Chương 28

    
ÁC MÁY XONG, tôi đi ra đứng ngoài hiên nhà và trân mắt nhìn cảnh vật mùa đông. Tôi mệt rã rời, đến mức còn không nhận thấy xe của bác sỹ Neal đang đỗ trước nhà. Chắc ông ấy đã đến lúc tôi còn ở bưu điện. Tôi tì người lên lan can và chờ ông ra khỏi phòng mẹ. Cuối hành lang, qua cánh cửa trước rộng mở, tôi thấy cửa phòng mẹ đang đóng kín.
Một lát sau, bác sỹ Neal nhẹ nhàng đóng cửa lại sau lưng và bước ra ngoài hiên. Ông đứng bên cạnh tôi.
“Ta vừa cho mẹ cháu ít thuốc để làm dịu cơn đau,” ông nói.
“Cơn... đau ạ? Sáng nay mẹ cháu có bị nôn không ạ?”
Bác sỹ Neal già xọm nhìn tôi đăm đăm qua đôi mắt xanh mờ đục. Ông nhìn tôi rất lâu và trân trối, như đang cố gắng quyết định điều gì đó liên quan đến tôi. “Mẹ cháu bị ung thư, Eugenia ạ. Ở thành dạ dày.”
Tôi lẩy bẩy lần tường để vịn. Tôi sốc lắm, nhưng chẳng phải tôi đã biết điều đó từ trước rồi còn gì?
“Bà ấy không muốn cho cháu biết.” Ồng lắc đầu. “Nhưng vì bà ấy không chịu nhập viện, nên cháu cần phải biết. Mấy tháng tới sẽ... rất khó khăn.” Ông nhướng chân mày nhìn tôi. “Đối với bà ấy và cả với cháu nữa.”
“Mấy tháng? Chỉ... còn ngần ấy thôi ư?” Tôi đưa tay bịt chặt miệng và nghe thấy chính mình rên rỉ.
“Có khi lâu hơn, hoặc nhanh hơn, con ạ.” Ông lắc đầu. “Nhưng với tính tình mẹ cháu như thế,” ông đưa mắt liếc về phía ngôi nhà, “bà ấy nhất định sẽ chiến đấu quyết liệt đến hơi thở cuối cùng
Tôi đứng đó trong nỗi bàng hoàng, không nói nên lời.
“Cần thì gọi ngay cho bác nhé, Eugenia. Ở văn phòng hay ở nhà cũng được.”
Tôi bước vào nhà, trở lại phòng mẹ. Bố đang ngồi trên chiếc ghế tràng kỷ nhỏ kê cạnh giường, đôi mắt nhìn mông lung. Mẹ ngồi dựng thẳng lưng. Nhìn thấy tôi, mẹ đảo mắt.
“Chắc ông ấy nói cho con biết rồi nhỉ,” mẹ nói.
Nước mắt chảy dài xuống cằm tôi. Tôi cầm tay mẹ.
“Mẹ biết từ lúc nào?”
“Chừng hai tháng.”
“Ôi, mẹ.”
“Thôi nào, Eugenia. Tránh làm sao được hả con.”
“Nhưng liệu con có thể... con không thể ngồi đây nhìn mẹ...” Tôi thậm chí không nói nên lời. Mọi từ ngữ đều quá khủng khiếp.
“Dĩ nhiên con không thể ngồi đây được rồi. Carlton sắp trở thành luật sư còn con...” Mẹ dí ngón tay lúc lắc trước mặt tôi. “Đừng tưởng sau khi mẹ đi rồi, con muốn quăng quật cái thân mình thế nào cũng xong. Chỉ cần vào được đến bếp, mẹ sẽ gọi ngay đến tiệm Fanny Mae để lên lịch hẹn làm tóc cho con tới hết năm 1975.”
Tôi ngồi phịch xuống tràng kỷ và bố vòng tay ôm tôi. Tôi gục đầu vào vai bố khóc nức nở.
Cây thông Noel Jameso trồng tuần trước đã khô nỏ khô nang và buông những chiếc lá kim tả tơi mỗi lần có người bước vào phòng nghỉ. Còn sáu ngày nữa mới tới Giáng sinh, nhưng chẳng ai buồn tưới nước cho nó. Mấy món quà lèo tèo mẹ đã mua và gói ghém từ hồi tháng Bảy nằm chỏng chơ dưới gốc cây, một gói cho bố, hiển nhiên là một chiếc cà vạt để đi lễ nhà thờ, một gói nho nhỏ vuông vuông cho Carlton, một hộp nặng trĩu cho tôi, tôi ngờ đó dễ là một quyển Kinh Thánh mới. Giờ đây khi mọi người đều đã biết về bệnh ung thư của mẹ, dường như mẹ đã buông tay khỏi vài mối chỉ ít ỏi giúp giữ mẹ đứng thẳng. Những sợi dây rối đã đứt, và ngay cả đầu mẹ nom cũng lỏng lẻo trên cổ. Cố gắng lắm mẹ cũng chỉ gượng dậy để vào phòng vệ sinh hoặc ngồi ngoài hiên chừng vài phút
Buổi chiều, tôi mang thư đến cho mẹ, tạp chí Good Housekeeping, báo của nhà thờ, bản cập nhật tin tức DAR.
“Mẹ thấy trong người thế nào?” Tôi vuốt tóc mẹ ra sau gáy và mẹ nhắm mắt lại như muốn tận hưởng cảm giác ấy. Giờ mẹ là con, còn tôi là mẹ.
“Mẹ ổn.”
Pascagoula bước vào. Cô đặt khay nước dùng xuống bàn. Mẹ hầu như không lắc nổi đầu khi cô đi ra, mắt mẹ nhìn mông lung ra ngưỡng cửa trống tanh.
“Ôi, không,” mẹ nói, mặt nhăn nhó. “Mẹ không ăn đâu.”
“Mẹ à, mẹ không cần ăn ngay đâu. Để lát nữa cũng được.”
“Với Pascagoula, mọi thứ chẳng được như trước nữa, con nhỉ?” Mẹ nói.
“Không,” tôi nói. “Không giống trước kia.” Đây là lần đầu tiên mẹ nhắc đến Constantine sau cuộc nói chuyện kinh khủng của hai mẹ con.
“Người ta vẫn nói tình yêu đích thực, người giúp việc tốt mà. Cả đời chỉ gặp có một lần thôi.”
Tôi gật đầu, thầm nghĩ mình nên ghi lại câu đó, rồi đưa nó vào cuốn sách. Nhưng, tất nhiên, muộn quá rồi, nó đã được gửi đi. Tôi chẳng thể làm gì khác, tất cả mọi người trong chúng tôi đều không thể làm gì khác, trừ chờ đợi những gì sắp tới.
ĐÊM GIÁNG SINH BUỒN, mưa và nóng. Cứ nửa tiếng một, bố lại ra khỏi phòng mẹ và nhìn ra cửa sổ trước nhà hỏi, “Nó về chưa?” dù chẳng có ai để nghe bố nói. Tối nay anh Carlton sẽ lái xe từ trường luật LSU về, cả hai bố con tôi đều mừng vì sắp được gặp anh ấy. Suốt ngày hôm nay, mẹ không ngừng nôn mửa và thở khan. Mẹ hầu như không mở mắt ra nổi, nhưng cũng chẳng ngủ được.
“Charlotte, chị phải nhập viện thôi,” bác sỹ Neal vừa nói lúc chiều. Tôi không thể nhớ nổi ông ấy đã nói câu này bao nhiêu lần trong suốt tuần vừa qua. “Ít ra chị cũng phải để tôi cho y tá sang đây trông chị chứ.”
“Charles Neal,” mẹ nói, đầu thậm chí chẳng ngóc lên nổi, “tôi không hề có ý định sống nốt những ngày cuối cùng trong bệnh viện, hay biến chính nhà tôi thành một cái bệnh viện.
Bác sỹ Neal chỉ thở dài, rồi đưa cho bố thêm thuốc, một loại mới, và dặn dò cách dùng.
“Nhưng nó có giúp được bà ấy không?” Tôi nghe tiếng bố thì thào ngoài hành lang. “Nó có làm bà ấy khá lên không?”
Bác sỹ Neal đặt tay lên vai bố. “Không, Carlton.”
Sáu giờ tối hôm ấy, cuối cùng anh Carlton cũng dừng xe trước cửa, rồi vào nhà.
“Chào em, Skeeter.” Anh ôm chặt tôi vào lòng. Đầu bù tóc rối sau cuốc xe dài, anh ấy trông thật đẹp trai trong chiếc áo len vặn thùng đồng phục trường. Hơi gió còn vương trên người anh ấy mát rượi. Cảm giác có thêm một người nữa ở đây thật dễ chịu. “Lạy Chúa, sao trong nhà nóng thế?”
“Mẹ lạnh,” tôi khẽ nói, “lúc nào mẹ cũng thấy lạnh.” Tôi cùng anh vào sâu trong nhà. Thấy anh ấy, mẹ ngồi nhỏm dậy, dang đôi cánh tay gầy guộc ra. “Ôi Carlton, con về rồi đấy ư,” mẹ nói.
Carlton đứng sững lại. Rồi anh ấy cúi xuống ôm mẹ, thật nhẹ nhàng. Anh liếc mắt nhìn tôi và tôi thấy vẻ bàng hoàng hiển hiện trên khuôn mặt anh. Tôi chặm miệng lại để khỏi bật khóc, vì không thể dừng được. Nét mặt của Carlton đã cho tôi biết nhiều hơn mức tôi muốn biết.
Khi Stuart ghé qua vào đúng ngày Giáng sinh, tôi không đẩy anh ra khi anh cố hôn tôi. Nhưng tôi nói với anh, “Em chỉ để anh làm thế vì mẹ em sắp chết thôi.”
“EUGENIA,” tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi. Giờ là đêm giao thừa và tôi đang đứng trong bếp pha trà. Giáng sinh đã qua, Jameso đã bỏ cái cây đi từ sáng sớm. Lá thông vẫn rải rác khắp nhà, nhưng tôi đã gỡ xong hết đồ trang trí và cất lại vào kho. Đó là một công việc mệt mỏi và bực bội, phải cố gắng gói ghém từng món lắt nhắt theo đúng cách mẹ muốn, để chuẩn bị sẵn sàng cho năm sau. Tôi không cho phép bản thân thắc mắc về sự vô ích của nó.
Tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì từ bà Stein, thậm chí còn chẳng biết cuốn sách có đến kịp hạn không. Tối hôm qua, tôi mất hết kiên nhẫn và gọi cho Aibileen để nói tôi chưa nghe được tin tức gì, chỉ vì muốn có cảm giác khuây khỏa khi được nói về nó với một ai đó. “Tôi toàn nghĩ ra thêm những chi tiết mới để đưa vào sách thôi,” Aibileen nói. “Tôi phải tự nhắc mình là ta đã gửi nó đi mất
“Tôi cũng vậy,” tôi nói. “Khi nào biết tin tôi sẽ báo cho vú ngay.”
Tôi vào trong nhà. Mẹ đang ngồi tựa lên mấy chiếc gối. Tác dụng của trọng lực khi ngồi thẳng giúp kéo cơn buồn nôn xuống, chứng tôi vừa mới biết điều đó. Chiếc chậu sứ trắng đật bên cạnh mẹ.
“Mẹ,” tôi nói. “Mẹ có cần con lấy gì cho mẹ không?”
“Eugenia, đừng mặc cái quần thụng đấy đi ăn tiệc năm mới bên nhà Holbrook.” Khi mẹ chớp mắt, mắt mẹ nhắm lại lâu hơn. Mẹ đã kiệt quệ lắm rồi, một cái khung xương trong bộ váy trắng với những dải ruy băng cầu kỳ đến vô lý cùng những đường ren hồ bột cứng đanh. Cổ mẹ bơi giữa đường cổ áo như một con thiên nga bốn mươi cân. Mẹ chỉ ăn đượcn nói thế nào cho phải.
Tôi nhìn ra cửa sổ, bệnh viện của người da màu vụt qua trước mắt, rồi đến sạp bán hoa quả. “Ta nghĩ là mình đã nghe cô Hilly nói gì đó về chuyện ấy đấy, rằng mẹ cô ta dạo này gầy đi.” Tôi lựa lời cẩn thận hết mức có thể. “Cô ta bảo là có khi bà cụ bị suy dinh dưỡng.”
Minny nhìn tôi. “Cô ta nói thế á?” Riêng cái tên đó đã đủ khiến mắt cô nheo lại. “Cô Hilly còn nói gì nữa không ạ?”
Có lẽ tôi cứ nói toạc ra cho xong. “Ta nghĩ cô ta để ý đến cháu rồi đấy, Minny ạ. Cháu... cháu phải dè chừng cô ta thật cẩn thận vào.”
“Cái cô Hilly đấy phải dè chừng cháu thì có. Cô ta bảo gì cơ, cháu mà không biết nấu ăn á? Cô ta bảo cái mớ xương già đó không chịu ăn uống vì cháu không cho bà ta ăn ấy à?” Minny đứng bật dậy, xốc chiếc túi
“Ta xin lỗi, Minny, ta chỉ muốn kể để cháu biết đường mà tránh cô ta thôi.”
“Cô ta mà dám nói thế với cháu, cháu sẽ cho xơi ngay mấy cú của Minny này thay bữa trưa.” Nói rồi cô dậm chân thình thịch xuống bậc cửa xe.
Tôi ngó qua cửa sổ, nhìn cô quày quả bước về nhà mình. Cô Hilly chẳng phải tay vừa đâu. Trời thần ơi, có lẽ tôi nên giữ riêng chuyện đó cho mình thôi.
MẤy buỔi sáng sau đó, tôi xuống xe buýt, đi bộ men theo con phố tới nhà cô Leefolt. Ngay trước nhà có một chiếc xe tải cũ chở gỗ đậu chình ình. Hai người đàn ông da màu ngồi trong khoang lái, một người đang uống cà phê, người kia ngồi ngủ gà gật. Tôi bước ngang qua, rồi đi thẳng vào bếp.
Sáng nay ông Raleigh Leefolt vẫn chưa rời nhà, chuyện này hiếm gặp lắm. Lần nào ở đây, trông ông cũng như thể đang đếm từng phút cho tới lúc được quay về với công việc kế toán của mình ấy. Ngay cả những ngày thứ Bảy cũng vậy. Nhưng hôm nay ông đang sôi tiết vì việc gì đó.
“Đây là nhà tôi và tôi phải trả tiền cho bất cứ thứ tử tiệt gì bước chân vào đây á!” Ông Leefolt gào lên.
Cô Leefolt tong tả chạy theo chồng với kiểu cười cho thấy cô đang bực mình. Tôi bèn trốn tịt trong phòng giặt. Đã hai ngày kể từ cuộc nói chuyện về nhà vệ sinh và tôi đã hy vọng mọi việc thế là xong. Ông Leefolt mở cửa sau ra nhìn chiếc xe tải đang đỗ phía ngoài, rồi đóng sầm cửa lại.
“Nào quần áo giày dép mới, nào những chuyến xuống New Orleans thăm mấy bà xơ chị em của cô, tôi chịu tất, nhưng thế này thì quá lắm rồi.”
“Nhưng nó sẽ tăng thêm giá trị cho căn nhà. Hilly bảo thế!” Vẫn ở trong phòng giặt, nhưng tôi hầu như nghe thấy cô Leefolt đang gắng giữ kiểu cười ấy trên mặt.
“Đào tiền đâu ra để trả đây hả! Mà nhà này phải nghe nhà Holbrook sai phái từ bao giờ thế!”
Trong chốc lát không khí bỗng lặng như tờ. Rồi tôi nghe thấy tiếng chân xỏ pyjama liền vớ đi lạch bạch khe khẽ.
“Chaaa... cha?”
Tôi ra khỏi phòng giặt và bước vào bếp vì Mae Mobley là phận s của tôi.
Ông Leefolt đã quỳ xuống ngang tầm con bé, miệng nở một nụ cười cứng quèo như đúc bằng cao su. “Con yêu, thử đoán xem nào?”
Bé Con cười toe đáp lại. Nó đang chờ đợi một điều bất ngờ thú vị.
“Con khỏi cần học đại học nhé, có thế mấy bà bạn của mẹ con mới không phải dùng chung nhà vệ sinh với người giúp việc nữa.”
Ông đùng đùng đi ra và đóng sầm cửa lại, mạnh đến mức Bé Con phải chớp chớp đôi mắt.
Cô Leefolt ngó xuống con bé, rồi lúc lắc ngón tay. “Mae Mobley, con biết là con không được tự tiện trèo ra khỏi cũi cơ mà!”
Bé Con hết nhìn sang cánh cửa bố nó vừa đóng sập lại, rồi nhìn mẹ đang cau có với nó. Bé Con bé bỏng của tôi nuốt nước bọt, như thể đang cố hết sức để khỏi bật khóc.
Tôi hối hả bước qua cô Leefolt, đoạn bế bổng Bé Con lên, rủ rỉ, “Mình ra phòng khách chơi với bọn đồ chơi biết nói đi. Con lừa bảo gì ấy nhỉ?”
“Nó cứ trở dậy suốt. Sáng nay tôi đặt nó ngủ đến ba lần mà không xong.”
“Vì có người cần thay tã đây này. Eo ôiiii.”
Có vẻ hơi bẽ, cô Leefolt nói, “À, tôi không để ý...” nhưng mắt đã phóng qua cửa sổ dính chặt vào chiếc xe chở gỗ rồi.
Tôi đi vào nhà trong, lửa giận bốc lên bừng bừng khiến chân tôi dậm thình thịch. Bé Con đã nằm trên giường từ tám giờ tối qua, dĩ nhiên là nó cần thay tã rồi! Cô Leefolt thử ngồi trên đống cứt đái suốt mười hai giờ xem có dậy không!
Tôi đặt Bé Con lên bàn thay tã, cố ghìm cơn giận xuống. Bé Con ngước lên nhìn tôi chăm chú trong khi tôi cởi chiếc tã của nó ra. Rồi nó giơ bàn tay bé xíu lên, chạm vào miệng tôi thật khẽ.
“Mae Mo hư,” nó nói.
“Không, cưng à, con có hư đâu.” Tôi nói, tay vuốt lên tóc nó. “Con ngoan mà. Rất ngoan là đằng khác.”
° ° °
Tôi sỐng trên đẠi lỘ Gessum, tôi đã thuê chỗ này từ năm 1942. Bạn có thể nói Gessum sở hữu rất nhiều nét cách. Nhà cửa đều bé tí, nhưng sân trước mỗi nhà mỗi khác - có mảnh lúp xúp bụi rậm nhưng tịnh chẳng có ngọn cỏ nào, hệt như một ông già hói. Những mảnh khác lại đầy những khóm đỗ quyên cùng hoa hồng và thảm cỏ dày mượt. Còn sân nhà tôi ấy à, tôi đồ là ở tầm lưng chừng.
Tôi có vài bụi hoa trà đỏ trồng trước nhà. Bãi cỏ nhà tôi thì chỗ rậm chỗ thưa và vẫn còn một dải cỏ vàng hoe to đùng, nơi chiếc xe tải nhỏ của thằng Treelore từng đậu suốt ba tháng ròng sau vụ tai nạn. Tôi chẳng trồng cây gì. Nhưng sân sau thì trông chẳng khác nào vườn Địa đàng. Đó là chỗ cô hàng xóm của tôi, Ida Peek, trồng rau.
Sân sau nhà Ida thì thôi khỏi nói, ngổn ngang những là động cơ ô tô hỏng rồi tủ lạnh cũ và lốp xe vứt đi của chồng cô. Lúc nào anh ta cũng nói sẽ sửa nhưng chẳng bao giờ làm. Thế nên tôi bảo Ida sang sân nhà tôi trồng. Nhờ thế tôi khỏi phải lo dọn cây dọn cỏ, đã thế cô ấy còn cho tôi hái rau quả gì tùy thích nữa chứ, cũng đỡ được hai, ba đô-la một tuần cơ đấy. Những chỗ ăn không hết còn thừa, cô đem muối và cho tôi mấy lọ liền để dự trữ trong mùa đông. Lá củ cải xanh tươi, cà dái dê, đậu bắp, rồi đủ loại bầu bí. Tôi không biết cô làm cách nào để trừ sâu cho cà chua, ấy vậy mà cô làm được mới tài. Và rau lên tốt lắm.
Tối hôm đó, trời mưa như trút nước. Tôi mở một lọ bắp cải và cà chua Ida Peek tự muối ra ăn kèm lát bánh mỳ ngô cuối cùng còn sót lại. Sau đó tôi ngồi tính toán lại sổ sách vì vừa có hai sự thay đổi: giá vé xe buýt tăng lên năm mươi xu một lượt và tiền thuê căn nhà tôi ở tăng lên hai mươi chín đô-la một tháng. Tôi giúp việc cho cô Leefolt từ tám giờ sáng tới bốn giờ chiều, sáu ngày một tuần trừ thứ Bảy. Tôi được trả bốn mươi ba đô-la vào mỗi thứ Sáu, tổng cộng là 172 đô-la một tháng. Vậy là sau khi trả tiền điện, tiền nước, tiền gas, và tiền điện thoại, tôi còn lại mười ba đô-la và mười lăm xu một tuần để mua thực phẩm, may sửa quần áo, làm tóc, và đóng góp cho nhà thờ. Ấy là chưa kể tiền tem thư để thanh toán mấy thứ hóa đơn giờ đã là năm xu. Còn đôi giày tôi vẫn dùng khi đi làm thì mòn xơ mòn xác hết cả, trông như chúng sắp chết đói ấy. Một đôi giày mới có giá những bảy đô-la, nghĩa là tôi sẽ phải ăn bắp cải và cà chua muối tới khi biến thành ông Thỏ Br’er(2) mất thôi. Ơn Chúa vì còn có Ida Peek, không thì tôi chẳng có gì bỏ mồm cả.
Điện thoại reo inh ỏi làm tôi suýt nhảy dựng lên. Tôi còn chưa kịp chào hỏi gì đã nghe tiếng Minny xoa xỏa. Tối nay cô làm việc muộn.
“Cô Hilly sắp tống bà Walter vào trại dưỡng lão rồi. Cháu phải tìm việc khác thôi. Mà cô có biết bao giờ bà ta đi không? Tuần sau
“Ôi không, Minny.”
“Cháu cũng đã hỏi quanh, cháu gọi cho cả mười người rồi cơ. Nhưng chẳng ai thèm ừ hử gì cả.”
Tôi rất buồn phải nói là mình không hề ngạc nhiên. “Sáng mai ta sẽ hỏi cô Leefolt ngay, xem cô ấy có biết ai cần người giúp việc không.”
“Đợi cháu tí,” Minny nói. Tôi nghe tiếng bà Walter nói và Minny cự lại, “Bà nghĩ tôi là cái gì hả? Tài xế chắc? Mưa gió thế này đừng hòng tôi đưa bà đi chơi hội nọ hội kia nhá.”
Ngoài chuyện ăn cắp, thì cái vạ lớn nhất của những người làm nghề giúp việc là tật lắm mồm. May là cô ấy nấu nướng khéo, nhờ thế đôi khi cũng kéo lại được ít nhiều.
“Cháu đừng lo, Minny ạ. Chúng ta sẽ kiếm được cho cháu một người khác cũng điếc đặc, y như bà Walter ấy.”
“Cô Hilly cũng có bóng gió chuyện muốn cháu về làm giúp cô ấy đấy.”
“Gì cơ?” Tôi nói bằng giọng cứng rắn nhất có thể: “Cháu nghe đây, Minny, thà rằng chính tay ta nuôi cháu còn hơn để cháu đi giúp việc cho con rắn độc ấy.”
“Cô nghĩ mình đang nói chuyện với ai thế, cô Aibileen? Một con khỉ chắc? Nếu cần cháu có thể làm cho cả bọn KKK(3) cũng được. Mà cô thừa biết cháu thà chết chứ không thèm cướp việc của Yule May đâu.”
“Ta xin ute;i xuống và xì xào với nhau khi tôi lướt qua. Tôi sẽ bỏ cuộc họp Hội tối nay, và mãi mãi. Tôi đã đầu hàng và gửi một lá thư kèm đơn từ chức từ ba hôm trước.
Tôi vụt bóng vào mặt ván, cố hết sức để không nghĩ đến bất cứ chuyện gì. Gần đây tôi thường bắt gặp chính mình đang cầu nguyện, trong khi tôi chưa bao giờ là một kẻ sùng đạo. Tôi thấy mình lẩm nhẩm những câu dài liên tu bất tận với Chúa, cầu cho mẹ nguôi ngoai cơn bệnh, van nài Chúa đem đến những tin tức tốt lành về cuốn sách, thậm chí đôi khi tôi còn xin ít điềm báo để giúp tôi biết phải làm gì với Stuart. Tôi thường nhận ra mình đang cầu nguyện khi chính tôi cũng không biết mình đang làm việc đó.
Khi tôi rời câu lạc bộ về tới nhà, bác sỹ Neal đỗ xe lại sau xe tôi. Tôi đưa ông vào phòng của mẹ, nơi bố đang chờ sẵn, và họ đóng cánh cửa lại sau lưng. Tôi đứng thơ thẩn ngoài hành lang như một đứa bé con. Tôi hiểu tại sao bố lại níu lấy tia hy vọng này. Đã bốn ngày nay mẹ không nôn ra đờm xanh. Ngày nào mẹ cũng ăn hết phần cháo yến mạch của mình, thậm chí còn xin thêm.
Khi bác sỹ Neal bước ra, bố ngồi lại trên chiếc ghế kê cạnh giường còn tôi theo bác sỹ Neal ra ngoài hiên.
“Mẹ cháu bảo bác chưa ạ?” Tôi hỏi. “Chuyện mẹ cháu thấy trong người khá hơn ấy?”
Ông gật, nhưng rồi lại lắc đầu. “Đưa mẹ cháu đi chụp X - quang cũng chẳng ích gì. Thứ đó quá nặng đối với mẹ cháu.”
“Nhưng...u thế nào? Có phải tình hình của mẹ cháu đang cải thiện không?”
“Eugenia, bác đã từng chứng kiến những trường hợp như thế rồi. Đôi khi người bệnh có một luồng sinh lực rất mạnh mẽ. Đó là một món quà của chúa, bác nghĩ vậy. Nhờ thế họ có thể sống tiếp để hoàn thành những công việc còn dang dở. Nhưng chỉ có vậy thôi, cháu ạ. Đừng kỳ vọng những thứ to tát hơn.”
“Nhưng bác không thấy thần sắc của mẹ cháu sao? Trông bà tươi tắn hơn nhiều, bà còn giữ được thức ăn trong bụng cơ mà...”
Ông lắc đầu. “Cố gắng để mẹ cháu được thoải mái nhé.”
ĐẾN NGÀY THỨ SÁU ĐẦU TIÊN của năm 1964, tôi không thể chờ đợi thêm nữa. Tôi kéo điện thoại vào kho chứa thức ăn. Mẹ đã ngủ, sau khi ăn hết bát cháo yến mạch thứ hai. Cửa phòng mẹ hé mở để tôi có thể nghe thấy tiếng mẹ, phòng khi mẹ gọi.
“Văn phòng của Elaine Stein.”
“Chào chị, tôi là Eugenia Phelan, đang gọi điện đường dài tới đây. Cho phép tôi gặp chị ấy được không ạ?”
“Tôi rất tiếc, thưa cô Phelan, nhưng bà Stein không nhận bất cứ cuộc gọi nào liên quan đến vấn đề tuyển chọn bản thảo.”
“Ồ. Nhưng... xin chị có thể cho tôi biết chị ấy đã nhận được nó chưa ạ? Tôi gửi đi ngay trước hạn chót và...”
“Xin cô chờ một chút.”
Đầu dây bên kia im bặt, và chừng một phút sau cô ta quay lại.
“Tôi có thể xác nhận là chúng tôi đã nhận được bưu phẩm của cô vào một ngày nào đó trong đợt nghỉ lễ. Sẽ có người ở văn phòng thông báo cho cô sau khi bà Stein đưa ra quyết định. Cảm ơn cô đã gọi.”
Tôi nghe thấy điện thoại bên kia dập đánh cạch.
VÀI TỐI SAU, sau một buổi chiều chỉ cắm đầu vào trả lời thư của cô Myrna, Stuart và tôi ngồi trong phòng nghỉ. Tôi mừng vì được gặp anh và rũ bỏ bầu không khí câm lặng chết chóc của ngôi nhà, dù chỉ trong chốc lát. Chúng tôi ngồi lặng lẽ xem tivi. Quảng cáo thuốc lá Tareyton, với cô gái hút thuốc có đôi mắt đen nhánh, cứ ra rả Chúng tôi, dân hút thuốc lá Tareyton, thà chiến đấu còn hơn phải đổi loại thuốc.
Đến nay Stuart và tôi đã gặp nhau mỗi tuần một lần. Chúng tôi đi xem phim một lần sau Giáng sinh và đi ăn tối một lần trong thị trấn, nhưng thường thì anh đến thẳng nhà tôi vì tôi không muốn rời mẹ. Anh khá ngập ngừng khi ở bên tôi, gần như e dè kính trọng. Đôi mắt anh ánh lên vẻ nhẫn nại giúp đẩy lùi nỗi hoảng sợ tôi vẫn giữ đối với anh trước đây. Chúng tôi không nói về thứ gì ghê gớm. Anh kể cho tôi những mẩu chuyện về mùa hè, khi còn đang học đại học, anh đã tham gia tìm vỉa dầu ở Vịnh Mexico. Nước tắm là nước mặn. Biển khơi xanh ngắt như pha lê, nhìn rõ đến tận đáy. Những người khác phải làm công việc nhọc nhằn này để nuôi sống gia đình trong khi Stuart, một thằng nhóc giàu có với bố mẹ giàu có, còn phải về học tiếp đại học. Anh nói, đó là lần đầu tiên anh phải làm việc; vất vả thật sự.
“Anh cũng mừng vì hồi đấy khoan trúng vỉa dầu. Chứ bây giờ thì anh chịu, không đi làm việc đó được,” anh nói, như thể chuyện đã xảy ra cách đây hàng thế kỷ chứ kh&lỗi, ta lỡ mồm.” Hễ nhắc đến cô Hilly là tôi dễ mất bình tĩnh ghê lắm. “Ta sẽ gọi cho cô Caroline bên Honeysuckle, để xem cô ấy có biết ai không. Ta sẽ gọi cho cả bà Ruth nữa, bà ấy tốt lắm cơ, đến chết thôi. Hồi xưa sáng nào bà ấy cũng dọn dẹp nhà cửa sạch bong, tới mức ta chẳng còn việc gì mà làm ngoài bầu bạn với bà ấy. Chồng bà ấy chết vì bệnh ban đỏ thì phải.”
“Cháu cảm ơn. Nào nào, bà Walter, ăn tí đậu xanh tôi xem nào.” Minny chào rồi gác máy.
SÁNG hôm sau, chiếc xe tải chở gỗ màu xanh cũ kỹ lại đến. Tiếng đục tiếng búa đã nổi lên rầm rầm nhưng không thấy ông Leefolt hùng hổ đi quanh nhà nữa. Tôi đoán rằng ông đã biết mình thua keo này trước cả khi nó bắt đầu.
Cô Leefolt ngồi ở bàn bếp, bận áo choàng tắm thêu màu xanh lơ, cô đang dở cuộc điện thoại. Bé Con thì mặt nhoe nhoét mứt đỏ, đang ra sức bấu lấy gối mẹ để mẹ phải nhìn xuống.
“Chào Bé Con,” tôi nói.
“Mẹ! Mẹ!” Nó kêu, rồi cố rướn người leo lên lòng cô Leefolt.
“Không, Mae Mobley.” Cô Leefolt thúc khuỷu tay gạt nó xuống. “Mẹ đang nói chuyện điện thoại. Để mẹ yên.”
“Mẹ, bế,” Mae Mobley dũn dĩn và chìa hai tay ra với mẹ. “Bế Mae Mo đi.”
“Suỵt,” cô Leefolt lầm rầm.
Tôi chạy lại nhấc bổng Bé Con lên thật nhanh và cắp nó ra chỗ bồn rủa, nhưng nó vẫn nghển cổ lên, gào “Mẹ, mẹ,” cố gắng thu hút sự chú ý của mẹ nó.
“Tớ nói y như cậu bảo ấy.” Cô Leefolt gật gù với cái điện thoại. “Sau này chuyển đi, tớ sẽ tăng giá bán nhà lên.”
“Nào nào, Bé Con. Cho tay vào đây này, vục hẳn xuống nước ấy.”
Nhưng Bé Con vùng vẫy rất mạnh. Tôi cố gắng xát xà phòng vào tay nó nhưng nó trằn lên và trườn khỏi tay tôi. Nó chạy ngay đến chỗ mẹ ngồi, ngửa cổ lên và túm lấy dây điện thoại rồi mắm môi mắm lợi giật xuống. Ông nghe điện thoại trượt khỏi tay cô Leefolt rơi độp xuống đất.
“Mae Mobley!” Tôi kêu lên.
Tôi cuống quít chạy lại với nó nhưng cô Leefolt đã đến trước. Môi cô vén lên, hàm răng chìa ra trong một nụ cười rùng rợn. Đoạn cô Leefolt ra sức phát đen đét vào bụng chân trần của Bé Con, tôi nghe mà rủn cả người.
Rồi cô túm lấy tay Mae Mobley mà giật và gằn từng tiếng. “Mày còn động vào cái điện thoại lần nữa thì chớ chết nghe chưa, Mae Mobley!” Cô gào lên. “Aibileen, tôi đã bảo vú bao nhiêu lần là phải giữ nó khi tôi đang nghe điện thoại rồi!”
“Tôi xin lỗi,” tôi nói và bế Mae Mobley lên, cố ôm chặt nó vào lòng, nhưng nó giãy giụa, mặt đỏ gay lên và nó cào cấu tôi.
“Thôi nào, Bé Con, không sao đâu, mọi việc...’’
Mae Mobley nhăn nhó với tôi và ngoái cổ lại rồi bốp! Tay nó đập trúng taiau điếng.
Cô Leefolt chỉ ra cửa, miệng rít lên, “Aibileen, cả hai biến rangoài ngay đi.”
Tôi bế nó ra khỏi bếp. Tôi giận cô Leefolt đến run người, giận đến răng cắn dập cả lưỡi. Nếu cô ả ngu độn đó chịu để mắt tới con mình một chút thì đã chẳng đến nông nỗi này! Khi hai bác cháu vào tới phòng Mae Mobley, tôi ngồi xuống chiếc ghế bập bênh. Con bé gục lên vai tôi khóc nức nở và tôi xoa xoa lưng nó, mừng vì nó không nhìn thấy cơn giận bừng bừng trên mặt tôi lúc ấy. Tôi không muốn nó nghĩ là lỗi tại nó.
“Con có sao không, Bé Con?” Tôi thì thầm. Tai tôi vẫn còn đau vì cú đấm của nó. Tôi mừng vì nó đánh tôi chứ không phải mẹ nó, vì tôi không biết mụ đàn bà đó sẽ làm gì với nó nữa. Tôi cúi xuống và nhìn thấy mấy vết ngón tay đỏ tấy còn in hằn trên bụng chân nó.
“Bác đây, cưng à, Aibee đây,” tôi đu đưa và dỗ dành, đu đưa và dỗ dành.
Nhưng Bé Con, nó cứ thút thít mãi không thôi.
CHỪNG TỚI BỮA TRƯA, khi tivi phát bộ phim tôi hay xem, bên ngoài nhà để xe lại yên ắng. Mae Mobley ngồi trên lòng tôi và giúp tôi tước xơ quả đậu. Có vẻ nó vẫn bịu xịu vì chuyện hồi sáng. Tôi đồ rằng mình cũng thế, nhưng tôi đã nén nó thật sâu, xuống một nơi mà tôi không còn phải bận tâm đến nữa.
Chúng tôi vào bếp và tôi làm cho nó một chiếc sandwich kẹp xúc xích thái lát. Trên đường xe đi vào nhà, hai người thợ đang ngồi trong xe tải ăn trưa. Tôi mừng vì được yên ổn một mình. Tôi mỉm cười với Bé Con, rồi cho nó một quả dâu, may mà tôi có mặt ở đây khi có chuyện rắc rối với mẹ nó. Tôi không dám nghĩ tiếp nhữngăng tay cùng những cô gái mặt hoa da phấn trông thật hạnh phúc, thật khỏe mạnh. Khi tôi còn chưa kịp mở miệng hỏi ai, một người đàn ông gầy nhom đã nói, “Mời cô đi với tôi, chúng tôi có đủ tất cả mọi thứ trên tầng,” và kéo tọt tôi vào thang máy lên thẳng tầng ba, đến một gian đề biển PHỤC TRANG CHO PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI.
“Cái gì đây?” Tôi hỏi. Trong sảnh đã có hàng chục phụ nữ cùng nhạc rock-and-roll nổi lên rộn ràng, có cả rượu champagne và những ánh đèn lấp lánh rực rỡ.
“Emilio Pucci, cưng ạ. Có thế chứ!” Anh ta bước lùi lại và hồi, “Không phải cô đến đây dự lễ ra mắt hay sao? Cô có giấy mời chứ?”
“À ờ, đâu nhỉ,” tôi nói, nhưng anh ta lập tức mất kiên nhẫn khi thấy tôi sục tay vào túi xách.
Khắp bốn phía quanh tôi, quần áo trông như vừa đâm rễ và bừng nở trên mắc treo. Tôi nghĩ đến bà LaVole và cười phá lên. Không có chỗ cho những bộ âu phục trứng Phục sinh ở đây. Hoa lá! Những đường kẻ sọc lớn sặc sỡ! Và những đường gấu váy phơi ra cả chục phân da đùi. Tất thảy đều sôi sục, lộng lẫy, và choáng ngợp. Cái ông Emilio Pucci này hẳn phải cắm ngón tay vào ổ điện mỗi sáng sớm chứ chẳng chơi.
Với tờ séc trắng trong tay, tôi mua đủ quần áo để nhồi kín băng ghế sau của con Cadillac. Sau đó trên phố Magazine, tôi bỏ ra mươi lăm đô-la để nhuộm sáng, tỉa và ép thẳng mái tóc. Sau một mùa đông, nó đã dài thêm ra và có màu hao hao nước rửa bát bẩn. Đến bốn giờ, tôi đã phóng xe qua cầu Hồ Pontchartrain, đài đang phát bài hát của một ban nhạc tên Rolling Stones còn gió thổi tung mái tóc suôn bóng mượt của tôi và tôi thầm nghĩ, Tối nay, mình sẽ trút bỏ toàn bộ lớp áo giáp và phô bày mọi sự thật trước Stuart.
STUART VÀ TÔI ăn bít tết Chateaubriand, cười và nói chuyện. Anh nhìn sang các bàn khác, bình phẩm về những người mình biết. Nhưng không ai đứng dậy để ra chào chúng tôi.
“Mừng sự khởi đầu mới,” Stuart nói và giơ cao ly rượu mạnh.
Tôi gật đầu và bỗng dưng muốn nói với anh rằng mọi khởi đầu đều mới cả. Nhưng thay vào đó, tôi mỉm cười và nâng cốc với ly rượu thứ hai. Tôi chưa bao giờ thực sự thích đồ uống có cồn, cho đến hôm nay.
Sau bữa tối, chúng tôi đi ra sảnh chờ và thấy Nghị sĩ cùng bà Whitworth ngồi ở một bàn, đang uống rượu. Những người xung quanh họ cũng đang uống rượu và chuyện trò. Stuart đã kể với tôi trước đó, hai ông bà về chơi nhà cuối tuần, lần đầu tiên kể từ ngày họ chuyển lên Washington.
“Stuart, bố mẹ anh kìa. Ta ra chào một câu đi?”
Nhưng Stuart xoay tôi về hướng cửa, và đẩy tôi ra ngoài theo đúng nghĩa đen.
“Anh không muốn mẹ nhìn thấy em mặc cái váy ngắn thế này,” anh nói. “Ý anh là, tin anh đi, cái váy này hợp với em lắm, nhưng...” Anh nhìn xuống gấu váy. “Có lẽ đó không phải lựa chọn tối ưu cho đêm nay.” Trên cuốc xe trở về nhà, tôi nghĩ đến Elizabeth, đầu cuốn đầy lô, lo sợ hội bài sẽ trông thấy tôi. Tại sao luôn có một ai đó cảm thấy hổ thẹn vì tôi?
Đến khi chúng tôi về tới Longleaf, lúc ấy đã là mười một giờ đêm. Tôi vuốt phẳng vạt váy, thầm nghĩ Stuart nói đúng. Nó ngắn quá. Đèn phòng ngủ của bố mẹ đã tắt, chúng tôi bèn ngồi xuống sofa.
Tôi dụi mắt và ngáp dài. Khi tôi mở mắt ra, anh đang cầm một chiếc nhẫn trong tay.
“Ôi... lạy Chúa.”
“Anh định làm lúc ở nhà hàng nhưng...” Anh cười rạng rỡ. “Ở đây hay hơn.”
Tôi chạm vào chiếc nhẫn. Nó lạnh băng và đẹp mê hồn. Ba viên đá ruby được cẩn xung quanh một viên kim cương. Tôi ngước lên nhìn anh, bất chợt thấy trong người nóng như thiêu như đốt. Tôi lắc chiếc áo len khoác trên vai xuống. Tôi tươi cười nhưng miệng lại chực bật khóc.
“Em phải nói với anh một chuyện, Stuart,” tôi buột miệng. “Anh hứa sẽ không nói với ai nhé?”
Anh nhìn tôi chằm chằm và bật cười. “Gượm đã, em đã nói vâng chưa?”
“Vâng, nhưng...” trước hết tôi phải biết một chuyện đã. “Anh hứa với em đi?”
Anh thở dài, mặt lộ vẻ thất vọng vì tôi nỡ phá hỏng giây phút này. “Được, anh hứa.”
Tôi vẫn chưa hết sốc bởi lời cầu hôn của anh nhưng tôi vẫn cố gắng giải thích rõ ràng hết mức có thể. Nhìn thẳng vào mắt anh ấy, tôi trình bày những sự việc và các chi tiết tôi có thể an tâm tiết lộ về cuốn sách và những gì tôi đã làm suốt năm vừa qua. Tôi không hề đả động đến tên một người nào hết, tôi hơi sững lại khi nhận ra ý nghĩa của hành động đó, tôi biết nó chẳng hay ho gì. Dù anh gì sẽ xảy ra nếu không có tôi. Con bé nhét cả quả dâu vào ngậm phồng cả mồm và cười đáp lại. Tôi nghĩ nó cũng cảm thấy thế.
Cô Leefolt không có ở đây nên tôi chợt nghĩ có lẽ nên gọi cho Minny theo số nhà bà Walter, để xem cô đã kiếm được việc mới chưa. Nhưng tôi chưa kịp nhấc máy thì có tiếng gõ cửa sau nhà. Tôi mở ra thì thấy một người thợ đứng đó. Ông ta già lắm rồi. Bộ đồ bảo hộ lao động trùm lên chiếc áo sơ mi cổ trắng.
“Chào chị. Phiền chị cho tôi xin ít nước được không?” Ông ta hỏi. Tôi không nhận ra ông ta. Chắc dân ở mạn phía Nam thị trấn.
“Được chứ
Tôi lấy một chiếc cốc giấy trên chạn xuống. Trên cốc có in chữ chúc mừng sinh nhật xanh đỏ, cái này dùng hồi Mae Mobley lên hai tuổi. Tôi biết cô Leefolt sẽ không muốn tôi cho ông ta dùng cốc thủy tinh của nhà.
Ông ta tu một hơi dài và đưa trả tôi chiếc cốc. Khuôn mặt ông lộ vẻ mệt mỏi rã rời. Dường như đôi mắt ánh lên nét gì đó cô độc.
“Công việc sao rồi bác?” Tôi hỏi.
“Bọn tôi vẫn đang làm,” ông đáp. “Vẫn chưa có nước. Chắc chúng tôi phải lắp một đường ống chạy từ ngoài đường cái vào.”
“Anh chàng kia có cần uống ít nước không?” Tôi hỏi.
“Được vậy thì tốt quá.” Ông ta gật đầu và tôi lại đi lấy nước cho anh bạn ông vào chính cái cốc nom rõ buồn cười đó bằng vòi ở bồn rửa.
Nhưng ông ta chưa đem nước cho bạn ngay.
“Tôi xin lỗi,” ông nói, “nhưng...” Ông đứng đó một lúc, mắt nhìn chằm chằm xuống chân. “Tôi đi giải ở đâu được ạ?”
Ông ngước lên và tôi nhìn ông, trong chừng một phút chúng tôi chỉ nhìn nhau. Ý tôi là, chuyện đó ngồ ngộ sao ấy. Không phải ngộ kiểu nghe xong ai cũng phá ra cười mà là kiểu bạn chỉ nghĩ thầm trong bụng: Hở. Chúng tôi đứng ở đây, tại ngôi nhà có tới hai phòng vệ sinh và một phòng khác đang xây dở, ấy vậy mà vẫn chẳng có chỗ nào để cho người đàn ông này xử lý việc riêng của mình.
“Ờ thì...” tôi chưa bao giờ rơi vào cảnh như thế này. Thằng bé Robert vẫn dọn vườn hai tuần một lần ấy, tôi đoán nó thường đi tiểu trước khi đến đây. Còn người này, ông ấy đã già rồi. Hai bàn tay đã nhăn nheo hết cả. Bảy mươi năm lo nghĩ đã vạch biết bao nhiêu đường ngang dọc lên mặt ông, trông chẳng khác gì cái bản đồ.
“Tôi e là bác phải đi vào mấy bụi cây sau nhà ấy,” tôi nghe tiếng mình nói, nhưng ước sao đó không phải là mình. “Đằng ấy có con chó đấy, nhưng nó không cắn đâu.
“Vâng,” ông nói. “Cám ơn chị.”
Tôi nhìn ông chậm chạp quay về cùng cốc nước cho anh bạn trên tay.
Tiếng đập gõ và đào xới lại vang lên đến ht buổi chiều hôm ấy.
SuỐt cẢ ngày hôm sau, họ lại miệt mài đập và đào ở sân trước. Tôi không hỏi cô Leefolt câu nào và cô Leefolt cũng chẳng buồn giải thích lấy một lời, chỉ thỉnh thoảng ngó ra cửa hậu để săm soi xem công việc đến đâu.
Tới ba giờ chiều thì âm thanh ồn ào im hẳn và hai người đàn ông lên xe tải ra về. Cô Leefolt nhìn họ lái xe đi khuất, thở phào một cái, rồi lấy ô tô và đi làm những việc cô vẫn thường làm khi không phải lo lắng về những người da màu lảng vảng quanh nhà.
Một lúc sau, chuông điện thoại reo.
“Cô Leef...”
“Mụ ta rêu rao với khắp cả thị trấn cháu là con ăn cắp! Thế nên cháu mới không kiếm được việc gì! Mụ phù thủy đó đã biến cháu thành Con hầu tội lỗi lắm mồm của quận Hinds rồi!”
“Nào nào, Minny, bình tĩnh đã cháu...”
“Sáng nay trước khi đi làm, cháu qua nhà bà Renfroe bên khu Sycamore và sém bị tống ra khỏi cửa. Bà ấy nói mụ Hilly kể hết chuyện về cháu rồi, bảo là ai cũng biết cháu đã ăn trộm một cái giá nến ở nhà bà Walter!”
Tôi có thể nghe được tay Minny siết chặt lên ống nghe điện thoại, cứ như đang gồng sức để bóp vụn nó ra vậy. Tôi loáng thoáng thấy có tiếng Kindra la hét và tự hỏi sao giờ này Minny đã ở nhà rồi. Bình thường phải tới bốn giờ chiều cô mới về cơ.
“Cháu có làm gì ngoài việc chăm bẵm bà già đó đâu!”
“Minny, ta biết cháu là đứa thật thà. Đến Chúa cũng biết vậy mà.”
Giọng cô nhỏ lại, vo ve như ong trong tổ. “Khi cháu đến nhà bà Walter, mụ Hilly đã ở đấy rồi, mụ ta cố dúi cho cháu hai mươi đô-la và bảo, ‘Cầm lấy đi. Tôi biết chị cần món tiền này đấy,’ se='height:10px;'>
“Stuart vừa cầu hôn con,” tôi nói, và cố nở một nụ cười thật tươi. Nhưng tôi bỗng hoảng, khi nghĩ hẳn mẹ sẽ đòi xem chiếc nhẫn.
“Mẹ biết rồi,” mẹ nói.
“Mẹ biết rồi sao?”
Mẹ gật đầu. “Dĩ nhiên. Hai tuần trước nó đến đây và xin bố mẹ cho cưới con.”
Hai tuần trước? Tôi suýt bật cười. Dĩ nhiên mẹ phải là người đầu tiên được biết một chuyện hệ trọng đến thế. Tôi mừng vì mẹ đã có ngần ấy thời gian để tận hưởng cái tin ấy.
“Me cũng có chuyện cần nói với con,” mẹ nói. Vầng hào quang bao quanh mẹ thật huyền ảo, lấp lánh như lân tinh. Đó là ánh sáng từ ngọn đèn ngoài hiên, nhưng tôi tự hỏi tại sao mình chưa thấy bao giờ. Mẹ nắm chặt tay tôi giữa không khí bằng cái siết tay mạnh mẽ một bà mẹ dành cho cô con gái mới được hứa hôn. Bố giật mình, rồi ngồi bật dậy.
“Sao thế?” Bố hốt hoảng. “Em mệt à?”
“Không, Carlton. Em không sao. Em bảo rồi.”
Bố ậm ù gật đầu, nhắm mắt lại, và đã kịp say ngủ trước cả khi đặt mình xuống giường.
“Chuyện của mẹ là gì thế?”
“Mẹ vừa nói chuyện với bố con rất lâu và mẹ đã đi đến một quyết định.”
“Ôi trời ơi,” tôi thở dài. Tôi đã thấy ngay cảnh mẹ kể lể giải thích với Stuart khi anh hỏi cưới tôi. “Có phải về tài khoản tiết kiệm không ạ?”
“Không phải,” mẹ nói và tôi thầm nghĩ, Vậy chắc là việc gì đó liên quan đến đám cưới, không chỉ vì đến lúc đó mẹ đã nhắm mắt xuôi tay lâu rồi, mà còn vì sẽ không có đám cưới nào hết. Thế nhưng, tôi vẫn cảm thấy một nỗi khuây khỏa tội lỗi khủng khiếp rằng tôi sẽ không phải trải qua sự kiện đó cùng mẹ.
“Mẹ biết con đã nhận thấy tình trạng của mẹ mấy tuần vừa rồi có sáng sủa hơn,” mẹ nói. “Và mẹ cũng biết bác sỹ Neal nói gì, rằng nó giống như một thứ lực tàn, một thứ...” Mẹ ho sù sụ và cả thân hình gầy gò của mẹ cong lên như một cái vỏ sò. Tôi đưa mẹ một tờ khăn giấy và mẹ nhăn mặt, chặn nó lên miệng.
“Nhưng như mẹ nói đấy, mẹ đã quyết rồi.”
Tôi gật đầu, lắng nghe, với vẻ đờ đẫn hệt như bố tôi mới cách đây vài phút.
“Mẹ đã quyết định sẽ không chết.”
“Ôi... mẹ. Trời ơi, con xin mẹ...”
“Muộn quá rồi,” mẹ nói, đoạn gạt tay tôi ra. “Mẹ đã quyết thế nào thì nó là như thế.”
Mẹ xoa xát hai lòng bàn tay vào nhau, như muốn đẩy lui căn bệnh ung thư. Nhìn mẹ ngồi ngay ngắn nghiêm trang trong bộ áo ngủ, luồng sáng rực rỡ ngời lên quanh mẹ, mắt tôi không khỏi trố ra. Sao tôi dốt thế nhỉ. Tất nhiên trước cái chết, mẹ sẽ vẫn ương ngạnh bướng bỉnh, như mẹ vẫn luôn thế đối với từng tiểu tiết trong cuộc đời mình.
° ° °
HÔM ẤY LÀ THỨ SÁU, ngày 18 tháng Một năm 1964. Tôi mặc một chiếc váy chữ A màu đen. Móng tay tôi đã được gặm sạch. Tôi thầm nghĩ, mình sẽ nhớ từng chi tiết nhỏ của ngày này, đúng như cách mọi người nói họ sẽ không bao giờ quên loại bánh kẹp mình đang ăn, hay bài hát đang phát trên đài, khi họ biết tin Kennedy bị bắn chết.
Tôi bước vào nơi đã trở thành điểm đến quen thuộc với mình, khoảng giữa gian bếp nhà Aibileen. Bên ngoài trời đã tối sập và chiếc bóng đèn vàng dường như rực rỡ hẳn lên. Tôi nhìn Minny và cô nhìn tôi. Aibileen xen vào giữa chúng tôi như muốn chặn cái gì đó.
“Harper and Row,” tôi nói, “muốn xuất bản cuốn sách.”
Tất cả đều nín lặng. Ngay cả lũ ruồi cũng thôi vo ve.
“Cô đùa tôi đấy à,” Minny thốt lên.
“Tôi vừa nói chuyện với bà ta chiều nay.”
Aibileen rú lên một tiếng tưởng như tôi chưa từng nghe thấy từ bác ấy bao giờ. “Trời thần ơi, thật không thể tin nổi!” Bác hét lên, và chúng tôi ôm chầm lấy nhau, Aibileen và tôi, rồi Minny và Aibileen. Minny nhìn về phía tôi.
“Thôi thôi, mọi người ngồi xuống cả đi!” Aibileen nói. “Cô kể đi, bà ta nói gì? Ta phải làm gì bây giờ? Trời thần ơi, tôi còn chưa kịp pha cà phê!”
Chúng tôi ngồi xuống và cả hai đều nhìn tôi chằm chặp, người chúi hẳn về phía trước. Mắt Aibileen mở to. Tôi đã chờ đợi ở nhà cùng cái tin này suốt bốn tiếng. Bà Stein nói rất rõ với tôi, rằng đây là một cuộc giao dịch rất hẻo. Nên giữ kỳ vọng giữa mức thấp và không có gì. Tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải chuyển tải lời nhắc nhở này đến Aibileen để về sau bác không thất vọng. Thậm chí đến tôi cũng không biết bản thân mình phải cảm thấy thế nào về việc này.
“Mọi người nghe đã, bà ta nói không nên háo hức quá. Rằng số lượng ấn bản họ định in ra sẽ rất, rất nhỏ.”
Tôi chờ Aibileen cau mày, nhưng bác chỉ cười khúc khích. Bác cố đưa tay lên che miệng.
“Có lẽ chỉ được vài nghìn cuốn.”
Aibileen áp bàn tay trên miệng chặt thêm.
“Thảm hại... bà Stein nói thế.
Da mặt Aibileen càng sẫm màu hơn. Bác lại khúc khích cười dưới mấy đốt ngón tay. Hiển nhiên bác chưa hiểu nổi chuyện này.
“Và bà ta nói đó là một trong những khoản nhuận bút còm cõi nhất mà bà ta từng thấy...” Tôi cố lấy giọng nghiêm trang nhưng không tài nào làm được vì rõ ràng Aibileen sắp bật tung ra. Nước dâng lên tận mắt bác.
“Còm... đến đâu?” Bác cất tiếng hỏi sau kẽ tay.
“Tám trăm đô-la,” tôi nói. “Chia cho mười ba người.”
Aibileen lăn ra cười ngặt nghẽo. Tôi không nhịn được cũng cười phá lên. Nhưng chẳng có lý nào. Vài nghìn cuốn và 61,50 đô-la cho mỗi người ư?
Nướt mắt chảy dài trên khuôn mặt Aibileen, cuối cùng bác chỉ gục mặt xuống bàn. “Tôi không hiểu tại sao mình lại cười nữa. Tự nhiên thấy nó buồn cười quá.”
Minny đảo mắt nhìn chúng tôi. “Tôi biết hai người đều điên mà. Cả hai người.”
Tôi cố gắng hết sức để thuật lại cho họ từng chi tiết. Lúc nói chuyện trên điện thoại với bà Stein, tôi cũng chẳng khá hơn bao lăm. Bà ta nói bằng giọng hờ hững, gần như vô cảm. Vậy mà tôi đã làm gì? Tôi có giữ cung cách xã giao nghiêm túc và hỏi những câu thích đáng không? Tôi có cảm ơn bà ta vì đã tiếp nhận một đề tài mạo hiểm đến thế không? Không, thay vì cười, tôi lại lắp bắp trong điện thoại, rồi khóc om sòm như một con bé con vừa bị tiêm một mũi vắc xin ngừa bại liệt.
“Bình tĩnh nào, cô Phelan,” bà ta nói, “cuốn này khó thành sách bán chạy lắm,” nhưng tôi vẫn khóc tu tu trong khi bà ta thông báo những chi tiết mới. “Chúng tôi chỉ ứng trước bốn trăm đô-la và sẽ thanh toán nốt bốn trăm đô-la khi sách đã hoàn thành... cô có... đang nghe không đấy?”
“Vâ-vâng, tôi có.”
“Và chắc chắn còn rất nhiều phần cần biên tập. Chương về Sarah là tốt nhất,” bà ta nói, và tôi kể lại cho Aibileen trong những tiếng sụt sịt, khúc khích của bác.
Aibileen khịt mũi, chùi mắt, và mỉm cười. Rốt cuộc chúng tôi cũng bình tĩnh lại và uống cà phê mà Minny đã phải đích thân đứng dậy và đun cho chúng tôi.
“Bà ta cũng thích Gertrude lắm,” tôi nói với Minny. Tôi cầm tờ giấy lên và đọc lại câu nóihi lại để khỏi quên. “Gertrude là cơn ác mộng của mọi phụ nữ da trắng ở miền Nam. Tôi ngưỡng mộ cô ta.”
Trong khoảnh khắc, Minny thực sự nhìn thẳng vào mắt tôi. Mặt cô giãn ra thành một nụ cười trẻ con. “Bà ta nói thế thật ư? Về tôi ư?”
Aibileen cười lớn. “Cứ như bà ta có thể nhìn thấu cháu dù cách xa năm trăm dặm đường ấy nhỉ.”
“Bà ta nói ít nhất phải sáu tháng nữa sách mới ra. Tầm tháng Tám.”
Aibileen vẫn tươi cười, hoàn toàn không chút nao lòng trước bất kỳ điều gì tôi nói ra. Và thành thực mà nói, tôi rất mừng. Tôi biết bác ấy sẽ sung sướng lắm, nhưng tôi đã sợ rằng bác cũng sẽ thất vọng ít nhiều. Nhìn bác như thế khiến tôi nhận ra, tôi không hề thất vọng. Tôi chỉ thấy hạnh phúc thôi.
Chúng tôi ngồi nói chuyện thêm vài phút nữa, uống cà phê và trà, cho tới khi tôi nhìn đồng hồ. “Tôi đã bảo bố là sẽ quay về sau một tiếng.” Bố đang ở nhà với mẹ. Tôi đành liều để lại số điện thoại nhà Aibileen cho bố để phòng trường hợp khẩn cấp, và nói rằng tôi đi thăm một người bạn tên Sarah.
Cả hai cùng tiễn tôi ra cửa, cử chỉ này hoàn toàn mới với Minny. Tôi bảo Aibileen tôi sẽ gọi cho bác ngay khi nào nhận được thư của bà Stein.
“Vậy là sáu tháng nữa, chúng ta sẽ biết chuyện gì sẽ xảy ra,” Minny nói, “tốt, xấu, hoặc không gì cả.”
“Có thể sẽ là không gì cả,” tôi nói, tự hỏi không biết có ai thèm mua sách không.
“À, tôi thì nghiêng về hướng tốt nhiều hơn,” Aibileen nói.
Minny khoanh tay lại trước ngực. “Thế thì tôi nên nghiêng về hướng xấu. Cũng phải có người lo khoản đấy chứ.”
Trông Minny không có vẻ gì lo lắng về số lượng sách bán ra. Cô lo lắng về những gì sẽ xảy đến khi đám phụ nữ ở vùng Jackson n&agravi đó là sức mạnh của cầu nguyện. Như điện ấy, nó làm mọi thứ vận động. Còn chuyện cái nhà vệ sinh nữa chứ, đó chẳng phải thứ tôi thực sự muốn bàn đến.
Tôi lướt qua danh sách cầu nguyện một lượt. Mae Mobley của tôi xếp số một, rồi đến Fanny Lou ở nhà thờ đang bị bệnh thấp khớp. Hai em gái Inez và Mable của tôi ở Port Gibson, chúng nó có tới mười tám đứa con lít nhít và sáu đứa đang mắc cúm. Khi danh sách còn thưa, tôi cho thêm cả ông già da trắng rách rưới hôi hám sống phía sau cửa hàng thức ăn gia súc, ông ta bị ngớ ngẩn vì uống nhầm xi đánh giày. Song tối nay danh sách đã khá dài.
Tôi ngồi nhẩm tính xem nên lấy ai để chốt danh sách. Bertrina Bessemer chăng?! Ai cũng biết bao năm nay Bertrina và tôi không thèm nhìn mặt nhau từ khi cô ta gọi tôi là con mọi đen ngu xuẩn vì đã lấy Clyde.
“Minny này,” tôi hỏi hôm Chủ nhật tuần trước, “sao Bertrina lại nhờ ta cầu nguyện cho ả?
Chúng tôi đang đi bộ về nhà sau một giờ nghe giảng đạo. Minny đáp, “Người ta đồn cô có năng lực đặc biệt, cô cầu nguyện bao giờ cũng linh nghiệm hơn những người khác.”
“Gì cơ?”
“Eudora Green ấy, hồi bị vỡ xương chậu được vào danh sách của cô, mất có một tuần đã đi lại được. Isaiah rơi từ xe tải chở bông xuống đất, tối hôm đấy vào danh sách, sáng hôm sau đã đến xưởng như thường rồi.”
Nghe xong tôi bỗng nghĩ, thảo nào mình chưa bao giờ có cơ hội cầu nguyện cho Treelore. Có lẽ đó là lý do vì sao Chúa gọi nó đi sớm thế. Chắc Ngài chẳng muốn phải đôi co với tôi.
“Snuff Washington,” Minny tiếp, “Lolly Jackson nữa - ối giời, Lolly được vào danh sách của cô mà chỉ hai ngày sau đã bỏ xe lăn đứng bật dậy cứ như vừa được chạm vào Đức Chúa Jesus ấy. Ai ở cái quận Hinds này chả biết chuyện đó.”
“Nhưng có phải nhờ ta đâu,” tôi kêu. “Chỉ là cầu nguyện thôi mà.”
“Còn Bertrina...” Minny bắt đầu cười sằng sặc, “Cô có biếtCocoa, con ranh đã bỏ bùa Clyde không?”
“Hừ. Ta quên thế nào được.”
“Một tuần sau khi Clyde bỏ cô, cháu nghe nói Cocoa thức dậy với cái cửa mình bốc mùi tởm lợm như sò thối. Đến ba tháng sau vẫn không đỡ. Bertrina ấy, bà ta là bạn thân của Cocoa. Bà ta biếtlời cầu nguyện của cô rất linh nghiệm.”
Miệng tôi há hốc. Sao bao lâu nay cô ấy chưa từng nói cho tôi hay? “Cháu bảo mọi người nghĩ ta có phép ấy à?”
“Cháu sợ nếu nói ra sẽ làm cô lo. Họ chỉ nghĩ rằng cô có mối liên hệ tốt hơn hết thảy mọi người thôi. Chúng ta đều là những con chiên kính Chúa cả, nhưng cô ấy, lời của cô mới lọt tai Ngài.”
Bình trà sôi sùng sục trên bếp, đưa tôi về với thực tại. Trời thần ơi, tôi đồ rằng mình cứ cho cô Skeeter vào danh sách đi, nhưng vì cớ gì thì tôi cũng chịu. Nó lại nhắc tôi nhớ tới thứ mà tôi chẳng muốn nghĩ đến, rằng cô Leefolt đang xây riêng cho tôi một cái nhà vệ sinh vì nghĩ tôi mang đầy mầm bệnh và vi trùng. Và cô Skeeter đã hỏi liệu tôi có muốn thay đổi mọi thứ, cứ như thay đổi quận Jackson, bang Mississippi này chả khác gì thay một cái bóng đèn cháy ấy.
Tôi đang tưỚc xơ đỖ trong bếp nhà cô Leefolt thì chuông điện thoại reo ầm ĩ. Tôi mong đó là Minny gọi báo đã tìm được việc mới. Tôi đã gọi khắp lượt những người tôi từng giúp việc và ai cũng nói cùng một câu: “Chúng tôi không cần thuê người.” Nhưng thực ra ý họ là: “Chúng tôi không thuê Minny.”
Mặc dù Minny đã kết thúc ngày công cuối cùng từ cách đây ba hôm, song tối qua bà Walter đã thậm thụt gọi cho Minny, nhắn cô hôm nay ghé chơi vì nhà cửa giờ quạnh quẽ quá, cũng bởi cô Hilly đã cho người dọn gần hết đồ đạc đi rồi mà. Tôi vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra giữa Minny và cô Hilly. Tôi đồ rằng mình cũng không thực lòng muốn biết.
“Nhà Leefolt đây.”
“Ừm, chào chị. Tôi là...” Người phụ nữ ngừng lời, rồi dọn giọng. “Xin chào. Chị làm ơn cho tối gặp Elizabeth Leer-folt được không?”
“Cô Leefolt không có ở nhà. Cô có nhắn lại gì không?”
“Ô,” người phụ nữ thốt lên, giọng có vẻ chưng hửng.
“Xin hỏi ai đang gọi đấy ạ?”
“Tôi là... Celia Foote. Chồng tôi cho tôi số điện thoại ở đây chứ tôi không quen Elizabeth, nhưng... ờ, anh ấy nói cô Leefolt thông thạo mọi việc liên quan đến Ngày hội Thiện nguyện vì trẻ em và Hội phụ nữ.” Tôi đã nghe cái tên này rồi, nhưng ở đâu thì chịu. Tiếng người phụ nữ này nói nghe như bọn con gái nhà quê chân lấm tay bùn ở mấy vùng nông thôn hẻo lánh ấy. Được cái giọng cô rất êm ái, cao nữa. Dầu vậy âm điệu chẳng giống các bà các cô ở vùng này tí nào.
“Tôi sẽ nhắn cô ấy như thế,” tôi nói. “Số điện thoại nhà cô.”
“Tôi cũng mới chuyển đến và, ờ, thật ra không phải thế, tôi sống ở đây cũng đã khá lâu, trời, phải được một năm rồi. Nhưng tôi chẳng quen ai cả. Tôi... tôi không hay ra ngoài lắm.”
Cô lại dặng hắng và tôi ngạc nhiên không hiểu cô phân bua với tôi làm gì. Tôi chỉ là người hầu kẻ ở, nói chuyện với tôi đâu thể giúp cô có thêm bè bạn
“Tôi nghĩ có khi tôi có thể làm gì đó giúp cho Ngày hội Thiện nguyện vì trẻ em ngay tại nhà,” cô nói.
Lúc này tôi bỗng nhớ ra. Đây chính là người mà cô Leefolt và cô Hilly vẫn ra sức dè bỉu chỉ vì đã lấy anh bạn trai cũ của cô Hilly.
“Tôi sẽ nhắn lại cho cô Leefolt. Cô vừa nói số nhà cô là bao nhiêu ấy nhỉ?”
“Ừm, nhưng tôi đang vội đi chợ. Ô, có khi tôi nên ngồi nhà đợi vậy.”
“Nếu cô Leefolt gọi mà không gặp được cô, thế nào cũng nhắn qua người giúp việc mà.”
“Tôi có ai giúp việc đâu. Thực ra, tôi đang tính hỏi cô Leefolt cả chuyện đó nữa, không rõ cô ấy có biết người nào tốt không.”
“Cô đang tìm người giúp việc?”
“Tôi đang bấn quá, chẳng biết có kiếm được ai chịu sang tận bên quận Madison này không.”
Ái chà, sao khéo thế. “Tôi biết một người tốt lắm. Cô ấy nấu ăn ngon nổi tiếng, chăm trẻ con cũng khéo nữa. Cô ấy có cả xe riêng để tự tới nhà cô đấy.”
“Ồ, ừm... tôi vẫn muốn hỏi ý kiến Elizabeth cơ. Tôi đã đọc cho chị số điện thoại nhà tôi chưa nhỉ?”
“Chưa, thưa cô,” tôi thở dài. “Cô đọc đi.” Đời nào cô Leefolt chịu tiến cử Minny, nhất là sau những chuyện cô Hilly đã thêu dệt như thế.
Cô Celia đọc, “Bà Johnny Foote, Emerson hai-sáu-không-sáu-không-chín.”
Tôi cố vớt vát, “Còn tên cô giúp việc là Minny, số của cô ấy làLakewood tám-bốn-bốn-ba-hai. Cô ghi được chưa?” Bé Con túm gấu váy của tôi giật khẽ, kêu “Bụng đau í,” và lấy tay xoa xoa bụng.
Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu, tôi vội nói, “Gượm đã, sao vậy thưa cô Leefolt? À vâng, để tôi bảo cô ấy.” Tôi đưa điện thoại lên miệng và nói, “Cô Celia, cô Leefolt mới vào nhà, nói là đang không được khỏe, nhưng báo cô cứ gọi cho Minny đi. Cô ấy còn nói sẽ gọi lại cho cô ngay nếu cần giúp gì cho Ngày hội Thiện nguyện
“Ôi! Chị nói giúp là tôi cảm ơn nhé. Mong là chị ấy sẽ chóng khỏe và cứ gọi cho tôi bất cứ khi nào nhé.”
“Nhớ là Minny Jackson, Lakewood tám-bốn-bốn-ba-hai cô nhé. Đợi đã, sao ạ?” Tôi thò tay nhón một cái bánh quy rồi đưa cho Mae Mobley, trong lòng dội lên cảm giác phấn khích vì sự ranh mãnh trong con người mình. Tôi đang nói dối mà chẳng mảy may động tâm.
Tôi thẽ thọt bảo cô Celia Foote, “Cô Leefolt dặn cô đừng nói với ai là chính cô ấy đã giới thiệu Minny vì các bạn của cô ấy đều muốn thuê Minny, nếu biết cô ấy giấm Minny cho người khác, họ sẽ giận lắm đấy.”
“Tôi hứa không hé miệng nếu cô ấy cũng đừng làm lộ bí mật của tôi. Tôi không muốn chồng tôi biết tôi đang tìm người giúp việc.”
Chà chà, nếu như thế còn chưa phải là hoàn hảo thì tôi chẳng còn biết thế nào mới là hoàn hảo nữa.
Ngay khi hai bên dập máy, tôi hối hả quay số nhà Minny nhanh hết mức có thể. Nhưng tôi chưa kịp trở tay thì cô Leefolt đã đẩy cửa bước vào.
Tình hình gay go đây. Tôi cho cô Celia số điện thoại nhà Minny, nhưng hôm nay Minny lại đi làm vì bà Walter đang buồn. Thế nên nếu cô Celia gọi, Leroy sẽ cho số nhà bà Walter, anh ta vốn đần mà. Nếu bà Walter nghe điện thoại khi cô Celia gọi đến thì mọi việc sẽ vỡ lở hết. Bà Walter sẽ bô bô với cô ấy tất cả những gì cô Hilly đã đi rêu rao khắp nơi. Tôi phải báo cho Minny hoặc Leroy trước khi quá muộn mới được.
Cô Leefolt trở vào phòng ngủ và, như tôi đã lường trước, việc đầu tiên cô làm là ôm lấy cái điện thoại. Đầu tiên cô ta gọi cho cô Hilly. Rồi đến thợ làm đầu. Rồi gọi đến cửa hàng để hỏi một món quà cưới, và nói, nói, nói, liên hồi kỳ trận. Vừa gác máy, cô đã bước ra ngoài và hỏi tuần này họ sẽ được ăn gì cho bữa tối. Tôi rút cuốn sổ ra và điểm qua danh sách một lượt. Không, cô chẳng muốn dùng món cốt lết. Cô đang cố é
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • LỜI CẢM ƠN
  • Chú Thích
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---