Chương 11

     ấy giờ trong gia đình có thêm chị Thảo, chị Thuận, tôi khắp khởi mừng thầm là sẽ có thêm người giúp tôi lo việc nhà. Nhưng rồi tôi thất vọng ngay vì mà nói hai chị làm con má để có giấy tờ đi học, chớ không phải làm khai sanh con của má để gánh việc vặt trong nhà. Hai chị mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ba của anh chị là là anh ruột của má. Má tôi thương yêu hai chị qua tình yêu của anh má. Má tôi bắt chúng tôi phải thương yêu hai chị như chị ruột, phải nhường nhịn và phải nghe lời hai chị. Mỗi chị có cá tính. Chị Thảo là người cứng rắn, cương quyết, bướng bỉnh. Một mặt chị rất hiếu thảo với ông bà nội, một mặt chị lén liên lạc với những người ở trong mật khu Việt Cộng. Ngược lại. Thuận yếu đuối, nhút nhát và rụt rè.
Tựu trường, Hải Vân và anh Quốc được học trường nam Tiểu học. Chị Yvonne, chị Thảo, chị Thuận. Hoà Bình, Minh Hoàng con gái lớn của chị Yến và tôi cùng học trường nữ học ở đại lộ Hoà Bình. Chị Thuận và tôi học chung lớp nhì, cô giáo của chúng tôi là cô Xuân Phương. Cái duyên từ đâu không biết, trong lớp có hơn 50 học trò, nhưng cô Xuân Phuơng coi tôi làm học trò cưng của cô. Chỉ có học sinh Cần Thơ mới cái danh dự được làm học trò cưng của thầy hoặc cô.
Cô Xuân Phương không có chồng; cô ở chung với ba má và mấy người em, người cháu. Nhà cô ở bên kia đường Hoà Bình, đối điện với trường nữ tiểu học. Đó là một ngôi nhà xinh đẹp, trước nhà có trồng kiểng, có giàn hoa bông giấy tím. Sân lót gach Tàu, được người làm săn sóc vén khéo, sạch sẽ. Mỗi ngày đi học, tôi phải ghé nhà có Xuân Phương để mang sổ điểm, bình mực tím và cây viết lá tre của cô tới trường. Sáng nào tôi sớm, tôi thấy cô mặc áo mầu tím, tụng kinh vừa xong. Gia đình cô là Phật tử trong hội Phật học. Nhiều lần cô mời tôi vào hội, nhưng tôi đều từ chối, vì không có thì giờ. Đi học về, tôi còn phải giúp má tôi việc nhà, và lo cho tiệm may. Đến năm 2001 bạn học cùng trường cho biết, sau 30-4-1975 mọi người mới rõ cô Xuân Phương là cô Ba Phương, đảng viên cao cấp của cộng sản.
Vì tôi là học trò cưng của cô giáo, được giữ sổ điểm điểm, bạn bè thường nà nỉ tôi cho coi điểm. Tôi cũng muốn chiều bạn, nhưng lại sợ làm mất lòng tin của cô, nên đành phải từ chối, mà từ chối thì mất bạn. Mất bạn thì mất, nhưng không thể mất lòng tin.
Những gì trường dậy hay, tôi biên vô cuốn tập riêng để thực hành. Không có ba thì có trường, có cô giáo; tôi nghĩ như vậy.
Tôi gõ từng chữ trong cuốn tập “Học làm người”:
Không phá của công:
Không xả ngoài đường;
Phải nhường ghế cho người già, đàn bà có thai trên xe đò;
Dắt em bé hay cụ già qua đường;
Phải dừng lại dỡ nón chào khi xe tang đi qua;
Không gian lận.
Tôi thường phạm một tội trong bài học quý giá này, đó là bẻ cành bẻ cảnh của người ta. Tôi nhớ hoài nụ cười chất phác, thiệt thà của những người lớn tuổi, cười với tôi khi tôi nhường ghế cho họ. Tôi dỡ nón dừng lại chào xe tang đi qua trong khi những người lớn hơn tôi họ vô tình bước đi nhanh nhẹn; tôi thầm biết ơn trường Nữ Tiểu học.
Hồi còn học ở Sài gòn, mỗi lần đến trường, Hoà Bình khóc. Bấy giờ thì nó thích trường này lắm, vì có nhiều hàng quà dưới tầng Ô Môi ở sân trường. Cứ giờ ra chơi là nó và Minh Hoàng ra mua quà. Chị Thảo học lớp nhì; cô giáo của chị là cô Hiếu Đức, thầy giáo là Lưu Khôn, giám học trường trung học Phan Thanh Giản, vì lớn nhứt nhà, nên má giao cho chị việc dẫn các em tới trường. Mỗi lần qua đường, qua lộ, chúng tôi phải nắm tay đi theo chị cho an toàn.
Cho đến nay, tôi vẫn chưa quên cái cảm giác khi tôi viết tên tôi lên cuốn tập mới đầu tiên. Cái tên Trần Ngọc Dung lạ hoắc đối với tôi. Nắn nót viết xong, tôi nhìn đi nhìn lại mà không sao quen được với cái tên đó, đủ rằng họ Trận là họ của ông ngoại, chớ phải của ai xa lạ đâu. Nlung tôi vẫn nhớ họ Đặng của ba tôi. Mấy ngày sau, tôi mới quen dần với cái họ mới, tên mới.
Tôi là trưởng lớp nên thường lên văn phòng của hiệu trưởng để nhận thông cáo, rồi cùng mấy trò khác đi phân phát cho các lớp. Một hôm, tôi tới văn phòng hiệu trưởng vào lúc không có bà ở đó, nhưng lại gặp một bà khác. Tôi nhận ngay ra bà là người quen cũ mà tôi đã từng gặp ở Bang Thạch. Bà có người thân theo Việt Cộng. Sau khi nhận ra người quen, tôi đến khoanh tay chào bà: “Thưa dì Ba!”. Bà giật mình nhìn tôi kéo ghế ra xa, rồi hỏi: “Con nhà ai đây? Làm sao biết tôi?”. Tôi đáp ngay: “Con có gặp dì trong Bang Thạch khi dì ghé thăm ông ngoại, bà ngoại của con”. Bà có vẻ hốt hoảng, mặt sa sầm xuống rồi hỏi nhỏ: “Mày là con của ai?”. Tôi ngây thơ, cứ tưởng bà là người cùng phe với mình, nên nhanh nhảu đáp: “Ba con là Đặng Văn Quang”. Mặt bà bỗng tái hẳn đi, rồi lạnh lùng nói: “Nè, mình chưa quen nhau, chưa từng gặp nhau ngoài cái trường này, hiểu chưa?”.
Tôi vừa mắc cỡ, vừa cảm thấy nhục nhá quá. Chắc ba tưởng tôi “thấy người ta làm quan, bắt quàng làm họ”. Tôi chỉ muốn chạy ra khỏi văn phòng, nhưng không hiểu sao tôi vẫn đứng chôn chân ở đó, rồi nuốt nước miếng đáp: “Thưa bà, con không hiểu ý bà”. Tôi nhớ, nhớ hoài suốt hai năm học ở đó. Tôi vẫn làm trưởng lớp, vẫn phải lên văn phòng hiệu trưởng, nhưng cố tránh né bà Ba Thông.
Tôi không dám kể lại cho má tôi nghe chuyện bà Ba Thông, sợ má đau lòng cho con. Những khi về Bang Thạch, tôi đã kể lại cho dì Bảy nghe. Dì khuyên tôi hãy quên chuyện bà Ba Thông đi, vì mỗi người có một hoàn cảnh riêng, em của bà đi tập kết, mà bà thì làm việc cho Bộ giáo dục của Quốc gia, nếu công an biết được thì khổ thân bà, như công an đã biết về má tôi. Hay thông cảm cho bà. Tôi biết dì tôi là người có tính vị tha, nên sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của người khác.
Buổi trưa hôm đó, dì Bảy ôm tôi vào lòng khi chúng tôi ngồi trên bờ đê. Gió hây hây nhẹ, lùa vào tóc tôi như sóng lướt trên luống mạ non giữa cánh đông bát ngát. Cảnh đẹp trước mặt làm tôi yêu Bang Thạch quá. Tôi ao ước tôi cứ nhỏ bé như vậy, để không phải rời xa khu vườn của ông bà ngoại. Nhưng thực tế bao giờ cũng khác hẳn với mộng mơ, tôi cứ phải lớn lên, phải đối phó với mọi chuyện phũ phàng trước c mặt. Nếu mà tôi vững tinh thần như Hải Vân thì cũng đỡ khổ phần nào. Em thường khuyên tôi nên bỏ qua những cái “lặt vặt” để sống vui. “Hoàn cảnh đem cái buồn tới cho mình, chớ nó không phải là mình; biết bao nhiêu người tử tế, dìu dắt mình từ ngày ba bỏ mình giữa đường”. Em là một đứa con nít rất thông minh và rất thực tế, khôn trước tuổi, em rất ít khi nhắc tới ba tôi. Tôi không rõ sự vắng mặt của ba tôi có để lại vết thương gì trong lòng em từ khi còn nhỏ, tôi cũng ý thức được rằng đời người có nhiều biến đổi, như con sông có lúc nước lớn, nước rộng. Rồi tôi sẽ lớn, trở thành một người đàn bà, phải gánh vác việc đời, sẽ đương đầu với những kho khăn như má, có những lúc gặp hên có khi bị xui. Nhưng tôi thầm cầu xin, tôi sẽ không bị cô đơn như má tôi, và tôi cũng mong ước được ở mãi ở hoài trong Bang Thạch, rồi lâu lâu ra chợ Cần Thơ chơi như ông ngoại bà ngoại thì sướng biết bao nhiêu. Bang Thạch, một nơi cho tôi sống bình an. Những trên thực tế. Bang Thạch dần dần mất an ninh. Tôi đã thấy có mặt của những cán bộ Việt Cộng khi tôi về chơi. Họ len lỏi trong vườn của ông bà ngoại tôi càng ngày nhiều. Họ lấy nơi đây làm địa điểm liên lạc với những người làm công tác thành. Họ là những cán bộ tuyên truyền, tình báo, phá hoại và khủng bố. Họ đã tổ chức bắt cóc thầy giáo, cô giáo từ quê xuống dậy trường làng. Họ cũng âm mưu ám sát các viên chức phe Quốc gia. Mấy chị bà con của tôi và dì Bảy Nhãn đã nhận nhiều mật lệnh của Việt Cộng. Họ giấu cán bộ trong mấy cái chòi, và ngay cả trong nhà ông bà tôi. Họ bắt mọi người, con nít, phải nói dối để che giấu cán bộ. Chính tôi, vào một buổi trưa chúa nhựt, đã phải nói dối một anh lính Quốc gia khi anh tới sân nhà ông bà tôi. Trong vườn ai cũng sợ lính, vậy mà trưa hôm đó tôi phải vui vẻ nói rằng anh là người là đầu tiên tới nhà tôi. Bỗng dưng tôi cảm thấy buồn một cách lạ lùng. Tôi xấu hổ vì đã biết nói dối như Việt Cộng. Anh lính con trẻ lắm, có thể là hai mươi. Anh xin tôi chở quá giang xuồng qua sông, tôi bằng lòng ngay. Đã vậy, tôi còn chạy vô nhà lấy một cái bánh tét cho anh. Tôi có hành động này, là chỉ muốn cho lương tâm mình đỡ bị cắn rứt phần nào.
Tất cả những người trong vườn của đại gia đình tôi đều dính líu với Việt Cộng, trừ ông bà ngoại. Chị Thảo và chị Yvonne dặn tôi không nên cho ông bà ngoại và má tôi biết những hoạt động ngấm ngầm của Việt Cộng ngày tại khu đất của ông bà. Nhưng bí mật nào cũng không thể giữ lâu được. Quân đội quốc gia đã bắt đầu nghi ngờ. Họ tuần tiễu nhiều hơn và không còn tử tế với gia đình tôi nữa. Họ lấy đồ ăn hoặc bắt gà vịt công khai. Nếu không kịp rượt gà vịt, thì lấy súng bắn chết một cách ngang nhiên. Hộ bất chấp cả những lời khiếu nại của bà tôi. Rõ ràng họ muốn dùng súng để hăm doạ, dằn mặt gia đình tôi. Họ coi tất cả những người ở đây đều là những người đáng nghi.
Một hơn, Hải Vân, Hoà Bình và tôi về thăm ông bà ngoại. Chúng tôi vừa xuống xe Lambrerta ngay cây cầu ván để vào nhà, thì một toàn lính Quốc gia đi tới. Hai người lính chĩa súng thẳng vào ngực chị em tôi, một người khác lên cò lách cách. Tiếng thép va chạm nhau làm tay chân tôi sợ rã rời. Hoà Bình vừa klóc thút thít vừa ôm chân tôi cứng ngắc. Tôi nhìn nòng súng và gương mặt của người cầm súng, có cùng một mầu đen tối, lạnh ludng nhưng đầy quyền lực. Hai đầu gối của tôi run lên bần bật, làm tôi muốn té. Nhưng tôi phải thu hết can đảm nói với anh lính cầm súng:
- Tụi em đi thăm ông ngoại bà ngoại, mấy anh muốn chơi không?
Mặt người lính vẫn lạnh như nòng súng, rồi ra lịnh:
- Để cái giỏ xuống đất cho tao coi.
Tôi vội vàng đổ tất cả đồ trong cái giỏ này xuống cỏ, có một ổ bánh mì cho ông ngoại, một gói xá-xíu và mấy cái bánh ủ nước tro cho bà ngoại, và một tờ báo cho dì Bảy. Người lĩnh chĩa súng vô Hải Vân, bước lại xét mấy món đồ dưới đất. Anh lấy tờ báo liệng từ tung, rồi lấy mũi súng mà vít qua vít lại miếng thịt xa-xíu. Hải Vân đưa tay chặn người lính, khi thấy anh vừa lấy giầy đinh đạp lên mấy cái bánh ủ nước tro tro, nhưng tôi gạt tay em ra. Rồi một người lính khác khoát tay đuổi chị em tôi đi. Chị em tôi mau mau nắm tay nhau lính quýnh đi về phía nhà ông bà ngoại. Tiếng cười khả ố của họ còn đuổi theo chúng tôi. Cho tới lúc chúng tôi không còn nghe thấy gì nữa, mới biết mình con sống. Hoà Bình sợ quá, không đi nổi, Hải Vân và tôi thay phiên nhau cõng em cho tới ranh của ông bà.
Bà ngoại tôi có cất một cái miễu thờ ông Thổ Thần nơi giáp với đất của dượng Ba Đậu trong xóm. Đến trước miễu, tôi khấn vái cám ơn ông Thổ Thần đã che chở chị em tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn thờ kính ông Thổ Thần.