khi chúng tôi chơi. Song tôi thừa hiểu thông điệp trong nụ cười chua chát của Elizabeth: cô tôn thờ Hilly, nhưng Elizabeth không thể chịu nổi ý nghĩ phải chia sẻ người giúp việc của mình với bất kỳ ai.
“Tớ biết ngay mà. Tớ biết ngay con mụ đấy là một con ăn cắp, ngay từ ngày đầu tiên nó vào làm việc.” Khi kể lại chuyện xảy ra với Yule May, Hilly vòng ngón tay lên không khí, khoanh thành một hình tròn to tướng, ám chỉ một viên đá khổng lồ, giá trị vượt mọi sự tưởng tượng của viên “ruby” nọ.
“Tớ bắt quả tang nó lấy sữa đã hết hạn mang về nhà. Cái giống chúng nó là thế, đầu tiên thì bột giặt, rồi đến khăn, áo. Chẳng mấy chốc, đến cả đồ gia bảo nhà mình nó cũng cuỗm, rồi đem cầm để mua rượu nốc. Có trời biết được con mụ đấy đã ăn cắp những gì nữa.”
Tôi cố gắng kìm nén ước muốn bẻ gãy đôi từng ngón tay cô ta, nhưng tôi làm thinh. Cứ để cô ta nghĩ mọi sự vẫn êm đẹp. Như thế sẽ an toàn hơn cho tất cả mọi người.
Chơi xong, tôi vội vã về nhà để sửa soạn tới nhà Aibileen tối nay, tôi nhẹ cả người vì chẳng còn ai ở nhà. Tôi điểm qua những tin nhắn Pascagoula chuyển lại cho mình - Patsy, bạn chơi tennis của tôi, Celia Foote, người tôi không hề quen biết. Vợ Johnny Foote gọi cho tôi làm gì nhỉ? Minny đã bắt tôi thề không bao giờ gọi lại cho cô ta, và tôi cũng chẳng có thời gian để thắc mắc. Tôi còn phải chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn.
SÁU GIỜ TỐI HÔM ĐÓ, tôi ngồi trong bếp nhà Aibileen. Chúng tôi đã lên lịch để tôi đến đây hầu như hàng ngày cho đến khi nào kết thúc công việc. Cứ hai ngày, một người phụ nữ da màu khác lại gõ lên cửa hậu nhà Aibileen và ngồi vào bàn cùng tôi, kể cho tôi nghe chuyện của mình. Đã có mười một người đồng ý cho chúng tôi phỏng vấn, không kể Aibileen và Minny. Như vậy tổng cộng chúng tôi có mười ba câu chuyện trong khi bà Stein chỉ đòi mười hai, tôi nghĩ chúng tôi thật may mắn. Aibileen thường đứng cuối bếp lắng nghe. Người đầu tiên tên là Alice. Tôi không hỏi họ của cô ấy.
Tôi giải thích với Alice rằng dự án này là tập hợp những câu chuyện có thực về những người giúp việc và những gì họ đã trải qua khi làm công cho các gia đình da trắng. Tôi đưa cô một phong bì bên trong đựng bốn mươi đô-l những đồng tiền lấy từ khoản dành dụm của tôi gồm công viết bài cho mục của cô Myrna, tiền tiêu vặt, tiền mẹ đã dúi vào tay tôi cho những buổi mông má ở các chẩm mỹ viện mà tôi không bao giờ đến.
“Khả năng cao là cuốn sách sẽ không bao giờ được xuất bản,” tôi nói rõ với từng người, “nếu có đi chăng nữa, tiền nhuận bút cũng sẽ chẳng đáng là bao.” Lần đầu tiên nói ra câu đó, mặt tôi cúi gằm, sượng sùng, không hiểu là vì lẽ gì nữa. Là một người da trắng, tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải giúp đỡ họ.
“Aibileen đã nói rõ từ trước rồi,” một vài người trả lời. “Chúng tôi không làm việc này vì mục đích đó.”
Tôi nhắc lại với họ điều họ đã thống nhất với nhau trước đó. Rằng họ phải giữ kín tên tuổi của mình với những người ngoài. Tên của họ trong cuốn sách sẽ được thay đổi; cả tên thị trấn và các gia đình họ giúp việc. Tôi ước sao mình có thể gài vào đó một câu cuối, “Nhân thể, chị có biết bác Constantine Bates không?” nhưng tôi dám chắc Aibileen sẽ bảo đó là một ý tưởng quá tồi. Họ đã có đủ lý do để sợ hãi rồi.
“Giờ đến lượt Eula, bắt bà ta mở mồm khó ngang với cạy miệng sò chết ấy chứ.” Aibileen luôn chuẩn bị tinh thần cho tôi trước mỗi cuộc phỏng vấn. Bác ấy cũng lo lắng không kém gì tôi rằng: tôi sẽ khiến họ sợ chạy mất dép trước cả khi buổi nói chuyên bắt đầu. “Nếu bà ta không chịu nói năng gì thì cô cũng đừng cáu nhé.”
Eula con sò chết, mở máy trước cả khi bà ta kịp ngồi xuống ghế, trước khi tôi kịp phân bua điều gì, và không dừng lời cho đến tận mười giờ tối hôm đó.
“Tôi xin tăng lương, họ tăng liền. Tôi cần nhà, họ mua ngay một căn. Bác sỹ Tucker còn đích thân đến nhà tôi để gắp viên đạn trong cánh tay chồng tôi ra vì ông ấy sợ Henry sẽ bị nhiễm trùng nếu đi phẫu thuật ở bệnh viện da màu. Tôi đã làm việc cho bác sỹ Tucker và bà Sissy bốn mươi bốn năm. Họ đối với tôi tốt lắm. Thứ Sáu nào tôi cũng gội đầu cho bà ấy. Tôi chưa bao giờ thấy bà ta tự gội đầu.” Bà ta ngừng lời lần đầu tiên trong suốt cả tối hôm ấy, khuôn mặt tràn ngập vẻ cô độc và âu lo. “Nếu tôi chết trước bà ấy, tôi không biết bà ấy sẽ phải gội đầu thế nào đây.”
Tôi cố gắng không nở nụ cười hớn hở quá. Tôi không muốn mọi người nghi ngờ mình. Alice, Fanny Amos, và Winnie tính e dè, thường phải vỗ về, nịnh nọt luôn, lúc nào mắt họ cũng cụp xuống. Flora Lou và Cleontine thường mở toang cửa xông vào nhà và nói liên hồi kỳ trận trong khi tôi huy động hết ngón tay để gõ, cứ năm phút một tôi lại phải nhắc họ làm ơn, làm ơn nói chậm lại một chút. R nhiều câu chuyện buồn, cay đắng. Tôi đã lường trước điều đó. Nhưng số câu chuyện vui cũng nhiều bất ngờ. Và tất cả bọn họ đều có lúc quay sang nhìn Aibileen như muốn hỏi. Chị có chắc không? Tôi kể chuyện này với một cô da trắng được ư?
“Chị Aibileen? Nếu… nếu cuốn truyện này được in ra và mọi người phát hiện ra chúng ta thì sao?” Winnie nhút nhát chợt hỏi. “Chị nghĩ họ sẽ làm gì chúng ta?”
Mắt chúng tôi tạo thành một hình tam giác giữa căn bếp, người nọ nhìn người kia. Tôi hít một hơi thật sâu, chuẩn bị tinh thần trấn an cô rằng chúng tôi đang hành động rất thận trọng.
“Cô em họ chồng tôi... bọn chúng cắt lưỡi cô ấy đấy. Cách đây cũng lâu rồi. Vì cô ấy dám kể với mấy người trên Washington về bọn Klan. Cô nghĩ bọn họ có cắt lưỡi chúng tôi không? Vì dám nói chuyện với cô ấy?”
Tôi không biết phải trả lời thế nào. Lưỡi... Lạy Chúa, ý nghĩ đó chưa bao giờ lướt qua đầu tôi. Chỉ có nhà tù và những lời vu khống hoặc phạt tiền. “Tôi... chúng ta đang rất cẩn trọng,” tôi nói nhưng những câu chữ bật ra yếu ớt và vô nghĩa. Tôi nhìn sang Aibileen, nhưng trông mặt bác ấy cũng đầy âu lo.
“Wmnie à, đến lúc đấy ta mới biết được,” Aibileen dịu dàng nói. “Nhưng sẽ không giống những gì em xem trên bản tin đâu. Một bà chủ da trắng cư xử khác một người đàn ông da trắng lắm.”
Tôi nhìn Aibileen. Bác chưa bao giờ thổ lộ với tôi về những hậu quả cụ thể mà bác ấy nghĩ sẽ xảy ra. Tôi chỉ muốn đổi chủ đề. Bàn thêm chuyện này cũng chẳng ích gì.
“Không không.” Winnie lắc đầu. “Em đồ là không. Thật ra, bà chủ da trắng ra tay còn ác hơn nhiều.”
“CON ĐI ĐÂU ĐẤY?” Mẹ ngồi trong phòng nghỉ gọi với ra. Tôi đã ôm chiếc túi và cầm chùm chìa khóa xe tải trong tay. Tôi không dừng bước, đi thẳng ra của.
“Đi xem phim ạ,” tôi nói vọng vào.
“Tối qua con chả đi xem phim rồi còn gì. Eugenia, vào đây đã con.”
Tôi lùi lại, rồi đứng trên ngưỡng của. Mấy khối u của mẹ lại giở chứng. Buổi tối mẹ chỉ húp được một bát canh gà, tôi thấy tội nghiệp mẹ quá. Bố đã đi ngủ từ một tiếng trước đó, nhưng tôi không thể ở nhà với mẹ được. “Mẹ, co, con muộn giờ rồi. Mẹ có muốn con mua gì về cho mẹ không?”
“Con xem phim gì, với ai? Tuần này hầu như tối nào con cũng đi cả.”
“Với... mấy cô bạn thôi mà. Mười giờ con sẽ về. Mẹ thấy ổn không?”
“Mẹ không sao,” mẹ thở dài. “Thôi con đi đi.”
Tôi ra lấy xe, cảm thấy vô cùng tội lỗi vì đã bỏ mẹ ở nhà một mình khi trong mẹ đang không khỏe, ơn Chúa, Stuart đang ở Texas vì tôi không biết mình có thể nói dối anh ấy dễ dàng như thế không. Ba hôm trước anh ấy ghé qua đây, chúng tôi ngồi trên chiếc xích đu ngoài hiên, lắng nghe tiếng dế kêu. Tôi mệt nhoài vì hôm trước đã lầm việc đến khuya, mắt tôi gần như không mở nổi nữa, nhưng tôi không muốn anh ấy về. Tôi nằm gối đầu lên lòng anh. Tôi giơ tay lên và vuốt ve khuôn mặt ram ráp của anh.
“Khi nào em định cho anh xem những truyện em viết đây?” Anh hỏi.
“Anh đọc chuyên mục cô Myrna ấy. Tuần trước em vừa viết một bài về nấm mốc hay lắm.”
Anh cười, lắc đầu. “Không, ý anh là đọc thứ gì em đang nghĩ cơ. Anh cá chủ đề không phải về nội trợ.”
Tôi bỗng tự hỏi, liệu anh có biết tôi đang giấu giếm anh điều gì đó không. Tôi sợ rằng anh sẽ khám phá ra cuốn sách tôi đang làm, nhưng lại phấn khích khi anh tỏ ra quan tâm.
“Đợi khi nào em sẵn sàng nhé. Anh sẽ không chúc ép em đâu,” anh nói.
“Có lẽ để dịp nào đó, em sẽ cho anh xem,” tôi nói, mắt díu lại.
“Ngủ đi em,” anh nói, đoạn vén tóc tôi lên. “Để anh ngồi với em một lát nữa.”
Stuart đi vắng suốt sáu ngày tiếp đó, giờ tôi có thể toàn tâm toàn ý với mấy cuộc phỏng vấn. Mỗi tối tôi đến nhà Aibileen, lúc nào cũng hồi hộp như lần đầu tiên. Trong nhóm phụ nữ có người cao, người thấp, người da đen đặc như nhựa đường hoặc nâu sậm như màu caramen. Tôi được biết, nếu da trắng quá, sẽ không ai thèm thuê. Càng đen càng tốt. Đôi khi cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán, với những lời ca thán về lương thấp, công việc vất vả, lũ trẻ hư hỏng láo xược. Nhưng rồi có cả câu chuyện về những đứa trẻ chết dần trong tay người giúp việc. Những tia nhìn yếu ớt, vô hồn trong đôi mắt xanh bất động của chúng.
“Tên con bé là Olivia. Nó bé lắm, bàn tay nhỏ tí xíu cứ bám riết lấy ngón tay tôi, rồi nó thở hổn hển,” Fanny Amos kể, cô là người thứ tư chúng tôi phỏng vấn. “Lúc đấy mẹ nó không có ở nhà, cô ấy ra cửa hàng mua mentholatum. Chỉ còn mỗi tôi và bố nó. Ông ấy không cho tôi đặt nó xuống, bắt tôi bế nó cho đến khi nào bác sỹ đến. Nhưng con bé cứ lạnh dần đi trên tay tôi.”
Có những nỗi căm thù không giấu diếm đối với phụ nữ da trắng, lại có những tình cảm không thể lý giải nổi. Faye Belle, da xám xịt, người run lẩy bẩy, còn không nhớ nổi mình bao nhiêu tuổi. Những câu chuyện của bà trải ra dần như một tấm lụa mềm. Bà vẫn còn nhớ hồi nhỏ mình đã trốn trong một cái rương lớn cùng một đứa bé gái da trắng trong khi bọn lính Yankee lùng sục khắp nhà. Hai mươi năm sau, bà ôm chính đứa bé gái đó, lúc bấy giờ đã là một phụ nữ cao tuổi, trong vòng tay khi cô ta trút hơi thở cuối cùng. Hai người tuyên bố họ là bạn tốt nhất của nhau. Thề rằng cái chết cũng không thể thay đổi được tình cảm đó. Rằng màu da chẳng có ý nghĩa gì. Cháu người phụ nữ da trắng kia đến giờ vẫn trả tiền thuê nhà hàng tháng cho Faye Belle. Có đôi lúc, khi trong người khỏe khoắn, Faye Belle lại qua dọn bếp cho cậu ta.
Louvenia là người thứ năm tôi phỏng vấn. Bà là người giúp việc của Lou Anne Templeton, tôi nhận ra vì bà từng phục vụ tôi trong mấy buổi chơi bài. Louvenia kể rằng cậu Robert, cháu trai bà, đã bị một gã đàn ông da trắng đánh mù mắt hồi đầu năm, chỉ vì cậu dùng nhầm nhà vệ sinh của người da trắng. Tôi hỏi có phải cậu bé người ta nhắc đến trên báo không, Louvenia gật đầu, rồi ngồi chờ tôi đánh máy. Trong giọng nói của bà không vương một chút giận dữ nào cả. Tôi được biết rằng Lou Anne, người tôi vẫn cho là ngây độn, nhạt nhẽo và chưa bao giờ thèm để mắt đến, đã cho Louvenia nghỉ hai tuần có lương để bà dồn sức chăm cháu. Trong mấy tuần đó, cô còn mang thịt hầm đến nhà Louvenia tới bảy lần. Chính cô đã đưa Louvenia đến bệnh viện da màu ngay khi người ta gọi về báo chuyện của Robert và chờ ở đó sáu tiếng với bà, cho đến khi cuộc phẫu thuật kết thúc. Lou Anne chưa bao giờ đả động đến chuyện này với bất kỳ ai trong chúng tôi. Và tôi hoàn toàn hiểu lý do tại sao.
Có những lời thổ lộ khác, đầy căm phẫn, về những gã đàn ông da trắng tìm mọi cách sàm sỡ người giúp việc. Winnie kể rằng cô đã bị cưỡng bức hết lần này đến lần khác. Cleontine nói cô đã đánh trả cho tên kia đầm đìa máu mặt và từ đó hắn không dám động vào cô nữa. Song chính sự phân biệt rành rõ giữa yêu thương và khinh bỉ song hành cùng nhau mới khiến tôi kinh ngạc. Đa phần những người giúp việc tôi phỏng vấn đều được mời tham dự lễ cưới của bọn trẻ, nhưng với điều kiện họ phải mặc đồng phục. Những chuyện này tôi đã biết từ trước, song khi nghe từ chính miệng những người da màu, như thể tôi mới được nghe lần đầu vậy.
MẤT MẤY PHÚT LIỀN chúng tôi không thể nói nên lời sau khi Gretchen bỏ đi.
“Ta cứ làm tiếp đi,” Aibileen nói, “Chúng ta không cần phải... tính cô ta vào làm gì.”
Gretchen là em con chú con bác của Yule May. Cô ta cũng tham dự buổi cầu nguyện cho Yule May tại nhà Aibileen mấy tuần trước đó, dù cô ta sinh hoạt ở nhà thờ khác.
“Tôi thật không hiểu tại sao cô ta lại đồng ý cho tôi phỏng vấn trong khi...” Tôi chỉ muốn về nhà. Từng thớ gân trên cổ tôi đã cứng đơ lại. Ngón tay tôi run lên vì đánh máy và vì nghe những lời Gretchen vừa nói.
“Tôi xin lỗi, tôi không biết cô ta lại làm thế.”
“Có phải lỗi của vú đâu,” tôi nói. Tôi muốn hỏi bác ấy rằng có bao nhiêu phần sự thực trong những lời Gretchen nói. Nhưng tôi không thể. Tôi không thể nhìn thẳng vào mặt Aibileen.
Tôi giải thích các “quy tắc” cho Gretchen, giống hệt như đã làm với những người khác. Gretchen ngả người trên lưng ghế. Tôi tưởng cô ta đang nghĩ xem nên kể chuyện gì. Nhưng cô ta nói, “Xem cái mặt cô kìa. Lại thêm một ả da trắng muốn lợi dụng người da màu để làm tiền.”
Tôi liếc sang Aibileen, không biết phải đáp lời thế nào. Tôi chưa nói rõ chuyện tiền nong ư? Aibileen nghiêng đầu, dường như bác ấy cũng không tin vào tai mình.
“Cô nghĩ ai sẽ đọc cái thứ của nợ này?” Gretchen cười sằng sặc. Cô ta có vóc người thon gọn, vừa khít bộ đồng phục trắng. Cô ta đánh son môi màu hồng, đúng loại tôi và bạn bè tôi vẫn dùng. Cô ta rất trẻ, ăn nói rành rọt và cẩn trọng, y hệt một người da trắng. Tôi không biết tại sao, nhưng chính những điểm đó càng làm tôi bất an hơn.
“Những người da màu cô vừa phỏng vấn ấy, họ cư xử dễ chịu quá, phải không?”
“Vâng,” tôi đáp. “Dễ chịu lắm.”
Gretchen nhìn thẳng vào mắt tôi. “Họ ghét cô. Cô thừa biết mà, phải không? Từng điểm nhỏ nhất của cô. Nhưng cô ngu lắm, cô cứ tưởng mình đang ban ơn cho họ kia đấy.”
“Chị không buộc phải tham gia,” tôi nói. “Chị đã tình nguyện
“Cô biết cử chỉ tử tế nhất mà một mụ da trắng từng làm với tôi là gì không? Cho tôi miếng đầu mẩu bánh mỳ của mụ đấy. Những phụ nữ da màu đã tới đây, họ chỉ lỡm cô thôi. Họ không bao giờ nói cho cô biết sự thật đâu, thưa quý cô.”
“Cô thì biết gì về những điều mấy người kia đã kể cho tôi cơ chứ,” tôi nói, sững sờ nhận ra cơn giận dữ chất chứa trong lòng mình sôi sục đến thế, và nó bùng lên thật quá dễ dàng.
“Nói đi, quý cô, nói cái từ mà cô vẫn nghĩ trong đầu mỗi lần một người trong chúng tôi bước qua cửa ấy. Đồ mọi đen.”
Aibileen bỗng đứng bật dậy. “Đủ rồi, Gretchen. Cô về đi.”
“Chị biết không, Aibileen? Chị cũng ngu như cô ta thôi,” Gretchen nói.
Tôi rất sốc khi Aibileen chỉ tay ra cửa và rít lên, “Cút khỏi nhà tôi ngay.”
Gretchen bỏ về, nhưng qua lớp cửa lưới, cô ta quất lại một tia nhìn giận dữ khiến tôi rùng mình ớn lạnh.
HAI TỐI SAU, tôi ngồi nói chuyện với Callie. Bà có mái tóc xoăn tít đá ngả bạc gần hết. Bà đã sáu mươi bảy tuổi và vẫn mặc bộ đồng phục trắng. Khổ người bà khá to và nặng, nhiều phần cơ thể hầu như chìa hẳn ra ngoài chiếc ghế đang ngồi. Tôi vẫn còn chưa hết xáo động sau cuộc phỏng vấn với Gretchen.
Tôi chờ Callie khuấy trà. Có một chiếc bao của cửa hàng tạp hóa nằm trong góc bếp nhà Aibileen. Bên trong nhồi đầy quần áo, một chiếc quần trắng chờm hẳn ra ngoài miệng bao. Nhà Aibileen bao giờ cũng gọn gàng sạch sẽ lắm. Tôi không hiểu tại sao bác ấy không bao giờ động đến cái bao ấy.
Callie bắt đầu kể chuyện thật chậm rãi còn tôi đánh máy theo, mừng vì tốc độ của bà rất vừa phải. Ánh mắt bà nhìn xa xăm như thể đang thấy một màn hình ngay sau lưng tôi, chiếu lại những cảnh huống bà đang mô tả.
“Tôi giúp việc cho bà Margaret ba mươi tám năm trời. Bà ấy có một đứa con gái bị chứng đau bụng colic và chỉ có một cách giúp nó đỡ đau là ôm chặt nó. Thế là tôi làm một cái địu. Tôi quấn nó lên hông, và tha nó đi khắp nơi mọi chốn trong suốt một năm ròng. Con bé làm lưng tôi đau tưởng gãy xương sống. Tối nào tôi cũng phải chườm đá, đến giờ vẫn vậy. Nhưng tôi yêu nó lắm. Tôi yêu cả bà Margaret nữa.”
Bà nhấp một ngụm trà trong khi tôi gõ nốt những chữ cuối cùng. Tôi ngẩng đầu lên, bà lại nói tiếp.
“Lúc nào bà Margaret cũng bắt tôi phải bao tóc lại, bà bảo rằng bà biết người da màu chẳng gội đầu bao giờ. Bà đếm từng con dao chiếc nĩa mỗi lần tôi lau chùi xong. Khi bà Margaret chết vì chứng bệnh của phụ nữ ba mươi năm sau đó, tôi đến dự đám tang bà. Chồng bà ôm tôi, gục lên vai tôi mà khóc. Khi tang ma xong xuôi, ông ấy đưa cho tôi một chiếc phong bì. Bên trong là lá thư của bà Margaret chỉ có mấy chữ, ‘Cảm ơn chị. Vì đã giúp con tôi đỡ đau. Tôi không bao giờ quên.”’
Callie gỡ cặp kính gọng đen ra, gạt nước mắt.
“Nếu may ra có bà cô da trắng nào đọc được câu chuyện của tôi, thì đó là điều tôi muốn nói. Biết nói lời cảm ơn, khi trong lòng thực sự biết ơn, khi ta nhớ những gì người khác làm cho mình” - bà lắc đầu, mắt dán lên mặt bàn trầy xước — “thế là tốt lắm.”
Callie ngước lên nhìn tôi, nhưng tôi không dám nhìn thẳng vào mắt bà.
“Cho tôi xin một phút,” tôi nói và chống tay lên trán. Tôi không thể không nghĩ về Constantine. Tôi chưa một lần cảm ơn bác ấy, một cách tử tế. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ không còn cơ hội làm việc ấy nữa.
“Cô có sao không, cô Skeeter?” Aibileen hỏi.
“Tôi... không sao,” tôi đáp. “Ta làm tiếp thôi.”
Callie lại kể tiếp chuyện mình. Chiếc hộp giày Dr. Scholl màu vàng đặt trên mặt quầy sau lưng bà, vẫn đầy ắp phong bì. Trừ Gretchen, cả mười phụ nữ đều đề nghị chuyển tiền thù lao cho hai cậu con trai của Yule May đi học.