Chương 20

     hị Kim, chị Cương ở lại Cần Thơ một tuần để săn sóc mà, tôi biết má đang ở trong tình cảnh đơn chiếc, những mà lại muốn các chị lên Sài gòn làm việc để lo cho tương lai, hơn là ở với má; má không muốn hai chị nối nghiệp nghề thợ may của má. Hai chị về ở lâu mới hiểu rõ cuộc sinh hoạt của gia đình, thấy tận mắt má cực khổ, gian lao như thế nào, để trông nom tiệm may vá lớp dậy may. Má giao cho tôi việc tìm thêm học trò, giao hàng, trả hàng và cung cấp kim chỉ, vải vóc, dụng cụ cho tiệm may…
Trong một buổi cơm vào ngày Chúa Nhựt, ngày mà học trò của má vô quê thăm nhà, chị tôi bàn với má, là cả nhà dọn lên Sài gòn. Hai chị em đi làm, tiền lương cộng lại, tài chánh sẽ rộng rãi, má nên nghỉ nghề may. Suốt ngày hôm đó, mọi người đều bàn “lên Sài gòn” nhiều lần.
Lòng tôi náo nức không yên khi nghĩ đến chuyện bỏ Cần Thơ mà ở hẳn trên Sài gòn. Dù cho chuyện đó là chuyện rất hay, nên nữa, để má tôi được nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn quyến luyến Cần Thơ nơi chôn nhau cắt rún. Tôi vẫn nghĩ rằng Cần Thơ là của tôi hay ngược lại, tôi là của Cần Thơ. Đã vậy, tôi đang có việc làm yêu thích đến mức độ thỉnh thoảng lại tự hỏi đây là thệt hay mộng. Việc làm rất vừa ý tôi; lương lại cao hơn một cô giáo. Phải công nhận rằng tôi đã được người Quốc gia tin tưởng, điều mà tôi mong mỏi, có gắng để đất được trong xã hội đó. Không phải vì đồng lương không, mà nó là một sự lựa chọn lý tưởng, để bà con của tôi biết, tôi chọn đứng về phía Quốc gia. Nghĩ đi thì như vậy, nghĩ lại thì mộtmình tôi và lý tưởng không thể gánh vác nổi gia đình. Không lẽ để má tôi vất vả cực khổ. Cả nhà bàn đi tán lại mà chưa đi đến một quyết định. Má tôi hứa với hai chị là sd suy nghĩ kỹ.
Ông bà không còn, về thăm lăng mộ ông bà cũng không dám về, ban tối thì Việt Cộng chiếm, sáng thì Quốc gia đi bố, má tôi thôi mới, má tôi quyết định dọn lên Sài gòn ở với hai chị.
Trước khi từ biệt nơi chôn nhau cắt rún, tôi đi qua tất cả con đường của Cần Thơ để nhìn nó lần cuối. Tôi cũng muốn về thăm mộ ông bà ngoại, để hưởng lại chút hơi ấm của mảnh vườn đã nuôi sống má và chị em tôi khi chúng tôi mới từ trong bưng biền trở về vùng quốc gia. Những dì Bảy đã cấm không cho tôi về, khi dì biết tôi làm cho phòng V quân đoàn 4 và hiến máu cho một thương binh quốc gia.
Hồi mới về Bang Thạch với ông bà ngoại, mỗi lần nhớ ba và anh Khôi, tôi lại nhắc tới những vùng đã sống trong bưng biền như: Ong Vèo, Ba Ngọn, Kim Qui, Cảng Chú Hàng… Thấy tôi nhắc hoài tới những địa danh đó, ông ngoại tôi khuyên tôi không nên sống trong dĩ vãng, mà hãy để dĩ vãng sống trong lòng mình. Sau này tôi mới hiểu lời khuyên đó. Nhờ vậy mà tôi thấy mình minh mẫn; tôi nhớ chuyện đã qua, nhưng không tiếc nuối những gĩ đã đánh mất trong đời. Tôi nghĩ mình không có mất cái gì hết, ngược lại, dĩ vãng đó làm cho đời sống của mình thêm phong phú.
Tôi gặp đám bạn trước khi chia tay. Họ tặng tôi một món quà trong hộp thiếc bọc giấy đỏ. Bạn tôi ai cũng biết tôi thích mầu đỏ. Tôi thích mặc áo mầu đỏ; tập vở phải có bìa đó; ngay thước trong cặp tôi cũng sơn mầu đỏ. Họ trêu tôi là “Việt Cộng” vì mầu đỏ, những họ biết ý nghĩa mầu đỏ của tôi. Sở dĩ tôi thích mặc áo mầu đỏ là vì tôi tưởng niệm mấy người cũng trường chết trận. Rồi từ đó, mầu đỏ đối với tôi có ý những giống máu chảy trên quê hương của người lính Việt Nam Cộng hoà.
Về nhà, tôi mà hộp thiếc, mới biết các bạn tôi tặng tôi hộp đất lấy ở liếp vườn bông mà hỏi học đệ thất chúng tôi vun xới.