Chương 22

    
ÔM NAY CON BAO NHIÊU TUỔI, bé lớn?”
Mae Mobley vẫn còn nằm trên giường. Nó giơ hai ngón tay ngái ngủ lên và đáp, “Mae Mo Hai Tuổi.”
“Không không, hôm nay mình lên ba rồi!” Tôi kéo thêm một ngón tay của nó lênngâm nga bài hát bố vẫn tặng tôi vào mỗi ngày sinh nhật, “Ba chú lính nhỏ, đi săn hươu rừng, hai chú bảo dừng, một chú cứ tiến.”
Bây giờ con bé đã chuyển sang nằm giường lớn vì cũi đang được sửa lại cho đứa em sắp ra đời. “Năm sau, mình sẽ hát bài bốn chú lính nhỏ, đi tìm thức ăn nhé.”
Mũi con bé chun lại vì giờ nó sẽ phải nhớ để trả lời nó là Mae Mobley Ba Tuổi, trong khi trong suốt phần đời nó còn nhớ đưc, nó luôn bảo mọi người rằng mình là Mae Mobley Hai Tuổi. Lúc bạn còn nhỏ, người ta chỉ hỏi bạn có hai câu, một: tên con là gì, hai: con bao nhiêu tuổi; tốt hơn hết là nên đáp cho chuẩn.
“Con là Mae Mobley Ba Tuổi,” nó nói rồi bò ra khỏi giường, cái đầu xù lên như tổ quạ. Vết hói nó có hồi còn bé tí xíu giờ đã quay lại. Bình thường tôi có thể chải tóc phủ lên, che nó đi trong vài phút, nhưng cũng chẳng được lâu. Tóc con bé mỏng và càng lúc càng mất độ xoăn. Cứ đến cuối ngày là các lọn duỗi hết ra. Tôi chẳng phiền gì vì con bé không được xinh, nhưng tôi luôn cố trau chuốt cho nó sáng sủa hết mức có thể để mẹ nó vừa lòng.
“Vào bếp đi,” tôi rủ. “Mình sẽ làm một bữa sáng sinh nhật cho con nhé.”
Cô Leefolt đã ra tiệm làm đầu. Cô không màng gì đến chuyện có mặt trong buổi sáng đứa con lớn của mình thức dậy vào ngày sinh nhật đầu tiên nó có thể nhớ được. Nhưng ít ra cô Leefolt cũng mua cho Bé Con thứ nó muốn. Cô dẫn tôi vào phòng ngủ và chỉ chiếc hộp to kềnh ngồi chình ình trên sàn.
“Chắc con bé sướng lắm nhỉ?” Cô Leefolt nói. “Nó biết đi, biết nói, biết cả khóc nữa.”
Còn phải nói, đó là một chiếc hộp bọc giấy chấm bi nền hồng. Mặt trước dán những dải giấy bóng kính, và bên trong là một con búp bê cao bằng Mae Mobky. Tên là Allison. Nó có mái tóc xoăn vàng óng và đôi mắt xanh biếc. Váy hồng xếp nếp. Mỗi lần trên tivi phát quảng cáo, Mae Mobley cuống quít chạy ra rồi dang tay ôm cứng lấy chiếc hộp biết nói ấy, mắt nó dí sát vào màn hình, nhìn chằm chằm ra bộ nghiêm trọng lắm. Nhìn thấy món đồ chơi ấy, trông cô Leefolt cứ như sắp phát khóc. Tôi đồ là hồi cô còn bé, bà mẹ già keo kiệt nhà cô chẳng bao giờ mua cho con gái những thứ cô ao ước.
Vào đến bếp, tôi quấy ít cháo yến mạch nhạt, rồi rải một lớp kẹo dẻo của trẻ con lên trên. Tôi bỏ cả vào lò nướng, làm thế ăn sẽ giòn giòn. Sau đó tôi trang trí bằng một quả dâu đã cắt nhỏ. Đấy, cháo yến mạch là thế, chỉ là phương tiện. Nấu món gì thì món, phải khiến người ta có cảm giác muốn ăn
Ba chiếc nến hồng tôi mang từ nhà đi đã chờ sẵn trong túi. Tôi lấy ra, bóc lớp giấy sáp bọc xung quanh để nến không bị vẹo. Châm lửa xong, tôi mang đĩa cháo ra chỗ chiếc bàn phủ vải sơn trắng ở giữa phòng, đặt ngay trước mặt cái ghế cao của con bé.
Tôi nói, “Chúc mừng sinh nhật con, Mae Mobley Hai Tuổi!”
Nó cười khanh khách và chữa, “Con là Mae Mobley Ba Tuổi!”
“Đúng rồi! Giờ Bé Con thổi nến đi nào. Không thì sáp rơi hết vào cháo mất.”
Nó chăm chú ngắm những ngọn lửa bé xinh, miệng cười toe toét.
“Kìa, bé lớn, thổi đi con.”
Con bé thổi phù, nến tắt sạch. Nó mút hết cháo dính trên chân nến rồi mới bắt đầu xúc ăn. Một lúc sau, nó nghếch mặt lên cười với tôi và hỏi, “Bác bao nhiêu tuổi rồi?”
“Aibileen năm mươi ba tuổi.”
Mắt nó trố ra. Cứ như tôi đã ngàn tuổi rồi ấy.
“Bác có... sinh nhật không?”
“Có.” Tôi cười. “Khổ thế đấy. Sinh nhật bác vào tuần sau.” Không thể tin nổi, tôi sắp sang tuổi năm tư cơ đấy. Rồi tôi sẽ đi về đâu nhỉ?
“Bác có con không?” Nó hỏi.
Tôi cười. “Bác có mười bảy đứa.”
Con bé chưa đếm được đến số mười bảy, nhưng nó cũng biết đó là một số to lắm.
“Ngần ấy đứa mà đứng hết trong bếp này thì chật kín luôn ấy chứ.”
Đôi mắt nâu của nó trố ra, to và tròn xoe. “Thế con bác đâu?”
“Ở khắp thị trấn này. Tất cả những em bé bác từng nuôi đấy.”
“Sao các bạn ý không đến chơi với cháu?”
“Vì chúng nó lớn cả rồi. Nhiều đứa còn có con rồi cơTrời đất, trông con bé mới ngơ ngác chứ. Nó xòe tay tính, như thể đang cố cộng hết tất cả số trẻ con kia vậy. Cuối cùng tôi nói, “Con cũng là một trong số đó. Tất cả những đứa bé bác từng nuôi, bác đều coi như con đẻ của bác.”
Nó gật đầu, khoanh tay lại.
Tôi quay sang rửa bát đĩa. Tiệc sinh nhật tối nay sẽ chỉ tổ chức trong gia đình, tôi sẽ phải lo phần bánh trái. Trước hết, tôi sẽ làm một cái bánh dâu phủ kem lạnh vị dâu. Nếu được chọn, tất cả mọi bữa ăn của Mae Mobley sẽ đều có dâu hết. Sau đó tôi sẽ làm đến cái bánh kia.
“Ta làm bánh sô-cô-la đi,” cô Leefolt bảo, vừa mới hôm qua. Cô đã chửa đến tháng thứ Bảy và cô thèm ăn bánh sô-cô-la ghê lắm.
Tôi đã lên kế hoạch từ tuần trước. Nguyên liệu cũng đã sẵn sàng hết rồi. Một dịp quan trọng như thế, tôi đâu thể chờ nước đến chân mới nhảy. “Thế. Bánh dâu thì sao? Đấy là món khoái khẩu của Mae Mobley mà.”
“Không không, nó thích bánh sô-cô-la đấy. Hôm nay tôi sẽ ra cửa hàng mua mọi thứ cần dùng nhé.”
Sô-cô-la cái đầu tôi đây này. Thế là tôi nghĩ bụng, thôi, đành làm cả hai cái vậy. Ít ra bé con cũng được thổi nến hai lần.
Tôi rửa đĩa cháo rồi rót cho con bé ít nước nho. Nó đang ngồi ôm con búp bê cũ trong bếp, con tên là Claudia, với mái tóc vẽ bằng sơn và đôi mắt luôn nhắm nghiền. Mỗi lần bị đánh rơi xuống sàn, cô nàng biết ré lên một tiếng thảm thiết lắm.
“Con của con đây này,” tôi nói và con bé vỗ vỗ lưng con búp bê như đang muốn cho nó ợ hơi, và gật đầu.
Rồi nó nói, “Aibee, bác là mẹ thật của con.” Nó còn không nhìn tôi, chỉ buông lời nhẹ tênh như đang nói chuyện nắng mưa.
Tôi khuỵu chân quỳ xuống chỗ con bé đang ngồi chơi. “Mẹ con đi ra tiệm làm đầu rồi. Bé Con à, con biết mẹ con là ai mà.”
Nhưng nó lắc đầu lia lịa, tay siết chặt con búp bê vào lòng. “Con là con bác,” nó nói.
“Mae Mobley, con biết là bác chỉ nói đùa thôi, lúc bác bảo bác có mười bảy đứa con ấy? Thật ra có phải thế đâu. Bác chỉ có mỗi một đứa con thôi.”
“Con biết rồi,” nó đáp. “Con là con thật của bác. Mấy đứa bác nói vừa nãy là giảờ.”
Tôi đã từng gặp vài ca như thế. John Green Dudley, từ đầu tiên rời miệng thằng bé là Mẹ, lúc ấy nó nhìn thẳng vào mắt tôi. Nhưng chẳng bao lâu sau, nó đã gọi tất cả mọi người, kể cả chính nó, là mẹ, và gọi luôn bố nó là mẹ. Chuyện đó tiếp diễn một thời gian dài. Chẳng ai thèm bận tâm. Thế nhưng, khi thằng bé bắt đầu tập tọng chơi trò ăn diện với mấy chiếc váy xòe Jewel Taylor của chị nó và xịt nước hoa Chanel No. 5, tất cả mọi người đều cảm thấy ít nhiều lo lắng.
Tôi giúp việc cho gia đình Dudley lâu lắm, những sáu năm. Ông bố thường xách thằng bé ra gara rồi lấy ống nước cao su quất nó tơi bời, sao cho tiệt cái “nọc mái” trong người nó, đến mức tôi không thể chịu đựng nổi nữa. Treelore dở chết ngạt mỗi bữa tôi về nhà và siết cưng nó vào lòng. Khi chúng tôi bắt đầu viết tập truyện, cô Skeeter hỏi tôi ngày đau buồn nhất tôi còn nhớ khi làm nghề giúp việc là ngày nào. Tôi đáp đó là lúc một đứa trẻ chết non. Nhưng thực ra không phải. Đó là mỗi ngày kể từ năm 1941 đến năm 1947, ngồi ngoài cửa chờ những trận đòn roi kết thúc. Tôi ước sao mình có cơ hội nói với thằng John Green Dudley rằng nó sẽ không phải xuống địa ngục. Rằng nó không phải là một đứa quái thai lộn giống vì nó thích con trai. Tôi ước sao mình có cơ hội rót vào tai nó những lời khích lệ ngọt ngào như tôi đang cố làm với Mae Mobley. Thay vào đó, tôi chỉ ngồi đờ đẫn trong bếp, chờ tới lúc thoa thuốc lên những lằn roi sưng tấy.
Đúng lúc đó hai bác cháu nghe tiếng cô Leefolt đánh xe vào gara. Tôi hơi lo, không biết cô Leefolt sẽ phản ứng ra sao nếu cô tình cờ nghe được mấy chuyện mẹ con này. Mae Mobley cũng sợ lắm. Nó huơ huơ hai cánh tay liên hồi như con gà con vỗ cánh. “Suỵt! Bác đừng nói gì nhé!” Nó nói. “Không mẹ đánh chết.”
Vậy là con bé đã có lần nói với mẹ nó rồi. Và cô Leefolt rõ ràng không hài lòng chút nào.
Khi cô Leefolt bước vào nhà với mái tóc mới, Mae Mobley còn không chào mẹ lấy một câu, nó chạy ù về phòng. Hình như nó sợ mẹ nó có thể nghe thấy những gì nó đang nghĩ trong đầu.
° ° °
BỮA TIỆC SINH NHẬT MAE MOBLEY diễn ra suôn sẻ, ít ra đó là những gì cô Leefolt nói với tôi vào ngày hôm sau. Sáng thứ Sáu, tôi đi làm, thấy ba phần tư cái bánh sô-cô-la còn nằm trên mặt quầy. Bánh dâu đã hết sạch. Chiều hôm đó, cô Skeeter ghé qua để đưa cô Leefolt ít giấy tờ. Cô Leefolt vừa lạch bạch lê vào nhà vệ sinh, cô Skeeter bèn lẻn ngay xuống bếp.
“Tối nay ta làm tiếp chứ?” Tôi hỏi
“Có. Tôi sẽ đến.” Kể từ hồi cô Skeeter và cậu Stuart trục trặc, cô chẳng mấy khi nở nụ cười. Tôi nghe cô Hilly và cô Leefolt bàn tán về chuyện đó nhiều lắm.
Cô Skeeter tự lấy cho mình một chai Co-Cola trong tủ đá, và nói nhỏ. “Tối nay chúng ta kết thúc phần phỏng vấn Winnie rồi cuối tuần này tôi sẽ viết thành bản hoàn chỉnh. Nhưng sau đó tôi sẽ không gặp vú được cho đến tận thứ Năm. Tôi đã hứa với mẹ sẽ đưa mẹ xuống Natchez thứ Hai này để giải quyết việc của DAR.” Cô Skeeter gần như nheo mắt lại, cô hay làm thế khi đang nghĩ tới việc gì hệ trọng lắm. “Tôi sẽ đi vắng ba ngày đấy nhé?”
“Tốt,” tôi nói. “Cô cần được nghỉ ngơi một chút.”
Cô đi ra phòng ăn, nhưng rồi ngoái đầu lại, nhắc, “Nhớ nhé. Tôi sẽ lên đường vào sáng thứ Hai và đi liền ba ngày luôn đấy.”
“Vâng, thưa cô,” tôi đáp, không hiểu sao cô ấy thấy cần phải nhắc đi nhắc lại như thế nhỉ.
MỚI TÁM RƯỠI SÁNG THỨ HAI nhưng điện thoại nhà cô Leefolt đã réo hàng tràng chuông đổ nhà đổ cửa.
“Nhà cô Lee...”
“Đưa điện thoại cho Elizabeth mau!”
Tôi chạy đi báo cô Leefolt. Cô bò ra khỏi giường, lệt bệt chạy ra chỗ cái điện thoại, đầu vẫn cuốn đầy lô và trên người còn mặc nguyên bộ áo ngủ. Cô Hilly gào lên như đang nói vào loa chứ chẳng phải điện thoại. Tôi nghe từ nào từ nấy rõ mồn một.
“Cậu đi qua nhà tớ chưa?”
“Sao cơ? Cậu đang nói về...?”
“Cô ta đã đưa nó vào mục sáng kiến vệ sinh trên báo hội. Tớ đã thông báo rõ là áo khoác cũ sẽ được tập kết tại nhà tớ chứ không phải...”
“Để tớ đi lấy... thư đã, tớ chẳng hiểu cậu đang...”
“Tớ mà tóm được, tớ sẽ tự tay giết chết cô ta.”
Đường dây ngắt tịt ngay bên tai cô Leefolt. Cô đứng đó bần thần nhìn trong giây lát, rồi vội vã choàng chiếc áo khoác mặc nhà bên ngoài áo ngủ. “Tôi phải đi đây,” cô vừa nói vừa ngó quanh để tìm chìa khóa xe. “Tôi sẽ quay lại ngay.”
Cứ thế cô ôm cái bụng kềnh càng chạy ra cửa và khệ nệ ngồi vào xe phóng đi. Tôi nhìn xuống Mae Mobley, còn con bé ngước lên nhìn tôi.
“Đừng hỏi bác, Bé Con. Bác cũng chẳng biết gì đâu.”
Có một điều tôi biết, đó là cô Hilly cùng cả gia đình mới về sáng nay sau mấy ngày cuối tuần nghỉ ở Memphis. Mỗi lần cô Hilly đi vắng, cô Leefolt chỉ lải nhải mỗi một chuyện cô ta đang ở đâu và bao giờ cô ta quay lại.
“Đi nào, Bé Con,” một lát sau tôi rủ. “Bác cháu mình đi bộ nhé, xem có chuyện gì nào.”
Chúng tôi đi dọc phố Devine, rẽ trái, rồi lại rẽ trái một lần nữa, và thẳng lên phố nhà cô Hilly, phố Myrtle. Mặc dù khi ấy đang là tháng Tám, nhưng quãng đường cuốc bộ dễ chịu lắm, vì trời chưa đổ nóng nhiều. Chim chóc hót ríu ran khắp nơi. Mae Mobley cầm tay tôi và hai bác cháu hớn hở dung dăng dung dẻ với nhau. Hôm nay có bao nhiêu là xe đi qua chúng tôi, lạ thật, Myrtle vốn là đường cụt mà.
Chúng tôi đi vào con ngõ dẫn đến ngôi nhà son trắng bề thế của cô Hilly. Và chúng ở đó.
Mae Mobley chỉ tay và cười khanh khách. “Nhìn kìa. Aibee nhìn kìa!”
Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào như thế. Hơn ba chục cái. Bệ xí. Đứng la liệt trên bãi cỏ nhà cô Hilly. Mỗi cái lại có một màu sắc, hình dáng, kích cỡ khác nhau. Cái màu xanh, cái màu hồng, cái màu trắng. Vài cái mất bệ ngồi, vài cái mất két nước. Cũ có, mới có, đây thì dây giật nước lắp trên đầu, kia thì xả bằng cần gạt. Có cái nắp mở tênh hênh như đang buôn chuyện, cái khác nắp đóng im ỉm như đang dỏng tai lắng nghe, nom hệt như một đám người lố nhố.
Hai bác cháu đi men vào đường rãnh thoát nước, vì xe cộ bắt đầu dồn ứ lại trên con ngõ bé tí. Mọi người ùn ùn lái tới, vây quanh ốc đảo cỏ nhỏ bé nằm cuối đường, cửa kính xe đều kéo tịt xuống. Ai nấy cười rộ lên và bảo nhau. “Xem nhà Hilly kìa,” “Nhìn kìa.” Và săm soi mấy cái bồn cầu như thể đời họ chưa từng thấy bao giờ vậy.
“Một, hai, ba,” Mae Mobley bắt đầu đếm. Nó đếm đến mười hai thì tôi phải tiếp lời. “Hai mươi chín, ba mươi, ba mươi mốt. Ba mươi hai cái bồn cầu, Bé Con ạ.”
Chúng tôi tiến lại gần hơn, giờ tôi mới nhìn ra, không phải chỉ có trên bãi cỏ thôi đâu. Những chiếc bồn cầu đứng sóng đôi trên đường xe vào nhà, như những cặp vợ chồng. Có một chiếc đứng hiên ngang trên bậc thềm trước nhà, cứ như nó đang chờ cô Hilly ra mở cửa vậy.
“Cái kia trông buồn cười nhỉ...”
Nhưng Bé Con đã dứt khỏi tay tôi. Nó chạy thẳng ra sân, đến trước một cái bồn cầu màu hồng và lật nắp lên. Chỉ trong chớp mắt, con bé đã kịp tụt quần và tè vào đó còn tôi cuống quít đuổi theo nó, bỏ lại sau lưng hàng chục tiếng còi xe rú inh ỏi và một người đàn ông đội mũ đang cắm cúi chụp ảnh.
Xe của cô Leefolt đỗ trên đường dẫn vào nhà, ngay sau đuôi xe cô Hilly, nhưng tôi không thấy tăm hơi hai người đâu cả. Chắc họ đang ở trong nhà, gào rú không biết phải làm gì với đống hổ lốn này đây. Rèm cửa đã được buông kín, tịnh không có chút động tĩnh nào. Tôi thầm khấn trong bụng, mong sao họ không bắt quả tang Bé Con ngồi tè ngay trước mặt cả nửa dân số Jackson. Đến lúc về nhà rồi đây.
Trên cả quãng đường về, Bé Con cứ hỏi mãi về mấy chiếc bồn cầu. Sao chúng lại ở đấy? Chúng từ đâu ra? Nó đến thăm Heather và chơi với lũ bồn cầu một lúc nữa được không?
Khi tôi quay lại nhà cô Leefolt, chuông điện thoại reo inh ỏi không dứt suốt buổi sáng hôm đó. Tôi không nghe máy. Tôi chờ đến lúc chuông dừng đủ lâu để gọi cho Minny. Nhưng khi cô Leefolt vừa xông vào bếp, cô lập tức chạy bổ tới chỗ cái điện thoại với vận tốc phải đến hàng triệu dặm một giờ. Chỉ ít phút sau tôi đã ráp nối xong toàn bộ sự việc.
Cuối cùng cô Skeeter cũng đăng tuyên bố của cô Hilly về nhà vệ sinh riêng trên báo Hội. Danh sách các lý do tại sao người da trắng và người da màu không thể ngồi cùng một cái bệ xí. Và rồi, bên dưới, cô nối tiếp bằng một thông báo kêu gọi ủng hộ áo khoác cũ, hoặc chí ít đó là điều cô phải làm. Nhưng thay vì áo khoác, thông báo lại thành ra “Hãy mang bồn cầu cũ của nhà bạn đến số 228 phố Myrtle. Chúng tôi không ở nhà, mời các bạn cứ bỏ ở cửa trước.” Cô ấy chỉ nhầm có một từ, vậy thôi. Nhưng tôi đồ rằng đó cũng chính là điều cô ấy muốn nói.
XUI CHO CÔ HILLY là hôm ấy chẳng có sự kiện nào đáng chú ý cả. Không có tin gì về Việt Nam hay dự thảo luật. Cuộc đại tuần hành sắp tới trên Washington của linh mục King cũng chưa có động thái nào mới. Hôm sau, ngôi nhà của cô Hilly cùng lũ bồn cầu đã chễm chệ trên trang nhất của bác Jackson Journal. Tôi phải nói thật, cảnh tượng đó thật tức cười hết sức. Tôi ước sao ảnh chụp có màu, để nhìn vào bạn có thể so sánh vô vàn sắc độ hồng và xanh và trắng khác nhau. Nên gọi đó là cuộc đoàn tụ của họ hàng bệ xí mới phải.
Tít lớn trưng lên mấy chữ, MỜI BẠN GHÉ QUA, KIẾM MỘT CHỖ NGỒI! Không có bài viết nào đi kèm. Chỉ có tấm hình và một dòng chú thích nhỏ bên dưới, “Tư gia của cô Hilly và ông William Holbrook ở Jackson, Mississippi, là thắng cảnh đáng xem nhất trong buổi sáng hôm nay.”
Tôi bảo không có sự kiện nào đáng chú ý, chẳng phải nói riêngJackson thôi đâu, mà cả nước Mỹ ấy nhé. Lottie Freeman, làm việc trong dinh thự của ngài thống đốc, chỗ này đặt mua toàn những báo chí tiếng tăm thôi, kể với tôi rằng cô nhìn thấy ảnh đăng trên cả trang đời sống của báo The New York Times. Và ảnh nào cũng ghi rõ, “Tư gia của cô Hilly và ông William Holbrook ở Jackson,Mississippi.”
TUẦN ĐÓ Ở NHÀ CÔ LEEFOLT còn vô khối cuộc điện thoại khác, rất nhiều cái gật đầu, xem ra tai cô Leefolt đã đầy phè những lời cô Hilly nói. Một phần tôi thấy tức cười vì mấy cái bồn cầu, phần khác lại muốn phát khóc. Cô Skeeter đã quá mạo hiểm khi biến cô Hilly thành kẻ thù của mình. Tối nay cô sẽ trở về từNatchez, tôi mong cô sẽ gọi đến. Giờ tôi đồ rằng mình đã hiểu lý do tại sao cô đi.
Sáng thứ Năm, tôi vẫn chưa nghe được tin tức gì từ cô Skeeter. Tôi bày biện các thứ cần thiết để là quần áo ngoài phòng khách. Cô Leefolt về nhà cùng cô Hilly và cả hai ngồi vào bàn phòng ăn. Tôi chưa nhìn thấy cô Hilly ở đây kể từ sau vụ bồn cầu. Tôi đoán cô không mấy khi rời khỏi nhà. Tôi vặn nhỏ tiếng tivi và căng tai lên nghe ngóng.
“Đây này. Chính thứ tớ nói với cậu lần trước đấv.” Cô Hilly mở một quyển sách nhỏ ra. Cô ta di ngón tay theo từng dòng chữ. Cô Leefolt lắc đầu.
“Cậu biết nó nghĩa là gì không? Cô ta muốn thay đổi các điều luật này. Nếu không tại sao cô ta lại tha nó đi khắp nơi như thế?”
“Thật không thể tưởng tượng nổi,”
“Tớ không thể chứng minh cô ta là người đặt mấy cái bồn cầu đó vào sân nhà tớ. Nhưng cái này” - cô ta giơ quyển sách lên và lắc lắc - “là bằng chứng hùng hồn cho thấy cô ta đang âm mưu chuyện gì đó. Và tớ đang định báo luôn cho Stuart Whitworth.”
“Nhưng họ chả chia tay rồi còn gì.”
“Phải, nhưng chú ấy vẫn phải biết. Phòng khi chú ấy có ý định hàn gắn với cô ta. Vì sự nghiệp của nghị sĩ Whitworth.”
“Nhưng biết đâu đó thực sự chỉ là nhầm lẫn, tờ báo ấy. Có lẽ cô ấy...”
“Elizabeth.” Hilly khoanh tay lại. “Tớ không nói chuyện mấy cái bồn cầu. Tớ đang nói về luật pháp của toàn bang ta. Tớ muốn cậu tự hỏi mình một câu, cậu có muốn Mae Mobley ngồi cạnh một thằng bé da màu trong lớp học tiếng Anh không?” Cô Hilly đưa mắt liếc tôi, lúc ấy đang cặm cụi là quần áo. Cô ta hạ bớt giọng, nhưng cô Hilly chưa bao giờ biết cách nói thầm cho ra hồn. “Cậu có muốn bọn da màu sống ngay trong khu phố này không? Muốn chúng nó vỗ mông cậu giữa đường không?”
Tôi ngẩng đầu lên và thấy những lời đó bắt đầu ngấm vào cô Leefolt. Cô ngồi thẳng hẳn lên, tỏ vẻ nghiêm trọng lắm.
“Lúc chứng kiến trò khốn nạn cô ta làm với nhà tớ, William điên lắm, tớ cũng không thể giao du với cô ta thêm nữa, như thế chỉ tổ hại thanh danh, nhất là lại sắp đến kỳ bầu cử nữa. Tớ đã gọi Jeanie Caldwell thay chỗ Skeeter trong hội bài rồi.”
“Cậu đá cô ấy khỏi hội bài luôn à?”
“Tất nhiên. Tớ còn đang tính đuổi cô ta khỏi Hội cơ.”
“Cậu làm thế được ư?”
“Được chứ sao không. Nhưng tớ đã quyết rồi, tớ sẽ để cô ta ngồi trong căn phòng đó mà chống mắt lên nhìn, xem cô ta đã tự biến mình thành một con ngốc thế nào.” Cô Hilly gật đầu. “Cô ta phải hiểu rằng còn lâu cô ta mới được sống yên ổn. Giở trò với chúng ta là một chuyện, còn dám giở trò với những người khác, cô ta sẽ tha hồ ăn đủ.”
“Đúng thế. Ở thị trấn này có vài người phân biệt chủng tộc ghê lắm,” cô Leefolt nói.
Cô Hilly gật đầu, “A, bọn họ ở ngay ngoài kia thôi.” Một lúc sau, họ đứng dậy và lái xe đi với nhau. Tôi mừng vì không phải nhìn hai bản mặt ấy trong chốc lát.
ĐẾN TRƯA, ông Leefolt về nhà ăn cơm, chuyện này hiếm gặp lắm. Ông ta ngồi xuống cái bàn ăn sáng bé tí. “Aibileen, chị làm cho tôi món gì ăn trưa đi.” Ông ta giơ tờ báo lên, gõ lên sống báo cho thẳng. “Tôi muốn ăn bò nướng.”
“Vâng, thưa ông.” Tôi trải một tờ giấy lót và bày khăn ăn cùng dao nĩa ra bàn cho ông. Ông cao và gầy tong teo. Chắc chẳng còn mấy nỗi nữa ông sẽ hói sạch. Bây giờ xung quanh đầu ông chỉ có một vòng tròn đen nhánh, đỉnh đầu đã trống trơn.
“Chị sẽ ở lại đỡ Elizabeth chăm đứa thứ hai chứ? “ Ông ta vừa hỏi, mắt vẫn không rời tờ báo. Bình thường ông chẳng thèm ngó ngàng gì đến tôi cả.
“Vâng, thưa ông.” Tôi đáp.
“Vì tôi nghe nói chị hay chuyển việc lắm.”
“Phải, thưa ông,” tôi nói. Quả đúng như vậy. Đa phần người giúp việc gắn bó với một nhà chủ suốt đời, nhưng tôi thì không thế. Tôi có những lý do riêng để chuyển việc khi bọn trẻ lên tám, chín tuổi. Qua vài công việc khác nhau tôi mới ngộ ra. “Tôi giỏi chăm trẻ con nhất.”
“Tức là chị không thực sự coi mình là một người giúp việc. Chị có vẻ giống bảo mẫu hơn nhỉ.” Ồng đặt tờ báo xuống và nhìn tôi. “Chị cũng là dân chuyên, giống tôi.”
Tôi không nói gì, chỉ khẽ gật đầu.
“Chị hiểu không, tôi chỉ làm thuế doanh nghiệp thôi, chứ không phải loại thuế nào cũng khai.”
Tôi bỗng thấy nóng ruột. Đây là lần ông nói với tôi nhiều nhất từ trước đến nay, trong khi tôi đã làm cho nhà này những ba năm trời.
“Chắc đến lúc bọn trẻ đủ tuổi đi học chị tìm việc mới vất lắm nhỉ.”
“Lúc nào cũng có việc gì đó mới.”
Ông ta không bình luận gì, tôi bèn đi bắc thịt nướng ra khỏi lò.
“Chuyển chỗ làm nhiều như thế, chắc chị phải giữ tiếng lắm
“Vâng, thưa ông.”
“Tôi nghe nói chị có biết Skeeter Phelan. Bạn cũ của Elizabeth.”
Tôi cúi gằm. Thật từ từ, tôi tỉ mẩn thái, thái, thái từng lát thịt trên khúc sườn bò. Tim tôi bây giờ đập nhanh gấp ba lần bình thường.
“Thỉnh thoảng cô ấy có hỏi tôi vài mẹo tẩy vết bẩn. Để viết báo.”
“Thế à?” Ông Leefolt nói.
“Vâng, thưa ông. Cô ấy chỉ hỏi tôi chuyện đó thôi.”
“Tôi không muốn chị nói chuyện với cô ta thêm một lần nào nữa, không có mẹo mực, chào hỏi gì hết, chị nghe rõ chua?”
“Vâng, thưa ông.”
“Nếu tôi nghe được hai người có nói chuyện với nhau, thì chị cứ liệu hồn. Chị hiểu chưa?”
“Vâng, thưa ông,” tôi đáp lí nhí, không hiểu ông ta còn biết những chuyện gì nữa.
Ông Leefolt lại cầm tờ báo lên. “Tôi muốn ăn bánh kẹp với miếng thịt đấy. Cho thêm ít sốt mayonnaise nữa. Nhớ đừng nướng quá lửa đấy, tôi không thích ăn khô.”
TỐI HÔM ĐÓ, tôi và Minny ngồi bên chiếc bàn trong bếp nhà tôi. Từ hồi chiều đến giờ hai tay tôi cứ run lẩy bẩy, đến giờ vẫn chưa đỡ.
“Đồ da trắng đần độn khốn kiếp,” Minny rủa.
“Ước gì ta đọc được suy nghĩ của lão ấy.”
Rồi có tiếng gõ đằng cửa hậu, tôi và Minny nhìn nhau. Chỉ có một người gõ cửa nhà tôi như thế, những người khác đều vào thẳng nhà. Tôi mở ra và cô Skeeter đứng đó. “Minny đang ở đây,” tôi nói nhỏ, vì biết trước mình sắp bước vào một căn phòng có Minny dù sao cũng an toàn hơn.
Tôi mừng vì cô đã đến. Có bao nhiêu điều tôi cần nói với cô, đến nỗi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu nữa. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi thấy mặt cô Skeeter lộ vẻ gì đó từa tựa như một nụ cười. Tôi đoán cô vẫn chưa nói chuyện vớ
“Chào chị, Minny,” cô nói khi vừa bước vào.
Tôi chưa kịp mở miệng nói gì, cô Skeeter đã ngồi xuống và vào đề luôn.
“Lúc đi xa tôi đã nảy ra vài ý tưởng mới. Aibileen, tôi nghĩ chúng ta nên mở đầu bằng chương của vú.” Cô thò tay vào cái túi đỏ xơ xác và rút ra vài tờ giấy. “Còn ta sẽ đổi chỗ chương của Louvenia và chương của Faye Bell, vì không nên để ba câu chuyện ấn tượng xuất hiện liên tục. Phần giữa chúng ta sẽ sắp xếp sau, nhưng Minny ạ, tôi nghĩ chương của chị nhất định phải để cuối cùng.”
“Cô Skeeter... tôi có chuyện này phải nói với cô,” tôi nói.
Minny và tôi nhìn nhau. “Cháu về đây,” Minny nói, mặt cau có như thể ghế cứng quá, không thể ngồi nổi nữa. Cô bước ra cửa, nhưng trên đường đi, cô chạm nhẹ lên vai cô Skeeter, rất nhanh, mắt cô vẫn nhìn thẳng, làm như chưa hề có động tác đó. Rồi cô đi mất.
“Cô Skeeter, cô xa thị trấn cũng được một thời gian rồi đấy.” Tôi bóp gáy.
Rồi tôi kể chuyện cô Hilly đã mang quyển sách luật ra cho cô Leefolt xem. Và có trời mới biết cô ta đã dí nó vào mặt những người nào trong thị trấn này.
Cô Skeeter gật đầu, nói, “Tôi có thể đối phó với Hilly được. Chuyện này không dính dáng gì đến vú, hay những người khác, hoặc quyển sách.”
Và rồi tôi kể ông Leefolt nói gì, rằng ông ta đã ngửa bài hết, cấm tôi không được trao đổi với cô về mấy bài viết mẹo tẩy rửa nữa. Tôi không muốn nói với cô những chuyện này, nhưng đằng nào cô cũng nghe được, và tôi muốn cô nghe chính miệng tôi nói thì hơn.
Cô Skeeter chăm chú lắng nghe, và hỏi vài câu. Khi tôi kể xong hết, cô nói, “Anh ta cục lắm, Raleigh ấy. Nhưng tôi sẽ cố gắng cẩn thận hết mức khi nào qua nhà Elizibeth. Tôi sẽ không xuống bếp nữa vậy,” và tôi chắc chắn rằng cô chưa lường được hết những chuyện vừa xảy ra. Chưa lường được rắc rối khủng khiếp mà cô đã vướng vào với chính bạn bè mình. Chưa hiểu chúng tôi nên sợ hãi đến mức nào. Tôi nói cho cô biết rằng cô Hilly bảo sẽ lợi dụng Hội phụ nữ để hành hạ cô. Tôi nói cô đã bị gạt khỏi hội bài. Tôi nói rằng cô Hilly sẽ đem mọi chuyện kể cho cậu Stuart, phòng khi cậu ấy có “ý định” hàn gắn với cỏ.
Cô Skeeter nhìn lảng đi, cố mỉm cười. “Dù sao tôi cũ chẳng thèm quan tâm đến ba cái chuyện vặt vãnh.” Cô gần như phá lên cười, nó khiến tim tôi đau nhói. Vì thật ra tất cả mọi người đều quan tâm. Da đen, da trắng, sâu trong thâm tâm chúng ta đều thế.
“Tôi chỉ... tôi muốn cô nghe chính tôi nói, còn hơn là từ những người khác trong thị trấn,” tôi nói. “Để cô biết sắp có chuyện gì. Để cô liệu chừng mà đề phòng.”
Cô cắn môi, gật đầu. “Cảm ơn vú, Aibileen.”