47 -48

     ũ ngồi yên, Vũ nhé!
- Ừ.
- Mà, Vũ đừng đòi về cơ.
- Ừ, Vũ không đòi về đâu. Thúy phải tung chăn ra chứ?
- Thúy ốm.
- Ốm gì lại trùm chăn kín cả mặt?
- Thúy bị...
Vũ nhổm đít khỏi ghế, hốt hoảng:
- Thúy lên đậu à? Thúy, Thúy... rỗ à?
Con Thúy cười khích khích trong chăn:
- Thúy... rỗ hoa!
Vũ rơi cái bịch xuống ghế. Nó ngồi trơ thổ địa. Đôi mắt mở thao láo. Vũ nhớ dạo nọ, hôm bị con Thúy kể tội vồ tiền của bác cả Hồng, cớp lồng bẫy chim của thằng Hội, quên ơn hiệp sĩ Vũ đánh thằng súc sinh Dương bênh vực Thúy ở cầu Bo, Vũ đã mơ mộng chuyện giang hồ vặt, muốn Thúy già nua, mặt rỗ, mắt toét, lấy thằng chồng bán lạc rang khổ sở. Còn Vũ, Vũ sẽ lấy con bé đẹp gấp mười Thúy, trả thù Thúy cái tội vô ơn. Bây giờ, Thúy bị rỗ hoa, Vũ hối hận quá. Nó ngồi im lặng.
Con Thúy hỏi:
- Vũ nghĩ gì thế?
Vũ ấp úng:
- Không, Vũ chả nghĩ gì cả. À, tại sao bị rỗ, Thúy còn cười?
- Thúy thích cười. Thúy cười đứa rỗ hoa đó. Mặt rỗ như tổ ong bầu, Hàm răng khấp khểnh như cầu ao tre. Vũ sợ mặt rỗ, hở?
- Không.
- Không, sao cứ hỏi mãi?
- Ừ. Thúy rỗ thật hay giả vờ?
- Thật.
- Giả vờ, hở?
- Thúy rỗ thật đấy. Thế Vũ còn thích chơi với Thúy nữa không?
- Vũ... Vũ...
- Vũ sợ Thúy mặt rỗ như tổ ong, chứ gì?
- Thúy giả vờ hở? À, Côn nó bảo Thúy khen Vũ ném phi tiêu cừ nhất, hở? Côn nó bảo Thúy nhắn Vũ lại chơi, hở? Sáng qua, Vũ đến cửa nhà Thúy, Thúy biết không?
Vũ hỏi một thôi. Thúy lắng tai nghe. Tiếng Vũ y hệt tiếng chim hót. Tiếng nói ấy làm Thúy quên thử lòng Vũ. Con bé vội khoe:
- Thúy sưng quai bị đó, Vũ ạ!
Vũ chớp mắt lia lịa. Tim nó đập rộn ràng. Nó cũng quên rằng, đã có lần nó nói với thằng Côn nó ghét con gái thậm tệ. Vũ mỉm cười. Nó xoa tay:
- Vũ biết Thúy giả vờ.
Con nhà Vũ ba hoa:
- Thúy rỗ hoa thật, Vũ vẫn...
Thúy xoay người:
- Vũ vẫn sao?
- Vẫn chơi với Thúy, chơi thân hơn dạo xưa.
Thúy khoe:
- Má bên phải Thúy sưng vù, xấu lắm cơ.
Vũ nịnh:
- Xấu cái gì. Thúy hé chăn cho Vũ nom mặt một tí đi...
Thúy muốn tung chăn ngồi dậy, nhìn rõ Vũ, xem một năm xa tỉnh lỵ, Vũ đã thay đổi nhiều chưa. Thúy khôn ghê ghê là. Nó bắt bí thằng Vũ:
- Vũ phải xin lỗi Thúy, chứ!
Vũ ngây người ra:
- Vũ có làm Thúy giận đâu, mà xin lỗi?
- Người ta nhắn đến chơi, chả thèm đến.
- À, à... Vũ tưởng...
- Tưởng gì?
- Tưởng Thúy ghét Vũ.
Vũ dời chiếc ghế. Nó bước lại gần giường Thúy:
- Cho Vũ ngồi với Thúy, nhé! Vũ kể chuyện Hà Nội cho Thúy nghe. Vũ biếu Thúy nhiều hình đề can cô ma ni.
Thúy chưa trả lời, Vũ đã ngồi ở đầu giường. Nó nói:
- Cách mạng rồi đấy, Thúy biết chưa? Cách mạng kinh lắm, xử tử ông Ban. Vũ xem lính khố xanh, à quên, lính cách mạng, bắn ông Ban. Ông Ban chết giẫy giụa...
Thúy buột miệng:
- Eo ơi!
Vũ cụt hứng. Thúy không thích nghe chuyện cách mạng. Con nhà Vũ đâm ra luống cuống. Nó thọc tay vào túi quần, đứng dậy:
- Vũ về, nhé?
Thúy vùng vằng:
- Lại giận Thúy à?
- Không. Tại Vũ không thích nói chuyện với người trong chăn.
- Thúy chui ra nhé?
- Ừ.
- Mà, Vũ đừng chế Thúy cơ?
- Vũ không chế Thúy đâu.
- Vũ nhắm mắt lại. Hễ Thúy bảo mở mắt, mới được mở.
Vũ nghe lời Thúy, một nửa. Nó ti hí mắt nhìn. Con Thúy nhẹ nhàng chui ra khỏi chăn. Như mặt trời chui ra khỏi lớp mây u ám. Tia nắng đầu tiên, từ đôi mắt đen láy của Thúy, làm nóng trái tim Vũ. Và, xao xuyến, bâng khuâng, tựa hồ buổi chiều đứng trên cầu Bo, cùng Côn mong ước thầy Đàn về thị xã. Vũ mở bừng mắt:
- Thúy...
Con Thúy quay mặt đi. Nó phụng phịu:
- Vũ ăn gian.
Vũ định nói một câu chưa bao giờ nói với Thúy. Vũ không nói được, dù nó muốn nói vô cùng. Vũ ấp úng:
- Thúy... Thúy... nói dối!
Thúy quay mặt lại. Con bé vênh váo:
- Nói dối cái gì?
Vũ cười:
- Má Thúy chả sưng vù tí ti ông cụ nào.
Thúy sờ tay lên má, ngạc nhiên:
- Ơ, lạ nhỉ...?
Vũ cười tươi hơn:
- Đấy, Thúy đã nói dối Vũ.
Thúy phân trần:
- Sáng nay, Thúy soi gương còn thấy má sưng. Má Thúy nóng ran à... Vũ thử rở xem...
Vũ đã ngồi xuống giường. Thúy xích gần Vũ. Con bé cầm tay thằng bé, ấp vào má mình. Vũ cảm giác lạ. Tai nó nóng bừng. Tim nó đập mạnh. Tay nó nóng như hơ lửa.
- Thúy nói dối, hở?
- Không.
- Sao Vũ bảo Thúy nói dối?
- Ừ.
- Ừ gì?
- Ừ, Thúy nói thật. Thúy ạ, Vũ...
- Vũ ăn gian, hở?
- Ừ... Vũ...
- Vũ xin lỗi Thúy, hở?
- Không.
- Ăn gian còn không chịu xin lỗi!
- Ừ, Vũ xin lỗi Thúy, Vũ...
Vũ không thể nói nổi một câu nó ao ước được nói cho Thúy nghe, câu nói nó đã nghĩ, từ hôm Côn đến xin cơm nhà Thúy, và Thúy nhắn Vũ tới nhà nó.
- Thúy ốm lâu chưa?
- Hai tuần lễ rồi.
- Hà Nội có xe điện, có vườn Bách Thú nhiều khỉ lắm...
Thúy nhìn Vũ, mỉm cười, như thể chế nhạo Vũ. Trưởng toán nhi đồng cầu Kiến Xương, thằng bé đã dám rút súng thủy tinh bắn nước vào mặt phát xít Nhật, hò hét cách mạng thành công, vua phiệu chuyện, lúc này, ngồi trơ thổ địa. Nó chẳng biết nói gì, với con bạn nhỏ bé của nó. Vũ bí. Vũ chuyển sang chuyện Hà Nội. Vũ bị Thúy cười.
- Vũ chỉ huy bọn nhi đồng cầu Kiến Xưong. Con gái cũng vào nhi đồng, Thúy có vào nhi đồng không?
Thúy ngó Vũ, mắt ngập tràn trách móc:
- Vũ không thích chơi với Thúy nữa, hở?
Vũ liếm môi. Nó móc trong túi ra một gói nhỏ:
- Hình đề can cô ma ni, Vũ mua ở Hà Nội đấy. Toàn chim, bướm, và hoa... Vũ biếu Thúy. Tại Thúy thích chim khuyên, Vũ chọn nhiều chim khuyên.
Thúy lắc đầu:
- Chả thèm. Ai bảo về Thái không thèm nhớ người ta.
Vũ buồn buồn:
- Vũ sợ Côn giận Vũ.
Con Thúy là chúa khôn. Nó bĩu môi:
- Không có Vũ, Thúy mới chơi với Côn. Vũ về, Thúy chỉ thích chơi với Vũ. Thúy trên tức Côn, Thúy bảo Côn ném phi tiêu hạng bét.
Vũ chộp lấy cánh tay Thúy. Con bé không hất ra. Bước chân mùa xuân vừa đặt lên trái tim Vũ. Cả trái tim Thúy nữa. Tháng giêng tình yêu, luôn luôn, có cơn nắng hồng ấm áp. Cơn nắng ấy chỉ thấy trong mắt Vũ và Thúy.
- Vũ ơi! Đê sắp vỡ, đi hộ đê!
Tiếng thằng Luyến réo gọi bên ngoài. Làm sao nó biết Vũ ở nhà Thúy?
- Đê sắp vỡ, Vũ ơi!
Cơn nắng hồng chưa bừng sáng, đã tạm biến. Vũ rời bàn tay khỏi cánh tay yêu dấu. Tự nhiên, Vũ muốn quên thực dân Pháp, phát xít Nhật, cách mạng, đê điều. Nó muốn quên hết. Để khỏi bị đánh thức, trong giấc mơ êm ái.
- Vũ về nhé!
- Vũ đi hộ đê à?
- Ừ, nước sông lớn lắm. Không chừng đê vỡ.
- Mai, Vũ đến kể chuyện Hà Nội cho Thúy nghe, nhé Vũ nhé!
- Ừ, Vũ sẽ đến, mãi mãi...
Vũ bước ra đường. Mắt nó hoa lên. Tai nó nghe rõ từng hồi trống ngũ liên thôi thúc. Mắt nó nhìn khuôn mặt nhớn nhác của thằng Luyến.
48
Sau một đêm mưa tầm tã, đê Trà Lý vỡ. Nước lũ dâng cao, chảy siết. Những khúc đê mới được tu sửa, đắp cao, không chịu nổi sức cuốn của dòng nước lũ hung bạo và nước mưa xối xả, đã tan rã, vỡ tung. Nước lũ có lối thoát, ào ào chảy xuống những cánh đồng lúa con gái xanh mướt.
Thoạt đầu, con đê phía bên kia cầu Bo bị nước lũ cắt một khúc dài. Các phủ, huyện Thái Ninh, Hưng Nhân, Quỳnh Côi, Phụ Dực chìm nghỉm dưới biển nước mênh mông. Rồi, con đê phía bên này cầu Bo ục vỡ. Ba huyện Vũ Tiên, Thư Trì, Kiến Xương chịu chung cảnh ngộ lụt lội. Chỉ còn vài huyện miền bể là thoát nạn. Thị xã gần Vũ Tiên, xa khúc đê vỡ, nên mãi buổi trưa, nước mới tràn tới. Trong khi đó, nước lũ vẫn hung hăng siết chân cầu Bo, và mặt nước sông vẫn cao hơn mặt đất. Tiếng trống hộ đê im bặt. Tiếng đập của trái tim dân tỉnh lỵ cũng ngưng, nhường cho tiếng thở dài ảo não...
Trẻ con thị xã chạy xô ra đường phố nghịch nước. Nước ngập dường, ngập vỉa hè. Đến tối, nước ngập nền nhà. Sáng hôm sau, mức nước đứng lại, bằng mức nước sông. Ở những con đường thấp nhất, nước vẫn ngập tới bụng người lớn. Không khí cách mạng chìm trong tiếng thở dài ảo não của dân chúng. Nhìn biển nưóc ngầu đỏ, chẳng ai thiết hoan hô cách mạng thành công. Tỉnh lỵ đợi một trận chết đói, như trận chết đói thảm khốc hồi tháng ba.
Dòng nước lũ oan ngiệt đã cuốn trôi hết sự nghiệp của dân quê. Trâu, bò, lợn, gà, nhà cửa bị cuốn phăng. Cả người nữa. Đứng trên cầu Bo, nhìn biển nước mênh mông, thấy toàn những ngọn cây, và mái nhà cao, từ xóm làng xa xa. Không biết lấy gì mà sống chờ vụ chiêm, sang năm. Chín tháng trời nhịn đói ư? Dân thị xã lo lắng, sợ hãi, bắt đầu ăn một bữa. Nhiều gia đình nghèo đã kéo nhau xuống huyện Tiền Hải, kiếm kế sinh nhai. Vẻ buồn đen sẫm trên bức họa tỉnh lỵ. Người ta oán trách trời đất gieo rắc khổ đau liên tiếp, cho dân Thái Bình hiền lành, chất phác, và chung thủy. Hết Pháp đô hộ, đến Nhật xâm lăng. Rồi, chết đói, chết no. Rồi, cách mạng ồn ào. Và, lụt lội. Chưa đầy một năm, dân tỉnh lỵ chứng kiến, chịu đựng mấy phen tủi cực. Tự nhiên, không ai thích đời sống mới nữa. Tất cả đều mơ ước đời sống cũ tẻ nhạt, nhưng bình yên, an phận, nhưng no lành.
Cách mạng chừng hiểu được ý nghĩ của dân tỉnh lỵ, nên suốt ngày, trên chiếc thuyền nan, nhân viên tuyên truyền, với chiếc loa đồng cũ kỹ, bơi khắp phố, loan báo tin chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ lo cứu trợ nạn lụt. Tuyên truyền trấn an dân chúng, không quên dọa xử tử Việt gian. Ai chống cách mạng là Việt gian! Ai không tin tưởng chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, cũng là Việt gian! Không ai muốn chết khổ sở, như ông Ban. Thành thử, những ý nghĩ chán ghét đời sống mới chỉ là ý nghĩ âm thầm của từng người. Hôm nọ, trong buổi mít tinh, nghe ông chủ tịch Thái Bình đọc bức thư từ bỏ ngai vànung toé, mà sung sướng.
- Vũ ơi!
- Gì?
- Mày không bơi à?
- Không.
- Mày thộn mặt nghĩ cái gì đó?
Vũ co chân lên thành hồ. Nước từ đôi giầy chảy lách tách. Vũ đứng dậy:
- Mày bảo chúng nó về đi, tao chờ ngoài cổng sân nhé, Luyến nhé!
Vũ lẩm lũi bước. Đôi giầy ọc ạch nước. Nắng đã lên. Cái gì đó, cái mà Luyến hỏi Vũ nghĩ gì, cũng đã lên trong tâm hồn Vũ. Cái gì đó là mặt trời Thúy. Vũ không hiểu, Vũ chưa hiểu xa xôi. Mặt trời Thúy đã mọc ở phương cửa sổ nhà Thúy, tự lúc Vũ đến. Mặt trời Thúy lặn ngay, khi Vũ bỏ đi. Bây giờ, mặt trời đắp chăn trên giừơng bệnh. Mặt trời nao nao. Mặt trời xao xuyến. Nhớ Vũ. Chỉ nhớ Vũ. Mặt trời mong chờ sáng mai chúng ta lại đến đây nhé. Mặt trời tương tư tiếng hát mới.
46
Giấc ngủ trưa thật ngắn. Vũ định tăm gội xong, sẽ mang tặng Thúy ít hình đề can cô ma ni, Vũ Mua ở Hà Nội, chắc Thúy sẽ thích. Chưa bước khỏi giường, tiếng mi cô rè rè đã léo nhéo trước cửa:
- Đồng bào thân mến, phát xít Nhật vừa đánh vỡ đầu một cụ già của chúng ta, ở bên kia cầu Bo. Cụ già sắp chết. Yêu cầu đồng bào đi biểu tình, đả đảo phát xít Nhật, để trả thù cho cụ già của chúng ta. Chú ý, chú ý... Đồng bào thân mến, phát xít Nhật...
Vũ vùng dậy, chụp khẩu súng, cái còi, nhét vào túi quần xoóc, rồi mở cửa, chạy ra đầu phố. Côn, Luyến, Long, Lộc đã đứng chờ dưới cột điện. Một lát, nhi đồng cầu Kiến Xương áo ào kéo tới. Ở các phố khác, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng cũng đã đổ xô ra đường. Tất cả đều háo hức trả thù Nhật. Thị xã không còn bình thản như xưa. Luôn náo nhiệt. Ngày và đêm. Ngày mít tinh, biểu tình. Đêm ca hát, hội họp. Không ai hướng dẫn ai cả. Mạnh người nào, mgười ấy tụ tập một nhóm đông, biểu dương lòng yêu nước. Chẳng ai xúi giục bọn thằng Vũ. Tự chúng nó, chúng nó quyến rũ hết nhi đồng cầu Kiến xương.
- Nhi đồng cầu Kiến Xương phải chiến nhất tỉnh. Chúng mày mua kẹo chưa?
- Mua rồi.
- Kẹo đựng trong súng thủy tinh, chứ?
- Ừ.
- Ăn hết kẹo chưa?
- Rồi.
- Đổ nước vào súng, lấy nút li-e đút kín chưa?
- Rồi.
- Chiến lắm. Bỏ áo vào quần, rồi giắt súng trước bụng. Nhật lùn sẽ lác mắt.
Ba mươi ông nhãi, võ trang súng lục thủy tinh đầy nước lã, nhét trước bụng, hiên ngang đi biểu tình, phản đối Nhật lùn. Đoàn người dài nửa cây số, tuần hành từ đầu cầu Bo, vừa đi vừa hô các khẩu hiệu đã hô từ hôm cách mạng thành công. Những khẩu hiệu cũ rích, ai cũng tưởng còn mới tinh. Nhi đồng cầu Kiến Xương đi sau rốt. Đến Câu lạc bô, đoàn biểu tình dừng lại, hướng mặt vào, hô các khẩu hiệu đả đảo Nhật, hát lớn bài Diệt phát xít
Việt Nam, bao năm ròng rên siết lầm than
Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang
Diệt phát xít, cướp thóc lúa, cướp đời sống dân mình
Nào nhà tù nào trại giam biết bao nhiêu nhục hình.
Dồng bào tuốt gươm vung lên
Đã tới ngày trả mối thù chung...
Lính Nhật đứng bên trong tường sân vận động, nhe răng cười. Đoàn biểu tình bỏ đi. Nhi đồng cầu Kiến Xương ở lại, hát bài:
- Này công dân ơi, nhớ chăng những ngày năm ấy. Giặc lùn tràn sang ngang nhiên rút bòn xương máu...
Tới câu chót:
-... Dắt tay đồng tâm trừ giống giặc lùn...
Ba mươi ông nhãi, nhất loạt, rút súng lục thủy tinh đạn nước, chĩa vào Câu lạc bộ. Nhiều đứa rút súng mạnh quá, nút li-e bật ra, nước chảy văng toé. Lính Nhật không cười. Lính Nhật mở to mắt một mí, nhìn bọn thằng Vũ. Vài tên quen mặt Côn, Luyến, Lộc, Long ném kẹo ra đường. Bọn thằng Vũ nghiến răng, giẵm nát kẹo Nhật quăng. Rồi, bỏ đi. Vũ ngoái lại:
- Sư bố Nhật lùn!
Nhi đồng quen miệng, hô luôn:
- Sư bố...
Vũ dẫn nhi đồng cầu Kiến Xương tới Vọng Cung. Ở đây, đoàn biểu tình tụ họp đông đúc. Người nọ kháo người kia, sắp xử tử Việt gian. Côn nhảy cỡn:
- Sắp cử tử Việt gian!
Tiếng mi cô rè léo nhéo:
- Cách mạng sắp xử tử thằng Ban, Việt gian, tay sai của phát xít Nhật!
Côn mừng rỡ:
- Đáng đời thằng Ban. Ai bảo nó đánh anh Đạo.
Côn chợt nhớ hình ảnh đau đớn hôm giỗ tổ Hùng Vương, năm ngoái. Anh Đạo bị lính Nhật giáng báng súng vào mặt, máu chảy ứa ra, chỉ vì anh dám nhổ nước bọt vào mặt thằng Việt gian Ban. Không biết anh Đạo còn sống không. Chắc anh Đạo đã chết. Thầy Đàn sao chưa về, sao chưa thấy thầy ở Thái Bình?
- Thằng Ban bị bịt mắt, trói tay dẫn tới kia kìa...
Bọn thằng Vũ bỏ rơi nhi đồng khu cầu Kiến Xương. Năm đứa lách đám đông, để vào nhìn rõ mặt Việt gian Ban. Ông ta bị trói chặt cánh khuỷu. Quần aó lếch thếch, chân không, đầu tóc bơ phờ, mặt tái mét. Ông ta quỳ gối, lưng dựa vào tường cổng Vọng Cung. Ông chủ tịch đọc bản án xử tử, kể hết tội liếm gót giầy phát xít Nhật của ông Ban. Ông ta còn nói ông Ban trốn ở đâu, và bị cô đầu Vũ Tiên chỉ chỗ trốn. Nói một hơi dài, ông chủ tịch hỏi:
- Đồng bào bằng lòng xử tử tên Việt gian này không?
Cô đầu Vũ Tiên hò hét:
- Bằng lòng.
Ông chủ tịch hỏi:
- Tại sao đồng bào thích xử tử tên Ban?
Một cô dầu già đáp:
- Nó đã hát quỵt, còn đánh đập chị em.
Ông chủ tịch nói:
- Vậy giết nó.
Cô đầu hoan hô nồng nhiệt. Rồi, dân thị xã hoan hô theo. Ông Ban được nâng dậy. Ông sợ quá, vừa đứng đã quỵ ngã.
Người ta lại nâng ông dậy. Ông lại quỵ. Cuối cùng, người ta phải tìm cái ghế, bắt ông Ban ngồi. Ông Ban khóc lóc, van xin. Dân thị xã cười đùa, chế nhạo ông. Một cô đầu xỉa xói:
- Dạo nọ, mày cậy thế Nhật, mày bắt nạt các bà, mày không khóc. Tại sao bây giờ mày khóc.
Một cô đầu khác thích chí:
- Thằng Việt gian... tè ra quần!
Dân thị xã mở căng mắt, nhìn tử tội. Ônh Ban ngồi trên ghế dựa, đầu ngoẹo môt bên. Nước mắt đầm đìa ở khuôn mặt tái xanh. Côn không còn nhớ hình ảnh anh Đạo, trong ngày giỗ tổ Hùng Vương nữa. Côn cũng không thể mường tương khi ông bị anh Đạo nhổ nước miếng trúng mặt. Nó quên luôn cái báng súng lính Nhật đánh vỡ má anh Đạo. Côn chỉ nghĩ đến những giọt nước mắt của ông Ban. Ông ấy ngồi kia, thảm não như một cao bồi bị trói dộng đầu, chờ mọi da đỏ lột da.
Côn níu vai Vũ:
- Ông Ban sắp chết rồi...
Vũ nói:
- Ừ, ông ấy sắp chết. Tao không ghét ông Ban nữa. Tao muốn bỏ tù ông Ban thôi.
Luyến lắc đầu:
- Tao về đây, tao sợ xem xử tử lắm.
Luyến lách đám đông, bỏ về. Long và Lộc theo Luyến. Ông chủ tịch bước gần chỗ ông Ban, ngoảnh mặt ra đám đông:
- Đồng bào có xin khoan hồng cho thằng Ban không?
Cô đầu Vũ Tiên nhao nhao giơ tay:
- Không.
Không khí cuồng loạn lúc đầu đã lắng đọng. Dân thị xã im lặng, hết cười cợt, reo hò. Ông chủ tịch hỏi tử tội:
- Ban, anh muốn nói gì thì nói đi!
Tự nhiên, ông Ban đứng lên. Ông đòi tháo miếng vải bịt mắt ông. Người ta chiều ông, tháo miếng vải. Ônh Ban trừng mắt ngó đám đông. Nhiều người sợ ông Ban hóa thành ma trả thù, quay đi chỗ khác.
- Bịt mắt nó lại!
Người ta lại bịt mắt ông Ban. Hai người lính khố xanh cũ, bây giờ là quân Việt Minh, mặc quần áo nâu, xách hai khẩu mút cơ tông, đứng trước mặt ông Ban, cách chừng ba mươi thước. Đám đông hai bên giạt xuống một phía, sau lưng hai người lính, sợ đạn lạc. Súng đã nạp đạn sẵn. Hai người lính, quỳ gối trên mặt đường, súng đặt ngang vai, nhắm đích. Ông chủ tịch hằn học:
- Giờ đền tội phản quốc của Việt gian đã điểm!
Ông chủ tịch tỉnh Thái Bình vung tay. Hai phát súng nổ chói tai. Ông Ban vẫn đứng sừng sững. Côn và Vũ nhắm mắt, trước khi súng nổ. Chúng nó tưởng ông Ban trúng đạn ngã rồi. Ông Ban chưa trúng đạn. Côn lẩm bẩm “Lính khố xanh bắn như củ thìu biu”. Hai ông cách mạng lên đạn lách cách. Hai cái vỏ đạn rơi xuống đường nhựa, kêu leng keng. Tử tội, thản nhiên, như không biết chuyện gì.
Côn đập vai Vũ:
- Ông Ban can đảm ghê!
Vũ nhăn nhó:
- Ông ấy sợ quá chết đứng rồi.
Hai phát súng thứ nhì nổ tiếp. Không trúng. Cô đầu cười khanh khách, bình phẩm:
- Lính khố xanh lười tập bắn bia, nên bắn sai hết.
Ông chủ tịch giậm chân:
- Ai còn gọi quân cách mạng là lính khố xanh sẽ bị xử tử.
Bọn cô đầu Vũ Tiên nín thính. Hai ông cách mạng xấu hổ, đứng dậy, tiến tới thật gần tử tội. Lần này, hai ông bắn đứng. Đạn trúng bụng ông Ban. Ông ta kêu ối một tiếng, rồi ngã lăn, giẫy giụa. Hai ông cách mạng mừng rỡ, cắp súng và nách, chìa tay bắt tay nhau. Tử tội vừa lăn, vừa hét, y hệt con lợn bị chọc tiết, y hệt con gà cắt cổ chưa chết hẳn. Côn thấy bao nhiêu người chết đói, dưới gầm cầu Bo. Nó đã gớm ghiếc, song không gớm ghiếc bằng cái chết của ông Ban. Côn nhắm mắt, thề sẽ không nhìn ông Ban vật vã, giẫy giua. Nó bịt chặt tai, để khỏi nghe ông Ban rống lên những tiếng thảm thiết.
Thằng Vũ nhiều lần phiệu rằng, ở Hà nội, nó đã thấy dân Hà Nội giết Nhật lùn giữa phố. Vũ chỉ được cái nước nói phét, trộ bạn bè. Chứ nó cũng chưa hề trông rõ cảnh tượng người giết người.
Vũ không nhắm mắt, không bịt tai. Hai ông cách mạng chúc mũi súng hai bên mang tai ông Ban. Đạn nổ. Ông Ban hết giẫy, hết hét. Máu và óc ông văng ra, dính lên cả tường Vọng Cung. Ông Ban đã chết thật. Dân thị xã tự ý giải tán, chẳng chịu ở lại hoan hô cách mạng thành công. Bọn nhi đồng cầu Kiến xương biến mất, từ nãy.
Vũ và Côn nhìn nhau. Tự dưng, nước mắt hai đứa ứa ra. Sau lưng chúng nó, một khoảng đất mênh mông. Ông Ban nằm chết, cùng với những người còn sống hoan hô cách mạng. Vũ rút khẩu súng thủy tinh ném trúng cột điện. Tiếng vỡ nghe buồn buồn.