Chương XXI
CÂU ĐỐ 7 LẦN BẮT MẠNH HOẠCH

    
ự kiện 7 lần bắt Mạnh Hoạch, chủ yếu phát sinh từ dã sử của vùng Nam Trung, lịch sử tuy có chép việc bắt rồi lại thả, song đích xác mấy lần thì không nói rõ. Hoa dương quốc chí tuy có chép rõ 7 lần bắt 7 lần thả, song thời gian và địa điểm hoàn toàn không ghi chép.
1. Bản đồ chỉ vẽ việc bình Man.
Sự kiện phản loạn ở Nam Trung về cơ bản đã biến đổi không khí hoà hoãn, bởi Thái thú ở quận Vĩnh Xương là Vương Kháng và Công tào Lã Khởi quyết chí cố thủ Vĩnh Xương khiến quân làm phản chẳng thể cuốn chiếu khắp vùng Nam Trung, cũng khiến hành động quân sự phản kích sau này của quân Thục Hán triển khai được thuận lợi.
Đặc biệt là Lã Khởi, trước tình hình quân Nam Man do Ung Khải chỉ huy chống lại triều đình, đã soạn ra bản đồ chỉ vẽ bình Man, trình lên Gia Cát Lượng để tham khảo. Trong đó địa hình vùng Nam Trung, khí tượng, phong tục tập quán, cùng binh khí và phương pháp tác chiến của Nam Man đều được phân tích và thuyết minh tường tận.
Gia Cát Lượng sau khi xem xong, rất cảm kích, lấy bản đồ chỉ vẽ bình Man để chỉ đạo diễn tập cho quân nam chinh. Cũng có thể là bản đồ rõ ràng đã biết mình biết người, Gia Cát Lượng mới có thể bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch dễ dàng, đạt được sự chiến thắng toàn diện.
Song tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa căn cứ vào những dã sử địa phương, theo ghi chép ít nhiều của chính sử, lại thêm sức tưởng tượng phong phú của nhà viết tiểu thuyết, với hơn 4 vạn chữ, đã miêu tả hết sức lâm ly toàn bộ đầu đuôi về 7 lần bắt Mạnh Hoạch. Trong đó đại bộ phận đều là vùng Điền Tây do Lã Khởi và Vương Kháng cai quản, chính sử đều không ghi chép Gia Cát Lượng có dẫn quân đến đấy. Có những bất đồng rất lớn với chính sử, cũng có những sai biệt rất lớn trong việc sắp xếp quân nam chinh, đặc biệt là những nhân vật tác chiến chủ yếu.
Tháng 5 vượt sông Lô bình định Nam Trung, là sự kiện rất quan trọng trong đời sống của Gia Cát Lượng. Lại thêm tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa mà mọi người đều rất quen thuộc, tình tiết bên trong tuy rõ ràng không hợp lý, song trong dân gian Trung Quốc, lại vẫn được thừa nhận là một sự thực hiển nhiên. Bởi thế bút giả căn cứ theo dã sử, chỉnh lý lại có hệ thống những tình tiết Gia Cát Lượng nam chinh, có thể khiến chúng ta đối với cá tính và tài năng quân sự của Gia Cát Lượng, cùng với mức độ chân thực về sự nghiệp của Gia Cát Lượng đã nêu trong Tam quốc diễn nghĩa, có thể có được sự thấu hiểu và phán đoán chân thực.
2. Đội quân nam chinh trong tiểu thuyết với những ngôi sao sáng.
Tuy bởi lý do chính trị, Gia Cát Lượng không thể không dẫn quân nam chinh, song số quân không nhiều, quân chủ lực vẫn là Mã Trung và Lý Khôi chỉ phụ trách phía nam mà thôi. Để giữ thực lực đối phó với quân Tào ở phía bắc cùng Đông Ngô nửa như thù nửa như bạn, khiến quân chủ lực mà Gia Cát Lượng dẫn đi, binh lực cũng không quá lớn.
Song La Quán Trung chẳng nghĩ như thế, trong Tam quốc diễn nghĩa, đã thấy Gia Cát Lượng sắp xếp một “đội ngũ minh tinh” lớn chưa từng thấy.
Về lịch sử, bộ tham mưu chỉ huy động Dương Nghi mới được Gia Cát Lượng chú ý đến, song trong tiểu thuyết, lại bao gồm những người thân tín quan trọng của Gia Cát Lượng, bao gồm cả Tham quân Tưởng Uyển, Trưởng sử Phí Vỹ, Đổng Quyết và Phàn Kiến. Nếu quả thật như thế, người của phủ Thừa tướng đều phải nghỉ dài cả.
Sắp xếp quân sĩ vũ trang lại càng phức tạp, ví như Triệu Vân là tướng lĩnh hàng đầu trong đại quân, lúc này đang phụ trách phòng thủ phía đông, hổ tướng Ngụy Diên đứng đầu phái Thiên Tráng, lịch sử hiển nhiên ghi chép ông ta đang chăm chăm chú ý những manh động của Tào Ngụy ở phía bắc, song đều bị nhà tiểu thuyết sắp xếp vào quân chủ lực, trở thành hai vị đại tướng đáng nể.
Những tướng lĩnh xuất sắc thế hệ thứ 2 của Thục Hán như Vương Bình, Trương Dực, Trương Nghi đều được biên chế vào đội ngũ tác chiến, lại đưa con trai Quan Vũ là Quan Sách làm nhiệm vụ chỉ huy quân tiên phong. Những thủ lĩnh quân nam chinh trong thực tế lịch sử như Lý Khôi và Đặng Trung, lại thành ra phó tướng.
Để biểu thị tài trí của Gia Cát Lượng, chiến dịch đầu tiên ở Nam Trung, tạo ra suy thoái của Cao Định và Ung Khải, ở trên đã thuật lại; song ở tiểu thuyết lại nói đấy là do lá thư của Gia Cát Lượng lừa gạt Chu Bao, tác động vào Cao Định và Ung Khải, trong đó còn đặc hiệt cường điệu Cao Định và Ung Khải vốn thân thiết, song Gia Cát Lượng lại tác động để Cao Định và Chu Bao giết Ung Khải, so với ghi chép của chính sử hiển nhiên có sai lạc rất lớn.
Về lịch sử trong chiến dịch bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch quân Thục có binh lực mạnh mẽ áp đảo, nói về quân sự, các dân tộc thiểu số phía nam dứt khoát chẳng phải là đối thủ, Gia Cát Lượng thực sự quan tâm là vấn đề chính trị chứ không phải là quân sự.
Nhà tiểu thuyết muốn có những tình tiết hấp dẫn, đã cho Mạnh Hoạch tìm đến ba người bạn quan trọng; cũng là các động chủ của ba động Nam Man, đó là Kim Hoàn Tam Kết, Đổng Trà Na và A Hội Nam. Đối mặt với những tướng Man có yêu thuật này, lại là các đại tướng Thục Hán Triệu Vân và Ngụy Diên. Nghe nói khi chưa bắt được Mạnh Hoạch, Triệu Vân và Nguỵ Diên đánh bại được liên quân động chủ ba động Nam Man. Lại thêm trận mai phuc của Trương Nghi, Trương Dực, Mã Trung, Vương Bình mà Kim Hoàn Tam Kết bị giết, Đổng Trà Na và A Hội Nam bị bắt sống.
Song Gia Cát Lượng công khai nói rõ, đầu sỏ tội lỗi là Mạnh Hoạch, hai người bị bắt chỉ là bị sai khiến mà thôi, hạ lệnh lập tức phóng thích, trận đánh này là thông điệp dự báo trước về những trang tiểu thuyết viết về bảy lần bắt Mạnh Hoạch sắp diễn ra.
3. Một lần bắt một lần thả:
Trận đánh ở Cẩm Bình Sơn.
Cứ theo dã sử ghi chép, Gia Cát Lượng phán đoán Mạnh Hoạch sau thất bại trận đầu nhất định sẽ nghĩ cách phản kích lại quân Thục Hán, bởi thế ông hạ lệnh cho Vương Bình ở mặt chính diện đón đánh quân Mạnh Hoạch.
Vương Bình cố ý một mình ra khiêu chiến, chủ tướng của quân Mạnh Hoạch là Mang Nha Trường ra ứng chiến, Vương Bình giả vờ không đánh mà chạy, Mang Nha Trường lập tức đụổi theo. Mạnh Hoạch cũng nhân cơ hội mà truy kích, song chỉ qua một ngọn núi, bỗng phía trái có một đội quân xông ra chặn đánh hậu quân của Mạnh Hoạch, đồng thời Trương Dực, Trương Nghi từ hai phía cũng đổ ra đánh, Mạnh Hoạch bị đại bại phải chạy về vùng Cẩn Bình Sơn nương náu.
Vương Bình dẫn quân đuổi theo, không để cho Mạnh Hoạch có đường sống. Mạnh Hoạch đành dẫn quân vào sâu trong Cẩm Bình Sơn, chẳng ngờ Triệu Vân sớm đã mai phục ở đấy, Mạnh Hoạch không địch nổi, bị bắt tại trận.
Tuy các tham mưu xung quanh đề nghị Gia Cát Lượng giết Mạnh Hoạch, để dẹp yên giặc loạn; song Gia Cát Lượng muốn để người Nam tâm phục, vẫn phóng thích vô điều kiện cho Mạnh Hoạch.
Ghi chép về trận đánh này khiến người ta rất khó hiểu quân Nam Man thông thuộc địa hình địa lợi vùng Cẩm Bình Sơn, làm sao lại trúng phải kế mai phục của quân Thục là người không thông thuộc ở đấy, người hơi có thường thức quân sự, đã có thể thấy sự hư cấu ở trong đó.
4. Hai lần bắt hai lần thả.
Trận đánh ở vùng Lô Thủy cứ theo chính sử ghi chép, Gia Cát Lượng sau tháng 5 vượt sông Lô Thủy mới trực tiếp giao chiến với Mạnh Hoạch.
Song trong truyền thuyết dã sử, trận đánh lần thứ hai bắt Mạnh Hoạch lại xảy ra lúc đang vượt sông Lô Thủy.
Mạnh Hoạch được phóng thích, lại tập kết thủ lĩnh các động, rút về phòng tuyến mới xây dựng ở phía nam Lô Thủy. Kế hoạch tác chiến của ông ta là nếu quân Thục miễn cưỡng vượt sông Lô Thủy, ắt khiến cuộc chiến trở thành trường kỳ đối kháng, quân lính viễn chinh sẽ bị mỏi mệt, lại thêm không hợp thủy thổ, sức chiến đấu sẽ mau chóng giảm sút, Mạnh Hoạch sẽ nhân cơ hội này phát động mãnh liệt tấn công, như vậy có thể đánh bại được quân Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng sớm đã dự liệu đến tâm lý tác chiến của Mạnh Hoạch, bởi thế hạ lệnh cho toàn quân rời khỏi vùng Lô Thủy đến vùng có cây cối mát mẻ để tránh nắng, đối với sự khiêu chiến tích cực của Mạnh Hoạch, bề ngoài không có phản ứng gì.
Song Gia Cát Lượng vẫn ngầm lệnh cho Lã Khởi điều tra tường tận địa hình xung quanh. Lã Khởi đến hạ du sông Lô Thủy, tìm được một nơi gọi là Lưu Sa Khẩu, nước chảy từ từ, đáy sông khá nông, hơn nữa vùng giáp sơn bên kia sông chính là con đường chủ yếu mà kẻ địch vận chuyển lương thực. (Mạnh Hoạch rất rõ địa hình như thế, làm sao lại không hiểu con đường tải lương trọng yếu mà chọn ở địa hình bất lợi đến vậy, hiển nhiên là hư cấu của nhà viết tiểu thuyết).
Lúc ấy, đạo quân của Mã Đại (em Mã Siêu) đang phụ trách việc chi viện hậu cần, vận chuyển lương thực cho tiền tuyến, Gia Cát Lượng bèn hạ lệnh cho đội quân tinh nhuệ này vượt sông tập kích quân Mạnh Hoạch (ở chiến trường các đạo quân có trách nhiệm rõ ràng, Gia Cát Lượng điều động đội quân cần vụ chưa được chuẩn bị về tâm lý thành đội quân tiên phong. Thực ra là điều tối kỵ của binh gia, đây cũng là sự tưởng tượng của nhà viết tiểu thuyết).
Dã sử có chép, quân Mã Đại nhân đêm tối vượt qua Lưu Sa Khẩu, nhằm hướng Giáp Sơn tập kích, khiến đường tải lương của Mạnh Hoạch bị cắt đứt.
Mạnh Hoạch hạ lệnh cho Mang Nha Trường phản công ở Giáp Sơn, lại bị Mã Đại đánh bại, Mang Nha Trường bị giết tại trận.
Mạnh Hoạch lại lệnh cho đội quân của Đổng Trà Na thuộc đạo quân thứ hai, tiến đánh quân Mã Đại, bởi quân chủ lực của Gia Cát Lượng đã thừa thắng vượt qua Lô Thủy, Đổng Trà Na từng được Gia Cát Lượng ra ân phóng thích, không có bụng đối kháng bèn tự mình thu quân rút chạy.
Mạnh Hoạch thấy Đổng Trà Na làm trái quân lệnh, muốn đem chém, may mà thủ lĩnh của ông ta xin cho đổi thành xử tội đánh 100 gậy, lại lệnh đóng cửa để sám hối. Đổng Trà Na sau khi chịu nhục, đối với Mạnh Hoạch lại càng bất mãn, đặc biệt là người ở tộc khác, cơ hồ đều chủ trương đầu hàng Gia Cát Lượng đế trả mối thù đã bị làm nhục. Đổng Trà Na bèn cầm đầu những người thân tín trong bộ lạc của mình và tập kích đại bản doanh của Mạnh Hoạch, lại bắt sống được Mạnh Hoạch.
Gia Cát Lượng tựa hồ sớm dự tính trong nội bộ Mạnh Hoạch sẽ có chuyện làm phản từ bên trong, cho nên vui vẻ tiếp đãi Đổng Trà Na đã bắt sống được Mạnh Hoạch đến đầu hàng.
Sau khi ban thưởng cùng vỗ về Đổng Trà Na, Gia Cát Lượng hỏi cảm tưởng của Mạnh Hoạch. Mạnh Hoạch nói bị người của mình làm hại bởi thế mà không chịu phục. Gia Cát Lượng lại hạ lệnh phóng thích vô điều kiện, cho ông ta theo lối cũ mà về.
Ở đoạn ghi chép này, chẳng những có nhiều sai lạc với lịch sử, mà còn có rất nhiều chuyện không hợp lý. Việc thâm nhập của Mã Đại trái với thường thức quân sự; Mạnh Hoạch xử trí đối với Đổng Trà Na, hiển nhiên giống như quân pháp nhà Hán, với qui tắc tổ chức kiểu bộ lạc của Nam Man hiển nhiên có sai lạc; Mạnh Hoạch sau khi đã xử tội Đổng Trà Na, lại lơ là phòng vệ như thế thực khiến người ta không hiểu nổi.
5. Ba lần bắt ba lần thả:
Kể về sự kiện Mạnh Ưu.
Mạnh Hoạch sau khi chạy về đại bản doanh, lập tức cho người bắt giết Đổng Trà Na và A Hội Nam (đây lại là chỗ không dự liệu của Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết, tin rằng Gia Cát Lượng trong lịch sử chẳng thể phạm sai lầm như thế).
Sau khi đã giết thủ lĩnh phản nghịch. Mạnh Hoạch lại dẫn quân đánh Giáp Sơn, thì phát hiện ra Gia Cát Lượng sớm đã rút quân, ở đấy một người cũng chẳng có. Mạnh Hoạch đành trở về doanh trại, đúng lúc ấy người em trai là Mưu Ưu từ Ngân Khanh Sơn dẫn hai vạn quân đến tăng viện, hai anh em thâu đêm nghiên cứu cách đánh bại quân Gia Cát Lượng.
Hôm sau Mạnh Ưu dẫn hơn 100 quân Man, lấy lông chim trĩ và vẹt trắng cắm lên đầu, mặc áo sặc sỡ, tay chân đều đeo vòng vàng, vòng ngọc. Theo tập tục của quân Man, đấy là hình thức sứ giả hoà bình vứt bỏ vũ trang, bởi thế đến thẳng được trước đại bản doanh quân Thục mà chẳng bị ngăn cản.
Mạnh Ưu đứng trước cửa trại nói lớn: “Tôi là Mạnh Ưu, em trai Nam Man Vương Mạnh Hoạch, xin thay mặt huynh trưởng xin đầu hàng thừa tướng”.
Gia Cát Lượng tuy không tin vào ý tốt của Mạnh Ưu, song vẫn hỏi han ý tứ. Mạnh Ưu nói: “Bởi huynh trưởng được thừa tướng hai lần phóng thích, trong lòng rất cảm kích, chỉ phải nỗi bộ tộc phản đối, không dám tự ý đầu hàng, bởi thế lệnh cho tôi bày tỏ, tin rằng huynh trưởng Mạnh Hoạch sẽ có cách thuyết phục mọi người đến đây đầu hàng”.
Gia Cát Lượng cũng bày tỏ sự khuyến khích ngay ở đấy, còn đặt tiệc rượu khoản đãi Mạnh Ưu và thuộc hạ, đặc biệt còn đưa rượu quí mang từ Thành Đô đên để mời khách, quân Thục Hán và quân Man cùng thâu đêm với yến tiệc mừng công, suốt đêm ấy uống rượu làm vui.
Thực ra Mạnh Hoạch sớm đã bè trí một sè quân Man lớn ở gần đấy, mưu toan đợi sau khi quân Thục say sưa trong tiệc rượu, sẽ phát động hoả công. Song đợi đến lúc cả tiệc rượu yên lặng, Mạnh Hoạch dẫn quân đánh vào, lại phát hiện những người say rượu ỏ đấy chỉ là quân Man của Mạnh Ưu mà thôi, chẳng có lấy một binh sĩ Thục Hán nào, mới phát hiện lại bị trúng kế rồi.
Mạnh Hoạch dẫn Mạnh Ưu bị say rượu ra ngoài, rồi phóng hoả đốt doanh trại, song lại bị đại quân Thục Hán mai phục bao vây trùng điệp, Mạnh Hoạch dẫn quân thân tín phá vòng vây, chạy đến vùng Lô Thủy, thấy một đội thuyền Man tộc Nam Trung ở bên bờ sông, lập tức lên thuyền chuẩn bị chạy trốn.
Song vừa mới lên thuyền bỗng phát hiện đó vốn là quân của Mã Đại cải trang, Mạnh Hoạch trong lúc hốt hoảng mất cả sức đề kháng, cuối cùng lại bị bắt sống.
Gia Cát Lượng nói với Mạnh Hoạch: “Lần này lập kế gian phi chính là ông! Nay đã tâm phục rồi chứ!”.
Mạnh Hoạch nói: “Là do em tôi là Mạnh Ưu tham rượu mà nhỡ việc, nếu không kế sách của tôi nhất định sẽ thành công”.
Gia Cát Lượng nghe thế cả cười, lại hạ lệnh phóng thích Mạnh Hoạch lần thứ ba.
6. Bốn lần bắt bốn lần thả:
Trận đánh ở Tây Nhĩ Hà.
Gia Cát Lượng sau khi phóng thích Mạnh Hoạch, bèn dẫn đại quân vượt qua sông Lô Thủy, đến thẳng bên sông Tây Nhĩ Hà, cách hai bờ nam bắc đóng trại bày trận, lại có cầu phao liên hệ trận địa quân Thục ở hai bờ sông.
Nhân viên thám mã của Mạnh Hoạch, phát hiện trong doanh trại Thục Hán ở bờ nam tựa hồ chẳng có quân lính. Mạnh Hoạch bèn tiến hành tập kích vào doanh trại của Thục Hán ở bờ nam, song chẳng ngờ chỉ thấy trong trại dẫu một tên lính cũng không có, chỉ có mấy trăm cỗ xe chất đầy lương thực, đồ binh khí bị vứt lại ngổn ngang. Song từ bờ nam nhìn sang trận địa bờ bắc, vẫn thấy cắm đầy vô số quân kỳ Thục Hán, có thể thấy đao kiếm dưới ánh nắng sáng lấp lánh.
“Đây nhất định lại là mưu kế của Gia Cát Lượng rồi!” Mạnh Hoạch nói với nhân viên tham mưu rằng: “Vứt bỏ lương thực xe cộ như thế, hiển nhiên nội bộ Thục Hán đã phát sinh biến động, Gia Cát Lượng đã nhất định rút quân đi rồi, để phòng bị chúng ta truy đuổi, cố ý bố trí doanh trại chỉnh tề ở bờ bắc, ấy là nghi binh mà thôi!”.
Song Mạnh Hoạch vẫn sợ, không dám liều lĩnh tiến đánh doanh trại quân Thục ở bờ bắc.
Ba ngày sau, cờ xí của quân Thục ở bờ bắc thấy đã rối loạn, đao kiếm vẫn phô bày cũng chẳng thấy nữa. “Thấy chưa! Đã rút cả rồi! Đuổi mau, một người cũng chẳng để họ chạy thoát”.
Mạnh Hoạch quyết tâm vượt sông Tây Nhĩ Hà nhằm hướng bắc truy kích. Song đang đêm khí trời khá lạnh, gió cát rất lớn, quân Mạnh Hoạch vượt sang bờ bắc, đành phải tạm thời đến trú ở trong doanh trại cũ của quân Thục để tránh gió lạnh.
Lúc đêm khuya đột nhiên trận địa bốc lửa, lại thêm gió lớn, mau chóng thành ra biển lửa, quân lính Mạnh Hoạch lập tức hỗn loạn cả, chạy lủi tứ tung. Song phía ngoài trận địa đã hoàn toàn bị quân Thục bao vây, Mạnh Hoạch dẫn hơn 10 người thân tín, hoảng hốt tháo chạy.
Đến khi trời sáng, Mạnh Hoạch thấy ở rừng cây phía trước có một đội quân, nhìn kỹ một chút, cuối cùng thấy là quân của Gia Cát Lượng.
Lại thấy Gia Cát Lượng đang ngồi trên xe, cười lớn mà rằng: “Chẳng cần phải chạy nữa, làm sao còn chưa quyết chiến đã vội chạy đi rồi?”.
Mạnh Hoạch ngoái đầu lại, chủ động đánh vào đội quân của Gia Cát Lượng, chẳng ngờ còn chưa đến trước xe, đã nghe ầm một tiếng rơi xuống hố cát mà Gia Cát Lượng đã bố trí, bị quân của Ngụy Diên bắt sống.
Gia Cát Lượng hỏi Mạnh Hoạch rằng: “Lần này ông đã thành tâm qui phục mà đầu hàng chưa?”
Mạnh Hoạch lớn tiếng nói: “Dứt khoát không thể đầu hàng, tôi bị ông dùng trá thuật lừa dối, làm sao có thể đầu hàng được? Ông có thể cứ giết tôi đi! Nếu không giết tôi, tôi nhất định sẽ dẫn quân đến quyết chiến đường đường chính chính với ông, cũng chẳng bị ông lừa dối nữa”.
“Hay lắm! Hãy cứ như vậy!”
Gia Cát Lượng lần thứ tư lại phóng thích Mạnh Hoạch vô điều kiện.
Mạnh Hoạch như trong ghi chép của dã sử ở đây, không thấy được những kết cục trước đó giống như một đứa trẻ nghịch ngợm bị tóm gọn, lại giống như một trò đùa, chẳng giống chút nào với một nhân vật lãnh đạo tập đoàn Nam Man hùng mạnh về tiềm lực.
Mạnh Hoạch sau này được đề bạt thành đại quan trong triều đình Thục Hán, hơn nữa còn những biểu hiện phi thường kiệt xuất, phải không khiếm khuyết khí chất như thế mới đúng.
7. Năm lần bắt năm lần thả:
Trận đánh ở Ngốc Long.
Sau trận đánh ở Tây Nhĩ Hà, Mạnh Hoạch dẫn quân tàn dư rút về phía nam, Gia Cát Lượng cũng phải vào sâu phía nam vùng Nam Trung. Mạnh Hoạch lần này đến cầu cứu Đoá Tư Đại Vương là động chủ ở động Ngốc Long.
Trong bản đồ chỉ vẽ bình Man của Lã Khơi từng chia ở vùng Nam Trung, có nơi ở động, đấy là nơi thiên nhiên hiểm trở. Không những thế núi hiểm yếu, mà lam sơn chướng khí tràn khắp vùng núi non, ở trong vùng nham thạch thường phun ra lưu hoàng, người đương thời gọi là suối độc.
Quân tiên phong của Thục Hán do Vương Bình chỉ huy, nhằm hướng nam tấn công, bởi chịu tác động của chướng khí đã tổn thương rất nghiêm trọng. Lại thêm khí trời nóng nực, binh sĩ thấy suối nước đều tranh thủ múc uống, lại bởi nước suối có hàm chứa lưu hoàng rất lớn, nhiều người bị trúng độc, Vương Bình chẳng thể chỉ huy, đành cầu cứu Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng lập tức hạ lệnh trọng thưởng nếu tìm ra được người hướng đạo, cuối cùng may mắn gặp được ẩn sĩ ở đây dẫn đường, chẳng những tìm được nước suối có thể uống được, lại tìm được con đường nhỏ tránh được luồng chướng khí, khiến quân Thục thuận lợi vượt qua vùng suối độc, tiến sâu vào vùng phía nam Tây Nhĩ Hà, tiếp cận với động Ngốc Long.
Dưới đây lại kể về Đoá Tư Đại Vương, ông ta cho rằng đường xá địa thế hiểm yếu, quân Thục dứt khoát không đến được, chẳng ngờ quân Thục đã dễ dàng tràn đến Ngốc Long từ bao giờ.
Quân Thục Hán thanh thế rất lớn, không ít thủ lĩnh bộ lạc không đánh mà hàng. Đoá Tư Đại Vương rất kinh hãi, đành phải cậy hiểm cố thủ, lại nhằm các thủ lĩnh xung quanh xin cứu viện.
Không lâu, Dương Phong là động chủ động Ngân Trị cai quản 21 động phía tây, dẫn năm người con của ông ta và ba vạn quân Man đến trợ chiến. Mạnh Hoạch và Đoá Tư Đại Vương rất vui mừng, hai bên lập tức bày ra kế hoạch tỉ mỉ đối phó lại quân Thục.
Người con trai của Dương Phong nói: “Binh sĩ của chúng tôi đều là dũng tướng địch nổi nghìn người, chỉ cần chúng tôi đối phó với quân Thục cũng đủ”.
Mạnh Hoạch và Đoá Tư Đại Vương lập tức bầy tiệc rượu chiêu đãi, Dương Phong chọn ở trong quân 10 người mỹ nữ ra múa hát chúc mừng, hai bên đều rất cao hứng; Đoá Tư Đại Vương cũng hạ lệnh tạm thời giải trừ quân thị vệ cảnh giới, để tất cả đều có thể cùng vui.
Giữa lúc mọi người đang say sưa chúc rượu, 10 cô gái đang nhảy múa bỗng rút dao nhọn, xông thẳng đến chỗ Đoá Tư Đại Vương và Mạnh Hoạch, cùng áp chế hai vị Man Vương. Năm người con của Dương Phong còn nhanh hơn, mau chóng chế ngự các tướng lĩnh quân Man đang dự tiệc.
Vốn là Dương Phong và mấy người con của ông, sớm đã tiếp thu sự chiêu hàng của Gia Cát Lượng, trong số 3 vạn quân mang đến, cũng có rất nhiều quân Thục Hán. Bởi thế điều kiện địa hình hiểm yếu của động Ngốc Long hoàn toàn chẳng thể phát huy, Mạnh Hoạch và Đoá Tư Đại Vương không kịp kháng cự, đều thành tù binh của quân Thục.
Gia Cát Lượng sau khi động viên và ban thưởng cho cha con Dương Phong, lại thẩm vấn Mạnh Hoạch. Mạnh Ưu và Đoá Tư Đại Vương ngay trước doanh trại.
“Lần này các ông đã tâm phục rồi chứ?”.
“Là do chúng tôi tự mình phản lẫn nhau, căn bản chẳng phải do lực lượng của các ông, chúng tôi sao có thể tâm phục khẩu phục được!”.
Thế rồi Gia Cát Lượng lần thứ năm lại phóng thích Mạnh Hoạch.
8. Sáu lần bắt sáu lần thả:
Trận đánh với Hoả Nữ Vương.
Mạnh Hoạch sau khi thua trận ở động Ngốc Long, quyết tâm bố phòng ở căn cứ địa Ngân Khanh, lại tập kết quân lực các bộ tộc vùng Nam Trung để quyết một trận sinh tử với Gia Cát Lượng.
Ngân Khanh Sơn bởi có mỏ bạc mà thành tên, là trung tâm chính trị kinh tế ở vùng Nam Trung, như hiện nay là vùng giữa Quí Châu và Quảng Tây, cũng là mục tiêu chủ yếu nam chinh lần này của Gia Cát Lượng; do người vợ của Mạnh Hoạch là Chúc Dung Thị và gia tộc trụ giữ.
Đương khi Gia Cát Lượng hạ lệnh nam chinh, bộ tộc Chúc Dung công khai tuyên bố sẽ huy động lực lượng của họ, triệt để đánh bại quân Thục Hán.
Bộ tộc Chúc Dung có sở trường về thuật phi đao, sức sát thương rất mạnh, sức tác chiến trong Man tộc rất hiệu quả. Tương truyền họ Chúc Dung là hậu duệ của thần lửa, có rất. nhiều bí thuật về đánh hoả công, họ lại thường mặc chiến bào sắc đỏ, hung hãn và dũng mãnh, khiến người các tộc khác mới nghe danh đã tái mặt rồi.
Mạnh Hoạch sau khi rút về Ngân Khanh Sơn, lập tức triệu lập bốn động chủ thân thuộc với họ Chúc Dung cùng bàn bạc kế hoạch tác chiến trước quân nam chinh Thục Hán. Chúc Dung Thị mạnh mẽ nói: “Muốn đánh bại được đại quán Thục Hán, biện pháp hữu hiệu là trực tiếp trừ khử Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng chết rồi, đạo quân nam chinh sẽ tan vỡ cả”.
“Dùng biện pháp gì giết Gia Cát Lượng nhỉ?”.
“Biện pháp tốt nhất là dẫn họ đến địa điểm quyết chiến, phải lợi dụng điều kiện địa lợi. Phía bắc Ngân Khanh Sơn ba mặt là sông, có một bình nguyên là nơi hiểm yếu ở giữa ba con sông lớn, đây là bình nguyên hình túi, nếu dẫn được quân Thục vào đấy, lại chẹn ở Tam Hà Khẩu. Gia Cát Lượng sẽ thành ra cua ở trong giỏ”.
Lúc này lại truyền đến tin động chủ động Bát Nạp ở phía tây nam là Mộc Lộc Đại Vương cũng dẫn quân đến giúp; “Thuần Thú Sư” - người dạy thú nổi danh - là biệt hiệu của ông ta, quân của ông ta rất đặc biệt, gồm có những động vật hung hãn như hổ, sư tử, voi, tác chiến ở bình địa, sức phá hoại rất đáng sợ.
Mạnh Hoạch được sự viện trợ này, rất đỗi tin tưởng quyết định một trận quyết chiến nảy lửa với Gia Cát Lượng.
Ông ta đến vùng Ngân Khanh Sơn, nơi tụ hội của ba con sông Lô Thủy, Cam Nam Thủy, Tây Thành Thủy để xây dựng thành lũy phòng ngự, và Đoá Tư Đại Vương phụ trách phòng thủ, Mộc Lộc Đại Vương thì đóng trại ở vùng bình nguyên gần đó, đợi thời cơ sẽ tập kích đại quân Thục Hán kéo đến đấy.
Đoá Tư Đại Vương cho mai phục ở trong thành nhiều tay cung nỏ, mỗi cây nỏ có thể cùng một lúc bắn ra 10 mũi tên, đầu mũi tên đểu có tẩm thuốc rất độc, chỉ cần sước da lập tức sẽ thấm vào lục phủ ngũ tạng, chẳng thể thoát chết được.
Nhận được tin tình báo ở tiền tuyến, Gia Cát Lượng phán đoán đây sẽ là một trận đánh ác liệt, bởi thế ông phái Triệu Vân và Ngụy Diên thủ vai chính ở trận này.
Song trước thế đánh bằng tên độc của Đoá Tư Đại Vương, quân Thục Hán trong trận đánh thứ nhất và thứ hai đều tổn thất nghiêm trọng, Triệu Vân đành tuyên bố tạm thời rút quân để xin ý kiến Gia Cát Lượng rồi mới định đoạt.
Gia Cát Lượng hạ lệnh xây dựng công sự phòng ngự, song Đoá Tư Đại Vương lại đánh bằng tên buộc lửa, quân Thục đành phải rút thêm 10 dặm nữa.
Gia Cát Lượng phải hạ lệnh tạm thời nghỉ đánh, sưu tập thêm tình hình địa điểm ở đấy, lại định ra sách lược tiến công mới cho trận này.
Trong thời gian nghỉ đánh, vùng Tam Hà Khẩu đột nhiên nổi gió lớn, trong 2, 3 ngày gió cát mù mịt, ngoài cự li mười thước không nhìn rõ đường. Gia Cát Lượng bỗng nghĩ ra một kế, ông lệnh cho 20 vạn quân Thục Hán, đều phải mặc những áo chứa đất trông giống như là những túi đất di động. Lợi dụng lúc chiều tối gió đang thổi mạnh để tiếp cận thành lũy phòng ngự ỏ Tam Giang.
Đoá Tư Đại Vương tuy đã hạ lệnh bắn tên độc, song gió cản mạnh, cung nỏ bắn không chuẩn, quân Thục Hán đánh đến dưới thành, xếp các túi đất thành đống cao, rất mau chóng tạo thành một quả núi nhỏ cao ngang mặt thành. Quân Thục mau chóng từ núi nhỏ nhảy qua tường vào trong thành.
Bởi binh lực rất chênh lệch, quân phòng ngự cua Đoá Tư Đại Vương nhanh chóng bị tiêu diệt, Đoá Tư Đại Vương cũng chết trong đám loạn quân. Mạnh Hoạch ở doanh trại Ngân Khanh Sơn, biết tin thua trận ở Tam Giang rất đỗi kinh hoàng, hạ lệnh cho Chúc Dung Thị và Mộc Lộc Đại Vương, tiến vào vùng Tam Giang chuẩn bị giao chiến.
Quân của Trương Nghi và Mã Trung vừa mới vào vùng bình nguyên, lập tức gặp phải tập kích của Chúc Dung phu nhân, tuy Mã Khởi trong bản đồ chỉ vẽ bình Man đã giải thích tường tận phương pháp tác chiến của Chúc Dung Thị, song lần đầu đối mặt với phi đao và hoả tiễn tấn công, Trương Nghi và Mã Trung bị đánh đại bại, Trương Nghi lại bị bắt tại trận.
Nghe tin quân Thục đại bại, Triệu Vân và Ngụy Diên đến tiếp ứng đều giật mình, hai vị lão tướng này đã trải trăm trận đánh, bèn cùng nhau nghiên cứu kế sách tác chiến đối phó với Chúc Dung phu nhân.
Hôm sau Triệu Vân đến trước trại khiêu chiến, đương khi Chúc Dung phu nhân phát động tấn công, Triệu Vân tức thì hạ lệnh triệt thóa, Chúc Dung phu nhân thừa thắng đuổi theo. Song Ngụy Diên lại từ một con đường khác xông ra khiêu chiến Chúc Dung Thị, hai bên mới giao chiến, Ngụy Diên lại rút chạy, Chúc Dung Thị đang cao hứng hăng hái truy đuổi. Theo thẳng đến chân núi, Nguỵ Diên đột nhiên quay lại nghênh chiến, Chúc Dung Thị lấy phi đao ném vào Ngụy Diên, song Ngụy Diên huơ đao gạt đi, Chúc Dung Thị mải đánh chẳng ngờ Triệu Vân đột nhiên từ mé bên tiến tới, quân Man lập tức bị rối loạn, Chúc Dung phu nhân rất hoảng loạn, cuối cùng bị Triệu Vân bắt được.
Mạnh Hoạch sau khi được tin Chúc Dung Thị thất bại tái mặt kinh hãi, lập tức lệnh cho Mộc Lộc Đại Vương huy động đại quân dã thú ra trận phản kích lại. Bởi Triệu Vân và Ngụy Diên chưa từng thấy một đạo quân như thế, không dám ứng chiến, phải vội vã rút về đại bản doanh chịu tội trước Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng lại phải đăm chiêu suy nghĩ, trải qua mấy ngày chuẩn bị cuối cùng ông ta cũng nghĩ được cách đối phó với đội quân dã thú.
Gia Cát Lượng lệnh cho tất cả quân lính đều mang theo một bó cỏ khô, đương khi đội quân dã thú của Mộc Lộc Đại Vương xông đến, quân Thục đốt các bó cỏ, lấy lửa khói để phản kích dã thú. Dã thú thấy lửa khói lập tức rơi vào hỗn loạn, Triệu Vân và Ngụy Diên thừa thế đuổi đánh, Mộc Lộc Đại Vương cũng chết trong đám loạn quân.
Gia Cát Lượng đang ở đại bản doanh, đột nhiên được tin báo, có thủ lĩnh Man tộc, áp giải anh em Mạnh Hoạch đến xin đầu hàng. Gia Cát Lượng hạ lệnh mở cửa chính doanh trại đón đội ngũ đầu hàng đang kéo đến.
Đương khi các thủ lĩnh bộ lạc ép giải anh em Mạnh Hoạch, Mạnh Ưu bị trói chặt vào cửa trại, Quan Sách phụ trách phòng vệ lệnh cho đóng cửa trại, lại sai những thị vệ xung quanh đột kích bắt hết những người đến đầu hàng và anh em Mạnh Hoạch.
Gia Cát Lượng lệnh cho khám người, quả nhiên trong những người đầu hàng và anh em Mạnh Hoạch đều giàu sẵn dao ngắn, dự định giả vờ đầu hàng để vào đưực doanh trại sẽ trực tiếp nhảy vào giết Gia Cát Lượng, chẳng ngờ lại bị khám phá, toàn bộ trở thành tù binh.
Gia Cát Lượng hỏi rằng: “Lần này cuối cùng đã tâm phục rồi chứ!”
Mạnh Hoạch đáp: “Là do tôi tự mình chủ động đến để ông bắt được, chẳng phải là bản lĩnh của ông, đương nhiên vẫn chẳng thể phục tùng”.
Từ ghi chép này thấy rằng, Mạnh Hoạch đơn giản chỉ là một đại vương bù nhìn, đâu có giống như khí chất sau này của một đại quan triều đình Thục Hán.
Gia Cát Lượng lại phóng thích vô điều kiện cho Mạnh Hoạch.
9. Bảy lần bắt bảy lần thả:
Trận đánh ở khe Bàn Sà.
Mạnh Hoạch, Mạnh Ưu và Chúc Dung phu nhân dẫn tàn quân nhằm hướng nước Ô Qua ở phía đông nam Ngân Khanh Sơn mà rút lui, lại xin tù trưởng nước Ô Qua là Ngột Đột chi viện.
Ngột Đột Cốt lệnh cho đội quân nước Ô Qua, xây dựng công sự phòng ngự ở Hà Cốc gần Đào Hoa Thủy, làm trận địa đề kháng cuối cùng.
Cứ theo ghi chép trong bản đồ chỉ vẽ bình Man của Lã Khởi, “quân đội nước Ô Qua, mặc áo giáp bằng mây đan, áo giáp mây này được tẩm dầu, có trọng lượng rất nhẹ, song đao kiếm không đâm qua được, uy lực tác chiến rất đáng sợ”.
Gia Cát Lượng cho Ngụy Diên từ chính diện đánh vào doanh trại quân Man.
Đột Ngột Cốt lập tức triển khai phản kích, quân Thục đại bại, Ngụy Diên lệnh cho toàn quân rút chạy về Đào Hoa Thủy ở phía bắc, nơi đó gọi là khe Bàn Sà.
Ngột Đột Cốt dẫn quân giáp mây mãnh liệt đuổi theo phía sau, đương khi họ mới vào trong khe núi, cửa phía sau bỗng bị lấp kín bởi rất nhiều cây gỗ, đá hộc, phía trước khe núi lại có nhiều cành cây bốc cháy dữ dội, giáp mây tẩm dầu gặp lửa lập tức bốc cháy, cả vùng mau chóng thành ra một biển lửa, toàn bộ quân giáp mây không biết bao nhiêu mà kể của Ngột Đột Cốt đều bị thiêu chết trong khe Bàn Sà.
Mạnh Hoạch nghe nói Ngột Đột Cốt đuổi theo Ngụy Diên vào khe núi, trong lòng rất nghi ngại cũng lập tức mở cửa trại dẫn quân đến tiếp ứng, chẳng ngờ lại gặp phải chính quân Gia Cát Lượng. Bởi có Mã Đại và Quan Sách hộ vệ, quân Mạnh Hoạch hiển nhiên chẳng phải là đối thủ, Mạnh Hoạch lại phải rút về doanh trại gần Đào Hoa Thủy, chẳng ngờ doanh trại sớm bị quân của Vương Bình và Trương Dực chiềm mất, Mạnh Hoạch và Chúc Dung phu nhân rất kinh hãi, muốn phá vây mà ra lại bị Mã Đại xông đên bắt sống.
Gia Cát Lượng lại hạ lệnh phóng thích Mạnh Hoạch, Mạnh Hoạch cảm động quì xuống nói rằng: “Người Nam tâm phục rồi, từ nay về sau, dứt khoát không có bụng làm phản nữa!”.
Bảy lần bắt bảy lần thả, khi bắt Mạnh Hoạch phải tâm phục khẩu phục, đã là đầu mùa thu năm Kiên Hùng thứ 3.
10. Khiếm khuyết trong việc bảy lần bắt bảy lần thả.
Những tình tiết dã sử và tiểu thuyết ở trên, tuy khá tường tận, lại cũng rất không hợp lý. Mấy trận đánh lúc đầu tổn thất của hai bên rất ít. Gia Cát Lượng không thấy được là đủ, lại phát động năm lần bảy lượt giao chiến tạo thành thương vong nghiêm trọng về binh mã cả hai bên. Về mặt chính trị mà nói, tạo ra thù hận càng nhiều, lại càng bất lợi mới đúng. Mấy trận đánh sau này, từ góc độ gì mà xem cũng đều không cần thiết. Lại nữa Đóa Tư Đại Vương, Mộc Lộc Đại Vương, Chúc Dung phu nhân, Ngột Đột Cốt, những nhân vật này được tạo ra hiển nhiên được tiểu thuyết hoá, chẳng những có chỗ tô vẽ, tên người, tên đất, đều cực kỳ quái dị, về ghi chép cũng thiếu tính cẩn thận và tính hợp lý của sự thực lịch sử.
Bản đồ chỉ vẽ bình Man của Lã Khởi tuy có thấy lịch sử ghi chép, song nội dung thực tế cũng đã sai lệch với nhau. Trong tiểu thuyết có nói đến “bản đồ chỉ vẽ”, hiển nhiên có những chỗ khiên cưỡng.
Sự xuất hiện của nhân vật, lại mâu thuẫn với sự thực lịch sử, Triệu Vân, Nguỵ Diên nắm quân chủ lực của Thục Hán, phải bố trí ở phương bắc và phương đông để đối phó với Tào Ngụy và Đông Ngô hùng mạnh mới đúng, sắp xếp họ thành những vai chính trong chiến dịch bình Nam, hiển nhiên là hư cấu của nhà viết tiếu thuyết vậy.
Những anh hùng thực sự trong chiến dịch bình nam như Mã Trung, Lý Khôi và sau này là Trương Nghi lại thành ra vai phụ không nổi trội.
Đối chiếu ghi chép lịch sử và tình tiết tiểu thuyết, đoạn miêu tả bảy lần bắt bảy lần tha, đích xác là khó tin theo hoàn toàn.
 
Lời bình của Trần Văn
“Tam quốc diễn nghĩa” tuy già nửa là sự tô vẽ phi lịch sử, song La Quán Trung với ngọn bút tài hoa đã miêu tả như một nhà chính trị, quân sự, triết học và mưu lược học, đích xác đã khiến người ta phải cảm động, trách chi trong sự nghiên cứu của những nhà Tam quốc học, có không ít đối chiếu với “Tam quốc diễn nghĩa”.
Câu chuyện bảy lần bắt Mạnh Hoạch ở đây, đích xác có không ít cách nghĩ chủ quan của nhà tiểu thuyết, rất nhiều tinh tiết cũng là những sáng tác khiên cưỡng của dã sử. Song Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết về kỹ xảo vận dụng thao lược tựa hồ đã nắm được không ít tinh tuý của binh pháp học.
Thiên “Công quyềntrong “Úy Lạo Tử” có viết:
“Đánh không tất thắng chẳng thể dễ nói là biết đánh, chẳng có quyết tâm ắt phá được địch, chẳng thể dễ nói là công kích; nếu thuộc hạ mất đi lòng tin với lãnh đạo thì thưởng phạt gì cũng đều không có tác dụng, mọi người đã qui tụ thì không dễ tan; đã dẫn quân đi sẽ chẳng về không vậy.
Phải đón đợi thời cơ, tiến đánh như cứu kẻ chết đuối, nếu thấy nơi quá hiểm trở thì không đánh: gặp khiêu chiến phải cẩn thận, nếu nóng nảy sẽ khó thu được thắnq lợi”.
Bảy lần bắt bảy lần tha tuy khó tránh khỏi có chỗ khoa trương tô vẽ, song sự chuẩn bị chu đáo về chiến thuật của Gia Cát Lượng, tất cả đều dự liệu trước so với Mạnh Hoạch, khiến ông ta đối mặt với thiên thời, địa lợi không thuận lợi, thậm chí khó khăn trùng trùng, vẫn có thể liên tục giành được thắng lợi, nguyên nhân chủ yếu chính là ở đấy; khi chỉ huy tác chiến, tối ky là do dự không quyết, sau khi hạ quyết tâm, phải dốc toàn lực thực hiện. Bởi thế khi truy tìm kẻ địch chẳng thể không xem như tìm kiếm trẻ lạc; khi đánh kẻ địch phải xem như vội vàng cứu người chết đuối vậy.
Đại quân ỷ lại vào địa hình hiểm yếu, thì ý chí chiến đấu không tập trung; quân đội không chặt đứt được sự khiêu chiến của kẻ địch, ắt sẽ thiếu đi niềm tin quyết thắng; nếu quân lính chỉ dựa vào dũng mãnh mà không hiểu mưu lược nhất định sẽ thất bại.
Điều cần nói rõ ở đây, Gia Cát Lượng sở dĩ có thể nắm chắc được bảy lần bắt bảy lần tha, cũủng như Mạnh Hoạch tuy có điều kiện địa lợi rất tốt vẫn liên tiếp thất bại, nguyên nhân chủ yếu chính là như thế.