Chương 8
THÂM SƠN CÙNG CỐC

     hông còn sự lựa chọn nào khác, tôi đành chấp nhận nơi này dựng một căn nhà nhỏ giữa ba sào đất gồ ghề, lởm chởm đá ong, nằm đìu hiu một mình ở cuối xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Đúng theo dự tính của tôi và Thành phác hoạ trước đây.
Chung quanh, phía nam bốn trăm thước, hai làng Thượng R’Chai và Jirong Tambor, dân tình không mấy thiện cảm với người kinh. Đi đâu họ cũng mang sau lưng cái gùi, đàn ông thì cầm xà gạc sắc bén, loại dao cán dài. Hướng bắc, gần nhà là một khu nghĩa trang khá rộng, được dùng làm pháp trường để “toà án nhân dân” đem vào xử bắn dài dài những kẻ đối kháng. Trước mặt, bên kia Quốc lộ 20 cũ, con sông Đa Nhim, khởi nguồn từ quận Đơn Dương, chảy xiết về tỉnh Đồng Nai, khi ngang đây thì đổ xuống một trũng sâu tạo thành thác Gu-ga, quanh năm ầm ĩ, bụi nước tung cao như sương mù bao phủ một góc núi.
Tháng đầu tôi đến ở, ông Đắc có ghé thăm đôi lần mà lần nào ôgn cũng nhắc câu nói của lũ gian tà theo chủ nghĩa rách bươm miền Bắc: “Lao động là vinh quang, lao động làm nên của cải”. Ông Đắc chưa mở mắt thấy sự thâm độc của quân cướp nước, đẩy dân chúng miền Nam vào rừng khai sơn phá thạch, dĩ nhiên phải ráng sức lao động, đầu tắt mặt tối, mới có ăn, trong khi bỏ hết nhà cửa, đất đai ở thành phố, cho bọn đói rách từ sào huyệt đảng của chúng đến chiếm cứ.
Miền Nam vốn giàu có, bản chất con người không đố kỵ, không ganh ghét những ai khá hơn, nên dễ mắc mưu bọn thủ đoạn, phản phúc, khi yếu thì cúi mình tự xưng “em, em”, lúc mạnh, trở mặt ngay: “chúng tao, chúng mày”.
Ông Đắc chưa mở mắt nên chưa thấy cái nham hiểm của Cộng Sản Bắc Việt, đưa nhiều đoàn thanh niên nam nữ vào Nam “trồng cây gây rừng”, là hình thức dò tìm những vùng đất mầu mở cho thân nhân chúng vào cắm dùi. Không riêng miền quê mà các phố phường cũng vậy, đều có sự hiện diện của lũ xâm lược ngự trị chỗ tốt.
Thừa biết ý đồ bất nhân ấy tôi không nản chí với đời sống gian khổ nơi thâm sơn cùng cốc này.
Rồi hằng ngày, sau khi đã mướn người cuốc, tôi lết quanh nhà xới đất trồng khoai tỉa bắp, những công việc từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa bao giờ đụng tới. Đôi khi, nhờ dầm mưa dãi nắng, qua bao tiến trình rừng rú do cái đảng của “Thây Ma Ba Đình” chủ trương “biến sỏi đá thành cơm”, tôi được đền bù. Các bác nông dân hàng xóm thương tình giúp đỡ, mà cũng ngao ngán cho tôi, hoa màu le te không lớn nổi, cỏ dại chằng chịt, và hạn hán kéo dài, ruộng vườn nứt nẻ.
Trong lúc nạn đói đe dọa thì đêm Noël đầu tiên năm mất nước, một bọn Thượng, thuộc nhóm K’Tin ở R’Chai, vào chĩa súng lấy hết tiền bạc, quần áo, khiến gia đình tôi khốn đốn.
Vụ cướp, tuy không đáng kể, nhưng nạn nhân là người tàn tật nên làng trên xóm dưới bàn tán xôn xao, có cả tiếng bấc tiếng chì, cho rằng tôi đem của cải tiếp tế Fulro, “tàn quân” chế độ cũ đang hoạt động trong rừng, phía đông thác Gu-ga. Đã mất của còn rắc rối. Công an huyện Đức Trọng, nhân lúc tới lập biên bản, gặng hỏi lung tung lai lịch tôi ngày xưa, làm như chính tôi là thủ phạm. Cứ đôi ba hôm họ tới. Lần này tôi biết tên và cấp bậc của tên công an là Trung úy Cẩn.
Hắn khai thác:
- Anh có thật mất đồ không?
Tôi tỏ vẻ thân thiện và xen lẫn thái độ ngang ngạnh, hầu đánh tan sự nghi ngờ tôi ở nơi vắng vẻ này có mục đích liên lạc, cung cấp tin tức cho thành phần đối kháng, tôi đáp:
- Tự nhiên tôi dựng chuyện à?
Cẩn nói:
- Chúng tôi đang tiến hành việc tìm thủ phạm, anh chớ đi đâu xa. Anh vừa vô sở cà phê Phi Vàng Finom chi vậy?
- Vì có người nói thằng thượng K’Tin làm mướn trong đó. Mất của, tôi nóng lòng đi kiếm phụ với quý anh chứ?
Công An Cẩn bỗng gác ngang chuyện mất cướp qua một bên, không chất vấn điều tra gì nữa, anh nhét vội tập giấy vô túi xách da bò, rồi ngước lên nhìn tôi:
- Anh quen ông Út xay lúa trên R’chai, phải không?
Cẩn đề cập tới Út làm tôi giật mình và nhớ vụ Út cũng bị Thượng đột nhập nhà sau tháo lấy cặp bánh xe Honda. Chắc công an huyện nghi Út cung cấp phương tiện di chuyển cho tàn quân hay Fulro.
Tôi nói:
- Quen, vì thường xay lúa và mua cám ở đó.
- Nhờ anh chút. Anh xin Út giúp tôi ít ký gạo. Gặp Út tôi ngại quá!
Tôi thở phào nhưng lấy làm lạ khi nghe anh đang hành sự quay qua xin gạo ăn. Hay anh giở chiêu chước gì đây, chứ lẽ nào bi đát dữ vậy? Mới “giải phóng”, vơ vét biết bao của cải ở miền Nam đây mà. Trung úy Cẩn người Trung, bị mất nỡm mấy thằng Cộng Sản đầu xỏ Bắc kỳ rồi.
Tôi hỏi nhỏ:
- Bộ thiếu gạo thật hả?
- Vâng!
Tiếng “vâng” nghe rất nhỏ, khuôn mặt Cẩn thì như dài ra, vằn vện những đường gân xanh hai bên vầng trán, động lòng thương hại, tôi vội phóng lên chiếc Honda và nổ máy. Trước khi rời khỏi nhà tôi bảo Cẩn:
- Mấy thằng nhóc đi học về, anh nói giúp tôi đến chú Út.
Gặp Út tôi thuật chuyện, Út liền đong luôn mười lon gạo, khoảng ba ký, vào bao cát. Xong, tôi chạy u về đưa Cẩn, anh mừng hết lớn, tôi cũng vui lây. Nhân tiện tôi hỏi:
- Tháng này nhà nước không phát gạo à?
- Có, nhưng hết rồi?
- Ăn lẹ vậy?
- Anh biết cấp bao nhiêu ký mỗi tháng không, bảo ăn lẹ? Ăn “từ từ ‘ vậy mà mới mươi hôm đã hết. Anh Vân quê Quảng Nam hả?
- Sao anh xoay đề tài hay dữ vậy? Đang nói chuyện gạo cơm, tự nhiên chuyển qua hỏi quê quán?
Thấy tôi nói tàng tàng kiểu Tôn Tẩn, bọn con cháu Bàng Quyên muốn phát khùng:
- Tại giọng răng ri mô rứa của anh.
- Ừ, quận Hòa Vang. Còn anh, dân củ mì Quảng Ngãi?
- Tôi huyện Sơn Tịnh.
Tôi giả vờ lấy làm vui, reo lên:
- Chà, anh bà con với tướng Trần văn Trà!
Cẩn nheo mắt:
- Bà con cái con khỉ!
- Nếu không, sao anh lại được theo “Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam” ngon vậy?
- Anh nói ngược rồi, “Mặt trận dân tộc…”. Còn vụ đi theo thì… hồi nhỏ có biết giải phóng giải lao con mẹ gì! Tôi đang giữ trâu mấy ông lôi đi.
Nghe Cẩn nói, tôi không dám cười to, chỉ ực ực ở cổ họng mà muốn văng trái khế ra ngoài. Thấy lôi thôi anh đứng dậy kiếu từ:
- Cám ơn anh Vân xin dùm mấy ký gạo.
Tiễn Cẩn ra cửa, tôi vừa cười vừa lè nhè:
- Có gì đâu, kẻ sa cơ giúp người thất thế…
Không biết Cẩn có hiểu câu nói không, anh lặng lẽ ra xe.
Hết công an tới bộ đội. Chắc vì vụ tôi bị cướp có võ trang nên một đơn vị nhỏ của Sư đoàn 304 từ Đại Ninh, cách đây 5 cây số phía nam, chuyển đến đóng tại xóm Thượng R’Chai.
Đêm đêm một trung đội đi tuần, hay phục kích vài địa điểm trong vùng. Nhiều lần họ nằm sau nhà, theo dõi gia đình tôi, chứ chẳng nhằm mục đích bắt cướp.
Đêm nào nghe tiếng chó sủa nhoi, dai dẳng là có vấn đề. Tôi vẫn tỉnh bơ, chong đèn làm việc lặt vặt, hay dạy con cái học hành tới khuya. Đôi khi tụi nhỏ tưởng ma, vội phóng lên giường trùm kín mền. Chúng nó đâu biết trong đêm đen trên quê hương ngày nay, ma quỉ chẳng nhằm nhò gì hết, có một thứ còn hung tợn, ác độc hơn nhiều. Nếu không có tiếng chó thì mấy đưa con rất hồn nhiên, cao hứng hát chơi. Hai thằng lớn, Phương và Trang, chín mười tuổi, cứ tụng hoài bài: “Quê em miền trung châu giặc về thôn xóm…”, buồn não nuột. Bé gái Thảo sáu tuổi, cũng lúc trầm lúc bổng với bản ruột: “Cô gái lái xe trên cạn, xe em nhanh tóc em bay nhanh… bên sóng biển…”, tôi muốn điên luôn.
Rình mãi chán, có lẽ nghe tiếng hát của tụi nhỏ gợi lòng trắc ẩn, nhớ cố hương và nhằm trời tháng chạp lạnh lẽo, họ gõ cửa xin vào nhà, để trò chuyện làm quen, hoặc tìm hiểu đời sống của người chiến sĩ Biệt Động chế độ cũ không chừng. Làm sao hiểu được?
Sáng hôm sau, tôi đang di chuyển trên hai cái đòn ngồi, để giẫy cỏ, vun gốc bắp, thì toán bộ đội đêm qua ghé vào:
- Anh thương binh làm gì đấy?
Tôi vừa xắn cái lưỡi xà bách xuống một bụi gai vừa đáp:
- Không thấy sao? Cỏ dại um tùm, xâm lấn cả hoa màu.
Nghe câu trả lời nhát gừng, còn ẩn dụ châm biếm, họ im lặng, đứng nhìn quanh một lát rồi hầm hầm bỏ đi. Tôi đâm lo ngại, vì lời nói ấy có thể khiến họ rắp tâm trả đũa, như một giai thoại lịch sử cuối đời nhà Lý, 1226.
Vì ngao ngán việc triều chính, Lý Huệ Tôn nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, để vào chùa Châ!!!14918_7.htm!!! Đã xem 11424 lần.