Chương 5

    
ÔI LÁI CON CADILLAC CỦA MẸ chạy như bay trên con đường rải sỏi, thẳng hướng về nhà. Giọng Patsy Clineài không còn nghe thấy rõ nữa, vì bị tiếng đá cuội đập lộp độp lên thân xe át đi. Mẹ sẽ điên tiết lắm đây, nhưng tôi vẫn nhấn ga mạnh hơn. Tôi không thể thôi nghĩ đến những gì Hilly nói với mình trong buổi chơi bài hôm nay.
Hilly, Elizabeth và tôi là bạn thân từ hồi còn đi học trường tiểu học Power. Tấm ảnh tôi thích nhất là tấm chụp hình ba đứa ngồi trên khán đài sân bóng đá trường trung học, mấy cái đầu chụm lại, vai kề vai. Tuy nhiên, chi tiết làm nên điểm nhấn cho bức hình là các ghế ngồi xung quanh hoàn toàn trống trơn. Chúng tôi ngồi sát bên nhau vì ba đứa rất thân thiết.
Lên học Ole Miss, Hilly và tôi ở chung phòng suốt hai năm liền cho tới khi cô ấy bỏ ngang để đi lấy chồng còn tôi tiếp tục học đến ngày tốt nghiệp. Cứ mỗi buổi tối, ở nhà Chi Omega, tôi lại cuốn đúng mười ba cái lô lên tóc cô. Thế mà hôm nay, cô ấy dọa sẽ khai trừ tôi ra khỏi Hội. Chẳng phải tôi ham hố gì hội nọ hội kia, tôi chỉ thấy buồn vì sao cô bạn lại sẵn lòng hất cẳng mình dễ dàng đến thế.
Tôi rẽ vào con đường nhỏ dẫn tới Longleaf, đồn điền bông của gia đình tôi. Sỏi đá rải bên dưới dần nhường chỗ cho lớp bụi đất vàng mịn, tôi giảm ga để mẹ khỏi nhìn thấy tôi đang phi như điên. Tôi dừng xe trước nhà và bước ra. Mẹ đang ngồi trên chiếc ghế bập bênh dưới hiên nhà.
“Lại đây ngồi, con gái,” mẹ gọi, đoạn vẫy tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế kế bên. “Pascagoula vừa đánh sáp sàn nhà xong. Chờ tí cho khô đã con ạ.”
“Vâng.” Tôi hôn lên đôi má đầy phấn của bà nhưng không ngồi xuống. Tôi đứng tựa lên lan can, nhìn ra ba cây sồi đầy rêu phủ trước sân. Ở đây cách trung tâm thị trấn có năm phút xe đi, nhưng đa phần mọi người đều tính khu này là vùng nông thôn rồi. Bao quanh khoảnh sân nhà tôi là mười ngàn mẫu bông của bố, thứ cây rất xanh và khỏe, cao đến thắt lưng tôi. Mấy người da màu ngồi dưới túp lều đằng xa, mắt trân trân nhìn vào bầu không khí nóng bỏng. Ai cũng chỉ mong đợi một điều là những búp bông vải bung nở.
Tôi miên man nghĩ ngọi, mọi chuyện giữa Hilly và tôi đã khác xưa, kể từ hồi tôi rời trường về nhà. Nhưng ai là người thay đổi, cô ấy hay tôi?
“Mẹ kể cho con nghe chưa nhỉ? Fanny Peatrow đính hôn rồi đây.” Mẹ bắt chuyện.
“Mừng cho Fanny.”
“Chỉ chưa đầy một tháng từ khi nó nhận vị trí nhân viên giao dịch ở Farmer’s Bank thôi đấy
“Tốt quá, mẹ ạ.”
“Mẹ biết,” bà nói, tôi quay lại và thấy mắt bà sáng trưng lên như đèn pha. “Sao con không ra ngân hàng gửi đơn xin một chân giao dịch viên nhỉ?”
“Kìa mẹ, con có muốn trở thành nhân viên giao dịch ngân hàng đâu.”
Mẹ thở dài, rồi nheo mắt nhìn con chó cưng Shelby liếm láp bộ lông của nó. Tôi ngó nghiêng cửa trước, định liều mình làm bẩn sàn nhà. Hai mẹ con đã nói đi nói lại chuyện này không biết bao nhiêu lần rồi.
“Bốn năm trời con gái tôi đi học đại học, rốt cục có gì mang về nhà nào?” Bà than.
“Một tấm bằng?”
“Một mảnh giấy đẹp,” mẹ nói.
“Mẹ, con đã nói rồi. Con chưa gặp được người nào hợp với mình cả,” tôi nhấm nhẳng.
Mẹ đứng dậy khỏi ghế, tiến lại gần để tôi nhìn sát khuôn mặt xinh đẹp, duyên dáng của bà. Bà mặc một chiếc váy màu xanh hải quân, ôm sát khung xương mảnh khảnh của cơ thể. Như mọi khi, bà chỉ thoa một lớp son phớt nhẹ, nhưng khi bà bước ra dưới ánh nắng, tôi nhìn thấy những vết bẩn tối, đậm, đã khô cong, lấm tấm ở mặt trước áo bà. Tôi căng mắt ra, cố soi xem có đúng là vết bẩn thật không. “Mẹ ơi? Mẹ ốm à?”
“Eugenia, giá con chịu hợp tác hơn một chút có phải tốt không...”
“Váy mẹ bẩn hết phía trước rồi kìa.”
Mẹ khoanh tay lại. “Mẹ vừa nói chuyện với mẹ của Fanny. Cô ấy bảo mới vào làm là con Fanny đã gặp bao nhiêu mối tốt rồi.”
Tôi bỏ lửng chuyện chiếc váy. Tôi chẳng bao giờ dám nói cho mẹ biết mình muốn trở thành nhà văn. Bà sẽ chỉ biến nó thành một điểm khác để phân biệt tôi với những cô gái đã có chồng thôi. Tôi cũng không kể được với bà về Charles Gray, anh bạn học cùng lớp toán với tôi ở Ole Miss. Hồi năm cuối, anh ấy say rượu và đã hôn tôi rồi siết tay tôi rất chặt, lẽ ra tôi phải đau lắm, nhưng không, cái cách anh ôm và nhìn sâu vào mắt tôi mới tuyệt diệu làm sao. Thế mà sau đó anh ấy lại cưới con bé Jenny Sprig mét rưỡi.
Việc tôi cần làm bây giờ là tìm một căn hộ ở đâu đó trong thị trấn, loại nhà mà các thưý, giáo viên, các bà cô không chồng hoặc những cô gái độc thân, tính tình giản dị thường sống. Nhưng duy chỉ có một lần tôi đả động đến ý định dùng số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình, mẹ đã khóc - những giọt nước mắt thật sự. “Eugenia, tiền có phải để dùng cho việc đó đâu. Để sống trong căn nhà chỉ có vài phòng, lúc nào cũng sực mùi xào nấu, tất vớ phải treo ngoài cửa sổ ư. Đến khi tiền hết thì sao hả con? Lúc đấy con biết trông vào đâu?” Rồi mẹ tìm miếng khăn lạnh đắp lên trán và nằm bẹp trên giường cả ngày hôm ấy.
Giờ thì bà đang siết chặt tay lên lan can, chờ xem tôi có định nói theo những gì cô nàng Fanny Peatrow béo ú đã làm để tự cứu vớt bản thân không. Chính mẹ đẻ của tôi đang nhìn tôi chòng chọc, như thể tôi đã chống đối triệt để ý chí của bà bằng khuôn mặt, chiều cao và mái tóc của mình. Bảo tóc tôi bù xù hẵng còn nhẹ nhàng quá. Nó đỏng đảnh vênh váo, nom giống lông mu hơn là tóc, đã thế màu lại còn hoe hoe, hơi tí là tung tóe ra mỗi chỏm một hướng, cứ như rơm ấy. Da tôi sáng, có người gọi đó là màu kem, nhưng những lúc tôi làm bộ nghiêm trọng thì trông chả khác gì cái thây ma, phiền nỗi, lúc nào tôi chẳng nghiêm trọng. Chưa hết, còn một đường sụn dài hơi gồ lên dọc sống mũi tôi nữa. Nhưng mắt tôi lại có màu xanh biếc của hoa ngô dại, giống mẹ. Mọi người nói đó là nét đẹp nhất của tôi.
“Chỉ cần con chịu đi xem mắt người ta thôi, ở đấy con có thể...”
“Mẹ,” tôi kêu lên, chỉ muốn mau mau chóng chóng chấm dứt cuộc nói chuyện, “chả lẽ con không lấy được chồng thì chỉ còn đường chết hay sao?”
Mẹ xoắn chặt hai cánh tay trần, dường như chỉ riêng ý nghĩ đó thôi cũng đủ khiến bà ớn lạnh. “Đừng. Đừng nói thế, Eugenia. Trời ơi, cứ tuần nào vào thị trấn, nhìn thấy một người cao hơn mét tám, mẹ lại nghĩ bụng, Giá mà con Eugenia chịu để ý...” Mẹ ấn chặt tay lên bụng, chuyện này càng khiến khối u của bà nhức nhối thêm.
Tôi tuột đôi giày bệt ra và bước xuống bậc tam cấp, trong khi mẹ hò hét sau lưng, bắt tôi xỏ giày vào, rồi lôi ra đủ thứ để dọa, nào bệnh vảy nến, nào muỗi mòng, nào viêm não. Cái chết không thể né tránh nếu không có giày. Cái chết nếu không có chồng. Tôi rùng mình với cảm giác cô độc đã dày vò bản thân kể từ khi tốt nghiệp đại học cách đây ba tháng. Tôi bị vứt vào một mảnh đất không còn dành cho mình. Chắc chắn không phải nơi này, với mẹ và bố, có lẽ thậm chí không phải với cả Hilly và Elizabeth nữa.
“...con đã hai mươi ba tuổi rồi đấy, ở tuổi con, mẹ đã có thằng Carlton Jr rồi...” mẹ nói với theo.
Tôi đứng dưới tường vi hồng rực, nhìn mẹ trên thềm nhà. Những đóa huệ tây đã tàn hết. Lúc ấy đã gần sang tháng Chín.
Tôi không phẢi là mỘt đỨa bé dỄ thương. Khi tôi ra đời,Carlton, anh trai tôi, săm soi tôi một lúc rồi kêu váng cả phòng hậu sinh, “Nó không phải em bé, nó là con muỗi que(4) thì có!” thế là chết tên từ đó. Người tôi dài ngẳng và còm nhom, sáu nhăm phân rưỡi, kỷ lục chưa từng có ở Bệnh viện Baptist. Cái tên càng chính xác hơn vì khi tôi còn bé tí, cái mũi đã nhọn hoắt, nom như mỏ chim. Suốt đời tôi, mẹ đã ra sức thuyết phục mọi người gọi tôi bằng cái tên mẹ đặt, Eugenia.
Bà Charlotte Boudreau Cantrelle Phelan không thích biệt danh.
Mười sáu tuổi, tôi đã không xinh thì chớ lại còn cao đau cao đớn. Thứ chiều cao có thể ném một đứa con gái xuống hàng cuối cùng với một lũ toàn con trai trong tấm ảnh chụp cả lớp. Thứ chiều cao mà mẹ bạn phải mắt bao đêm khâu lại đường diềm, kéo tay áo len, chải vuốt tóc bạn để sửa soạn cho những bữa tiệc khiêu vũ bạn không được mời, và cuối cùng là ấn đầu bạn xuống thật lực, làm như bằng cách đó, bà có thể khiến bạn lùn đi bằng cái hồi bà còn phải nhắc bạn đứng thẳng lên. Khi tôi mười bảy tuổi, mẹ thà để tôi tiêu chảy ra máu còn hơn cho phép tôi đứng thẳng. Bà cao mét sáu và là nữ hoàng cuộc thi Hoa hậu bang Carolina. Bà quyết định là với ca như tôi thì chỉ còn một cách duy nhất.
Bí kíp săn chồng của bà Charlotte Phelan, Quy tắc một: một cô gái xinh xắn, nhỏ nhắn nên tôn bản thân lên bằng son phấn và dáng điệu quyến rũ. Còn với một cô gái cao kều xoàng xĩnh, một tài khoản tiết kiệm.
Tôi cao suýt soát mét tám và có tới hai nhăm ngàn đô-la tiền bán bông vải gửi trong một tài khoản đứng tên mình và nếu vẻ đẹp đó còn chua đủ lộng lẫy thì thề có Chúa, gã đàn ông kia đúng là không có não, thật chẳng đáng đếm xỉa tới làm gì.
Phòng ngỦ hỒi nhỎ cỦa tôi nằm trên tầng thượng ngôi nhà của bố mẹ. Căn phòng có những đường gờ trắng chạy dọc lưng tường và mấy thiên thần đúc thạch cao màu hồng. Bốn mặt dán giấy in hình những nụ hồng màu xanh nhạt. Thật ra đó là một căn gác áp mái với những bức vách dài, dốc, ở nhiều chỗ tôi còn không đứng thẳng được. Ô cửa sổ vuông đua ra ngoài khiến căn phòng trông tròn tròn. Sau mỗi ngày đã bị mẹ nhiếc móc chán chê vì chuyện chồng con, tôi lại còn phải ngủ trong một chiếc bá
Song đó lại chính là chốn nương náu của tôi. Hơi nóng hầm hập như trong một quả khinh khí cầu có vẻ không hoan nghênh khách khứa cho lắm. Bậc thang thì hẹp, bố mẹ khó lòng leo lên được. Bác Constantine, người giúp việc cho nhà tôi hồi xưa, ngày nào cũng gườm gườm nhìn những đợt cầu thang dốc đứng, như thể đó là một cuộc chiến giữa đôi bên vậy. Đó là điểm duy nhất tôi không thích ở tầng thượng ngôi nhà, nó chia cắt tôi và Constantine.
Ba ngày sau cuộc nói chuyện với mẹ dưới hiên nhà, tôi mở mục quảng cáo việc tìm người của tờ Jackson Journal đặt trên bàn. Suốt cả buổi sáng mẹ đã chạy theo tôi khắp nhà, tay lăm lăm một chiếc máy ép tóc mới, trong khi bố đứng trước hiên nhà ra sức gào rú và nguyền rủa cánh đồng bông vì bông đang chảy nhoét ra như tuyết giữa mùa hè. Ngoài mọt bông, mưa là thứ tai họa ác hại nhất khi tới mùa thu hoạch. Tuy chưa đến tháng Chín song những cơn mưa rào mùa thu đã sầm sập đổ về.
Bút đỏ trên tay, tôi rà qua cột báo ngắn ngủi duy nhất dưới mục VIỆC TÌM NGƯỜI: NỮ.
Cửa hàng bách hóa Kennington: Tìm nữ nhân viên bán hàng, yêu cầu: tự tin, tháo vát và có nụ cười đẹp!
Cần tuyền nữ thư ký trẻ, thanh mảnh. Không cần biết đánh máy, Liên hệ ông Sanders. Lạy Chúa, nếu ông ta không cần thư ký để đánh máy thì còn cần cô ta để làm gì nhỉ?
Percy & Gray, LP cần tuyển nhân viên tốc ký, lương 1,25 đô- la/giờ. Cái này mới đây. Tôi khoanh một vòng tròn quanh mẩu tin đó.
Chẳng ai có thể kêu ca rằng tôi không học hành chăm chỉ khi còn ở Ole Mis. Trong lúc bạn bè xúng xính đi dự các bữa tiệc Phi Delta Theta, nhấm nháp rượu rum và coca, tay đeo những dải ruy băng kết hoa xinh xắn, thì tôi ngồi trước bàn học miệt mài viết lách hàng giờ liền, chủ yếu là các bài luận, song cũng có cả truyện ngắn, thơ thẩn dớ dẩn, những tập truyện Bác sỹ Kildare, khẩu hiệu cho thuốc lá Pall Mall, thư khiếu nại, thư tống tiền, thư tình cho những chàng trai tôi nhìn thấy trên lớp nhưng không có gan bắt chuyện, chưa một lá thư nào được gửi đi. Quả tôi có tơ tưởng chuyện hẹn hò thật, nhưng ước mơ thực sự của tôi là một ngày nào đó, tôi sẽ viết ra được thứ khiến mọi người chịu đọc.
Đến kỳ thứ tư của năm cuối đại học, tôi chỉ gửi đơn ứng tuyển một công việc, nhưng là một việc rất tốt, cách Mississippi sáu trăm dặm. Nhét hai mươi đồng mười xu vào chiếc máy điện thoại công cộng đặt ở cửa hàng Oxford Mart, tôi hỏi vị trí biên tập viên nhà xuất bản Harper & Row nằm trên phố 33 của Manhattan được quảng cáo tuyển người trên New York Times lúc ở thư viện Oie Miss và đã gửi ngay sơ yếu lý lịch của mình đi từ ngày hôm ấy. Trong một phút hy vọng nhen nhóm, tôi thậm chí còn gọi điện hỏi một căn hộ cho thuê trên mạn Đông phố 85, gồm một phòng ngủ và một bếp, với giá bốn mươi nhăm đô-la một tháng. Hãng Delta Airlines báo lại vé một chiều đến sân bay Idlewild giá bảy mươi ba đô-la. Tôi không còn tâm trí nào để cùng lúc đăng tuyển hơn một công việc và tôi không hề nhận được tin tức gì từ họ nữa.
Mắt tôi lướt xuống mục VIỆC TÌM NGƯỜI: NAM. Bét ra phải có tới bốn cột báo kín đặc những vị trí như giám đốc ngân hàng, nhân viên kế toán, nhân viên môi giới vay nợ, nhân viên đối chiếu chất lượng bông vải. Ở bên này, Percy & Gray, LP đề nghị mức lương tốc ký cao hơn năm mươi xu một giờ.
“Cô Skeeter ơi, cô có điện thoại,” tôi nghe tiếng Pascagoula gọi inh ỏi dưới nhà.
Tôi chạy xuống tầng một, nơi đặt chiếc điện thoại duy nhất trong nhà. Pascagoula chìa điện thoại cho tôi. Cô bé xíu như một đứa trẻ con, tính từ đầu đến chân cũng chưa đầy mét rưỡi, còn người thì đen sì như than. Tóc cô xoăn tít và chiếc váy đồng phục trắng đã được cắt may cho vừa với cẳng tay cẳng chân ngắn ngủn.
“Cô Hilly gọi đấy ạ,” cô nói, và đưa ống nghe cho tôi bằng bàn tay ướt nhoẹt.
Tôi ngồi bên chiếc bàn sắt màu trắng. Gian bếp rộng, vuông vức và nóng hầm hập. Mặt sàn ốp gạch nhựa đen trắng đã nứt ở vài chỗ, khoảng trước bồn rửa bát thậm chí còn vẹt hẳn đi. Chiếc máy rửa bát mới màu bạc ngồi chình ình giữa phòng, được nối với một đường ống chạy thẳng từ vòi nước.
“Cuối tuần này chú ấy về đấy,” Hilly nói. “Tối thứ Bảy. Cậu rảnh không?”
“A, để tớ xem lại lịch đã,” tôi đáp. Mọi dấu vết từ cuộc cãi vã quanh bàn chơi bài đã biến mất khỏi giọng nói của Hiily. Tôi vẫn nghi nghi, nhưng thấy trong lòng nhẹ nhõm hẳn.
“Không thể tin được, cuối cùng chuyện này cũng biến thành sự thật,” Hilly xuýt xoa, vì cô đã mất bao nhiêu tháng trời để gán ghép tôi cho cậu em họ của chồng cô. Cô hăng hái lắm, mặc dù anh ta quá đẹp trai so với tôi, chưa kể lại là con một nghị sĩ bang nữa chứ.
“Cậu không nghĩ bọn tớ nên... gặp trước à?” Tôi hỏi. “Ý tớ là, trước khi hẹn hò
“Đừng lo. William và tớ sẽ luôn ở bên cậu mà.”
Tôi thở dài. Cuộc hẹn đã bị hủy tới hai lần. Tôi đành chỉ biết hy vọng nó sẽ bị hoãn lại một lần nữa. Nhưng tôi vẫn thấy mát ruột vì Hilly có vẻ rất tin tưởng một người như anh ta sẽ hứng thú với người như tôi.
“À, tớ cần cậu qua đây lấy ít giấy tờ này,” Hilly nói. “Tớ muốn sáng kiến của tớ được đưa lên báo số tới, nguyên một trang ngay sau trang ảnh sự kiện nhé.”
Tôi khựng lại. “Chuyện nhà vệ sinh á?” Mặc dù Hilly mới khơi ra việc này ở hội chơi bài cách đây có vài ngày, nhưng tôi cứ hy vọng nó đã rơi vào quên lãng.
“Đấy gọi là Sáng kiến vệ sinh phòng dịch từ người giúp việc -William Nhỏ xuống ngay không mẹ cốc đầu bây giờ, Jule May vào đây mau lên - tớ muốn phải đăng ngay tuần này.”
Tôi là biên tập viên tờ báo của Hội. Nhưng Hilly lại là chủ tịch. Và cô đang đòi chỉ đạo cho tôi phải in những nội dung gì.
“Để tớ xem đã. Tớ không chắc là còn chỗ trống đâu,” tôi đáp dối.
Từ chỗ bồn rửa, Pascagoula len lén liếc nhìn tôi, dường như cô đã nghe được hết những gì Hilly vừa nói. Tôi ngó qua phòng vệ sinh của Constantine, nay đã là của Pascagoula. Nó ở liền kề với bếp. Cánh cửa đang mở hé và tôi nhìn thấy một gian phòng bé như lỗ mũi với một cái bồn cầu, một sợi dây giật nước phía trên đầu, một bóng đèn tỏa ra ánh sáng vàng đục nhừa nhựa. Bồn rửa tay treo ở góc tường thì nhỏ tin hin, đến một cốc nước khéo cũng không có chỗ đặt. Tôi chưa bao giờ đặt chân vào đó dù chỉ một lần. Hồi chúng tôi còn nhỏ, mẹ luôn dọa sẽ đét đít hai anh em nếu chúng tôi lai vãng đến phòng vệ sinh của Constantine. Tôi bỗng nhớConstantine thắt ruột thắt gan, hơn bất kỳ thứ gì tôi đã từng nhớ nhung suốt cuộc đời này.
“Thế thì cố sắp xếp đi nhé,” Hilly nói, “việc này quan trọng lắm đấy.”
Constantine sỐng cách nhà tôi chừng một dặm, trong một khu dân cư người Phi nhỏ bé gọi là Hotstack, đặt theo tên nhà máy hắc ín từng hoạt động ở đây. Con đường dẫn tới Hotstack chạy song song cánh Bắc trang trại nhà tôi và tôi vẫn còn nhớ từ lâu lắm rồi, bọn trẻ con da màu đã kéo nhau đi bộ, nô đùa suốt dọc dải đường này, đá tung từng đám bụi đỏ ối, thẳng hướng Hạt lộ 49 để bắt xe đi nhờ.
Chính tôi cũng đã từng đi trên những dặm dài nóng bỏng ấy khi còn bé tí. Nếu tôi nài nỉ và chịu học thuộc các bài giáo lý, thỉnh thoảng mẹ cũng cho tôi theo bác Constantine về nhà vào các buổi chiều thứ Sáu. Sau hai mươi phút đi bộ thong thả, chúng tôi tới tiệm tạp hóa cho người da màu, rồi đến một cửa hàng thực phẩm có mấy con gà đã làm lông sạch sẽ xếp ngửa tênh hênh, và suốt dọc đường đi, tính ra phải có đến ngót chục nóc nhà lụp xụp, mái lợp tôn, hàng hiên trước xốc xếch xiêu vẹo, xen giữa là một căn sơn vàng, người ta nói nhà này bán rượu whisky đằng cửa hậu. Cảm giác bước vào một thế giới hoàn toàn khác biệt thật kỳ dị khó tả, đó là lúc tôi ý thức, rõ ràng đến nhức nhối, rằng đôi giày của mình tốt quá, chiếc váy yếm trắng bác Constantine đã ủi phẳng cho tôi sạch sẽ quá. Càng về đến gần nhà mình, Constantine càng cười nhiều hơn.
“Chào bác Carl Bird,” Constantine hồ hởi chào bác bán rễ cây đang ngồi trên chiếc ghế bập bênh kê sau thùng xe tải. Những bao rễ de vàng và cam thảo cùng mắt chim xếp san sát chờ người tới mua, trong những phút hai bác cháu cùng lang thang ấy, cả cơ thể Constantine được thoải mái vung vẩy, những khớp xương đều như giãn ra. Constantine không những cao lớn, mà vóc người cũng chắc nịch. Hông bác ấy to bè, còn hai cái đầu gối thì giở chứng giở thói suốt. Đi đến đoạn có gốc cây cụt ở chỗ rẽ, bác lại lấy một nhúm thuốc lá Happy Days đưa lên mồm nhai và nhổ cho nước bã bay thẳng tắp. Bác để cho tôi được xem thứ bột đen đen đựng trong ống thiếc, nhưng dặn, “Đừng nói cho mẹ con biết, nghe chưa.”
Lúc nào cũng có mấy con chó bụng lép kẹp, chốc ghẻ đầy thân, nằm dài giữa đường. Một cô gái da màu khá trẻ tên là Mèo-Ngoạm thường đứng dưới hiên nhà hét lớn, “Cô Skeeter! Gửi lời chào ông hộ tôi nhé. Bảo ông là tôi vẫn khỏe.” Chính bố đã đặt cho cô ta cái tên ấy từ nhiều năm trước đây, khi bố lái xe qua và nhìn thấy một con mèo dại đang cắn xé một bé gái da màu. “Suýt nữa thì nó xơi tái con bé rồi,” sau đó bố có kể lại với tôi. Ông giết chết con vật, đưa cô bé đến bác sỹ, và trả tiền cho cô tiêm phòng dại suốt hai mươi mốt ngày.
Đi thêm một chút nữa, chúng tôi vào đến nhà Constantine - ngôi nhà ba phòng, không thảm trải sàn. Tôi nhìn tấm ảnh duy nhất bác có, chụp một cô bé da trắng mà bác nói mình đã nuôi suốt hai chục năm trời ở Port Gibson. Tôi khá tự tin rằng mình biết tất cả mọi thứ liên quan đến Constantine - bác ấy có một chị gái và đã lớn lên trong một nông trại lĩnh canh ở Corinth, Mississippi. Cả bố và mẹ của bác ấy đều đã mất. Bác ấy mặc váy cỡ 16, đi giày cỡ 10 và tuyệt đối không ăn thịt heo. Nhưng tôi đã có lần nhìn chằm chằm nụ cười toe toét của con bé trong ảnh và thấy hơi ghen tị, sao bác ấy lại không giữ một tấm ảnh của tôi nhỉ.
Thỉnh thoảng hai đứa bé gái bên nhà hàng xóm sang chơi với tôi, Mary Nell và Mary Roan. Hai đứa đều đen sì đen sùi, tới mức tôi không tài nào phân biệt được chúng, vậy nên tôi cứ gọi cả hai là Mary.
“Khi nào xuống đấy, con phải ăn nói tử tế với bọn trẻ con da màu nghe chưa,” một lần mẹ căn dặn thế và tôi vẫn còn nhớ mình đã nhìn mẹ lạ lùng rồi hỏi “Sao con lại không thế chứ?” Nhưng mẹ chẳng bao giờ trả lời.
Sau chừng một tiếng, bố lái xe qua, ông dừng trước cửa, rồi đi ra đưa Constantine một đô-la. Bác Constantine chưa bao giờ mời ông vào nhà dù chỉ một lần. Ngay từ hồi đó, tôi đã hiểu rằng chúng tôi đang đứng trên lãnh địa của Constantine và bác ấy không cần phải lịch sự với ai khi đang ở nhà mình. Sau đó, bố cho tôi đến cửa hàng của người da màu để kiếm thứ nước gì đó lạnh lạnh và vài chiếc kẹo mút.
“Đừng kể với mẹ là bố cho bác Constantine thêm tiền nhé.”
“Vâng,” tôi đáp. Và đó gần như là bí mật duy nhất mà bố và tôi cùng chia sẻ.
LẦn đẦu tiên tôi bị chê xấu là lúc mười ba tuổi. Thủ phạm là một thằng con nhà giàu, bạn của anh Carlton, qua nhà tôi để chơi bắn súng trên đồng.
“Sao con lại khóc, cô bé?” Constantine vào bếp hỏi tôi.
Nước mắt nước mũi chảy ràn rụa, tôi kể cho bác biết chuyện thằng kia chê tôi.
“Vậy ư? Con có thế không?”
Tôi chớp mắt, nín khóc. “Cháu làm sao cơ?”
“Con nghe đây, Eugenia.” - Constantine là người duy nhất thỉnh thoảng cũng tuân theo quy định của mẹ. “Xấu xí nằm trong tâm hồn con người ta. Xấu xí là những kẻ ích kỷ, độc ác cơ. Con có phải là một đứa như thế không?”
“Cháu không biết. Cháu không nghĩ thế,” tôi sụt sịt.
Constantine ngồi xuống cạnh tôi bên chiếc bàn bếp. Tôi nghe thấy tiếng những khớp xương sưng tấy của bkêu răng rắc. Bác ấy ấn ngón tay cái lên lòng bàn tay tôi thật chặt, một cử chỉ mà cả hai chúng tôi đều ngầm hiểu nó có nghĩa là Nghe này. Nghe bác nói này.
“Mỗi buổi sáng, cho đến tận khi con nằm dưới ba tấc đất, con sẽ phải quyết định một chuyện.” Constantine ghé sát bên, tôi có thể nhìn thấy lợi bác ấy màu đen sậm. “Con sẽ phải tự hỏi mình, Liệu mình có tin được những gì lũ ngốc đó nói về mình hôm nay không?”
Ngón tay cái của bác vẫn ấn rất mạnh lên tay tôi. Tôi gật đầu, tỏ ý mình đã hiểu. Tôi đủ thông minh để nhận ra rằng bác ấy muốn ám chỉ người da trắng. Và mặc dù vẫn vô cùng đau khổ, và biết rằng có lẽ mình xấu thật, song đó là lần đầu tiên bác ấy nói với tôi như thể tôi là một thứ gì đó khác, chứ không chỉ là đứa con da trắng của mẹ tôi. Suốt cuộc đời này tôi đá luôn phải nghe theo những gì người khác bắt mình phải tin, về chính trị, về người da màu, về bổn phận của một đứa con gái. Nhưng với ngón tay cái của Constantine ấn xuống rất mạnh trong tay, tôi nhận ra rằng tôi thực sự có quyền lựa chọn những gì mình có thể tin tưởng.
Constantine đẾn giúp viỆc cho nhà tôi từ sáu giờ sáng, còn vào vụ thu hoạch, mới năm giờ là bác đã có mặt. Như thế bác ấy mới kịp sửa soạn bánh quy rưới nước sốt cho bố trước khi ông ra đồng. Gần như ngày nào tôi thức dậy cũng nhìn thấy bác đã đứng trong bếp, tiếng Cha Green giảng đạo phát ra từ chiếc đài nhỏ đặt trên mặt bàn bếp. Ngay khi nhìn thấy tôi, bác liền mỉm cười. “Chào buổi sáng, cô bé xinh đẹp!” Tôi thường ngồi bên bàn và kể cho bác nghe mình mơ thấy gì. Bác ấy bảo giấc mơ tiết lộ tương lai.
“Cháu đứng trên tầng áp mái, nhìn xuống trang trại,” tôi kể. “Cháu nhìn thấy hết ngọn cây.”
“Thế nào cháu cũng trở thành bác sỹ phẫu thuật não! Tầng thượng tức là đầu mà.”
Mẹ ăn xong bữa sáng từ sớm trong phòng ăn, rồi chuyển sang phòng nghỉ để may vá hoặc viết thư cho các nhà truyền giáo ở châu Phi. Ngồi trên chiếc ghế bành màu xanh, mẹ có thể nhìn thấy mọi người đi lại ở gần như bất kỳ vị trí nào trong nhà. Khủng khiếp nhất là những gì mẹ soi ra được từ bề ngoài của tôi chỉ sau có một phần mấy giây tôi vụt qua cửa. Tôi thường cắm đầu chạy, cảm giác mình giống như một cái bảng đích, một điểm hồng tâm cực lớn mà mẹ nhắm tới để ném phi tiêu.
“Eugenia, con thừa biết là không được ăn kẹo cao su ở cái nhà này k
“Eugenia, lấy rượu tẩy ngay vết bẩn kia đi.”
“Eugenia, lên gác chải lại tóc đi, nhỡ nhà ta có khách thì sao?”
Dần dà tôi học được rằng vớ là phương tiện di chuyển kín đáo hơn giày. Tôi học cách đi bằng cửa hậu, học cách đội mũ, lấy tay che mặt khi đi ngang qua. Nhưng chủ yếu, tôi học cách ở lì trong bếp.
SỐNG Ở LONGLEAF, chỉ một tháng mùa hè cũng ngỡ như kéo dài lê thê tới hàng năm trời. Không có ai để đến chơi với tôi mỗi ngày - chúng tôi sống ở vùng xa nên chẳng có hàng xóm láng giềng nào người da trắng cả. Trong thị trấn, Hilly và Elizabeth dành tất cả những ngày cuối tuần để qua lại nhà nhau, trong khi tôi chỉ thỉnh thoảng được phép đi chơi đêm hoặc đàn đúm bạn bè. Tôi muốn phát điên vì khoảng thời gian thừa thãi quá mức ấy. Đôi lúc tôi nghiễm nhiên thừa nhận sự có mặt của Constantine, nhưng về cơ bản, tôi biết mình thật may mắn nhường nào vì có bác ấy bên cạnh.
Mười bốn tuổi, tôi bắt đầu tập tọng hút thuốc. Tôi rút trộm thuốc từ những hộp Marlboro mà Carlton cất trong ngăn kéo riêng. Anh ấy đã gần mười tám tuổi và chẳng ai thèm bận tâm chuyện anh ấy đã hút thuốc suốt mấy năm trời, ở bất cứ nơi nào mình thích, trong nhà hay khi ở ngoài đồng với bố. Thỉnh thoảng bố hút tẩu, nhưng ông không nghiện món này còn mẹ thì chẳng bao giờ động đến thuốc lá, mặc dù hầu hết bạn bè của mẹ đều hút. Mẹ nói tôi không được phép hút thuốc cho đến khi mười bảy tuổi.
Vì vậy tôi thường lẻn ra sân sau và ngồi trên chiếc xích đu làm từ lốp xe cũ, ở đó có cây sồi cổ thụ ngụy trang cho tôi. Hoặc đến đêm, tôi thò đầu ra cửa sổ phòng ngủ và hút. Mẹ có đôi mắt cú vọ nhưng mũi bà lại điếc đặc trước tất cả các thể loại mùi. Tuy nhiên, Constantine phát hiện ra ngay. Bác ấy nheo nheo mắt, với một nụ cười nửa miệng, nhưng không nói gì. Lỡ mẹ đi ra cửa hậu khi tôi đang trốn sau cây sồi, Constantine sẽ chạy trước và gõ cán chổi inh ỏi lên tay vịn cầu thang.
“Constantine, vú làm gì thế?” Mẹ hỏi, đến lúc đấy tôi đã kịp dập thuốc và vứt đầu mẩu vào cái hõm trên thân cây rồi.
“Tôi đập chổi cho sạch bụi thôi, thưa bà Charlotte.”
“Trời ạ, vú phải tìm cách nào nhẹ nhàng hơn mà làm chứ. Ôi, Eugenia, chết chửa, chỉ sau có một đêm mà con đã lại cao thêm mấy phân nữa đấy à? Mẹ biết làm thế nào bây giờ? Mau lên... kiếm cái váy nào vừa vặn mà mặc đi con.”
“Vâng ạ,” Constantine và tôi đồng thanh đáp rồi liếc nhau mỉm cười.
Ôi chao, có ai đó để cùng chia sẻ những bí mật là một niềm vui thật tuyệt vời. Nếu tôi có anh chị em tầm tuổi mình, chắc cảm giác cũng như thế. Không chỉ mỗi chuyện hút thuốc hay bày trò giấu mẹ thôi đâu. Đó là niềm vui được có một người vẫn quan tâm tới bạn kể cả khi chính mẹ bạn đã sầu muộn đến héo hon vì bạn cao kều, bù xù và kỳ dị phát khiếp. Một người chẳng phát biểu lời nào, mà chỉ riêng đôi mắt cũng đủ nói rằng. Con đừng lo, có bác đây.
Dẫu vậy, không phải cuộc trò chuyện nào với Constantine cũng ngọt ngào êm dịu. Hồi tôi mười lăm tuổi, một con bé mới chuyển tới đã chỉ tôi và hỏi, “Con cò hương này là ai thế?” Ngay đến Hilly cũng phải cố nén cười trước khi kéo tôi đi, làm bộ hai đứa không nghe thấy gì.
“Bác Constantine, bác cao bao nhiêu?” Tôi hỏi, nước mắt đua nhau trào ra.
Constantine nheo mắt nhìn tôi. “Con cao bao nhiêu?”
“Mét tám,” tôi nức nở. “Cháu còn cao hơn cả huấn luyện viên đội bóng rổ nam.”
“A, bác cao một mét tám nhâm cơ, thế nên thôi ngay cái trò than thân trách phận ấy đi.”
Constantine là người phụ nữ duy nhất tôi phải ngước lên mới có thể nhìn thẳng vào mắt được.
Điểm đầu tiên ở Constantine khiến bạn chú ý, ngoài chiều cao, là đôi mắt. Chúng có màu nâu nhạt, sắc nâu mật ong nổi bật trên nền màu da sậm. Tôi chưa từng thấy người da màu nào lại có mắt nâu nhạt. Thực ra, những mảng màu nâu trên cơ thể Constantine rất muôn hình muôn vẻ. Đôi khuỷu tay bác ấy đen kịt, mỗi khi mùa đông về, chúng lại bị phủ dưới một lớp mốc trắng. Làn da trên cánh tay, cổ và mặt thì màu gỗ mun đậm. Lòng bàn tay lại ram rám màu cam, tôi cứ thắc mắc không biết lòng bàn chân bác ấy có giống thế không, nhưng tôi chưa nhìn thấy bác ấy đi chân đất bao giờ.
“Cuối tuần này chỉ có bác cháu mình thôi đấy,” bác vừa nói vừa cười.
Đó là ngày cuối tuần, bố mẹ lái xe đưa Carlton đi xem trận đấu giữa LSU và Tulane. Năm sau anh trai tôi sẽ vào đại học. Buổi sáng hôm đó, bố đã cho kê chiếc giường nhỏ trong bếp, ngay kề phòng vệ sinh của bác ấy. Constantine luôn nghỉ ở đấy mỗi khi ngủ lại nhà tôi.
“Ra xem bác có gì này,” bác nói, tay chỉ vào chiếc kho đựng chổi. Tôi bước tới, mở cánh cửa ra và nhìn thấy nhồi trong túi xách của bác ấy là một bộ xếp hình năm trăm mảnh với bức tranh núi Rushmore in trên nắp hộp. Đó là trò chơi ưa thích của hai bác cháu trong những lần Constantine ở lại qua đêm.
Tối hôm đó, chúng tôi ngồi suốt hàng tiếng đồng hồ, miệng tóp tép nhai đậu phụng, tay sục tìm những mảnh ghép vung vãi la liệt trên chiếc bàn kê giữa bếp. Cơn bão điên cuồng gào rú ngoài trời, khiến căn phòng càng thêm ấm cúng khi chúng tôi tạm quên đi hết mọi thứ xung quanh mình. Ngọn đèn trong bếp lập lòe liên tục, khi mờ khi tỏ.
“Ai đây?” Constantine hỏi, mắt săm soi chiếc hộp đựng mảnh ghép qua cặp kính gọng đen.
“Jefferson đấy ạ.”
“Phải rồi. Thế còn đây?”
“Đấy là.” Tôi ngó sang. “Cháu nghĩ là... Roosevelt.”
“Bác nhận ra mỗi ông Lincoln thôi. Ông ấy trông giống bố của bác.”
Tôi khựng lại, miếng ghép vẫn cầm trên tay. Tôi đã mười bốn tuổi và chưa bao giờ phải nhận điểm nào khác ngoài điểm A. Tôi rất thông minh, nhưng vẫn ngố lắm. Constantine đặt chiếc hộp xuống và lại săm soi các mảnh xếp hình.
“Vì bố bác rất... cao à?” Tôi hỏi.
Bác ấy cười. “Vì bố của bác là người da trắng. Bác cao giống mẹ.”
Tôi đặt miếng ghép xuống. “Bố... của bác là người da trắng còn mẹ bác là... người da màu ạ?”
“Ừ,” bác ấy đáp và mỉm cười, đoạn lắp hai mảnh xếp hình với nhau. “Ô, xem này. Bác ghép được một cặp rồi đấy.”
Bao nhiêu câu hỏi rối rắm nảy ra trong đầu tôi - Ông ấy là ai? Ông ấy ở đâu? Tôi biết ông ấy không cưới mẹ bác Constantine, vì làm thế là trái luật. Tôi nhón lấy một điếu thuốc trong cái kho tàng nho nhỏ mình vừa mang ra để trên bàn và châm lửa. Tôi mới mười bốn tuổi, song cảm thấy ta đây đã người lớn lắm rồi. Khi tôi đốt thuốc, chiếc bóng đèn trên đầu bỗng tịt ngóm, chỉ còn lại một màu nâu lờ nhờ bẩn thỉu, nó rung lên khe khẽ.
“Ôi, bố yêuuu bác lắm. Lúc nào ông ấy bác là đứa con ông cưng nhất.” Bác ngả người ra ghế. “Hồi xưa cứ mỗi thứ Bảy ông lại sang nhà bác chơi, có lần, ông cho bác mười cái dây buộc tóc, mỗi cái một màu. Ông mua tận bên Paris kia đấy, dây lụa Nhật hẳn hoi. Bác ngồi trong lòng ông từ lúc ông đến cho tới khi ông phải về. Mẹ bác thường bật nhạc của Bessie Smith bằng chiếc đài Victrola ông tặng bà, còn hai bố con hát véo von:
Cuộc đời kỳ dị làm sao
Đố ai biết được ngày nào trắng tay
Tôi trố mắt, ngẩn ngơ lắng tai nghe. Tôi bị mê hoặc bởi chất giọng của bác ấy trong ánh sáng mờ ảo. Nếu sô-cô-la là một âm thanh, đó ắt hẳn là giọng hát của Constantine. Nếu tiếng hát là một màu sắc, nhất định là màu của thanh sô-cô-la kia.
“Có lần bác khóc ghê lắm, bác thì có khối chuyện để buồn, nhà nghèo, phải tắm nước lạnh, sâu răng, gì gì nữa, bác chẳng rõ. Nhưng bố ôm lấy đầu bác, siết chặt bác vào lòng ông rất lâu. Lúc nhìn lên, bác thấy ông cũng đang khóc và ông... làm cái việc mà bác vẫn làm với cháu để cháu hiểu ý bác ấy. Ông ấn ngón tay cái lên lòng bàn tay bác rồi nói... ông xin lỗi.”
Chúng tôi ngồi đó, mắt nhìn trân trối những mảnh xếp hình. Mẹ sẽ không muốn tôi biết điều này, rằng bố bác Constantine là người da trắng, rằng ông đã xin lỗi bác ấy vì cuộc đời lại quá ngang trái như thế. Đó là điều tôi không được phép biết. Tôi thấy như Constantine vừa tặng mình một món quà.
Tôi rít nốt điếu thuốc rồi nhồi đầu mẩu trong chiếc gạt tàn bằng bạc dành cho khách. Bóng đèn lại sáng lên. Constantine mỉm cười và tôi cũng cười đáp lại.
“Sao trước giờ bác không nói cho cháu biết chuyện này?” Tôi hỏi, và nhìn sâu vào đôi mắt nâu của bác.
“Skeeter, bác đâu thể kể hết cho con tất cả mọi điều.”
“Nhưng vì sao cơ chứ?” Bác ấy biết mọi thứ về tôi, mọi thứ về gia đình tôi. Tôi có bao giờ giấu bác ấy cái gì đâu?
Bác ấy nhìn tôi trân trân và tôi thấy ở đó một nỗi buồn thăm thẳm lạnh lẽo tận sâu trong tâm can bác. Mất một lúc sau, bác mới nói, “Có những thứ bác phải giữ riêng cho mình thôi con ạ.”
RỒI CŨNG ĐẾN LƯỢT TÔI rời nhà đi học đại học, mẹ khóc hếtước mắt khi chiếc xe tải chở bố và tôi chuyển bánh. Nhưng tôi cảm thấy thật tự do. Tôi đã thoát khỏi trang trại, thoát khỏi cái ách phê phán chê bai. Tôi chỉ muốn hỏi mẹ rằng Mẹ không vui à? Mẹ không mừng vì không còn phải ngày đêm lo nghĩ về con nữa hay sao? Nhưng trông mẹ có vẻ suy sụp lắm.
Tôi là đứa vui tươi hớn hở nhất trong khu ký túc xá tân sinh viên. Mỗi tuần tôi viết thư cho bác Constantine một lần, kể lể về phòng tôi ở, rồi lớp học, rồi hội nữ sinh. Tôi phải gửi thư đến trang trại vì bưu điện không chuyển bưu phẩm đến Hotstack và tôi đành phải cố ép mình tin rằng mẹ sẽ không tự tiện mở thư. Cứ hai lần một tháng, Constantine viết thư trả lời trên tấm giấy da được gấp luôn thành phong bì. Chữ bác ấy to cộ, nom ưa mắt lắm, mặc dù các dòng chạy xiêu vẹo hết cả. Bác ấy viết về cả những chuyện vụn vặt nhất ở Longleaf: Lưng bác đau ghê lắm, nhưng hai bàn chân còn tệ hơn, hay Cái máy trộn bật tung khỏi bát và phi như điên khắp bếp, con mèo sự rú lên rồi chạy biến đi luôn. Từ hôm đấy bác vẫn chưa thấy tăm hơi nó đâu. Bác kể cho tôi rằng bố bị cảm lạnh hay cô Rosa Parks đã đến nói chuyện ở nhà thờ chỗ bác. Bác thường hỏi xem tôi có vui vẻ không và từng chi tiết liên quan. Những lá thư chúng tôi gửi cho nhau giống như một cuộc hội thoại dài hơi, bên nọ lần lượt trả lời câu hỏi của bên kia, tới Giáng sinh hay giữa các khóa học mùa hè, thư của hai bác cháu gửi đi lại chồng chéo luôn luôn.
Thư của mẹ chỉ viết mấy chữ, Nhớ chăm chỉ cầu nguyện vàĐừng đi giày cao gót, trông con sẽ càng lênh khênh hơn đấy, kẹp một tờ séc ba mươi lăm đô-la.
Tầm tháng Tư năm cuối đại học, có lá thư từ Constantine viết,Bác có một bất ngờ dành cho cháu đây, Skeeter. Bác vui quá, đến không chịu nổi mất. Đừng hỏi bác đấy là cái gì nhé. Về đến nhà cháu sẽ thấy.
Khi ấy đã gần đến kỳ thi cuối học kỳ, chỉ còn một tháng nữa là tới ngày tốt nghiệp. Và đó là lá thư cuối cùng tôi nhận được từ Constantine.
Tôi bỎ buỔi lỄ tỐt nghiỆp ở Ole Miss. Tất cả bạn bè thân của tôi đã nghỉ học giữa chừng để đi lấy chồng, và tôi thấy thật vô nghĩa lý nếu cứ bắt bố mẹ lái xe suốt ba giờ đồng hồ chỉ để nhìn tôi đi ngang sân khấu, trong khi điều mẹ thực sự ước ao là được thấy tôi bước dọc hành lang giáo đường. Tôi vẫn không nhận được tin tức gì của Harper & Row, vì vậy thay vì mua vé máy bay đến New York, tôi lên đường về Jackson trên chiếc Buick của cô nàng sinh viên năm thứ hai Kay Turner, người tôi bị ép lại như khúc giò với cái máy chữ của tôi nhồi dưới chân và chiếc váy cưới của cô ta lèn giữa hai đứa. Kay Turner sẽ cưới Percy Stanhop vào tháng sau. Suốt ba tiếng ròng tôi phải nghe cô ta phân vân lo lắng về vị bánh cưới.
Khi tôi về đến nhà, mẹ hơi lùi lại để ngắm tôi cho rõ. “Chà, da con đẹp đấy,” mẹ nhận xét, “nhưng tóc con...” Mẹ thở dài, lắc đầu.
“Bác Constantine đâu ạ?” Tôi hỏi. “Trong bếp hả mẹ?” Và thản nhiên như đang dự báo thời tiết, mẹ đáp, “Constantine không làm ở đây nữa. Nào, dỡ hết mấy thứ đồ đạc này ra trước khi con làm bẩn hết quần áo của mình đi.” Tôi quay sang và chớp mắt nhìn mẹ, không dám tin vào tai mình nữa. “Mẹ bảo sao cơ?”
Mẹ đứng thẳng lên, đưa tay vuốt phẳng chiếc váy đang mặc. “Constantine thôi việc rồi, Skeeter ạ. Bác ấy về Chicago sống với gia đình.”
“Nhưng... sao lại thế? Trong thư bác ấy có nhắc gì đến Chicago đâu.” Tôi biết đó không phải là điều bất ngờ của bác ấy. Một tin khủng khiếp như thế, bác ấy ắt sẽ báo cho tôi ngay.
Mẹ hít một hơi thật dài, lưng dựng thẳng lên. “Mẹ bảo Constantine không được nói để con biết chuyện thôi việc. Đang giữa kỳ thi cuối của con mà. Nhỡ con trượt và phải học thêm một năm nữa thì sao? Thề có chúa, bốn năm đại học là quá đủ rồi.”
“Bác ấy... đồng ý làm thế ư? Không viết thư cho con để báo rằng bác ấy sắp đi ư?”
Mẹ nhìn lảng đi chỗ khác rồi thở dài. “Chuyện này để sau hẵng nói, Eugenia. Vào bếp đi, mẹ sẽ giới thiệu với con người giúp việc mới của nhà ta, Pascagoula.”
Nhưng tôi không theo mẹ vào bếp. Tôi nhìn chằm chằm đống hành lý đại học mình vừa mang về, hãi hùng với cái viễn cảnh phải dỡ đồ ở đây. Cả ngôi nhà sao trống trải, quạnh quẽ quá. Ngoài xa, một chiếc máy gặt đập liên hợp kêu rù rù trên cánh đồng bông.
Đến tháng Chín, không những mất hết mọi hy vọng nhận được tin tức từ Harper & Row, tôi cũng buông xuôi cả công cuộc tìm kiếm Constantine. Dường như không một ai biết chuyện gì hay làm cách nào tôi có thể liên lạc với bác ấy cả. Rốt cuộc tôi cũng thôi, chẳng buồn hỏi mọi người vì sao Constantine nghỉ việc nữa. Cứ như là bác ấy đã biến mất không một tăm hơi vậy. Tôi đành phải chấp nhận một thực tế, rằng Constantine, đồng minh thực thụ duy nhất của tôi, đã bỏ mặc tôi tự xoay xở với những người kia.