Chương 7

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 64

     ới tháng giêng 1967 cả nước trong tình trạng hỗn loạn. Những cuộc đụng độ đã nổ ra, một vài nơi đã có tiếng súng. Các cơ quan đảng, chính phủ tê liệt. Sản lượng các nhà máy tụt xuống, một số nơi đóng cửa. Giao thông đình trệ. Lâm Bưu và Giang Thanh đứng đầu đám nổi loạn, đưa ra các khẩu hiệu: “Lật đổ tất cả”, “Tiến hành nội chiến”.
Xí nghiệp, trường học phân hoá làm 2 phe phái. Các nhóm tạo phản vũ trang tiếp tục tấn công các cơ quan đảng uỷ. Những người phe cánh của đảng cộng sản - “phần tử bảo hoàng” - đánh nhau chống lại chúng. Dù vậy cả trong đảng bộ cũng không có hoà bình. Những người lãnh đạo cũng chia năm xẻ bẩy, hung hăng tấn công lẫn nhau, đồng thời mỗi người cũng hy vọng sẽ chiếm thế thượng phong và giành được quyền lực.
Hiện tại phe phái phần tử bảo thủ vẫn mạnh hơn. Các đảng bộ trong nhiều năm đã nhận được quyền lực rất lớn, nên khó có thể dễ dàng đánh đổ họ. Ý nghĩa tư tưởng và nguyên tắc trong cuộc tranh giành quyền lực này không có giá trị gì hết.
Cuối tháng giêng, Mao đứng về phía nổi loạn, yêu cầu trục xuất các đảng bộ phe bảo thủ. Mao kêu gọi quân đội ủng hộ phái tả khuynh nổi loạn. Mao làm điều này, như ông nói với tôi, Cách mạng văn hoá không thể thành công, nếu không ủng hộ những người tả khuynh. Nhiệm vụ của quân đội, phải ủng hộ lực lượng cánh tả, công nghiệp và nông nghiệp, cũng như trong việc quân sự hoá tất cả cơ quan chính phủ và huấn luyện quân sự cho tất cả học sinh, sinh viên. Sau một vài tháng, gần hai triệu binh lính đã được kêu gọi “ủng hộ cánh tả”.
Tại Bắc Kinh, Mao tìm sự giúp đỡ của Uông Đông Hưng và Sư đoàn cận vệ Trung ương. Sư đoàn cận vệ dưới bí số 8341, sư đoàn này không trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Mao có đường dây nóng riêng với Uông, có thể ra mệnh lệnh trực tiếp không cần thông qua văn phòng bộ Tổng tham mưu của Lâm Bưu và tư lệnh quân khu. Nhưng Mao không gặp Uông hàng ngày, chỉ tôi gặp, tôi trở thành mắt lưới của hệt thống. Mao lờ hết các nghi thức chính quyền, ông ra lệnh mồm cho tôi chuyển tới Uông.
Mùa xuân năm 1967, tôi thông báo cho Uông Đông Hưng biết, Mao muốn Uông cử một đội thuộc Sư đoàn Cận vệ trung ương đến một số nhà máy ở Bắc Kinh, bắt đầu từ Nhà máy dệt Bắc Kinh. Đến lượt Uông, ông lại ra lệnh cho viên phó ban, Dương Đức Trung, thành lập Văn phòng “ủng hộ phái hữu”. Văn phòng “ủng hộ phái hữu” lại thành lập “Uỷ ban quân quản” gồm 8 thành viên trong Sư đoàn cận vệ. Hai thành viên của Uỷ ban quân quan chịu trách nhiệm tiếp quản Nhà máy dệt Bắc Kinh, cựu chiến binh Vạn Lý Trường Chinh, Quý Vĩnh Sinh và phó chính uỷ Sư đoàn cận vệ Tôn Yên. Quý và Tôn nhanh chóng dẫn đoàn đến tiếp quản nhà máy.
Mao không cho phép tôi đứng ngoài. Ông giao cho tôi nhiệm vụ cùng với quân đội tới nhà máy dệt như một quan sát viên và liên lạc viên, như theo cách ông nói, tôi là tai mắt của Mao, sau đó báo cáo lại tất cả tình hình cho ông. Nhiều thành viên Nhóm Một được cử tới các nhà máy khác.
Tôi không thích nhiệm vụ được giao. Nó chính là cạm bẫy. Tình hình chính trị hiện nay quá phức tạp đối với tôi, làm sao tránh được thiếu sót. Tôi oán Giang Thanh đã bày ra cái trò này. Bà ta thường vẫn buộc tội tôi chỉ đứng từ Trung Nam Hải ngó xem chứ không tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng. Thái độ trung lập, không tham gia dính líu tôi thấy là phương kế tốt, Giang Thanh coi đó là thái độ xấu. Mao cũng vậy, yêu cầu tôi tham gia “Đại cách mạng văn hoá vô sản”, ý ông muốn biết tôi đứng bên phía nào. Mao nói, đây là cơ hội để tôi cải tạo bản thân thông qua bão tố cách mạng.
Tôi cố tìm ra một sự thoả hiệp bằng cách giới hạn hoạt động của mình ở nhà máy trong lĩnh vực y tế. Tôi đề nghị tổ chức một đội y tế dưới sự lãnh đạo của tôi. “Như vậy chúng ta có thể gần gũi công nhân một cách tự nhiên và nhận được thông tin mà chúng ta cần” - Tôi báo cáo Chủ tịch. Ông đồng ý.
Tôi đến nhà máy đầu tháng 7, sau Uỷ ban quân quản mấy tuần.
Nhà máy dệt Bắc Kinh nằm ở phía đông thành phố, khoảng nửa giờ đạp xe từ Trung Nam Hải. Ngoài vải bông, vải pha nilon nhà máy còn sản xuất cả quần áo lót. Xuất khẩu chính sang Rumani là quần áo lót dệt kim nữ sang Rumani. Nhà máy có khoảng gần 1000 công nhân, chia làm hai phe. Đảng uỷ nhà máy bị xoá xổ, người ta giáng cấp trưởng và phó bí thư đảng uỷ xuống làm đốc công. Nhưng cuộc chiến đấu để xem ai sẽ điều khiển nhà máy vẫn tiếp tục. Tám trăm trong số một nghìn công nhân vẫn quan sát cuộc đấu đá của các phe phái, không chấp nhận phe nào cả. Tuy thế số người còn lại đã hiểu mối quan hệ với các cuộc đập phá không thể cắt nghĩa nổi. Chẳng ai làm việc, các vụ đấm đá bằng tay không đã bùng lên trong các cuộc đấu khẩu.
Quý Viễn Sinh và Tôn Yên thay mặt Uông Đông Hưng cũng chẳng thể nào dàn hoà được cuộc đấu tranh. Nhưng thấy tôi đến, họ lại tin có một khả năng đoàn kết được 2 nhóm. Họ quyết định và bày tỏ nguyện vọng để tôi báo cáo với Mao.
- “Chúng tôi được Mao chủ tịch cử đến đây” - Các sĩ quan trong Sư đoàn cận vệ nhấn mạnh với các người cầm đầu phe phái - “Mao chủ tịch muốn các bên đoàn kết lại”.
Khi những người lãnh đạo nhà máy không tin Mao cử nhóm quân đội, các sĩ quan đưa tôi ra làm chứng cớ: “Nếu các đồng chí không tin, hãy nhìn xem, cùng đi với chúng tôi là bác sĩ riêng của Chủ tịch”.
Các người cầm đầu phe phái không tin tôi chữa bệnh cho Mao. Bản thân tôi chưa bao giờ nói cho người khác biết công việc tôi làm. Ngoài đời, tôi chẳng nhất thiết cho họ biết mối quan hệ của tôi với Mao.
Khi Quý Viên Sinh và Tôn Yên chìa ra những bức ảnh, trong đó tôi đứng sau Chủ tịch trong khi, Mao duyệt Hồng vệ binh. Thái độ hoài nghi bắt đầu giảm. Về sau tôi hiểu, khi tôi rời nhà máy, một số công nhân theo sau bám đuôi, khi thấy ô tô đi vào Trung Nam Hải, họ mới tin tôi là bác sĩ riêng của Chủ tịch. Như vậy, với cương vị làm việc của tôi đã đóng góp tốt vai trò của mình. Các phe phái đang giao tranh, cuối cùng tin rằng, nhóm quân đội đúng là do chính Mao chủ tịch gửi tới, đồng ý chấp nhận vai trò trung gian giải hoà của nhóm quân sự. Sự xung khắc của họ nhanh chóng được giải quyết. Tháng 9-1967, “Uỷ ban cách mạng” mới thành lập, nắm quyền điều khiển nhà máy, công việc sản xuất hồi phục dần.
Tôi báo cáo cho Mao tất cả mọi diễn biến. Ông lộ vẻ vui mừng. Ông không tin giai cấp công nhân lại có những bất đồng nội bộ nghiêm trọng đến thế. Công nhân cần phải đoàn kết lại, Mao nhấn mạnh. Mao viết một thông điệp ủng hộ công nhân để chứng tỏ rằng phái bộ quân sự hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông. “Tongzhimen, nimen hao ma?”, (Công việc của các đồng chí thế nào?), Mao viết, trao tờ thông điệp cho tôi.
Tôi chuyển thông điệp cho Uông Đông Hưng và ông chuyển nó cho Uỷ ban cách mạng nhà máy. Các thành viên của Uỷ ban phấn khởi đến mức, không trì hoãn, triệu tập hội nghị tất cả tập thể để xem lời dạy của Mao chủ tịch đối với công nhân. Người ta đề nghị tôi lên diễn đàn, nhưng tôi từ chối. Khi công nhân biết rằng Mao chủ tịch tự tay viết cho họ một vài lời, vỗ tay như sấm. Bức thông điệp Mao được treo trên bảng thông tin trong sân nhà máy để mọi người xem nó.
Sau đó lãnh đạo nhà máy cho chụp ảnh bức thông điệp, phóng to gấp nhiều lần, dán trước cổng ra vào để công nhân trông thấy.
Ít lâu sau Uỷ ban cách mạng được tuyên dương là Uỷ ban kiểu mẫu, làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mao chủ tịch. Oai quyền của Uông Đông Hưng và sự ngưỡng mộ trong vụ này ở nhà máy được tăng lên gấp bội. Tới mùa xuân 1968 năm xí nghiệp đầu đàn khác cũng dưới sự kiểm soát của Uông Đông Hưng - Nhà máy in Trung Quốc, Liên hiệp chế biến gỗ miền bắc, Nhà máy hoá chất số 2, Nhà máy ô tô Nam Châu và Nhà máy ô tô 7 tháng 2. Các nhà máy này trở nên nổi tiếng cả nước như những xí nghiệp gương mẫu, do chính Mao chủ tịch lãnh đạo.
Bỗng nhiên nhiều người muốn chuyển sang Sư đoàn 8341 và Nhà máy dệt Bắc Kinh, họ mong muốn làm việc ở đó để được dưới sự lãnh đạo trực tiếp và che chở của Mao chủ tịch. Trong nhóm đầu tiên của những người hăng hái có những phụ nữ trong nhân viên phục vụ Hội nghị đại biểu toàn Trung Quốc và bộ phận chung của Trung Nam Hải. Tất cả họ đều là các cô gái trẻ phục vụ phòng 118. Uông Đông Hưng và Mao chào mừng quyết định của họ. Những phụ nữ này mặc quân phục đến nhà máy trong tiếng sấm vỗ tay và tiếng vang của dàn nhạc. Công nhân nam giới tổ chức mit tinh. Để ghi nhận sự kiện này, các phóng viên kéo đến nhà máy. Báo ảnh Nhân dân Nhật báo và Báo ảnh Quân Giải phóng đều đăng ảnh các nữ chiến sĩ đến nhà máy dệt.
Nhìn thấy ảnh, Giang Thanh không hài lòng. Bà lên án nhân viên phục vụ Hội nghị đại biểu toàn Trung Quốc trá hình giả danh quân đội. Thời ấy nhiều người mặc quân phục, kề cả Giang Thanh. Nhưng Giang cho rằng giả danh mặc quân phục chỉ dành cho người có chức vụ cao chứ không dành cho những nhân viên thấp kém. Bà chỉ thôi càu nhàu khi Uông Đông Hưng nói, chính Mao chủ tịch cho phép những cô gái này mặc quân phục.
Sau đó, Diệp Quần và Tổng tham mưu Hoàng Trung Thành đến thăm nhà máy. Mục đích của họ, cổ vũ hình mẫu điều khiển trực tiếp của Mao chủ tịch. Để tỏ lòng tôn kính đặc biệt, họ chọn Tôn Yên, phó ban Quân quản, hứa với ông cùng kết hợp trong hoạt động, yêu cầu Tôn Yên tiến hành các cuộc đàm phán của các phe thù địch bằng cách tăng cường Uỷ ban về vấn đề quân sự và đại bản doanh không quân. Với sự liên kết chặt chẽ với Tôn Yên, Diệp Quần và Hoàng Trung Thành chỉ đạo hoạt động ở nhà máy, cử người thân tín đến theo dõi lâu dài.
Với sự quan tâm đặc biệt của Diệp Quần và Hoàng Trung Thành, liên lạc trực tiếp của Mao với nhà máy không còn nữa, thực hiện qua đường dây trung gian.
Tôi cảm thấy cả Uông Đông Hưng và Tôn Yên đều trung thành với Mao, không hề tin “sự lãnh đạo” của Diệp Quần đưa người vào nhà máy. Tôi lo ngại việc Diệp Quần can thiệp sẽ gây khó khăn cho Uông Đông Hưng với Tôn Yên. Nếu Tôn Yên lộ chuyện nói có mối quan hệ mật thiết với Diệp Quần và Hoàng Trung Thành cái gì sẽ xảy ra? Mao có nghi ngờ hay không?
Tôi bày tỏ sự nguy hiểm của mình với Uông: “Tôn Yên cũng là thuộc hạ của anh, Mao có thể nghĩ là anh ngả sang người khác”.
Uông Đông Hưng không đồng ý với cảnh báo của tôi. Dưới bão tố Cách mạng văn hoá, Uông muốn tăng quyền lực bằng cách liên minh với tất cả những ai có khả năng giúp. Chỉ có Giang Thanh, Uông vẫn ghét từ trước, mong muốn loại bỏ bà ta từ lâu nên không liên kết. Với Lâm Bưu, Uông đối xử khác. Đây là người mai kia sẽ kế vị Mao, Uông không bỏ lỡ cơ hội chiếm niềm tin và sự ủng hộ của Lâm Bưu.
Tháng 8-1966, khi nguyên soái nguyên soái Lâm Bưu ốm, tôi cùng với Uông tới thăm. Uông Đông Hưng nói với tôi, ông tiến hành cuộc thăm viếng có tính chất cá nhân, chứng minh mối quan hệ của mình với Mao. Tin rằng liên minh Lâm Bưu với Giang Thanh mang tính chiến thuật, Uông kể cho Lâm Bưu về sự xung khắc không thể dàn hoà được của mình với vợ Chủ tịch. Uông đã tin vị thế Lâm Bưu vững chắc, không cần dựa vào Giang Thanh.
Tới tháng Tám, Lâm Bưu và Uông Đông Hưng đã thoả thuận được. Nguyên soái hứa giúp nếu Uông rơi vào cảnh hiểm nghèo. Uông Đông Hưng đồng ý thông báo cho Lâm Bưu tất cả những việc xảy ra quan trọng quanh Mao.
Chiến lược của Uông cực kỳ nguy hiểm. Tôi nói với ông:
- Nếu thậm chí tin bóng gió về sự thoả thuận của đồng chí lọt ra, đó sẽ là tai hoạ.
Uông nghĩ khác.
- Tôi thề làm tất cả những gì có thể làm được đánh đổ Giang Thanh - Uông cũng không nghĩ tới đường thoái - Rò rỉ tin? Ai bẩm báo? Không phải anh và không phải tôi. Thế thì ai đây?
Tôi, người duy nhất Uông nói cho biết về sự thoả thuận với Lâm Bưu. Nhưng mỗi lần, thấy sự thái quá của Uông dành cho nguyên soái và vợ ông ta, tôi phát nôn. Tôi không bao giờ an tâm dưới quyền lãnh đạo của Lâm Bưu, không tin sự trung thành tuyệt của Bưu đối với Mao. Uông Đông Hưng đang đùa với lửa.

Truyện Chương 7 Lời nói đầu Sơ lược tiểu sử tác giả Chương 1 Chương 1 (tt) Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 31 Chương 32 Chương 34 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 46 Chương 45 Chương 46 húng.
Chu sợ hãi. Giữ các bức thư như thế này có thể xem như thể cầm than hồng trong tay. Nhưng vị thế của thủ tướng cũng đang lung lay, buộc phải cần sự ủng hộ, bảo vệ Uông Đông Hưng. Chu Ân Lai đã giấu các bức thư trong két sắt, khoá lại. Các bức thư ấy nằm lại ở đó cho tới lúc Chu Ân Lai qua đời vào tháng giêng 1976. Chỉ khi đó Uông Đông Hưng mới lấy lại chúng và đốt đi.
Cuộc tấn công vào Uông Đông Hưng kết thúc nhanh chóng vì Mao yêu cầu phải chấm dứt. Mao nói với tôi: “Hệ thống an ninh không được phép phá huỷ”. Mao lệnh cho Chu Ân Lai, nay đến lượt Chu, yêu cầu không một ai làm việc quanh Chủ tịch được tham gia cuộc Cách mạng văn hoá. Ông cảnh cáo người lái xe, Trương Trí Thanh, phải biết vị trí công tác của Uông Đông Hưng, không ai được làm tổn hại đến người chịu trách nhiệm bảo vệ sinh mạng của Chủ tịch. Mao ra lệnh cho Trương:
- Hãy thông báo chỉ thị của tôi với tất cả nhân viên khác.
Uông nhân cơ hội sử dụng lệnh của Chủ tịch củng cố thêm vị thế trong Ban An ninh trung ương. Tất cả Hồng vệ binh trong cuộc đấu tố kẻ phản quốc đều được gửi vào “Trường Cán bộ 7 tháng 5” ở Giang Tây. Cơ quan Ban An ninh của Uông Đông Hưng là cơ sở duy nhất ở Trung Quốc, không những sống sót qua Cách mạng văn hoá, không bị thiệt hại, mà còn mạnh hơn. Điều này được thấy rõ trong cái nền hỗn loạn chung. Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương đảng không làm việc, nhiều nhà lãnh đạo phải rời khỏi chỗ của mình và bị đàn áp. Sự lộn xộn không trừ cả Quốc vụ viện, do Chu Ân Lai đứng đầu.
Để làm dịu tình, Mao thành lập một Uỷ ban chính trị đặc biệt. Trong Uỷ ban này có sự tham gia của các thành viên bao gồm “Tiểu Tổ Trung ương Cách mạng văn hoá”, cả Chu Ân Lai, Bộ trưởng công an Tạ Phú Trị, Diệp Quần - vợ Lâm Bưu, và Uông Đông Hưng.

Chương 63

Mao cần Uông Đông Hưng, người phụ trách an ninh bảo vệ Chủ tịch, thiếu Uông, Mao không yên tâm. Càng muốn tóm hết kẻ thù, ông càng cảm thấy không an toàn. Sau khi phát hiện khu Hương Cúc, tư dinh trong Trung Nam Hải bị gài “bọ” nghe lén, Mao giờ đây nghi ngờ tới cả nơi ở của mình, sợ rằng khi vắng mặt, lại có thêm “bọ” mới.
Chẳng bao lâu Mao chuyển sang biệt thự thuộc Building I, đồi Châu Xuân ngoài Bắc Kinh. Tôi sống cùng ông, nhưng một vài ngày sau Mao cho rằng chỗ này nhiễm chất độc, yêu cầu chuyển sang nơi khác.
Chúng tôi vào Đào Dư Thái, một khu nhà rộng, nơi chính phủ tiếp khách quốc tế, phía tây Trung Nam Hải., nơi vua chúa ngày xưa thường câu cá. Bây giờ ở đó là cả một quần thể biệt thự, được xây dựng hài hoà trong hàng cây và hồ thả cá. “Tiểu Tổ Cách mạng văn hoá Trung ương” đặt bộ chỉ huy trong khu nhà đó. Giang Thanh, Trần Bá Đạt và một số thành viên khác cũng chiếm vài biệt thự quanh đấy. Mao dọn vào biệt thự số 10. Giang Thanh ở biệt thự số 11.
Tuy nhiên chẳng mấy chốc ở Đào Dư Thái, Mao cũng cảm thấy không an toàn. Ông cho khắp chốn đều nguy hiểm, quyết định quay về phòng 118 trong toà nhà Quốc vụ viện, nơi trong số nhân viên phục vụ có nhiều phụ nữ trẻ, sống tạm ở đó vài tháng. Đến cuối năm 1966, lại quay về Trung Nam Hải, nhưng không về khu Hương Cúc, mà về building nơi ông ở từ năm 1950, nơi có bể bơi trong nhà. Những căn phòng mới xây hiện đại, rộng hơn những căn hộ trước đây, Chủ tịch sống ở đây cho đến trước khi qua đời mấy tuần.
Ngay sau khi quay về Bắc Kinh tháng 7, Mao lại bận rộn với đám phụ nữ, cho phục hồi các buổi dạ vũ, hoà nhạc mà cuộc Cách mạng văn hoá làm gián đoạn. Một tháng sau, Giang Thanh từ Thượng Hải quay về cũng vào khu này sống.
Ông vui vẻ cùng các cô gái thưởng thức những buổi hoà nhạc và vở kinh kịch “Hoàng Đế quyến rũ nữ tỳ”, nhưng Hồng vệ binh xác định đó là kinh kịch phản cách mạng bị cấm. Giờ đây, Giang Thanh nắm quyền điều khiển văn hoá, bà đã thay đổi hoàn toàn. Tôi hoảng lên vì phong cách và trang phục của bà. Giang Thanh mặc bộ quần áo rộng hết cỡ to đến nỗi Mao có thể mặc vừa, đi đôi giầy da cứng, dành cho đàn ông, đế thấp. Giang Thanh trở nên kiêu ngạo theo kiểu nhà độc tài. Trong tay bà là số phận của hàng triệu con người, bà ra những sắc lệnh cứng nhắc, thái quá. Điều lệnh mới, bà không cho phép tổ chức những buổi dạ vũ hội, đến cuối tháng 8, khuyên Mao không tham dự và đuổi bọn đàn bà đi.
- Tôi trở thành sư mất - Mao phàn nàn với tôi ngay sau sự kiện này.
Nhưng sau vài tuần, đám phụ nữ quay về. Phòng 118 lại trở thành tụ điểm vui chơi, giải trí của các cô gái trẻ sống trong các phòng Phúc Kiến, phòng Giang Tây (mỗi tỉnh của Trung Quốc đều có 1 phòng mang tên 1 tỉnh trong khu Đại lễ đường Nhân dân, trang trí theo phong cách địa phương) đến mua vui cho Mao. Ngay cả khi Cách mạng văn hoá đạt tới đỉnh cao và quảng trường Thiên An Môn chìm ngập trong tiếng hò reo, trên đường phố Hồng vệ binh đi tuần suốt đêm, Mao tiếp tục cuộc sống đế vương, vui vầy với đám bạn gái trong cung Hội trường đại biểu toàn quốc, được bao bọc bởi bức tường xung quanh Trung Nam Hải.
***
Những phụ nữ, người trước đây từng gần gũi với Mao, trong thời gian Cách mạng văn hoá bị rơi vào tai hoạ và giờ đây tìm Mao che chở.
Trương Ngọc Phượng là người đầu tiên. Đầu tháng 11-1966, cô đến cổng bảo vệ Trung Nam Hải, mang theo quà biếu Mao, một chai rượu “Mao Đài” và hộp chocolate. Từ lâu Trương không trực tiếp phục vụ Chủ tịch, không có giấy phép ra vào, cô đành gọi y tá của Mao, Ngô Tự Tuấn giúp. Tuy vậy, Trương vẫn thuộc biên chế phục vụ trên đoàn tàu đặc biệt của Chủ tịch. Nhưng từ khi về Bắc Kinh, họ chưa gặp nhau vài tháng. Trương Ngọc Phượng - khi đó mới ngoài hai mươi - đã đi lấy chồng, giờ đây đang rơi vào tai hoạ.
Hồng vệ binh ở bộ phận phục vụ chuyến tầu đặc biệt, lật đổ bí thư đảng cũ, tiếm quyền bí thư. Trương Ngọc Phượng, đảng viên, cô trung thành với bí thư cũ, ủng hộ ông từ lâu nên cũng vào tầm ngắm. Trương mang chút quà lấy cớ đến thăm, mong sao được Mao che chở.
Khi Ngô Tự Tuấn báo cáo về Trương Ngọc Phượng, Mao không những gặp người tình cũ của mình, còn đồng ý giúp đỡ. Mối quan hệ đặc biệt giữa ông và cô nhân viên phục vụ tầu đặc biệt ai cũng biết, nên chẳng ai nghi ngờ khi cô ta quay về kể lại cuộc gặp với Chủ tịch. Khi cô nói với các bạn đồng nghiệp, chính Chủ tịch nói, bí thư đảng uỷ cũ không bị phế truất, người ta phục hồi công tác cho Trương Ngọc Phượng, chẳng ai dám động đến cô nữa.
Lưu, một trong số bạn gái của Mao, làm việc trong Đoàn văn công Không quân, là người tiếp theo đề nghị ông che chở, cũng lại nhờ qua Ngô Tự Tuấn. Lưu đi cùng hai bạn gái. Khi gặp Ngô Tự Tuấn, ba cô gái khóc như mưa. Lưu kể, tổ Cách mạng văn hoá thâu tóm lực lượng không quân. Đơn vị các cô làm ở đó chia thành hai phái: phái nổi loạn, muốn loại bỏ sự lãnh đạo hiện thời của đảng và “phái bảo hoàng”, cương quyết giữ lại sự tồn tại cũ của nó. Trong số thành viên của phái bảo hoàng, có những phụ nữ trẻ này. Tất cả các bạn gái Mao trong thời gian trước đã được kiểm tra cẩn thận về lý lịch cũng như sự trung thành tuyệt đối với đảng.
Khi Hồng vệ binh chiếm lĩnh, nắm quyền kiểm soát, họ quẳng các cô gái ra lề đường không thương tiếc. Gặp Ngô Tự Tuấn, họ đã bị tống khứ ra đường đã 2 ngày nay.
Mao vui vẻ cho gặp cả 3 người, ông bảo:
- Nếu họ không muốn đồng chí, có thể ở lại với tôi. Họ nói đồng chí bảo vệ Hoàng đế phải không? Tốt lắm, Hoàng đế là tôi đây.
Mối quan hệ trước đây với Chủ tịch giúp Lưu rất nhiều. Mao trao đổi với Diệp Quần, trưởng ban Cách mạng văn hoá trong Quân uỷ đừng động đến cô gái này và bạn cô ta. Diệp Quần còn đi xa hơn. Theo gợi ý của bà, Tư lệnh không quân Vương Phú Thắng bổ nhiệm Lưu làm lãnh đạo Uỷ ban cách mạng văn hoá trong đoàn văn công. Từ một cô gái đã bị ném ra hè đường Lưu đã nhanh chóng biến thành người hoạt động nổi tiếng của cuộc Cách mạng văn hoá.
Lưu và các bạn cô từ sau đó thường xuyên viếng thăm Mao. Mao thường một vài ngày tách ra về Đào Dư Thái để thư giãn với họ. Một lần Giang Thanh về Đào Dư Thái không báo trước, làm các cô một bữa lo sợ. Rất may, y tá trường đã kịp báo, họ nhanh chóng tẩu thoát, trước khi vợ Chủ tịch xộc vào phòng ông.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Mao gọi Ngô Tự Tuấn.
- Trong khi lãnh đạo cao cấp muốn gặp tôi, tất cả phải được sự đồng ý của tôi. Vì sao Giang Thanh lại dược ngoại trừ? Nói cho Uông Đông Hưng, ra chỉ thị cho bảo vệ, không cho bất cứ ai vào, khi tôi chưa cho phép.
Từ lúc đó đến khi Mao qua đời, Giang Thanh phải xin phép mỗi khi muốn thăm chồng.
Tình bạn giữa những cô gái này và Diệp Quần phát triển tốt đẹp. Năm 1969, khi Lưu mang thai, Diệp Quần cho là con Mao, thu xếp cho Lưu một buồng dành cho lãnh đạo cao cấp trong bệnh viện đa khoa của không quân, hàng ngày gửi đồ ăn ngon cho Lưu. Khi đứa bé được ra đời, Diệp Quần đến tỏ vẻ thích thú “Thật là tin đáng mừng!” Vợ Lâm Bưu reo lên. “Chủ tịch có một vài con trai, nhưng một số đã chết, còn số đang sống lại bị bệnh tật. Đây mới đích thực thằng bé tiếp tục nối dõi tông đường”. Nhiều người đã tin rằng đứa bé giống Mao như lột.
Tôi và Ngô Tự Tuấn thăm Lưu trong bệnh viện. Cương vị của tôi ở chỗ Mao đòi hỏi tôi phải để ý sức khoẻ cả bạn gái ông. Lưu nghĩ rằng tôi, cũng như Diệp Quần, tin Mao là cha đẻ của đứa bé. Nhưng tôi không kể cho ai biết rằng Mao bị vô sinh, không có khả năng sinh con.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Nguyễn Học -
Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92