Chương IV
KHOA

     ừ hôm tình cờ gặp Lan, được Lan ngỏ ít tâm sự, Điệp đâm ra luẩn quẩn nghĩ ngợi, công nhiên bước một bước dài trên đường tình. Lúc nào Điệp cũng như có Lan trước mặt. Nhiều bận vì nghĩ đến Lan, chàng cố gắng chăm học. Nhiều bận vì nghĩ đến Lan, chàng lại chán nản việc làm. Có khi mắt chàng nhìn vào sách mà óc để đâu. Có khi tay cầm bút làm tính, chàng cũng viết ba chữ Nguyễn Thị Lan ra vở, rồi lại xóa đi. Đêm nằm ngủ, chợt thức dậy, chàng cũng như trông thấy Lan bên cạnh. Ngày nào chàng cũng vờ vẫn đi qua nhà ông Tú một lượt để nhìn vào, chàng hay kiếm cớ này cớ khác để đến thăm ông Tú hơn trước. Nhưng trước, sự ra vào rất đường hoàng tự nhiên, bây giờ thì thành ra bẽn lẽn ngượng nghịu.
Thỉnh thoảng Điệp lại cầm bút viết bức thư để nói chuyện một mình với Lan. Viết xong đọc lại rất kỹ, rồi chàng xé nhỏ, hoặc đốt đi, hoặc bỏ vào miệng nhai nát bét.
Một đêm đã gần sáng, Điệp trở dậy thắp đèn, viết mấy trang sau này:
Cô Lan,
Hôm nay tôi lại không ngủ được, mà mõ ngoài điếm đã sang canh tư rôi. Quái sao độ này tôi kem ăn kém ngủ quá thế? Chắc bây giờ tôi sút đi mất đến vài cân! Từ tối đến giờ, tôi chỉ vơ vẩn mãi. Cô thì lúc này đương ngủ say, hẳn chẳng biết đâu trong chốn khuê phòng, có tâm hôn Điệp tôi lẩn quẩn ở đó nhỉ?
Canh năm.
Tôi vừa chợp mắt được thấy một cái chiêm bao thú vị lắm. Lúc tỉnh dậy, cố nằm rốn một chốc để mong lại mộng lan thứ hai, nhưng không sao tìm thấy giấc cũ. Tiếc quá!
Nguyên muốn kỷ niệm ngày cưới ta năm ngoái là ngày tôi bước từ cảnh ngộ nọ sang cảnh ngộ kia, tôi có yêu cầu cùng cô một cuộc đi chơi phong cảnh. Buồn cười không! Đã cưới đàu, mà nếu cô đã là vợ, việc gì tôi còn phải yêu cầu! Lại buồn cười nữa, là cô không nghe, khăng khăng răng phải giữ kẽ với dư luận! Tôi làm mặt giận, giảng cho cô biết đã là vợ chồng còn phải e lệ nỗi gì, cô vẫn muốn chối từ, song sợ phật ý tôi, nên bằng lòng nhận lời, nhưng lại chọn ngày hôm mồng một tháng chín, vì cô yên trí là ngày khai trường, chắc tôi phải cáo bận, không thể đi được. Như thế, cô vừa được lòng tôi, vừa không ngại những lời binh phẩm của miệng thế. Nhưng đến hôm mười lăm tôi mới phải đi học, nên cuộc du lịch thành.
Tôi thấy cô cùng tôi đi trên con đường giữa một cánh đông mông mênh bát ngát. Trời xanh mây xám chen mầu. Hai bên, lúa rám vàng. Ta cứ giong ruổi con đường đi mãi, rối… tới chân một quả núi cao. Thấy trên đỉnh có cái nhà năm từng bỏ không, cô bèn rủ tôi lên xem. Nguyên tôi vẫn ước cỏ một ngày được cùng cô chon von ở một nơi cao vút, xa cái xã hội có người, nên tối thích lắm, chẳng quản chi những nỗi khó nhọc.
Theo lốí con con, chúng ta trèo mãi. Đường đi quanh quất, dốc đá cheo leo, hai bên cỏ xanh lấm tấm như nhuộm, càng lên càng như rũ sạch trần ai. Đẹp nhăt là một chỗ um tùm những cày, ta phải chui qua, như cái hang kết bằng lá. Đứng dưới nhìn lên, lối đi thì nhỏ vút và đỏ, hai bên thi cao rậm và xanh. Tôi cùng cô đứng lại ngắm, tự tưởng tượng như đôi uyên ương, đương vén lá lách cây, đưa nhau tìm chốn Động đào để ẩn! Đi đến giữa cái tổ tò vò thiên tạo ấy, tôi không thể bỏ qua được cảnh đẹp, bèn rủ cô dừng chăn ngôi chơi dưới gốc cây thông. Trời tuy đã sang thu nhưng vẫn nắng, cái nắng hanh vàng lạt mà gay gắt. Hoa rừng sặc sỡ như găm giải, cái đỏ, cái vàng, cái hông, cái tím, có thứ tròn trắng như núm bống trên mũ trẻ con, có thứ lua tua rủ xuống, như đánh đu dưới cái cành cây ẻo lả.
Chúng ta ngây ngất vì cảnh mà không tưởng đến nhau. Cô thì chui lách vào bụi rậm, tôi thì đưa mắt trông theo. Bên tai chim kêu xào xạc, thông reo ù ù. Mấy chiếc lá vàng lác đác rụng theo chiều gió, quay lượn như cánh diêu ngớp, rỗi la đà giỡn nhau sột soạt trên mặt đường. Một lúc, cô chạy vê, tay cám bó hoa tươi như nét mặt, hớn hở đưa tôi và đố tôi biết từng thứ một. Rôi câu chuyện mặn nông điểm thêm vào lúc thú vị cho tuyệt thú, đến nỗi tối quên hẳn mấy giọt nước thấm qua tâng lá, rỏ xuống mặt tôi làm cho trán tôi lấm tấm ướt. Cô lấy mùi xoa lau hộ, và giục tôi đi. Cô bảo:
- Lúc vui, ta không nên hưởng hết, phải để thòm thèm.
Đi độ 20 thước nửa, ngoặt sang bên tay phải thì ta đến đinh, có thang máy đưa lên tận trên sân gác cái nhả bỏ không,
Trời ơi! Tôi không biết cô có cùng chiêm bao với tôi một mộng hay không, chứ đến chỗ này thì tôi không thể tả sao cho đúng được nữa.
Đứng trên cao nhìn, bốn bề bát ngát, trời thu ảm đạm, mơ màng. Phong cảnh như bức họa lúc mưa phùn, như ảnh chụp lúc sương phủ. Chẳng hay tạo hóa đã hà tiện ít thuốc vẽ hay cảnh mộng bao giờ cũng chập chờn, không rõ ràng bằng sự thực? Dưới chân đôi biếc, đống ruộng vàng úa, bao la. Làn nước phau phau của con sông ngoằn ngoèo như con rắn trắng uốn mình trên tăm thảm nhung hoa lý, rồi lẩn vào trong đám khí thu lờ mờ. Giải mây bạc quấn quanh ngọn núi xám cao ngất trước mặt tựa chiếc khăn ngang trắng đục. Núi thi đứng ủ rủ lom khom, như đương khóc ngàn dẫu xanh rì. Đằng xa xa, thấp thoảng dưới ánh mặt trời, một dãy bình phong bằng đá, rặng núi như cố đẩy nhau ra ngoài biển, mà biển thì thăm thẳm lượn vùng, lớp sóng trắng xóa lại xế nhau lên bờ.
Ngày thu thật là lặng lẽ và tiêu sơ. Ngắm xuống dưới đất thì thấp, nhìn lên trên trời thì cao. Tôi trông cô, cô trông tôi, nồng nàn biết bao cảm hoài man mác.
Hai người đứng tựa bao lơn nói chuyện, say vì cảnh, không ai muốn về nữa. Nhưng bỗng cỗ trỏ tay về phía đồi ở chân góc trời tày và hôi:
- Kìa cậu, có phải nhà ta ở chỗ ngùi ngùi kia không?
- Phải, nhưng không chắc, vì đấy là non Bòng, ta ở vào thế giới khác rồi.
Cô tươi cười, thổn thức nói:
- Vậy có lẽ từ này đến giờ, ở dưới hạ giới đã trải qua mấy thế kỷ.
- Phải, mà biết đàu cái cửa hang ban nãy, cây đa mọc kín hẳn, ta không tìm thấy lối về.
- Không về thì cứ ở đây chứ sao?
Nghe câu nói, hai người cùng rủ ra cười đắc chí, tôi cười to quá, tỉnh ngay dậy mất.
Hai mắt tráo trưng, tôi ngậm ngùi, vội ngồi dậy để ghi lấy cuộc du lịch trong chiêm bao cùng cô. Cái thư này tôi chắc chỉ một mình cô hiểu, vì tôi yên trí là cô cũng cùng tôi thấy chung một mộng đêm qua. Nhưng nếu chỉ riêng tôi được hưởng cái cảnh tuyệt diệu ấy, thì có chăng là chuyện chiêm bao! Nhưng mộng, hay thực mặc dầu, viết đến đây, lòng tôi ngao ngán lắm, biết bao giờ cô với tôi lại được đi chơi như sau này?
ĐIỆP
Những sự bận đại khái như thế nó làm bận óc Điệp suốt ngày, có khi suốt đêm nữa. Lắm lúc Điệp sực nhớ đến kỳ thi sắp tới thì lại đâm mặt liều, phải tự dối lương tâm là còn thì giờ kịp chán. Bà Cử trông thấy con thờ thẫn gầy đi thì vừa thương vừa lo, thường khuyên bảo:
- Con ơi, con không nên quá chăm chỉ và lo nghĩ. Đẻ xem ra bây giờ con không được bằng trước, đẻ ngại lắm.
Điệp tuy thương mẹ, nhưng cũng cứ nói trí trá rằng:
- Đẻ cứ yên mặc cho con thức. Chỉ còn ít lâu nữa, dù con có phải khó nhọc hơn một tí đẻ cũng đừng nên để tâm. Sau khi đỗ, con sẽ được nhàn.
Bà Cử bán được bao nhiêu lãi thì tiêu vào đồ án tẩm bổ cho Điệp cả. Khi thịt, khi trứng, có của ngon vật lạ, không bao giờ bà tiếc mà không mua cho Điệp ăn. Điệp thấy mẹ săn sóc đến minh, một đôi khi cũng ân hận, muốn xếp hẳn chữ tình sang một bên để lưu tâm đến bản thân, nhưng cái óc quá si đã như quen lốì nghĩ, không sao quên được Lan nữa.
Từ hôm Lan gặp Điệp, nàng rất yên tâm. Một lần viết thư mừng một người bạn thân sắp lấy chồng, nàng đã thổ lộ ra những câu rất có vẻ tự đắc.
Người con gái, tương lai tốt hay xấu, không ai có thể đoán trước được. Tốt hay xấu, có lẽ tùy ở sự tình cờ - bảo rằng ở sự đúc nặn sẵn của khuôn Xanh, mà ta gọi là số - nghĩa là tùy ở cảnh ngộ, địa vị và cách cư xử của người bạn trăm năm sau này, mà người bạn ấy, nào ai biết là ai! Vậy trong đám nữ lưu mình, những chị chưa đính hôn với ai, đều sống bằng cái dời mập mờ, tối tăm, khác nào đi con đường ban đêm, muốn nhìn đằng trước để xem nơi mình sẽ tới là chỗ thế nào, mà nhìn chẳng thấy!
Cái ái tình của Lan đối với Điệp khác hẳn Điệp đối với Lan. Điệp thì bơ phờ, nản việc; Lan thì vui vẻ, chăm làm. Vì nàng biết cái thì giờ còn được làm con gái họ Nguyễn không được là bao nữa, nên nàng cố hết sức làm cho tròn bổn phận với gia đình trước khi làm dâu họ Vũ.
Mấy lần thấy Điệp đến nhà, nàng phải tránh mặt không cho Điệp gặp, để chàng yên trí mà sách vở chuyên cần. Có lúc đêm khuya canh vắng, nàng cũng ngừng tay kim chỉ mà tưởng nhớ đến ý trung nhân, nhưng chỉ nghĩ được đến rằng Điệp có hiếu có hạnh mà thôi, rồi mỉm cười, nàng thầm chúc cho chàng công thành danh toại.
Ngày thi của Điệp chẳng mấy chốc đã đến. Điệp sang chào ông Tú để hôm sau đí Hà Nội. Ông Tú bảo Điệp ở lại ăn cơm rồi nói chuyện hồi lâu mới cho về.
Điệp cố nhìn Lan nhiều bận, nhưng đêu không thấy. Lúc ra cổng, chàng thấy thấp thoáng cái vạt áo xanh xanh đằng sau bức rại.
Điệp thì, trong bụng lấy làm lo lắm, vì chỉ chàng mới biết rõ tương lai mình mà thôi. Bấy lâu chàng biếng học, kỳ thi này chẳng dám tin ở sức mà chỉ dám mong ở sự may.
Thi kỳ viết rất chật vật, nhưng may sao, Điệp gặp được hai bài tính cũ, nên đủ nốt vào kỳ vấn đáp. Song, đến kỳ vấn đáp, chẳng may Điệp gặp ngay một ông giáo hỏi gặng mãi về điện học. Chàng không thể trả lời được câu nào. Trông thấy ông giáo cầm bút cho nốt chàng toát mồ hôi, choáng người lên. Vừa hối hận, vừa thất vọng, chàng sực nghĩ thương mẹ, thương ông Tú, thương Lan, chàng bèn lủi ra sau trường, đứng sụt sịt khóc.
Bỗng Điệp bối rổì, chàng lau vội nước mắt và vờ nhìn ra hồ. Chàng xấu hổ vì trông thấy ông Phủ họ Trần là bạn đồng khoa với cha chàng.
Ông Phủ hỏi, và thấy Điệp kể lại việc thi, thì thương tình bảo:
- Cháu cứ yên, ông giáo đó là em chú, để chú vào xin hộ cho.
Nói rồi ông Phủ đí một lát. Lúc trở ra, ông vui vẻ bảo Điệp:
- Cháu được thêm chín nốt, thôi, nín đi. Còn buồng nào nữa, thì vào ngay kẻo không kịp.
Điệp như được cải tử hoàn sinh, chắp tay cảm ơn ông Phủ, và xin có một ngày được đến tận nơi để tạ ân ông. Ông Phủ nhận lời:
- Được, bao giờ cháu đến cũng được. Miễn là cháu đỗ thì chú mừng.
Điệp vái chào, vội quá, chẳng kịp hỏi xem ông Phủ đến trường có việc gì.
Điệp cho là nhà có phúc mới gặp được ông Phủ nên càng phấn chấn, vào các buồng thi khác, được trót lọt. Hôm ra bảng, Điệp thấy tên, mừng rú lên!
Đỗ thì phải về nhà quê ngay lập tức. Đó là khoản thứ nhất trong chương trình của Điệp. Nhưng cái chương trình ấy cũng chỉ có cộc thông lốc một khoản ấy mà thôi, vì trong túi, Điệp chỉ còn có ba hào chỉ, vừa khẳm để chi tiêu khoản thứ nhất, nghĩa là trả tiền vé ô tô đến chợ Gỏi.
Điệp phởn phơ ôm bọc quần áo ra đến bờ sông, sung sướng nghĩ đến công đèn sách ngót mười năm, đến tương lai rực rỡ như hoa như gấm.
Nhưng chàng phải làm cho Lan giật mình về tin mừng này, chàng bèn chịu khó cuốc bộ sang đầu cầu Gia Lâm, để bớt được vài xu, mua một nắm đỗ. Chàng gói đỗ vào tờ giấy, bỏ cẩn thận vào trong túi.
Xe tới chợ Gỏi. Điệp hăm hở về làng. Lúc này thỉ Điệp thấy cái gì cũng vui và đẹp cả. Chàng sang cầu, qua mấy nhà, thì đến cái cổng gạch…
Điệp đi chậm lại, nhìn vào nhà ông Tú, thấy chỉ có một mình Lan, đương ngồi lúi húi chẻ rau trên hè. Chàng, vênh váo đằng hắng một tiếng rõ to. Lan vừa ngẩng đầu lên, chàng giơ thẳng cánh, ném cả gói đỗ vào sân rơi rung tóe. Lan mỉm cười hiểu ý, khẽ gật đầu… Điệp gật đầu trả lời, nở nang từng khúc ruột…