Chương 25

    
ấy tháng sau Tết Mậu Thân, Hải Vân thường vắng nhà, và lúc nào cũng có vẻ suy tư. Mỗi lần tôi thắc mắc hỏi nó đang lo lắng chuyện gì, nó nói:
- Em lo chuyện tương lai của em, chớ em không nhớ tới con bé nào đâu, đừng có tò mò lộn xộn.
Thằng nhỏ trả lời cộc lốc mỗi lần tôi hỏi:
- Cưng nghĩ cái gì?
Em tôi còn hăm he trước, là nó sẽ không để cho gia đình ngăn trở những quyết định quan trọng sắp tới của nó. Một vài lần tôi hỏi có phải Hải Vân là con trai duy nhứt trong gia đình, nên có thể được miễn quân dịch nếu nó tiếp tục đi học không? Hải Vân hậm hực trả lời:
- Không có ai được miễn phục vụ gia đình, thì làm sao mình được miễn phục vụ đất nước?
Dù Hải Vân là con, là em trong gia đình, những em được mọi người kính nể vì Hải Vân xứng đáng được như vậy.
Có lần lần nó tâm sự với tôi:
- Trước khúc quanh của đời người, hoàn cảnh không những thay đổi con người mình, mà còn ảnh hưởng tới tình của mình với cha mẹ. Chị đã quyết định cho cuộc đời chị, bây giờ chị phải giúp em. Chị phải thuyết phục má, để mà tin là em thương má, mà em cũng thương em.
Tội nghiệp em tôi quá! Nó bị giằng co giữa bổn phận làm con của má và bổn phận người trai yêu nước trong thời loạn ly. Một lần nó nói:
0 Trong đời, em đã có nhiều lần làm cho má vui, má hãnh diện về thằng con của má. Nhưng em chỉ có một dịp làm tròn bổn phận của người trai thôi. Bây giờ, là dịp đó tới với em rồi đó.
Hải Vân đã quyết định gia nhập không quân. Tôi không ngạc nhiên, vì đã nhiều lần tôi nghe em nói chuyện với John về máy bay. Em tôi ít nhắc tới người đi xa; vậy mà trong thời gian gần đây nó nghĩ hoài tới ba và anh Khôi. Có lần em nói với tôi:
- Chừng em bay được rồi, em sẽ bỏ bom hết mấy thằng Việt Cộng bò từ ngoài Bắc vô đây. Vái trời cho bom của em không trúng ba với anh Khôi.
Khi Hải Vân đang dự lớp huấn luyện Quang Trung, tôi được tin em được gia nhập không quân nhưng không được bay. Cũng như má, con của má tôi không người nào chịu thua hay bỏ cuộc nửa chừng. Hải Vân đi tìm con của cậu Hai Định, đại tá không quân Nguyễn Hồng Tuyển. Chúng tôi có mối ngại, là chỉ sợ anh Ba không thèm nhìn chúng tôi, vì chúng tôi nhỏ bé, trong khi anh là một “ông lớn” trong không quân. Nhưng má tôi rầy, là chúng tôi chỉ lo sợ vẩn vơ. Má nói, anh Ba có đi đâu cũng không quên bà con gia đình. Má hỏi Hải Vân, chắc chắn là muốn đi bay không, chớ đừng bồng bột, rồi mai mốt đổi ý thì không được. Hải Vân nói giấc mơ làm phi công mạnh đến nỗi trong chiêm bao thấy được làm phi công, chớ không phải đó là giây phút bồng bột. Đêm đêm, nó mơ thấy nó được lái trực thăng. Nó rất thích trực thăng, nên nghiên cứu am hiểu nhiều về loại máy bay. Nghe tiếng động cơ trên trời, nó có thể đoán biết loại trực thăng nào đang bay. Nó thích được làm phi công lái Huey.
Tôi khuyên Hải Vân dùng vội thất vọng, vì chính tôi cũng đã từng bị cơ quan tình báo làm khó làm dễ. Thôi thì đành làm sĩ quan không quân “bò” cũng được, không sợ chết sớm. Em không chịu, nhất quyết phải được bay.
Biết không thể lay chuyển nói ý muốn của Hải Vân, tôi khuyên nó nên đi tìm anh Ba Tuyển để biết nguyên nhân tại sao nó không được vô trường bay. Anh Ba Tuyển cho biết hồ sơ của Hải Vân bị An ninh quân đội giữ lại. Anh hứa anh sẽ đi gặp đại tá Nguyễn Ngọc Loan. Là con nít ke từ Cần Thơ lên, chị em tôi nào có biết ông Nguyễn Ngọc Loan là ai, nên nghe lời anh Ba. Nhắc tới An ninh quân đội, chúng tôi liền nghĩ ngay tới đại uý Trần Duy Bính. Nhưng không biết ông đã lên chức gì, và đổi đi đâu sau một thời gian lâu; chúng tôi dọn lên Sài gòn, rồi ít có dịp gặp lại ông. Con của người tập kết, làm gì dám gặp. An ninh quân đội, nếu không có chuyện dính líu tới an ninh mình.
- Ông Bính có lên đến chức ông Trời, chị cũng phải giúp em gặp ổng.
Dò hỏi, chúng tôi biết ông vẫn còn ở Cần Thơ, và lên chức trung tá. Hải Vân vội về Cần Thơ đi tìm trung tá Bính. Ông trung tá Bình kiên nhẫn nghe em tôi trình bày trường hợp của em, rồi một lần nữa, ông lại giúp con của má tôi ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của An ninh quân đội i.
Hải Vân được vào Không quân, được vào trường bay. Mộng của em đã thành. Cả nhà hãnh diện vui lây với em, mà quên hết những hiểm nguy của người phi công trong thời chiến.
Chuyện nước, chuyện nhà đi xong, bấy giờ đến chuyện của tôi. Ngày 20 tháng 3 năm 1968, John sẽ hết nhiệm kỳ 18 tháng ở Việt Nam. Anh muốn làm đám cưới với tôi trước khi về Mỹ. Sau nhiều đêm suy nghĩ, chuyện này nó không giản dị như chuyện một người con gái khác đi lấy chồng, vì cưới xong tôi sẽ phải theo anh về Mỹ. Lúc đó, tôi sẽ phải xa má và các em; xa nửa vòng trái đất. Đêm nằm, tôi hát nho nhỏ bài ru em xa lắc xa lơ: “Em ơi, con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa. Một mai cha yếu, mẹ già… Chén cơm đôi đũa, bộ ký trà ai dưng”. Hồi xưa, hát ru em như con két hát. Nhưng bây giờ nghe lại, thậ là đau xót trong lòng. Rồi ai săn sóc hai đứa em con nhỏ quá!
Tôi đã chứng kiến cạnh chia lìa của ba má. Má can đảm chịu đựng nuôi chúng tôi thành người. Tôi đã không rời má suốt bao nhiêu năm trải vui buồn, đầy đủ, thiếu thốn có nhau. Bây giờ tôi để má lại, đi theo một người đàn ông khác họ, khác nòi giống, khác hết, mà đi xa cả 10 ngàn dặm: tình có đậm, có nồng, thì cũng vừa thôi, chớ làm gì bỏ má mình đi. Đâu có người đàn ông trên đời này xứng để cho tôi bỏ má tôi đi xa như vậy! Anh hết nhiệm kỳ thì về Mỹ, còn tôi, tình tôi đối với má, với gia đình, đâu có nhiệm kỳ nào hết. Nó là tình bất diệt mà.
Má thì khuyên, lớn lên ai cũng đi lấy chồng, sống gần hay xa gia đình không phải là điều quan trọng để quyết định cuộc hôn nhân, mà có thương nhau đủ để dám đi xa với chồng không, mới là suy nghĩ đúng.
Cuối cùng, tôi khuyên John nên đi trước, vì vấn đề lý lịch của tôi vẫn còn rắc rối. Tôi không còn mặt mũi nào mà cầu viện trung tá Bính nữa. Theo tôi đoán trước, nếu John cưới tôi trước khi trở về Mỹ, anh có thể bị rắc rối với Hải quân; nhẹ cũng vĩnh viến không được bay, mà nặng thì có thể mất chức hay bị gán lấy con gái của cán bộ Cộng sản. Giải pháp hay nhất, John trở về Mỹ, tôi sẽ tìm cách sang sau, và hẹn sẽ gặp anh ở California vì hai chị của tôi đang ở Monterey, California.
Chắc có bàn tay sắp đất của ông Trời, chớ làm sao mà hai người từ hai phương trời xa lạ, bỗng gặp nhau rồi hợp tánh hợp tình, gắn bó với nhau, rồi nên duyên chồng vợ.
Mà khuyên tôi nên bắt đầu lo giấy tờ xuắt ngoại. Đang lẽ tôi phải mừng lắm, nhưng tôi cảm thấy mình tội lỗi vì toan tính xa má khi gia đình mới thoát khỏi những khó khăn, vừa mới được chút thoải mái. Hay vì đứng trước sự rộng lượng vô biên của lòng can đảm của má khiến tôi mủi lòng? Tôi quyết định viết thơ cho John, huỷ bỏ cuộc hôn nhân. Tôi chỉ viết vài câu vắn tắt để anh hiểu, là tôi không thể bỏ má tôi ở lại một mình. Tôi cảm ơn anh đã cho tôi biết tình yêu, cho tôi yêu, và cho tôi được yêu. Nếu chết tôi cũng mãn nguyện, nhưng tôi chưa có chết đâu, vì tôi phải sống cho má tôi và em tôi. Tôi mong anh thông cảm, cả hiểu giùm phong tục của gia đình tôi, là quá gần gũi với mẹ mình bởi vì mẹ đã sống cô đơn với chúng tôi.
Viết thơ xong, tôi để vô hộc tủ, không gởi đi, rồi khóc suốt một tuần. Khi có ai trong gia đình hỏi tại sao khóc, tôi còn khóc dữ hơn nữa. Một buổi tối, đi làm về, tôi không ăn như mỗi bữa, chui ngay lên giường ngủ. Mà dựng tôi dậy đẻ nói chuyện. Tôi khai ra đủ các thứ bịnh, má đều không tin, cuối cùng tôi phải theo má xuống bếp để nói chuyện. Má tôi nói mấy câu, mà tôi tan nát cả cõi lòng:
- Con à, cách đây mấy năm, một người bạn học của má nói là má có bông mà không có bình để chưng bông; nhớ câu nói đó má buồn lắm. Mấy lần con có bạn, tụi nó biết ba con đi tập kết nó sợ thấy bá. Thằng John nó khôn, nó hiểu, nó không sợ. Lấy chồng khôn, đừng lấy chồng dại, khổ thân con lắm.
Tôi ôm mặt khóc vì má tôi nói trúng tim đen của tôi. Hai lần bạn trai, vừa nghe tôi nói ba tôi đi tập kết, một anh cắn môi suy nghĩ, anh khác thì khuyên đừng nhắc tôi ba với anh ấy…
- Con biết thằng John là người tốt, thì lấy nó đi con. Con được hạnh phúc, má rnừng, má biết má làm tròn bổn phận của người mẹ!
Rồi ngày ra đi chờ tôi bên ngạch cửa. Hàng xóm tới chúc tôi “thượng lộ bình an”. Mấy ông Tàu Đại Loan chặn đường chúc tôi may mắn. Ngay cả chú Hai đạp xích lô cho tôi đi làm hàng ngày cũng nhắn nhủ: “Cô Hai đi Mỹ đừng quên tui nhen!”. Làm sao tôi quên được người chở tôi đi làm khi tôi dậy trễ. Chú phải chạy như bay cho tôi đến sở đúng giờ. Chị Mùi bán bánh mì thịt ở nhà tôi cũng nói: “Cô Hai đi Mỹ đừng quên bánh mì xá xiếu của em nhen”. Tôi làm sao quên được, bánh mì xá xiếu ngon nhứt đường Nguyễn Văqn Sâm của chị.
Lúc ấy tôi như cái xác không hồn. Cho đến nay, tôi không còn nhớ phút chia tay với má ra sao. Mỗi lần nghĩ lại buổi tiễn biệt ấy, tôi chỉ còn giữ lại được hình ảnh má bịn rịn nâng vạt áo lên quẹt mắt, rồi vội vã chạy lên lầu. Tôi cũng chỉ nhớ em tôi ngồi taxi với tôi, mà không nhớ có ai nói gì không. Bây giờ, hồi tưởng lại, chuyến ra đi ấy như một cuốn phim quay lẹ, không còn đủ chi tiết. Trên máy bay, tôi ngồi bên cạnh cửa sổi, âm thầm khóc cho đến lúc mệt thì ngủ thiếp đi, khi bên ngoài đã tối đen như mực. Khi thức dậy, tôi ngỡ ngàng thấy đã sáng, mà máy bay vẫn còn bay trên những cụm mây trắng, tôi hốt hoảng nhận ra rằng tôi đã xa má và các em tôi đúng nửa vòng trái đất.
Hồi tôi còn nhỏ, ít có chuyện gì làm tôi sợ, trừ sợ ma, vì ba thường kể chuyện ma h ay lắm. Mỗi lần ông kể, nhiều cán bộ trẻ còn sợ, nói chi tôi, một đứa con nít. Có anh phải đốt đuốc để về cơ quan, có anh nhát quá, xin ngủ lại qua đêm. Rắn rết quanh nhà, ai cũng sợ, chỉ có tôi là không. Có lần tôi đã một mình đập chết một con, vì nó nuốt con gà của dì Bảy. Vậy má tôi rất sợ cô đơn. Giờ đây, tôi đã xa tất cả mọi người trong gia đình. Tôi xa những gì tôi đã biết, đã quen, trìu mến. yêu thương, gắn liền với đời tôi 23 năm qua. Tôi nhìn qua vai, cố hình dung lại những kỷ niệm đã qua mà tôi đã bỏ lại đằng sau bên kia bờ đại dương trong đó có gia đình tôi, có dân tộc Việt Nam mến yêu, và có nơi chôn rau cắt rún của tôi. Rồi tôi thầm tự hỏi, không biết “người nhà quê lên tỉnh” này sẽ sống thế nào ở một nước mà hầu hết bà con giòng họ của tôi gọi nó là kẻ thù của dân tộc?