Phần II

    
hủy Tiên nằm trên võng, mắt nàng lim dim suy nghĩ những công việc hàng ngày. Số tiền lớn Dương Đan rút ra từ ngân hàng trao hết cho Thủy Tiên. Có vốn lớn Thủy Tiên mạnh tay bung ra làm ăn lớn, thời vận của người thiếu phụ góa chồng quả là lên cao như diều gặp gió. Nàng tính toán điều gì đều chính xác và làm ăn bất cứ trong lãnh vực nào cũng đều thành công. Chẳng mấy chốc Thủy Tiên giàu xụ lên trông thấy, vốn liếng nàng ngày càng to lớn, nàng làm chủ đến mấy xí nghiệp tư doanh. Sự giàu có của Thủy Tiên kéo theo sự khá giả của Dương Đan, hai người thiếu phụ ấy ngẫu nhiên mà trở thành những bà chủ được mọi người kính nể, tất cả là nhờ vốn liếng có của Dương Đan và Thủy Tiên sinh sôi nảy nở, nhưng điều chính yếu là do tài tháo vát của Thủy Tiên.
Thủy Tiên dọn nhà qua nhà Dương Đan ở tạm, nàng cho phá bỏ ngôi nhà cũ và dự định xây một căn nhà bốn tầng lầu lộng lẫy. Dương Đan thắc mắc hỏi:
- Nhà không đông người lắm, Thủy Tiên xây chi tới bốn tầng lầu!
Thủy Tiên cười dùng ngón tay có món nhọn đâm nhẹ vào má Dương Đan:
- Con chúng mình sắp lớn hết rồi, bắt đầu lo tương lai cho chúng là vừa.
Lúc ấy Dương Đan mân mê bản thiết kế của kiến trúc sư mà nói:
- Thủy Tiên chỉ có hai đứa con mà xây nhà rộng lớn quá. Ngôi nhà tương lai này đủ chứa mười đứa con của Thủy Tiên kể cả “dâu, rể và cháu chắt” hai, ba đời.
Thủy Tiên bật cười thích thú:
- Thủy Tiên hỏi thật Dương Đan có định “tái giá” không?
Dương Đan dãy nảy lên:
- Đừng đùa giỡn kiểu ấy, Dương Đan không bằng lòng.
- Nếu thế Dương Đan phải bán nhà.
Dương Đan trợn mắt:
- Bán nhà ư? Bán nhà để làm gì?
- Để qua nhà mới ở với Thủy Tiên chứ làm gì?
Dương Đan bậm bậm môi rồi lắc đầu:
- Thôi, không được đâu.
Thủy Tiên nhướng mắt đáp thật lòng:
- Sao mà không được! Không bao lâu nữa Bảo Thiện và Bảo Phượng đến tuổi thành niên. Mình sớm lo chuyện cưới hỏi cho chúng. Dương Đan cùng ở đây với Thủy Tiên chung hưởng niềm vui bên các con cháu.
Dương Đan bỗng băn khoăn lạ lùng:
- Thủy Tiên nói nghe thì đơn giản nhưng chuyện đời không đơn giản như mình tính toán.
Thủy Tiên nhăn mặt:
- Sao bỗng nhiên Dương Đan lại có những ý nghĩ như vậy! Dương Đan nói vậy là có ý nghĩ gì hay Dương Đan nghi ngờ lòng dạ của Thủy Tiên!
Dương Đan trầm ngâm thong thả nói ra suy nghĩ của mình:
- Không bao giờ Dương Đan nghi ngờ lòng dạ của Thủy Tiên. Nhưng mọi dự tính của con người đôi khi không thực hiện được. Đến lúc ấy mọi chuyện sẽ rắc rối và phiền phức. Dương Đan và Thủy Tiên sẽ tính làm sao khi mọi việc đã trở nên rắc rối.
- Ý Dương Đan nói thế là gì! Có phải Dương Đan nghĩ đến đôi trẻ sau này lỡ chúng không thực hiện được theo ý muốn của cha mẹ chúng không?
Dương Đan chậm rãi gật đầu:
- Thủy Tiên đoán không sai.
Thủy Tiên cất tiếng an ủi những lo xa của Dương Đan:
- Dương Đan nói cũng phải, nhưng Thủy Tiên tin lời “đính ước” của chúng ta sẽ có hiệu nghiệm trăm phần trăm.
- Dương Đan rất mong như vậy. Dương Đan biết Thủy Tiên thương yêu bé Bảo Phượng, nên lòng vẫn mong bây giờ và mai sau nó sẽ được sống gần Thủy Tiên. Được như vậy Dương Đan dù có chết cũng yên tâm. Nhưng dù sao chuyện mà Thủy Tiên bảo Dương Đan không thể thực hiện được. Đó là kỷ niệm về một mái gia đình hạnh phúc mà bóng hình anh Quỳnh Phong còn đầy ắp nơi đây. Làm sao Dương Đan có thể rời xa ngôi nhà kỷ niệm!
Dương Đan đã nói thật lòng mình, tuy nhiên còn có những điều mà không thể nói ra. Thủy Tiên nghe Dương Đan viện lý lẽ như thế thì nàng cho là xác đáng nên đành thôi không có ý kiến gì nữa.
Chiếc võng đã ngừng đưa nhưng Thủy Tiên vẫn nằm im nhắm mắt. Dương Đan đến lay bạn:
- Thủy Tiên! Thủy Tiên ngủ hả!
Thủy Tiên mở bừng mắt:
- Đâu có ngủ. Thủy Tiên đang suy nghĩ vẩn vơ thôi.
- Đi ăn cơm Thủy Tiên, bà Mười đã dọn cơm rồi.
Thủy Tiên nhoẻn cười, nhổm đứng lên:
- Ừ đi ăn cơm. Thủy Tiên cũng đói rồi.
Khi ngôi nhà của Thủy Tiên đang xây cất, cả nhà Thủy Tiên đều ở nhà của Dương Đan kể cả cháu Nhật Long. Nhật Long là đứa con trai đầu lòng con của anh trai Thủy Tiên, gọi nàng bằng cô. Vì đông con, hoàn cảnh chật vật anh đem gởi Nhật Long cho Thủy Tiên nuôi giùm. Nàng nhận nuôi dưỡng cháu và còn giúp đỡ cho anh chị một số vốn để làm ăn.
Về ở với Thủy Tiên, Nhật Long tỏ ra là một chú bé rất ngoan ngoãn dễ thương. Nó lớn hơn Bảo Thiện ba, bốn tuổi nhưng nhút nhát hơn Bảo Thiện. Chồng mất, Thủy Tiên chỉ có hai đứa con nên nàng thương Nhật Long cũng như con mình. Nàng may sắm áo quần đẹp cho đi học tử tế. Nhật Long là một đứa bé sớm biết nhận thức, tuy bản tánh hiền lành nhút nhát nhưng nó hiểu được tình thương của người cô và hết lòng kính trọng người đã lo cho nó có một cuộc sống no ấm đầy đủ.
Bàn ăn đã dọn cơm sẵn, Thủy Tiên không thấy đứa trẻ nào nàng hỏi Dương Đan:
- bốn đứa trẻ đâu hết hả Dương Đan?
- Bà Mười cho chúng nó ăn cơm ngoài trời.
Nói rồi Dương Đan đẩy rộng cánh cửa sổ cho Thủy Tiên nhìn thấy Bảo Thiện, Nhật Long, Bảo Phượng và Bảo Trân đang quây quần quanh một chiếc bàn thấp đặt dưới giàn thiên lý đan kín lá tại nên một khoảng bóng mát dịu dàng. Mỗi cậu bé, cô bé ngồi một ghế dựa nhỏ, trước mặt mỗi đứa là một dĩa cơm trắng đầy với ba con tôm càng to đỏ hồng đặt trên dĩa cơm và một tô canh chua cá bông lau còn bốc hơi để giữa bàn. Đứa nào cũng ngồi ngay ngắn, Bảo Thiện láu táu nhất:
- Con ăn nghe bà Mười! Con đói bụng rồi nè.
Bà Mười chợt phát hiện tay nó đầy đất bẩn, bà nhăn mặt kêu lên:
- Trời ơi, Bảo Thiện ăn cơm mà để tay dơ thế kia à!
Bảo Thiện nhăn răng cười:
- Kệ nó bà Mười ơi!
- Con không sợ vi trùng sao?
Bảo Thiện đói ngấu nên đáp bừa:
- Con không sợ, con ăn ạ!
Nói rồi nó bốc một con tôm trong phần ăn của nó cắn ăn ngồm ngoàm. Bà Mười làm mặt nghiêm la nó:
- Bảo Thiện! Con phải đi rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
Bảo Thiện chu mỏ nghẹo đầu:
- Ăn xong rửa cũng được mà.
- Không được. Con phải đi rửa tay liền nếu không bà Mười mét với má Thủy Thiên con bây giờ.
Nghe bị méc má, Bảo Thiện đành phải rời ghế đi rửa tay. Khi trở vào nó ngồi xuống là bốc thêm một con tôm nữa nhấn ngay vào miệng nhai. Ba Mười phải lắc đầu với nó và ra lệnh:
- Các con ăn đi!
Thế là bữa ăn của bốn đứa trẻ bắt đầu. Bảo Thiện ăn láu táu trong khi Nhật Long ăn từng muỗng. Hai đứa con gái ăn từ tốn kỹ lưỡng, thỉnh thoảng trò chuyện thật dễ thương. Dương Đan kêu bà Mười:
- Bà Mười ơi vô ăn cơm đi thôi.
Bà Mười quay mặt lại nói lễ phép:
- Mời hai cô chủ dùng cơm trước, để tôi lo cho các cô chú bé này ăn trước đã.
Thủy Tiên cất tiếng bảo:
- Mặc kệ chúng, bà Mười vô ăn cơm với chị em tôi luôn cho tiện.
Không muốn để cô chủ kêu gọi nhiều nên bà Mười căn dặn bốn đứa trẻ ăn uống cho đàng hoàng rồi vô nhà ngồi vào bàn ăn với Thủy Tiên và Dương Đan.
Ở bàn của những đứa trẻ, Bảo Thiện thấy phần của mình chỉ còn có một con tôm trong khi đứa nào cũng còn nguyên ba con. Nó bèn thò tay vào dĩa cơm của bé Bảo Trân định “cướp” một con tôm nhưng con bé đã nhìn thấy khóc ré lên. Bảo Thiện hoảng quá liền trả con tôm cho Bảo Trân và mắng em gái:
- Mày tham ăn quá, tao “giỡn” mà cũng khóc.
Bảo Trân thấy anh trả liền nín khóc, nó lấy bàn tay làm động tác che đậy những con tôm và nhìn Bảo Thiện với ánh mắt “cảnh giác”. Cướp không được con tôm của em gai, Bảo Thiện quê quê, cúi gằm ăn lấy ăn để. Tuy vậy, chỉ một phút sau, nó ngước lên mắt nhìn chằm chằm vào những con tôm trên dĩa cơm của Bảo Phượng. Thừa lúc ảo Phượng quay đi nói chuyện với Nhật Long, Bảo Thiện liền “ăn trộm” một lúc hai con tôm. Thấy Bảo Phượng không hay biết, nó khoái trá bỏ ngay vào miệng và nhai nuốt ngay mất tang chứng. Cúi xuống dĩa cơm mình, Bảo Phượng thấy mất tiêu hai con tôm, con bé nhìn ngay vào Bảo Thiện, song Bảo Thiện cứ tỉnh bơ ngồi ăn ngon lành như không có gì xảy ra. Tiếc hai con tôm to chưa kịp ăn, mắt Bảo Phượng ngân ngấn nước:
- Anh Bảo Thiện ăn tôm của em rồi!
Bảo Thiện trợn mắt chối phắt:
- Tao có ăn đâu! Nè, nè tôm ở đâu mày tìm coi!
Nó đào bới dĩa cơm lên để nói là nó không lấy, Bảo Phượng mất thức ăn mà không biết ai lấy, nó muốn khóc:
- Ai ăn tôm của Bảo Phượng rồi!
Bảo Trân vụt nói lớn:
- Anh Bảo Thiện ăn chứ ai!
Bảo Thiện trợn mắt với Bảo Trân:
- Tao ăn hồi nào!
- Em thấy anh bốc nè.
- Mày xạo.
- Anh xạo, em thấy anh bốc tôm của chị Bảo Phượng nè.
Ý chừng như cũng chột dạ, Bảo Thiện hả họng và thè dài lưỡi ra cố cãi:
- Nè, xét đi... xét đi... tôm đâu có trong miệng tao.
Con bé Bảo Trân vẫn “ăn thua đủ” với anh nó:
- Anh nuốt vô bụng rồi.
Bảo Thiện dở áo lên cãi:
- Nè, bụng tao nè mày rờ thử xem có thấy tôm của Bảo Phượng không?
Bảo Trân cũng thật thà đưa tay rờ bụng của Bảo Thiện:
- Không biết “nó” nằm ở chỗ nào ấy mà.
Bảo Thiện sửa lại tư thế ngồi và vênh váo nói lớn cho mọi người đều nghe:
- Thấy chưa tao đã nói mày không tin, tao nói là không ăn tôm của con Bảo Phượng mà!
Bảo Trân vẫn cả quyết:
- Em thấy anh ăn rõ ràng.
Bảo Thiện trừng mắt nạt nó:
- Tao đã nói không ăn.
Bảo Trân sợ oai “ông anh” nên nín thít. Bữa ăn của những đứa nhỏ trở nên nặng nề. Bảo Phượng ngồi thừ không buồn ăn uống. Ở trong phòng ăn nhìn ra, Thủy Tiên và Dương Đan nhìn thấy hết mọi diễn biến. Hai nàng định bảo bà Mười lấy thêm tôm ra cho Bảo Phượng và phân phát thêm cho các con. Song đúng lúc ấy một sự kiện cảm động đã xảy ra, Thủy Tiên và Dương Đan im lặng theo dõi từng câu nói của những đứa trẻ.
Nhật Long bảo với Bảo Phượng:
- Em nhìn kìa Bảo Phượng, hai con bướm trên giàn thiên lý!
Bảo Phượng háo hức nhìn theo tay của Nhật Long:
- Đâu! Bướm đâu anh Nhật Long!
- Kia kìa... Bảo Phượng nhìn thấy chứ?
- Chưa. Em chưa thấy.
- Mắt Bảo Phượng kỳ vậy, anh thấy rõ ràng mà sao em không thấy!
Miệng nói tay Nhật Long bốc hai con tôm của mình chưa ăn bỏ qua dĩa của Bảo Phượng. Làm xong công việc ấy nó xoa xoa tay nói:
- Vậy mà Bảo Phượng không thấy sao? Thôi, nó bay lên trời rồi còn gì!
Bảo Phượng ngước mãi lên trời:
- Sao anh Nhật Long không bắt cho em!
Nhật Long như dỗ dành bảo Phượng:
- Ở dưới quê anh có nhiều bươm bướm lắm, khi nào cô Thủy Tiên dẫn anh về thăm ba má, anh sẽ bắt cho Bảo Phượng. Thôi bây giờ Bảo Phượng ăn cơm đi!
Bảo Phượng phụng phịu:
- Không. Em không ăn đâu
- Sao không ăn cơm? Đói bụng thì sao?
- Mất tôm rồi em không ăn đâu.
- Mất đâu mà mất, em ngó lại coi!
Bảo Phượng nhìn xuống, đôi mắt nó sáng lên:
- A tôm đây rồi, nãy giờ nó trốn đâu vậy anh Nhật Long!
Nhật Long vui vẻ:
- Anh không biết nhưng bây giờ nó hết trốn rồi, em ăn đi
Bảo Phượng gật đầu và lúc ấy mới chịu cúi xuống ăn cơm. Con bé Bảo Trân thì cứ thật thà theo hỏi Nhật Long:
- Anh Nhật Long không ăn hả, anh cho chị Bảo Phượng!
Nhật Long bẹo má Bảo Trân và lấp liếm:
- Con nhỏ này hỏi gì hỏi hoài. Anh ăn rồi chứ sao lại không ăn!
Bảo Thiện ngồi im thin thít, lâu lâu lại lén nhìn Nhật Long như cũng biết hành động cao đẹp của người anh họ.
Mắt thấy, tai nghe những điều như vậy. Thủy Tiên lắc đầu thở Than:
- Thằng Bảo Thiện này sao nó gian dối từ nhỏ vầy không biết.
Dương Đan cười với bạn:
- Những đứa trẻ thông minh thường là có kèm theo một vài tánh ngỗ nghịch. Có gì ghê gớm lắm đâu mà Thủy Tiên lo dữ vậy!
- Nó ăn hiếp Bảo Phượng và Bảo Trân, Thủy Tiên sợ mai mốt lớn nó cũng giữ tánh ấy thì nguy to.
Dương Đan trấn an bạn:
- Bảo Thiện là con trai, là anh cả nên tỏ vẻ vậy thôi.
Thủy Tiên nhìn về phía Nhật Long bằng ánh mắt âu yếm:
- Nhật Long tốt quá phải không Dương Đan?
Dương Đan gật gù:
- Cái thằng nhìn bề ngoài tưởng khờ nhưng không phải là khờ.
Thủy Tiên nhận xét thêm:
- Tại nó hiền nên thấy vậy, nhưng chắc là thông minh lắm.
Dương Đan nói tiếp:
- Tốt bụng nữa.
- Thủy Tiên sẽ cho Nhật Long ăn học đến nơi đến chốn. Biết đâu, nó chẳng là một nhân tài mai sau.
Dương Đan đồng tình với bạn:
- Thủy Tiên nói phải, Dương Đan ủng hộ Ý nghĩ tốt của Thủy Tiên.
Không ai hẹn ai mà cả Thủy Tiên lẫn Dương Đan đều dành cho bé Nhật Long tình cảm dìu dịu ngọt ngào...
° ° ° ° °
Thời gian thấm thoát thoi đưa như cây kia trút lá rồi nảy mầm chồi xanh, như trăng kia tỏ rồi lại mờ, mờ rồi lại tỏ. Thời gian không ngừng nghỉ, bốn mùa xuân hạ Thu đông và mưa nắng, nắng mưa lướt đều như vó ngựa trên đường thiên lý. Hai thiếu phụ góa chồng giờ tuổi đã xấp xỉ. Ngũ tuần, mái tóc Thủy Tiên và Dương Đan đều nhuốm màu mây trắng. Làn da mịn màng trắng muốt ngày xưa nay đã về chiều. Dương Đan yếu đuối bệnh hoạn hơn Thủy Tiên nên nét mặt và vầng tráng ba không còn giữ lại chút gì của thời thanh xuân. Thủy Tiên hồng hào và dáng khỏe mạnh hơn. Tình bạn của họ thật đáng quý, nó theo bóng thời gian đi suốt gần trọn đời họ, họ Vẫn giữ được nguyên vẹn tình bạn thân thiết thưở nào
Những đứa bé ngày xưa giờ đã ngoài 20 tuổi. Chúng đã từng sống bên nhau qua thời thơ ấu, tuổi thiếu niên thuận hòa trôi qua trong vội vã. Tuổi trưởng thành đến với họ trong mỗi tâm tình khác nhau. Nhật Long vẫn ở với cô Thủy Tiên mình từ nhỏ cho đến giờ. Chàng được cô cho ăn học và đã trở thành một kỹ sư có triển vọng ở tương lai. Bảo Thiện vừa lớn lên đã tiếp nối bước chân của mẹ, chàng thay mẹ Trong coi những xí nghiệp sản xuất của gia đình. Bảo Thiện tỏ ra rất tháo vát thông minh. Thủy Tiên hài lòng về đứa con trai của mình. Bà tin cậy Bảo Thiện và gần như trao cả sản nghiệp bề thế vào tay chàng. Bảo Trân và Bảo Phượng hai người con gái đều học giỏi nhưng học xong họ Ở nhà. Thủy Tiên không cho Bảo Phượng đi làm và không cần Bảo Trân phải đi làm nhọc nhằn để kiếm thêm tiền. Thu nhập hàng tháng của gia đình bà từ các xí nghiệp do bà đâu tư và làm chủ cũng đủ Sống thỏi mái. Bảo Trân hơi đua đòi theo bạn bè nên biết ăn diện, làm đẹp. Bảo Phượng rất quê mùa, chỉ ăn mặc giản dị. Nếu không muốn nói là xoàng xĩnh. Bản chất và tánh tình của nàng như vậy chớ không phải do hoàn cảnh gia đình. Mỗi tháng Thủy Tiên và Dương Đan vẫn nói với nhau về chuyện “hùn vốn” của Đan năm xưa. Thủy Tiên vẫn uy tín và sòng phẳng chia đều số tiền lời cho mẹ con Dương Đan, vì vậy gia đình nàng cũng được đầy đủ dư dả.
Tâm tính của những đứa trẻ Ngày trước bắt đầu bộc phát. Nhật Long quá nhút nhát e dè, Bảo Thiện thì khôn lanh sành sỏi. Bảo Trân vô tư hưởng thụ, Bảo Phượng ngây thơi nhưng chín chắn. Từ khi nhỏ cho lúc lớn lên, Bảo Thiện và Bảo Phượng đều biết rõ là hai người đã được cha mẹ hai bên “đính ước hôn nhân” cho nhau. Mới đầu thì Bảo Thiện còn lấy làm hãnh diện, nhưng rồi đi đó đi đây nhiều, chàng cảm thấy Bảo Phượng thua sút nhiều những người con gái khác. Chàng đâm so sánh và chán nản người con gái đã được cha mẹ chọn và từng sống bên chàng từ thuở Nhỏ. Bảo Thiện quen biết và đem lòng yêu mến một cô gái có tên là Mi Ni. Mi Ni đẹp rực rỡ, yểu điệu và là một cô gái biết chiều chuộng. Nàng quen với Bảo Thiện trong những lần chàng hào phóng tặng nàng những tờ giấy bạc còn mới chưa có nếp gấp. Tuy họ cũng từng là bạn học cũ nhưng họ Không chỉ gặp nhau trên tình bạn. Bảo Thiện trở Thành ông chủ giàu có còn Mi Ni chỉ là một ca sĩ không mấy ai biết đến.
Mỗi đem, Mi Ni hát nơi nào là nơi ấy có mặt Bảo Thiện, chàng là người tán thưởng giọng ca của Mi Ni nồng nhiệt nhất, mặc dù bài ca ấy nàng diễn rất xoàng. Đêm nay cũng như mọi đêm Bảo Thiện chờ Mi Ni ở bàn số 9 khách sạn “Sóng tình”, chàng để sẵn hai ly, hai chén, hai đũa để chờ nàng. Mi Ni hát xong bản “Chiều cô đơn” người ta chỉ vỗ tay rời rạc không mấy thiết tha. Nét mặt Mi Ni đượm vẻ buồn, nàng đi xuống với Bảo Thiện và ngẫm nghĩ than thở trong lòng “Đời ca sĩ thật buồn khi giọng hát của mình không mấy được ưa thích”
Bảo Thiện vuốt má nàng:
- Đừng buồn em, miễn là trong số người ưa thích đó có anh là đủ rồi.
Mi Ni nhìn Bảo Thiện rồi cúi mặt thở dài:
- Em không được ưa thích thì các chủ nhà hàng, khách sạn không thiết tha mời em hát, làm em sẽ lâm vào thế kẹt, anh cũng biết là em chỉ còn có người cha là người thân duy nhất. Nhưng ba em lại đau bệnh luôn, em không đủ Tiền lo thuốc thang cho ba.
Bảo Thiện thấy xót thương cho người chàng đam mê, chàng bóp bàn tay nhỏ nhắn của nàng:
- Nếu số tiền bữa trước anh đưa cho em đã xài hết, em nói anh đưa thêm.
Mi Ni xúc động nhìn chàng:
- Anh tốt bụng quá.
- Vì anh yêu em.
- Nhưng em chỉ là một cô ca sĩ tầm thường còn anh là con của một bà chủ Giàu có!
Bảo Thiện âu yếm hôn phớt qua trán nàng:
- Điều đó không ảnh hưởng đến tình yêu
Mi Ni cười buồn:
- Anh thương em nên nói như vậy. Chớ anh là một ông chủ tương lai mà nói tiếng yêu với hạn con gái không có danh giá như em đó là một điều trái ngược.
Bảo Thiện thấy tội nghiệp cho người yêu, nàng lâm vào hoàn cảnh thật đáng thương. Bảo Thiện biết rõ Mi Ni mồ côi mẹ Từ năm lên mười, cha nàng ở vậy với cảnh gà trống nuôi con. Ông cố gắng gò lưng đạp xích lô đêm ngày để có tiền cho con gái ăn học hầu mai sau nên người. Mười mấy năm nhọc nhằn vất vả, dãi nắng dầm sương, người đàn ông hết dạ yêu thương con đã mang bệnh lao vì kiệt sức. Bệnh tật đã làm cho cha con ông phải đói rách thiếu trước hụt sau. Tất cả tài sản nhỏ nhoi trong căn nhà tồi tàn không đủ lo thuốc thang cho căn bệnh trầm kha. Thương cha đau đớn với bệnh tật hiểm nghèo, Mi Ni đã nghỉ học đi hết ngõ ngách tìm việc làm hòng kiếm tiền nuôi sống chính bản thân và nuôi cha già. Nàng thất thiểu lê la khắp nơi nhưng có ai thèm thuê mướn một đứa con gái đói rách tả tơi về làm gì! Đi hoài mà Mi Ni vẫn không tìm được việc làm, nàng đau buồn thất vọng chỉ còn lén người cha mà khóc thầm. Khi gia đình nàng chỉ còn lại vài chén gạo cuối cùng để nấu cháo húp qua ngày thì may sao người bạn cũ của cha nàng đến hỏi nàng có muốn làm “ca sĩ” không ông ta sẽ giới thiệu vì biết Mi Ni vốn cũng có giọng hát kha khá. Tuy không có cảm tình với hai chữ “ca sĩ” nhưng hoàn cảnh quá túng bấn nên người cha đành bấm bụng để con gái mình đi hát cho những nhà hàng, khách sạn. Mi Ni hát cũng hay nhưng vì nàng nghèo nên nàng ăn mặc quá xoàng xĩnh, nên dù nàng rất đẹp mọi người cũng không mấy thích thú nàng, các nhà hàng khách sạn mướn nàng hát với cái giá rẻ mạt là để lấp vào chỗ trống khi mà các ca sĩ ngôi sao chạy xô chưa đến kịp. Bảo Thiện biết rõ về đời nàng, chàng rộng lượng khi ban cho nàng những món tiền hào phóng. Ban đầu Mi Ni tỏ ra bỡ ngỡ e dè vì nghĩ rằng Bảo Thiện chỉ là tên chơi ngông. Sau thấy chàng buông lời tán tỉnh Mi Ni cũng yểu điệu đáp lại tấm lòng nồng nhiệt của chàng bằng những nụ cười ánh mắt đưa tình. Không ngờ Bảo Thiện là một chàng trai hào hoa chơi xộp lại đem lòng say mê cô ca sĩ nghèo nàn. Mi Ni không yêu thương gì Bảo Thiện, đúng hơn là nàng mặc cảm cho thân phận nên chưa yêu chàng thật lòng, chỉ biết ơn và cảm kích sự giúp đỡ của chàng mà thôi. Nhưng Bảo Thiện, chàng cảm thấy yêu thương thiệt tình từ lúc nào không biết nữa. Bảo Thiện đã quên hẳn sự có mặt của Bảo Phượng bên cạnh chàng và quên luôn sự nhắc nhở của mẹ là chàng đã được “đính hôn” với Bảo Phượng. Chàng chỉ coi Bảo Phượng như một người bạn cùng tuổi hoặc một đứa em gái như Bảo Trân không hơn không kém.
Thấy Bảo Thiện lặng thinh, Mi Ni cất tiếng thỏ thẻ:
- Anh đang suy nghĩ gì vậy?
Bảo Thiện đáp trìu mếng:
- Anh đang nghĩ đến em, anh thấy hoàn cảnh của em thật đáng thương.
Mi Ni nhếch mép cười buồn:
- Thương hại mà làm gì hở anh?
- Anh thật tình thương em, muốn giúp em mà Mi Ni.
- Em cảm thấy ái ngại trước sự giúp đỡ của anh. Em mắc nợ của anh nhiều quá, sợ Rồi em sẽ không làm sao trả nổi
Bảo Thiện nâng cằm nàng:
- Em đừng nói vậy, thương em, anh chỉ muốn giúp đỡ em qua khỏi cơn hoạn nạn này thôi
Mi Ni cảm động lắm nàng nép đầu bên vai chàng và nhắc câu hỏi mà nàng đã hỏi khi nãy:
- Tại sao anh tốt với em vậy?
- Anh đã nói rồi và nói thật lòng mình vì anh yêu em.
Mi Ni ngước lên, đô mắt nàng thấp thoáng một tia nắng ấm áp:
- Cám ơn anh, em rất cám ơn anh.
Bảo Thiện đặt ly lên tận môi nàng:
- Em nói đi, em có yêu anh không?
Mi Ni nhìn đi nơi khác trách ánh mắt đắm đuối của chàng. Nàng chưa khẳng định được lòng nàng có thật yêu Bảo Thiện hay không, hay tất cả sự Trìu mến dịu dàng nàng dành cho chàng đều xuất phát từ lòng biết ơn cảm mến khi chàng tỏ ra quá tử tế với nàng!
Bảo Thiện đặt một nụ hôn lên tóc nàng:
- Tại sao em không trả lời anh?
Mi Ni nũng nịu để che giấu sự Lúng túng của trái tim mình:
- người ta thường nói tình yêu mà nói nên lời thì nó trở Nên tầm thường...
Bảo Thiện cười hài lòng:
- Nếu vậy thì thôi em cũng đừng nói nên lời nữa. Hãy để cho tình yêu được thiêng liêng và cao quí.
Mi Ni được gỡ thoát khỏi sự bối rối của chính tâm hồn nàng. Song nàng không nghe lòng than thản chút nào, nàng không cố ý, không chủ định mà gần như biến thành kẻ lừa dối, trước hết là nàng tự lừa dối nàng và sau đó là nàng lừa dối Bảo Thiện. Nàng tiếp xúc gần gũi và thân thiệnn với Bảo Thiện là vì nàng cần sự hào phóng của chàng. Nàng cần những phong bì tế nhị trao tay bên trong là những tờ giấy bạc còn thơm mùi mực. Hình ảnh trước mắt nàng không phải là một đôi trai gái dìu nhau trên con đường đầy hoa thơm quyến rũ, mà là hình ảnh người cha già nua gập lưng ho khù khụ đến chảy cả nước mắt mũi suốt đêm dài không ngủ.
Mi Ni biết đau khổ khi suy nghĩ cha nàng thân tàn lực phế, hai mắt sâu trũng, hai má hop lại gần guộc ho hen là để cho nàng có được vóc hình đầy đủ và nhan sắc hơn. Nàng thương cha, không muốn cho cha tiếp tục đau đớn trên giường bệnh, nàng cần phải có tiền, có tiền Mi Ni mới mong cứu được cha khỏi rơi vào tay thần chết. Đúng lúc nàng cần có thật nhiều tiền để cứu cha nàng đang mất hết hy vọng thì Bảo Thiện đã xuất hiện, đến với nàng và cho nàng nhiều tiền. Mi Ni cũng chẳng rõ mình đã từng là bạn học cũ của Bảo Thiện, nàng bám riết lấy Bảo Thiện như cành rong biển bám lấy san hô vì nàng cần sống và cần có tiền. Bảo Thiện đang yêu, mà người đang yêu say đắm chẳng bao giờ nghi ngờ điều gì ở người mình yêu, huống hồ tất cả chỉ là những diễn biến hỏi và đáp âm thầm nơi đáy lòng của Mi Ni. Bảo Thiện không chút nghi ngờ thái độ Âu yếm tình tứ của Mi Ni dành cho chàng. Chàng quá tin tưởng ở lòng mình, ở tình yêu của mình, chàng ngây thơ nghĩ rằng chàng yêu Mi Ni sao thì Mi Ni cũng yêu chàng như vậy. Thế mới biết con người ta dù thông minh cách mấy cũng khó mà thông minh trong tình yêu, nhất là một mốt tình đam mê. Bảo Thiện khôn ngoan sành sõ trong công việc làm ăn. Nhưng đứng trước Mi Ni, chàng giống như đứa học trò khờ khạo trước một cô giáo có tài dẫn chuyện đưa đứa học trò vào mộng mơ của mình lại vào thế giới khác mà nó không hề hay biết. Đứa học trò giở hết cả tâm tình trong khi cô giáo chỉ làm bổn phận, Mi Ni không kịp suy nghĩ và ra soát lại xem đã có lúc nào nàng yêu thương Bảo Thiện thật với lòng mình hay chưa, nàng cũng không phải là đứa con gái lợi dụng trên tình yêu của người khác để dựa dẫm vào thứ vật chất dư thừa mà người ta dâng hiến cho nàng. Hiện tại nàng coi Bảo Thiện như vị cứu tinh đã đem lại sự sống cho cha con nàng ít nhất là trong thời gian này.
Bảo Thiện nhìn nàng tư lự, chàng hỏi:
- Em nghĩ gì mà trầm ngâm thế?
- Em đang xúc động
- Điều gì làm cho em xúc động?
- Lòng tốt của anh.
Bảo Thiện trao đủ vào tận tay nàng:
- Em ăn một chút gì nhé!
Mi Ni ngoan ngoãn gật đầu:
- Vâng.
Bảo Thiện định kêu thêm một ít món ăn thì Mi Ni ngăn lại:
- Thôi anh, bao nhiêu đây cũng dùng không đủ. Anh kêu thêm hoài phí vô ích
Chàng cười nựng nịu đôi má nàng:
- Ăn xong mình đi chơi một vòng nghen!
- Ba đau nặng, em phải về sớm anh à.
Bảo thiện ân cần thăm hỏi:
- Bác trở Bệnh năng sao em?
- Vâng mấy hôm nay ba trở bệnh nặng
- Sao em không đưa bác vào bệnh viện?
Nàng cúi đầu ủ dột, giọng lắng sầu:
- Anh cũng biết hoàn cảnh gia đình em...
Nàng ngập ngừng không nói trọn câu. Bảo Thiện hiểu ý nàng, chàng mím môi suy nghĩ một lát rồi nói:
- Em yên tâm đưa bác vào bệnh viện chữa trị. Ngày mai anh sẽ đem tiền qua cho em.
Mi Ni ngước lên, hồ mắt nàng ươn ướt:
- Em Không biết nói sao để cám ơn lòng tốt của anh.
Bảo Thiện nghiêm giọng:
- Anh không muốn em nhắc lại tiếng ơn nghĩ Mi Ni à!
Nàng ấp úng:
- Nhưng mà... em vô cùng... áy náy....
Bảo Thiện đỡ lời nàng:
- Anh biết em e sợ người đời cho là em lợi dụng anh phải không?
Nàng gật đầu nhè nhẹ:
- Bảo Thiện! Anh đã nói đúng những gì em suy nghĩ.
Bảo Thiện cất giọng dịu dàng:
- Người đời vốn hay rắc rối, nêu em lấy thế làm quan trọng thì hóa ra em tự đưa mình và những chuyện rắc rối hay sao?
- Không lấy làm quan trọng khi anh nhiệt tình giúp đỡ em đến thế ư! Nhưng nếu như sự giúp đỡ của anh không được đền đáp lại cái gì, anh có tiếc không?
Bảo Thiện nhìn nàng khó hiểu:
- Em muốn nói điều gì?
Không hiểu sao Mi Ni lại không đủ can đảm để lập lại. Nàng vội nói trớ đi:
- Nếu như em không đền ơn anh được thì sao?
Bảo Thiện nhăn mặt:
- Anh có đòi ơn em đâu mà cứ tự dằn vặt mình như thế. Nếu em cứ nhắc đến chữ ân với chữ nghĩa là anh giận em ạ.
Mi Ni nhanh miệng thì thầm:
- Cho em xin lỗi. Thôi anh đưa em về nhà đi.
Bảo Thiện trở Lại sắc vui tươi, chàng đưa nàng ra xe và không quên hôn tạm biệt:
- Mai mốt về làm vợ anh, anh sẽ không cho em đi hát đâu nghen.
Nghe nói đến hai tiếng làm vợ, Mi Ni cũng thấy lòng mình xao xuyến, nàng không biết đó có phải là phút rung động của lòng mình hay không, nhưng nàng cảm nhận thấy cái âm thanh ấy thật êm dịu và nàng cảm thấy dễ chịu. Phải chăng trong đời nàng đây là lần đầu tiên nàng khám phá ra là nàng đã yêu.
° ° ° ° °
Dương Đan âu yếm nâng mái tóc dài của Bảo Phượng. Bà chải thật kỹ và kết thành hai đuôi sam cho nàng. Dương Đan chỉ có niềm vui là chăm sóc đứa con gái đã là thiếu nữ nhưng lúc nào cũng ngây thơ bé bỏng trong vòng tay của bà. Bảo Phượng đan mười ngón tay để trên gối dùng làm cái bệ để đỡ khuôn mặt nàng, mắt nàng trong sáng, giọng nói vô tư:
- Má ơi mốt con lấy chồng rồi má ở với ai?
Dương Đan mỉm cười:
- Má ở một mình.
- Ở một mình thì buồn chết. Hay là má qua nhà chồn con ở luôn cho vui nghe má!
Người mẹ nào cũng hết sức yêu thương con gái mình. Dương Đan chỉ có một mình Bảo Phượng nên bà dành trọn vẹn tình thương nàng. Tình nghĩa vợ chồng đối với Quỳnh Phong và tấm lòng của người mẹ làm thành một tài sản vô giá mà người được hưởng chính là Bảo Phượng. Nghe Bảo Phượng nói thế, Dương Đan vuốt ve mái tóc nàng và đáp:
- Làm sao được con, về ở hẳn với Thủy Tiên cũng không tiện chút nào. Má ở nhà vẫn tự do và thoải mái hơn, con và Bảo Thiện thành vợ chồng rồi thì cũng đâu có ở quá xa má mà con lo.
Bảo Phượng nghiêng nghiêng đầu trong tư thế hết sức dễ thương:
- Con không muốn rời xa vòng tay của má.
Dương Đan cảm động:
- Con lớn rồi phải đi lấy chồng, không thể ở mãi mãi bên cạnh má. Hơn nữa về bên ấy con sung sướng hơn. Má Thủy Tiên thương con từ nhỏ, Bảo Trân thì mến con như ruột...
Bảo Phượng chợt ngắt lời mẹ:
- Anh Bảo Thiện có thương con không hả mẹ?
Dương Đan ngạc nhiên trước câu hỏi của con gái:
- Sao bỗng dưng con hỏi lạ vậy, Bảo Thiện và con sống chung với nhau từ nhỏ đến lớn. Từng bú chung bầu sữa mẹ, và hai đứa cũng được “đính ước” chuyện mai sau bằng những lời hứa hẹn của mẹ cha. Má thiết nghĩ Bảo Thiện thương con thì con phải biết chứ?
Bảo Phượng mở to mắt, nàng trầm ngâm lắc đầu:
- Con đâu có biết gì đâu? Từ nhỏ đến lớn, con sống bên anh Bảo Thiện, anh Nhật Long và Bảo Trân. Con thương tất cả những người gần gũi nhưng con thích anh Bảo Thiện nhiều hơn. Con biết yêu anh ấy và mơ ước được làm vợ anh ấy.
- Má Thủy Tiên và má đã chọn ngày lành tháng tốt để làm đám cưới cho hai con.
Bảo Phượng mơ màng đưa ánh mắt ra xa:
- Con có cảm giác như là anh Bảo Thiện không mấy thương con.
Bà Dương Đan chau mày:
- Sao con lại nói thế?
- Con nghĩ sao thì nói vậy, má ơi.
- Con đừng nghĩ thế mà vô tình làm rạn nứt tình cảm giữa hai đứa. Bảo Thiện thương con lắm, nếu không thương con thì nó đâu có chịu cưới con về làm vợ.
Bảo Phượng muốn tin lời mẹ nàng nói là sự thật, nhưng nàng vẫn hoang mang quá. Dù nàng là một cô gái thật vô tư, song Bảo Phượng đâu phải không đủ trí khôn không biết nhận xét, dù sự nhận xét chỉ là một thoáng mơ hồ. Nàng nhớ lại có lần nàng đang ngồi trong vườn nhà Bảo Thiện với Bảo Trân. Vườn rợp mát bóng cây, người làm vườn khéo léo để một lớp cỏ làm tấm thảm màu xanh êm ái mịn màng. Bảo Trân nằm dài trên cỏ mơ mộng nhìn hoàng hôn vàng úa trên cành cây ngọn lá. Bảo Phượng ngồi dựa lưng vào một gốc me tây, nàng thấy Bảo Thiện đi ra liền đưa tay rất tự nhiên và vuốt lại mái tóc dáng làm duyên. Bảo Thiện thân mật ngồi xuống thảm cỏ cạnh bên nàng và Bảo Trân, chàng nói với giọng bình thản:
- Bảo Phượng với Bảo Trân làm gì đó?
Bảo Trân vẫn thản nhiên nhìn trời bằng đôi mắt mơ mộng, nàng không buồn đáp lời anh trai vừa hỏi. Bảo Phượng e ấp đáp:
- Em ngồi chơi ngắm... hoàng hôn.
Bảo Thiện tươi cười đặt tay lên lưng nàng:
- Bảo Phượng có tâm hồn thi sĩ ghê! Vậy cho nên hai mình cùng tuổi mà em thì thật tươi trẻ còn anh thấy mình như già trước tuổi.
- Em thấy anh người lớn chứ không phải là già, chắc tại anh luôn bận công việc đã làm anh... người lớn trước tuổi.
Bảo Thiện cũng dự lưng vào gốc me tây, vai chàng sóng đôi với nàng thật tự nhiên thân mật không hề ngượng ngập như họ là hai anh em ruột vậy. Bảo Thiện mân mê những ngọn cỏ một cách vô nghĩa:
- Bảo Phượng nói đúng. Công việc làm cho anh luôn bận bịu, không còn thì giờ ngồi ngắm...hoàng hôn nữa.
Bảo Phượng chắt lưỡi:
- Nhớ hồi nhỏ, chiều nào bốn đứa tụi mình cũng mua đậu phộng da cá ra đây ngồi ăn ngắm hoàng hôn.
- Bảo Phượng nhớ dai nhỉ, nếu em không nhắc lại chắc anh đã quên mất tiêu rồi.
Bảo Phượng ngơ ngác nhìn chàng:
- Những kỷ niệm dễ thương như vậy mà anh quên sao?
Bảo Thiện cười hơi nhạt nhẽo:
- Công việc lu bù, đôi lúc anh không còn nhớ nhữ kỷ niệm dễ thương ấy nữa.
Bảo Trân đang nằm liền ngốc đầu lên chêm vô một câu:
- Anh ấy mà... anh là con người dễ thay đổi, đổi thay.
Bảo Thiện khó chịu với em gái:
- Em càng lớn càng khó tánh, không ai ưa nổi Bảo Trân à.
Bảo Trân lại nằm xuống, đầu nàng gối lên một cánh tay:
- Tâm lý con gái thường thay đổi theo biến động của cuộc đời thì không nói làm chi, chứ làm con trai mà lòng dạ hay thay đổi thì trước sau gì cũng làm khổ người khác cho coi.
- Hôm nay Bảo Trân thành triết gia chăng?
Bảo Trân không chớp mắt, nàng vẫng không rời mắt khỏi bầu trời thênh thang.
- Thật đó, em nói không sai đâu.
- Lại biết thành thầy bói kia à!
Dáng Bảo Trân hờ hững thờ ơ, Bảo Phượng khiều chàng:
- Anh biết không, Bảo Trân đang... nhớ người yêu đó!
Bảo Trân trừng mắt với nàng:
- Chị Bảo Phượng đừng nói bậy
Bảo Thiện nheo nheo mắt nhìn đứa em gái như dò xet:
- Chắc vậy chứ gì?
Bảo Trân bĩu môi:
- Em có người yêu đâu mà nhớ?
- Ai biết được cô?
- Tôi đã nói là không có.
Bảo Thiện chọc ghẹo:
- Em cũng không còn nhỏ bé gì nữa, giờ này mà chưa có người yêu chắc là ế.
Bảo Trân nguýt dài:
- Xí còn khuya, tại người ta chưa muốn vướng vào cái vòng đau khổ ấy
Bảo Phượng trố mắt ngạc nhiên:
- Bảo Trân nói sao? Yêu là vướng vào vòng khổ đau à?
Bảo Trân tỉnh khô gật đầu:
- Chứ còn cái gì nữa....
Bảo Phượng ngơ ngẩn hết nhìn Bảo Trân đến Bảo Thiện, nàng hoang mang không biết cô em gái nói chơi hay nói thật. Bảo Trân còn nhỏ thua nàng hai tuổi. Nó chưa hề chạm tráng với tình yêu, những điều Bảo Trân thốt ra là có thật hay không? Nàng tự nghĩ như vậy rồi nàng lại gạt phăng đi:
“Ôi mặc kệ! Nếu tình yêu có là vòng đau khổ thì đối với ai kia. Chứ còn nàng thì không, nàng được đính hôn với Bảo Thiện và chỉ đem lòng yêu một mình Bảo Thiện thôi. Gia đình hai bên đã xếp đặt như thế và tình yêu đầu đời của nàng đã có sẵn khuôn khổ, không có gì trắc trở trái ngang mà gọi là đau khổ!”
Nghĩ thế Bảo Phượng lẩm bẩm:
- Vô lý, hoàn toàn là vô lý.
Bảo Trân nhỏm đầu dậy:
- Chị bảo gì vô lý?
- Các nhà thi sĩ ca tụng tình yêu là tấc cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời, là những rung cảm huyền dịu nhất của trái tim, sao Bảo Trân lại lên án tình yêu một cách gắt gao dữ vậy!
Thật sự Bảo Trân chưa yêu. Song vì Bảo Trân có một cô bạn gái đã từng yêu và được yêu, nhưng rồi cuối cùng mối tình đầu của cô bạn không êm ả như buổi ban đầu. Người con trai khi đã tường tỏ... đường đi lối về thì vội vàng cất cánh đi tìm bông hoa khác. Cô bạn gái thất tình ngẩn ngơ, thơ thẩn như người mất hồn. Tình yêu đã cướp đi mất hết nét hồn nhiên yêu đời của một cô gái, lúc ấy chỉ còn là nỗi đau khổ dài lê thê, cô bạn gái không còn thiết tha gì nữa với tuổi xuân còn mơn mởn nên đã “xuống tóc” thề nguyền quên hết sự bạc trắng của người đời. Đó! Tình yêu là thứ như vậy đó.
Bảo Trân nén tiếng thở dài:
- Thật tình thì em chưa yêu nên chưa bị đau khổ vì nó, nhưng bạn em đã bị... em ngán ngẩm lắm!!!
Từ nãy giờ Bảo Thiện im lặng, bây giờ chàng bỗng bật cười khanh khách:
- Bảo Trân này giống như bà cụ non vậy.
Bảo Trân ngồi hẳn lên, nàng phụng phịu:
- Được rồi, sẽ có lúc anh thấy bà cụ non này nói không có sai.
- Em vơ đũa cả nắm.
- Nhưng dù sao em cũng “chừa” anh với chị Bảo Phượng ra.
Bảo Phượng e thẹn ửng hồng đôi má trong khi Bảo Thiện lại nhăn nhó:
- Nhỏ đừng phát ngôn bừa bãi. Anh với Bảo Phượng có gì đâu mà nói thế!
Bảo Phượng nghe rõ mồn một Bảo Thiện nói câu ấy thì nàng tắt ngang nụ cười e thẹn. Bảo Trân vô tình nhái anh trai:
- Có gì hay không thì hai người biết lấy chớ làm sao em biết được phải không anh Hai?
Nói rồi Bảo Trân không chờ đợi được nghe trả lời, nàng bỏ chạy vụt vào nhà không quên bỏ lại tiếng cười khúc khích. Bảo Thiện nhìn theo bóng dáng em gái, chàng nói như nói một mình chàng nghe:
- Nhỏ Bảo Trân tánh tình không ai hiểu nổi. Lúc thì trầm tư lãng mạn, lúc thì lại ồn ào náo nhiệt không chịu được.
Bảo Phượng nghe nhưng nàng không hưởng ứng. Bảo Thiện nhìn nàng và cất tiếng:
- Bảo Phượng, em có cùng quan điểm với Bảo Trân không?
Tự nhiên, Bảo Phượng đâm ra lạnh nhạc:
- Em không biết
Bảo Thiện ngạc nhiên vì thái độ của nàng:
- Em làm sao thế?
Nàng cúi mặt giận dỗi:
- Em không biết
Bảo Thiện thân ái nắm tay nàng bóp nhẹ:
- Giận anh hả em gái?
Nàng nguậy nguậy quay đi:
- Không
Chàng vuốt ve nàng:
- Em gái giận gì nói đê anh biết xin lỗi...
Nàng vẫn cố tình hờn giận:
- Không...
- Thôi mà, nếu không nói thì anh vô nhà đây....
Bảo Thiện dọa nàng như thế mà nàng vẫn lặng thinh. không phải nàng cố tình lặng thinh nhưng nàng không biết nói thế nào! Không lẽ nàng lại nói thẳng tuột ra là nàng giận câu nói hớ hênh vô tình của chàng sao!
Bảo Thiện thấy nàng cứ lặng thinh trong đôi mắt thấp thoáng nỗi buồn, chàng cũng áy náy trong lòng nhưng không nhớ ra là chàng đã làm gì, nói gì khiến Bảo Phượng xụ mặt thế kia!
Ngắm nhìn Bảo Phượng thanh trang trong bộ đồ mát may kín đáo. Bảo Thiện có cảm tưởng Bảo Phượng là một nhà tu. Bảo Phượng cũng đẹp với mắt phượng mày liễu và mũi dọc dừ. Nhưng nàng đơn sơ và quê mùa quá, lông mày không tỉa gọn cho đôi mắt ngời sắc đa tình. Gương mặt nàng để nguyên lớp lớp lông măng và hình như chưa bao giờ trang điểm. Mái tóc nàng tỏa ra thứ mùi thơm của dầu gội đầu bồ kết chớ không phải là thứ dầu thơm ngan ngát mà Mi Ni của chàng hay dùng. Bảo Thiện so sánh Mi Ni với Bảo Phượng và chàng tự thấy Bảo Phượng hơn hẳn Mi Ni ở nhiều khía cạnh. Bảo Phượng giàu hơn, ngây thơ hơn và có thể là còn đẹp hơn nữa. Nhưng Mi Ni thì quyến rũ hơn ngọt ngào hơn và có sức thu hút chàng hơn. Mặc dù Bảo Thiện biết Bảo Phượng là vợ hứa hôn của chàng mà mẹ chàng đã chọn, nhưng chàng vẫn yêu say đắm Mi Ni và nghĩ rằng mẹ chàng với dì Dương Đan đính ước chàng với Bảo Phượng chẳng qua là cho vui vậy thôi. Nếu lớn lên hai đứa không yêu nhau thì thôi, sẽ làm anh em với nhau. Nghĩ vậy nên chàng không chút bận bịu khi đem trái tim mà trao cho Mi Ni, cô gái xuất thân từ một gia đình cơ hàn không danh vọng và địa vị.
Thấy Bảo Thiện nhìn mình hoài, Bảo Phượng ngượng ngùng nói nhỏ:
- Anh làm gì nhìn em hoài thế?
Bảo Thiện cũng ngượng, chàng vội khỏa lấp bằng cách đặt một điếu thuốc hêrô lên môi và đưa tay vào túi tìm bật lửa.
- Lâu lâu nhìn em một lần, anh thấy em đẹp
Lại một câu nói nữa làm cho Bảo Phượng không vui “Lâu lâu nhìn em một lần” có nghĩ là Bảo Thiện thường ngày đâu có quan tâm gì đến mình, Bảo Phượng thấy hờn giận:
- Cám ơn anh, lâu lâu nhìn em một lần.
Bảo Thiện không chú ý đến nét mặt hờn giận nhẹ nhàng của Bảo Phượng, chàng vừa hút thuốc vừa trò chuyện tự nhiên với nàng cũng như là Bảo Trân vậy. Bản tánh Bảo Phượng hiền lành ngây thơ nên chỉ sau đó nỗi hờn giận tiêu tan hết khi nàng nhìn thấy nụ cười thoải mái trên môi Bảo Thiện. Song đêm về, nàng trăn trở suy nghĩ và cảm thấy nghi ngờ thứ tình cảm của Bảo Thiện dành cho nàng.
Không muốn mẹ lo nghĩ nhiều về chuyện tình cảm của mình, Bải Phượng trấn an bà:
- Chắc tại con có cảm giác vậy thôi chứ anh Bảo Thiện đối với con tốt lắm má ơi!
Dương Đan vẫn chưa an lòng, bà thắc mắc:
- Chứ vì lý do gì khi nãy con than phiền với mẹ Về thằng Bảo Thiện?
Bảo Phượng ôm cổ mẹ Nũng nịu:
- Con vờ hỏi má vậy thôi chứ con biết chắc là anh Bảo Thiện yêu thương con lắm.
Bà Dương Đan bắt Bảo Phượng ngồi yên để bà tết tóc nàng thành hai đuôi sam dễ thương. Bà vừa làm vừa trìu mến nói:
- Con không biết thắt tóc lỡ mai mốt lấy chồng rồi cũng bắt mẹ theo thắt tóc cho sao?
- Con bảo anh Bảo Thiện thắt tóc cho con
Bàn tay bà Dương Đan bắt từng lọn tóc đen nhánh của Bảo Phượng một cách nhẹ nhàng:
- Tóc con gội bồ kết đen quá, nhưng không thấy thơm. Hôm nào con hãy mua chai dầu gội đầu nước ngoài mà xài cho thơm.
Nàng gạt đi:
- Thôi má ơi, con gội đầu bồ kết quen rồi. Giờ xài thứ khác lỡ nó có gàu thì khổ con lắm.
- Nhưng con gái đôi khi cũng cần phải có dùng một vài thứ mỹ phẩm. Con giản dị quá mà không sợ hay sao?
Bảo Phượng trợn tròn mắt:
- Sợ gì hả má?
Bà Dương Đan thầm nghĩ ở cái thời buổi hiện đại bây giờ mà con gái bà cứ như là một cô gái đồng nội vậy. Nó không biết kiểu cách chưng diện. không biết làm điệu làm duyên. Trong khi đó Bảo Thiện trái ngược hẳn, chàng trai con nhà giàu rất sành sỏi trong cuộc sống. Bảo Thiện ăn diện rất đúng mốt với những bộ quần áo thời trang rất đắt tiền, đi cúp “đèn vuông” cổ đeo một sợi dây chuyền rất “nặng ký”. Bảo Thiện hoạt bát năng nổ, con người toát lên một sức sống cuồng nhiệt và hào phóng. Chính vì đôi trẻ Khác nhau như vậy, nên đôi lúc, Dương Đan thấy lo lắng một cái gì đó chưa thành hình. Bây giờ lại nghe Bảo Phượng hé môi đôi chút về tình cảm của Bảo Thiện, tuy không nói ra song lòng bà hơi thon thót, bà mơ hồ nghĩ đến đôi mắt đẹp của đứa con gái thân yêu có một ngày nào đó sẽ khơi dòng lệ. Bà nén tiếng thở dài lo sợ nói trớ đi:
- Má thấy con giản dị quá, má sợ người ta bán mấy thứ mỹ phẩm không ai mua.
Bảo Phượng ép mặt trên lưng người mẹ, nàng cười dòn tan:
- Má chỉ khéo lo chuyện thiên ha.
Bà Dương Đan cũng gượng cười cốc nhẹ lên đầu con gái và mắng yêu:
- Cha mày...!