Chương 7

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 24
1957-1965

     háng 11-1957 Liên Xô kỷ niệm 40 năm ngày lập nước. Nhân dịp này Khrushchev mời các vị lãnh đạo các đảng cộng sản từ khắp thế giới sang Liên Xô dự lễ Quốc khánh. Hồi đó, Mao chủ tịch đã 63 tuổi, một lần duy nhất rời Trung Quốc là cuối năm 1949, ngay sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ông và Stalin đàm phán về Hiệp định Xô-Trung ở Moskova.
Mao muốn trở lại Moskova. Chiến dịch chống hữu khuynh vẫn diễn biến tốt đẹp, Chủ tịch rất phấn khởi. Toàn dân tỏ ra đoàn kết một lòng, lạc quan chưa từng thấy. Chủ nghĩa xã hội đang được triển khai cả nông thôn lẫn thành thị, cuộc cách mạng tiến triển thuận lợi. Mao có thể tới Moskova với danh nghĩa một người thắng cuộc, một người nước ngoài với tư cách một nhà lãnh đạo lâu năm nhất của thành trì cộng sản, người dẫn đầu một đoàn đại biểu khổng lồ, một đối thủ và là một người tuyên chiến đối đầu với Khrushchev.
Theo kế hoạch, chúng tôi lên đường vào ngày 2-11-1957.
Tôi lo chuẩn bị mọi mặt về y tế cho chuyến đi. Phó ban y tế trung ương đảm nhận việc chăm lo sức khoẻ thành viên trong đoàn đại biểu, trong khi đó tôi đến Moscow với tư cách bác sĩ riêng của Chủ tịch.
Giang Thanh đề nghị cho cả Lưu Huệ Mẫn đi theo, người đã điều trị cho Mao ở Thanh Đảo. Như thế đây là dịp đền đáp sự phục vụ trước đây của ông, ngoài ra sự có mặt của ông ở Moscow cũng chứng tỏ Chủ tịch, một người khuyến khích nền y học cổ truyền Trung Quốc. Sự cảm kích lúc đầu của bác sĩ Lưu nhanh chóng chuyển thành lo ngại. Ông rất sợ cái lạnh của Moscow, trong khi tôi không dám cam đoan khu nhà ở có đủ ấm hay không. Tuy bác sĩ Lưu ít hơn Mao vài tuổi nhưng sức khỏe kém, giống như các ông già khác, ông sẽ bị mất mặt nếu bị cảm lạnh ở Moscow. Thật là nhục nếu Chủ tịch ốm và ngay cả bác sĩ điều trị cho Chủ tịch cũng ốm luôn. Bác sĩ Lưu cũng sợ những chiếc áo bành-tô đồng phục nhồi bông phát cho mọi thành viên trong đoàn đại biểu sẽ không đủ ấm, ông muốn có một áo bành-tô lông, một cái mũ lông. Lưu đã cảm thấy nhẹ nhõm ra mặt khi Diệp Tử Long, người phụ trách hậu cần đã đáp ứng yêu cầu của ông.
Thế rồi, ông Lưu bắt đầu nghĩ đến cách chăm sóc sức khỏe cho Mao. Ông yêu cầu phải được trang bị đầy đủ dụng cụ và thuốc đề phòng tất cả những trường hợp có thể xảy ra, vì ở Liên Xô không có những loại thảo dược Lưu cần khi Chủ tịch ốm. Thảo dược của ông chất đầy ba cái thùng lớn, nhiều đến mức tuy đã được niêm phong ấy thế mùi hăng hắc của thảo dược vẫn bốc ra. Không những thế, bác sĩ Lưu lại nhất quyết yêu cầu đòi mang những thùng đó lên máy bay.
Chúng tôi phải điều đình và thoả thuận với nhau, bác sĩ Lưu chỉ mang theo lên máy bay một lượng thảo dược đủ dùng cho một tuần, còn ba chiếc thùng cũng như chiếc nồi đất để sắc thuốc sẽ được gửi sang Moscow trước trong một chuyến tàu hoả chở đầy tặng phẩm.
Chúng tôi cần một y tá để chăm sóc Mao trong trường hợp khẩn cấp. Tôi chọn Ngô Tự Tuấn – vợ Hứa Đạo – y tá trưởng giàu kinh nghiệm nhất mà tôi biết. Tuy nhiên Diệp Tử Long muốn cử một trong những y tá mà năm ngoái đã đưa Giang Thanh sang Moscow. Như vậy sẽ tiết kiệm được, vì đảng phải cung cấp quần áo mùa đông cho các thành viên trong đoàn, còn người y tá hộ tống Giang Thanh trước đây đã có sẵn quần áo. Nhưng ngược lại, cô ta không được đào tạo về y khoa. Lần này Giang Thanh ủng hộ tôi một cách bất thường, nói: “Một y tá giỏi cho Mao chủ tịch quan trọng hơn nhiều so với việc tiết kiệm một chút tiền bạc”. Thế là Ngô Tự Tuấn được bổ nhiệm vào nhiệm vụ này.
Liên Xô cũng cử một bác sĩ để chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch trên đường tới Moskova. Tôi phải tiếp đãi ông khách này trong thời gian ngắn ngùi ông lưu lại ở Bắc Kinh. Y tá trưởng, tôi và Lại Chu Liệt, phụ trách tài khoản đặc biệt của Trung Nam Hải đã dẫn ông ta tới Tư Đắc Quán, nhà hàng nổi tiếng món vịt Bắc Kinh quen thuộc. Vị bác sĩ này tỏ ra rất thích những món ăn Trung Hoa cùng rượu mạnh Mao Đài. Lúc đưa ông về sứ quán Liên Xô, tuy đã chếnh choáng, nhưng cũng rất mừng rỡ khi tôi tặng thêm cho ông một chai Mao Đài nữa.
Liên Xô dành cho chuyến bay chúng tôi hai chiếc máy bay Tu-104. Mao, Tống Khánh Linh, ông bác sĩ người Nga và tôi đi trên một chiếc, những người còn lại trong phái đoàn đại biểu khổng lồ của Trung Quốc đi chiếc thứ hai. Các chiêu đãi viên hàng không mang tới cho chúng tôi món trứng cá muối caviar, cá, khoai tây rán và sandwiches trong các chặng nghỉ để tiếp nhiên liệu giữa đường có quầy buffets nhiều món ăn cho đoàn. Mao chẳng giấu giếm mối ác cảm đối với những món ăn của người Nga, ông bảo: “Tôi chẳng thích món nào cả”. Ngay lúc mới khởi hành, ông bác sĩ Nga đã uống rất nhiều vodka, ông nói về tác hại của hút thuốc và lợi ích của uống rượu. Chặng đường còn lại của chuyến bay ông dành cho giấc ngủ để tỉnh rượu.
Nikita Khrushchev đón chúng tôi ở sân bay. Cùng đi với ông có Nikolai Bulganin, một người có bộ râu xồm đáng kính, có vẻ mặt u sầu và người bạn cũ của tôi, Anastas Mikoyan. Mikoyan chào đón tôi rất nồng nhiệt bằng tiếng Nga, vì không có phiên dịch nên tôi chẳng hiểu gì cả. Hình như ông ta nói gì đó về phương pháp điều trị bằng châm cứu mà tôi đã giới thiệu cho ông trước đây. Người phụ nữ duy nhất của Ban tiếp tân, bà Bộ trưởng Bộ văn hoá Yekaterina Furtseva, một phụ nữ trông rất khả ái, trạc 50 tuổi. Tôi không hiểu vì sao bà đi đi lại lại có vẻ tất bật như vậy.
Phái đoàn Trung Quốc, phái đoàn quan trọng nhất trong 64 đoàn đại biểu. Khrushchev tiếp Mao rất thân mật, đầy vẻ kính trọng. Ông đích thân đưa Mao vào nơi làm việc của mình trong điện Kremlin, mời Mao sau hội nghị có thể đi nghỉ lại ở một nhà nghỉ tại Moscow, hoặc đến bãi tắm Sochi bên bờ Biển Đen. Mao từ chối và ngay từ đầu đã tỏ ra thận trọng và lạnh lùng đối với Khrushchev. Ông vẫn còn tức việc Khrushchev đã phê phán Stalin. Gần như ngay sau khi chúng tôi đặt chân đến Moscow, Mao đã bắt đầu châm chọc người lãnh đạo đảng cộng sản Nga này. Khi chúng tôi đi từ sân bay vào thành phố, cũng giống như tôi, Mao nhận thấy dân chúng trên đường phố có vẻ chán chường, thiếu thiện cảm. Ngược hẳn với ở Trung Quốc, nơi mà lòng nhiệt tình cách mạng vẫn hừng hực dâng cao. Mao nói:
- Với chiến dịch chống Stalin, Khrushchev đã đánh mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Chẳng có gì lạ khi người dân ở đây đã mất hết nhiệt tình.
Người ta chuẩn bị cho Mao và những người tuỳ tùng của ông cực kỳ kỹ lưỡng. Đó là một lâu đài, nơi ở của hoàng hậu Katharina trước đây với những hành lang tạo thành những mê cung rộng lớn và những căn phòng gọn gàng, được trang trí bằng những đồ cổ cực quí. Dưới sàn là những tấm thảm nhung dày, trên trần cao có treo những chùm đèn sáng lấp lánh, còn những bức tường được trang trí bằng những bức tranh chân dung. Mao ở trong căn phòng lộng lẫy nhất là phòng ngủ của hoàng hậu Yekaterina. Căn phòng đó khá rộng và được bày biện tuyệt đẹp. Lần này, tuy không mang theo chiếc giường gỗ riêng của ông, nhưng vẫn khăng khăng dùng chiếc bô riêng, mặc dù đã có cầu tiêu xả nước ngay bên cạnh phòng tắm.
Diệp Tử Long, Vương Kính Tiên, Lâm Khắc, Lý Ẩm Kiều, vệ sĩ Tiểu Trương, hai người dầu bếp và tôi cùng ở với Mao trong lâu đài. Những thành viên còn lại trong đoàn đại biểu, trong đó có nhiều vị lãnh đạo đảng và chính phủ như Tống Khánh Linh, Đặng Tiểu Bình. Bành Chân, Bành Đức Hoài, Lỗ Đình Nghị, Dương Thượng Côn, Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mục cũng như những người hộ tống khác ở các khách sạn hoặc chia nhau ở trong sứ quán Trung Quốc. Tôi hầu như chẳng gặp họ. Lâm Khắc và tôi cùng ở trong một căn phòng thuộc một phần lâu đài. Tuy căn phòng này không lộng lẫy như phòng của Mao, nhưng cũng rất sang trọng. Người ta luôn luôn mang tới cho chúng tôi nào táo, cam, sô-cô-la, nước cam, nước khoáng và thuốc lá. Rất nhiều rượu, đủ các loại, còn món ăn thật tuyệt vời.
Mao rất phấn khích, sôi nổi, vui vẻ. Tuy chẳng thèm để ý đến sự xa hoa bao quanh, nhưng lại rất lưu tâm đến thái độ ân cần người ta dành cho ông và các đại biểu Trung Quốc. Ông so sánh rất sắc xảo với những gì đã chứng kiến vào năm 1949, khi ông sang hội đàm với Stalin. Ông châm biếm với nụ cười khinh bỉ:
- Các đồng chí thấy, bây giờ người ta tiếp đãi mình như thế đấy. Ngay tại đất nước cộng sản này, người ta cũng phân biệt rõ, ai là người có thế lực và ai là người yếu hèn. Đúng là bọn trưởng giả học làm sang!
Một lời nhận xét thật chua cay, tôi không thể tin được Mao có thể nặng lời như vậy.
Chúng tôi viếng lăng Lenin, đặt vòng hoa trước quan tài kính của Lenin và Stalin, một cảm giác bâng khuâng ập đến tôi. Thi hài của hai nhà lãnh đạo Liên Xô trông nhăn nhúm và khô khốc. Sau này tôi được biết chân tay của họ đã bị thối rữa, thay thế bằng sáp. Hồi đó tôi không thể ngờ rằng 20 năm sau tôi phải điều hành một nhóm bác sĩ bảo quản thi hài Mao.
Mao tỏ ra ít để tâm đến phong tục tập quán văn hoá Nga. Ông ngồi ăn một mình, thậm chí còn tách ra khỏi các thành viên trong đoàn đại biểu Trung Quốc. Trong mỗi bữa ăn. Ông có thể thoải mái chọn các món ăn từ vô số các món ăn Nga và Trung Quốc. Người ta đã điều cho ông hai đầu bếp Nga và một trong hai đầu bếp riêng của ông cũng rất thành thạo nghệ thuật nấu ăn phương Tây. Tuy vậy, Mao vẫn chỉ ăn những món ăn của Hồ Nam quê hương, do người đầu bếp mà ông ưa thích nấu. Tôi cũng hiểu được sự ưu ái ông dành cho các món ăn Trung Quốc, bởi vì chúng tôi cũng không thấy ngon miệng khi phải ăn những món ăn nặng nề của Nga. Bởi vậy, khi ông mời tôi đến ăn cơm vào buổi tối, tôi đã ăn rất thích thú, mặc dù tôi mới vừa ăn các món ăn Nga. Mao trêu tôi: “Tôi không nghĩ đồng chí vừa mới ăn xong”.
Một lần Mao đã vô tình động chạm vào đời sống văn hoá Nga một cách đáng xấu hổ trong chuyến viếng thăm này. Khrushchev đưa ông đi xem buổi trình diễn vũ ba-lê vở Hồ thiên nga. Tôi cũng đi theo và ngồi với hai chính trị gia này ở lô riêng của Khrushchev. Chúng tôi đến muộn, khi hồi thứ hai bắt đầu mở màn, Mao đã tỏ ra chán ngán. Từ trước tới nay Mao chưa bao giờ xem múa ba-lê của phương Tây và chưa ai chuẩn bị trước cho Mao, cho nên ngay từ đầu buổi diễn ông đã ngán ngẩm. Ông nói với Khrushchev:
- Tôi chịu không nhảy được như vậy? Toàn bằng đầu ngón chân. Thế còn đồng chí?
Nhà lãnh đạo Liên Xô cũng quả quyết là ông không thể nào nhảy bằng đầu các ngón chân như thế được. Hết hồi thứ hai Mao nói ông muốn về.
Mao quay sang hỏi tôi:
- Tại sao trong khi nhảy họ lại nhún trên các đầu ngón chân nhỉ? Thật là nực cười. Sao họ không nhảy như những người bình thường?
Tôi đoán rằng, Mao cố tình không đánh giá cao nền văn hoá Nga. Ông khoái chí khi chê được Khrushchev và những khiếm khuyết của Liên Xô.
Tới khi chúng tôi đến thăm lưu học sinh Trung Quốc đang học tại trường Đại học tổng hợp quốc gia Moskova mang tên Lomonosov, mới thấy Mao có vẻ quan tâm đôi chút. Bữa ăn trong các nhà ăn sinh viên ở đây khá hơn nhiều so với cơm rau đạm bạc bình thường của sinh viên ở trong nước. Các cư xá sinh viên ở Moscow cũng đầy đủ tiện nghi hơn hẳn ở Trung Quốc. Ở đây cứ hai sinh viên ở trong một phòng. Còn ở Trung Quốc, căn phòng này đủ cho tám người ở. Mao nói: “Chúng ta không thể so bì được”.
Thường thường, ban ngày ông tham gia các cuộc gặp mặt. Tối đến ông ở trong phòng một mình. Vì vậy, các thành viên trong ban tham mưu của ông có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Có lần, tôi và Lâm Khắc đi xem chương trình ca nhạc dành cho các đoàn đại biểu nước ngoài chúng tôi rất ưa thích. Những buổi tối, chúngn nghiêm túc với Giang quả là không thể được. Tôi tức tối trình bày việc đó với Mao.
Mao nói:
- Giang Thanh là một con hổ giấy. Nhiều việc cứ phải lờ đi, đồng chí đừng chấp. Các cô y tá cũng chẳng phải gì mà sợ. Đồng chí hãy nói với họ, tôi biết và đánh giá cao công việc của họ làm.
Giang Thanh cũng tức giận và chất vấn chồng về chuyện này. Một vệ sĩ nghe được Mao nói với vợ:
- Bà cũng biết câu nói: Nếu mẹ ốm quá 100 ngày, đến con đẻ cũng bỏ đạo làm con. Người ta làm việc chỉ để kiếm tiền, chứ không nghĩ đến việc phục vụ chu đáo đâu.
Lúc có mặt tôi, Mao trách vợ và khen các cô y tá. Nhưng trước mặt vợ, ông lại chỉ trích họ. Nhưng Mao có vẻ muốn thuyết phục vợ hoà giải với tôi.
Một lần Giang Thanh hỏi tôi khi những chuyện cãi vã giữa chúng tôi vẫn còn chưa chấm dứt:
- Đồng chí có biết tôi thường nhường đồng chí không?
Tôi trả lời không biết.
Bà tiếp lời:
- Đồng chí có những điểm mạnh và điểm yếu đáng chú ý. Đồng chí rất sáng suốt khi giải quyết các vấn đề và có hành động cương quyết. Cả Chủ tịch cũng đánh giá cao sự sáng suốt của đồng chí. Nhưng đồng chí là người trí thức kiêu căng. Nếu đã có ý định chẳng có gì ngăn cản nổi đồng chí. Thế nhưng Chủ tịch không cho phép tôi được khiển trách đồng chí. Đồng chí biết không?
- Không, tôi không hiểu đồng chí đang nói gì.
- Có lúc tôi không chịu được đồng chí. Nhưng Chủ tịch muốn giữ đồng chí lại, vì ông hợp đồng chí. Tôi và đồng chí là đồng minh, cả hai chúng ta đều làm việc cho Chủ tịch. Tôi đã nói những suy nghĩ của tôi. Thế đồng chí nghĩ gì về tôi?
Tôi đáp:
- Tôi chẳng có ý kiến gì. Nhưng tôi tin, với trình độ học vấn và lý lịch gia đình, tôi không thích hợp với công việc ở đây. Tôi vẫn hy vọng có ai đó có thể thay thế được tôi.
Giang Thanh càng bị kích động và mất kiên nhẫn:
- Chủ tịch sẽ quyết định về tư cách của đồng chí.
Một vệ sĩ nghe được cuộc đối thoại của chúng tôi. Anh ta nói với tôi sau khi tôi rời khu ở của Giang Thanh:
- Đồng chí bác sĩ Lý này, đồng chí Giang Thanh có vẻ muốn đối xử tử tế với đồng chí đấy. Cả Chủ tịch cũng giận đồng chí Giang Thanh. Mới đây tôi nghe được khi đồng chí ấy vừa ra khỏi phòng, Chủ tịch ca cẩm: “Tôi đang bận, bà cứ làm rối tung rối mù ở đây. Không thể cứ thế này mãi”.
Nhưng Giang Thanh vẫn tiếp tục gây rối. Phòng tắm vẫn chưa được giải quyết, bà vẫn tiếp tục chửi mắng các cô y tá, khiến họ nước mắt giàn giụa chạy lại giãi bày với tôi. Tôi chẳng biết phải làm gì nữa. Trưởng ban an ninh Vương Kính Tiên, một người có năng lực, đã thông báo cho tôi biết, công việc của ông ta chỉ được giới hạn trong vấn đề bảo vệ an toàn cho các vị lãnh đạo cao cấp. Và Diệp Tử Long cũng cho vấn đề phòng tắm của Giang Thanh không phải bổn phận của ông. Thế là tôi buộc phải sử dụng toàn bộ ngón võ miệng của mình để thuyết phục bà vợ của Chủ tịch ngủ tạm một đêm ở khách sạn. Cuối cùng bà đồng ý. Hệ thống nóng lạnh và vòi hoa sen lắp rất nhanh.
Giang Thanh vẫn chưa hài lòng. Bây giờ lại ca cẩm xung quanh khu nhà ở quá ồn ào. Tất cả cán bộ cơ sở, nhân viên an ninh cùng với bộ phận nhà bếp phải chuyển xuống khu nhà dưới chân đồi, đường xá quanh khu đồi cấm xe cộ qua lại, chỉ để làm vừa lòng bà ta.
Trong hội nghị đảng ở Nam Ninh có các cán bộ đảng toàn quốc và các tỉnh tham gia. Hội nghị khai mạc vào ngày 11-1-1958 và ngay từ ngày đầu tiên một bầu không khí căng thẳng đã bao trùm hội nghị. Những người dự hội nghị như bị kích dộng, đa số người soạn thảo kế hoạch kinh tế của đảng đều cho dự định đuổi kịp Anh trong 15 năm của Mao là ảo tưởng. Còn Mao trong 11 ngày này đã phải mất rất nhiều thời gian để chống lại những cán bộ kế hoạch, phát triển và tài chính. Chỉ có rất ít người không bị Mao đụng tới, ngay cả Chu Ân Lai và Trần Vân cũng không thoát khỏi sự chỉ trích của ông.
Bốn ngày sau buổi khai mạc, uỷ viên dự khuyết bộ chính trị Trần Bá Đạt gọi tôi vào phòng ông ở khách sạn. Trần bị cảm muốn nhờ tôi điều trị. Thực ra ông muốn trở lại Bắc Kinh, nhưng đang bị Mao chỉ trích, sợ rời cuộc họp sẽ bị quy kết tự ý bỏ hội nghị. Trần cũng bị mất ngủ. Phòng trên buồng ông ở có một ai đó làm ồn cả đêm, ông muốn nhờ tôi xem ai ở trên đó mà cứ đi đi lại lại bình bịch trên sàn như vậy. Nhưng người đi đi lại lại cả đêm cũng có thể một lãnh đạo cao cấp, tôi chẳng có quyền hạn gì ngăn cấm bất cứ ai trong khách sạn này cả. Tôi hỏi ra, người ở trên phòng đó là Bạc Nhất Ba, Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế nhà nước, cũng đang bị Mao chĩa mũi súng, căng thẳng thần kinh cả đêm không ngủ được nên cứ đi đi lại lại trên đầu Trần Bá Đạt.
Hoàng Kính, chồng cũ của Giang Thanh, chủ tịch Uỷ ban Kinh tế và Kỹ thuật, chịu trách nhiệm về vấn đề phát triển công nghệ phải chịu khuất phục trước áp lực của Mao. Gần đến khi kết thúc hội nghị, Kha Thanh Thế, thị trưởng thành phố Thượng Hải đã yêu cầu tôi khám cho Hoàng Kính. Sau nhiều lần bị Mao công kích gay gắt, ông ta đã có những biểu hiện không bình thường.
Hoàng Kính nằm trên giường, nhìn trừng trừng lên trần nhà và lảm nhảm những câu khó hiểu. Ông ta van xin tôi: “Cứu tôi với! Cứu tôi với!”
Dương Thượng Côn thu xếp cho ông ta đi điều trị ở thành phố Quảng Châu gần đó. Lý Phú Xuân, phó thủ tướng và chủ tịch Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Tập Trọng Huân, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước đưa Hoàng Kính đi. Trên máy bay ông ta cũng có những cử chỉ kỳ lạ. Ông quì xuống và đập đầu xuống sàn trước mặt Lý Phú Xuân, van xin Lý hãy thả ông ra, tha mạng cho ông. Ông được đưa vào một bệnh viện quân y ở Quảng Châu, bị gẫy một chân trong một lần ông định trốn viện. Sau đó tôi không nghe được tin tức gì về ông nữa. Mãi sau này tôi mới biết ông chết vào khoảng tháng 11-1958.
Thái độ của Mao rất trái ngược đối với những người ông đã làm cho họ căng thẳng. Sau vài lần nổi giận, ông bắt đầu tỏ ra nhũn nhặn, tử tế, thậm chí lúc bế mạc hội nghị, còn tự bỏ sự phân biệt cấp trên cấp dưới thường ngày. Ông dự liên hoan bữa trưa tổng kết hội nghị, tỏ vẻ khoái khẩu món đặc sản “Long Đả Hổ” được nấu từ thịt rắn độc (tượng trưng cho rồng) và thịt mèo rừng (tượng trưng cho hổ). Món “đặc sản” này rất béo, khó nuốt, vậy mà Mao cứ khen ngon.
Hôm sau, Mao đi bơi ở sông Vĩnh Giang, chảy qua phía trước thành phố. Nhiệt độ của nước khoảng 20 độ C nghĩa là rất lạnh đối với việc bơi lội. Mao cứ nhất quyết đòi bơi, tôi phải đi tháp tùng. Như thường lệ, ông ngâm mình một tiếng liền dưới nước và đến ngày hôm sau bị ho và sổ mũi.
Lại một lần nữa, ông chỉ nghe theo lời khuyên của bác sĩ khi ông cảm thấy bệnh trở lên nghiêm trọng. Thế nhưng sau khi uống thuốc ông bình phục rất nhanh.
Tiếp theo hội nghị ở Nam Ninh là hàng loạt những cuộc họp đảng do Mao triệu tập trong những tháng tiếp theo. Với những lời châm chọc, động viên, phỉnh phờ, kể cả giận dữ, Mao tìm cách đưa đảng đi theo đường lối của ông. Đầu tiên ông buộc tội những cán bộ tỉnh, sau đó ông buộc tội những người soạn thảo kế hoạch kinh tế đã làm cho nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Tuy nhiên cứ sau mỗi cuộc họp, những chỉ tiêu kế hoạch lại được nâng lên một chút và đến khoá họp thứ hai của Đại hội đảng lần thứ VIII vào tháng 5 năm 1958. Mao đã chuẩn bị xong kế hoạch Đại nhảy vọt của ông.

Truyện Chương 7 Lời nói đầu Sơ lược tiểu sử tác giả Chương 1 Chương 1 (tt) Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Sơ lược tiểu sử tác giả Chương 1 Chương 1 (tt) Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 31 Chương 32 Chương 34 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 46 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 & 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 44 Chương 46 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 & 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92