Chương 41

     ôi suy nghĩ nhiều đến câu nhắn nhủ của đại sứ Đinh Bá Thi đến Trương Đình Hùng: gởi “những thứ đồ” lên New York. Đến lúc này thì chúng tôi biết, Tnrong Đình Hùng chuyển tài liệu của Mỹ cho cộng sản Hà Nội bằng hai con đường ngoại giao. Một là qua tay của Phan Thanh Nam ở Paris; bây giờ qua tay phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc.
Tôi phải biết rõ Trương Đình Hùng hơn, mới dám khẳng định anh ta là gián điệp. Vì vậy, tôi phải tích cực hơn, khi anh cần đến tôi trong công tác của anh. Tôi cũng nhớ lại lời đề nghị của Huỳnh Trung Đồng ở Paris. Anh khuyên tôi nên thành lập Chị hội Washington, D.C, của Hội Việt kiều yêu nước ở Mỹ. Muốn lập, tôi cần tìm hiểu cơ cấu và nội quy của Hội Việt kiều yêu nước đang hoạt động ở Mỹ, mà chủ tịch toàn quốc là Nguyễn Văn Luỹ. Như vậy, tôi phải gia nhập Chi Hội Việt kiều yêu nước Washington. D.C; sau đó Huỳnh Trung Đồng sẽ cử tôi làm chủ tịch Chi hội. Dĩ nhiên đó là chuyện hoang đường. Làm gì mà tôi có đủ kiên nhẫn lập hội. Cũng không có cái mặt nạ nào má tôi mang được, để đứng ra đóng vai mình là “Việt kiều yêu nước.
Khi tôi cho Hùng biết ý kiến của Huỳnh Trung Đồng để dò phản ứng của anh, thì anh không đồng ý ngay. Với tư cách của một cán bộ có nhiều kinh nghiệm, Hùng nói:
- Nếu chị muốn tiến thân trên con đường này, chị đừng dính líu với những hội viên của Hội Việt kiều yêu nước. Họ chỉ là những người cơ hội chủ nghĩa và gây rối thôi.
Hùng không hoạt động với hội. Anh còn cho biết anh bất hoà với ông chủ tịch Nguyễn Văn Luỹ, nhưng anh không quan tâm chuyện “nhỏ nhặt” này, vì anh giao thiệp thẳng những người cấp trên. Tuy nhiên, anh vẫn giữ một số bạn là hội viên. và những người này sẽ cho anh biết chuyện bên trong của hội. Nhiều lần Hùng khuyên tôi không nên dính líu với hội, chỉ nên làm những việc mà Nam đã giao phó. Tôi nghĩ, Hùng tưởng tôi là mậl vụ của Nam đang dò xét và kiểm soát những hoạt động của anh ta.
Tôi cứ trà trộn với các hội viên của chi hội trong vùng Washington. Tôi gặp họ trong những ngày cuối tuần và cả những buổi hội họp ngày thường của họ nữa. Ông chủ tịch Nguyễn Văn Luỹ bên San Francisco lại bắt đầu tỏ vẻ bực mình, vì ông không kiểm soát được tôi. Nhiều lần ông Nguyễn Văn Luỹ gởi cho tôi đơn gia nhập hội, nhưng lần nào tôi cũng từ chối. Tôi viết thơ cho ông, nói cho ông rõ tôi ủng hộ ông, và sẽ tham dự buổi họp ông khi nào thuận tiện. Như vậy sẽ an toàn cho hội cũng như cho tôi, hơn là tôi trở thành một hội viên chánh thtrc, vì tôi tiếp xúc thẳng với những nhân vật của Chánh phủ Hà Nội và những cán bộ ngoại vận.
Huỳnh Trung Đồng khéo léo khuyên ông Luỹ không nên thắc mắc nhiều về tính cách độc lập của tôi. Sau đó ông Luỹ mới tha cho tôi nói rằng bây giờ ông đã hiểu địa vị của lời với “đất nước”. Không những thế, ông còn viết thêm: “Sự liên lạc của chị với chúng tôi rất quan trọng. Xin cứ tiếp tục liên lạc với chúng tôi và chúng tôi hy vọng được gặp chị ở bờ biển phía Tây.
Ông Luỹ tưởng rằng nhiệm vụ của tôi là báo cáo cho chủ tịch Huỳnh Trung Đồng biết mọi hoạt động của Việt kiều yên nước ở Mỹ, nên được ông đón tiếp gần như một thượng khách khi tôi bay qua San Francisco gặp ông. Ngay cả khi tham dự buổi họp của địa phương, tôi cũng được mọi người trọng vọng và các hội viên đều nghĩ rằng tôi là người được Paris cử tới thanh tra và dò xét hội đoàn.
Mùa thu năm 1976, tôi tới San Francisco, ông Luỹ mời tôi dự buổi họp tại nhà ông vì Ban chấp hành của Hội Việt kiều yêu nước. Họ cố gắng kéo tôi vô cuộc tranh chấp giữa họ với chi hội vùng Washington. Tôi phải nói mấy lời nhận xét vô thưởng vô phạt chẳng hạn như:
- Họ đang chờ đợi sự chi dẫn của quý vị. Lính tráng cần cấp chỉ huy.
Hội Việt kiều yêu nước tại Mỹ là cây cầu cho hội viên gia nhập các hội ái hữu của Mỹ. Họ là những cán bộ yểm trợ cho ban ngoại vận của chính quyền Hà Nội. Lúc đó họ đã bắt đầu tuyển mộ các khoa học gia Mỹ và những chuyên viên khác rất có ích cho nền kỹ thuật tồi tệ của Việt Nam, cùng một số lợi ích khác nữa. Ông Luỹ tin rằng tôi nhận chỉ thị của đại sứ Võ Văn Sung và chủ tịch Huỳnh Trung Đồng ở Paris, nên ông cố gắng trình bày và báo cáo mọi chuyện mỗi khi gặp tôi, hay nói chuyện trên điện thoại với tôi. Ông cho lời biết tên của những người tham gia tổ chức chống chiến tranh trước đó, và hiện tại họ liên hệ với nhiều chương trình khác nhau, có sự yểm trợ của một số kỹ sư Mỹ, nhằm ăn cắp kỹ thuật của Mỹ cho Việt Nam.
Trong một chuyến đi San Francisco, có Bill Fleshman của FBI và Rob Hall của CIA cũng đi, tôi có dịp được thấy một kết quả của hội Việt kiều yêu nước này. Ông Luỹ tổ chức một buổi họp tại gia để chào mừng Tiến sĩ Edward Cooperman, một nhà vật lý học ở đại học Fullerton, tiểu bang California. Ông cũng Việt kiều yêu nước đứng ra tổ chức một “Uỷ ban khoa học kỹ thuật Việt-Mỹ” gồm bảy mươi người, nhằm bảo trợ những ai muốn đi Việt Nam làm việc trong ngành nghiên cứu y khoa và các cơ quan giáo dục.
Cooperman vừa đi Việt Nam về. Trong buổi họp, ông loan báo sẽ mời mọi người xem hình ảnh cuộc viễn du ấy tại một địa điểm không được tiết lộ. Tôi muốn báo cho ông Bill Fleshman, nhân viên FBI, biết ngày cuộc họp bí mật này. Tôi đang nghĩ cách để có thể tiếp xúc với ông, thì từ trong nhà, một thành niên người Việt Nam đi ra. Anh ta loay hoay mở cửa một chiếc xe classic, mui trần, mầu đỏ, hiệu Thunderbird. Tôi trầm trồ khen chiếc xe của anh ta đẹp, tỏ ý muốn lên xe đi một vòng. Chuyện thấy người ta có chiếc xe đẹp, xin đi một vòng, là chuyện trẻ con.
Hình như đứa bé nghịch ngợm do trong tôi không chịu rời tôi dù lúc đó tôi đã ba mươi tuổi rồi. Anh ta vui vẻ nhận lời ngay. Khi anh lái xe dọc theo bờ biển, tôi nhờ anh ghé vô một nhà thuốc tây để mua kem đánh răng. Vì xe mui trần, chỗ lạ, nên tôi biết thể nào anh ta cũng muốn ngồi chờ tôi để giữ chiếc xe quý. Đúng như vậy. Tôi vô tiệm một mình, mua cây kem đánh răng, trả thêm một đồng cho người bán hàng để được xài điện thoại của tiệm. Tôi cho Bill biết chuyện đang xảy ra, nhưng chưa biết địa điểm chiếu film ở đâu. Tôi đề nghị FBI nên theo dõi bằng trục thăng. Bill trả lời gọn khô:
- Đừng lo!
Anh cho biết hiện đã có người đang theo dõi buổi họp. Họ ngồi trong một xe “van” đậu bên kia đường nhà ông Luỹ. Do đó, họ cũng có thể biết mọi người đi đâu.
Tôi trở ra với cây kem đánh răng, rồi chúng tôi chạy trở lại nhà của ông Luỹ.
Chín giờ rưỡi, ông Luỹ bảo mọi người lên mấy chiếc xe “van” và xe hơi được chỉ định để đến địa điểm xem hình chiếu về Việt Nam. Không ai được đi xe riêng. Tôi leo lên phía trước xe “van”, thấy tiến sĩ Cooperman đã ngồi sẵn ở đó với người Việt Nam trẻ, có lẽ là đồng chí, vì hai người nói chuyện có vẻ vô thân mật. Tôi liếc thấy xe “van” của FBI chạy theo, những một một lát sau tôi không thấy xe đó đâu nữa. Rồi tôi thấy trên trời một trực thăng bay theo đoàn xe của chúng tôi. Đoàn xe tới một trường học. Chúng tôi vô phòng hội lớn của trường để xem phim.
Từ hồi sớm tới buổi chiếu film, những sinh hoạt có vẻ hứng thú cho điệp viên, nhưng buổi tối bắt đầu chân ngắt. Tối hôm ssó tôi phải ngồi “chịu trận” cố gắng coi cho hết những hình ảnh Cooperman chụp ở Việt Nam. Tôi đoán, ông chỉ được phép đến những nơi nào có lợi cho giải phóng mà thôi. Tôi được xem nước Việt Nam toàn một mầu xanh mướt với những nụ cười của mọi người được “giải phóng”. Cờ đỏ đầy đường, hình ảnh Hồ Chí Minh chen chúc trong thành phố, cổng làng, trong nhà người dân. Có một em sinh viên trong nhóm, chắc là cảm tình viên của Việt kiều yêu nước, khều người bạn trai, nói nhỏ:
- Có hình bác Hồ trong nhà vào thời điểm này như có bùa hộ mạng hả anh?
Tôi thầm nghĩ, con bé nhỏ mà khôn ghê.
Tiến sĩ Cooperman nói sơ qua về các buổi họp với các khoa học gia ở Hà Nội, và hứa sẽ cố gắng giúp đỡ Việt Nam sự yểm trợ của những thân hữu của ông.
Khi mọi người ra khỏi phòng hội, tôi ngạc nhiên thấy sáu “đồng chí” người Ba Tư đứng gác ở bên ngoài cửa. Ông Luỹ giải thích rằng, nếu không có người canh cửa, buổi họp thường bị “bọn phản động” phá rối, có khi gây ẩu đả. Bọn phản động là các sinh viên miền Nam Việt Nam và những người tỵ nạn.
Về chuyện ẩu đả này, tôi đi chứng kiến một lần. Hôm đó chúng tôi ở phòng hội của một trường đại học ở San Jose xem phim tuyên truyền của cộng sản Hà Nội. Đó là phim “Đại thắng mùa Xuân” do chính tôi đem từ Paris về, theo đề nghị của chủ tịch Huỳnh Trung Đồng. Một người tỵ nạn cộng sản Việt Nam ném một trái lựu đạn khói vô phòng họp. Khi mọi người hốt hoảng bỏ chạy, một người Ba Tư cao lớn được ông Luỹ chỉ định hộ vệ tôi đã nắm lấy tôi đưa tôi chạy ra phía sau trường. Nơi đây, tôi trông thấy cả một nhóm người Ba Tư. Sau đó, tôi được biết sự kết hợp chặt chẽ giữa những người Việt thân Cộng với người Ba Tư ở Mỹ. Người hộ vệ tôi hôm đó nói với tôi:
- Các bạn giúp chúng tôi về vấn đề di trú, thì chúng tôi bảo vệ các bạn khỏi bị bọn vô lại tấn công.
Nói chung. Luỹ thù ghét “đế quốc Mỹ”, không ưa người Mỹ, dấn thân và hy sinh cuộc đời, phục vụ cộng sản. Tôi nghĩ hồi còn nhỏ ông cũng đã được cha mẹ yêu thương. Tình yêu đó vẫn nằm trong một góc của trái tim ông. Để tưởng nhớ người mẹ đã già mà ông tin vẫn còn sống ở Mà Nội, ông mở nhà dưỡng lão ở Montana, California. Ông chăm sóc cho các ông bà già như họ là cha mẹ ruột của ông. Các bữa ăn đều được ông nghiên cứu và nấu nướng cẩn thận cho hợp với người giàa. Ông còn quan tâm đến cả những khó khăn của họ, để tìm mọi cách cố gắng giải quyết giùm họ.
Ông Luỹ rất ghét và không tin Trương Đình Hùng, đến cái độ ông chụp mũ Trương Đình Hùng đang hoạt động tình báo cho Mỹ; nên ông phải đề phòng để khỏi bị lôi thôi vì Hùng.
Tôi cười và nói thầm:
- Đúng là Hùng đang hoạt động tình báo, những cho Chánh phủ cộng sản ở Hà Nội, chớ đâu phải bên kia. Tôi mới là người hoạt động cho “bên kia”, ông ơi!
Sau khi bị loại ra khỏi cấp chỉ huy mới của phe Giải phóng, Nguyễn Thị Ngọc Thoa dọn về Santa Monica ở với chồng. Trương Đình Hùng và tôi bắt đầu gặp nhau thường xuyên. Anh tò mò về việc xuất nhập cảng của tôi, một việc làm để che giấu hoạt động tình báo. Rồi có một lần Hùng đòi tôi phải cho hắn biết tôi buôn bán gì, và lấy vốn ở đâu? Tôi cho anh ta biết việc mua bán của tôi cần rất nhiều vốn, vì đồ sứ và pha lê rất mắc tiền. Bà nội của chồng tôi đã để lại cho đứa cháu duy nhứt rất nhiều tiền khi bà mất. Nhờ vậy, chúng tôi có đủ khả năng tài chánh để buôn bán.
Sau khi nói cho Hùng biết như vậy, tôi cười thầm và ước gì bà nội chồng của tôi giầu thiệt! Không biết Hùng có nghi ngờ gì tôi, hay đó chỉ là tánh tò mò của anh ta, nhưng Hùng hay hỏi đời tư và những hoạt động của tôi. Đó cũng là một điểm lợi cho tôi, vì tôi có thể hỏi ngược lại Hùng những điều như anh muốn biết về tôi. Một hôm, tôi thử dò anh để biết anh muốn gì trong tương lai. Nếu hai chánh phủ Hà Nội và Mỹ thiết lập bang giao, anh có muốn trở thành trưởng ban tình báo của toà đại sứ không? Tôi biết, anh đang cố gắng tìm một địa vị quan trọng trong chính quyền mới.
Hùng sốt sắng trả lời:
- Về hoạt động tình báo ở nước này, tôi là người xứng đáng nhất.
Hùng còn tử tế nhắc nhở tôi:
- Đó là lý do mà chị v!!!14998_43.htm!!! Đã xem 51313 lần.


Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 14 tháng 3 năm 2014