Chương 20
Người con gái lầu hồng

    
hai Phong thành là chỗ cố đô. Cũng như Kinh sư có Thiền Kiều, Khai Phong có Tướng Quốc tự. Đó là chỗ ngọa hổ tàng long, chỗ tập trung các sắc các dạng sinh hoạt ồn ào nhất, vui vẻ nhất, mà cũng là chỗ dễ gây thù oán nhất.
Bên ngoài, trước Tướng Quốc tự không có gì đặc biệt cũng quán ăn, cũng những sạp trái cây tươi, có tìm đường có, còn lại thì những song bạc nho nhỏ và những ông thầy bói thầy xem tướng. Quang cảnh náo nhiệt thật bình thường như bao nhiêu chỗ ăn chơi khác thế thôi.
Nhưng nếu là người đã từng quen lui tới, người ta khám phá ra sau ngõ hẻm dẫn sâu vào trong hãy còn những non mê người.
Thứ nhất là phải kể đến Nghinh Xuân viện.
Chưa vào tới nơi là nghe tiếng sênh tiếng trúc, những giọng oanh vàng tiếp nối nhiều khúc du dương huyền hoặc, chỉ cần có chút màu “nghệ sĩ” là hồn dễ dàng lâng lâng lên chín tầng mây khi thoáng nghe làn hơi ngọt sớt của “những người em gái nhỏ”.
Ban ngày, ở đây như cảnh chết. Các cánh cửa đóng im lìm, đọc giả hành lang không một bóng người qua lại, người ta có thể tưởng chừng như đó là giải hậu hêu của những bậc chân tu. Thanh tịnh đến mức đứng cả buổi không nghe một tiếng động nào. Nhưng cụ thể màu trời xẩm lại, khi mà đèn đã bắt đầu lên thì y như được một phép màu biến hóa, không khí im lìm của đất chết ấy bỗng hồi sinh.
Không phải sống lại một cách từ từ mà là một thế giới được lật ngược sang bề trái. Đèn lên là tiếng rộn lên theo.
Tiếng đàn, giọng hát, những chuỗi cười đang hưởng tận cùng hoan lạc của thiên đường, làm như tất cả những hạnh phúc trần gian đã gom cả về tụ họp tại đây.
Tiếng hát du dương của những người con gái, mùi hương hoa toát ra từ mảnh lụa hồng, những cái cười nghiêng nước đổ thành, những cái nhìn bủn rủn tay chân, không một người đàn ông nào, kể cả những bậc đạo đức nhất trên đời mà có thể nhấc nỗi cặp dò để bỏ đi khi ngang qua cửa đó.
Đó là những cánh cửa luôn được khép hờ, không bao giờ mở rộng mà lại có một sức mời mọc vô phương từ chối. Nhưng khuôn mặt, những gồ ngực không bao giờ được phép hằn ra ngoài, nhưng chính vì cái chập chờn kín kín hở hở đó đã làm cho những con mắt nào ăn thịt sống phải đứng trông một chỗ.
Có nhiều người đàn ông có một dáng dấp thật là đạo mạo, lúc họ còn đi trước cửa chùa Tướng Quốc, nhưng khi mà thân hình của họ lược khuất sau ngỏ hẻm đó, bao nhiêu đạo mạo đã dày công tu luyện nên người suốt mấy mươi năm bỗng không cánh mà bay mất hết. Những người đàn ông “đạo đức đầy mình” đó bỗng trở thành như những cậu choai choai toét miệng cười đời đẫn trước làn da thịt trắng phao thơm phức của chị em ta.
Những cậu choai choai mê gái là chuyện tầm thường, nhưng nếu những nhà đạo đức sồn sồn mà giương đôi mắt đam mê hau háu, giương đôi tay thái má lập cập quơ quáo thì trông thật thảm thương!
Tại nơi đây, nên “văn minh nhân loại” được phát triển đến tột cùng, bao nhiêu “Quân tử”, đại nhân “tai to mặt lớn” đều được ném tuốt xuống gầm giường, nhường nệm gấm chăn bông lại cho những bậc trần truồng hưởng thụ.
Bao nhiêu mũ cao áo rộng được cẩn thận đặt sâu vào xó tối trong phòng, để dành khi hơi nóng hừng hực trong người hạ xuống, những bậc tu mi sẽ cẩn thận mặc vào để ngang nhiên bước ra đường đá giáp phun râu.
Đây là một thế giới “siêu” xã hội, vào tới chỗ này rồi cùng đinh hay vương tước, thông minh hay đần độn đều trở thành một giống như nhau, tất cả đều úp mặt vào những vùng đất phì nhiêu để cho linh hồn bay lên tận thiên đường khoái lạc.
Những triết lý nhân sinh, nhưng đầu óc ưu thời mẫn thế, đã hoảng hồn hoảng vía chui tọt xuống dưới lớp nệm cao để tránh chỗ cho những con người... hiện thực.
Tiếng cười rung rúc hòa với tiếng vàng tiếng bạc đổ ra trong phòng kín, tạo thành cung bậc lâng lâng, địa ngục hay niết bàn, giang sơn gấm vóc hay gông xiềng nô lệ chẳng một ai cần biết.
Đó là cánh cửa bên trong Nghinh Xuân viện.
Dưới ánh đèn nữa tối nữa sáng bên thềm, bỗng có một gã công tử mày thành mắt sáng, tuấn tú khôi ngô phe phẩy chiếc quạt đi vào.
Khi hắn vừa đặt bước lên thềm Nghinh Xuân viện thì lập tức có hai người, một mụ sồn sồn đấp lớp phấn dày lên mặt và một gã đàn ông có nước da bủn bủn beo beo xáp lại.
Cả hai giống y như hai chú mèo đói gặp một cậu chuột lang thang.
Mụ sồn sồn toét miệng cười, làm như gã công tử đó là.... bà con khít nút:
- Trời ơi, sao lâu quá vậy? Công tử, em nó tương tư đến bỏ cơm bỏ nước mấy ngày rày.
Gã đàn ông có bộ mặt bủn xỉ sát lại:
- Nó không thèm tiếp ai hết, cứ bảo chờ công tử?
Gã công tử khôi ngô móc ra hai nén bạc. Ở đây, vàng bạc đã thay thế cho lời nói, nó đã làm giàu cho nền ngôn ngữ của loài người, hai nén bạc vừa lọt vào tay thì hai cái miệng Tú bà Ma cô toét ra, giá như không có hai vành tay cản lại thì khóe miệng của họ dám banh tuốt ra sau ót.
Tự nhiên là sau đó, gã công tử gần như được “lôi” lên một gian lầu nhỏ ở bên sau.
Tại đây là một gian phòng đặc biệt, chỉ có hạng khách sang biết vung tiền không nháy mắt, biết “mật hiệu” thì mới được vào.
Như vậy chắc chắn gã công tử này rất rành đường đi nước bước. Những ngừơi có tiền, nếu không phải là sành sỏi thì chỉ được ở bên dưới với những cô em “nửa xạc”.
Cánh cửa phòng được hé ra, gã công tử được nhét vào, mụ sồn sồn ghé mắt theo:
- Tiểu thơ, có công tử đến thăm đó.
“Em út” biến thành “tiểu thơ” cũng thật là nhanh và vị “tiểu thơ” này không có tương tư đến bỏ cơm bỏ nước, nàng đang ngồi nơi bàn, tay cầm cọ chăm chú vẻ.
Chưa thấy mặt, chỉ thấy phía sau.
Suối tóc thật đen, mướt mượt cháy tỏa xuống cái lưng thon thon được bó sát bằng thân áo lụa mong manh, nhìn vào, người ta tưởng chừng như ai đó chỉ là lớp giấy quyến được nhún nước, chỉ cần đưa bàn tay vuốt nhẹ một cái lá rách toang bên trong, làn da căng thẳng ửng hồng.
Người con gái “tiểu thơ” bất động, nàng đang đặc biệt tinh thần vào bức họa, làm như nàng chẳng bao giờ có sự... đợi chờ.
Mụ sồn sồn đằng hắng:
- Biết rồi, mắc cỡ phải không? Thôi, để tôi lui. Phải chờ cần phải vắng vẻ để cho người ta kề nhau trút cạn nỗi lòng.
Mụ ta quay ra và không quên khép cánh cửa và cô cẩn thận.
Gã công tử không lên tiếng. Hắn bỏ trái cầu thêu ngũ sắc mà vừa rồi hắn đã đưa ra làm ám hiệu để được gặp người đẹp “giá cao” này và chưa muốn làm người em mất hứng.
Thật sự, hắn cũng chưa biết đó là vì đáng say mê nét hao đến xuất thần, nay chỉ là một trong những cách treo cao giá ngọc. Nhưng hắn không cần, hắn chỉ cần diện kiến người chủ trái cầu thêu.
Đưa mắt từ bức họa này đến bức họa khác treo đầy trên vách, hằn thay dưới mỗi bức họa đều có dấu son nhỏ in hai chữ “Di Hồng”, cuối cùng, hắn dừng lại bức họa “người thiếu nữ trong mưa” và chép miệng:
- Thật là sống động, bút pháp tuyệt vời, chỉ tiếc mới được tám phần sắc thái của phái họa Cừu Thập Châu mà thôi...
Người con gái quay lại nhìn hắn thật nhanh. Hắn cũng “thấy” nàng trong một thoáng thật nhanh, nhanh nhưng đủ để thu hút cả dung quang vào màn óc. Miệng nhỏ môi hồng mặt to đen trong khuôn mặt thon dài và màu da thật trắng.
Nàng nhếch mép nhưng không cười:
- Còn hai phần nữa, công tử hãy thêm vào cho đủ.
Gã công tử bước ngay lại giá vẻ. Bức tranh “tố nữ” hãy còn lỡ dở và hắn không khách sáo, hắn buông cây quạt ngọc trên bàn, cầm lấy cây cọ vung tay điểm xuyết... Chỉ một thoáng sau, bức tranh tố nữ hoàn thành, nét vẽ của cô gái đã hay, hắn chấm phá càng linh động. Hắn buông cọ, cầm lại cây quạt mỉm cười:
- Bút pháp của Cừu Thập Châu không dễ học như nét vẽ của Đường Bá Hổ, nhiều người đã bỏ Cừu theo Đường có lẽ vì cái dễ đó, nhưng tôi thì không thích nét vẽ của Cừu hơn.
Cô gái nhìn hắn đến sững sờ, hắn nói dứt thật lâu, nàng mới định thần kéo ghế:
- Xin thỉnh công tử, chẳng hay quý danh...
Hắn mỉm cười:
- Tại hạ họ Hàn, tên Ngọc Trác
Cô gái nhướng mắt kêu lên:
- Trường Bạch thế gia - Hàn tam thiếu.
Hàn Ngọc Trác lại mỉm cười:
- Cái tên thật nhỏ của tôi lại có được ở đây sao?
Cô gái nhoẻn miệng cười, dáng dấp rụt rè chứ không ngạo mạn như lúc vừa mới gặp:
- Không, thiếp chỉ nghe những khách văn nhân đến mua vui nơi này kể lại với nhau. Họ rất hống hách, ba hoa, không đáng bậc cao nhân, chỉ có một đức tính mà thiếp bằng lòng đó là sự chịu nhún mình để ca tụng một người không có mặt. Người họ thường nhắc đến và khen tặng là tài hoa đó là Hàn tam thiếu.
Hàn Ngọc Trác gật gật:
- Hân hạnh cho kẻ hèn này biết bao?
Vẻ mặt cô gái có nhiều kích động, giọng cô ta như khẩn khẩn:
- Từ nhỏ, thiếp đã yêu thi họa, đã học đòi nhưng thô thiển đến thảm thương nếu Hàn tam thiếu mà không câu chấp.
Hàn Ngọc Trác hỏi một câu không khiêm tốn, nhưng giọng điệu hết sức thật tình:
- Cô nương muốn học phải không?
Cô gái gật đầu:
- Vâng, nhưng chắc là không được cơ hội tốt?
Tiếng hỏi của nàng tha thiết quá, khiến cho Hàn Ngọc Trác nhìn người đẹp thật sâu:
- Không khó, nhưng riêng tôi thì cần phải có điều kiện đổi trao.
Cô gái mắt ngời hy vọng:
- Tiện thiếp nguyện hết mình
- Chỉ sợ điều kiện quá cao, đòi hỏi cô nương phải cho vất vả...
Cô gái mở tròn đôi mắt bồ câu nhìn người trai đối diện, thoáng vẻ lạ lùng...
Hàn Ngọc Trác vội mỉm cười:
- Mong cô nương chớ hiểu lầm. Xin mời ngồi, ngồi rồi ta cùng nói chuyện lâu hơn.
Cô gái kéo vạt áo e dè ngồi xuống.
Phong cách này không giống gái lầu xanh. Dưới con mắt của Hàn Ngọc Trác, đây không phải là “ngón nghề” mà là dáng nết thật tình.
Phải chăng nàng không đối diện với khách làng chơi, mà đang đối mặt với bậc cao nhân tài tử và vì thế cho nên nàng không còn giữ được cái gì giả tạo, nàng đã trở về đầy đủ với bản chất thuần nhất của nàng?
Hàn Ngọc Trác cho tay vào ống tay áo lấy trái cầu ngũ sắc đưa ra. Trái cầu chỉ lớn hơn đầu ngón tay một chút, nhưng thêu thật đẹp. Bên dưới trái cầu có một chùm tuốt nhỏ cũng năm màu.
Cô gái mỉm cười:
- Như vậy công tử đã có đến đây rồi?
Hàn Ngọc Trác lắc đầu:
- Không, đây là lần thứ nhất tại hạ đặt chân đến đất Khai Phong.
Và nói tiếp:
- Xin lỗi, chẳng hay nên gọi là chi?
Di Hồng Cô gái ửng đôi má hồng, nàng gật đầu nhè nhẹ:
- Thưa vâng, Di Hồng là tên thiếp, công tử à không, Hàn tam thiếu, cái tên cục mịch quá phải không?
Hàn Ngọc Trác lắc đầu:
- Không, Di là vui lòng, Hồng là rực rỡ. Cái tên quả đúng như người.
Cô gái cúi đầu e ấp:
- Hàn tam thiếu quá khen, làm tiện thiếp thẹn đến không dám ngẩng đầu.
Nói không dám ngẩng đầu, nhưng tia mắt nàng lại chớp lên:
- Hàn tam thiếu bảo mới đến đây lần đầu, vậy thì trái cầu này...
Hàn Ngọc Trác lắc đầu:
- Không, trái cầu này không phải của tôi.
Di Hồng “à” nho nhỏ:
- Như vậy Hàn tam thiếu mang trái cầu này đến hỏi...
Hàn Ngọc Trác chận đáp:
- Hỏi thăm chủ nhân của nó.
Di Hồng chớp mắt như ngơ ngác, nhưng rồi nàng lại mỉm cười:
- Nếu thế thì Hàn tam thiếu đã lầm, trái cầu này không phải do tiện thiếp đưa ra.
Bây giờ đến phiên Hàn Ngọc Trác sững sờ:
- Không phải của cô nương?
Di Hồng đáp:
- Hàn tam thiếu mang trái cầu này đến đây, đáng lý ta phải hiểu rõ nguồn cội của nó chứ?
Hàn Ngọc Trác đáp:
- Khai Phong phủ “Nghinh Xuân viện” có một nàng tên là Di Hồng, nàng là một kỹ nữ, cũng là tại tứ chốn lầu xanh, mắt nàng thật cao mà cũng là thật thấp, ưng ý, thì cho dầu cùng đinh trống túi, cũng vẫn được người đẹp ân cần, không bằng lòng, thì cho dẫu công tử vương tôn cũng không thèm để mắt, nàng có một thông lệ, người nào được nàng tiếp một đêm, nàng sẽ tặng cho một trái cầu thêu gọi là chút kỷ niệm phong trần tương hội...
Di Hồng chận nói:
- Tam thiếu, ngưng lại đi. Tam thiếu nói thật đúng nhưng người đẹp đó là ‘Ỷ Hồng’ chớ không phải cô gái xấu xa ‘Di Hồng’ đang đối diện cùng Tam thiếu. Tuy nhiên, Ỷ Hồng có một thông lệ thì Di Hồng cũng có ‘cái ý’ giông giống như thế, chỉ có điều cầu của Ỷ Hồng ngũ sắc, còn cầu của Di Hồng thì đến bảy màu, cầu của Ỷ Hồng đã ném ra rất nhiều, còn cầu của Di Hồng thì cho đến nay vẫn chưa có người đón nhận, vì thế, chỉ được coi là “cái ý” chứ không phải là “thông lệ” như Ỷ Hồng.
Hàn Ngọc Trác “à” một tiếng nhỏ mà dài, hắn gật gù không nói:
- Hay quá, câu nói thật hay, cho dầu thật cũng vẫn động lòng người ‘Cầu của Di Hồng thì cho đến nay vẫn chưa có người đón nhận’.
Chưa có người đón nhận hay là chưa có người xứng đáng cho người đẹp tung cầu? Chưa có người đón nhận, hay là đông đào nguyên vẫn còn nguyên khóa vườn xuân?
Nàng lấy ra một cái hộp bằng cây Đàng Hương phưng phức trong hộp có năm trái cầu thêu, cũng nhỏ cũng xinh, nhưng quả thật bảy màu.
Nàng nhón lấy một trái trao tận tay Hàn Ngọc Trác:
- Xin Tam thiếu hãy xem kỹ, hai trái cầu này hoàn toàn khác biệt.
Hàn Ngọc Trác trao trả lại cho nàng trái cầu bảy sắc và khẽ vòng tay:
- Xin lỗi, tại hạ đã khuấy rầy...
Di Hồng không nhận lại trái cầu của mình, nàng mở nụ cười buồn:
- Xin trao tặng Tam thiếu để đánh dấu ngày trái đầu tiên rời khỏi cái hộp này.
‘Cái ý’ khi đã có rồi sẽ trở thành “thông lệ” nếu đã trao cho ai một trái cầu là đã tiếp người đó một đêm. Vậy thì...
Hàn Ngọc Trác cắn môi suy nghĩ...
Di Hồng lại mỉm cười:
- Tam thiếu đừng vội hiểu lầm, tấm thân ô trọc phong trần này lại dám làm nhơ thân cao quý của Hàn tam thiếu, chẳng qua, vì ngưỡng mộ tài cao, nên trao kỹ vật để bộc lộ lòng thành khẩn thế thôi.
Hàn Ngọc Trác nói:
- Không phải, Hàn Ngọc Trác này vô cùng cảm kích, xin đa tạ hảo ý của cô nương...
Hắn cất trái cầu vào mình rồi ngẩng mặt lên:
- Dám xin cô nương cho biết Ỷ Hồng...
Di Hồng mỉm cười:
- Tôi có thể cho Tam thiếu biết, sự thật thì ở đây chỉ có mỗi mình tôi biết chỗ Ỷ Hồng mà thôi...
Nàng nhoẻn miệng cười thật đẹp và nói:
- Nhưng cũng như Tam thiếu, tôi cần có điều kiện trao đổi.
Hàn Ngọc Trác đáp:
- Cô nương là một nữ tài tuyệt sắc, được ra cho điều kiện thì dầu cho phải đổi cả tính mạng chắc cũng không ai từ chối.
Câu nói có vẻ đùa, nhưng cũng rất thật tình của Hàn Ngọc Trác làm cho cô gái sáng mắt, nàng biết mình có tài, nàng biết mình xinh đẹp, nhưng được người khen lại là chuyện khác, nhất là người khen đó không phải hạng tân bốc tầm thường.
Nàng nói:
- Tam thiếu thật là con người cố chấp, tiện nữ đa tạ...
Nàng nghiêng mình thật dịu và hơi thấp giọng:
- Chỉ tiếc rằng thuyền tình chưa cập bến thì bông hồng đã bay bổng tuyệt mù khơi...
Giọng nói của nàng như than như oán, không phải nói riêng cho Ỷ Hồng, cũng không phải nói riêng thân phận của nàng, mà đó là tiếng than não ruột của sự vô duyên giữa tài tử giai nhân.
Hàn Ngọc Trác chợt thấy nao nao và hắn vội vàng đính chính:
- Không không, tại hạ không hề có xa vọng, chỉ vì người được trái cầu này là hạng giang hồ vô loại hắn đã chết rồi nhưng hãy còn đồng bọn nhiễu hại người lành, tại hạ vì người mà mong tìm ra sào huyệt chúng và hy vọng Ỷ Hồng cô nương sẽ là người có thể giúp cho.
Di Hồng gật đầu:
- Ạ à... rất tiếc. Ỷ Hồng đã rời Nghinh Xuân viện, chưa biết đã chọn được người để tính chuyện hoàn lương, hay là trôi nổi phương nào...
Hàn Ngọc Trác cau mày...
Di Hồng nói tiếp:
- Tuy nhiên, vẫn còn có chút mỏng manh, vì khi ra đi, Ỷ Hồng ngồi xe của một tiêu xa gần đây...
Hàn Ngọc Trác vội hỏi:
- Cô nương có thể...
Di Hồng chận đáp:
- Đó là Biện Lương tiêu xa ở xế đại lộ Cổ Lâu...
Nàng ngưng lại và lắc đầu:
- Tuy nhiên, tiện thiếp nghĩ cho dầu Hàn tam thiếu có tìm được Ỷ Hồng, cũng chưa chắc đã hỏi ra, khách quen nhiều quá, làm sao cô ta nhớ được? Vả lại, người ấy khi đến  gì với Ỷ Hồng, lại  chẳng cải trang chứ chắc gì để nguyên vóc dáng giang hồ như Hàn tam thiếu đã nói...
Hàn Ngọc Trác gật đầu:
- Cô nương có lý, thế nhưng dẫu sao tại hạ cũng phải thử hy vọng.
Di Hồng nói:
- Vậy thì Tam thiếu hãy đến Biên Lương tiêu xa hỏi thử. Nhưng...
Nàng có vẻ ngập ngừng, nhưng cuối cùng vẫn nói:
- Ỷ Hồng quả là một kỹ nữ thanh lâu, nhưng nên bây giờ nàng đã chọn được chỗ hoàn lương thì cầu xin Tam thiếu hãy để cho nàng yên ổn...
Hàn Ngọc Trác cười:
- Xin cô nương hãy yên lòng, tại hạ không phải hạng người hay mang chuyện phiền hà cho kẻ khác, nếu thẳng may thấy có gì bất lợi cho người mình thăm hỏi thì tại hạ tình nguyện buông bỏ chuyện tìm tới.
Di Hồng nhìn vào mặt hắn thật sâu:
- Vốn biết Hàn tam thiếu là người luôn luôn nghĩ đến tha nhân, nên tiểu nữ mới chỉ đường, đã thế, xin không dám làm mất thời gian của Tam thiếu...
Hàn Ngọc Trác đưa tay là một cử chỉ lưu tình:
- Khoan, khi nãy cô nương đã có ra điều kiện đổi trao, bây giờ tại hạ xin lắng tai nghe...
Di Hồng đáp:
- Chỉ cần Tam thiếu nhớ cho lời yêu cầu về sự an toàn của Ỷ Hồng thì tôi đã mãn nguyện rồi... Đến như chuyện giữa chúng ta, sau khi đi rồi, nếu chưa rời khỏi Khai Phong, có thời gian thỉnh Tam thiếu trở lại đây đàm đạo, lúc bấy giờ, nếu quả Tam thiếu quyết giữ lời thì tôi sẽ nói rõ điều kiện đổi trao cũng không phải muộn.
Hàn Ngọc Trác hỏi:
- Vạn nhất mà tại hạ không làm sao trở lại?
Di Hồng nhìn sâu vào mắt hắn:
- Như thế thì kể như duyên gặp gỡ chỉ một đêm nay, có muốn gì hơn cũng không thể được, giá như duyên phận không phải chỉ có một đêm nay thì dẫu cho chân trời góc biển, ngày nào đó rồi cũng lại gặp nhau, Tam thiếu nghĩ có phải không?
Bằng trực giác, Hàn Ngọc Trác cảm thấy cô gái này không phải hạng tầm thường, hắn đứng dậy vòng tay:
- Tại hạ mong rằng không chỉ một đêm nay, nhất định Hàn Ngọc Trác này phải giữ lời, bây giờ xin phép cáo từ. Món nợ này xin hẹn ngày mai...
Di Hồng không đưa xa, nàng đứng trên đầu cầu thang nhìn theo, mặt nàng không lộ rõ một nét gì để có thể từ đó mà phán đoán.
Quả đoán như Hàn Ngọc Trác đã nghĩ, người con gái mang tiếng thanh lâu này có nhiều điểm lạ thường...
° ° ° ° °
Đại lộ Cổ lâu là con đường lớn nhất của Khai Phong phủ.
Ba ngày xe ngựa nối nhau không dứt, khi đèn đã lên thì lại đông hơn.
Tiếng vó ngựa, tiếng bánh xe phu, tiếng người cực kỳ huyên náo, người đi đường không thể phân biệt, chỉ nghe tiếng ồn ồn.
Hàn Ngọc Trác kiếm ra “Biện Lương tiêu xa”, vì khi đến Đại lộ Cổ Lâu thì thấy ngay bản hiệu của họ ở ngay sở đường.
Bảng hiệu hẳn còn mới quá, chứng tỏ hiệu xe đưa khách chỉ có hai người, hắn cảm nhớ Lương gia tiêu cục, sự nghiệp của anh em họ Lương đồ sộ bao nhiêu thì “tiêu xa” này khiêm tốn bấy nhiêu.
Lão quản lý ngồi ở quầy hàng là một gã trung niên đã trắng bệt, mập thù lù, hắn lách tách bàn toán trong tay và khách đến vẫn không ngẩng mặt.
Trước quay tiền có một cái trường kỷ, bên trường kỷ có một gã đại hán trung niên ăn vận theo lối tiền thị. Hắn là con người lực lưỡng xứng đáng với nhiệm vụ nặng nề xốc vác, đúng tư cách của người dân dùng bạo lực để đổi lấy bát cơm.
Gã trung niên đại hán nghinh đón Hàn Ngọc Trác bằng cái cười cởi mở:
- Chắc công tử định thuê xe? Như thế là công tử đã tìm đến đúng chỗ rồi. Đại giang Nam Bắc chỉ có mỗi một tiêu xa của chúng tôi là thông thuộc đường xá, đi mau lẹ nhất, giá tiền phải chăng nhất và nhất là bảo đảm khách an toàn. Chẳng hay công tử định đi đâu?
Hàn Ngọc Trác... thờ ra. Đúng là “Diêm Vương thoái vị, tiểu quỷ đương triều”. Lương gia tiêu cục vừa gặp họa suy vong thì cái đám “cắc ké” này nổi lên hạng thứ “nhất”.
Còn chuyện làm ăn thường thường là phải nắm vững thời cơ, những kẻ “dựng nghiệp” thường thường là đánh hơi nhạy lắm. Tiêu xa này dựng lên chứng tỏ tin tức về Lương gia tiêu cục gặp nạn đã lan đi khắp nơi rồi.
Hàn Ngọc Trác lên tiếng:
- Tại hạ đến đây để hỏi thăm một chuyện.
Gã đại hán tử “tươi” bỗng xuống mau cu xụ, thế nhưng nghề nghiệp buộc hắn nắn phải gượng cười:
- Chẳng hay công tử muốn hỏi thăm...
Hàn Ngọc Trác chận ngang:
- Sau chùa Tướng Quốc có một vị cô nương tên gọi Ỷ Hồng. Cách nay mấy ngày rời Khai Phong phủ bằng xe của quí tiêu xa, tại hạ đến đây thăm hỏi xem nàng đến nơi nào?
Gã đại hán bây giờ không còn cười nổi nữa, hắn nhăn nhó coi bộ trả lời thật khó khăn:
- Cái đó... chuyện ấy...
Bây giờ thì tên quản lý mới chịu ngẩng bộ mặt đầy thịt của hắn lên:
- Ai hỏi cô nương Ỷ Hồng?
Tia mắt láo liêng của hắn chiếu thẳng vào mặt Hàn Ngọc Trác như muốn ngấm ngầm tra cứu hơn là chờ câu đáp lại.
Tên đại hán quay đầu lại:
- Vị công tử đây....
Cũng có thể do phẩm cách ngang nhiên của Hàn Ngọc Trác, cũng có thể do quần áo sang trọng trong mình, gã quản lý nhìn một cái từ trên xuống dưới là toét miệng cười ngay:
- Công tử muốn tìm Ỷ Hồng cô nương hả?
Vừa cười vừa hỏi vừa bước ra khỏi quầy tiền, lưng hắn khom khom cung kính. Người chủ tiêu xa lựa một tên quản lý thật có thừa tư cách.
Hàn Ngọc Trác gật đầu:
- Đúng rồi, xin...
Gã quản lý nhanh nhẩu:
- Dạ, tiểu nhân là quản lý của tiêu xa.
Biết hắn muốn “chưng sơ”, Hàn Ngọc Trác mỉm cười:
- A.... quản lý tiên sinh
Gã quản lý cong cái lưng thêm chút nữa:
- Không dám, không dám... Chẳng hay công tử quý danh?
Hàn Ngọc Trác đáp:
- Tôi họ Hàn
Làm như bà con lâu ngày gặp lại, gã quản lý toét miệng cười mừng rỡ:
- Như vậy đây là... Hàn công tử, chẳng hay Hàn công tử là chi của Ỷ Hồng?
Hàn Ngọc Trác đáp:
- Bằng hữu, tại hạ từ Hà Bắc đến thăm, không ngờ Ỷ Hồng đã đi rồi.
Gã quản lý gật lịa:
- Vâng, vâng... Ỷ Hồng cô nương đã rời Khai Phong hai ngày nay. Nhưng chẳng hay công tử nghe ai nói cô ta ngồi xe của tiêu xa của chúng tôi vậy?
Hàn Ngọc Trác đáp:
- Di Hồng cô nương tại Nghinh Xuân viện cho tôi biết.
Gã quản lý à à:
- Đúng rồi, đúng rồi... cũng không ai xa lạ, Di Hồng cô nương cũng là khách quen, đi đâu là đến gọi xe của chúng tôi...
Hắn cười cười nói tiếp:
- Hàn công tử chắc biết, làm cái nghề của chúng tôi khó lắm, có nhiều người khách không muốn ai biết tông tích, vì thế tiểu hiệu không khi nào dám tiết lộ hành tung của khách nhưng đã có Di Hồng cô nương giới thiệu thì lại khác. Bây giờ công tử đến An Lạc Oa ở Lạc Dương hỏi thăm, có hay không thì không dám chắc, chỉ biết chồng của cô ta là giáo thư tại đó, họ Tề, công tử hỏi người ấy là biết ngay.
Hàn Ngọc Trác vòng tay định kiếu từ nhưng chợt nghĩ ra một chuyện, hắn quay mình lại...