Chương 7

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 59

     au cuộc họp với Bành Chân và Lục Đỉnh Nhất, Mao trở nên cáu kỉnh và cảnh giác. Ngay cả những viên thuốc ngủ cũng không thể giúp được gì. Mao làm việc 24 giờ một ngày, cho tới khi kiệt sức hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng tới khẩu vị, cả ngày ông ăn có một bữa và ăn rất ít. Tôi tăng một chút liều lượng trong thuốc ngủ cho ông. Việc này làm tôi không yên tâm, nhưng càng lo hơn khi biết con người ta càng có tuổi càng ít ngủ. Sau một tuần lễ, khẩu vị và giấc ngủ của Mao trở lại bình thường, tôi bắt đầu bình tâm.
Ngay lúc sự mối lo nghề nghiệp của tôi đang giảm đi, tôi đụng phải vấn đề mới với Trương Ngọc Phượng.
- Chủ tịch nghĩ rằng ban đêm có ai đó ở trên trần nhà. Đêm đêm ông nghe thấy trên trần có một tiếng động di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.
Tôi gần như bật cười. Vâng, chuyện vô lý. Làm thế nào người ta có thể chui vào trần nhà được? Chủ tịch được bao bọc bởi một bức tường an ninh chắc chắn. Nhưng Trương Ngọc Phượng không yên tâm, huống chi Mao.
Tôi biết, người chẳng có thể chui thể trong trần nhà? Chuột hoặc mèo hoang? Một anh bảo vệ nhớ lại điều này, khi thảo luận biện pháp an ninh cho Mao. Người lính này đã để ý nhìn thấy dấu chân, có thể thuộc mèo hoang.
Bảo vệ đặt bẫy, dùng cá làm mồi. Ngày thứ hai chiến công đã không phụ công sức của họ. Bắt được hai con mèo rừng - Con lớn to gần bằng con báo con, còn con kia bằng con mèo nhà to. Biệt thự ở Vũ Hán xây dựng trong một cánh rừng, dành cho Mao và thường bỏ hoang. Những con mèo rừng lang thang cũng tận dụng cơ hội này, chẳng ai biết.
Khi người ta trưng bày những con vật chết cho mọi người xem, tôi nghĩ, giờ đây chắc Mao yên tâm. Nhưng sự lo sợ không dễ mất đi. Mao vẫn còn bồn chồn lo lắng, ông cho vẫn còn ai đó trên trần nhà. Mao đòi đi ngay.
Sau vài giờ bẫy được mèo rừng, chúng tôi đã trên đường đến Hàng Châu.
Mao chưa trở lại bình thường ngay cả khi ở Hàng Châu. Tôi cảm nhận, dù không có tin tức cụ thể, nhưng tin bầu không khí chính trị không được cải thiện. Ngay sau khi đến, tôi hiểu, Mao gọi Diệp Quần từ Quý Châu, nơi bà và Lâm Bưu thường ở đó.
Ngày hôm sau, Diệp Quần bay đến, ngồi lại với Chủ tịch sau cánh cửa kín ba giờ liền, sau đó quay về. Không ai có mặt trong cuộc trao đổi mật, Mao và Diệp Quần không thông báo cho bất kỳ người nào của Nhóm Một biết họ bàn về cái gì. Chính trong ngày hôm ấy, trong bữa cơm chiều cùng ăn với Chủ tịch, ông bảo:
- Tôi không biết Đặng Tiểu Bình điều hành Ban bí thư Trung ương kiểu gì ráo trọi! - Mao nói trong bữa ăn - Chỗ ông ta có nhiều người tôi rất khả nghi, bây giờ tôi nghi cả ông ấy. Bành Chân khả nghi số một. Bành Chân kiểm soát đảng bộ thành phố Bắc Kinh chặt đến nỗi không ai có thể xuyên qua dù một lỗ nhỏ, thậm chí dùng kim hay giỏ giọt nước cũng không qua nổi. Lục Đỉnh Nhất kiểm soát Ban Tuyên giáo chặt chẽ như quản ngục, không cho một bài viết tả khuynh nào thoát lưới kiểm duyệt. Lại cả La Thuỵ Khanh, người ra sức quấy đảo ngăn cản khẩu hiệu “Lấy chính trị làm thống soái”, lại còn tuyên truyền chủ nghĩa cơ hội. Cả Dương Thượng Côn bận rộn thu thập và phổ biến những tin tức.
Từ khi phát hiện hệ thống nghe lén, Mao quy kết Dương Thượng Côn làm gián điệp, cả bí thư trung ương nữa, Đặng Tiểu Bình, Mao giận dữ kết luận.
Những ngày sau, Giang Thanh gặp Mao. Tôi để ý, bà bắt đầu thay đổi từ năm 1962 nhưng bây giờ thay đổi hoàn toàn. Bà bước những bước chắc nịch, lưng cố giữ thẳng, không nhận thấy một chút biểu hiện nào bệnh tật của bà trước đây. Giang Thanh phớt lờ sự có mặt của tôi, đôi khi kiêu kỳ nghiêng đầu khẽ gật khi đi ngang qua hoặc chạn trán nhau. Gần đây bà giảm người phục vụ, còn một y tá, một cần vụ và một vệ sĩ người Thượng Hải. Bà cũng hết phàn nàn về sức khoẻ, cô y tá của bà nói với tôi trong lúc chờ bà quay ra. Giang Thanh giờ đây chẳng quan tâm ánh đèn quá sáng, tiếng ồn và gió lùa. Cơn đau đầu cũng tan biến. Bà không đeo cả hoa tai, cũng chẳng cần bác sĩ phục vụ nữa.
Cuộc viếng thăm chồng thật ngắn ngủi, Giang Thanh ngay lập tức đi Thượng Hải. Vài ngày sau, bà đến lần thứ hai, tôi hiểu, họ có chuyện gì đang bàn luận.
Lâm Bưu và Giang Thanh liên minh với nhau. Hai người triệu tập ở Thượng Hải một cuộc họp từ 2 đến 20 tháng 2-1966, để thảo luận sự phát triển văn hoá nghệ thuật do quân đội ủng hộ. Giang Thanh tham khảo ý kiến Mao, báo cáo về cuộc họp. Mao đưa tôi đọc qua các tài liệu tóm tắt.
Bài phát biểu có lẽ do chính Chủ tịch viết. Đó là cuộc tấn công vào Lục Đỉnh Nhất, cảnh cáo rằng từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân “trong lĩnh vực văn hoá, hầu hết các giáo sư như một lực lượng đen tối, mưu toan thống lĩnh chính sách của chúng ta”. Cái làm tôi ngạc nhiên không phải vì nội dung văn kiện mà là mối quan hệ mới giữa Giang Thanh và Lâm Bưu: Con đường của vị nguyên soái đi đến quyền lực phải qua tay vợ Chủ tịch. Lâm Bưu chiếm được sự ủng hộ của Mao, bằng cách o bế, lấy cảm tình của vợ Mao trước tiên. Một cách thường dùng trong lịch sử Trung Quốc, đó là con đường lắt léo, tôi chưa khi nào tin vào những người theo con đường ấy. Lâm Bưu muốn đưa vợ Chủ tịch đến quyền lực. Ngay từ buổi đầu, tôi đã khó chịu, vì khi đạt được quyền lực Giang Thanh có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Tôi chưa gặp Lâm Bưu bao giờ, thậm chí chưa một lần giáp mặt. Mặc dù Lâm Bưu nắm ging từ chối, ông bảo, không tin tưởng những cuộc diễn tập quân sự.
Mao đã chứng kiến vài buổi tập trận, cuộc tập trận lần này lại chứng minh hùng hồn cho thuyết của Lâm Bưu, “con người và lý tưởng còn quan trọng hơn cả vũ khí”. Một tiểu đội chiến sĩ tay không đánh chiếm được cả một toà nhà năm tầng làm Mao rất hài lòng. Cuộc tập trận đã khiến ông nhìn nhận rằng, chính nước Trung Hoa lạc hậu và kém phát triển có thể chiến thắng được kẻ thù mạnh nhất, được trang bị tối tân nhất, kể cả kẻ thù hùng mạnh to lớn ở phương Bắc. Mao nói với La Thuỵ Khanh sau khi xem xong:
- Liên Xô là người khổng lồ, nhưng không phải là không có điểm yếu. Chừng nào chúng ta biết cách chống người khổng lồ, chừng đó chúng ta không có gì phải sợ dù chúng to lớn và hùng cường đến đâu.
Nhưng Mao cũng biết, La Thuỵ Khanh yêu cầu hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, bác bỏ thuyết của Lâm Bưu. Có lần Mao nói đùa:
- Đối với La Thuỵ Khanh, chỉ có quần áo mặc trên người có giá trị, ngoài ra chẳng còn có gì nữa.
Tôi được biết thêm về chuyện phiền toái của La Thuỵ Khanh qua tài liệu của hải quân do Uỷ ban quân sự chuyển cho Mao và bây giờ được Uông Đông Hưng mang từ Hàng Châu về. Vợ Lâm Bưu, Diệp Quần, đã phát động chiến dịch công kích La Thuỵ Khanh. Tháng 11-1965, trước khi Uông Đông Hưng được triệu về Bắc Kinh ít lâu, bà ta bay đến Hàng Châu tố với Mao rằng La Thuỵ Khanh cưỡng lại khẩu hiệu “Lấy chính trị làm thống soái” của chồng bà.
Mao đứng về phía Diệp Quần. Ông đã ghi trong tài liệu mà Uông Đông Hưng đưa cho tôi xem:
- Kẻ nào không công nhận lấy chính trị làm thống soái, chỉ biết dẻo mồm kiểu ấy, kẻ đó đã tuyên truyền cho chủ nghĩa cơ hội. Chúng ta phải cảnh giác trước thái độ này.
Chính uỷ không quân Vũ Từ Tuấn đã liên kết với Diệp Quần chống lại La Thuỵ Khanh, quả quyết rằng, ngay từ đầu La Thuỵ Khanh đã phản đối việc bổ nhiệm Lâm Bưu làm người thay thế Bành Đức Hoài, bây giờ lại đòi Lâm Bưu từ chức. Khi Lâm Bưu ốm, không thể thường xuyên gặp La Thuỵ Khanh như quy định. La Thuỵ Khanh nói rằng:
- Nếu đồng chí ấy hay ốm như vậy, làm sao đảm đương được việc gì? Nên có một người khác đảm nhận công việc của đồng chí ấy. Đừng đứng cản đường người khác.
La Thuỵ Khanh bực về tham gia trực tiếp vào chính trị của Diệp Quần, khuyên bà ta nên quan tâm nhiều hơn đến ông chồng mắc bệnh kinh niên. La cho rằng, nếu sức khỏe của Lâm Bưu tốt hơn, ông có thể chuyên tâm hơn vào những công việc quan trọng trong Bộ quốc phòng. Vũ Phát Tiên khẳng định, La Thuỵ Khanh tìm cách để Lâm Bưu từ chức, nên La Thuỵ Khanh đã thuyết phục Lưu Nha Lâu, tổng tư lệnh không quân, tác động đến Diệp Quần để bà khuyên chồng nghỉ hưu. La Thuỵ Khanh từng tranh luận: “Ai cũng đến lúc phải rút khỏi chính trường, cả Lâm Bưu cũng vậy”. Chính La Thuỵ Khanh muốn đoạt cái ghế trong Uỷ ban quân sự của Lâm Bưu. Nếu Diệp Quần thuyết phục được chồng từ chức, La hứa sẽ có trọng thưởng. Chuyện này thực hư ra sao tôi không rõ.
Diệp Quần và Vũ Phát Tiên không chấp nhận đề nghị của La Thuỵ Khanh, còn Mao lại đứng về phía hai người này. Giữa tháng 12-1965, La Thuỵ Khanh bị tước hết tất cả những chức vụ quan trọng trong quân đội.
Đối với tôi việc La Thuỵ Khanh bị hạ bệ báo hiệu một điều chẳng lành.
Qua Uông Đông Hưng, tôi nhận thấy Chu Ân Lai, người đứng ra bênh vực La Thuỵ Khanh trong vụ này và bất đồng với Lâm Bưu, cũng tỏ ra lo lắng. Thủ tướng Chu Ân Lai yêu cầu Uông Đông Hưng phải khẩn cấp trở về Bắc Kinh. Hàng ngày Chu giải quyết hầu hết công việc của chính phủ. Đầu năm 1964, Chu Ân Lai đã phàn nàn với Uông Đông Hưng về tình hình thiếu nhân sự có khả năng điều hành công việc hành chính ở cấp cao nhất trong chính phủ, Chu nói “Chúng ta rất thiếu những người có năng lực”. Bành Chân lo về công việc hành chính của đảng, La Thuỵ Khanh đảm nhiệm công việc hành chính của quân đội, còn Chu Ân Lai lo về chính phủ. Bây giờ, Bành Chân và La Thuỵ Khanh đều bị công kích, nên Chu ân Lại lo ngại việc ổn định tình hình ở Bắc Kinh sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Ông giục Uông Đông Hưng phải nhận chức vụ mới càng sớm càng tốt. Nhưng Uông đã cố tình ở lại Giang Tây cùng với các nhân viên Nhóm Một đến tháng 4-1966.
Tôi cảm thấy vui vì được ở lại, bởi trong hoàn cảnh này, chẳng ai có thể biết trước cái gì sẽ chờ tôi khi trở về Bắc Kinh?
Chẳng bao lâu sau, tôi cũng biết. Sau khi Uông Đông Hưng quay lại được ít hôm - tôi vẫn chưa hoàn toàn nắm bắt được hết những biến động chính trị - tôi bị Mao gọi về.
Hôm ấy là ngày 1 tết dương lịch năm 1966, các nhân viên Nhóm Một muốn được ăn mừng ngày lễ kha khá một chút. Buổi sáng, tôi và y tá trưởng Ngô Tự Tuấn vật lộn với mưa lạnh và bùn lầy để tới làng Uông Đông Hưng đang ở. Chỉ những người thành thị chúng tôi mới tổ chức đón năm mới dương lịch, vì nông dân trong làng vẫn cứ theo tết âm lịch. Đối với họ, dương lịch không có ý nghĩa gì.
Uông Đông Hưng chỉ thị cho chúng tôi chuẩn bị thứ bánh cổ truyền mà người ta hay làm vào dịp Tết Tây. Một số người chúng tôi băm thịt và trộn nhân bánh, số khác nhào bột hoặc nặn bánh. Khi chúng tôi làm gần xong, bỗng nhiên một nhân viên an ninh của huyện Thang Nghiên xộc vào phòng. Anh ta thở hổn hển và mồ hôi mồ kê vã ra như tắm. Có người nào đó nói đùa:
- Làm gì mà nhắng lên thế. Đủ bánh mà.
Anh ta kéo tôi, Uông Đông Hưng và Ngô Tự Tuấn ra một bên, nói:
- Tôi cố gọi điện cho các đồng chí suốt hai tiếng đồng hồ liền mà không được.
Lúc ba giờ sáng anh ta nhận được một cú điện thoại của tỉnh uỷ tỉnh Giang Tây. Chủ tịch bị ốm, ông đang ở Nam Xương, thủ phủ của tỉnh. Y tá Ngô Tự Tuấn và tôi phải lập tức đến chỗ ông.
Đi bằng xe Jeep cũng phải mất 11 hoặc 12 tiếng mới tới nơi. Chúng tôi phải lập tức khởi hành.
Tôi muốn quay lại Thạch Tư để gói ghém một ít đồ, nhưng Uông Đông Hưng cấm, bảo, mọi thứ cầnữ một số chức vụ cao, nhưng sống ẩn dật, ít có mặt nơi làm việc, thậm chí không đến Thiên An Môn dự lễ ngày 1-5 hay quốc khánh. Trong “Hội nghị 7000 cán bộ” tôi ngồi sau hậu trường, nghe bài phát biểu của ông ta. Đó là lần duy nhất tôi nhìn thấy lưng ông. Nhưng ông, một trong mười nguyên soái nổi tiếng, xuất sắc, mạnh mẽ, cương quyết và tàn bạo. Trước kia, tôi ngưỡng mộ thiên tài quân sự của vị tướng quân. Giờ đây, liên minh của Lâm Bưu với Giang Thanh cho phép tôi có điều kiện gặp ông thường xuyên.
Tháng 3-1966, ngay sau khi thăm chồng, Giang Thanh bị cảm, gọi tôi đến Thượng Hải.
Mao động viên:
- Tôi sẽ đến Thượng Hải ngay - ông ta nhắc - Chẳng thích thú gì ở lâu một chỗ.
Chứng hoang tưởng cục bộ của ông lại xuất hiện. Sau vài ngày ở đâu đó, ông bắt đầu lo ngại, yêu cầu đi tiếp, ngay ở Hàng Châu ông cũng cảm thấy không an toàn.
Sự thay đổi trong vai trò tham gia chính trị đã giúp chứng suy nhược thần kinh của Giang Thanh giảm nhiều, chính bà cũng xác nhận, chỉ cảm cúm qua loa, chẳng có gì nghiêm trọng. Nhưng ngay ngày hôm sau tôi đến Thượng Hải, Lâm Bưu đã xuất hiện. Lâm bảo, nghe tin Giang Thanh mệt, ông đến thăm.
Đây là lần đầu tiên tôi gặp Lâm Bưu. Ấn tượng đầu tiên với tôi là bộ quân phục ông mặc. Bộ quân phục may vừa khít như dán sát thân hình ông. Lâm Bưu vào phòng đón tiếp cùng với viên thư ký tháp tùng, cởi chiếc áo khoác dạ. Ông gầy gò, dáng người nhỏ thó, nước da xanh xám. Chiếc mũ vải mềm bộ đội Lâm Bưu không bao giờ rời, thậm chí trong phòng khách để che cái đầu lơ thơ dăm sợi tóc. Ông đi đôi ủng da dày. Lâm Bưu chỉ khẽ gật đầu về phía tôi, không nói một lời nào, đến chỗ Giang Thanh. Mắt ông ta đen đến mức, dường như con ngươi và mống mắt hoà vào nhau, toát lên vẻ thần bí.
Giang Thanh ra lệnh không ai được phiền nhiễu, cả hai đàm luận trong vài giờ trong phòng đóng cửa kín. Khi đó, tôi nói chuyện với thư ký của nguyên soái, Lý Văn Phúc, qua anh ta tôi cũng biết vài thứ về thói quen và quá khứ của Lâm Bưu. Lâm Bưu và Giang Thanh có nhiều cái giống nhau. Lâm Bưu cũng mắc chứng suy nhược thần kinh, sợ gió và ánh sáng đến nỗi rất ít ra khỏi nhà. Giống như Giang Thanh, việc cuốn hút vào chính trị làm ông năng động lên. Căng thẳng đã biến mất. Bệnh tật Lâm Bưu, như tôi đoán, chủ yếu là chính trị.
Nhưng ông vẫn thường ốm đau. Tôi phát hiện điều này vài tháng sau, tháng 8-1966, khi Cách mạng văn hoá đến cao trào điên loạn, Lâm Bưu đã leo lên đỉnh cao quyền lực, Uông Đông Hưng cố gắng xây dựng liên minh với Lâm, người mà Mao dự kiến thừa kế ông. Lâm Bưu ốm, Uông yêu cầu tôi đi cùng tới thăm nguyên soái trong tư dinh ở Mao Tần Vũ.
Khi dẫn chúng tôi vào buồng, Lâm Bưu ngồi trên giường, trong vòng tay vợ và đầu ép vào ngực bà. Ông khóc, Diệp Quần an ủi, động viên như dỗ dành một đứa trẻ. Chỉ một điều này tức khắc làm thay đổi cách nhìn của tôi về Lâm Bưu - từ vị tư lệnh quân đội tài năng, cứng rắn ông biến thành kẻ thiếu tự chủ, kém bản lãnh. Hai bác sĩ Hứa Định và Vương Thế Vinh xuất hiện ngay sau khi chúng tôi đến. Diệp Quần đưa Uông Đông Hưng và tôi sang phòng khách, để các bác sĩ mới tới khám bệnh chồng bà. Họ phát hiện ra nguyên soái có sỏi thận, đưa thuốc cho ông. Cơn đau giảm nhanh chóng, ông trở lại bình thường, nhưng cái nhìn của tôi về ông không thay đổi. Việc sỏi thận đi xuống niệu quản thường gây rất đau đớn, nhưng tôi cho rằng, vị nguyên soái cần dũng cảm nén cơn đau mới đúng.
Trong khi chúng tôi đợi, Diệp Quần kể về chồng. Lâm Bưu năm 1940 nghiện thuốc phiện, sau chuyển sang morphine. Cuối năm 1949, ông sang Liên Xô điều trị. Bệnh nghiện hết, nhưng tính tình thay đổi. Lâm Bưu sợ ánh sáng, sợ gió nên ít khi ra ngoài, vì thế thường không đi hội họp. Tiếng nước chảy cũng gây cho ông đau đớn. Ông nói chung ít uống nước, Diệp Quần thường thả thịt viên vào nước, cho chồng vừa ăn vừa uống, giúp cơ thể ông nhận được nước bằng cách ấy.
Lâm Bưu không bao giờ dùng nhà cầu. Khi phát sinh cần thiết, ông dùng bô do vợ để ở nhà kho, đôi khi són ra cả quần lót, vợ phải thay giúp.
Tôi thật sự choáng váng, kinh ngạc. Lâm Bưu rõ ràng mắc bệnh tâm thần, nhưng Mao đưa Lâm Bưu lên bậc thang cao nhất của quyền lực. Chẳng bao lâu nữa, người ta sẽ chào đón ông như “người bạn chiến đấu thân thiết, gần gũi nhất” của Chủ tịch. Liệu có xảy ra điều bất hạnh gì không, một khi Lâm Bưu trở thành người lãnh đạo tối cao dân tộc.

*

Tôi ở lại Thượng Hải đến tháng Ba sau khi Giang Thanh khỏi bệnh, tại đây tôi trở thành người chứng kiến các hoạt động chính trị của bà. Lần lượt đến thăm bà là những người mang khuynh hướng cực tả, cuộc gặp gỡ tiến hành sau cánh cửa đóng chặt, sự bí mật được dấu kín, một âm mưu gì đó rất đáng ngờ. Diêu Văn Nguyên, Ban Tuyên giáo Thượng Hải viết bài phê phán Ngô Hàm về vở kịch Hải Thuỵ Từ Quan, người không được Lâm Bưu tin cẩn, đã tự im hơi lặng tiếng với vợ Chủ tịch. Thích Bản Ngư, người giữ chức giám đốc Tổng thư ký Văn phòng Trung ương, tiếp theo Quan Phong, kẻ cực tả trong ban biên tập tạp chí Hồng Kỳ.
Mao đến Thượng Hải hôm 15-3-1966. Hai hôm sau ông triệu tập một phiên họp mở rộng thường vụ Bộ chính trị, tiến hành cuộc nói chuyện về những kết luận của Giang Thanh, trong lĩnh vực đại học, học viện và giáo dục, do các phần tử trí thức tư sản chiếm ưu thế, trong nhiều năm đã huỷ hoại tất cả những cái gì còn lại của văn hoá. Để phân tích Mao dẫn ra vở kịch của Ngô Hàm, tác giả vở kịch gây tranh cãi lớn trong dư luận “Hải Thuỵ Từ Quan”, giáo sư sử học Giang Bật Dương, Đặng Tường và chủ tịch Mặt trận thống nhất của thành phố Bắc Kinh Liêu Mạt Sa. Những trí thức đầu ngành này là đảng viên cộng sản, Mao nói, nhưng họ lại là đảng viên Quốc dân đảng trong ý nghĩ và tư cách. Ông đề nghị bắt đầu cuộc Cách mạng văn hoá trong văn hoá, lịch sử, luật học, và kinh tế. Tôi quá ngây thơ để tin rằng cuộc “cách mạng” này chỉ bó gọn trong lĩnh vực văn hoá và tưởng rằng mình biết cách đứng ngoài trận cuồng phong.
Cuối tháng 3-1966, vài ngày sau cuộc họp Bộ chính trị mở rộng, tất cả chúng tôi còn ở Thượng Hải, Mao mấy lần gặp Giang Thanh, Khang Sinh và Trương Xuân Kiều. Mao nói với họ muốn huỷ bỏ “Dự thảo báo cáo tháng Hai” của Bành Chân. “Dự thảo” làm rối tung đường lối giai cấp của đảng. Mao muốn Thành uỷ Bắc Kinh, do Bành Chân lãnh đạo, Ban Tuyên giáo do Lục Đỉnh Nhất nắm, và “Tiểu tổ Ngũ Nhân của Cách mạng văn hoá” gồm Bành Chân, Lục Đỉnh Nhất, Khang Sinh, Chu Dương và Ngô Lĩnh Hy phải giải tán, Mao nhấn mạnh, có khá nhiều nhân vật đáng nghi ngờ trong ba tổ chức trên. Mao muốn thúc đẩy, mở rộng Cách mạng văn hoá.
Mao quyết định tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất giành lấy Ban thường vụ Bộ chính trị, phê bình những trí thức đầu đàn. Hướng thứ hai - bồi dưỡng thế hệ kế nhiệm, những người nằm ngoài Ban thường vụ Bộ chính trị và quan chức đảng, tập hợp quanh thành những đồng minh gần gũi nhất của ông như Giang Thanh và Khang Sinh, nhóm này sẽ vạch mặt kẻ thù của Mao kể cả trong Ban thường vụ Bộ chính trị và Ban Bí thư trung ương đảng. Hành động này không ai có thể lường trước sẽ như thế nào. Từ trước đến nay, chưa bao giờ Mao ra đòn với các nhân vật cao cấp như thế này.
Đầu tháng 4-1966 chúng tôi trở về Hàng Châu. Ở đó Mao triệu tập cuộc họp mở rộng Thường vụ Bộ chính trị. Trong cuộc họp, Mao công khai mở rộng phê phán kể cả người đứng đầu thành đảng bộ Bắc Kinh, Bành Chân. Bằng cách từ chối đọc và bình luận bản “Dự thảo báo cáo tháng Hai” của Bành Chân, bản dự thảo yêu cầu hạn chế thảo luận phê phán những vấn đề học thuật, Mao đã giăng bẫy để Bành Chân đào hố tự chôn mình. Bây giờ Chủ tịch công khai buộc Bành Chân vào tội có quan điểm chống đảng và Mao đòi giải thể “Tiểu tổ Ngũ nhân Cách mạng văn hoá” và hình thành nhóm lãnh đạo mới. Cuộc họp tháng Tư trong bầu không khí cực kỳ căng thẳng.
Tôi cảm thấy mình trong vòng nguy hiểm. Nhóm Một thay đổi nhiều, khác xưa, tôi không hiểu và cũng không tin những người mới. Mao trở thành khó tiếp cận sau bức tường, được chặn đứng bởi người đứng đầu an ninh mới, Khắc Kỳ Hữu. Uông Đông Hưng vẫn chưa thấy quay lại, tôi không gặp Uông từ buổi chia tay ở Nam Kinh ngay sau tết. Không có Uông bảo vệ, tôi dường như lạc trong biển cả.
Tôi cần gặp Uông Đông Hưng đang họp ở Hàng Châu, hỏi xem có biết những chuyện gì đang xảy ra không và nhờ Uông có vấn. Tôi muốn khuyên Uông trở về Nhóm Một.
Một đêm khuya, tôi đến tìm Uông ở khách sạn Chí Linh. Khi tôi đến, ông đang trao đổi với thủ tướng Chu Ân Lai. Thấy tôi, thủ tướng khó chịu, không vui, hỏi:
- Anh có biết bây giờ mấy giờ không? Sao anh đến muộn thế này.
- Tôi muốn báo cáo cho đồng chí Uông Đông Hưng về sức khoẻ của Chủ tịch, chúng tôi mấy tháng rồi chưa gặp nhau.
- Vì sao phải báo cáo vào đêm khuya thế này? - Chu ngạc nhiên.
- Tôi đề nghị anh ta đến, thưa thủ tướng - Uông Đông Hưng can thiệp để yên lòng Chu.
- Thôi được, nhưng nhanh lên - Chu đồng ý - Đồng chí Khang Sinh và Trần Bá Đạt cũng đang ở đây. Chúng tôi không thể bắt họ chờ - Chu quay sang tôi - Khi xong việc, đề nghị đồng chí nhanh chóng quay về nhà khách Vương Trung.
Tôi không ngờ Chu Ân Lai có thể dễ nổi cáu đến thế và tự giải thích tính khí của Chu phát sinh do những lo lắng trầm trọng về chính trị. Khi tôi hỏi Uông cái gì đã xảy ra, ông từ chối trả lời.
- Anh biết đủ rồi - Uông đáp - Cái này dính đến quyền lực trung ương. Tốt hơn cả, anh đừng hỏi thêm nữa. Hãy kể cho tôi nghe sức khoẻ của Chủ tịch.
Tôi đoán, chắc đang có cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt khó hiểu, dễ gì biết được. Tôi kể cho Uông Đông Hưng về sức khoẻ Mao, yêu cầu Uông quay về phụ trách Nhóm Một. Tôi giải thích, Trương Diêu Tự, anh chàng nhát như cáy, giờ tự phong xếp, điều hành an ninh mà chẳng được tích sự gì. Tôi không yên tâm, chừng nào Uông Đông Hưng chưa trở lại giữ vị trí này.
Nhưng Uông cảm thấy bị bắn ra khỏi Nhóm Một từ lâu. Ông muốn quay lại, nhưng không thể, chừng nào Mao chưa yêu cầu. Tuy nhiên Uông hứa đến nhà khách Vương Trung gặp nhau, khi cuộc họp kết thúc.
Tôi rất lo lắng vì đã đến khách sạn Chi Linh. Chu Ân Lai khó chịu, có thể còn có chuyện gì hơn thế nữa mà tôi không rõ. Không loại trừ vì có cuộc gặp trước với Khang Sinh và Trần Bá Đạt, hai kẻ cực tả đang khuấy tung mọi chuyện lên. Để phòng xa, tôi quyết định kể cho Mao tất cả. Nếu người ta kể với Mao về cuộc gặp gỡ của tôi, có thể ông nghĩ tôi hoạt động lén sau lưng.
- Họ làm cái gì ở đó? - Mao ngạc nhiên. Nụ cười thoáng qua môi ông, khi tôi kể hết mọi chuyện việc đến gặp Uông Đông Hưng, Chu Ân Lai yêu cầu tôi báo cáo nhanh gọn, ông có vẻ lo lắng và tôi sợ mọi người nghi ngờ tôi có điều gì mờ ám.
- Chỉ là chuyện đến thăm, tôi chẳng thấy trong cuộc gặp của đồng chí có cái gì đáng để ý cả - Mao động viên tôi.
Sự lo xa cảnh giác của tôi đã cứu mạng sống của tôi sau này. Cuối năm 1966, khi “Tiểu Tổ Cách mạng văn hoá Trung ương” mới được thành lập, đã mở rộng mục tiêu nhằm cả Uông Đông Hưng, có âm mưu cố ý kéo tôi vào. Trong khi mỗi cuộc gặp gỡ đều được coi là âm mưu, kể cả gặp bạn, gặp người quen gặp đồng nghiệp của người bị buộc tội, đều bị họ đặt dưới sự nghi ngờ. Tay bảo vệ khách sạn, thấy tôi đến khách sạn Chí Linh, viết báo cáo cho Khang Sinh, khẳng định tôi cùng với Uông Đông Hưng và Chu Ân Lai tham gia vào một âm mưu gì đấy tại khách sạn, có thể tôi chuyển cho họ tin tức bí mật. Khang Sinh viết thư cho Chủ tịch.
Mao cho tôi xem thư, yêu cầu chuyển Uông Đông Hưng cất kín. Mao nói:
- Anh đã báo cáo với tôi về cuộc viếng thăm này.
Mao bảo vệ cả tôi và Uông Đông Hưng. Vụ việc bị chôn luôn.
Thường vụ Bộ chính trị mở rộng lại họp ngày 24 tháng 4 năm 1966. Mao đưa ra thảo luận một tài liệu mới, do Trần Bá Đạt thảo ra. Đó là “Chỉ thị của Ban chấp hành Đảng cộng sản Trung Quốc”, được Mao chấp bút. Mục đích chính của chỉ thị, thủ tiêu bản Dự thảo Báo cáo tháng Hai của Bành Chân đã nhấn mạnh cuộc tranh luận có tính chất “học thuật” và nghệ thuật thuần tuý thông qua nhân vật Hải Thuỵ để giải tán tổ chức Tiểu Tổ Ngũ Nhân Cách mạng văn hoá do Bành Chân lãnh đạo. Tiểu Tổ Cách mạng văn hoá mới thành lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban thường trực Bộ chính trị. Mục tiêu của Cách mạng văn hoá thay đổi. Phong trào không đưa ra vấn đề học thuật, Mao phát động chiến dịch, với khẩu hiệu “Tấn công trực diện không khoan nhượng” vào các phần tử tư sản trong đảng, chính quyền và quân đội.
Chỉ thị được trình Bộ chính trị xem xét trong cuộc họp mở rộng ban thường trực Bộ chính trị từ ngày 4 đến 26 tháng 5. Chỉ thị được thông qua ngày 16-5, trở thành ngọn đuốc dẫn đường của Cách mạng văn hoá, người ta gọi “Chỉ thị 16 tháng 5”.
Mao không dự hội nghị, chúng tôi vẫn ở Hàng Châu. Khi Mao cho tôi xem danh sách các thành viên mới của “Tiểu Tổ Cách mạng văn hoá Trung ương”, tim tôi rụng rời. Lãnh đạo nhóm là Trần Bá Đạt, kẻ cực hữu, Khang Sinh giữ chức cố vấn. Giang Thanh được bổ nhiệm phó ban thứ nhất của Trần Bá Đạt. Những người nịnh nọt Vương Trọng Nhiệm, thị trưởng Thượng Hải, Trương Xuân Kiều làm phó, các thành viên gồm Vương Lí, Quan Phong, Khắc Kỳ Hữu và Diêu Văn Nguyên, tất cả đều thuộc phái cực tả. Vương Trọng Nhiệm do Mao bổ xung thêm.
Sự trao việc Giang Thanh làm tôi đặc biệt lo ngại. Bà ta đã nhận được sự thoả mãn lớn là phát hiện “những phần tử tư sản” trong đảng và giờ đây, được mang quyền lực thực sự, có thể sử dụng chiến dịch chính trị để thanh toán kẻ thù của mình. Mối quan hệ của chúng tôi tiếp tục xấu đi bắt đầu từ 1960, giờ đây Giang Thanh có thể gây cho tôi và gia đình tôi nhiều rắc rối.
Mao biết, Giang Thanh có tính thù hận và trả thù vặt như thế nào. Ông khuyên tôi làm lành với bà ta cũng như đã làm điều này với Mao Viên Tân, cháu ông. Chàng trai này từ lúc còn trẻ rất ghét Giang Thanh, nghỉ hè thường chạy vào Trung Nam Hải, nhưng chẳng thèm chào hỏi bác gái. Nhưng khi bắt đầu có cuộc Cách mạng văn hoá, Viên Tân viết cho Mao một bức thư xin lỗi. Trong thư viết, Viên Tân nhận ra rằng Giang Thanh, người học trò trung thành nhất của Mao rồi kết luận, chàng ta biết ơn bà với lòng kính trọng sâu sắc.
Mao hài lòng, đưa thư cho Giang Thanh xem.
Viên Tân, hồi ấy là sinh viên Trường kỹ thuật quân đội Đông Bắc Trung Quốc, đã thể hiện một chính trị gia sảo quyệt. Giang Thanh chấp nhận lời xin lỗi của đứa cháu, kéo nó vào sự che chở và ít lâu sau phong chức thiếu uý. Khi Giang Thanh tiến hành chiến tranh với các đối thủ của mình. Mao Viên Tân trở thành cánh tay đắc lực, nhanh chóng được thăng tiến qua các cấp bậc quân đội. Qua một vài năm, người ta đề bạt anh ta làm chính uỷ quân khu Xương Sơn ở Mãn Châu Lý.
Mao bóng gió rằng tôi cũng nên cố gắng chiếm lấy sự bảo trợ của vợ ông. Nhưng sự bất đồng của tôi với Giang Thanh không thể giải quyết dễ dàng như thế. Mao Viên Tân là cháu của chồng, Giang Thanh kiểu gì đi nữa cũng phải tính đến điều này.
Tôi cũng không thể cho phép mình quỵ luỵ trước bà ta. Tôi biết bà ta cũng chờ đợi cơ hội thuận lợi để quật. Điều này dẫn tôi đến cái chết không tránh được. Tôi cần phải tìm được sự bảo vệ.