Chương VI
… RỒI LẠI ĐẾN DUYÊN

     ậu giết con thi giết, chứ con chả lấy người ta đâu! Cậu đừng ép con.
- Tao không cần phải ép may, con đĩ dại kia ạ. Tao ép nó đấy!
- Cậu ép nó lấy con, nhưng con không lấy nó!
- Làm sao?
- Nó gầy và xấu lắm!
- Ngu như con chó ấy! Nó gầy và xấu, thì nuôi trong một tháng, cho ăn nhiều cao lương mỹ vị vào, tự khắc béo tốt đẹp đẽ ngay chứ sợ gì!
- Nhưng nhà nó nghèo!
- Nhà nó nghèo thì nhà mày có của, khỉ ạ! Nếu tao là con gái nhà giầu, tao chỉ lấy những thằng chồng nghèo, càng dễ sai khiến!
- Nhưng mà nó là con nhà dân!
- Lại còn con ông Trời nữa à! Mà con nhà dân, nó càng biết sợ mình! Tao tưởng mày lấy được nó là may cho mày đấy.
- Hu! Hu! Nhưng sao nó không học cao đẳng!
- Mày muốn nó học cao đẳng, rồi tao bắt nó chứ gì! Tao đã định tâm bao nhiêu lâu rồi, mà mày cứ cứng cổ. Con gái chúng bay đứa nào cũng muốn lấy chồng cao đẳng, ông cho lại không ế hết cho mà trắng mắt ra à!
- Nhưng mà cái bộ Lý Đình Dù thế, thì mặc sao được quần áo tây!
- Ông kệ xác mày, cho mày chết già! Ông muốn che chở cho mày, ông muốn bịt mắt thiên hạ, ông muốn mau mau gả tống gả tháo mày đi cho ông đỡ bận thân, mà mày còn kén cá chọn canh. Mày thử nghĩ xem, mày còn nõn nường gì ma đài các mãi. Mày bêu xấu ông, cáu tiết ông chỉ cho một phát súng là bỏ đời! Mày làm nhục cả nhà, cả họ!…
Ông Phủ sở dĩ phải giở lôi đình để dỗ cô con gái yêu là Thuý Liễu lấy chồng, là vì hễ nghĩ đến Thuý Liễu ông lại sốt ruột lắm. Người ta bảo có con gái lớn trong nhà thì hãm tài. Thật thế chăng? Sao vừa tan hầu chiều, ông đã gọi Thuý Liễu vào buồng, đóng các cửa lại và gắt gỏng dữ dội thế.
Thấy Thuý Liễu bưng mặt khóc, ông đập bàn đánh thình, đứng phắt dậy:
- Mày còn oán nỗi gì? Thuốc cắt cho mày, tự tao phải thân hành lên Hà Nội để cân, mà mày không chịu chăm uống. Biết thế tao cứ kệ xác mẹ mày cho xong. Hay mày muốn cũng ngồi tù thì ông cho vào tù cả một thể. Ông không thương nửa.
Thuý Liễu khóc hu hu nói:
- Con lạy cậu, cậu đừng mỉa con thế!
- Ông thèm mỉa mày à?
Rồi ông phồng má, thở phù phù, đi đi lại lại trong buồng, hai tay nắm hai đầu vạt áo sau, phất ra phất vào rõ mạnh để quạt. Bỗng ông thấy lạch xạch quả bàng cánh cửa, ông quay ra, biến sắc mặt, quát hỏi:
- Đứa nào đấy?
Cánh cửa mở hẳn, con vú vào, chắp tay nói:
- Bẩm cụ lớn…
- Ai cho mày vào đây?
Con Vú run cầm cập, bẩm:
- Bẩm cụ lớn, có tên Vũ Khắc Điệp xin vào hầu.
Đang lúc thịnh nộ, vả ngờ con Vú nghe hết rõ câu chuyện, nên ông trợn mắt, đập bàn gắt:
- Mặc kệ nó!
Con Vú xám người, lui ra, đóng cửa, nhưng bị gọi giật ngay lại:
- Vú Áp!
- Dạ!
- Đưa nó xuống nhà khách, bảo nó chờ tao! Ăn nói cho có lễ phép, nghe không!
Chờ con Vú đi ra, ông Phủ quay lại Thuý Liễu, hất hàm hỏi:
- Tao đã định như thế, mày có theo hay không? Đồ mất dạy!
Thuý Liễu lau nước mắt, thở dài. Ông Phủ bảo:
- Xuống bếp bảo chị Ba mày làm cơm, dọn tao với nó cùng ăn.
Tấn kịch rùng mình sởn gáy ở trong buồng kín đến đó thì hạ màn, rồi ông Phủ đóng vai khác ở cảnh khác. Ông ra đứng giữa hiên nhà tư, nhìn xuống chỗ Điệp ngôi, tươi cười vui vẻ vẫy Điệp. Điệp vái chào đi lên, ông Phủ bạo:
- Chú mong anh mãi, buồn quá, chú đương nằm khàn trong kia? Sao anh đến đây muộn làm vậy?
- Dạ bẩm quan lớn, à bẩm chú, cháu đến đã lâu, nhưng vào buổi hầu, cháu sợ chú bận, nên cháu đi xem phố.
Ông Phủ vẫn thấy Điệp thực thà, cười nụ, nói:
- Phố phủ này lèo tèo có mấy nóc nhà, có gì lạ mà xem! Hôm nay chú chả bận gì cả, buổi hầu chiều chú có ra đến công đường đâu!
- Bẩm tên lính canh cổng báo cháu rằng chú có đông dân đến hầu lắm.
Ông Phủ lắc đầu, cười, nói vội:
- Láo thế thì thôi. Anh đừng tin chúng nó, chúng nó mới đổi về cả, nên chẳng biết tí gì. Bận sau, anh cứ vào tuột nhà trong.
Ông Phủ đưa Điệp vào phòng, bảo ngồi, và hỏi:
- Thế nào? Mẹ, à quên đẻ định cho cháu ra sao?
- Bẩm chú, trăm sự nhờ chú, đáng lẽ đẻ cháu đến hầu chú để bẩm chuyện, nhưng vì thấy nói chú sắp thăng quan, nên đẻ cháu đợi khi chú đi cung chức rồi lên mừng chú một thể.
- Càng hay! Lâu lắm chú không gặp đẻ, chú cũng muốn mời đẻ lên chơi. Thế anh đã làm đơn chưa?
- Ừ, chứ mà làm giáo học, thì chú thấy nhiều cái khó chịu lắm, anh ạ. Rồi đến khi bị bạc đãi thì anh phó gào mới hết nói cao thượng! Ờ, mà quái, sao chú ghét bọn giáo học thế, họ khựng khượng quá, mà tên nào cũng khả nghi! Làm thư ký các tòa, ai người ta cũng gọí là quan, có giá trị bao nhiêu không?
- Bẩm chú, cháu tướng giá trị thì ở người.
- Ấy, cái lý thì thế, nhưng sự thực không thế. Chú thấy anh lanh lợi, chú sợ anh làm giáo học, nó phí đi mất.
Nói xong, ông Phủ gọi lính lấy bút giấy bảo cách cho Điệp làm đơn, rồi viết thư riêng vận động cho chàng.
Độ bảy giờ rưỡi, bữa cơm dọn ra. Ông Phủ vui vẻ, bảo Điệp ngồi vào bàn ăn. Ông xoa hai tay, nhìn vào các đĩa xào nóng hôi hổi, bảo thằng bếp:
- Lấy rượu! Anh Phán uống được rượu đấy chứ?
- Bẩm chú không ạ.
- Ồ, phải học uống rượu mới được. Rượu là cái tiêu khiển thần tiên, nó làm cho ta quên các nỗi khổ thống. Chú thích rượu lắm. Anh uống với chú một chén rượu cho vui.
- Bẩm chú tha cho cháu, cháu không uống được tí nào!
- Không hề chi. Chả say đâu mà sợ. Mà có say thì để ngủ cho dễ, chứ có còn việc gì nữa. Vả ở đời, anh cũng nên biết qua mấy thứ cần cho cách giao thiệp, như đánh tổ tôm, uống rượu, hút thuốc phiện, đánh trống chầu. Hóm nay chú có anh đến chơi, chú vui vẻ lắm.
Điệp nể lời ông Phủ, không dám cưỡng, vả nhân tiện chàng cũng muốn uống chén rượu để mừng mình, cho nên chàng cầm cốc, nhắp một hụm, rồi nhán mặt nuốt đánh ực một cái, thấy nóng ran cả lên. Ông Phủ cười, bảo:
- Nó cay cay, hăng hăng, tê tê phải không?
Điệp tủm tim, bấm:
- Dạ!
- Uống hụm nữa mà xem.
Điệp lại nhắp nữa. Ông Phủ rót thêm cho đầy cốc và khen:
- Ừ, làm tài trai, rượu không biết uống thì hèn lắm.
Điệp cố nâng miệng chai lên, nhưng ông Phủ cứ ép uống:
- Phải uống say đi, cần gì!
Độ mười lăm phút, Điệp đã choáng váng, nói đã lắp, trông cái nhà, cái cửa đã thấy nghiêng nghiêng, đổ đổ, mà lúc cao hứng, chàng quên cả giữ lễ, cười chuyện to tướng. Rồi cứ uống tràn chẳng biết gì, đến nỗi chàng mát mờ, lưỡi ríu. Rồi nói huyên thuyên, chẳng ăn thua đâu vào đâu, đang câu nọ chàng dọ sang câu kia, cổ khi quên, chêm cả tiếng lóng ở trường vào chuyện!
Điệp say thực rồi, nhưng ông Phủ vẫn chưa tha cho chàng, cứ rót thêm cho đầy cốc.
- Anh uống đi, chú còn phải uống nhiều.
Điệp hai mắt thật lờ đờ, tay run run giơ cốc lên, lảo đảo đứng dậy, nhăn răng ra cười, nói:
- Ừ thì uống, cần đếch gì! Tôi có say tôi chết!
Rồi nốc một hơi, khà một cái, chàng gục xuống mặt bàn. Lúc ngẩng dậy, ông Phủ lại dí vào tay một cốc đầy, chàng lại uống hết. Nhưng lần này thì chàng qụy hẳn, chân tay rú ra mềm nhũn như người mới chết.
Đêm hôm ấy, trên chăn dưới đệm, Điệp đánh một giấc ngủ thật say đến tận sáng hôm sau.
Sáng hôm sau, chàng cựa dậy, thấy tê dại hẳn cánh tay phải mà mình lại gác chân lên một người. Chàng không hiểu tại sao mình lại nằm với ai ở đâu. Chàng mở mắt ra. Tuy cửa vẫn đóng nguyên, nhưng trong buồng sáng lắm, chàng thấy trước mặt có một cái lưng bè bè, cao như bức thành. Chàng vừa tưởng được hân hạnh ngủ chung với ông Phủ, thì đã trông thấy cái nạm tóc xù xù đen nhánh, dài lê thê, ngoằn ngoèo quấn lấp cả gối. Điệp nhìn kỹ, thôi chết rồi: Thuý Liễu! Trống ngực nổi lên, chàng duỗi cẵng ra, nhắm nghiền đôi mắt lại, giả cách ngủ.
Điệp nằm bên Thuý Liễu mà đâm lo vẩn vơ chàng không hiểu ma men ám ảnh thế nào, lại lò mò vào buồng này ngủ được! Thế này mà ông Phủ biết có chết hay không? Liệu ông có để yên cho chàng được hưởng cái tương lai may mắn nữa không? Mà có lẽ ma đưa lối quỷ đưa đường, chứ nào chàng có tính nguyệt hoa, say rượu rồi đi sục gái đâu! Vả dù chàng có phải thực hay tơ mơ như thế nữa, thì dại gì mà vuốt râu hùm!
Điệp cứ cố duỗi thẳng tay cho Thuý Liễu kê cái đầu nặng chình chịch lên trên mà không dám cựa. Nhưng càng không dám cựa, càng muốn cựa, càng không được cựa, chàng càng thấy mỏi rời cánh tay! Lại còn nỗi khát nước quá chừng mới khổ nữa chứ!
Điệp thấy tình thế nguy ngập, nên chỉ còn cách cứ giả vờ ngủ là khôn nhất, đành nằm lỳ đấy cho đến lúc Thuý Liễu dậy, khi ấy chàng hãy trở dậy sau. Như thế chàng cũng có thể tỏ cho mọi người biết rằng mình say, ngủ li bì, đến nỗi chẳng biết chi cả.
Điệp nằm im, chờ, nóng ruột quá mà Thuý Liễu thì cứ nằm mãi. Chàng để ý nghe, thấy Thuý Liễu hô hấp không đều, và thỉnh thoảng thở dài luôn, thì không rõ nàng ngủ hay thức. Lắm lúc Thuý Liễu cựa mạnh quá, và đạp lia lịa. Giá Điệp có ngủ thực cũng phải sực thức dậy, nhưng vì ngủ giả cách nên nhất định chàng nằm gan, mặc kệ. Thành ra hai người đo giường lâu quá.
Bỗng cánh cửa mở ra, và có người đi vào. Điệp xấu hổ càng giả vờ ngủ thin thít. Bỗng một tiếng đằng hắng làm cho Điệp sợ rủn cả người: Ông Phủ! Trống ngực chàng lại nổi lên, mạnh hơn lúc nãy. Nhưng rồi tiếng cửa lại khép, Điệp mở lim dim con mắt để nhìn, trong buồng không còn ai nữa.
Điệp lo quá, song cố nhịn thở dài! Không biết khi dậy, chàng có nên thú thực với ân nhân câu chuyện này hay không? Khốn nạn! Ngủ với Thuý Liễu lo chết đi nào có được sung sướng ai mà phải mang tội vạ.
Điệp không được cựa, mỏi dần cả mình, lắm lúc đầu gối Thuý Liễu lại thúc mạnh vào mạng mỡ, đau điếng người mà không dám kêu! Chàng chờ và mong mãi! Lắng tai nghe, đồng hồ bên buồng cạnh đã thong thả điểm một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín tiếng! Thuý Liễu hết cựa đến đạp, khó chịu quá. Không hiểu Điệp chờ Thuý Liễu dậy trước hay chính Thuý Liễu chờ Điệp dậy trước? Cho nên hai người nhất định nằm ăn vạ thi nhau!
Nhưng mà đến thi chữ Điệp còn đỗ được huống chi là thi nằm! Bởi vậy, rồi sau khi Điệp bị Thuý Liễu hẩy mạnh đến ba bốn cái mà vẫn cố nằm gan, thì chàng thấy Thuý Liễu thở dài, ngồi dậy, rồi mở cửa đi ra.
Được nhẹ nhõm cả cánh tay và thở dài tự do. Điệp nằm rốn thêm độ mười lăm phút nữa rồi cũng trở dậy.
Chàng ra ngoài rửa mặt, cố làm ra dáng vô tình tự nhiên, nhưng vẫn ngượng nghịu thế nào ấy. Chàng có ý nhận bọn đầy tớ, thấy đứa nào cũng nhìn mình, như biết rõ cả câu chuyện bậy này.
Điệp vào buồng khách, nhìn lên đồng hồ, thấy thì giờ chạy nhanh vùn vụt, mà chàng chỉ mong lâu hãy tan hầu để được ngồi yên nghĩ câu đối đáp lời ông Phủ, khi ông mắng trách.
Nhưng đến mười một rưỡi, khi trong trại cơ nổi hồi trống tan thì trong ngực Điệp cũng nổi theo hồi trống lo. Ông Phủ lừ lừ từ công đường đi xuống. Tự nhiên Điệp vừa sợ vừa xấu hổ, nhưng cũng cố đứng dậy một cách sượng sùng.
Không biết rằng thực thế hay Điệp nghĩ lầm, chàng thấy ông Phủ lãnh đạm hẳn đi. Đích là ông giận lắm. Chàng toan giải bầy để tỏ nỗi oan uổng của mình, nhưng tình ngay lý gian, biết nói thế nào cho trôi được? Rượu say mèm rồi lê đến ngủ với con gái người ta, mà nằm gí đến trưa mới dậy được, chính người ta bắt được quả tang, còn oan nỗi gì? May người ta giữ kín, tức là người ta không muốn lộ ra để bọn đầy tớ nó cười cho, người ta tha bỏ tù là tốt phúc, chứ còn chối cãi thế nào được? Khốn nạn, chỉ có lương tâm Điệp mới hiểu cho Điệp, nhưng mà nếu cứ viện lương tâm ra để mong minh oan, thì cũng khó nghe lắm. Điệp thấy ông Phủ không nói gì, lấy làm tấm tắc, bèn đánh liều nói:
- Bẩm chú…
Ông Phủ lạnh lùng hỏi:
- Hôm qua anh say quá nhỉ! Anh có biết gì không?
Điệp thấy ông Phủ khởi thế công, đành rằng mình đuối lý thì nên giữ thế chủ, hễ vứng được là khá rồi, nên trả lời:
- Bẩm chú, cháu chẳng biết gì cả.
Ông Phủ cười lạt. Nhưng cái cười tuy lạt mà nó đậm đà bao nhiêu ý nhị, khiến Điệp rối beng không biết nên rào đón về mặt nào cho kín. Ông Phủ nói:
- Người ta say sượu, hay mất cả lẽ phải.
- Dạ, bẩm chú hôm qua cháu say quá, chẳng còn biết trời đất là gì, bây giờ cháu vẫn còn thấy choáng váng.
Ông Phủ cười sâu sắc:
- Phải, anh mệt lắm tôi biết. Anh vừa mới dậy phải không?
Câu nói đau như xói vào lòng Điệp. Điệp tức vì ông Phủ chỉ nói lởn vởn xa xôi, chứ chưa vào hẳn chỗ đáng nói. Mà biết rằng hễ trả lời câu nào là hở câu ấy, nên chàng chỉ “dạ” cho kín đáo.
- Cái đơn của anh và cái thư của tôi có lẽ đã đến Hà Nội rồi.
Điệp biết ông Phủ cứ tiến binh dần dần vào khắp các mặt, lấy làm nguy lắm, hẳn rồi sau ông chỉ cho một phát đạn là mình mất cựa, cho nên càng phải giấu không cho ông dò biết được đội quân của mình nhiều ít mạnh yếu thế nào, bèn:
- Dạ!
Nhưng rồi ông Phủ bày các thế trận khác. Ông không đánh thẳng Điệp, mà dùng lương tâm chàng đánh chàng mới mạnh hơn. Ông gọi vú Áp, và lũ người nhà, đùng đùng nổi giận, đập bàn đập ghế om xòm, tìm những tội cỏn con của chúng rồi nhất định đuổi suốt lượt, không nuôi đứa nào nữa.
Quả nhiên Điệp sợ bằng hai trước. Rồi từ đó, ông lại vui vẻ như thường, Điệp càng lấy làm lo lắng bứt rứt. Cho nên ăn cơm xong Điệp xin phép về. Ông Phủ bằng lòng ngay, không lưu lại như Tân trước. Ông lại gửi chàng cái thư đưa cho bà Cử và dặn:
- Anh nên tin cậy ở tôi, rồi điều gì anh cũng được như ý. Nhưng vì danh dự, anh không nên kể chuyện ấy với ai.
Câu nói rất mập mờ, khiến Điệp không hiểu là về việc công danh hay việc Thuý Liễu, cho nên trong khi đi đường chàng mở ngay thư ra xem trước.
Thưa bà Cử,
Việc công danh của anh Điệp, như thế cũng đã chắc xong, xin bà cứ yên lòng chờ đợi trong ít làu nữa.
Nhưng còn một điêu tối muốn bàn cùng bà, là anh Điệp năm nay đã lớn tuổi, bà nên tính đến bê gia thất để được yên tuổi già. Vậy nếu bà có cần để tôi giúp về chữ duyên của anh ấy, tôi xin hết lòng như tôi đã hết lòng giúp anh ấy về hai chữ công danh.
Tôi thiết nghĩ ở thời buổi này, bà nên cho phép anh ấy đựoc tự do kén chọn, bằng lòng ai thỉ bà nên ưng thuận, nhất là những nơi xứng đáng, anh ấy đã biết rõ mà thưa với bà, thì bà cũng cho anh ấy được tùy ý. Anh ấy cẩn thận, ngoan ngoãn là một người con rất hiếu thảò, tôi rất yêu. Vậy xin có lời mừng bà, và khi nào bà được thư thả, mời bà lên chơi, sẽ có nhiều câu chuyện đáng nói.
Nay thư
Le Tri phủ TRẤN
Đọc xong Điệp toát mồ hôi, thấy ông Phủ lầm quá mà buồn, mà hối, mà lo. Buồn cho mình long đong chưa hết chuyện nọ đã đến chuyện kia rắc rối. Hối vì mình trót quá dại dột say sưa để xảy ra vạ gió tai bay. Lo cho đường nhân duyên của Lan và mình không khéo vì việc này mà sinh ra gàng quải. Nghĩ vậy, Điệp nhăn nhó một mình, bèn xé nhỏ bức thư, nhất định giấu, không nói cho ai biết cả…