Chương 4

    
ừ trường trở về, tôi ra khỏi nhà cô chú và đi bộ về phía bến cảng. Tôi hoàn toàn không nhớ mình định đi đâu và định làm gì nữa. Ở vùng đất phía đông ăn vào vịnh Maizuru, có một bến cảng rất hiu quạnh tên là Cảng Đông Maizuru, nơi có một vài con thuyền đánh cá nhỏ thường xuyên xếp hàng thả neo ở đó. Con đê chắn sóng bẩn thỉu nằm uốn khúc, tiếng kêu của những loài chim biển hòa lẫn trong âm thanh của những chiếc xuồng máy. Tôi ngồi tựa lưng vào con đê, ngắm nhìn cảnh vật trên bến cảng hồi lâu. Cái thằng tôi khi ấy nhìn ra biển và thấy, chao ôi, vùng biển này sao quạnh quẽ thế, rồi nghĩ rằng kiểu gì mình cũng phải quay trở về Osaka thôi. Nhìn lên bầu trời, tôi cảm thấy trời tối tăm, thấy nhớ bố mẹ quá. Và khi ấy, tôi ôm ấp ý nghĩ làm thế nào đó để tìm cách trở về Osaka. Con người thật là lạ, có những khi chúng ta lại nhớ như in những sự việc chẳng đâu vào đâu ở mãi cái thời xa xưa. Và tôi vẫn nhớ, khi ấy, có một người con gái đầu trùm kín khăn, đi xe đạp và đèo đằng sau một cậu bé đang khóc thút thít, phóng vụt qua phía sau lưng tôi. Ánh mắt tôi đã thoáng chạm ánh mắt cậu bé đang khóc kia. Và cho đến giờ, tôi vẫn nhớ như in đôi mắt đẫm nước mắt của cậu bé đó. Tiếng khóc đi xa dần. Ngay lúc ấy, tôi khẽ đặt tay xuống con đê, ngoảnh mặt nhìn ra phía bến cảng và trông thấy Seo Yukako trong bộ đồng phục học sinh kiểu lính thủy đang từ từ đi về phía mình. Nàng cứ thế chậm rãi đi từng bước một với vẻ mặt như thể đang mải nghĩ ngợi điều gì đó, suýt nữa thì đâm sầm vào tôi. Thấy tôi, nàng kinh ngạc và đứng lại. Ánh mắt nàng chằm chằm nhìn tôi dữ tợn trong khi tôi đang hết sức bối rối vì sự gặp gỡ bất ngờ này. Tuy học cùng lớp, nhưng hai chúng tôi chưa bao giờ mở miệng nói với nhau một câu. Nàng hỏi rằng tôi đang làm gì ở chốn này. Tôi lúng búng đáp lại nàng bằng một câu nói gì đó. Rồi nàng trầm ngâm một hồi, và đề nghị tôi cùng lên thuyền với nàng. Tôi hỏi nàng lên thuyền để đi đâu, nàng bảo hai đứa sẽ đi một vòng quanh vịnh rồi về ngay. Đoạn, nàng hướng mắt nhìn ra chiếc thuyền đang thả neo. Nàng lẩm bẩm: “Có khi anh ta sẽ không cho lên thuyền nếu biết mình đi cùng một người nữa cũng nên”, rồi đi ra chỗ chiếc thuyền đánh cá đang neo đậu. Tôi vừa thầm nghĩ nhất định là nàng không hề muốn lên thuyền đâu, vừa đi theo sau nàng. Tôi hơi chần chừ với một linh cảm rằng sẽ có chuyện gì đó rắc rối xảy ra, nhưng lại thấy tiếc nếu chia tay nàng lúc này, nên tiếp tục đi cùng nàng bên cạnh những cơn gió từ biển thổi vào. Một người thanh niên đang đứng trên con thuyền có tên Osugimaru. Anh ta nhìn Seo Yukako rồi cười, nhưng rồi ánh mắt anh ta lại trở nên gớm ghiếc khi nhận thấy có thêm tôi đi đằng sau. Tóc anh ta cắt ngắn, gần như cạo trọc, nên ban đầu, tôi nghĩ đó là một anh học sinh cấp ba, nhưng rồi nhìn kỹ thì đó có vẻ như là một thanh niên cỡ hai mươi hai, hai mươi ba tuổi gì đó. Yukako đứng trên cầu tàu, nhìn lên phía người thanh niên đó và giới thiệu về tôi rằng, đây là cậu bạn cùng lớp mới chuyển trường từ Osaka đến đây, và muốn được anh cho chúng tôi đi thuyền nên tôi đã dẫn lên chiếc thuyền này. Anh thanh niên nhìn tôi một cách soi mói, khẽ gật đầu rồi vào bên trong khoang nhỏ của chiếc thuyền, nổ máy và giục chúng tôi mau lên thuyền. Ngay sau khi thuyền vừa tách ra khỏi cầu tàu, anh ta đã hỏi tôi bằng một giọng rất to rằng tôi có biết bơi hay không? Tôi đáp lại rằng mình có biết bơi một chút xíu, tức thì anh ta ra khỏi khoang thuyền, xông tới túm lấy cổ áo tôi, rồi ném tôi xuống biển. Khi nổi được lên mặt nước, nhìn ra phía thuyền, tôi thấy Yukako lao theo tôi, và cứ thế mặc nguyên bộ đồng phục mà nhảy ùm xuống biển. Gã kia hét lên điều gì đó nhưng chúng tôi vẫn cố hết sức bình sinh mà bơi đến chỗ cầu tàu. Tôi leo lên cầu tàu, rồi kéo Yukako lên, chạy thục mạng trong khi toàn thân ướt như chuột lột. Chạy được một đoạn, chúng tôi đứng lại. Chúng tôi đã lo sợ rằng gã đó sẽ đuổi kịp chúng tôi. Thế nhưng, chiếc thuyền cứ thế thẳng tiến, không có dấu hiệu gì cho thấy nó sẽ quay đầu lại. Có vẻ như giày của cả hai đứa đã tuột mất trong khi đang bơi, nên cả tôi và Yukako đều chỉ đi với đôi tất ướt sũng nước biển và chảy tong tỏng. Yukako gọi tôi đứng lại, rồi chạy đến nắm lấy tay tôi và liên tục nói: “Tớ xin lỗi cậu, xin lỗi cậu nhé”. Rồi, chợt, nàng cười lớn. Điệu cười của nàng thật kỳ quặc, đến nỗi, tôi cứ thế đứng ngây ra nhìn nàng. Toàn thân ướt sũng, tay nàng nắm lấy tay tôi và cứ thế, nàng gập người cười rũ rượi. Sau một hồi cười ngặt nghẽo, nàng rủ tôi về nhà nàng. Biển Maizuru vào tháng Mười một rất lạnh, người tôi dần lạnh cóng, run lập cập. Nàng nói tôi hãy về nhà nàng thay tạm bộ quần áo của anh trai nàng cho đỡ lạnh. Chúng tôi vội vã đi từ bến cảng vào trong thành phố để về nhà Yukako trong cái nhìn chăm chăm của những người đi đường.
Nhà Yukako ở vùng ngoại ô, bên cạnh nhà máy cá khô, cách nhà cô chú tôi khá xa. Tuy bảo đấy là nhà máy cá khô, nhưng đó chỉ là một tòa nhà được ghép bằng những tấm ván gỗ với mái nhà lợp bằng ngói đen. Đến nơi đó, người ta sẽ cảm nhận được mùi tanh nồng nặc bốc lên mũi, và sẽ thấy cả những con chó hoang cứ lởn vởn xung quanh những chiếc hộp gỗ được xếp chồng lên nhau. Ngôi nhà hai tầng nhỏ bé treo biển cửa hàng bán thuốc lá là nhà của Yukako. Mẹ Yukako đang ngồi trước hiên nhà. Thấy chúng tôi, bà kêu lên kinh ngạc. Yukako nói rằng chúng tôi chơi ở cầu tàu và bị rơi xuống biển, rồi nàng nhờ mẹ lấy giúp tôi một bộ quần áo của anh trai nàng. Trong khi Yukako lên tầng hai để thay quần áo, tôi vào trong căn phòng nhỏ tiếp giáp với phòng bếp, cởi bộ quần áo và đôi tất ướt sũng nước lau người, rồi mặc bộ quần áo con trai được may bằng chất vải naptalin mà mẹ Yukako đưa cho. Anh trai của Yukako vừa tốt nghiệp trường cấp ba địa phương vào năm đó, hiện đang làm việc tại một công ty ô tô ở Osaka. Được biết nhà nàng chỉ có mỗi hai anh em, nhưng tôi chưa hề một lần gặp mặt anh trai nàng. Thay xong quần áo, nghe tiếng Yukako gọi từ trên tầng hai, tôi leo lên gác. Yukako mặc chiếc áo len màu đỏ, vừa dùng khăn bông lau khô tóc vừa bảo rằng, hai đứa phải sưởi ấm kẻo lạnh thì gay. Đoạn nàng để lò sưởi điện ra chính giữa phòng. Mẹ nàng pha trà cho hai đứa, và chúng tôi ngồi ở hai bên chiếc lò đang tỏa nhiệt đỏ rực, im lặng uống trà hồi lâu. Trên bàn của Yukako, có một chiếc đèn bàn, một cái hộp gỗ, lại còn thêm một con búp bê bằng gốm. Cho đến giờ, đôi lúc tôi vẫn nhớ về căn phòng với cách bày biện rất nữ tính ấy. Vẻ ngây thơ, thùy mị, khác hẳn với những lời đồn đại vây quanh nàng phảng phất đâu đó trong căn phòng chừng mười mét vuông này. Và từ mái tóc đen óng mượt ướt sũng nước biển vắt ngang vai, từ đôi má đang ửng hồng lên bởi hơi nóng của lò sưởi nơi nàng, người ta thấy toát lên sự mê hoặc kèm theo một cái gì đó hết sức bí ẩn. Trong mắt tôi hiện lên hình ảnh một người con gái trưởng thành đang vừa hong khô mái tóc ướt mới gội vừa trầm tư nghĩ ngợi. Không, những hình ảnh tôi đã hình dung về nàng khi ấy khác cơ. Nói đúng ra, tôi vừa viết lá thư này cho em vừa vẽ lại trong tim hình ảnh ngày ấy của Seo Yukako và mới chợt hình dung ra như vậy. Tôi hỏi: “Sao cậu lại nhảy xuống biển vậy?”. Nàng cười tinh nghịch và nói rằng, bởi không muốn chỉ có một mình ở đó với hắn. Tôi hỏi vặn, sao không muốn ở đó với hắn mà lại lên thuyền của hắn làm gì? Nàng nhìn tôi với ánh mắt quyết liệt, rồi im lặng và lườm tôi. Rồi nàng bảo, nếu không đáp lại lời mời của hắn, thể nào cũng sẽ bị hắn bám riết. Đến bây giờ, đã rất nhiều lần hắn rình nàng trên đường đi học về và dai dẳng rủ rê nàng không biết bao nhiêu lần. Tôi kể với nàng những lời đồn đại tôi nghe được về nàng, và hỏi nàng rằng những tin đồn đó có phải sự thật hay không? Nàng trả lời rằng cũng có cái đúng, cái không đúng, rồi dặn thêm tôi đừng nói chuyện xảy ra ngày hôm nay với ai. Hơi ấm của chiếc lò sưởi nhỏ đã sưởi ấm vầng trán, gò má và hai lòng bàn tay của tôi, người tôi đã bớt run rẩy, và cũng dần cảm thấy dễ chịu hơn. Bao trùm lên đầu tôi là một ảo ảnh rằng tôi và Yukako như thể đôi bạn thân thiết từ thời ấu thơ vậy. Tôi hỏi vặn nàng với câu đại ý rằng, lý do khiến những lời đồn thổi đó vây quanh nàng là do nàng dễ dãi, và vẻ điệu đà của nàng đã vô tình khiến cánh con trai thích rủ rê nàng phải không? “Làm gì có chuyện đó”. Nàng gằn giọng, bặm môi, rồi lườm tôi một lúc lâu. Ánh mắt nàng có nét gì đó đượm buồn, càng làm nổi lên vẻ đẹp nơi nàng. Nhìn nàng khi ấy, tôi thấy vây quanh mình là nỗi cô đơn trống vắng mà bấy lâu nay tôi vẫn khó xua tan nổi. Vẻ bí ẩn kỳ lạ toát ra từ cô nàng thiếu nữ Seo Yukako sao thật giống với dáng vẻ của thành phố cảng hẻo lánh nằm bên bờ biển Nhật Bản này đến thế. Tôi đã tâm sự với nàng về việc tôi ghét cái thành phố Maizuru này đến thế nào. Hoàng hôn dần xuống, căn phòng trở nên tối hơn, chỉ còn thấy rõ ánh sáng điện đỏ của cuộn dây lò xo trong chiếc máy sưởi bay lơ lửng theo hình xoắn ốc. Khi viết những dòng này, cái hình ảnh khi ấy lại hiện về rõ nét trong tâm trí tôi như thể đó là câu chuyện của ngày hôm qua vậy. Tôi vẫn luôn cất giữ ký ức của thời khắc ấy trong lòng như một kỷ niệm quý giá vô cùng ngắn ngủi như trong một ảo ảnh, một giấc mơ nào đó. Sau này, khi lớn lên, đi làm, rồi cưới em làm vợ, tôi vẫn thường đắm mình trong khoảng ký ức ấy.
Nàng dang đôi tay áp vào má tôi, rồi với động tác khẽ khàng, khuôn mặt nàng chạm sát vào trán tôi. Rồi cứ thế, nàng nhìn thẳng vào mắt tôi và cười khúc khích. Đó hoàn toàn đâu phải là động tác của một thiếu nữ mười bốn tuổi. Sau phút ngỡ ngàng, tôi có cảm giác như bị nàng mê hoặc. Nàng ghé sát tai tôi mà thì thầm rằng, từ trước, nàng đã hơi thinh thích tôi, nhưng hôm nay, nàng đã thích tôi thật sự rồi đấy, rồi má nàng kề sát vào má tôi, môi nàng chạm dần vào môi tôi. Giờ đây nghĩ lại, có thể nói, ở độ tuổi mười bốn, những hành động không chút chần chừ trước mặt một cậu con trai ấy của nàng thể hiện cái nghiệp mà Seo Yukako mang. Tôi cũng không lý giải nổi từ cái nghiệp này có ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa nào không. Nhưng, cứ mỗi lần nghĩ về người con gái có tên Seo Yukako ấy, cái từ ấy lại hiện lên trong đầu tôi với những nỗi ám ảnh thích hợp nhất về nàng. Có tiếng chân ai đó đi lên cầu thang. Chúng tôi vội vàng rời nhau ra. Thì ra đó là bố của Yukako. Bác ấy vừa đi làm về và đi lên tầng hai. Hồi đó, bố Yukako vừa mở cửa hàng bán thuốc lá ở nhà vừa làm việc tại công ty chế biến thủy sản của thành phố. Yukako giới thiệu tôi với bố nàng, nói với ông rằng bố mẹ tôi đã mất, nên tôi được cô chú nhận làm con nuôi và đến sống ở đây. Lối nói của nàng nũng nịu, mang vẻ ngây thơ của một cô bé. Dấu vết của cô bé thiếu nữ khi khuôn mặt nàng kề sát mặt tôi và thì thầm những lời nói ngọt ngào đã mau chóng tiêu tan. Sau khi được nàng gói giúp bộ đồng phục và đôi tất ướt rượu vào miếng vải forshiki(4), tôi rời khỏi nhà nàng. Yukako tiễn tôi ra đến trước cổng nhà máy cá khô, rồi nói “Tạm biệt cậu” như thể chẳng có chuyện gì xảy ra vậy. Những dính dáng của tôi với Yukako ở Maizuru chỉ có một ngày hôm đó mà thôi. Mặc bộ quần áo rộng thùng thình, tay ôm bọc quần áo trở về nhà cô chú, tôi thấy bác tôi (anh trai của bố tôi, sống ở quận Ikuno, Osaka) đang ngồi đợi tôi ở đó. Có vẻ như bác đã bàn bạc với cô chú Ogata, nên bây giờ đến Maizuru để đón tôi về. Bác nói với tôi rằng: “Bác đã để cháu đến Maizuru là theo đề nghị thiết tha của cô chú Ogata, nhưng rốt cuộc thì bác vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc cháu. Xét về lâu dài, sống ở Osaka vẫn tốt cho cháu hơn. Gia đình bác cũng chẳng phải giàu có gì, nhưng chỉ cần cháu đồng ý, bác sẽ thay bố cháu nuôi dạy cháu nên người”. Bác tôi nói vậy, động viên tôi trở về Osaka. Mọi chuyện có vẻ như đã được quyết định mà chẳng cần câu trả lời của tôi. Được trở về Osaka, đối với tôi, đó thật sự là nỗi vui mừng. Nhưng, tôi thấy mình sẽ có lỗi với cô chú Ogata nếu như ngay lập tức nói lời đồng ý, nên đã xin phép cho tôi được suy nghĩ một lúc, và về phòng mình ở tầng hai. Đâu đó trên cơ thể tôi vẫn còn đọng lại hơi hướng khi nãy của Yukako, tôi lơ đãng dựa lưng vào tường với tâm trạng rói bời. Những lời nói của Yukako, rằng hôm nay nàng thật sự thấy thích tôi đã gây nên một sự xáo trộn mạnh mẽ trong trái tim tôi, cái thằng lúc nào cũng ôm ấp ý nghĩ sẽ trở về Osaka này. Tôi mới chỉ là một cậu bé mười bốn tuổi, nhưng cô chú Ogata đã dự trù trước cho tương lai của tôi. Cuối cùng, tôi cũng nghĩ rằng mình nên đến ở nhà bác là tốt hơn cả.
4. Furoshiki: Là mảnh vải hình vuông, dùng để bọc đồ theo cách truyền thống của Nhật Bản. Dùng furoshiki để gói đồ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo của Nhật Bản.
Tối hôm đó, tôi cùng bác đến nhà cô giáo chủ nhiệm nói chuyện, nêu nguyện vọng với cô rằng, tuy hơi đường đột, nhưng tôi muốn rời Maizuru ngay trong ngày mai. Sáng hôm sau, tôi mang bộ quần áo và đôi tất của anh trai Yukako đến nhà nàng. Nàng lại vừa mới ra khỏi nhà để đến trường. Tôi nói qua chuyện của mình với bố Yukako, ghi lại địa chỉ cho bác ấy, rồi vội chạy đến chỗ bác tôi đang đợi. Sắp đến giờ tàu chuyển bánh. Vội vã lên đường, để lại sau lưng thành phố Maizuru, tôi đã trở về Osaka không một lời từ biệt với bạn bè cùng lớp và với Yukako.
Khi ổn đ vậy. Cuối cùng, tôi xin được nói lời nguyện cầu cho gia đình em mãi mãi hạnh phúc.
Chào em!
Ngày 6 tháng 3
Arima Yasuaki
Gửi anh Arima Yasuaki.
Chào anh!
Cây hoa mimosa già nua ngoài vườn năm nay lại nở ra vô vàn những bông hoa màu vàng nhỏ li ti. Em yêu loài hoa trông như những hạt phấn ấy, nên cầm chiếc kéo ra vườn với ý định cắt một vài cành đang độ nở mang vào cắm. Mới khẽ chạm vào những cánh hoa đã rụng tơi tả, nên em phải bước rón rén khẽ khàng để mang những cành hoa đã cắt vào. Ấy nhưng, những cánh hoa vẫn cứ thế, cứ thế rơi xuống, nên em vội đứng lại. Mỗi lần cầm trong tay những đóa hoa mimosa ấy, em lại thoáng thấy điều gì đó như là nỗi thương đau, sầu muộn đến vây kín hồn mình. Em không nghĩ là sẽ nhận được thư hồi âm của anh, nên khi cầm trong tay tập thư dày anh gửi, em đã thấy rất sợ khi mở nó ra. Đọc xong bức thư, em thấy tâm tư mình trĩu nặng một cảm xúc kỳ lạ giống như mỗi lần nhìn thấy những cánh hoa mimosa rụng xuống. Em đã không hề nghĩ anh sẽ viết cho em một lá thư hồi âm chứa đựng một câu chuyện lãng mạn đến thế. Thế nên, em đã thấy buồn, thấy đau lòng quá, như thể người viết lá thư này không phải là Arima Yasuaki, mà là một con người hoàn toàn khác vậy. Tóm lại, qua lá thư ấy, anh muốn nói cho em biết điều gì đây?! Với lá thư ấy, em đã biết được gì nào? Anh hào hứng đánh khúc dạo đầu, rồi khi bắt đầu vào đoạn nhạc chính thì bất ngờ kêu mệt, và đóng sập nắp đàn piano. Thật đúng là một khúc dạo đầu dài dòng, xem thường người khác với những giai điệu quá ư ngọt ngào.
Bức thư đó em gửi cho anh không phải là để trông mong một lá thư hồi âm, nhưng giờ đây, nhận được hồi âm của anh, đọc nó, em càng thấy mình không hiểu những chuyện đã xảy ra là thế nào. Em muốn biết toàn bộ diễn biến câu chuyện giữa anh và Seo Yukako cho đến giây phút cuối cùng. Tại sao Yukako lại tự kết liễu đời mình? Tại sao cô ấy lại muốn kéo cả anh vào cuộc nữa? Lúc này, em muốn biết tất cả những điều đó. Em có quyền được biết. Từ trước tới giờ, em chưa một lần nghĩ tới điều này. Nhưng sau khi được anh kể cho nghe câu chuyện lãng mạn của mối tình đầu, em lại muốn đi tìm những ẩn số đó. Và, lại có thêm vài điều nữa em muốn biết. Vì sao anh đến Zao? Cuộc sống của anh hiện giờ thế nào? Em thật sự muốn biết những điều này. Cũng có thể, ngay từ đầu, bởi muốn biết những điều này nên em đã gửi thư cho anh. Và, lá thư hồi âm bất ngờ từ anh đã có tác dụng đánh thức đứa bé đang chìm trong giấc ngủ sâu. Đã hơn mười năm rồi kể từ khi chia tay, giữa hai ta chẳng còn mối liên can gì nữa. Nhưng, em nhất định sẽ không bỏ cuộc đâu, nếu anh không nói rõ toàn bộ những chi tiết về câu chuyện lãng mạn đó của anh. Mong anh hãy viết để nói cho em nghe mọi chuyện kể từ lần anh gặp lại Seo Yukako tại cửa hàng bách hóa ở Kyoto cho đến lúc xảy ra sự việc ở nhà nghỉ Arashiyama. Thêm một điều nữa, có lẽ hơi thừa, cuối tháng này, chồng em có kế hoạch sẽ đi Mỹ công tác trong vòng ba tháng. Anh ấy đi giảng về Lịch sử Đông phương cho một trường đại học ở đó.
Chào anh!
Ngày 20 tháng 3
Katsunuma Aki
Gửi Katsunuma Aki.
Xin chào.
Tôi đã nhận được thư em viết. Sự tức giận của em cũng là hợp lý thôi. Ngay cả tôi sau khi viết thư cho em cũng rơi vào tâm trạng cảm thấy có phần chán ghét bản thân mình. Tôi đã sống trong vài ngày day dứt bởi nỗi hổ thẹn và thấy mình thật ngu ngơ, thật quá trẻ con vì đã vội vàng viết cho em những dòng thư ấy. Nhưng, bây giờ, tôi không còn muốn viết thêm gì cho em nữa. Tôi xin nói rõ cho em biết là tôi cảm thấy rất phiền khi nhận được thư em. Tôi không có nghĩa vụ phải viết lại cho em diễn biến sự việc giữa tôi và Yukako. Tôi xin phép được rút lui khỏi những rắc rối đó. Tôi muốn kết thúc việc thư từ qua lại giữa chúng ta ở đây.
Tạm biệt.
Ngày 2 tháng 4
Arima Yasuaki.
Anh Arima Yasuaki
Chào anh!
Một mùa mưa não nề lại đến. Anh có khỏe không? Mới chỉ có hai tháng thôi kể từ khi em nhận được thư anh viết. Anh đã viết rằng đừng gửi thêm một lá thư nào cho anh nữa. Ấy vậy mà giờ đây em vẫn ngoan cố thêm một lần nữa cầm bút viết thư cho anh. Em viết thư cho anh với tâm trạng băn khoăn bối rối. Có lẽ lần này, anh chẳng thèm đọc mà sẽ xé nó luôn để chấm dứt mọi chuyện. Có thể anh sẽ chán ngấy, sẽ bảo, tóm lại là vì sao cái cô này cứ dai dẳng viết thư cho mình thế. Nhưng, thực lòng, bản thân em cũng không rõ lý do vì sao lại cứ muốn viết thư cho anh. Em hoàn toàn không thể hiểu được mình viết thư thế này là để nhận được điều gì. Đúng là em không thể hiểu nổi vì sao có cái gì đó cứ thôi thúc em hãy cho anh biết những tâm sự vẫn luôn chôn sâu kín nơi đáy lòng mình. Một tâm trạng thật khó tả dâng lên trong em. Có lẽ bởi, việc gửi thư cho anh thế này đã khiến em quay trở về với tâm trạng của những ngày hai ta mới ly hôn mười năm về trước. Chắc anh lại cười vì em thật ngốc phải không? Em biết lắm chứ, rằng em đã làm phiền khi anh cứ viết thư cho anh thế này. Em cũng biết anh sẽ chẳng đọc lá thư này đâu. Nhưng cuối cùng thì em vẫn quyết định viết thư cho anh. Bởi, trước đây, anh vốn là người duy nhất luôn luôn im lặng hứng chịu những trách cứ, hờn ghen của em mà. Có một cuốn sách nào đó đã viết rằng: Thói xấu nhất của một người phụ nữ là trái tim luôn trách cứ và ghen tuông. Thế nhưng cũng có lúc em nghĩ rằng, nếu đó chính là tính cách vốn dĩ của người phụ nữ, thì theo bản năng, em muốn xả hết những trách cứ và nỗi ghen tuông vẫn hằng luôn chất chứa trong lòng. Từ khi vụ việc của anh xảy ra, nỗi thương đau, đắng cay không thể nói bằng lời cứ tích tụ lại trong em, khiến em trở thành một con người khác. Còn nhiều điều, nhiều điều em muốn trút bỏ hết cho anh. Chẳng cần anh phải viết thư trả lời. Có khi người ta chẳng hồi đáp lại gì như một khúc gỗ vô tri, như một cái hang vô hồn lại còn tốt hơn cho em đấy.
Bố bắt đầu đề cập đến việc em tái hôn lại vào khoảng một năm sau khi em chia tay anh. Trong khoảng thời gian đó, em hầu như giam mình trong căn nhà ở Koroen. Ngay cả việc đi mua đồ ở siêu thị gần nhà, em cũng phó mặc hết cho chị Ikuko. Ngày ngày, em ngồi bên bậu cửa sổ, nơi nhìn ra khu vườn ở phòng ngủ tầng hai, căn phòng mà anh đã bỏ ra đi, giờ chỉ còn lại mỗi riêng em. Ngày ngày, em đọc cuốn truyện trinh thám dày cộp của nước ngoài mà tâm tư thì chẳng có lòng dạ nào mà đọc hết nó. Rồi nằm sấp trên giường nghe những đĩa hát mà anh bỏ quên không mang đi, lắng tai nghe âm thanh tích tắc của chiếc đồng hồ cho qua ngày đoạn tháng.
Dọc theo con đường từ ga tàu điện Hanshin về đến nhà mình có một con sông nhỏ chảy qua anh nhỉ. Có lẽ đó là vào quãng thời gian hai tháng sau khi chúng ta chính thức ly hôn chăng? Cửa hàng sách Tamagawa bên con sông mà anh cũng biết ấy đã đóng cửa, thay vào đó là một quán cà phê có tên là Mozart(5). Có ai đó nói với chị Ikuko là cái quán cà phê đó do một đôi vợ chồng chừng sáu mươi tuổi đứng ra kinh doanh, chủ trương chỉ nghe các bản nhạc của Mozart, chứ không trộn thêm bất kỳ loại nhạc nào khác. Và chị ấy cứ nằn nì thuyết phục em thử đi dạo, rồi tiện thể ghé qua đó uống một tách cà phê xem sao. Hôm ấy là một ngày nắng đẹp bởi mùa mưa đã qua đi. Trên đường đi, em có gặp mấy chị vợ của hai, ba người quen, nhưng em chỉ khẽ cúi đầu chào họ. Dù giáp mặt họ đấy, nhưng em lờ đi không nói với họ một câu gì, cứ thế bước đi trên con đường chói chang nắng. Em muốn được gặp anh lắm. Em vẫn còn nhỏ khi ấy, hơi nóng phả ra trên đường khiến trán và lưng em đẫm mồ hôi, em thấy người hơi nôn nao. Không biết bao lần em thầm nghĩ, em muốn gặp anh quá. Ánh mắt thiên hạ là gì kia chứ? Chiếc bình đã vỡ tan ra thành nghìn mảnh là gì nhỉ? Mình cần phải rộng lượng hơn thôi. Lẽ ra em đã có thể tha thứ cho anh mà. Chuyện người chồng tơ tưởng đến một người con gái khác, trong xã hội chả đầy rẫy ra đấy thôi. Mình đã làm một chuyện không thể cứu vãn được. Ôi! Biết làm thế nào để anh quay trở về đây. Em vừa bước vừa nghĩ ngợi mông lung những điều đó. Em thầm trách bố đã cố tình làm hai ta phải chia tay. Và toàn thân em sục sôi mối căm hận cô gái có tên Seo Yukako, người mà em chưa một lần biết mặt, và cũng chẳng còn tồn tại trên cõi đời này nữa.
5. Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791): Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo.
Quán Mozart được xây dựng theo kiểu các nhà nghỉ vẫn thường thấy ở các khu nghỉ mát. Cả bên trong và bên ngoài quán đều được trang trí nhằm làm nổi lên vẻ đẹp của vỏ cây màu nâu, hệt như một khu nhà nghỉ trên núi vậy. Người ta sử dụng nguyên si các thân cây mập tròn cho những chiếc xà trên trần nhà được cố tình để hở, bàn gỗ và ghế gỗ trông như hoàn toàn được đóng bằng tay khiến ta thấy chủ nhân của nó đã phải rất kỳ công lựa chọn. Những thớ gỗ, mắt gỗ tuy nhỏ thôi, nhưng nhìn vào nội thất, ta cảm nhận được người chủ quán đã bỏ ra nhiều tiền và rất cầu kỳ để tạo nên nó. Quả đúng như chị Ikuko bảo, bên trong quán, người ta đang mở một bản nhạc của Mozart với âm lượng hơi to một chút. Đó là bản Jupiter, một bản nhạc rất nổi tiếng mà em cũng biết. Khi người chủ quán đến đặt cốc nước xuống bàn, em liền hỏi; “Cháu nghe người ta nói rằng quán này chỉ mở nhạc Mozart thôi.” Người chủ quán với cặp kính số to gọng đen vừa cười vừa bảo với em: “Cô thích nghe nhạc à?”. “Cháu thích nghe nhạc, nhưng cháu không biết mấy về âm nhạc cổ điển”. Em nói. e; nói: “Nó chẳng chịu nghe bố mẹ đâu, cứ bướng bỉnh rong chơi lông bông thế đấy. Cháu có cậu bạn nào được được thì giới thiệu cho nó với nhé”. Tôi đi bộ trên các con phố của Maizuru khi ánh nắng chiều đang chìm xuống, rồi tựa lưng vào con đê chắn song, ngắm nhìn những ngọn đèn rực rỡ nơi con lạch phía bến cảng. Lúc ấy, lần đầu tiên, tôi cho rằng, những kỷ niệm về Yukako mà bấy lâu vẫn nằm sâu trong đáy lòng mình phải chăng chỉ là nỗi niềm đa cảm mà bất cứ ai cũng từng trải qua trong đời, và nó đã qua đi trong tôi từ lâu lắm rồi. Ôi, nhớ quá, những kỷ niệm thời xa xưa ấy. Ở nơi này, tôi đã vô tình gặp Yukako, và bị một gã đàn ông chẳng hề quen biết ném xuống biển. Hồi đó, tôi đã bị mất cả bố và mẹ, rồi được cô chú Ogata nhận về nuôi, nên đã đến tận vùng Maizuru này với niềm cô đơn và nỗi bất an đè nặng trong cõi lòng. Cuối cùng thì hồi đó tôi đã nghĩ những điều gì nhỉ? Có thể tôi đã nghĩ rằng cô bạn Seo Yukako quả là một cô bạn gái kỳ lạ chăng? Tôi cứ đứng mãi bên những cơn gió lồng lộng thổi vào từ biển khơi và miên man nghĩ ngợi như vậy. Giây phút ấy, linh hồn của Yukako vụt thoát ra khỏi tôi và tan đi mất. Đúng là linh hồn của cô ấy đã thoát khỏi tôi thật rồi. Tôi cảm nhận thấy rõ ràng điều đó. Tôi thấy có gì đó như nỗi phấn chấn đến trong lòng mình, nên vừa đi vừa hút tới mấy điếu thuốc lá và trở về ngôi nhà nghỉ nằm ở phía trước nhà ga.
Hôm ấy là một ngày mưa vài tuần sau đó. Tôi đi bằng xe công ty để đến một bệnh viện nọ gần công viên Maruyama ở Kyoto. Trưởng phòng kinh doanh của một công ty khách hàng bị ốm phải nằm viện, nên tôi đã đến đó để thăm anh ta. Lúc dừng xe ở gần ngã tư khu phố Kawahara, tôi ngó nghiêng nhìn xem có cửa hàng bán hoa quả nào gần đó không. Trước mặt tôi là một cửa hàng bách hóa, nên tôi bảo lái xe ngồi chờ để mình vào bên trong mua quả dưa mang vào bệnh viện. Khi người bán hàng ở quầy hoa quả gói giúp quả dưa vào túi, tôi chợt nhớ ra việc Yukako có bán hàng tại quầy chăn ga gối đệm ở cửa hàng bách hóa này. Trống ngực tôi bỗng đập thình thịch (Một kẻ mới cưới vợ chưa đầy một năm mà lại như thế thì quả là dễ dãi, nhưng chắc em cũng hiểu, đàn ông mà). Tôi đi lên quầy chăn ga gối đệm nằm trên tầng sáu. Thực lòng, tôi hoàn toàn không có ý định sẽ nói chuyện gì đó với cô ấy. Tôi chỉ muốn nhìn thấy cô ấy một chút mà thôi, để xem thử Yukako bây giờ ra sao. Tôi lởn vở bên quầy chăn ga gối đệm và trộm nhìn vào mặt mấy cô bán hàng ở đó, nhưng chẳng hề thấy cô nào trông có vẻ giông giống Yukako cả. Trên ngực áo của mấy cô ấy đều đeo thẻ, nhưng chẳng có cái thẻ nào đề tên Yukako. Cho đến giờ đôi khi tôi vẫn nghĩ, giá mà khi ấy, tôi quay trở về ngay nhỉ. Nhưng, có lẽ đó chính là cái bẫy của đời người mà tôi đã không thể nào cưỡng lại được chăng.