Chương 27

     ohn thường phải công tác xa nhà cả mấy tháng trời. Tôi phải ở nhà một mình với đứa con nhỏ. Mỗi tháng có tới chín ngày không có chồng, không có má, không người thân thuộc. Tôi có gia đình hải quân, với các bà vợ sĩ quan của cùng phi đoàn. Có mấy lần John đi vắng tới sáu tháng: anh đưa mẹ con tôi về Sài gòn với má.
Tôi không giỏi như các bà vợ trong phi đoàn VP-4 của anh. Mỗi lần anh đi vắng, tôi sợ ma, sợ kẻ gian; nên dù sáng trưng chung quanh nhà. Cây súng PPK nạp sẵn sáu viên đạn tôi giấu dưới nệm giường ngủ.
Tôi thích đọc tiểu thuyết Việt Nam. Đối với tôi, đó là cách về thăm Việt Nam mà không tốn tiền. Cuốn sách đọc là cuốn “Tôi Nhìn Tôi Trên Vách” của Tuý Hồng - nhà văn Việt Nam. Tôi có thể đi qua mấy chục nơi trong thành phố Sài gòn, nhận ra những hình dáng quen thuộc, những con đường đại lộ trong trí nhớ. Trời ơi, không gì sung sướng bằng được về nhà.
Một hôm, tôi vừa định đi rước Lance cr lớp mẫu giáo, điện thoại bỗng reo. Một người đàn bà tổng đài hỏi tôi có nhận điện thoại collect của một người đàn ông tên là Jean Kaplan ở Paris không? Cái tên Kaplan lạ hoắc đối với tôi, nên tôi không ngần ngại từ chối. Nhưng chỉ may giây sau, điện thoại lại reo. Một người đàn ông nói tiếng Anh giọng Pháp. Câu nói đầu tiên của ông làm tôi kinh ngạc:
- Mỹ Dung, tôi là bạn của ba cô. Tôi muốn có phải lắng nghe tôi nói. Rất quan trọng.
Tay tôi run rẩy, cố nắm chắc máy điện thoại khi người đàn ông gọi tôi là Mỹ Dung, cái tên chỉ có ba tôi gọi thôi. Chín năm trước, tôi đã thay tên này, nên không còn ai nhớ! Tiếng người đàn ông lại vang lên trong máy:
- Tôi muốn cô phải thu xếp gấp cho má và các em cô rời Sài gòn ngay lập tức!
Tôi ấp úng nói:
- Từ lâu tôi cũng muốn mà.
Kaplan cắt lời tôi, giọng ông càng có vẻ gấp rút hơn:
- Cô phải đưa má có ra khỏi Sài gòn ngay. Chiến tranh sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào.
Dù rất ngạc nhiên vì cái tên cũ, tôi vẫn cảnh giác, cho rằng đây là lối làm tiền của người lạ. Cách đây mấy năm, tôi về Việt Nam xin cho một đứa cháu tôi đi Mỹ. Tôi đến Bộ nội vụ để xin xuất cảnh. Một nhân viên cao cấp của bộ này đã đòi tôi đưa tiền cho ông và một vài người trong bộ. Có lẽ họ nghĩ tôi từ Mỹ về, không có thì giờ tố cáo họ, nghĩ như vậy, tôi nói với người đàn ông trong điện thoại:
- Chiến tranh đã có mặt ở Việt Nam kể từ ngày thằng Tây của ông đặy bàn chân lông lá lên quê hương của tôi. Tây về Tây rồi, nhưng chiến tranh vẫn không chấm dứt sau trận Điện Biên Phủ, ông ạ!
- Cô nghe đây! - ông bỗng nói lớn hơn - Tánh mạng của má cô đang bị đe doạ. Có phải đem má cô ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt!
Tôi đáp ngay:
- Xin cám ơn ông, nhưng tôi không có 50.000 đồng để mua giấy xuất cảnh cho má tôi đâu.
0 Những người bạn của ba cô sẽ tới Sài gòn trong nay mai. Như vậy má cô và các em cô sẽ không được an toàn. Cô có hiểu không?
Ông ta nhấn mạnh từng tiếng. Câu cuối cùng có giọng gắt gỏng.
Vậy mà tôi vẫn cố cãi:
- Tôi hiểu, nhưng nếu họ là bạn của ba tôi thì làm sao gia đình tôi lâm nguy khi họ vào Sài gòn?
Ông ta vẫn kiên nhẫn nói:
- Đừng giả bộ ngây ngô với tôi! Cô phải tin tôi. Hãy đem má và các em cô qua Mỹ hay qua Pháp cũng được. Họ phải đi khỏi Việt Nam!
- Xin ông chỉ cách làm sao tôi có thể đem má tôi ra khỏi Việt Nam. Bây giờ đâu có ai được phép xuất ngoại. - Tôi nói.
- Bảo chồng có tới gặp ông đại tướng Hải quân Gaylor là Tổng tư lệnh Hải quân ở vùng Thái Bình Dương. Ông ta mới là người có thể giúp cô việc này. Nghe tôi không, cô Dung?
Bấy giờ thì tôi biết ông ta nói thật và đứng đắn. Thế là tôi bắt đầu lo. Tôi ngồi bệt xuống đất, dựa lưng vô cửa. Hai lòng bàn tay tôi ướt dám mồ hôi, tim tôi đập thình thịch trong lồng ngực như muốn nhảy ra ngoài. Bỗng tiếng điện thoại lại reo vang. Tôi vội chụp lấy máy nghe. Lần này, tôi nghe giọng nói vòi vĩnh của thằng con tôi ở đầu dây bên kia:
- Mom, sao không tới rước con? Con đói bụng rồi!
Tôi giựt mình nhớ đến việc tôi phải làm lúc này. Tôi rước Lance ở trường mẫu giáo. Thế là đã trễ năm phút.
Sau khi đã cho Lance ngủ trưa, tôi lục hộc tủ để thơ và nhật ký, cố tìm cho ra một cái gì có liên hệ tới tông tích ông Kaplan. Bỗng tôi thoảng thấy một bao thơ mầu vàng dầy cộm trong ngăn kéo bàn viết của tôi. Bao thơ dán tem và đóng dấu Paris, người gởi là Jean Kaplan, nhưng lại không có địa chỉ. Tôi không biết ông ta, chỉ nhớ rằng ba năm trước ông đã gởi bao thơ cho tôi. Trong bao thơ, có hình của năm người: ba tôi, anh Khôi, chị Thu Vân, anh Trung và một người con gái lạ cỡ tuổi tôi. Hình chụp vào một mùa đông trước điện Cẩm Linh đầy tuyết phủ, với nên trời mầu xám ngắt, xám như mầu quần áo của những người trong hình. Ngoài ra, còn có cả hình ba tôi cưỡi ngựa ở Mông Cổ, hình ba tôi uống trà với Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, và nhiều người khác đứng sau lưng họ mà không biết là ai. Khi được những tấm hình này, tôi vừa mừng, vừa thất vọng, vì người gởi không viết một chữ nào; cũng không có cả địa chỉ người gởi nữa. Hồi đó tôi nghĩ rằng không có địa chỉ người gởi là may, vì khỏi phải liên lạc với người xa lạ. Bây giờ tôi lại nghĩ khác, thất vọng vì không biết liên lạc cách nào để có thể hỏi thêm về gia đình tôi. Suy nghĩ thêm về lời nói của Jean Kaplan, tôi bắt đầu quan tâm đến tình hình chiến sự ở Việt Nam. Đêm đêm, tôi chờ Lance ngủ, rồi nhón gót ra khỏi phòng, xuống nhà bếp ngồi một mình ôm mối lo sợ. Tôi muốn biết tình hình Việt Nam qua báo chí Mỹ, nhưng tôi lại biết các ký giả Mỹ vốn nông nổi, hời hợt, nên không tin tưởng ở họ. Từ đầu năm 1975, tình hình Nam Việt Nam mỗi ngày một tồi tệ. Đầu tiên là việc mất Ban Mê Thuột, rồi cuộc rút quân từ Pleiku ra biển theo lệnh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bỏ ngỏ miền cao nguyên. Cuộc triệt thoái này gây tổn thất trầm trọng cho cả quân lẫn dân miền Nam.
Sau đó tình hình miền Nam mỗi ngày thêm suy sụp. Rồi quân Bắc Việt tràn qua Bến Hải, chiếm Quảng Trị.
Trong khi tôi lo lắng về tình hình Việt Nam, John được nghỉ phép. Anh về nhà đã mười ngày, mà tôi không dám đả động tới cú điện thoại của Jean Kaplan. Nhưng tôi vẫn tìm cách cho anh biết những tin tức liên quan đến Sài gòn. Thế rồi, một buổi tối tôi tâm sự với anh về sự sống còn của miền Nam. Tôi chỉ dám nói nho nhỏ với anh:
- Em nghĩ mình sẽ mất miền Nam.
John ngạc nhiên nói:
- Cưng ơi, lúc nào cưng cũng ca tụng người lính Việt Nam Cộng hoà, mà sao bây giờ lại nói miền Nam sắp mất? Như vậy là cưng coi thường họ quá. Cưng phải tin tưởng họ, vì chính anh biết họ là những chiến sĩ can cường.
Tôi bật khóc. Hai bên cằm tôi đau nhức, tim tôi tan nát khi phải nói thật với John:
- Mất miền Nam là một chuyện vô cùng đau khổ, những nó sẽ xảy ra. Chưa bao giờ, kể từ ngày ba em bỏ đi Bắc, em tin miền Nam lọt vào tay cộng sản. Nhưng mà bay giờ em phải tin. Em không biết nói sao và cắt nghĩa thế nào cho anh hiểu. Em cũng tin là các chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà đánh giặc rất giỏi, nhưng họ chỉ giỏi khi được cấp trên cho phép đánh. Bây giờ họ bị trói tay rồi. Mình sẽ mất Sài gòn vì ông Thiệu không cho phép đánh, vì mấy người Mỹ của anh xỏ lá, chơi trò chính trị. Làm sao người lính có thể xông pha diệt dịch, khi mà tướng và tổng thống của họ ra lịnh rút lui? Hãy coi tin tức trong TV thì rõ. Bản đồ miền Nam mỗi ngày nhuốm thêm mầu đỏ.
Tôi nói một hơi dài, khiến John trố mắt nhìn tôi đầy vẻ kinh ngạc. Anh lẳng lặng đi một ly rượu. Chờ anh trở lại, tôi định đề cập tới cú phôn của Jean Kaplan. Nhưng tôi chợt nghĩ rằng nếu anh có tin thì tin lời tôi chớ không tin lời người xa lạ. Tôi rụt rè nói:
- John, anh cố tìm cách đưa má và hai đứa em rời khỏi Sài gòn nhen.
John liền nắm lấy tay tôi, bắt tôi nhìn thẳng vào mắt nói:
- Má và hai em của em cũng là má và hai em của anh. Anh sẽ lo chuyện này.
- Cám ơn John! - Tôi vừa mừng vừa cảm động, nên chỉ nghẹn ngào nói được có bấy nhiêu thôi.
John nói tiếp:
- Em có điên mới nghĩ rằng anh ngồi đây mà bỏ mặc má và hai em nhỏ bên đó khi miền Nam lọt vô tay cộng sản. Bổn phận của anh là bảo vệ em, mà bảo vệ em tức là bảo vệ gia đình em. Em lấy chồng khôn, chứ không lấy phải thằng ngu đâu. Chỉ thằng ngu mới để gia đình em kẹt lại Việt Nam. Sẽ không ai sống được với em, nếu má và hai em không qua Mỹ được.
Tôi cười ra nước mắt.
Lần đầu tiên, kể từ sau ngày nhận được cú điện thoại Jean Kaplan, tôi cảm thấy nhẹ nhõm trong người, như muốn bay bổng. Như vậy là tôi an tâm rồi.
Sau đó, vừa làm bếp tôi vừa nghĩ đến Jean Kaplan. Phải chăng ông ta là một gián điệp? Ông muốn nhờ John đưa tin cho Bộ tư lệnh hải quân Mỹ? Nếu đúng, John nên báo cho ông tướng Gaylor, Tổng tư lệnh hải quân ở Thái Bình Dương.
Nghĩ vậy, trong bữa ăn, tôi đột ngột nói:
- Em muốn cho anh biết một chuyện mà em giấu mấy ngày nay.
John liền đoán:
- Em có bầu?
- Không phải. Em ước gì em có bầu, sanh năm, sanh ba gì cũng được, em không sợ. Nhưng chuyện này mới đáng sợ.
John lại đoán mò:
- Em lại bị ticket chạy quá tốc độ trong trại, phải không?
Tôi lắc đầu, ra hiệu cho anh lắng nghe, rồi tôi từ từ kể lại cú điện thoại của người đàn ông bên Pháp. John bỏ dao, bỏ nĩa xuống bàn, chú ý lắng tai nghe, rồi tỏ vẻ bực mình tại sao tôi lại giấu kín một tin động trời như vậy.
Quả thật, tôi đã giấu kín chuyện này. Ngay cả chị Cương ở nhà chỉ cách có 5, 7 dặms, tôi cũng không cho biết. Anh Wray, chồng chị phục vụ bên Lục quân, trên đảo Hawaii này. Chị cũng giấu chồng về ba tôi. Theo lời yêu cầu của chị, John cũng không cho người anh cột chèo biết sự thật về ông già vợ.
John thắc mắc, tại sao bạn của ba tôi lại báo tin cuộc tấn công miền Nam? Nếu ba tôi trở về, lại sao phải đưa má tôi ra đi khi hai người đã sống xa nhau 19 năm trời? Tuy thắc mắc như vậy, nhưng anh không tin là quân cộng sản Bắc Việt có thể chiếm miền Nam, vì anh rất tin tưởng ở người lính Việt Nam
Trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, chúng tôi theo dõi sát tình hình chiến sự Việt Nam. Rồi càng ngày càng thất vọng. Khi tổng thống Thiệu ra lệnh rút khỏi vùng cao nguyên, quân dân bỏ chạy hỗn loan. Khi quân cộng sản Bắc Việt tràn qua sông Bến Hải mà không gặp một phản ứng nào của quân đội Việt Nam Cộng hoà thì chúng tôi biết rằng tình hình đã tuyệt vọng. Lúc đó John mới vội vã tìm đường về Việt Nam đón má tôi và hai em.
John vào sở, trong căn cứ hải quân ở Pearl Harbor để xin 30 ngày nghỉ phép. Việc xin phép không có gì khó khăn, những viên thượng sĩ đánh máy cho biết Hải quân vừa có lệnh không cho ai đi Việt Nam kể từ hạ sĩ quan trở lên, nếu không có sự vụ lịnh. John hối thúc anh ta cứ đánh máy cho xong giấy phép. Anh ta vâng lời. Thế là John về nhà với tấm giấy phép còn bỏ trống nơi đi. Khi đã có giấy phép trong tay, John bắt đầu gọi điện thoại tới cứ không quân Hickam hỏi các chuyến bay đi Thái Lan, Thái Lan và Việt Nam. Anh sẽ quá giang máy bay quân sự. Tôi thì gọi cho toà lãnh sự Việt Nam ở San Francisco để hỏi thủ tục nhập cảnh. Nhân viên toà lãnh sự cho biết người có quốc tịch Mỹ phải có giấy nhập cảnh nếu muốn ở Sài gòn từ ba ngày trở lên, và phải đợi chừng ba tuần sẽ được cấp visa. Nếu phải đợi tới ba tuần thì nước mất rồi. Chúng tôi phải tính xem con đường nào có thể vô Sài gòn mà không cần giấy nhập cảnh. Chúng tôi nghĩ rằng bấy giờ người đi ra thì khó, chả có ai lại dám vô Sài gòn nữa. Chắc lúc này hỗn quân hỗn quan, ai mà đi xét coi John có ở quá hạn 3 ngày không. Chúng tôi nghĩ như vậy cho tạm an tâm để lo việc khác. Việc khác đó là tìm chỗ trên máy bay nhà binh để bay về Sài gòn.
Trưa hôm đó, John trở lại phi trường của không quân Hickam để thăm dò các chuyến bay một lần nữa. Anh được biết chuyến bay thường xuyên hàng tuần cho nhân viên của toà đại sứ Mỹ sẽ cất cánh ngày hôm sau, nhưng có thể không còn chỗ, vì tình hình biến chuyển ở Việt Nam mà nhiều dân sự lẫn quân sự phải bay qua Sài gòn để chuẩn bị. John chợt nhớ đến ông sĩ quan hải quân. Ai cũng biết rằng ông thượng sĩ của hải quân. Ông thượng sĩ của hải quân cũng tháo vát, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi mắc kẹt. May mắn là ở đơn vị của Military Airlift Cơmmand ở căn cứ Hickam có một ông thượng sĩ của Hải quân. John vội tới gặp ông ta. Anh ghé tai thân mật nói nhỏ, anh cần đi Việt Nam gấp để đem gia đình vợ ra khỏi Sài gòn. Vừa nói anh vừa đưa giấy phép cho ông ta coi.
Ông thượng sĩ bèn đứng thẳng người lên, lấy giọng nghiêm trang nói:
- Tôi tin là thiếu tá có đủ giấy tờ cần thiết để trình cho bên kia. Chỉ ai có công vụ mới được ưu tiên qua Sài gòn trong lúc này.
Dù biết John chẳng có giấy tờ gì, ông cũng cho anh một chỗ trong chuyến bay ngày hôm sau; ông còn chỉ cho anh nơi lấy chỗ ngồi trong máy bay.
Người lính không quân ngồi ở quầy xét vé chau mày khi xem giấy đi đường của John, và giấy mầu đỏ mà ông thượng sĩ hải quân vừa phát cho John. Nhưng anh không nói gì, chỉ im lặng. Trong khi đó, John nhịp 8 ngón tay lên mặt quầy. Đó là thói quen cố hữu của anh. Hồi nhỏ anh chơi kèn clarinet nên bây giờ quen tay, hễ rảnh là bấm kừn. Có lẽ anh lính bị tiếng nhịp đều đều đó làm khó chịu, những không dám nói gì, chỉ vội vàng trao giấy tờ cho John.
Đêm đó John mới bắt đầu sửa soạn tinh thần cho chuyện đi mà chúng tôi không biết đặt cho nó cái tên gì? Anh nôn nao và mong cho mau sáng để lên đường. Trước khi rồi khỏi nhà, anh nói với tôi:
- Họ có thể đẩy anh trở lại máy bay khi tới phi trường Tân Sơn Nhứt; nhưng nếu vô thẳng Sài gòn không được, anh sẽ bay sang Bangkok xin visa. Thế nào chồng của em cũng sẽ có mặt ở Sài gòn tuần này.
Bỗng John có vẻ đăm chiêu, rồi nghiêm giọng nói:
- Anh cần biết hai địa chỉ: một là đại tá Trần Duy Bính; và cô nhi viện Minh Trí. Anh sẽ nhờ đại tá Bính cung cấp cho một xe Jeep, một khẩu súng và một người giúp anh khi cần.
Tôi giựt mình hỏi:
- Chi vậy? Tại sao lại đến cô nhi viện?
Anhh vui vẻ hỏi lại:
- Bộ em em không muốn mấy đứa con nít mồ côi được đi ra nước ngoài nếu có dịp?
Tôi nhớ lại mấy năm về trước, lúc John được biệt phái qua hơn sáu tháng, anh đưa hai mẹ con tôi về Sài gòn ở với má tôi. Khi rảnh rỗi tôi thường đến viện mồ côi để giúp đỡ. Có nhi viện Minh Trí là nói tôi đã tới nhiều lần, đã đem tiền của các bà vợ sĩ quan trong phi đoàn của John để mua giường ngủ, thuốc, áo, sữa, và cất vườn chơi cho các em. Ở đây có hơn 3ô em. Bây giờ nghe anh nhắc tới viện mồ côi, tôi rất xúc động. Tôi không ngờ anh lại nghĩ tới trẻ mồ côi trong giờ phút hiểm nguy này. Tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn anh rối rít. Anh nói:
- Đừng có cám ơn. Hãy lấy giấy bút ghi địa chỉ cho anh đi, lẹ lên!
John có thói quen của một phi công, là làm việc gì cũng đúng giờ. Vì thế, anh luôn luôn có một cuốn sổ tay để ghi những việc phải làm theo thự tự thời gian. Tôi vội lấy giấy ra ghi số điện thoại của đại tá Trần Duy Bính. Không những thể, tôi ghi luôn cả số điện thoại của bạn tôi, George Esper, hiện đang làm cho Thông tấn xã Asssociated Press. Sau đó chúng tôi đồng ý với nhau là sẽ dùng văn phòng của AP làm nơi liên lạc bằng điện thoại. Hơn nữa. John sẽ phải tới nhà báo thường xuyên để nghe yin tức thời sự. Tôi cũng cho anh địa chỉ của bà sơ Nguyễn Thị Trọng, người quản trị cô nhi viện Minh Trí lúc bây giờ. John cất cuốn sổ tay vào một cái cặp dẹp bằng dã đựng tài liệu, rồi đưa cho tôi hai tờ giấy, biểu tôi viết bằng chữ Việt như sau:
“Tên tôi là John Krall. Tôi về đây để che chở cho gia đình của vợ tôi, chờ ngày ông Đặng Quang Minh tức Đặng Văn Quang từ Hà Nội về. Ông Minh là ba vợ của tôi. Các ông nên kiếm tôi với đại tá Nguyễn Hoàng Phát, hay với gia đình bên vợ tôi là ông Trần Văn Diệp, Trần Văn Thuỷ. Họ cũng sẽ từ Hà Nội về. Tôi sẽ không nói chuyện hay thương lương với bất cứ ai ngoài người kể trên”.
John tin đây có thể coi như một cái bùa hộ thân, phòng khi anh bị cộng sản bắt. Viết xong mấy chữ trên, tôi bỗng rùng mình lo sợ. Nếu anh bị bắt thì chuyện gì sẽ xảy ra? Mảnh giấy viết tay này có được kí lô nào không? Chúng sẽ làm gì anh, nếu chúng không tin? Trong lúc hỗn quân hỗn quan, chúng nó cứ làm liều bắn chết anh thì sao? Vì lo lắng như vậy, tôi không muốn anh đi Việt Nam nữa. Tôi ngỏ ý đó với anh, nhưng anh trấn an tôi. Anh nói:
- Anh chỉ đề phòng thôi; anh không tin sẽ có chuyện gì xảy ra cho anh, vì anh cố gắng giải quyết mọi việc trước khi cộng sản tấn công Sài gòn.
Tôi đành tin lời anh, những vẫn không yên lắm. Mọi việc bây giờ trông vào sự may rủi và tài tháo vát của anh thôi. Tôi không quên thầm vái van những người khuất mặt, khuất bóng trong gia đình, xin phù hộ cho John, để anh rước được má và hai em tôi qua Mỹ.
Để tinh thần bớt căng thẳng, tôi đưa cháu Lance đi bộ ra biển ngày trước cửa nhà. Trời đêm nay không trăng không sao tối đen. Xa xa, bờ bên kia là hải cảng Pearl Harbor, đèn sáng trưng. Tôi nắm bàn tay nhỏ bé của thằng con. Hình như nó biết được nỗi lo sợ của tôi, nên tối nay nó nắm tay tôi thật chặt, không đòi chạy đua với tôi trên bãi cát.
- Má sợ hả má? - Bỗng Lance hỏi.
- Không, má không có sợ. - Tôi cố lấy giọng bình tĩnh trả lời một cách yếu xìu.
- Ba nói mình phải can đảm, sợ quá mình sẽ thành ngu!
Thằng nhỏ năm tuổi thích dùng chữ “ngu”. Cái gì cũng “ngu”, món ăn dở cũng “ngu”, chó sủa làm nó sợ, con chó cũng “ngu”. Nhưng nếu tôi quá sợ, chắc sẽ thành ngu thiệt. Tôi nắm tay con đi trên bờ biển, nhìn lên bầu trời tối đen. Vừa đi tôi vừa khấn thầm:
Hải Vân ơi, chị cần cưng lắm. Cưng đi theo để phò hộ anh John để đưa được má và hai em Hoà Bình, Minh Tám sang Mỹ với chị. Hãy bảo vệ má như hồi cưng con sống nhen, Hải Vân.
Năm 1954, khi ba tôi tập kết ra Bắc, tôi mới chín tuổi. Bây giờ năm 1975, con trai tôi năm tuổi, ba nó phải liều mạng về Việt Nam ể cứu bà ngoại nó chạy qua Mỹ, vì ông ngoại nó và cộng sản Hà Nội sắp xâm chiếm miền Nam. Làm sao nó mà cắt nghĩa bây giờ. Rồi con tôi sẽ hiểu Cộng sản trong đời sống của gia đình này. Tôi không sợ con tôi lạc đường, lạc lối khi trưởng thành đâu.