Chương 29

     ửa toà đại sứ Mỹ đóng kín để giữ an ninh, nên công việc đi lại và liên lạc với nhân viên bên trong càng khó khăn cho John. Đã nhiều lần người lính thuỷ quân lục chiến gác cổng rất lịch sự phải mời anh đi chỗ khác, vì biết các nhân viên không muốn tiếp anh. Họ chỉ làm tròn nhiệm vụ của họ, nên John không giận. Nhưng anh phải vô được toà đại sứ thì mới hoàn thành nhiệm vụ… do tôi uỷ nhiệm. Một hôm, anh nghĩ ra một kế để có thể lọt vô bên trong. Anh ngồi chờ cho đến khi có một chiếc ce chở đầy người Mỹ chạy tới cổng. Những người này bước xuống đều có vẻ là nhân viên của toà đại sứ. Họ mặc bộ safari vàng, cũng xách cặp da như John. Thế là anh nhập với bọn họ vô toà đại sứ. Khi đã vô được bên trong, anh phải tỏ ra mình là người quen thuộc trong toà đại sứ. Anh tìm ngay ra được văn phòng của ban tình báo. Anh mới ló đâu vô, thì một nhân viên ngẩng đầu lên nhìn anh với một vẻ rất ngạc nhiên. John mạnh dạn bước vô, tự giới thiệu về mình. Khi nhân viên ngồi trong phòng chưa hết ngạc nhiên, anh nói:
- Ba vợ tôi là đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam tại Moscow.
Câu tiết lộ này đã làm cho anh nhân viên tình báo tên Joe McBride chú ý. Thế là anh mời John ngồi xuống ghế để họ nói chuyện. John kể hết mọi chuyện liên quan đến gia đình tôi, bây giờ từ cuộc điện đàm của tôi với người tên Jean Kaplan, cho đến công việc của anh tại Sài gòn lúc này. Anh còn nói thêm cho biết, chỉ còn không tới 30 ngày nữa thì toà đại sứ Mỹ sẽ trở thành villa của quân Bắc Việt. Joe đồng ý với anh, nhưng ông nói nhỏ là toà đại sứ cấm nhân viên không được tiết lộ sự thật này. Ông vừa nghe vừa đánh máy ghi lại lời John, để báo cáo thẳng lên cho xếp của ông. Sau mấy lần tới lui để bổ túc chi tiết về trường hợp của gia đình bên vợ, John được cấp trên của toà đại sứ mời vào để nói chuyện. Nhưng anh thất vọng, vì cả ông “xếp lớn” lẫn ông Shep Lowman là phó đại sứ đều không biết ông Đặng Quang Minh là đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam ở Liên Xô. Như vậy, làm sao John có thể chứng minh má tôi - bà Trần Thị Phàm - là vợ chính thức của ông Minh, và đã có 7 con với ông. Từ bao nhiêu năm nay, Mỹ đánh nhau với kẻ thù mà ông biết rõ kẻ thù kể cũng lạ. Ông Lowman còn cảnh cáo John, không được tiết lộ cho dân Sài gòn biết tin cộng sản Việt sẽ chiếm Sài gòn trong một thời gian ngắn. Nếu không, họ có thể nổi loạn. Lời cảnh cáo này đã làm John ngỡ ngàng, vì toà đại sứ Mỹ cố tình lừa gạt người Việt Nam trong cơn hấp hối của Sài gòn. Trong giờ phút này, người làm ngoại giao không còn chỗ đứng nữa; các nhân viên trong toà đại sứ chỉ chú trọng việc bảo vệ toà đại sứ.
Trong suốt cuộc chiến tranh Nam - Bắc Việt Nam, ai cũng nghĩ các nhân viên tình báo Mỹ CIA “đi trên nước, bước trên lửa”. Nhưng thiệt ra, họ là những kẻ mộng du, lúc nào cùng mơ mơ màng màng, không nắm vững tình hình thực tế. Họ không biết kẻ thù của họ là những ai.
Nhưng may quá, khi CIA ở Sài gòn gửi điện về trung ương ở Langley, Virginia, tường trình cuộc gặp gỡ giữa họ với John, thì một sĩ quan cấp thấp, tên là Robert Hall, nhận ra ba tôi. Thế là việc đưa má và hai em tôi bắt đầu tiến nhanh hơn xe tăng của Bắc Việt tiến vào dinh Độc lập.
Sau này tôi mới biết, người sĩ quan CIA này đã nhiều năm liền nghiên cứu về hoạt động của Mặt trận giải phóng miền Nam, nhưng rồi không biết vì lý do gì, ông chuyển sang mặt trận Lào, khi nước này rơi vào tay cộng sản, ông về làm việc ở trung ương. Ông là người sĩ quan tình báo làm việc với tôi sau này.
Trong khi dân Sài gòn nhốn nháo tìm đường chạy ra khỏi nước, thì John cũng không biết làm cách nào cho má và hai em đi Mỹ được, dù đã được toà đại sứ chấp thuận. Tôi hay, nói cho John biết, xứ sở tôi, người dân phải nghe lời đồn ở ngoài đường, rồi suy diến để biết tin tức chính xác hơn. John nhớ lại lời tôi, nên bắt đầu la cà tại mấy cái bar hay quán rượu, nơi má các nhà báo, cả Việt lẫn Mỹ, cùng người dân ngồi lê đôi mách của Sài gòn tung ra những tin nóng hổi và đặc biệt. Nhờ vậy, chỉ một thời gian ngắn, anh có đủ tin tức về việc bốc các nhân viên sở Mỹ và gia đình của họ, khi Sài gòn bước vào giai đoạn nguy khốn.
John mang theo hai ngàn Mỹ kim, giấu kín trong giầy, nhưng anh biết rằng vào giai đoạn đó, số tiền nhỏ nhoi ấy không giúp được việc gì hết. Những ngày cuối cùng của Sài gòn, người ta tiêu tiền như trong cơn mê loạn. Ai ai cũng sẵn sàng vung tiền ra để mua hai chữ “tự do”. Nỗi lo sợ hiện ra trên gương mặt người dân Sài gòn. Cho đến nay, John vẫn không quen được những gương mặt lo sợ ấy.
Nhiều hôm, đứng từ balcon nhà má tôi, John để ý bên kia đường Nguyễn Văn Sâm, to một người đàn ông thường ngồi cái bàn đầu tiên của nhà hàng Hồng Mai, thỉnh thoảng nhìn lên nhà má tôi. John lo lắng nói cho má tôi biết. Má kể lại chuyện một cán bộ của Mặt trận giải phóng miền Nam, hồi tháng Ba đã lén gặp má tôi, mời bà đi theo hắn để nhận tin của ba tôi từ ngoài Bắc gởi vô. Má tôi không đi, chỉ nói nếu có tin gì thì hay nói cho bà biết. Cuối cùng, hắn khuyên má tôi không nên bỏ Sài gòn đi, đừng lo sợ gì, vì hắn có trách nhiệm bảo vệ má tôi cho tới ngày ba tôi trở về. Người ngồi ở quán Hồng Mai chính là tên cán bộ cộng sản, đang làm nhiệm vụ canh gác của hắn.
Trong khi đó ở Mỹ, tôi xem TV, thấy người ta loan tin cộng sản có thể phá hệ thống dẫn nước của Sài gòn. Tôi vội báo cho John hay, và đề nghị anh khuyên má tôi dùng hết nồi niêu xoong chảo, các thùng và các lu để chứa nước, phòng hờ bị phá hoại. Tôi vừa nói dứt lời, thì một người đàn bà trong tổng đài của Tiger bỗng lên tiếng, hỏi tin đó có chắc không? Thì ra bà ta nghe lén chuyện của chúng tôi. Tôi chắc hôm đó nhà bà ta cũng vội vàng tích trữ nước. Bấy giờ nhắc lại chuyện 34 năm cũ, chúng tôi còn cười.
Ông George Esper cho John xem những phân tích của hãng thông tấn. Hai người đồng ý về những biến chuyển sắp tới. Họ bắt tay nhau như để cũng thương tiếc trong im lặng một thành phố sẽ mất tên trong chớp nhoáng. Họ cũng thông cảm lẫn nhau, vì cả hai đều có một nhiệm vụ nặng nề. Ông Esper phải đưa tất cả vợ con và nhận viên, cả Việt lẫn Mỹ, ra khỏi Việt Nam. Trong khi đó, ông định ở lại để chứng kiến cái chết của Sài gòn.
John thì vẫn đi tới đi lui toà đại sứ Mỹ để gặp ông Joe McBride. Trong khi anh như người ngồi trên đống lửa, thì nhận viên toà đại sứ lại lạnh lùng một cách quan liêu. Phải chăng đó là tính chung của những người làm ngoại giao nhà nghề? Rồi một hôm ông McBride đưa cho John số dĩện thoại của một người tên là Grant Ichikawa; ông nói nhỏ cho anh biết họ cùng làm việc chung cho một tổ chức. John liền liên lạc với ông Ichikawa và kể hết mọi chuyện gia đình tôi. Ichikawa hứa sẽ cho John biết những dự tính của họ.
Trong khi đó, ở Hawaii, ngày nào tôi cũng ngồi bên cạnh điện thoại để chờ nghe tin tức bên nhà. Đã mấy trăm lần tôi gọi cho má và hai em, thì cả mấy trăm lần đường dây bạn. Rồi một hôm, vào khoảng nửa đêm, tôi đánh thức má tôi dậy. Nghe tiếng nói yếu ớt, xa xôi của má, tôi có cảm tưởng như má tôi ở một nơi xa xôi nào đó, và tôi sẽ không bao giờ được gặp má nữa. Má tôi nói: “Con ơi. John phải về bên đó với tụi con. Nó đã ráng hết sức rồi. Bây giờ ở đây không còn an ninh nữa. Nếu có chuyện gì xảy ra cho má và mấy em, ít nhứt con còn John và Lance.
Đêm đó, John ngủ lại nhà má tôi, nên cả nhà đánh thức anh dậy để nói chuyện với tôi. Anh nhẳn tôi một điều mà tôi đã chờ tôi ra lịnh cả mấy tuần này. Anh bảo tôi phải “sửa điện thoại”, nghĩa là đi gặp trung tướng Gaylor. Bấy giờ John không còn gì để giấu hải quân nữa, bởi vì toà đại sứ Mỹ và CIA đã biết sự rõ ràng về người sĩ quan hải quân và cái gia đình “không bình thường” của anh rồi. Chúng tôi cũng không biết ông trung tướng sẽ giúp gì được cho gia đình tôi, hay ông lại xé thây làm thịt người sĩ quan của ông, khi anh trở về Mỹ? Những, thôi thì chuyện tới đâu cứ giải quyết tới đó. Lậy trời cho tôi sáng suốt để đối phó với thử thách, với khó khăn.
Trong những ngày tàn của một đồng minh của Mỹ trong Đông Nam Á, ông trung tướng Tổng tư lệnh Thái Bình Dương dĩ nhiên là một nhân vật quan trọng và bận rộn nhứt hơn hòn đảo thần tiên này. Sáu giờ sáng sớm hôm này, tôi thấy ông họp báo tại Pearl Harbor. Theo ký giả của NBC, trung tướng đã mệt mỏi sau gần 17 tiếng đồng hồ theo dõi tình hình Việt Nam, cần về nhà nghỉ ngơi mấy tiếng, trước khi điều khiển cuộc di tản nhân viên Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tôi nghĩ tôi không nên gọi ông khi đang cần một giấc ngủ. Tôi biết người thiếu ngủ thường quạu quọ, như tôi chẳng hạn. Nhưng nếu tôi không liên lạc với ông đúng lúc ông vừa tỉnh táo, để ông trở lại căn cứ hải quân thì khó có dịp nói chuyện với ông. Tôi chợt nhớ tới bà Gaylor. Tôi đã từng nghe các bà vợ sĩ quan hải quân ở Hawaii ca tụng bà Gaylor rất dễ thương; bà quan tâm tới gia đình hải quân. Tôi hu vọng lời đồn đó sẽ là sự thật khi tôi quyết định gọi cho bà lúc 10 giờ sáng này.
Sau khi đưa Lance tại trường, tôi chạy vội về nhà, ngồi bên máy điện thoại. Tôi nhìn đồng hồ, đã 10:05. Tim tôi đập hơn, cổ tôi khô, khi tôi quay số tư gia của ông tưởng. Người hầu cận là một thượng sĩ trả lời, giống của người Phi Luật Tân, hạ thấp giọng nói nhỏ:
- Ông tướng còn ngủ, tôi không dám đánh thức ông.
Tôi xin được nói chuyện với phu nhân của trung tướng. Viên thượng sĩ cho biết phu nhân cũng đang bận, tôi đành năn nỉ:
- Thưa ông, tôi cũng là vợ của sĩ quan hải quân. Tôi cần sự giúp đỡ của trung tướng. Tôi cũng biết trung tướng mới về nhà nghỉ ngơi sau một đêm không ngủ. Thì thôi, ông cứ cho tôi nói chuyện với bà Gaylor đi.
Viên thượng sĩ ngập ngừng một lát, rồi tôi nghe tiếng của bà Gaylor bên kia đầu dây. Bà hỏi tôi có chuyện gì cần? Tôi biết vào giờ phút này không ai có thì giờ nghe tôi nói dông dài. Vì thế, đi thẳng vô vấn đề một cách đột ngột, với giọng nói hấp tấp, lủng củng:
- Tôi là con gái của một ông đại sứ tại Liên bang Xô Viết. ba tôi ở Hà Nội.
- Ba của bà là người nước nào?
- Ba tôi là người Việt Nam. Tôi biết bà sẽ ngạc nhiên lắm, nhưng tôi phải nói chuyện với trung tướng, cho ông biết một tin quan trọng liên quan tới Việt Nam, và tôi cũng cần ông cứu gia đình tôi.
Ba Gaylor nói với giọng điềm tĩnh và ân cần:
- Hãy an tâm. Tôi sẽ đánh thức ông. Khi có chuyện quan trọng như thế này, ông phải thức dậy.
Trung tướng Gaylor tằng hắng, giọng khàn khàn trong điện thoại, tôi bỗng có cảm tưởng mình nằm mơ. Tôi lính quýnh xin lỗi vì đã đánh thức ông dậy, ông vui vẻ nói dù sao ông cũng phải dậy để trở lại căn cứ ở Pearl Harbor, rồi hỏi tôi:
- Bà cho biết tôi có thể giúp bà được chuyện gì?
Tôi mừng qua khi nghe ông hỏi, vội và đáp:
- Thưa trung tướng, ba tôi là đại sứ của Mặt trận Trận Giải phóng miền Nam tại Liên Xô, còn chồng tôi là một sĩ quan hải quân của trung tướng.
Rồi tôi nói tiếp ngay:
- Tôi nhận được tin là quân đội Bắc Việt sẽ chiếm miền Nam. Họ vô tới thì k má tôi sẽ ở trong một hoàn cảnh rất ngặt nghèo.
Sau hiệp định Paris, năm 1973, khi Hà Nội trao trả tù binh, trung tướng Gaylor là người đầu tiên ra tận phi trường Honolulu chào đón tù binh. Tôi còn nhớ hôm đó là ngày đau buồn của dân tộc Mỹ. Như mọi người ông cũng không khỏi xúc động cùng cực khi nhìn bạn đồng ngũ của ông, lính và sĩ quan ông. xơ xác trong bộ bà ba đen bước xuống máy bay. Người què phải chồng nạng gỗ, người đi không nổi phải nằm trên băng ca. Tất cả tù binh đều được ghé Hawaii để khám sức khoẻ, rồi ai về nhà nấy với gia đình. Tôi nghĩ rằng khi nhắc đến Hà Nội, ông sẽ nhớ lại hình ảnh những người tù binh trở về từ Hà Nội Hilton, sẽ có phản ứng mạnh.
Trung tướng Gaylor vội ngắt lời tôi:
- Một trong những phụ tá của tôi sẽ liên lạc với bà nội trong hôm nay.
Đúng như lại trung tướng hứa, chỉ trong vài giờ đồng hồ sau, trung tá Dave Smith gọi tôi, ông muốn tôi vào căn cứ hải quân ở Pearl Harbor để gặp ông. Nhưng khi nghe tôi nói tôi phải đi đón con cho chị tôi rồi mới có thể ghé qua văn phòng của ông, thì ông đổi ý, hẹn sẽ đến nhà tôi buổi chiều hôm đó.
Khi trung tá Dave Smith nghe tôi kể đến cú điện thoại của Jean Kaplan thì bỗng ngồi thẳng người lên với vẻ chú ý, bởi vì lời báo trước của Jean Kaplan quá đúng. Miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay cộng sản. Tôi nói tới đâu trung tá Smith ghi nhanh vào một tập giấy mầu vàng tới đó. Ban đầu ông viết chữ thường, sau đó ông phải dùng tới tốc ký vì tôi càng đi sâu vô vấn đề càng mau lẹ hơn. Ông hứa là ông sẽ báo cáo tất cả với trung tướng Gaylor. Ông chưa biết trung tướng sẽ giúp tôi và gia đình tôi ở Sài gòn bằng cách nào, nhưng ông tin rằng trung tướng sẽ có cách giúp chúng tôi.
Tôi tin là trung tá Smith không hứa hão hứa huyền, bởi và là vợ của một sĩ quan, tôi biết phụ tá của một ông tướng có trách nhiệm trong hành động và lời hứa. Những lúc đó, tôi quá nóng lòng, chỉ mong có một lời hứa chắc chắn hơn. Tôi đánh liều.
- Thưa trung tá, tôi muốn má tôi thoát khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt! Tôi sẵn sàng hợp tác với chánh phủ Mỹ nếu chánh phủ cần.
Trung tá Smith không giấu được sự ngạc nhiên, khi nghe lời tinh nguyện hợp tác. Ông hứa sẽ báo cáo với trung tướng ngay.
Tôi đã đánh hết những lá bài có trong tay. Tôi không còn hồi hộp hay lo sợ nữa. Bây giờ ngồi chờ. Nếu má và các em đi không được là do định mệnh ăn bài. Nghĩ như vậy, tôi đã ngủ được sau nhiều ngày lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi đánh một giấc dài không mộng mị. Nhưng đến gần sáng, Lance bỗng thức giấc vừa khóc vừa nói:
- Con thấy Việt Cộng chạy lên tới lầu nhà bà ngoại rồi.
Thế là tôi thức luôn tới sáng. Tôi gọi chị Cương để nói cho chị nghe về giấc mộng của Lance. Chị trấn an tôi:
- Tại cưng lo lắng quá làm con lo theo. Thằng nhỏ vừa thông minh, vừa nhiều tình cảm, nên bị ảnh hưởng mối lo của cưng. Đừng có tin mộng mị mà điên, cưng ơi.
Khoảng hơn 24 tiếng đồng hồ sau khi tôi gặp trung tá Dave Smith, một người đàn ông đến tìm tôi. Ông ta cho biết ông là người của ông Smith gọi tới. Ông đã trọng tuổi, người cao lớn, tóc bạc trắng, giọng nói đầy thiện cảm. Ông giới thiệu tên là Bob Jantzen. Bấy giờ nhớ lại, tôi thấy ông Jantzen có vẻ mặt và cao lớn như tổng thống Reagan. Ông không nói ông là sĩ quan CIA, nhưng hồi đó, tôi cứ nghĩ rằng đã ở trong quân đội mà không mặc quân phục, lại đến nói chuyện với tôi về cha mẹ tôi, ắt phải là nhân viên của CIA. Ông Bob Janten cho biết, ông đã nghe “câu chuyện khá thích thú” của tôi. Ông cũng cho biết ông có trách nhiệm đưa má và hai em tôi đến nơi an toàn, chớ ông không quan tâm đến người cha cộng sản của tôi, ông cần tên, ngày sanh và địa chỉ của má và hai em tôi.
Tôi liền cho ông biết là chồng tôi đã về Sài gòn để tìm cách đưa gia đình tôi ra khỏi Việt Nam, và hiện giờ anh ấy vẫn còn ở đó. Điều hay nhứt là nhân viên của ông nên gặp chồng tôi để biết đầy đủ mọi chi tiết. Ông tỏ vẻ rất ngạc nhiên và bối rối khi tôi nói như vậy. Ông có vẻ lo lắng:
- Chắc bà biết là chồng bà mạo hiểm lắm mới dám đi Việt Nam trong lúc này?
Ông cũng biết John không có cả sự vụ lịnh. Ông để tách trà xuống bàn, rồi nói tiếp:
- Tôi muốn bà biết là chúng tôi rất quan tâm đến sự an toàn của má bà. Chúng tôi sẽ làm hết sức để giúp má bà thoát khỏi Việt Nam.
Giọng nói chắc nịch của ông khiến tôi tin tưởng ngay, nên an tâm. Tối hôm đó, nghĩ lại cuộc nói chuyện với ông Bob Jantzen tôi hơi thắc mắc rnột chút, vì ông không có vẻ phong trần của một sĩ quan hải quân. Ông có dáng dấp của một người có dia vị trong xã hội. Từ ngày lấy chồng cho tới lúc bấy giờ, Hải quân đối với tôi là một đại gia đình, không lẽ nào trung tướng Gaylor lại gởi người tới mưu hại gia đình tôi.
Mấy tuần sau tôi mới biết rõ Bob Jantzen là ai, ông chính là “trùm” CIA, người điều khiển mạng lưới tình báo khắp Đông Nam Á, mà văn phòng thường trực đặt tại Honolulu, Hawaii. Tôi còn được biết, ông đang lo chuyện di tản những người làm việc cho CIA tại Việt Nam. Lào và Cao Miên. Trong cái nhìn hạn hẹp của tôi lúc bấy giờ, tôi nghĩ ai cũng sợ CIA, nhưng ai cũng muốn làm quen với CIA, và ai cũng… ghê tởm CIA. Riêng tôi, tôi không hối tiếc đã quen biết với nhân viên CIA, vì tôi đang cần họ. Tôi hiểu rằng, trên cõi đời này cái gì cũng có cái giá của nó. Tôi thầm tự nhủ sẽ tìm cách trả nợ cho CIA sau khi má và hai em tôi thoát nạn.
John đã liên lạc chặt chẽ với CIA ở Sài gòn. Bấy giờ chỉ còn chờ ông Bob Jantzen ở Hawaii bật đèn xanh là công việc được tiến hành mau lẹ. Ông Grant Ichikawa đã quả quyết với John trong lần gặp mới đây:
- Khi có người được đưa ra khỏi Việt Nam, mẹ và em vợ anh cũng sẽ được đi.
Không những thể, ông còn cho biết, hai vợ chồng ông cùng chuyến bay với má và hai em tôi, vợ chồng ông còn mời John tới nhà riêng của họ ở gần Tân Sơn Nhứt dùng cơm. Sau này John kể lại, buổi tối hôm đó, ai cũng lo lắng cho tương lai miền Nam Việt Nam. Bà Ichikawa nhiều lần tỏ vẻ thương xót khi bà thắc mắc về số phận của những người bị kẹt ở lại. Sau bữa cơm tới đó, John mới an tâm, dù anh sẽ phải về Mỹ một mg trước.
Ngày hôm sau, thấy mọi việc kể như đâu vào đó, John đi một vòng để “nhìn Sài gòn lần cuối”. Anh ghé qua Hotel Rex, trước đó là câu lạc bộ của sĩ quan Mỹ. Anh ăn trưa ở Continental rồi thong thả đi qua Brink trên đường Hai Bà Trưng, với ý định lên bar uống rượu và nghe thêm tin ngoài hành lang, nhưng bị hai người lính quân cảnh Mỹ chặn hỏi thẻ căn cước và sự vụ lịnh. Dĩ nhiên anh không có đủ giấy tờ để có thể vào nơi này. Anh chỉ mơ hồ nói với họ là anh tới Sài gòn với công tác mật. Hai người lính quân cảnh bèn liên lạc với bộ chỉ huy của họ MACV. John nhận được lệnh phải trình diện với một trung quân cảnh ở đó. Ông trung tá nổi giận khi biết lý do có mặt ở Sài gòn của anh. Ông ra lịnh cho anh phải rời khỏi Sài gòn ngay ngày hôm sau. Ông còn cho biết ông đã báo cáo với hải quân những hành động bất hợp pháp của anh.
Sau này anh cho biết, lúc đó anh không sợ gì hết, nên không tuân lịnh của MACV. Dù thế nào anh cũng phải làm tròn nhiệm vụ rồi mới có thể rời Sài gòn. Trong khi đó, ông trung tá muốn buộc anh phải rời Sài gòn; nếu không tuân lịnh, ông sẽ biện pháp. Anh nói:
- Nếu ông bắt giam tôi, tôi sẽ trốn.
Ông trung tá lại ra lệnh:
- Phải rời Sài gòn trong chuyến bay tới.
Tám ngày sau, tức là ngày 10 tháng 4, 1975, John biết chắc khi toà đại sứ Mỹ bắt đầu di tản người Việt, má và hai em tôi sẽ có người đến tận nhà rước đi. Anh dặn má và hai em không được ra khỏi nhà, mà cũng không cho ai biết mình sẽ di tản, dù thân thiết. Ngoài ra, mỗi người chỉ được xách một valise nhỏ. Khi mọi chuyện đã sắp xếp đâu vào đó, anh nghĩ rằng anh có thể rời Sài gòn trước ngày di tản, với ý định nhường chỗ của anh cho người khác trên một chuyến bay chạy trốn. Anh đi thằng ra phi trường Tân Sơn Nhứt, kiếm một chỗ ngồi trên một máy bay của không quân Mỹ, bay tới đâu cũng được, miễn là ra khỏi Sài gòn.
Trước khi lên máy bay, John gọi cho văn phòng quân cảnh ở MACV để nhờ người nhắn lời với ông trung tá, là anh sắp bay về Mỹ trong vài phút nữa.