Chương 27

    
ÔI NHÌN CHÒNG CHỌC chiếc điện thoại trong bếp. Lâu lắm rồi chẳng có ai gọi đến đây, trông nó chẳng khác gì một thứ đồ vật chết treo trên tường. Có một bầu không khí im lặng rùng rợn bao trùm khắp mọi nơi - ở thư viện, ở hiệu thuốc nơi tôi mua các thứ thuốc men cho mẹ, trên phố High nơi tôi mua mực cho máy đánh chữ, và trong chính ngôi nhà này. Vụ ám sát tổng thống Kennedy xảy ra cách đây chưa đầy hai tuần đã giáng cho cả thế giới một đòn chết điếng. Dường như không một ai dám cả gan phá vỡ sự tê liệt ấy. Dường như trên đời chẳng còn điều gì khác đáng được gọi là quan trọng nữa.
Có vài lần hiếm hoi điện thoại đổ chuông, đó luôn là bác sỹ Neal, gọi đến để báo thêm những kết quả xét nghiệm xấu khác, hoặc để kiểm tra tình hình của mẹ. Thế nhưng, thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ đó là Stuart, dù rằng lần cuối cùng anh ấy gọi điện đã là năm tháng trước. Mặc dù rốt cuộc tôi cũng hết chịu nổi và nói thẳng với mẹ rằng hai đứa đã chia tay. Trông mẹ sốc lắm, đúng như tôi đã lường trước, nhưng ơn trời, mẹ chỉ thở dài.
Tôi hít một hơi thật dài, bấm số không, và giam mình trong kho chứa thức ăn. Tôi đọc cho nhân viên tổng đài số máy đường dài và chong tai chờ đợi.
“Nhà xuất bản Harper and Row, xin hỏi quý khách cần gặp ai?”
“Xin nối máy cho tôi đến văn phòng bà Elaine Stein.”
Tôi chờ thư ký của bà ta nhấc máy, trong bụng thầm ước giá mình làm việc này sớm hơn. Nhưng gọi điện thoại vào đúng tuần ngài Kennedy mất có vẻ không ổn chút nào, tôi nghe bản tin báo hầu hết các cơ quan, công sở đều đóng của. Sau đó lại đến tuần Lễ tạ ơn và khi tôi gọi, tổng đài báo lại không có ai nhấc máy, vậy là tôi đã gọi đi muộn một tso với dự tính.
“Elaine Stein nghe.”
Tôi chớp mắt, ngạc nhiên vì đó không phải thư ký của bà ta. “Chị Stein, tôi xin lỗi, tôi là - Eugenia Phelan. Ở Jackson, Mississippi.”
“Vâng... cô Eugenia.” Bà ta thở dài, hiển nhiên bà ta đang cáu vì đã lỡ tự mình nghe điện thoại.
“Tôi gọi để báo cho chị biết rằng bản thảo sẽ sẵn sàng ngay sau năm mới. Tôi sẽ gửi cho chị vào tuần thứ hai của tháng Một.” Tôi tươi cười trình bày trơn tru những câu đã tập dượt từ trước.
Đáp lại chỉ là sự im lặng, ngoại trừ một hơi thuốc phả vào điện thoại. Tôi ngồi nhấp nhổm trên thùng bột mì. “Tôi... là người viết về các phụ nữ da màu? Ở Mississippi ấy?”
“Có, tôi nhớ,” bà ta đáp, nhưng tôi không dám chắc bà ta có nhớ thật không. Nhưng rồi bà ta nói, “Cô là người đăng tuyển vị trí biên tập viên. Dự án của cô triển khai đến đâu rồi?”
“Gần xong rồi. Chúng tôi chỉ phải hoàn tất hai cuộc phỏng vấn nữa thôi, tôi đang phân vân không biết nên gửi thẳng đến cho chị hay gửi cho thư ký của chị.”
“Không không, tháng Một thì không được rồi.”
“Eugenia? Con có ở trong nhà không?” Tôi nghe tiếng mẹ gọi.
Tôi bịt ống nghe điện thoại. “Mẹ chờ con một chút,” tôi hét, tôi biết nếu tôi không đáp lại, mẹ sẽ xông vào đây.
“Cuộc họp biên tập viên cuối cùng của năm là vào ngày hai mốt tháng Mười hai,” bà Stein nói tiếp. “Nếu cô muốn bản thảo này có cơ hội được đọc tới, tôi phải có nó trong tay trước thời điểm đó. Nếu không nó sẽ bị bỏ vào Đống. Cô Phelan, cô sẽ không thích vào Đống chút nào đâu.”
“Nhưng... chị đã bảo tôi là tháng Một cơ mà...” Hôm nay là ngày mồng hai tháng Mười hai. Như vậy tôi chỉ còn mười chín ngày để hoàn thành cả cuốn sách.
“Hai mốt tháng Mười hai là ngày mọi người nghỉ lễ, sau đó sang năm mới, chúng tôi sẽ bận ngập đầu ngập cổ với các dự án từ danh sách tác giả và nhà báo của chính nhà xuất bản. Cô Phelan, nếu là kẻ vô danh tiểu tốt, như cô bây giờ, thì trước ngày hai mốt tháng Mười hai là cánh cửa cho cô. Cánh cửa cuối cùng.
Tôi nuốt nước bọt, “Tôi không biết liệu...”
“Nhân tiện, có phải cô vừa nói chuyện với mẹ cô đấy không? Cô vẫn sống ở nhà bố mẹ à?”
Tôi cố nghĩ ra một lời nói dối - mẹ đến thăm tôi, mẹ đang ốm, mẹ chỉ tạt qua, vì tôi không muốn bà Stein biết rằng tôi chưa làm được gì cho cuộc đời chính mình. Nhưng rồi tôi thỉ thở dài, “Vâng, tôi vẫn ở nhà.”
“Thế còn người phụ nữ da màu đã nuôi cô. Tôi đoán bà ta vẫn còn ở cùng gia đình chứ?”
“Không, bác ấy đi rồi.”
“Ừm. Tệ quá nhỉ. Cô có biết chuyện gì đã xảy ra với bà ta không? Tôi vừa chợt nghĩ ra, cô sẽ cần có một phần về người giúp việc của chính cô.”
Tôi nhắm mắt lại, cố nén cơn giận. “Tôi không... biết, thật tình.”
“Thế thì cố tìm hiểu xem, nhất định cô phải cho vào đấy. Có thế tác phẩm mới có thêm chất cá nhân.”
“Vâng,” tôi đáp, mặc dù không hiểu mình sẽ xoay xở cách nào để kết thúc phần truyện của hai người còn lại kịp thời hạn, đừng nói đến viết về Constantine. Chỉ riêng ý nghĩ viết về bác ấy khiến tôi thầm ước, từ tận đáy lòng mình, rằng bác ấy đang có mặt ở đây.
“Chào cô, cô Phelan. Tôi hy vọng cô sẽ hoàn thành kịp hạn chót,” bà ta nói, nhưng trước khi dập máy, bà ta càu nhàu, “còn nữa, vì Chúa, cô là một phụ nữ hai mươi tư tuổi có ăn học đàng hoàng kia mà. Đi kiếm ngay một căn hộ đi.”
TÔI BỎ MÁY, thẫn thờ trước cái tin về hạn cuối và việc bà Stein một hai đòi đưa Constantine vào cuốn sách. Tôi biết mình phải bắt tay vào làm việc ngay lập tức, nhưng tôi lại vào phòng ngủ xem tình hình mẹ ra sao. Ba tháng vừa qua, mấy khối u của mẹ ngày càng tệ. Mẹ sút cân nhiều hơn và không thể qua nổi quá hai ngày mà không nôn mủa. Ngay đến bác sỹ Neal cũng lộ vẻ sửng sốt khi tôi đưa mẹ đến khám tuần trước.
Mẹ nằm trên giường săm soi tôi từ đầu đến chân. “Chẳng phải hôm nay con phải họp hội chơi bài sao?”
“Hoãn rồi mẹ ạ. Thằng bé nhà Elizabeth bị đau bụng,” tôi nói dối. Quá nhiều lời dối trá đã được nói đang chen nhau chật ních cả căn phòng. “Mẹ thấy thế nào?” Tôi hỏi. Chiếc chậu sứ trắng cũ đặt trên giường ngay bên cạnh mẹ. “Mẹ có mệt không?”
“Mẹ không sao. Đừng có nhăn trán như thế, Eugenia. Không tốt cho da con đâu.”
Mẹ vẫn chưa biết rằng tôi đã bị đá khỏi hội bài và Patsy Joiner đã có bạn chơi tennis khác. Tôi không được mời tới bữa tiệc cocktail hay lễ tắm bé nào nữa, hay bất cứ dịp tụ họp nào mà Hilly sẽ góp mặt. Chỉ trừ Hội phụ nữ. Trong các cuộc họp, các cô gái khác chỉ nói rất ngắn gọn, luôn vào thắng vấn đề chính khi bàn về báo hội với tôi. Tôi cố thuyết phục bản thân rằng mình không bận tâm. Tôi gắn chặt mình với chiếc máy đánh chữ và hầu như không rời nhà. Tôi tự nhắc bản thân mình, đó là những gì tôi đáng phải nhận khi dám bỏ ba mươi mốt cái bồn cầu trên sân trước của cô gái quyền lực nhất thị trấn. Mọi người tất sẽ đối xử với tôi hơi khác trước kia.
ĐÃ GẦN BỐN THÁNG trời qua đi kể từ ngày cánh cửa giữa tôi và Hilly đóng sập lại, cảnh cửa đúc bằng băng dày tới mức có lẽ phải cần đến một trăm mùa hè Mississippi mới đủ làm nó tan chảy. Không phải tôi chưa lường được hậu quả. Tôi chỉ không nghĩ nó lại kéo dài đến thế.
Giọng Hilly trên điện thoại nghe trầm đục, nhỏ, dường như cô đã hò hét suốt cả buổi sáng hôm đó. “Cậu là đồ bệnh hoạn,” cô nghiến ngấu. “Đừng nói chuyện với tôi, đừng nhìn tôi. Đừng chào con tôi.”
“Hilly, đó thực ra chỉ là lỗi in ấn thôi mà,” là tất cả những gì tôi nghĩ ra được.
“Tôi sẽ đích thân đến nhà nghị sĩ Whitworth để bảo ông ấy rằng chính cậu, Skeeter Phelan, là một tai họa đối với chiến dịch tranh cử của ông ấy trên Washington. Một vết nhơ trên thanh danh của ông ấy nếu Stuart còn dính líu đến cậu.”
Tôi rúng động khi mới nghe đến tên anh, mặc dù khi ấy chúng tôi đã chia tay được vài tuần lễ. Tôi có thể mường tượng ra cảnh anh ấy quay mặt đi, không thèm để tâm đến bất kỳ điều gì tôi làm nữa.
“Cậu biến sân nhà tôi thành một trò hề,” Hilly nói. “Cậu đã âm mưu bôi nhọ gia đình tôi từ bao lâu rồi?” Hilly không hiểu một điều, rằng tôi chẳng có âm mưu nào hết. Khi tôi bắt tay vào đánh máy sáng kiến vệ sinh phòng dịch của cô cho báo hội, gõ những chữ như bệnh tật và hãy bảo vệ bản thân mình và hân hạnh được giúp đỡ, dường như có thứ gì đó nứt bung ra trong tôi, không khác một quả dưa hấu là mấy, mát rượi, êm dịu và ngọt ngào. Tôi luôn nghĩ trạng thái điên hẳn phải là một cảm giác cay đắng, đen tối lắm, nhưng nó thật sự vô cùng viên mãn và khoái lạc một khi bạn đã thực sự chìm đắm trong đó. Tôi đã trả cho mấy đứa em trai của Pascagoula, mỗi đứa hai lăm đô-la, để vác mấy cái bồn cầu vứt đi bỏ trước bãi cỏ nhà Hilly, chúng sợ nhưng vẫn sẵn lòng làm. Tôi còn nhớ đêm hôm ấy trời tối như mực. Tôi nhớ mình đã cảm thấy may mắn biết bao vì một tòa nhà cũ đã bị phá sạch bên trong và ngoài bãi phế thải có cơ man bồn cầu vứt đi để tôi có thể nhặt tuỳ thích. Đã hai lần tôi mơ thấy mình được quay lại đó. Tôi không hối tiếc điều gì, nhưng tôi không còn cảm thấy mình may mắn đến thế nữa.
“Thế mà cậu dám tự gọi mình là một con chiên ngoan đạo cơ đấy,” là những lời cuối cùng Hilly dành cho tôi và tôi thầm nghĩ,Lạy Chúa. Tôi nói thế bao giờ?
Tháng Mười một năm nay, ngài Stooley Whitworth thắng cuộc đua trên Washington. Nhưng William Holbrook lại thất bại trong cuộc bầu cử địa phương để giành ghế nghị sĩ bang. Tôi dám chắc Hilly cũng đổ lỗi cho tôi vì vụ này. Chưa kể bao nhiêu công sức cô bỏ ra để gán ghép tôi với Stuart đã xôi hỏng bỏng không.
VÀI TIẾNG SAU Khi nói chuyện điện thoại với bà Stein, tôi rón rén quay lại để kiểm tra mẹ một lần cuối. Bố đã ngủ say bên mẹ. Một cốc sữa đặt trên bàn. Mẹ ngồi tựa lên mấy chiếc gối nhưng đôi mắt đã nhắm nghiền. Ngay khi tôi vừa ló đầu vào, mẹ bèn mở mắt ra.
“Me có cần con lấy cho mẹ cái gì không?”
“Mç chỉ nằm nghỉ vì bác sỹ Neal bắt vậy thôi. Con đi đâu đấy, Eugenia? Gần bảy giờ rồi đấy.”
“Con đi một tí rồi về ngay. Con chỉ lái xe loanh quanh thôi.” Tôi hôn mẹ, mong sao mẹ không hỏi thêm câu gì nữa. Khi tôi khép cánh cửa lại, mẹ đã chìm vào giấc ngủ.
Tôi phóng xe thật nhanh xuyên qua thị trấn. Tôi sự phải báo cho Aibileen biết hạn chót mới. Chiếc xe tải cũ giật lắc rổn rảng khi đi qua mấy cái ổ gà. Sau một mùa bông nhọc nhằn, chiếc xe càng xập xệ nhanh hơn. Đầu tôi chạm cả trần vì ai đó đã vặn lò xo ghế chặt quá. Tôi phải hạ cửa sổ xuống khi lái, khuỷu tay chìa ra giữ để cánh cửa khỏi rung. Cửa kính trước đã có thêm một vết nứt mới hình mặt trời lúc hoàng hôn.
Tôi đỗ xe cạnh một cột đèn trên phố State đối diện công ty giấy. Khi tôi nhìn sang, Elizabeth cùng Mae Mobley và Raleigh đang chen vai thích cánh ở băng ghế trước của chiếc Corvair trắng, đang trên đường về nhà sau bữa tối ở đâu đó, tôi đoán thế. Toàn thân tôi cứng đờ, tôi xhông dám liếc sang lần nữa, sợ rằng cô ấy sẽ nhìn thấy tôi và hỏi tôi đang làm gì trong xe tải. Tôi để họ lái vượt lên trước, vừa dõi theo đèn đuôi xe, vừa cố nén luồng hơi nóng bỏng đang dâng lên tận cổ. Lâu lắm rồi tôi chưa nói chuyện với Elizabeth.
Sau vụ bồn cầu, Elizabeth và tôi gắng gượng lắm mới duy trì được tình bạn. Thi thoảng chúng tôi vẫn nói chuyện qua điện thoại. Nhưng cô chỉ dừng lại ở một lời chào cùng vài câu vô thưởng vô phạt khi gặp tôi ở các cuộc họp Hội, vì Hilly sẽ trông thấy cô. Lần cuối cùng tôi ghé qua nhà Elizabeth đã cách đây một tháng.
“Trời, Mae Mobley lớn nhanh quá đi mất,” tôi nói. Mae Mobley cười e thẹn và giấu mình sau chân mẹ. Con bé giờ đã cao hơn nhưng vẫn béo mũm mĩm kiểu trẻ con.
“Như cỏ dại ấy,” Elizabeth nói, mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi bỗng thầm nghĩ, ví von về đứa con chính mình sinh ra như thế có kỳ quặc quá không. Cỏ dại.
Elizabeth vẫn mặc chiếc áo choàng tắm, tóc cuốn lô, sau cữ sinh nở, cô đã trở lại với thân hình còm nhom. Cô giữ nguyên một nụ cười gượng gạo. Cứ chừng vài giây một, cô lại nhìn đồng hồ, giơ tay sờ lên mấy chiếc lô cuốn. Chúng tôi chỉ đứng thơ thẩn trong bếp.
“Có muốn đến câu lạc bộ ăn trưa không?” Tôi hỏi. Đúng lúc đó Aibileen quày quả mở cửa bếp bước ra. Trong phòng ăn, tôi thoáng thấy những miếng ren lót Battenburg và dao nĩa.
“Tớ không đi được đâu, phải giục cậu về tớ ngại quá, nhưng... mẹ hẹn tớ ở tiệm Taylor Jewel rồi.” Cô lại lia mắt ra cửa sổ trước. “Cụ ghét chờ đợi lắm, cậu biết rồi đấy.” Nụ cười của cô vành ra theo cấp số mũ.
“Ô thế à, tớ xin lỗi, đừng để tớ làm cậu lỡ hẹn nhé.” Tôi vỗ lên vai cô và đi ra cửa. Bỗng tôi sực nhớ. Sao tôi dốt thế nhỉ? Bây giờ là mười hai giờ, thứ Tư. Hội chơi bài cũ của tôi.
Tôi cho con Cadillac chạy lùi trên dải đường dẫn vào nhà, trong lòng hối hận vì đã khiến cô phải sượng sùng đến thế. Qua cửa sổ, tôi thấy khuôn mặt cô giãn ra khi nhìn tôi ra về. Đó là lúc tôi chợt nhận ra: cô không xấu hổ vì đã làm tôi khó nghĩ. Elizabeth Leefolt xấu hổ vì sợ bị nhìn thấy đứng cùng tôi.
TÔI ĐỖ XE TRÊN PHỐ NHÀ AIBILEEN, cách nhà bác ấy chừng vài căn, tôi biết chúng tôi cần phải cảnh giác hơn bao giờ hết. Mặc dù Hilly không bao giờ đặt chân đến khu này, nhưng giờ đây cô một mối đe đọa đối với tất cả mọi người trong chúng tôi và tôi có cảm giác đôi mắt cô dõi theo mình khắp mọi nơi. Tôi hiểu cô sẽ hả hê đến nhường nào nếu phát hiện ra tôi làm chuyện này. Tôi không dám đánh giá thấp những gì cô dám làm để tôi phải nếm mùi đau khổ trong suốt phần đời còn lại này.
Đó là một buổi tối tháng Mười hai hanh hao và một cơn mưa rào đã lộp bộp đổ xuống. Đầu cúi thật thấp, tôi hối hả bước dọc con phố. Cuộc nói chuyện ban chiều với bà Stein vẫn ong ong trong đầu. Tôi đã cố gắng phân loại ưu tiên cho những việc còn cần phải hoàn thành. Nhưng phần khó nhất là, tôi sẽ phải hỏi Aibileen thêm một lần nữa về những gì đã xảy ra với Constantine. Tôi không thể thuật lại trọn vẹn câu chuyện về Constantine nếu không biết những chuyện đó. Chỉ phản ánh một phần câu chuyện sẽ làm hỏng hết ý nghĩa của cuốn sách. Như vậy đâu thể gọi là nói ra sự thật.
Tôi vội vã bước vào căn bếp nhà Aibileen. Vẻ mặt tôi lúc ấy hẳn đã giúp bác linh cảm được có điều chẳng lành.
“Có chuyện gì vậy? Có người trông thấy cô à?”
“Không,” tôi đáp, đoạn thò tay rút tập giấy trong túi ra. “Sáng nay tôi vừa nói chuyện với bà Stein.” Tôi kể lại cho bác ấy tất cả những gì tôi biết, về hạn chót, về “Đống.”
“Rồi, vậy là...” Aibileen nhẩm đếm số ngày trong đầu, y như tôi đã làm suốt cả chiều nay. “Vậy là chúng ta chỉ còn hai tuần rưỡi thay vì sáu tuần. Ôi trời thần ơi, ngần đấy thời gian thì làm sao mà đủ. Ta vẫn còn phải viết nốt phần của Louvenia và chuốt lại phần của Faye Belle - còn phần của Minny cũng đã hoàn chỉnh đâu... Cô Skeeter, ta còn chưa đặt tựa sách.”
Tôi vục đầu xuống hai bàn tay, cảm thấy như mình đang chìm dần xuống nước. “Mà đã hết đâu,” tôi nói. “Bà ấy... muốn tôi viết về Constantine. Bà ấy hỏi tôi... chuyện gì đã xảy ra với bác ấy.”
Aibileen đặt tách trà của mình xuống.
“Aibileen, tôi biết viết thế nào đây, khi chẳng biết chuyện gì đã xảy ra cả. Thế nên nếu vú không nói với tôi được... tôi đang không biết có ai khác có thể kể lại cho tôi hay không.”
Aibileen lắc đầu. “Tôi đồ là họ sẽ nói thôi,” bác nói, “nhưng tôi không muốn một người nào khác kể lại cho cô nghe chuyện ấy.”
“Vậy... vú sẽ nói chứ?” gỡ cặp kính ra, day day mắt. Bác đeo kính trở lại và tôi cứ nghĩ mình sẽ nhìn thấy một khuôn mặt mệt mỏi. Bác ấy đã phải làm quần quật cả ngày và giờ lại phải lăn thây xả xác ra để cố bắt kịp hạn chót. Tôi nhấp nhổm trên ghế, chờ câu trả lời từ bác.
Nhưng trông bác không vương một tia mệt mỏi nào hết. Bác ngồi thẳng dậy và gật đầu quả quyết. “Tôi sẽ viết. Cho tôi xin vài ngày. Tôi sẽ cho cô biết mọi chuyện đã xảy ra với Constantine.”
TÔI NGỒI SƯỚT MƯỜI LĂM TIẾNG ĐỒNG HỒ không nghỉ để biên soạn phần phỏng vấn Louvenia. Tối thứ Năm, tôi đi họp Hội. Tôi chỉ muốn ra khỏi nhà, để không phải quay cuồng với những mối lo và nhấp nhổm vì hạn chót cho cuốn sách nữa. Cây thông Noel bắt đầu tỏa ra mùi hắc nồng nặc, còn những trái cam ướp hương liệu lại có vẻ rữa nát ghê người. Lúc nào mẹ cũng thấy lạnh và cả ngôi nhà của bố mẹ làm tôi có cảm giác như mình đang lặn ngụp trong một thùng bơ nóng khổng lồ.
Tôi dừng bước trên bậc thềm trụ sở Hội, hít vào một hơi thật dài bầu không khí mùa đông tinh khiết. Nói ra thì thảm hại thật, nhưng tôi mừng vì vẫn còn báo Hội để làm. Mỗi tuần lại có một lần tôi thực sự có cảm giác mình vẫn là một phần của cuộc sống. Và biết đâu, có khi lần này sẽ khác, khi mùa nghỉ lễ đã bắt đầu.
Nhưng đúng giây phút tôi bước vào, những tấm lưng đồng loạt quay ra. Thái độ bất thừa nhận dành cho tôi phơi bày hoàn toàn lộ liễu, như thể có một bức tường bê tông đã mọc lên xung quanh tôi. Hilly chỉ nhìn tôi cười khẩy, rồi lập tức quay sang nói chuyện với một người khác. Tôi tiến sâu vào giữa đám đông và nhìn thấy Elizabeth. Cô mỉm cười và tôi vẫy tay. Tôi muốn tâm sự với cô về mẹ, nói rằng tôi đang lo lắm, nhưng trước khi tôi kịp lại gần, Elizabeth quay lưng, đầu cúi thấp và bỏ đi. Tôi về chỗ ngồi của mình. Chuyện này hoàn toàn mới, với cả cô ấy, và nơi này.
Thay vì ngồi ở hàng đầu như thường lệ, tôi lui xuống hàng cuối cùng, giận sôi người vì Elizabeth thậm chí chẳng thèm chào một câu. Ngồi bên cạnh tôi là Rachel Cole Brant. Rachel hầu như không đi họp vì còn bận một nách ba con và đang dở lấy bằng thạc sỹ môn Ngữ văn ở Đại học Millsaps. Tôi ước sao hai chúng tôi có thể thân nhau hơn, nhưng tôi biết cô quá bận rộn. Phía bên kia là cô ả Leslie Fullerbean dở hơi cùng đám mây gôm xịt tóc của nàng. Mỗi lần cô ta châm thuốc lá hẳn phải là một lần đùa giỡn với tử thần. Tôi cứ thắc mắc, nếu tôi ấn tay lên đỉnh đầu cô ta, không hiểu nước gôm có phun ra từ miệng cô ả không nhỉ.
Gần như tất cả các cô gái có mặt trong phòng đều chân bắt chữ ngũ, điếlá cháy đỏ kẹp trên tay. Đám khói tụ lại và vờn quanh trần nhà. Đã hai tháng nay tôi không hút hít gì, hơi khói khiến tôi thấy buồn nôn. Hilly bước lên bục diễn thuyết và thông báo các đợt vận động quyên góp sắp tới (quyên áo khoác, quyên đồ hộp, quyên sách, và cả trò xưa như trái đất, quyên tiền), và sau đó chúng tôi chuyển sang phần Hilly yêu thích nhất trong mỗi cuộc họp, danh sách phê bình. Đây là phần cô nêu tên những người đóng Hội phí chậm hoặc đi họp trễ hoặc không hoàn thành các nghĩa vụ nhân đạo của mình. Gần đây tôi luôn phải ngồi trong danh sách phê bình, không vì lý do này thì vì lý do khác.
Hilly mặc một chiếc váy chữ A may bằng len đỏ với một chiếc áo choàng không tay khoác bên ngoài, gọi là phong cách Sherlock Holmes, mặc dù trong phòng nóng như thiêu. Thỉnh thoảng, cô lại hất vạt áo trước ra sau vai như thể nó làm cô thấy vướng víu, nhưng trông vẻ mặt cô thì xem ra cô khoái cử chỉ đấy lắm, chứ chẳng phải phiền phức gì nết. Trợ lý Mary Nell đứng ngay cạnh, lâu lâu lại đưa cho cô những tờ ghi nhớ, Mary Nell có vẻ mặt của một con chó cảnh, chính xác là giống chó Bắc Kinh có bốn chân bé tí và cái mũi hếch tớn.
“Giờ chúng ta sẽ bàn đến một vấn đề rất lý thú.” Hilly nhận mấy tờ ghi nhớ do con chó cưng chuyển sang và đọc lướt qua.
“Ban chấp hành đã quyết định báo Hội của chúng ta sẽ được đổi mới một chút.”
Tôi ngồi thẳng lên. Chẳng phải tôi mới là người có quyền quyết định đối với những thay đổi liên quan đến báo Hội hay sao?
“Thứ nhất, chúng ta sẽ chuyển báo hội từ tuần san sang nguyệt san. Giá tem đã tăng lên sáu xu, nên chi phí như vậy là quá lớn. Và chúng ta sẽ thêm vào mục thời trang, điểm lại những những trang phục đẹp nhất mà các thành viên trong Hội mặc, và một mục trang điểm với những xu hướng mới nhất. À, dĩ nhiên là cả danh sách phê bình nữa. Cũng sẽ có trong báo.” Cô gật đầu, đưa mắt làm hiệu với vài thành viên.
“Và cuối cùng, phần thay đổi thú vị nhất: chúng tôi đã quyết định đặt tên cho ấn phẩm mới này là The Tattler. Theo tên tờ tạp chí Châu Âu tất cả các quý bà quý cô ở đó đều hâm mộ.”
“Cái tên yêu quá đi mất!” Mary Lou White rú rít còn Hilly quá hãnh diện về bản thân mình, đến nỗi cô còn chẳng buồn gõ búa nạt Mary Lou vì tội nói leo.
“Được rồi. Giờ đã đến lúc chọn tổng biên tập cho tờ nguyệt san mới, hiện đại của chúng ta. Có ứng cử viên nào không?”
Vài cánh tay giơ lên. Tôi ngồi đờ đẫn.
“Jeanie Price, ý chị thế nào?”
“Tôi bầu Hilly. Tôi đề cử Hilly Holbrook.”
“Chị thật dễ thương. Rồi, ai nữa?”
Rachel Cole Brant quay sang và nhìn tôi như muốn nói, Chị tin nổi không? Rõ ràng, cô là người duy nhất trong căn phòng này không biết chuyện giữa tôi và Hilly.
“Có người thứ hai nào bầu...” Hilly nhìn xuống bục diễn thuyết, làm như cô không thể nhớ được người vừa được đề cử là ai vậy. “Bầu Hilly Holbrook làm tổng biên tập không?”
“Tôi thứ hai.”
“Tôi thứ ba.”
Cộp - cộp, búa gõ xuống, vậy là tôi mất ghế tổng biên tập.
Leslie Fullerbean đang nhìn tôi chòng chọc với đôi mắt thô lố, tôi có thể thấy phía sau đó, nơi lẽ ra là não của cô ta, chẳng có gì cả.
“Skeeter, đó chẳng phải là công việc của chị hay sao?” Rachel nói.
“Nó từng là công việc của tôi,” tôi lẩm bẩm và đứng dậy đi thẳng ra cửa khi cuộc họp kết thúc. Không ai nói gì với tôi, không ai nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi ngẩng cao đầu.
Ở sảnh chờ, Hilly và Elizabeth đứng nói chuyện với nhau. Hilly gài lọn tóc sẫm ra sau tai, đoạn nở một nụ cười xã giao với tôi. Cô bỏ đi nói chuyện với người khác, nhưng Elizabeth vẫn đứng nguyên tại chỗ. Cô khẽ chạm vào cánh tay tôi khi tôi bước ra.
“Elizabeth à,” tôi nói nhỏ.
“Skeeter, tớ rất tiếc,” cô thì thầm và bốn mắt chúng tôi gắn chặt lấy nhau. Nhưng rồi cô lại nhìn lảng đi. Tôi bước xuống bậc thềm, đi ra bãi đỗ xe tối om. Tôi tưởng cô còn điều gì nữa muốn nói với tôi, nhưng có lẽ tôi đã nhầm.
SAU CUỘC HỌP HỘI, tôi không về thẳng nhà. Tôi hạ hết cửa kính của con Cadillac xuống, để làn gió buổi đêm phả lên mặt mình. Nó vừa ấm áp lại vừa lạnh lẽo. Tôi biết mình cần phải về nhà và tiếp tục hoàn thành cuốn sách, nhưng tôi đánh xe sang làn chính của phố State và phóng đi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy ống rỗng như thế. Tôi không thể không nghĩ rằng những gì đen tối nhất đang đổ ập xuống đầu tôi. Tôi sẽ không bao giờ làm xong kịp hạn chót, bạn bè hắt hủi tôi, Stuart đã ra đi, mẹ thì...
Tôi không biết mẹ thì sao, nhưng tất cả chúng tôi đều biết vấn đề của mẹ trầm trọng hơn u dạ dày nhiều.
Quán bar Sun and Sand đã đóng cửa, tôi lái chậm lại, căng mắt ra nhìn, ánh đèn neon khi đã tắt đi có vẻ gì đó trông thật chết chóc. Tôi lướt qua tòa nhà Lamar Life cao ngất, qua những cột đèn giao thông nhấp nháy màu vàng. Lúc này mới là tám giờ tối song tất cả mọi người đã đi ngủ. Mỗi con người trong cái thị trấn này đã tìm đường trốn vào giấc ngủ bằng mọi phương cách khả dĩ.
“Ước gì mình có thể rời khồi nơi này,” tôi nói, giọng vang lên thật kỳ quái, xung quanh chẳng có một ai để nghe tôi nói cả. Trong bóng tối, tôi thoáng thấy hình ảnh chính mình từ đằng xa, như trong một bộ phim. Tôi trở thành một kẻ trong đám người vẫn phóng xe đi hoang khi đêm xuống. Lạy Chúa, tôi chính là gã Boo Radley của cái thị trấn này, y như trong truyện Giết con chim nhại.
Tôi bật đài lên, thèm khát một thứ âm thanh bất kỳ có thể lấp đầy tai tôi. Bài “It’s My Party” đang được phát, tôi bèn dò kênh khác. Tôi bắt đầu ghét mấy bài hát ẻo lả não nề của bọn mới lớn về tình yêu và những thứ vô thưởng vô phạt. Trong lúc chỉnh sóng, tôi bắt được kênh WKPO của Memphis và một giọng nam vang lên, nghe hao hao giọng một kẻ say rượu, hát nhạc blue với nhịp rất nhanh. Đến một con phố cụt, tôi dừng ở bãi đỗ xe cửa hàng Tote-Sume và ngồi lắng nghe bài hát. Nó hay hơn bất kỳ thứ gì tôi từng nghe qua.
... ta chìm nghỉm như một hòn đá
Khi xung quanh vật đổi sao dời.
Một giọng nói trong hộp thiếc cho tôi biết tên anh ta là Bob Dylan, nhưng khi bài hát tiếp theo dạo lên, tín hiệu nhòe dần. Tôi ngả lưng trên ghế, mắt trân trân nhìn ra những ô cửa sổ tối om của cửa hàng. Tôi bỗng thấy lòng tràn ngập một cảm giác thanh thản không thể cắt nghĩa nổi. Tôi thấy như mình vừa được nghe những âm thanh đến từ tương lai.
Trong buồng điện thoại đặt ngay bên ngoài cửa hàng, tôi nhét đồng năm xu vào khe và gọi về cho mẹ. Tôi biết mẹ sẽ thức chờ tới khi tôi về nhà.
“A lô?” Giọng bố vang lên lúc tám giờ rưỡi tối.
“Bố... sao bố vẫn thức thế? Có chuyện gì hả bố?”
“Con về nhà ngay đi.”
Đột nhiên ngọn đèn đường như chói lòa trong mắt tôi, buổi đêm trở nên lạnh buốt, “Có phải mẹ không ạ? Mẹ ốm hả bố?”
“Stuart đã ngồi ngoài hiên gần hai tiếng đồng hồ rồi. Cậu ấy đợi con đấy.”
Stuart? Không có lẽ nào. “Nhưng mẹ... mẹ...”
“À, mẹ ổn. Thực ra, mẹ có vẻ tươi tắn hơn một chút rồi. Về nhà đi, Skeeter, về tiếp Stuart đi con.”
CUỐC XE VỀ NHÀ chưa bao giờ dài đến thế. Mười phút sau, tôi đỗ lại trước nhà và thấy Stuart đang ngồi ở bậc thềm trên cùng hiên nhà. Bố đang ngả người trên chiếc ghế bập bênh. Cả hai cùng đứng dậy khi tôi tắt động cơ.
“Con chào bố,” tôi nói mà không nhìn Stuart. “Mẹ đâu rồi ạ?”
“Mẹ ngủ rồi, bố vừa vào xem.” Bố ngáp dài. Suốt mười nãm nay tôi chưa bao giờ thấy bố thức qua bảy giờ tối, khi cánh đồng bông mùa xuân bị đóng băng.
“Chúc hai đứa ngủ ngon. Khi nào xong việc nhớ tắt hết đèn đi con nhé.” Bố vào trong nhà, chỉ còn lại tôi và Stuart. Buổi đêm tối đen và tĩnh lặng quá, tôi còn chẳng nhìn thấy sao, trăng hay thậm chí một con chó nào dưới sân.
“Anh làm gì ở đây?” Tôi nói, và giọng tôi nghe thật khẽ.
“Anh đến nói chuyện với em.”
Tôi ngồi trên bậc thềm trước nhà và vục đầu xuống cánh tay. “Anh nói nhanh rồi về đi. Em đang vui lên. Mới mười phút trước em vừa được nghe một bài hát và gần như đã cảm thấy khá hơn rồi.”
Anh xích lại gần tôi, nhưng không gần đến mức hai bên chạm vào nhau. Tôi ước sao chúng tôi được chạm vào nhau.
“Anh đến để nói với em chuyện này. Anh đến để nói rằng anh đã gặp
Tôi ngẩng đầu lên. Từ đầu tiên hiện lên trong óc tôi là ích kỷ. Anh là đồ khốn nạn ích kỷ, anh dám đến đây để nói về Patricia ư.
“Anh lên trên kia, tận San Francisco. Hai tuần trước, anh nhảy vào xe tải và lái miết bốn ngày trời rồi gõ cửa căn hộ mà mẹ cô ấy cho anh địa chỉ.”
Tôi ôm mặt. Tất cả những gì tôi trông thấy chỉ là Stuart đang gài lọn tóc của cô ta ra sau tai như anh từng làm với tôi. “En không muốn biết chuyện đó.”
“Anh nói với cô ấy rằng anh nghĩ đó là điều xấu xa nhất người ta có thể làm với một người khác. Lừa dối như thế. Trông cô ta khác lắm. Cô ta mặc cái váy rũ rượi quê mùa, đeo biểu tượng hòa bình, tóc buông xõa và chẳng bôi tí son phấn nào. Và cô ta cười phá lên khi nhìn thấy anh. Sau đó cô ta gọi anh là con điếm.” Anh lấy mấy đốt ngón tay dụi mắt thật mạnh. “Chính cô ta, kẻ đã trút bỏ quần áo để lên giường với thằng khốn kia - dám bảo anh là một con điếm của bố anh, con điếm của Mississippi.”
“Anh kể với em để làm gì?” Nắm tay tôi siết chặt lại, vị kim loại dâng nồng trong miệng. Tôi đã cắn vào lưỡi tự lúc nào.
“Anh lái xe lên tận đấy vì em. Sau khi chúng ta chia tay, anh biết anh phải bỏ cô ta ra khỏi đầu mình. Và anh đã làm được, Skeeter ạ. Anh đã lái xe hai nghìn dặm đường đến đó rồi quay về đây và anh ở đây để nói cho em biết. Nó chết rồi. Hết thật rồi.”
“Vậy hả, tốt lắm, Stuart,” tôi nói. “Tốt cho anh.”
Anh xích lại gần hơn và cúi xuống để tôi nhìn anh. Và tôi cảm thấy khó chịu, buồn nôn theo đúng nghĩa đen vì mùi rượu mạnh phả ra từ hơi thở của anh. Vậy mà tôi vẫn muốn co người lại và sà vào lòng anh. Tôi vừa yêu anh lại vừa ghét anh.
“Anh về đi,” tôi nói mà gần như không thể tin vào tai mình nữa. “Trong tim em chẳng còn chỗ nào cho anh đâu.”
“Anh không tin.”
“Anh đến muộn quá rồi, Stuart ạ.”
“Thứ Bảy này anh qua được không? Mình sẽ nói chuyện thêm nhé?”
Tôi nhún vai, mắt nhòe nước. Tôi sẽ không để anh vứt bỏ tôi chêm một lần nữa. Chuyện đó xảy ra quá nhiều lần rồi, với anh ấy, với bạn bè tôi. Tôi sẽ là một con ngốc để nó tái diễn thêm một lần nữa.
“Anh làm gì thì làm, em không quan tâm.”
TÔI THỨC DẬY lúc năm giờ sáng và bắt tay vào viết sách. Khi chỉ còn mười bảy ngày là đến hạn chót, tôi làm việc thâu đêm suốt sáng với tốc độ và hiệu suất mà chẳng ngờ là mình có được. Tôi kết thúc chuyện của Louvenia trong khoảng thời gian chỉ bằng phân nửa so với lúc viết truyện của những người khác và, trong cơn đau đầu quay cuồng dữ dội, tôi tắt đèn khi tia nắng đầu tiên xuyên qua cửa sổ. Nếu Aibileen đưa tôi câu chuyện của Constantine vào đầu tuần sau, rất có thể tôi sẽ vượt qua được cửa ải này.
Và rồi tôi bỗng nhận ra mình không có tới mười bảy ngày nữa. Sao tôi ngu thế. Tôi chỉ có mười ngày, vì tôi chưa tính thời gian cần thiết để gửi cuốn sách lên tận New York.
Lẽ ra tôi sẽ khóc, nếu còn thời gian để làm việc đó.
Vài giờ sau, tôi thức dậy và quay lại với công việc. Lúc năm giờ chiều, tôi nghe có tiếng xe đỗ lại trước nhà và thấy Stuart trèo từ trên xe tải xuống. Tôi dứt mình khỏi chiếc máy chữ và đi ra hiên trước.
“Chào anh,” tôi đứng trên ngưỡng cửa nói vọng ra.
“Chào em, Skeeter.” Anh gật đầu với tôi, tôi thấy có vẻ ngượng nghịu so với cung cách của anh hai đêm trước đây. “Cháu chào bác, bác Phelan.”
“Chào con trai.” Bố đứng dậy khỏi ghế. “Bố để hai con nói chuyện ngoài này nhé.”
“Bố đừng đứng dậy. Stuart, em xin lỗi, nhưng hôm nay em bận lắm. Anh cứ ngồi đây nói chuyện với bố bao lâu tùy thích.”
Tôi trở vào nhà, đi qua mẹ đang ngồi bên bàn bếp uống sữa nóng.
“Có phải người mẹ nhìn thấy ngoài kia chính là Stuart không?”
Tôi vào phòng ăn và nép sau cửa sổ, nơi tôi biết Stuart không thể nhìn thấy mình. Tôi dõi theo cho đến khi anh lái xe đi hẳn. Và sau đó tôi chỉ đứng nhìn.
TỐI HÔM ĐÓ, NHƯ THƯỜNG LỆ, tôi đến nhà Aibileen. Tôi nói với bác ấy rằng chúng tôi chỉ còn mười ngày nữa, và trông bác như muôn khóc. Rồi tôi đưaem chương của Louvenia, phần tôi đã viết bằng vận tốc ánh sáng. Minny cũng ngồi cạnh bàn bếp với chúng tôi, uống Coke và nhìn ra cửa sổ. Tôi không biết tối nay cô cũng đến và ước sao cô để mặc hai chúng tôi tự do làm việc.
Aibileen đặt tập truyện xuống, gật đầu, “Tôi thấy chương này viết rất tốt. Đọc hay không kém gì những chương viết chậm.”
Tôi thở dài, ngả người ra lưng ghế, nhẩm tính xem chúng tôi còn phải làm gì nữa. “Ta cần phải quyết định tựa sách nữa,” tôi nói và day day thái dương. “Tôi đã nghĩ ra mấy cái tên. Tôi nghĩ chúng ta nên đặt là Người giúp việc da màu và các gia đình nhà chủ miền Nam.”
“Gì cơ?” Minny nói, mắt nhìn thẳng vào tôi lần đầu tiên.
“Đó là cách tốt nhất để mô tả cuốn sách, chị không nghĩ thế sao?” Tôi nói.
“Trừ phi cô bị bệnh bí từ hết thuốc chữa.”
“Minny, đây có phải sách hư cấu đâu. Nó thuộc lĩnh vực xã hội học. Thế nên tựa đề cũng phải chính xác.”
“Nhưng thế không có nghĩa là nó phải chán,” Minny nói.
“Aibileen,” tôi thở dài, mong sao chúng tôi có thể giải quyết ổn thỏa vụ này trong tối nay. “Vú nghĩ sao?”
Aibileen nhún vai và tôi thấy ngay, bác ấy đang đeo lên mặt nụ cười giảng hòa của mình. Dường như bác luôn phải ra tay xoa dịu tình hình mỗi khi tôi và Minny có mặt trong cùng một căn phòng. “Tựa đấy cũng hay. Nhưng tất nhiên phải gõ ngần ấy chữ trên đầu mỗi trang sách thì mệt lắm,” bác nói. Chính tôi đã bảo cho bác biết chuyện đó.
“A, vậy ta có thể rút ngắn đi một chút...” tôi nói và rút bút chì ra.
Aibileen gãi mũi, nói, “Hai người nghĩ sao, nếu ta chỉ đặt là...Help(12).”
“Help,” Minny nhắc lại, như thể cô chưa nghe đến từ đó bao giờ.
“Help,” tôi nói.
Aibileen nhún vai, mắt cụp xuống ngượng nghịu, xem ra bác ấy hơi xấu hổ. “Tôi không định cướp ý tưởng của cô đâu, tôi chỉ... tôi thích đơn giản hóa mọi thứ, cô biết mà?
“Cháu thấy Help nghe được đấy,” Minny nói và khoanh tay lại.
“Tôi thích... Help.” Tôi nói, vì tôi thích thật. Rồi đế thêm, “Tôi nghĩ chúng ta sẽ vẫn phải ghi phần chú thích bên dưới, để làm rõ thể loại sách, nhưng tôi nghĩ tựa này hay đấy.”
“Hay là tốt,” Minny nói. “Vì nếu cái này được xuất bản, Chúa cũng biết chúng ta sẽ cần được giúp ít nhiều đấy.”
CHIỀU CHỦ NHẬT, khi chỉ còn lại tám ngày, tôi đi xuống cầu thang, đầu váng mắt hoa vì cả ngày phải căng mắt nhìn những hàng chữ in. Tôi hầu như mừng rỡ khi nghe thấy tiếng xe của Stuart rẽ vào trước nhà. Tôi dụi mắt. Có lẽ tôi sẽ ngồi với anh một lúc cho đầu óc tỉnh táo, rồi quay lại làm việc thâu đêm.
Stuart trèo xuống từ chiếc xe tải lấm lem bùn đất. Anh vẫn đeo chiếc cà vạt Chủ nhật và tôi lờ đi sự thật rằng anh ấy đẹp trai quá. Tôi giãn căng hai cánh tay. Ngoài trời ấm áp một cách kỳ quặc, trong khi chỉ còn hai tuần rưỡi nữa là đến Giáng sinh. Mẹ ngồi trên chiếc ghế bập bênh ngoài hiên, toàn thân chìm lút trong những lớp chăn phủ.
“Cháu chào cô, cô Phelan. Hôm nay cô thấy trong người thế nào?” Stuart hỏi.
Mẹ chỉ gật đầu trịch thượng, “Ổn. Cảm ơn cậu đã hỏi.” Tôi vô cùng ngạc nhiên vì giọng điệu lạnh lẽo của mẹ. Mẹ quay lại với tờ báo của mình và tôi không thể không mỉm cười. Mẹ biết anh ấy ghé qua nhà tôi nhưng không hề đả động đến chuyện đó dù chỉ một lần. Tôi phải đoán già đoán non khi nào nó sẽ tới.
“Chào em,” anh nói nhỏ và chúng tôi ngồi xuống bậc thềm dưới cùng của hiên nhà. Chúng tôi lặng lẽ ngắm con mèo già. Sherman nhỏng đuôi vờn quanh một thân cây, nó đang đuổi theo con vật vô hình nào đó.
Stuart đặt tay lên vai tôi. “Hôm nay anh không ngồi lâu được. Anh đang trên đường tới Dallas họp, anh sẽ đi ba ngày,” anh nói. “Anh chỉ ghé qua để báo cho em biết thôi.”
“Thế hả.” Tôi nhún vai, làm như chuyện đó cũng chẳng thành vấn đề.
“Thế nhé.” Anh nói và trèo lên xe tải.
Khi anh đã đi mất, mẹ dặng hắng. Tôi không quay lại nhìn mẹ ngồi trên ghế. Tôi không muốn mẹ nhìn thấy vẻ mặt hụt hẫng của tôi vình đã về.
“Mẹ cứ nói đi,” cuối cùng tôi lầm bầm. “Nói những gì mẹ muốn nói ấy.”
“Đừng để nó coi thường con.”
Tôi quay lại nhìn mẹ, săm soi mẹ vẻ ngờ vực, mặc dù trông mẹ thật mong manh dưới lần chăn len. Đáng thương nhất chính là kẻ ngu ngốc nào dám đánh giá thấp mẹ.
“Nếu Stuart không hiểu mẹ đã nuôi dạy con thành một đứa thông minh và nhân hậu đến mức nào, nó cứ việc biến về cái phố State nhà nó.” Mẹ nheo mắt nhìn ra khung cảnh mùa đông. “Nói thẳng ra là, mẹ không quan tâm lắm đến Stuart. Nó không biết nó may mắn thế nào vì có được con đâu.”
Tôi để những chữ mẹ nói đọng lại như một viên kẹo nhỏ xíu, ngọt lịm trên lưỡi mình. Cố ép mình bước lên những bậc thang, tôi đi tới cửa trước. Còn quá ít thời gian mà lại có quá nhiều việc phải làm.
“Mẹ, con cảm ơn mẹ.” Tôi hôn nhẹ lên má mẹ và vào nhà.
TÔI ĐÃ KIỆT SỨC VÀ MUỐN PHÁT ĐIÊN. Suốt bốn tám tiếng đồng hồ tôi không làm gì khác ngoài đánh máy. Đầu tôi mụ mị bởi vô số chi tiết về cuộc sống của những người khác. Mắt tôi cay xè vì mùi mực máy chữ. Ngón tay tôi xước ngang xước dọc vì những vết giấy cứa. Ai mà ngờ giấy và mực lại độc địa đến thế.
Với vỏn vẹn sáu ngày còn lại, tôi đến nhà Aibilecn. Bác đã xin nghỉ một ngày trong tuần, bất chấp thái độ cáu kỉnh của Elizabeth. Tôi có thể nói rằng bác ấy hiểu chúng tôi phải bàn về vấn đề gì trước cả khi tôi kịp mở mồm. Bác để tôi ngồi trong bếp và quay lại với một lá thư trên tay.
“Truck khi đưa cái này cho cô... tôi nghĩ tôi phải nói cho cô biết vài chuyện. Có thể cô mới thực sự hiểu được.”
Tôi gật đầu, người căng ra trên ghế. Tối chỉ muốn xé ngay tấm phong bì kia ra và làm rõ mọi chuyện.
Aibileen vuốt phẳng cuốn sổ đang nằm trên bàn. Tôi nhìn bác chỉnh lại hai chiếc bút chì màu vàng cho ngay ngắn. “Cô còn nhớ không, tôi từng kể với cô rằng Constantine có một đứa con gái. À, tên nó là Lulabelle. Trời thần ơi, lúc đẻ ra nó trắng như tuyết vậy. Tóc thì hoe hoe màu cỏ khô. Không xoăn như tóc cô. Thẳng cơ.”
“Cô ấy trắng đến thế ư?” Tôi hỏi. Tôi đã tr trở mãi về điền đó kể từ ngày Aibileen cho tôi biết về con của Constantine trong căn bếp nhà Elizabeth ngày nào. Tôi nghĩ hắn Constantine phải sửng sốt lắm khi bế đứa bé da trắng bóc trên tay và biết nó chính là con mình đẻ ra.
Bác gật đầu. “Khi Lulabelle lên bốn, Constantine...” Aibileen nhấp nhổm trên ghế. “Chị ấy mang nó đến một... trại trẻ mồ côi. Trên tận Chicago.”
“Trại trẻ mồ côi? Ý vú là... bác ấy bỏ con mình ư?” Với bao nhiêu tình yêu thương Constantine đã dành cho tôi, tôi có thể tưởng tượng được Constantine hẳn phải yêu con mình đến nhường nào.
Aibileen nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi bỗng thấy điều gì đó tôi hiếm khi thấy - sự phẫn nộ, chán ghét. “Nhiều phụ nữ da màu phải bỏ con mình lắm, cô Skeeter ạ. Họ phải bỏ con để có thể chăm sóc các gia đình người da trắng.” Tôi nhìn xuống, tự hỏi phải chăng Constantine không thể chăm nom cho con mình vì bác ấy còn phải chăm nom chúng tôi.
“Nhưng đa phần mang con cho các gia đình khác nuôi. Còn trại mồ côi... lại là chuyện khác hẳn.”
“Sao bác ấy không gửi con sang nhà cô em? Hay một người họ hàng nào đó?”
“Em gái chị ấy... cô ấy không kham nổi. Là một người gốc Phi da trắng... ở Mississippi, giống như cô chẳng thuộc về ai. Nhưng chẳng phải riêng con bé khổ. Constantine cũng khổ. Chị ấy... người ta săm soi chị ấy ghê lắm. Người da trắng chặn đường chị ấy, cật vấn tại sao chị ấy lại dắt một đứa bé da trắng đi khắp nơi thế. Có lần cảnh sát còn chặn chị ấy ngay trên phố State, bảo chị ấy phải mặc đồng phục vào. Ngay cả những người da màu... cũng đối xử với chị ấy khác trước, họ ngờ vực, cứ như chị ấy đã làm gì khuất tất vậy. Tìm được người trông giúp Lulabelle khi chị ấy đi làm lại càng nhọc nhằn. Rồi cũng đến lúc Constantine sợ, chẳng muốn đưa Lula... ra ngoài đường nữa.”
“Lúc đó bác ấy đã giúp việc cho mẹ tôi chưa?”
“Chị ấy đã làm cho mẹ cô được vài năm. Chị ấy gặp ông Connor, bố con bé, ở đấy mà. Ông ấy làm thuê ở trang trại nhà cô, sống ở Hotstack.” Aibileen lắc đầu. “Chúng tôi đều ngạc nhiên vìConstantine lại bỏ đi theo con đường... xây dựng gia đình. Có vài người ở nhà thờ không bao dung lắm về chuyện ấy, nhất là khi đứa trẻ sinh ra lại có màu da trắng. Mặc dù bố nó cũng đen sì như tôi.”
“Chắc mẹ tôi cũng không vui vẻ gì.” Tôi dám chắc mẹ biết rõ mọi chuyện. Mẹ luôn theo dõi rất sát sao người giúp việc da màu và gia cảnh của họ - họ sống ở đâu, họ đã lập gia đình chưa, họ có bao nhiêu đứa con. Đó không phải là thú vui, mà là một biện pháp kiểm soát thực thụ. Mẹ muốn biết ai đang đi lại trên đất đai của mình.
“Đó là trại mồ côi cho trẻ da màu hay da trắng?” Vì tôi nghĩ, tôi hy vọng, có lẽ Constantine chỉ muốn con gái mình có một cuộc sống khái khẩm hơn. Có lẽ bác ấy nghĩ nó sẽ được một gia đình người da trắng nhận nuôi và không còn cảm thỉ.y mình quá khác biệt nữa.
“Da màu. Những trại dành cho trẻ con da trắng không chịu nhận nó, tôi nghe nói thế. Chắc họ biết... có lẽ họ đã từng gặp những trường hợp như thế rồi.
“Khi Constantine dắt Lulabelle ra ga tàu để đưa con bé lên đó, tôi nghe kể lại người da trắng đứng ở bến chỉ trỏ nhiều lắm, họ thắc mắc tại sao một đứa bé da trắng lại lên xe lửa dành cho người da màu. Và khi Constantine bỏ con bé ở trại trẻ trên Chicago... bốn tuổi là... khá lớn để bị bỏ rơi. Lulabelle gào khóc thảm thiết. Constantine kể lại với một người ở nhà thờ của chúng tôi thế. Bảo rằng Lula gào khóc và quẫy đạp, cố gắng kéo mẹ quay lại với nó. Nhưng Constantine, dù tai nghe hết những tiếng ấy… chị ấy vẫn bỏ con bé ở đó.”
Khi lắng nghe, tôi bắt đầu dần ngộ ra, điều Aibileen đang nói với tôi. Nếu tôi không có bà mẹ tôi đang có, có lẽ tôi đã không nghĩ thế. “Bác ấy bỏ con vì... xấu hổ? Vì con bác ấy da trắng ư?”
Aibileen mở miệng ra định tỏ ý không đồng tình, nhưng rồi bác ấy ngậm miệng lại, mắt nhìn xuống. “Vài năm sau, Constantine viết thư đến trại, nói rằng chị ấy đã sai lầm, chị ấy muốn nhận lại con. Nhưng Lula đã được nhận nuôi mất rồi. Nó đi rồi. Constantine luôn nói rằng bỏ rơi con là lỗi lầm khủng khiếp nhất mà chị ấy đã phạm phải trong cuộc đời này.” Aibileen ngả lưng lên ghế. “Và chị ấy nói nếu có khi nào tìm được Lulabelle, chị ấy sẽ không bao giờ để nó đi nữa.”
Tôi ngồi im lặng, trái tim tôi nhức nhối thay cho Constantine. Tôi bỗng hoảng sợ, nghĩ đến chuyện này hẳn có liên quan đến mẹ.
“Chừng hai năm trước, Constantine nhận được một lá thư của Lulabelle. Tôi đồ rằng lúc đó con bé đã hai nhăm tuổi rồi, và thư nói bố mẹ nuôi cho con bé địa chỉ. Hai mẹ con bắt đầu viết thư cho nhau và Lulabelle bảo nó muốn xuống đây sống với chị ấy một thời gian. Trời thần ơi, Constantine hồi hộp tới mức đi chẳng ngay bước. Đến ăn còn chẳng nổi, nước cũng không uống. Cứ nôn ọe mãi thôi. Tôi phải đưa chị ấy vào danh sách cầu nguyện cơ mà.” Hai năm trước, lúc ấy tôi còn đang học ở tường. Sao trong thư Constantine không kể cho tôi chuyện gì đang xảy ra?
“Chị ấy vét sạch số tiền dành dụm được và mua quần áo mới cho Lulabelle, rồi kẹp, bờm cài tóc, nhờ mọi người ở nhà thờ thêu một tấm khăn trải mới để phủ lên chiếc giường Lula sẽ nằm. Trong buổi cầu nguyện chị ấy bảo chúng tôi, Nhỡ nó ghét tôi thì sao? Nó sẽ hỏi tại sao tôi bỏ nó và nếu tôi cho nó biết sự thật... nó sẽ ghét tôi vì những gì tôi đã làm mất.”
Aibileen rời mắt khỏi tách trà nhìn lên, miệng hơi mỉm cười. “Chị ấy còn bảo chúng tôi, tôi không thể chờ được đến lúc Skeeter gặp nó, khi nào con bé rời trường trở về nhà. Tôi quên khuấy đi mất. Hồi đó tôi chẳng biết Skeeter là ai.”
Tôi nhớ lại lá thư cuối cùng tôi nhận được từ Constantine, rằng bác ấy có một điều bất ngờ dành cho tôi. Giờ đây tôi mới nhận ra, bác ấy muốn giới thiệu tôi với con gái mình. Tôi cố nuốt những giọt nước mắt đã dâng lên tận cổ. “Chuyện gì đã xảy ra khi Lulabelle xuống đây gặp bác ấy?”
Aibileen đẩy chiếc phong bì qua bàn. “Tôi đồ là cô phải xem phần đó ở nhà thôi.”
VỀ ĐẾN NHÀ, TÔI LÊN GÁC. Thậm chí không kịp ngồi xuống, tôi đã mở ngay lá thư của Aibileen. Thư được viết trên mấy tờ giấy xé ra từ sổ, cả mặt trước và mặt sau kín đặc những chữ viết thảo bằng bút chì.
Đọc xong, tôi trân trối nhìn tám trang giấy tôi đã viết về những cuốc đi bộ về Hotstack cùng Constantine, bức tranh ghép hai bác cháu cùng xếp, ngón tay cái của bác ấn sâu xuống lòng bàn tay tôi. Tôi hít một hơi thật sâu và đặt tay lên bàn phím máy chữ. Tôi không thể bỏ phí một giây một phút nào nữa. Tôi phải hoàn thành câu chuyện về bác ấy.
Tôi viết về những gì Aibileen đã kể cho tôi, rằng Constantine có một đứa con gái và phải bỏ nó để có thể giúp việc cho gia đình tôi - tôi lấy tên Miller cho nhà mình, đặt theo họ Henry, tác giả sách cấm tôi yêu thích nhất. Tôi không đưa vào sách chi tiết con gái Constantine có nước da màu vàng sáng; tôi chỉ muốn cho thấy rằng tình yêu Constantine dành cho tôi bắt nguồn từ nỗi nhớ thương đối với đứa con của chính bác ấy. Có lẽ chính điều đó đã khiến tình yêu ấy thật dị thường và sâu sắc. Chuyện tôi là người da trắng chẳng có ý nghĩa gì. Trong khi bác ấy mong mỏi con gái về với mình, tôi lại ước sao mẹ đừng thất vọng về tôi.
Suốt hai ngày, tôi miệt mài viết về tuổi thơ của mình, rồi đến những năm học đại học, khi chúng tôi gửi thư cho nhau. Nhưng rồi tôi dừng lại và lắng nghe tiếng mẹ ho hắng dưới nhà. Tôi nghe thấy tiếng chân bố đến với mẹ. Tôi châm một điếu thuốc rồi dập tắt, thầm nghĩ, Thôi đừng hút trở lại. Tiếng nước xả bồn cầu vọng khắp nhà, mang theo một phần nhỏ cơ thể của mẹ. Tôi châm một điếu thuốc khác và hút đến khi thuốc cháy chạm ngón tay. Tôi không thể viết về những gì Aibileen đã kể trong thư được.
Chiều hôm đó, tôi gọi đến nhà Aibileen. “Tôi không thể đưa nó vào cuốn sách được,” tôi nói với bác. “Chuyện về mẹ và Constantine ấy. Tôi sẽ kết thúc khi tôi vào đại học. Tôi...”
“Cô Skeeter...”
“Tôi biết mình nên làm thế. Tôi biết mình nên hy sinh nhiều như vú và Minny và tất cả mọi người đã làm. Nhưng tôi không thể làm thế với mẹ tôi.”
“Cô Skeeter, có ai ép cô đâu. Thật ra, tôi cũng sẽ chẳng đánh giá cao cô nếu cô làm thế.”
TỐI HÔM SAU, tôi vào bếp uống ít trà.
“Eugenia? Con có ở dưới nhà không?”
Tôi quay gót về phòng mẹ. Bố vẫn chưa đi ngủ. Tôi nghe có tiếng tivi bật ngoài phòng nghỉ. “Mẹ, con đây.” Mới sáu giờ tối, mẹ đã nằm trên giường, chiếc chậu trắng đặt ngay bên cạnh. “Con vừa khóc à? Làm thế hại da lắm, con biết không.”
Tôi ngồi xuống chiếc ghế mây kê cạnh giường. Tôi nghĩ xem nên bắt đầu thế nào. Một phần trong tôi hiểu tại sao mẹ lại hành động như mẹ đã làm, vì thành thực mà nói, ai lại không phẫn nộ vì những việc Lulabelle đã làm kia chứ? Nhưng tôi cần phải nghe câu chuyện từ phía mẹ. Lỡ có bất cứ chi tiết nào có lợi cho mẹ mà Aibileen đã bỏ sót trong thư thì sao, tôi muốn biết hết.
“Con muốn nói chuyện về Constantine,” tôi nói.
“Ôi Eugenia,” mẹ khẽ quở và phát nhẹ lên tay tôi. “Chuyện đó đã cách đây gần hai năm rồi còn gì.”
“Mẹ,” tôi nói và ép mình nhìn thẳng vào mắt mẹ. Mặc dù mẹ bây giờ gầy khẳng khiu và nhánh xương đòn dài, mảnh đã nhô hẳn lên dưới da, nhưng đôi mắt của mẹ vẫn sắc bén như mọi khi. “Chuyện gì đã xảy ra? Chuyện gì đã xảy ra với con gái bác ấy hả mẹ?”
Hàm mẹ cứng đơ lại, tôi có thể đoán chắc mẹ sửng sốt lắm khi tôi biết cô ta. Tôi đợi mẹ từ chối nói về chuyện đó, như trước đây. Mẹ hít một hơi dài, kéo cái chậu lại sát hơn, rồi nói, “Constantine gửi con bé lên Chicago sống. Bác ta không chăm nổi nó.”
Tôi gật đầu và chờ đợi.
“Họ khác ở đấy đấy con ạ. Mấy kẻ đó cố kiết sinh con mà không chịu nghĩ tới hậu quả cho đến khi đã quá muộn.”
Họ, mấy kẻ đó. Tôi bỗng nhớ đến Hlly. Mẹ cũng nhận thấy điều đó trên khuôn mặt tôi.
“Con nghe này, mẹ đã đối xử rất tốt với Constantine. Ôi chao, bao nhiêu lần bác ta cãi lại mẹ, mẹ đều nhịn cả. Nhưng Skeeter, lần này bác ta không cho mẹ sự lựa chọn nào cả.”
“Mẹ, con biết rồi. Con biết những chuyện đã xảy ra.”
“Ai kể cho con? Còn ai biết chuyện này nữa?” Tôi thấy những tia hoảng loạn dâng lên mắt mẹ. Nỗi lo sợ lớn nhất đời mẹ đã biến thành sự thật, tôi bỗng cảm thấy thương hại mẹ,
“Con sẽ không bao giờ tiết lộ tên người đã kể cho con. Con chỉ có thể nói, đó không phải là người nào... quan trọng với mẹ,” tôi nói. “Mẹ, con không thể tin nổi mẹ lại làm thế.”
“Sao con dám phán xét mẹ, sau tất cả những gì bác ta đã làm. Con có biết chuyện gì đã xảy ra không? Con có mặt ở đó không?” Tôi thấy cơn giận dữ xưa cũ lại bùng lên ở người đàn bà bướng bỉnh đã sống sót sau hàng bao nhiêu năm khối u chảy máu.
“Con bé đó...” Mẹ lúc lắc ngón tay xương xẩu trước mặt tôi. “Nó dám đến tận đây. Lúc ấy cả Hội DAR đều có mặt trong căn nhà này. Con còn đang học ở trường và chuông cửa reo liên hồi, còn Constantine ở trong bếp đun lại cà phê vì chiếc máy pha cũ vừa làm cháy cả hai bình.” Mẹ phe phẩy tay xua đi mùi cà phê cháy khét ùa về trong trí nhớ. “Họ tụ tập trong phòng khách ăn bánh,những chín mươi lăm người, còn con bé đó uống cà phê. Nó nói chuyện với Sarah von Sistern và dạo khắp nhà cứ như một vị khách và tọng đầy bánh vào mồm, sau đó nó còn dám điền mẫu đơn xin trở thành một thành viên Hội.”
Tôi lại gật đầu. Có thể tôi không biết những chi tiết đó, nhưng chúng chẳng thể thay đổi những gì đã xảy ra.
“Da nó cũng trắng như ai, và nó biết lắm chứ. Nó hoàn toàn hiểu những việc nó đang làm và thế là mẹ hỏi, Cháu khỏe không?Vì nó cười phá lên rồi nói, Khỏe, thế là mẹ hỏi, Thế tênlà gì? Và nó đáp, Bà lại còn không biết hay sao? Tôi là Luỉabelle Bates.Giờ tôi đã lớn và tôi vừa chuyển về sống cùng mẹ tôi đấy. Tôi mới xuống đây sáng hôm qua. Và rồi nó bỏ đi lấy một miếng bánh nữa.”
“Bates,” tôi nói, vì đây là một chi tiết khác tôi không biết, dù không quan trọng lắm. “Cô ấy đổi lại sang họ của Constantine à.”
“Ơn Chúa không ai nghe thấy nó nói. Nhưng rồi nó quay sang bắt chuyện với Phoebe Miller, chủ tịch DAR tại các bang miềnNam, thế nên mẹ kéo nó vào bếp và nói, Lulabelle, cô không thể ở đây được. Cô về đi, thế là ôi chao, nó vênh váo nhìn mẹ. Nó bảo,Sao cơ, bà không cho phép người da màu được bước chân vào phòng khách nhà bà, trừ phi chúng tôi vào đó để dọn dẹp chứ gì?Đúng lúc đó Constantine đi vào bếp, trông bác ta cũng sốc không kém gì mẹ. Mẹ bảo, Lulabelle, cô ra khỏi cái nhà này ngay không thì tôi gọi ông Phelan ra bấy giờ, nhưng nó chẳng thèm nhúc nhích. Nó bảo, lúc mẹ tưởng nó là người da trắng, mẹ đối xử với nó rõ là ân cần lịch sự. Rằng trên Chicago, nó có tham gia hội kín hội hở gì đó thế là mẹ nói với Constantine, mẹ bảo, Chị đưa con chị ra khỏi nhà tôi ngay.”
Đôi mắt mẹ quắc lên dữ dội hơn bao giờ hết. Cánh mũi mẹ phập phồng.
“Thế là Constantine bảo Lulabelle quay về nhà đi, và Lulabelle bảo, Tốt thôi, đằng nào con cũng định về đây, rồi đi ra phòng ăn và tất nhiên mẹ chặn nó lại. Không không, mẹ nói, cô về đằng cửa hậu cho tôi nhờ, cô không được ra đằng cửa chính, khách khứa còn ở ngoài đấy. Mẹ không thể để Hội DAR biết được chuyện này. Và mẹ bảo con nhãi ranh thô bỉ đấy, cái con mà chính mẹ ruột nó vẫn được nhà ta đưa thêm mười đô-la đều đặn mỗi dịp Giáng sinh, rằng nó không được đặt chân đến trang trại này thêm một lần nào nữa. Và con biết nó làm gì không?”
Có, tôi thầm nghĩ, nhưng cố làm ra vẻ thản nhiên như không. Tôi vẫn tìm kiếm sự chuộc lỗi.
“Nhổ nước bọt. Vào mặt mẹ. Một con da màu trong chính căn nhà của mẹ. Dám làm bộ ta đây da trắng.”
Tôi rùng mình. Kẻ nào to gan lớn mật đến mức dám nhổ vào mặt mẹ tôi cơ chứ?
“Mẹ bảo Constantine rằng tốt nhất con bé đó đừng bao giờ thò mặt ra ở đây. Cả ở Hotstack, lẫn cái bang Mississippi này. Mà mẹ cũng sẽ không tha thứ cho bác ta cái tội dám dây dưa với con Lulabelle, chừng nào bố con còn trả tiền thuê nhà cho Constantine
“Nhưng Lulabelle mới là kẻ gây chuyện. Chứ đâu phải Constantine.”
“Nhỡ con bé đó ở lại thì sao? Mẹ không thể chịu được cảnh nó lê la khắp Jackson, ra vẻ mình là người da trắng trong khi nó thực ra là người da màu, rồi rêu rao với mọi người rằng nó đã tham gia bữa tiệc của Hội DAR ở Longleaf. Mẹ chỉ biết cảm ơn trời vì không một ai biết chuyện này. Nó định bôi nhọ mẹ trong chính căn nhà của mẹ, Eugenia ạ. Năm phút trước, nó còn nhờ cô Phoebe Miller điền giúp nó đơn gia nhập Hội cơ mà.”
“Bác ấy chưa được gặp con gái suốt hai mươi năm trời. Mẹ không thể... cấm người ta gặp con mình được.”
Nhưng mẹ chỉ còn chìm đắm trong câu chuyện của riêng mình. “Còn Constantine thì nghĩ bác ta có thể thuyết phục mẹ đổi ý kia đấy. Bà Phelan, tôi xin bà, xin bà để nó được ở nhà, nó sẽ không bao giờ lai vãng qua bên này nữa đâu ạ. Lâu lắm mẹ con tôi chưa được gặp nhau.”
“Và con Lulabelle đó, tay chống nạnh, bảo, ‘Phải, bố tôi mất còn mẹ tôi ốm quá, không nuôi nổi tôi khi côi còn nhỏ. Mẹ đành phải bỏ tôi. Bà không chia rẽ được nai mẹ con tôi nữa đâu.’”
Mẹ hạ giọng. Dường như mẹ đã trở nên vô cảm. “Mẹ nhìn sang Constantine và mẹ thấy nhục thay cho bác ta. Chính mình có chửa rồi lại nói dối...”
Tôi thấy trong người nôn nao bức bối. Tôi đã sẵn sàng kết thúc mọi chuyện ở đây.
Mẹ nheo nheo mắt. “Eugenia, đã đến lúc con học đòi là thế nào. Con thần tượng Constantine quá lắm. Lúc nào con cũng vậy.” Mẹ chỉ tay vào mặt tôi. “Họ không giống những người bình thường đâu.”
Tôi không dám nhìn mẹ. Tôi nhắm mắt lại. “Rồi chuyện gì đã xảy ra hả mẹ?”
“Mẹ hỏi Constantine, rõ như ban ngày, ‘Chị nói với nó thế ư? Đấy là cách chị lấp liếm tội lỗi của mình sao?’”
Đây là phần tôi hy vọng không đúng sự thực. Đây là chỗ tôi mong Aibileen đã lầm.
“Mẹ kể hết cho Lulabelle biết sự thật. Mẹ bảo nó, ‘Bố cô không chết. Ông ta bỏ đi ngay sau khi cô ra đời. Còn mẹ cô chẳng ốm một ngày nào hết. Bà ta bỏ cô vì da cô sáng quá. Bà ta không muốn nuôi cô.
“Sao mẹ không để cô ấy tin vào những gì Constantine đã nói? Constantine sợ con gái không thích mình, thế nên bác ấy mới phải bảo thế.”
“Vì Lulabelle cần biết sự thật. Nó phải quay về Chicago, đấy mới là chỗ dành cho nó.”
Tôi vục mặt xuống hai bàn tay. Chẳng có phần nào trong câu chuyện này có thể gỡ lại tội lỗi của mẹ hết. Tôi hiểu tại sao Aibileen lại không muốn cho tôi biết. Một đứa con không bao giờ nên biết những chuyện như thế này về mẹ của chính nó.
“Mẹ không bao giờ ngờ nổi Constantine lại đi Illinois với nó, Eugenia ạ. Thành thực mà nói, mẹ rất... hối hận khi bác ấy ra đi.”
“Mẹ đâu có hối hận,” tôi nói và nghĩ đến Constantine, sau năm chục năm sống ở nông thôn, giờ phải ngồi trong một căn hộ bé tí giữa Chicago chắc bác ấy cô độc lắm. Trong tiết trời buốt giá đó, đầu gối bác ấy chắc đau nhức lắm.
“Mẹ có. Và mặc dù mẹ đã bảo bác ấy đừng viết thư cho con, nhưng có lẽ bác ấy sẽ viết, nếu có thêm thời gian.”
“Thêm thời gian?”
“Constantine mất rồi, Skeeter ạ. Mẹ gửi cho bác ấy một tờ séc, mừng sinh nhật. Theo địa chỉ của con gái bác ấy mà mẹ tìm được, nhưng Lulabelle... gửi lại. Với một bản cáo phó.”
“Constantine...” Tôi bật khóc. Giá như tôi biết sớm hơn. “Mẹ, sao mẹ không nói cho con biết?”
Mẹ khụt khịt, mắt vẫn cố nhìn thẳng về phía trước. Mẹ gạt nước mắt thật nhanh. “Vì mẹ biết con sẽ trách mẹ trong khi đó... đó không phải lỗi của mẹ.”
“Bác ấy mất khi nào? Bác ấy sống ở Chicago được bao lâu?” Tôi hỏi.
Mẹ kéo cái chậu lại, ôm chặt nó bên sườn. “Ba tuần.”
AIBILEEN MỞ CỬA HẬU, cho tôi vào. Minny ngồi bên bàn, đang khuấy cà phê. Vừa nhìn thấy tôi, cô kéo ống tay áo xuống, nhưng tôi thoáng thấy mép một miếng băng trắng thò ra trên cánh tay cô. Cô lầm bầm một tiếng chào trong miệng, rồi lại cắm mặt xuống tách cà phê của mình.
Tôi đặt thịch tập bản thảo xuống mặt bà
“Nếu tôi gửi đi vào sáng mai, tức là vẫn còn sáu ngày nữa để tập truyện lên đến nơi. Có lẽ chúng ta vừa kịp hạn.” Tôi mỉm cười dù sức lực đã hoàn toàn cạn kiệt.
“Trời thần ơi, cũng ra dáng lắm chứ. Trông ngần ấy trang giấy kìa.” Aibileen tươi cười rạng rỡ và ngồi xuống chiếc ghế đẩu. “Những hai trăm sáu mươi sáu trang cơ đấy.”
“Giờ chúng ta chỉ còn... chờ xem thế nào thôi,” tôi nói và cả ba chúng tôi dán mắt vào tập giấy.
“Cuối cùng cũng xong,” Minny nói, và tôi thấy chút gì đó thoảng qua, không hẳn là một nụ cười, mà giống vẻ thoả mãn hơn.
Căn phòng chìm vào im lặng. Ngoài cửa sổ, trời tối om. Bưu điện đã đóng cửa nên tôi mang tập truyện qua cho Aibileen và Minny xem một lần cuối trước khi gửi đi. Bình thường mỗi lần đến tôi chỉ mang vài chương.
“Nhỡ họ phát hiện ra thì sao?” Aibileen khẽ lên tiếng.
Minny ngước mắt lên khỏi tách cà phê.
“Nhỡ mọi người phát hiện ra Niceville là Jackson và đoán được ai là ai.”
“Họ sẽ không biết đâu,” Minny nói. “Jackson có gì đặc biệt đâu. Có đến mười ngàn thị trấn giống y như thế.”
Đã từ lâu chúng tôi không đả động đến chuyện này, và ngoài vụ cắt lưỡi mà Winnie kể lại, chúng tôi chưa bao giờ bàn bạc nghiêm túc những hậu quả thực sự có thể xảy ra ngoại trừ mọi người có thể bị mất việc. Suốt tám tháng vừa qua, chúng tôi chỉ nghĩ được một chuyện duy nhất, đó là viết cho xong cuốn sách.
“Minny, cháu còn bọn trẻ ở nhà phải lo nữa,” Aibileen nói. “Còn Leroy... nếu nó biết...”
Vẻ quả quyết trong mắt Minny bỗng biến thành thứ gì đó lấm lét, hoảng loạn. “Leroy sẽ điên lắm. Còn phải nói.” Cô lại kéo ống tay áo xuống. “Điên rồi buồn, nếu bọn người da trắng tóm được cháu.”
“Cháu có nghĩ có khi chúng ta nên tìm một chỗ trú tạm... phòng khi tình hình diễn biến xấu đi không?”
Cả hai cùng ngẫm nghĩ, rồi lắc đầu. “Cháu sẽ biết chúng ta đâu,” Minny nói.
“Cô Skeeter, có lẽ cô cũng nên nghĩ dần đi. Một nơi nào đó cho riêng cô,” Aibileen nói.
“Tôi không thể bỏ mẹ lại được,” tôi nói. Vì vẫn đứng từ nãy đến giờ, tôi bèn buông mình xuống ghế. “Aibileen, vú có nghĩ họ sẽ... hại chúng ta không? Y tôi là, như trên báo nói ấy?”
Aibileen quay sang nhìn tôi ngỡ ngàng. Trán bác nhăn lại như thể giữa chúng tôi vừa có một sự hiểu lầm. “Họ sẽ đánh đập chúng tôi. Họ sẽ vác gậy bóng chày đến tận đây. Có lẽ họ sẽ không giết chúng tôi đâu nhưng...”
“Nhưng... chính xác thì ai sẽ làm việc đó? Những phụ nữ da trắng chúng ta nói đến trong sách... họ sẽ không làm hại chúng ta. Phải không?” Tôi hỏi.
“Cô không biết sao, đàn ông da trắng không thích gì hơn là được ‘bảo vệ’ các phụ nữ da trắng trong thị trấn của họ.”
Toàn thân tôi lập tức nổi da gà. Tôi không lo lắng lắm cho bản thân mình, nhưng tôi lo sợ về những gì mình đã làm với Aibileen, với Minny. Với Louvenia, Faye Belle và tám phụ nữ khác nữa. Cuốn sách nằm đó trên mặt bàn. Tôi chỉ muốn nhét nó vào túi và giấu đi một nơi nào đó thật kín.
Thay vào đó, tôi nhìn sang Minny bởi, vì một lý do nào đó, tôi nghĩ cô chính là người duy nhất trong chúng tôi thực sự hiểu điều gì có thể xảy ra. Thế nhưng, cô không nhìn lại tôi. Cô mân mê đầu móng tay cái trên môi và chìm đắm trong suy tư.
“Minny? Chị nghĩ sao?” Tôi hỏi.
Minny vẫn hướng mắt ra cửa sổ, đoạn cô gật đầu với suy nghĩ của chính mình. “Cháu nghĩ thứ chúng ta cần là một sự bảo hiểm.”
“Chẳng có cái gì như thế đâu,” Aibileen nói. “Không phải cho chúng ta.”
“Nếu ta đưa vụ Kinh tởm Khủng khiếp vào cuốn sách thì sao,” Minny hỏi.
“Không được, Minny,” Aibileen nói. “Thế thì ta đến chết mất thôi.”
“Nhưng nếu ta đưa nó vào, thì mụ Hilly sẽ không thể để một ai phát hiện ra là cuốn sách viết về Jackson được. Mụ không muốn bất kỳ ai biết chuyện đó. Và nhỡ họ có lờ mờ đoán được, mụ cũng sẽ kéo họ sang hướng khác
“Trời thần ơi, Minny, nguy hiểm lắm cháu ạ. Không ai có thể đoán nổi người đàn bà đó sẽ làm những việc gì đâu.”
“Không một ai biết chuyện đó trừ mụ Hilly và bà mẹ,” Minny nói. “Còn cô Celia nữa, nhưng đằng nào cô ta cũng chẳng có bạn bè để kể lể đâu.”
“Chuyện gì đã xảy ra?” Tôi hỏi. “Nó có thực khủng khiếp đến thế không?”
Aibileen nhìn tôi. Chân mày tôi nhướng lên.
“Liệu mụ dám thú nhận với ai đây?” Minny hỏi Aibileen. “Mụ sẽ không muốn cô và cô Leefolt bị nhận diện đâu, cô Aibileen ạ, vì như thế mọi người sẽ đoán được hết phần còn lại ngay. Cháu đảm bảo với cô, mụ Hilly là tấm lá chắn tốt nhất chúng ta có.”
Aibileen lắc đầu, rồi gật. Rồi lại lắc. Chúng tôi nhìn bác và chờ đợi.
“Nếu chúng ta đưa vụ Kinh tởm Khủng khiếp vào sách và mọi người có phát hiện ra đó là cháu và cô Hilly, thì cháu sẽ gặp tai họa ghê gớm lắm đấy” - Aibileen rúm người lại “mà còn chưa có cái tên nào để đặt cho nó nữa.”
“Đó là rủi ro cháu sẵn sàng chấp nhận. Cháu đã quyết rồi. Hoặc đưa nó vào hoặc bỏ luôn chương của cháu đi.”
Mắt Aibileen và Minny gắn chặt lấy nhau. Chúng tôi không thể bỏ chương viết về Minny được; đó là chương cuối cùng của cuốn sách. Đó là câu chuyện bị đuổi việc tới mười chín lần trong một thị trấn bé như cái lỗ mũi. Là nỗi đau khi phải cố gắng kìm nén cơn giận dữ trong lòng, nhưng không bao giờ thành công. Nó bắt đầu với những quy tắc của bà mẹ về cách làm việc cho các bà chủ da trắng, cho đến ngày rờí bỏ bà Walter. Tôi muốn nói điền gì đó, nhưng rồi lại nín thinh.
Cuối cùng, Aibileen thở dài.
“Thôi được,” Aibileen nói, đoạn lắc đầu. “Vậy cháu tự kể cho cô ây điễ”
Minny nheo mắt nhìn tôi. Tôi rút ra một cây bút chì và cuốn sổ.
“Tôi chỉ kể cho cô biết vì cuốn sách thôi đấy, cô hiểu chưa. Ở đây chẳng ai tâm sự tâm siếc gì với ai hết.”
“Để tôi đi pha thêm cà phê,” Aibileen nói.
NGỒI TRÊN XE QUAY VỀ Longleaf, tôi rùng mình khi nghĩ đến câu chuyện về chiếc bánh của Minny. Tôi không biết làm thế nào sẽ giúp chúng tôi được an toàn hơn, bỏ nó lại hay đưa nó vấo. Đấy là còn chưa kể, nếu tôi không thể viết xong kịp để gửi đi vào ngày mai, thì chúng tôi sẽ bị muộn thêm một ngày, rút ngắn bớt cơ hội hoàn thành đúng hạn chót. Tôi có thể mường tượng ra khuôn mặt đỏ gay đỏ gắt điên dại của Hilly, nỗi căm thù cô vẫn nung nấu đối với Minny. Tôi đã hiểu quá rõ cô bạn cũ. Nếu chúng tôi bị phát hiện, Hilly sẽ là kẻ thù tàn bạo nhất của chúng tôi. Kể cả nếu chúng tôi không bị phát hiện đi chăng nữa, việc phát hành câu chuyện chiếc bánh sẽ đẩy Hilly vào một con cuồng nộ mà chúng tôi chưa từng chứng kiến bao giờ. Nhưng Minny nói đúng - đó là biện pháp bảo hiểm tốt nhất chúng tôi có.
Cứ đi được một phần tư dặm đường, tôi lại ngoái đầu nhìn sau lưng. Tôi ghìm chân ga đúng vận tốc giới hạn cho phép và đi vào dải đường nhỏ. Mấy tiếng Họ sẽ đánh đập chúng tôi văng vẳng bên tai tôi không dứt.
TÔI VIẾT SUỐT ĐÊM và suốt cả ngày hôm sau nữa, nhăn mặt trước những chi tiết trong câu chuyện của Minny. Đến bốn giờ chiều, tôi nhồi tập bản thảo vào một hộp bưu phẩm bằng bìa các tông rồi vội vã gói nó vào giấy bọc màu nâu. Thông thường thư đi phải mất bảy, tám ngày, nhưng bằng cách nào đó, nó sẽ phải lênNew York trong sáu ngày để kịp hạn chót.
Tôi phóng như điên đến bưu điện, biết rằng nó sẽ đóng của lúc bốn rưỡi, mặc kệ nỗi sợ cảnh sát, và lao bổ tới cửa sổ nhận thư. Tôi chưa chợp mắt tí gì kể từ đêm hôm kia. Tóc tôi dựng đứng hết lên theo đúng nghĩa đen. Mắt ông đưa thư trố ra.
“Ngoài đường gió đến thế kia ư?”
“Xin ông. Ông có thể gửi cái này đi ngay hôm nay không? LênNew York.”
Ông ta nhìn địa chỉ người nhận. “Xe tải liên tỉnh đi rồi cô ạ. Phải chờ đến sáng hôm sau thôi.”
Ông ta dập dấu buu điện và tôi quay về nhà.
Vừa đặt chân tới nhà, tôi vào thẳng kho chứa thức ăn và gọi đến văn phòng bà Elaine Stein. Cô thư ký nối máy cho tôi và tôi nói với bà ta bằng giọng khản đặc, mệt nhoài, rằng tôi đã gửi bản thảo đi
“Cuộc họp biên tập viên cuối cùng sẽ diễn ra trong sáu ngày nữa, cô Eugenia. Không những nó phải đến đây kịp lúc, mà tôi còn phải có thời gian đọc qua nữa. Tôi có thể nói cơ may là rất thấp.”
Chẳng còn gì để nói nữa, nên tôi chỉ lẩm nhẩm “Tôi biết. Cảm ơn chị đã cho tôi cơ hội.” Rồi tôi đế thêm, “Chị Stein, chúc mừng Giáng sinh.”
“Ở đây chúng tôi gọi là Lễ ánh sáng, dù sao cũng cảm ơn cô, cô Phelan.”